Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh Hoàng Mai
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện hiện nay của nền kinh tế Việt Nam, sự cạnh tranh giữa cácNgân hàng trong và ngoài nước, giữa các Ngân hàng và các định chế tài chính phiNgân hàng càng ngày càng trở nên gay gắt hơn Đòi hỏi các Ngân hàng muốn tồntại và phát triển phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, đồng thờiphải luôn tìm kiếm các hướng đi mới phù hợp với điều kiện và nhu cầu của ngườidân Trong những năm vừa qua, các Ngân hàng ở nước ta đã liên tục nghiên cứu vàcung cấp các dịch vụ, sản phẩm tín dụng đa dạng thỏa mãn tất cả những nhu cầu cấpthiết của nền kinh tế Trong đó, cho vay khách hàng cá nhân được xem là một trongnhững khoản mục tài sản mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng Nhất là khi nướcta đang ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao thìnhu cầu của họ cũng gia tăng tương ứng, hứa hẹn khả năng phát triển cao cho loạihình cho vay khách hàng cá nhân ở các Ngân hàng Trước tình hình đó, NHTMCPCông thương Việt Nam cũng đã không ngừng hoàn thiện và nâng cao các sản phẩmcho vay khách hàng cá nhân của mình.
Qua thời gian thực tập tại NHCT Chi nhánh Hoàng Main, một mặt nhậnthấy Chi nhánh đã có sự quan tâm đến khoản mục cho vay khách hàng cá nhân,nhưng mặt kháct hoạt động này vẫn chưa thật sự chú trọng nhiều Vì vậy việc tìmhiểu và phân tích hoạt động tín dụng, nhất là hoạt động cho vay khách hàng cánhân là hết sức cần thiết đối với Chi nhánh trong điều kiện hiện nay
Xuất phát từ thực tế đó, em đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng cho vaykhách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chinhánh Hoàng Mai “
Trang 2Chuyên đề tốt nghiệp này, ngoài lời mở đầu và kết luận gồm có 3 phần chính sau:
Chương 1: Tổng quan về chất lượng cho vay đối với KHCN tại NHTM.Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay đối với KHCN tại NHTMCP Công
thương chi nhánh Hoàng Mai trong 3 năm 2007 – 2009.
Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với KHCN tại
NHTMCP Công thương chi nhánh Hoàng Mai
Trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình, em đã sử dụng một số phươngpháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp phân tích hoạt động kinh tế, phươngpháp tổng hợp thống kê, phương pháp so sánh, …
Để hoàn thành được đề tài này em đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫnnhiệt tình của ban lãnh đạo, các anh chị nhân viên tại NHTMCP Công thương chinhánh Hoàng Mai và đặc biệt là sự giúp đỡ sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS VũDuy Hào Em xin chân thành cảm ơn thầy đã giúp em giải quyết những vướng mắc,hiểu rõ hơn các vấn đề liên quan để có thể hoàn thành đề tài của mình Và em xingởi lời chân thành cảm ơn tập thể nhân viên tại NHTMCP Công thương chi nhánhHoàng Mai đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và thực hiện đề tài này.
Do trình độ kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn hẹp, thời gian hạnhạn chế nên đề tài của em khó có thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong thầy côvà các cô chú, anh chị trong Ngân hàng đóng góp ý kiến để em có thể hoàn thànhtốt đề tài của mình
Em xin chân thành cám ơn !
Trang 3CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAYĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thươngmại.
1.1.1 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại.1.1.1.1 NHTM và các hoạt động cơ bản của NHTM
Ngân hàng được bắt nguồn từ công việc rất đơn giản là giữ các đồ vật quícho những người sở hữu tránh gặp phải mất mát, và người sở hữu phải trả chongười giữ hộ một khoản tiền công Khi xã hội phát triển kèm theo thương mại pháttriển, nhu cầu về tiền càng lớn thì Ngân hàng trở thành nơi giữ tiền cho nhữngngười có tiền và cung cấp tiền cho những người cần tiền Ngân hàng là một trongcác tổ chức tài chính, trung gian tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế, sẽ huyđộng vốn nhàn rỗi trong xã hội và dùng chính số tiền đó cho các cá nhân và các tổchức vay lại.
Căn cứ vào chức năng, Ngân hàng được chia làm hai loại : Ngân hàng Nhànước và Ngân hàng thương mại.
Do sự khác nhau về điều kiện kinh tế và sự phát triển của hệ thống tài chínhcủa mỗi nước mà Ngân hàng có những định nghĩa khác nhau Theo Luật các tổ chức
tín dụng của Quốc hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1997: “Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạtđộng Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan Theo tính chất vàmục tiêu hoạt động, các loại hình Ngân hàng gồm Ngân hàng thương mại, Ngânhàng đầu tư, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác và các loại hình Ngânhàng khác”
Các hoạt động cơ bản của NHTM:
Hoạt động huy động vốn
Là hoạt động “ đầu vào “ của Ngân hàng, chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng.Phụ thuộc vào lãi suất, phương thức huy động vốn của từng Ngân hàng, uy tín của
Trang 4Ngân hàng… mà quy mô tiền gửi của khách hàng mỗi Ngân hàng là khác nhau.Nắm được những yếu tố đó, mỗi Ngân hàng có thể tự điều chỉnh lượng vốn huyđộng cho phù hợp với nhu cầu vốn của mình.
Hoạt động sử dụng vốn
Là hoạt động cho vay và đầu tư, chủ yếu gồm hoạt động cho vay, hoạt độngngân quỹ, hoạt động đầu tư chứng khoán.
- Hoạt động cho vay : Là hoạt động chủ yếu, là nguồn sinh lời, là yếu tố quyết
định đến sự thành bại, và cũng là hoạt động rủi ro nhất của Ngân hàng Để tránh rủiro, việc quản lí tiền mặt phải được tiến hành chặt chẽ.
- Hoạt động ngân quỹ: Là hoạt động bắt buộc nhằm đảm bảo khả năng thanh
toán thường xuyên của Ngân hàng cho khách hàng Ngân hàng phải cố gắng duy trìlượng tiền mặt ở một mức độ hợp lí để vừa đảm bảo tính thanh khoản vừa đảm bảotính sinh lời.
Các hoạt động trung gian
Là hoạt động liên quan đến dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp cho khách hàng,như chuyển tiền, phát hành séc, thanh toán hộ khách hàng, môi giới mua bán chứngkhoán, quản lí hộ, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu….
Càng ngày các Ngân hàng càng đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, hoạtđộng đa năng trên nhiều lĩnh vực với nhiều nghiệp vụ khác nhau Các nghiệp vụphải có quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất.
1.1.1.2 Hoạt động cho vay của NHTM.
Hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng nhất của NHTM Đây là mộthoạt động kinh tế, là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn, là quanhệ bình đẳng giữa hai bên cùng có lợi Cho vay là một giao dịch bằng tiền giữa bêncho vay ( là Ngân hàng ) và bên đi vay ( là Doanh nghiệp, cá nhân ) trong đó theothỏa thuận bên cho vay sẽ chuyển giao tiền cho bên đi vay sử dụng trong một thờigian nhất định, còn bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện toàn bộ phầngốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán Nó là một vũ khí cạnh tranh
Trang 5nhạy bén, và có hiệu quả trong việc nâng cao uy tín, mở rộng thị phần và cải thiệnkhả năng thu lợi nhuận của NHTM.
Hoạt động cho vay không những là nguồn chính mang lại thu nhập cho cácNHTM, mà nó còn đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp các cá nhân cónhu cầu vay vốn Nó thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, tạo ra sức sốngcho nền kinh tế, vì vậy nó phải có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triểnkinh tế tại khu vực mà Ngân hàng đang phục vụ
Các hình thức cho vay trong các NHTM
Việc phân loại các hình thức cho vay nhằm mục đích quản lí các khoản vaymang lại hiệu quả nhất Tùy theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lí củaNgân hàng, hoạt động cho vay trong NHTM được phân loại theo những cách khácnhau.
Căn cứ vào thời hạn cho vay
Phân chia các khoản cho vay theo thời hạn giúp cho Ngân hàng đảm bảo hơnvề tính an toàn và sinh lời của hoạt động cho vay,cũng như khả năng hoàn trả củakhách hàng Theo căn cứ này, cho vay được chia làm ba loại:
- Cho vay ngắn hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng, tài
trợ cho nhu cầu vốn ngắn hạn hay vốn lưu động của doanh nghiệp, hộ sản xuất haynhà nước Hình thức cho vay hoặc trực tiếp trên thị trường liên Ngân hàng hoặcgián tiếp thông qua việc nắm giữ chứng khoán Với doanh nghiệp, Ngân hàng chovay nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn tăng thêm cho họat động sản xuất kinh doanh.Với người tiêu dùng, Ngân hàng cho vay nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm tiêudùng.
- Cho vay trung hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng
đến 60 tháng Hình thức cho vay này chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tàisản cố định, cải tiến hoặc đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xâydựng các dự án có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh Cho vay trung hạnchính là nguồn hình thành vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp, đặcbiệt là những doanh nghiệp mới thành lập.
Trang 6- Cho vay dài hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên.
Hình thức cho vay này áp dụng cho các doanh nghiệp có nhu cầu mua sắm côngnghệ, trang thiết bị, cải tiến kĩ thuật hay tài trợ cho Nhà nước với mục đích đầu tưphát triển.
Căn cứ vào mức độ tín nhiệm với khách hàng
Theo căn cứ này,cho vay được chia làm 2 loại: cho vay không có bảo đảm vàcho vay có bảo đảm.
- Cho vay có tài sản bảo đảm: Là hình thức cho vay trong đó có sử dụng các
hình thức bảo đảm tiền vay Yêu cầu phải có tài sản đảm bảo, là Ngân hàng muốncó được nguồn trả nợ thứ hai khi nguồn thu nhập thứ nhất ( thu nhập từ hoạt động )không thể đảm bảo trả nợ Ngân hàng có thể sử dụng các hình thức như cầm cố, thếchấp, bảo đảm bằng tài sản của khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứba, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay Đây là hình thức cho vay phổ biếnáp dụng với phần lớn khách hàng, trừ những khách hàng có uy tín cao đối với Ngânhàng.
- Cho vay không đảm bảo: Là hình thức cho vay trong đó không có các hình
thức đảm bảo tiền vay (không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh củangười thứ ba ), mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng Đối với nhữngkhách hàng có khả năng tài chính mạnh, trung thực trong kinh doanh, quản trị cóhiệu quả thì Ngân hàng có thể đồng cho vay dựa vào uy tín của bản thân kháchhàng mà không cần bất cứ nguồn thu nợ bổ sung nào.
Căn cứ vào phương thức cho vay
Theo căn cứ này, cho vay được chia làm 6 loại: thấu chi, cho vay trực tiếptừng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay luân chuyển, cho vay trả góp và cho vaygián tiếp
- Thấu chi: Là hình thức cho vay mà Ngân hàng cho phép khách hàng chỉ trội
trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định trong khoảngthời gian xác định Giới hạn đó được gọi là hạn mức thấu chi.
Trang 7- Cho vay trực tiếp từng lần: Là hình thức cho vay phổ biến của Ngân hàng
đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện đểđược cấp hạn mức thấu chi.
- Cho vay theo hạn mức: Là hình thức cho vay mà Ngân hàng thỏa thuận cấp
cho khách hàng hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng đó có thể tính cho cả kì hoặccuối kì, đó là số dư tối đa tại thời điểm tính Đây là hình thức cho vay thuận tiện vớinhững khách hàng vay mượn thương xuyên, vốn vay tham thường xuyên tham giavào quá trình sản xuất kinh doanh.
- Cho vay luân chuyển : Là hình thức cho vay dựa trên sự luân chuyển của
hàng hóa Hình thức này thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp thươngnghiệp hay doanh nghiệp sản xuất, có chu kì tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ vay –trả với Ngân hàng Cho vay luân chuyển mang lại rất thuận tiện cho khách hàng vìthủ tục vay chỉ cần thực hiện một lần cho nhiều lần vay, đáp ứng nhu cầu vốn kịpthời cho khách hàng, nên việc thanh toán cho người cung cấp sẽ nhanh gọn hơn.
- Cho vay trả góp: Là hình thức cho vay mà Ngân hàng cho phép khách hàng
trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn đã thỏa thuận Ngân hàng thường cho vay trảgóp với người tiêu dùng thông qua hạn mức nhất định, tuy nhiên hình thức nàymang lại rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hóa mua trả góp, khảnăng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặn của người vay Hình thức này thườngđược áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố địnhhoặc hàng hóa lâu bền.
- Cho vay gián tiếp : Là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian
như nhóm, đội, hội….Trong hình thức này, Ngân hàng có thể chuyển một vài khâucủa hoạt động cho vay sang các tổ chức trung gian như thu nợ hay phát triển vay.Các tổ chức này liên kết với các thành viên theo những mục đích riêng, song chủyếu là hỗ trợ nhau, bảo vệ quyền lợi cho mỗi thành viên.
Bên cạnh những cách phân loại đã nêu trên, có thể phân loại cho vay theo đốitượng khách hàng, theo phương pháp hoàn trả hay các hình thức tín dụng…
Trang 81.1.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay đối với NHTM
Vốn là một trong những yếu tố đầu vào tiên quyết cho quá trình sản xuất, vậynên, hoạt động cho vay đóng một vai trò quan trọng, không chỉ riêng với Ngân hàngmà còn cả với các khách hàng và toàn bộ nên kinh tế.
Là bạn đồng hành và không thể thiếu trên con đường phát triển kinhtế
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tuần hoàn trải qua bagiai đoạn: dự trữ - sản xuất – lưu thông Vốn luôn hiện hữu trong cả ba giai đoạn ởbất kỳ thời điểm nào Mặt khác, đối với các đơn vị kinh tế chỉ thực hiện việc kinhdoanh thì giai đoạn dự trữ và lưu thông đều cần đến vốn để đảm bảo hoạt động lưuthông.
- Vấn đề khó khăn mà các doanh nghiệp phải đối mặt là vốn Họ không thể chỉtrông chờ vào nguồn vốn tự có mà phải biết khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi trongxã hội Bên cạnh đó, tín dụng là nơi tập trung đa số nguồn vốn nhàn rỗi, thông quatín dụng sẽ đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trong việc mở rộng sản xuấtkinh doanh Thực tế cho thấy, vốn tín dụng luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơcấu vốn của các doanh nghiệp Hay vốn tín dụng là bạn đồng hành trên con đườngphát triển kinh tế của đất nước.
Góp phần ổn định tiền tệ và ổn định giá cả.
Mức độ tăng giảm tín dụng chính là sự biểu hiện của chính sách tiền tệ thắtchặt hay nới lỏng Sự gia tăng tín dụng sẽ có tác động làm cho cung tiền tăng, quađó có tác động đến lạm phát Ngoài ra, ảnh hưởng của tín dụng đến lạm phát và tăngtrưởng kinh tế không giống nhau giữa các nước khác nhau và trong mỗi giai đoạnphát triển của thị trường tiền tệ thì mức tác động của tín dụng đến nền kinh tế trongmột quốc gia cũng không giống nhau.
Góp phần mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoạivà giao lưu quốc tê.
Trong điều kiện hiện nay, các nước đều thực hiện nền kinh tế mở cửa, nên nhucầu giao lưu với các nước khác thực sự rất cần thiết Tín dụng Ngân hàng là phương
Trang 9tiện nối liền kinh tế các nước với nhau thông qua hoạt động đầu tư xuyên quốc gia.Bên cạnh đó, muốn thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu thì phải có vốn và vốntín dụng ngân hàng sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu này
1.1.2 Hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của NHTM.
Hoạt động cho vay đối với KHCN là hoạt động chiếm một phần không nhỏđóng góp vào nguồn thu nhập của NHTM KHCN chính là đối tượng được hướngtới đầu tiên của NHTM, đặc biệt là những Chi nhánh mới thành lập bởi nhu cầu củanhững khách hàng là các cá nhân luôn đa dạng và phát triển theo sự phát triển củaxã hội.
1.1.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay đối với KHCN của NHTM.
Cho vay KHCN là hình thức cho vay mà Ngân hàng chuyển nhượng quyềnsở hữu vốn cho khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình với mục đích tiêu dùng vàhoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ của cá nhân và hộ gia đình đó với những điềukiện nhất định được thỏa thuận trong hợp đồng.
Trước đây, các Ngân hàng ít quan tâm đến đối tượng khách hàng là cánhân,vì món vay thường rất nhỏ, việc thu nợ rất phiền Nhưng ngày nay, các Ngânhàng đã quan tâm nhiều hơn đến đối tượng này, vì lợi nhuận thu được từ hoạt độngnày sẽ là không nhỏ nếu như Ngân hàng thực hiện tốt công tác cho vay và công tácquản lí khoản vay Các thủ tục cho vay ngày cáng trở nên gọn nhẹ hơn, đáp ứngđược nhiều hơn những yêu cầu của khách hàng đưa ra.
1.1.2.2 Đặc điểm cho vay đối với KHCN của NHTM.
Thời hạn của các khoản vay ngắn
Với khách hàng là các doanh nghiệp thì các khoản vay thường được sử dụngvới mục đích tài trợ cho tài sản cố định hay xây dưng nhà xưởng….Còn với KHCN,chủ yếu các khoản vay là những khoản vay ngắn hạn, chỉ có một phần trung hạn,dài hạn hầu như không có
Các khoản cho vay có độ rủi ro cao
Các khoản vay của KHCN thường được đảm bảo bằng thu nhập của chính cánhân đó Tuy nhiên, nếu khách hàng gặp phải bất trắc như ốm đau, bệnh tật … thì
Trang 10ngay lập tức thu nhập đó hoặc giảm sút hoặc thậm chí có thể mất đi hoàn toàn.NHTM luôn phải đối mặt với những rủi ro đó, mà công tác thẩm định, quản lí kháchhàng lại không thể kiểm soát được hết tất cả Chính vì điều này, rất nhiều NHTMtrong một thời gian dài trước đây đã rất “ ngại “ cho KHCN vay vốn Nhưng hiệnnay, nhận thấy hoạt động cho vay đối với KHCN mang lại một nguồn thu khôngnhỏ nên các NHTM đã tập trung hướng tới mục tiêu này Và công tác quản lí rủi rongày càng được các Ngân hàng quan tâm chú trọng hơn.
Khoản cho vay có giá trị nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn
Đặc điểm của KHCN là vay nợ với mục đích tiêu dùng hoặc sản xuất hộ giađình nên món vay thường có giá trị nhỏ So với các khoản vay của các doanhnghiệp thì khoản vay này nhỏ hơn rất nhiều lần Tuy vậy nhưng đối tượng KHCNthường là đông đảo nhất Ngoài ra, các khoản vay của KHCN thường xuyên phátsinh và khối lượng giao dịch ngày càng lớn Vì số lượng khoản vay nhiều nên lợinhuận từ hoạt động cho vay KHCN sẽ không nhỏ nếu Ngân hàng biết cách huyđộng và làm tốt các công tác quản lí có liên quan khác.
Chi phí thẩm định lớn
Để tránh gặp phải những rủi ro trong hoạt động cho vay, Ngân hàng thườngtiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc vào hoạt động thẩm định và giám sát khoản vaymột cách nghiêm ngặt Ngoài ra, việc thu nhập thông tin cá nhân là rất khó khăn( thường không đầy đủ và thiếu chính xác ) nên các NHTM sẽ chấp nhận chi phí caođể đánh đổi rủi ro cao, đảm bảo an toàn cho các món vay.
Lãi suất thường cao hơn so với lãi suất của các khoản vay khác
Lãi suất áp dụng cho KHCN thường cao hơn các lãi suất khác của các khoảnvay khác của NHTM Do quy mô của các khoản vay thường không lớn nhưng chiphí bỏ ra để quản lí lại rất lớn nên các NHTM phải đề ra mức lãi suất cao để bù đắpchi phí ( gồm chi phí về thời gian, nhân lực, thẩm định, quản lí…).
Trang 111.1.2.3 Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân của NHTM.
Sơ đồ 1.1 : Quy trình cho vay đối với KHCN:
Bước 1: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.
Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng có nhu cầu vay vốn các thủ tục, hồsơ có liên quan Và tiếp nhận hồ sơ vay vốn của người vay; hướng dẫn khách hànghoàn thiện hồ sơ xin vay nếu hợp lệ Hồ sơ vay vốn bao gồm:
Hồ sơ pháp lí
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận đăngkí tạm trú.
- Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
- Giấy phép kinh doanh có điều kiện, chứng chỉ hành nghề đối với nhữngkhách hàng kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật cần phải có.
Hồ sơ khoản vay
- Giấy đề nghị vay vốn hoặc Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuấtkinh doanh dịch vụ.
- Dự án và các tài liệu liên quan.
Hồ sơ đảm bảo tiền vay
Hướng dẫn kháchhàng lập hồ sơ vay
vốn, tiếp nhận vàkiểm tra hồ sơ
Thẩm định
Trình duyệt hồ sơvay vốn, phánquyết cho vay
Lập, hoànthiện và
ký kếthợp đồngTất toán khế
ước, thanh lýhợp đồng vàlưu trữ hồ sơ
Giám sát, theo dõicho vay Thu nợvà xử lý các vấn
đề phát sinh
Giảingân
Trang 12- Giấy cam kết của khách hàng về việc thực hiện đảm bảo bằng tài sản khiđược đơn vị trực tiếp cho vay yêu cầu (trường hợp cho vay không có tài sản đảmbảo)
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản- Cam kết bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba (trường hợp bảo lãnh bằng tài sảncủa bên thứ ba)
Các cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra tính đúng đắn của mục đích vay vốn,kiểm tra tính xác thực, đầy đủ của các hồ sơ trên Đồng thời, cán bộ tín dụng phải đithực tế tại gia đình của khách hàng để điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin vềkhách hàng đó Thông qua hồ sơ vay trước đây của khách hàng, thông qua trungtâm tín dụng và các cơ quan quản lý trực tiếp của khách hàng để kiểm tra, xác minhtính chính xác của thông tin
Bước 2: Thẩm định
Đây là bước quan trọng trong quy trình nghiệp vụ cho vay Thẩm định kháchhàng vay vốn thông qua tư cách và năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự; đánhgiá khả năng tài chính của khách hàng và tình hình quan hệ của khách hàng vớiNHTM Việc đánh giá khả năng tài chính của khách hàng là rất quan trọng, ảnhhưởng lớn đến khả năng thu hồi vốn của NHTM Trong bước này, các cán bộ tíndụng phải kiểm tra khả năng tài chính của khách hàng có thể đảm bảo trả nợ trongthời hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng hay không? Trong mọi trường hợp, cánbộ tín dụng phải tìm cách xác minh những thông tin từ khách hàng qua các cáchkhác nhau.
Việc thẩm định phương án trả nợ được thực hiện thông qua việc phân tíchnguồn thu nhập của khách hàng, thu nhập tích lũy trong thời gian vay vốn để đảmbảo khả năng trả nợ cho NHTM, làm cơ sở tham gia góp ý, tư vấn cho khách hàngvay vốn, tạo tiền đề để đảm bảo hiệu quả hoạt động cho vay đó, thu được nợ gốcđúng hạn, hạn chế, phòng ngừa rủi ro Đồng thời đó là cơ sở để xác định số tiềnvay, thời hạn cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý và những điều
Trang 13kiện khác liên quan; tạo tiền đề cho khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả vàđảm bảo mục tiêu đầu tư của NHTM.
Bên cạnh đó, khi nhận tài sản đảm bảo tiền vay, nhiệm vụ của các cán bộ tíndụng là tiến hành phân tích, thẩm định những tài sản đó.
Bước 3: Trình duyệt hồ sơ vay vốn, phán quyết cho vay
Sau khi xét duyệt, các cán bộ tín dụng nhận xét và có kết luận về tình hình tàichính của khách hàng, sự cần thiết của mục đích vay vốn, mức độ đáp ứng các điềukiện tín dụng, điều kiện của tài sản đảm bảo Từ đó, lập tờ trình thẩm định và trìnhduyệt hồ sơ vay vốn cho cấp lãnh đạo phê duyệt các ý kiến đã được đệ trình trong tờtrình.
- Lập thông báo duyệt hay không duyệt cho vay và nêu rõ lý do.- Phương thức cho vay.
- Số tiền cho vay.- Lãi suất cho vay.- Thời hạn cho vay.
- Cách thức trả nợ gốc, lãi vay.
Bước 4: Lập, đàm phán và ký kết hợp đồng
Sau khi đã có sự phê duyệt, các cán bộ tín dụng soạn thảo và đàm phán cácđiều kiện của hợp đồng với khách hàng NHTM cùng khách hàng ký hợp đồng tíndụng và cán bộ tín dụng làm thủ tục giao nhận các giấy tờ có liên quan đến tài sảnđảm bảo vay vốn.
Bước 5: Giải ngân vay vốn, giám sát sử dụng vốn vay:
- Lập giấy nhận nợ ( ghi rõ thời hạn cho vay cụ thể )- Kiểm tra các căn cứ giải ngân.
- Trình duyệt giải ngân.
Bước 6: Giám sát, theo dõi khoản vay Thu nợ và xử lý các vấn đề phát sinh:
Các cán bộ tín dụng kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng, theo dõicác khoản vay, việc trả nợ gốc và lãi của khách hàng cho đến khi đến hạn; vấn đề
Trang 14giải chấp tài sản đảm bảo tiền vay, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ gốc vàlãi cũng như việc miễn giảm lãi, chuyển nợ quá hạn
Bước 7: Tất toán khế ước, thanh lý hợp đồng, lưu hồ sơ.
Khi khách hàng trả hết nợ gốc và lãi, cán bộ tín dụng phối hợp cùng với bênkế toán đối chiếu, kiểm tra số tiền trả nợ gốc, lãi, phí để tất toán khế ước, khoảnvay.
1.2 Chất lượng cho vay đối với khách hàng cá nhân của NHTM.1.2.1 Khái niệm chất lượng cho vay đối với KHCN.
Hoạt động cho vay đối với KHCN của NHTM được xem là chất lượng khinó đáp ứng một cách tốt nhất những yêu cầu của các chủ thể có liên quan ( đáp ứngtốt nhu cầu vốn của khách hàng, mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng, mang lại hiệuquả, phục vụ sự phát triển của nền kinh tế…)
Chất lượng cho vay đối với KHCN là một khái niệm vừa mang tính cụ thểvừa mang tính trừu tượng Vậy nên, khi xem xét chất lượng cho vay của NHTM nóichung và cho vay đối với KHCN nói riêng, cần xét trên ba giác độ khác nhau làNHTM, khách hàng và nền kinh tế.
Chất lượng cho vay xét trên giác độ NHTM
Chất lượng cho vay đối với KHCN tốt nghĩa là khoản tín dụng đó phải đượctài trợ từ một nguồn vốn tốt, được đảm bảo an toàn với mức độ rủi ro thấp Đồngthời món vay này được sử dụng đúng mục đích như đã cam kết ban đầu, được hoàntrả gốc và lãi vay đúng thời hạn, mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng với mức chi phínghiệp vụ là thấp nhất Điều này được hiểu là, chất lượng cho vay được thể hiện ởchỉ tiêu lợi nhuận hợp lí và gia tăng, dư nợ đúng hạn và ngày càng tăng trưởng,doanh số thu nợ lớn, tỷ lệ nợ quá hạn đảm bảo đúng quy định và đảm bảo cơ cấunguồn vốn giữa ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong nền kinh tế.
Chất lượng cho vay xét trên giác độ khách hàng
Trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay, chất lượng luônlà yêu cầu được đặt lên hàng đầu, vì vậy chất lượng cho vay là sự đáp ứng yêu cầumột cách hợp lí nhu cầu của khách hàng ( mức lãi suất hợp lí, thủ tục giản đơn, thu
Trang 15hút được nhiều đối tượng khách hàng ) nhưng vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc và quyđịnh cho vay của NHTM; phù hợp với tốc độ phát triển của xã hội, đảm bảo sự tồntại và phát triển của NHTM đó, góp phần làm lành mạnh tài chính doanh nghiệp.
Chất lượng cho vay xét trên giác độ nền kinh tế
Hoạt động cho vay trong những năm gần đây phản ánh rõ nét năng động củanền kinh tế khi vặn mình chuyển sang cơ chế mới Hoạt động này nhằm mục đíchphục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, làm tăngnguồn sản phẩm cho xã hội, góp phần tăng trưởng nền kinh tế và khai thác khả năngtiềm ẩn trong nền kinh tế, thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, làđiều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển.
Tóm lại, chất lượng cho vay được hiểu là sự đáp ứng nhu cầu của kháchhàng phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội cũng như đảm bảo sự tồn tại, pháttriển của Ngân hàng.
1.2.2 Các tiêu thức đánh giá chất lượng cho vay đối với KHCN của NHTM.
Chất lượng cho vay là một chỉ tiêu tổng hợp, được đánh giá dựa trên nhữngchỉ tiêu khách nha Để đánh giá chất lượng cho vay đối với KHCN của NHTM đòihỏi phải có sự phân tích tổng hợp các thông tin một cách chính xác
Đánh giá chất lượng cho vay đối với KHCN gồm các chỉ tiêu định tính vàcác chỉ tiêu định lượng.
1.2.2.1 Các chỉ tiêu định tính.
Các chỉ tiêu định tính là những nguyên tắc tiên quyết để thực hiện tốt chấtlượng cho vay, và là chỉ tiêu khó xác định chuẩn mực hơn các chỉ tiêu định lượngnhưng góp phần quan trọng vào việc đánh giá chất lượng cho vay của NHTM.Những chỉ tiêu định tính bao gồm :
Cơ sở pháp lí
Hoạt động cho vay của NHTM dựa trên cơ sở là những quy định của nhà nướcvà NHNN Hoạt động của NHTM được đánh giá là có chất lượng khi Ngân hàngthực hiện đúng các quy định đó Bên cạnh đó, nếu hệ thống văn bản pháp luật đơn
Trang 16giản nhưng vẫn đảm bảo tình chặt chẽ, chính sách tín dụng của Ngân hàng linh hoạtvà phù hợp với tình hình kinh tế thì sẽ nâng cao chất lượng tín dụng và ngược lại.
Quy trình tín dụng
Với một quy trình cho vay chuẩn, thực hiện một cách nhanh chóng mà vẫnđảm bảo đúng nguyên tắc chính là thước đo đánh giá cao chất lượng cho vay củaNHTM Đây là chỉ tiêu quan trọng có ảnh hưởng tiên quyết đến chất lượng cho vay.
Uy tín của NHTM
Đánh giá của khách hàng về NHTM là những đánh giá mang tính khách quanvề chất lượng dịch vụ của NHTM đó, qua một số yếu tố như : thỏa mãn nhu cầu vayvốn của khách hàng, thời gian vay nhanh chóng, kịp thời… Đây là một trong nhữngchỉ tiêu phản ánh tốt chất lượng cho vay của mỗi NHTM, vì không có một Ngânhàng nào có chất lượng kém trong hoạt động cho vay mà lại có thể có được sự tínnhiêm của khách hàng.
Tóm lại, hoạt động cho vay được xem là có chất lượng khi nó được thực hiệnđúng luật pháp, các quy định quy chế liên quan, thu hút nhiều khách hàng nhưngvẫn đảm bảo các nguyên tắc ứng dụng.
1.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng
Chất lượng hoạt động cho vay đối với KHCN được xem là đảm bảo khi đượctài trợ bởi nguồn vốn ổn định, thực hiện được các mục tiêu tín dụng, khách hàng sửdụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, hoàn trả gốc và lãi cho Ngân hàng đúng thờihạn Để đánh giá chất lượng cho vay dưới góc độ của Ngân hàng thì chúng ta có thểxem xét các chỉ tiêu sau:
Nhóm chỉ tiêu phản ánh về quy mô cho vay KHCN.
- Chỉ tiêu tổng dư nợ cho vay đối với KHCN: Là chỉ tiêu phản ánh khối
lượng tiền cấp cho hoạt động cho vay đối với KHCN tại một thời điểm Đây là chỉtiêu phản ánh quy mô tín dụng đồng thời phản ánh uy tín của Ngân hàng Nếu dư nợcho vay đối với KHCN cao thể hiện việc Ngân hàng có uy tín, dịch vụ cho kháchhàng đa dạng và phong phú Và ngược lại, dư nợ cho vay thấp thể hiện Ngân hàng
Trang 17không có khả năng mở rộng mạng lưới khách hàng, hoạt động cho vay đối vớiKHCN còn chưa tốt.
Hiệu quả của hoạt động cho vay đối với KHCN cao chính là cơ sở để tăng dưnợ cho vay, vì thế chỉ tiêu tổng dư nợ cho vay đối với KHCN cho biết một phần vềchất lượng hoạt động này Tuy nhiên, không có nghĩa là dư nợ càng cao thì hiệu quảcho vay vốn càng cao.
- Tăng trưởng dư nợ cho vay đối với KHCN : Là chỉ tiêu phản ánh sự tăng
trưởng tín dụng về quy mô Mức tăng trưởng dư nợ cao chứng tỏ Ngân hàng phụcvụ được nhiều hơn nhu cầu của khách hàng; chất lượng tín dụng của Ngân hàng caovà ngược lại, mức tăng trưởng dư nợ thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng của Ngânhàng chưa được quan tâm đúng mức.
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay KHCN
- Hiệu suất sử dụng vốn vay:
Tổng dư nợ cho vay KHCN Hiệu suất sử dụng vốn vay KHCN= - Tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này cho ta thấy khả năng cho vay so với khả năng huy động vốn củaNgân hàng, phản ánh hiệu suất sử dụng vốn huy động để cho vay dự án.
Nếu hệ số này gần bằng 1, Ngân hàng đang cho vay quá nhiều vậy nên Ngânhàng phải chú ý tăng trưởng nguồn vốn để đề phòng mất khả năng thanh toán.
Nếu hệ số này quá nhỏ, Ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc cho vay vàsử dụng vốn, tăng chi phí, giảm lợi nhuận của Ngân hàng Ngân hàng phải tiến hànhcác biện pháp nhằm tăng cho vay hoặc giảm huy động vốn bằng cách giảm lãi suấthuy động để hạn chế rủi ro nguồn vốn tác động đến hiệu quả kinh doanh.
+ Vòng quay vốn tín dụng: là chỉ tiêu thường được các Ngân hàng tính toán
mỗi năm để đánh giá khả năng tổ chức, mức độ quản lý vốn tín dụng, chất lượng tíndụng của mỗi NHTM Vòng quay vốn tín dụng phản ánh số vòng chu chuyển của
Trang 18vốn tín dụng, phản ánh tốc độ luân chuyển vốn là nhanh hay chậm, đồng thời cũngphản ánh tình hình quản lý vốn tín dụng của Ngân hàng Hệ số này càng cao chứngtỏ rằng nguồn vốn tín dụng luân chuyển ngày càng nhanh, tham gia càng nhiều vàochu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hóa, tình hình quản lý vốn tín dụng càng tốt, chấtlượng tín dụng càng được nâng cao.
- Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn:
Dựa theo quyết định 493/2005/QĐ – NHNN, các khoản nợ được phân loạinhư sau:
+ Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn+ Nhóm 2: Nợ cần chú ý+ Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn+ Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
+ Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn.
- Tỷ lệ nợ quá hạn: là chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng
cho vay của Ngân hàng.
Nợ quá hạnTỷ lệ nợ quá hạn = -
Tổng dư nợ
- Tỷ lệ nợ xấu: để đánh giá chất lượng cho vay của Ngân hàng một cách
chính xác thì ta phải xét tỷ lệ nợ xấu phân theo từng nhóm Nếu trong cơ cấu nợxấu, các khoản nợ thuộc nhóm 4 và nhóm 5 chiếm tỷ lệ càng ít thì chứng tỏ chấtlượng cho vay của Ngân hàng đối với KHCN tốt hơn so với Ngân hàng có tỷ trọngnợ thuộc nhóm 4 và nhóm 5 cao hơn.
Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = -
Tổng dư nợ
Trang 19- Các chỉ tiêu về lợi nhuận
+ Lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với KHCN: Là chỉ tiêu phản ánh thu
nhập của Ngân hàng từ hoạt động cho vay đối với KHCN Nâng cao chất lượnghoạt động cho vay đối với KHCN thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao lợinhuận cho Ngân hàng Chất lượng cho vay càng cao thì thu nhập từ hoạt động chovay càng cao và ngược lại, chất lượng cho vay càng thấp thì thu nhập từ hoạt độngcho vay càng thấp
+ Tỷ lệ lợi nhuận từ cho vay KHCN so với dư nợ bình cho vay KHCN.
Lợi nhuận từ hoạt động cho vay KHCN -
Dư nợ cho vay KHCN
Tỷ lệ này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động cho vay đối với KHCN.Nghĩa là từ một đồng đi vay đối với KHCN thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.Chỉ tiêu này càng cao thì càng có lợi cho Ngân hàng
+ Tỷ lệ lợi nhuận từ cho vay KHCN so với tổng lợi nhuận của Ngânhàng:
Lợi nhuận từ hoạt động cho vay KHCN -
Tổng lợi nhuận
Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng lợi nhuận của Ngân hàng thì có bao nhiêuphần trăm là lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với KHCN Tỷ lệ này càng cao thìthu nhập mang lại từ hoạt động cho vay đối với KHCN càng lớn hay là thu nhập từnhững khoản cho vay có chất lượng tốt sẽ đóng góp rất lớn vào thu nhập của Ngânhàng, và ngược lại.
Ngoài ra, chỉ tiêu này còn phản ánh vị trí của họat động cho vay đối vớiKHCN trong tổng hoạt động của Ngân hàng.
Trang 201.2.3 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng cánhân.
Chất lượng hoạt động cho vay có quyết định rất lớn đến sự tồn tại, phát triểnhay phá sản của mỗi Ngân hàng Tất cả các quy trình tín dụng, thủ tục hồ sơ giảiquyết vấn đề khách quan, chủ quan để đảm bảo hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng,tăng cường và nâng cao hiệu quả chất lượng cho vay Vì thế, chất lượng cho vayluôn là một bài toán khó của các nhà quản lí kinh tế trong hoạt động Ngân hàng.
Mặc dù KHCN thường vay với các khoản tín dụng nhỏ nhưng khối lượngKHCN là đông đảo nhất, nên doanh số vẫn chiểm một tỷ lệ cao trong doanh số chovay của mỗi Ngân hàng Bên cạnh đó, lãi suất cho vay KHCN thường cao hơn sovới lãi suất cho vay các doanh nghiệp Vậy, nếu Ngân hàng thực hiện tốt công táccho vay và quản lí món vay thì đây sẽ là một nguồn thu không nhỏ với mỗi Ngânhàng Hay nói cách khác, Ngân hàng phải không ngừng gia tăng về mặt số lượng vànâng cao về chất lượng đối với hoạt động cho vay KHCN.
Chất lượng hoạt động cho vay đối với KHCN tốt tạo cơ hội thuận lợi cho sựphát triển, mang đến nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn và hiệu quả cho mỗi Ngânhàng Việc này nâng cao hình ảnh và uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng, từđó tạo động lực giúp Ngân hàng ngày một chu đáo và sẵn sàng đưa ra những dịchvụ phát triển tốt nhất phục vụ khách hàng của mình.
Bên cạnh đó, khi chất lượng cho vay đối với KHCN được nâng cao sẽ làmtăng khả năng sinh lời của các sản phẩm, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lí haymột số những chi phí khác Việc nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối vớiKHCN mang lại nguồn lợi nhuận tương đối cho Ngân hàng, đảm bảo khả năngthanh toán và nâng cao thế mạnh cạnh tranh của Ngân hàng.
Từ những ưu thế kể trên, ta nhận thấy sự cần thiết phải nâng cao chất lượngcho vay đối với KHCN đối với sự tồn tại và phát triển lâu dài, bền vững củaNHTM.
Trang 211.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với khách hàng cánhân của NHTM.
1.2.3.2 Các nhân tố thuộc nhóm nhân tố chủ quan.
Chính sách tín dụng của NHTM.
Mỗi Ngân hàng cần phải có một chính sách tín dụng phù hợp với điều kiệncủa riêng mình và thị trường Chính sách này đảm bảo cho hoạt động tín dụng điđúng quỹ đạo liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng Khi một chính sáchtín dụng không phù hợp, dẫn đến chất lượng hoạt động tín dụng giảm sút Và ngượclại, chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khảnăng sinh lời của hoạt động tín dụng.
Giả sử, trong kế hoạch phát triển, Ngân hàng không chú trọng đến hoạt độngcho vay đối với KHCN thì khách hàng thuộc nhóm này cũng không được quan tâm,thậm chí khi họ có nhu cầu thì Ngân hàng cũng không thể đáp ứng hoặc đáp ứngvới chất lượng kém Ngược lại, nếu Ngân hàng muốn phát triển, muốn nâng caochất lượng hoạt động cho vay đối với KHCN, họ sẽ đưa ra các chiến lược, kế hoạchcụ thể để thu hút những khách hàng có nhu cầu Vì thế, đinh hướng phát triển chovay của Ngân hàng là điều kiện tiên quyết để Ngân hàng nâng cao chất lượng hoạtđộng cho vay đối với KHCN tại Ngân hàng mình.
Quy mô, uy tín của NHTM
Quy mô và uy tín của Ngân hàng có ảnh hưởng không nhỏ đến doanh số vàchất lượng hoạt động cho vay đối với KHCN Với những Ngân hàng có lượng vốntự có cao, mạng lưới chi nhánh rộng khắp, thuận tiện về mặt địa lý cho người dânđến giao dịch sẽ có cơ hội thành công cao trong việc mở rộng hoạt động cho vay.Bên cạnh đó, uy tín của Ngân hàng cũng là một yếu tố đóng góp đáng kể vào việctăng khả năng thành công cho Ngân hàng do tâm lí của người dân khi đến vay tạiNgân hàng có uy tín cao thường an tâm hơn những ngân hàng khác.
Tổ chức bộ máy của NHTM.
Ngân hàng có cơ cấu tổ chức đống bộ và khoa học sẽ bảo đảm được sự phốihợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cán bộ, phòng ban trong Ngân hàng với nhau
Trang 22cũng như các đơn vị kinh tế có liên quan, bảo đảm cho Ngân hàng hoạt động cóthống nhất và hiệu quả Qua đó đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, theo dõiquản lý các khoản cho vay, nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động cho vay.
Chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên NHTM.
Chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên Ngân hàng cũng có ảnh hưởng trực tiếpđến khả năng hoạt động và sinh lời của mỗi Ngân hàng Đội ngũ cán bộ, nhân viêncó trình độ nghiệp vụ tốt, thái độ làm việc có trách nhiệm là một yêu cầu hàng đầuđối với mỗi Ngân hàng và đặc biệt là đối với hoạt động cho vay Chất lượng nhânsự ở đây không chỉ đề cập đến trình độ chuyên môn mà còn đến cả lương tâm, đạođức nghề nghiệp, tác phong và kỉ luật lao động của người cán bộ nhân viên Chấtlượng cán bộ tín dụng tốt biểu hiện ở sự năng động sáng tạo trong công việc, tinhthần trách nhiệm và ý thức ký luật cao, điều này sẽ đóng góp phần nào giúp Ngânhàng bù đắp những hạn chế về công nghệ kĩ thuật, và còn là thế mạnh giúp Ngânhàng cạnh tranh với các đối thủ có tiềm lực công nghệ, trang thiết bị kĩ thuật tốthơn.
Khả năng thu thập và xử lý thông tin:
Đối với ngân hàng nói chung và chất lượng hoạt động cho vay Ngân hàng nóiriêng, thông tin là cơ sở ra quyết định cho vay và theo dõi, giám sát khoản cho vayvới mục đích đảm bảo hiệu quả tín dụng Với những thông tin đầy đủ, chính xác,kịp thời thì khả năng ngăn ngừa rủi ro, chất lượng tín dụng được nâng cao
Riêng đối với hoạt động cho vay đối với KHCN, thông tin là yếu tố đầu tiênvà cơ bản nhất Ngay từ khi tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn, Ngânhàng phải cập nhật những thông tin về khách hàng như năng lực pháp lí, uy tín, tínhcách, năng lực tài chính…Sau đó là các thông tin liên quan về dự án, thông tin vềthị trường và tiêu thụ sản phẩm…Những thông tin này không chỉ đòi hỏi tính chínhxác mà còn nhanh chóng kịp thời để có thể đẩy nhanh tiến độ công việc.
Đây là một yếu tố tiên quyết đối với sự thành bại của mỗi doanh nghiệptrong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Trang 23 Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động cho vay của NHTM.
Là công cụ thực hiện kiểm tra các hoạt động tín dụng như quy trình sử dụngvốn vay, thực hiện các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng Nhờ các thiết bị tin họchiện đại mà các Ngân hàng có thể cập nhật thông tin, xử lí thông tin một cách nhanhchóng, kịp thời, chính xác, trên cơ sở đó quyết định việc cho vay đúng đắn Ngoàira, các trang thiết bị tin học còn là một trong những phương tiện giúp ngân hàngđơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiện lợi tối đa chokhách hàng, gúp mở rộng tín dụng và nâng cao uy tín cho Ngân hàng
1.3.2 Nhân tố khách quan.
1.2.3.1 Các nhân tố thuộc nhóm nhân tố khách quan.
Sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô
Sự ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tạo cơ hội mở rộng tín dụng tiêu dùng một cáchhiệu quả Khi nền kinh tế ổn định, đặc biệt là ổn định tiền tệ với các chỉ tiêu giá cả,lãi suất, tỷ giá, lạm phát sẽ làm yên tâm định chế tài chính cho vay vốn, các đốitượng vay vốn có thêm việc làm, tăng thu nhập, yên tâm về sự ổn định trong thunhập cũng như sự ổn định của chi phí đi vay, chi phí mua sắm, sửa chữa nhà cửa, vàcác hàng hóa, dịch vụ khác, do đó làm tăng các khoản vay của họ, đồng thời tạođiều kiện duy trì và phát triển bền vững quan hệ hai chiều vay vốn và trả nợ
Ngược lại, khi kinh tế khủng hoảng hay điều kiện phát triển chậm chạp, nền kinh tếvĩ mô bất ổn định, một mặt sẽ tác động gây hạn chế cấp tín dụng tiêu dùng của cáctrung gian tài chính Các khoản cho vay chịu tác động của những biến động trên thịtrường tài chính bất ổn có thể dẫn tới đổ vỡ tín dụng Những thay đổi tích cực trongkinh tế vĩ mô diễn ra quá nhanh cũng gây ra những xáo trộn nhất định Chẳng hạn tỷlệ lạm phát và lãi suất giảm quá nhanh cũng có thể dẫn tới tình trạng võ nợ đối vớicác món vay với lãi suất dựa vào tỷ lệ lạm phát cao trước đó Tỷ giá hối đoái kémlinh hoạt, không phản ánh được sự biến động của kinh tế vĩ mô, làm méo mó nhữngtín hiệu giá cả bên ngoài cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của khách hàng vàcác tổ chức tín dụng Mặt khác, kinh tế vĩ mô phát triển chập chạm hay bất ổn cũng
Trang 24khiến thu nhập trong tương lai của người tiêu dùng trở nên bấp bênh, các chi phíbiến động, khó kiểm soát, do đó người tiêu dùng phải giảm các khoản vay của họ
Môi trường tự nhiên
Những rủi ro do tự nhiên gây ra là những rủi ro hoặc là khó tránh hoặc khôngthể tránh khỏi, luôn gây ra những thiệt hại nặng nề Lũ lụt, hỏa hoạn, động đất…gâytác hại đến hoạt động sản xuất kinh doanh ( hư hại cơ sở vật chất, phá hoại mùamàng…) và gây cho con người hoặc thương tích hoặc tử vong Gặp phải những rủiro trên khiến khách hàng hoặc mất khả năng thanh toán nợ cho Ngân hàng, hoặc nợtrở thành nợ xấu, từ đó làm ảnh hưởng tới chất lượng cho vay của Ngân hàng.
Khách hàng.
Chất lượng hoạt động cho vay được nâng cao hay giảm sút, điều đó phụthuộc vào việc các khoản vay có được sử dụng hiệu quả không? Có góp phần vào sựtăng trưởng kinh tế xã hội không? Có được hoàn trả đúng thời hạn không? Điềunày, ngoài phía Ngân hàng còn phụ thuộc vào khách hàng (người đi vay)
- Thiện chí từ phía khách hàng: Sự thiếu thiện chí của khách hàng vay vốn
được biểu hiện trong quan hệ tín dụng đối với Ngân hàng như việc không cung cấpđầy đủ thông tin, đưa thông tin sai lệch, cố tính lừa đảo chiếm dụng vốn hay kinhdoanh trái pháp luật, cố tình sử dụng vốn sai mục đích hay gián tiếp tác động làmảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng Những hành vi cố ý này đềumang lại rủi ro và gây khó khăn cho Ngân hàng trong hoạt động cho vay Vì thế,Ngân hàng thường hướng đến những khách hàng có uy tín, bằng cách dựa trên mốiquan hệ với khách hàng trong quá khứ hoặc từ các nguồn thông tin khác với nhữngkhách hàng mới để đánh giá mức độ tin cậy và uy tín của khách hàng.
- Mức thu nhập, trình độ học vấn của khách hàng: Đây là hai nhân tố ảnh
hưởng nhất đến quyết định vay vốn của khách hàng Những người có thu nhập caocó xu hướng vay nhiều hơn so với thu nhập hàng năm của mình Những gia đình màngười chủ gia đình hay người tạo thu nhập chính có học vấn cao cũng vậy Với họ,việc vay mượn được xem là một công cụ để đạt được mức sống như mong muốn
Trang 25hơn là một lựa chọn chỉ được dùng trong tình trạng khẩn cấp Trong khi đó, đứng vềphía Ngân hàng, thu nhập của khách hàng ảnh hưởng đến vấn đề quyết định có chovay hay không của Ngân hàng Bởi vì Ngân hàng khi cho vay sẽ căn cứ vào mứcthu nhập trong tương lai của khách hàng, đó là nguồn thanh toán khoản nợ choNgân hàng Do đó, thu nhập có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu vay vốn của kháchhàng, đến quy mô của khoản vay và đến việc phát triển hoạt động cho vay của Ngânhàng nói chung và hoạt động cho vay đối với KHCN nói riêng Khách hàng vay cầncó thu nhập ổn định để đảm bảo khả năng trả nợ cho Ngân hàng và đặc biệt là cầncó thiện chí trả nợ một cách đúng hạn và đầy đủ.
- Khả năng đáp ứng các điều kiện khi vay của khách hàng: có nghĩa là khách
hàng có đáp ứng được các điều kiện như Ngân hàng đã quy định hay không? Cácđiều kiện như là tài sản đảm bảo cũng như các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu vàsử dụng hợp pháp tài sản …Nếu Ngân hàng xét thấy khách hàng không thể hoặckhông đủ khả năng đáp ứng thì sẽ không cấp vốn hoặc trong quá trình cho vay phátsinh những vấn đề tiêu cực thì Ngân hàng có thể ngừng giải ngân Chính vì thế màkhả năng của khách hàng trong việc đáp ứng các điều kiện tín dụng sẽ ảnh hưởngtrực tiếp đến hoạt động chất lượng hoạt động cho vay của Ngân hàng nói chung vàđối tượng là KHCN nói riêng.
Nhà cung cấp
Tại Ngân hàng, tuy rằng quan hệ với người cung cấp ít quan trọng hơn so vớicác doanh nghiệp các cá nhân vì nhu cầu tiêu dùng của Ngân hàng chỉ hạn chế ở cáctrang thiết bị máy tính, văn phòng phẩm, các máy móc phục vụ dịch vụ thẻ,…Songđây được coi là yếu tố càng ngày càng quan trọng để có thể tạo nên một Ngân hàngchuyên nghiệp, hiện đại Nhà cửa đồ sộ, trang thiết bị hiện đại sẽ tạo dựng đượclòng tin và sự yên tâm cho khách hàng trong việc gửi tiền và sử dụng các dịch vụcủa Ngân hàng.
Trang 26Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCHHÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH HOÀNG MAI.
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀNG MAI.
2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển của Ngân hàng Công thương Hoàng Mai
2.1.1.1 Giới thiệu chung
Tên gọi: Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, chi nhánhHoàng Mai.
Địa chỉ: Số 2 – 4 đường Kim Đồng, phường Giáp Bát, Q.Hoàng Mai, Hà Nội.
2.1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Công thương là một trong bốn NHTM lớn nhất Việt Nam Ngày 26tháng 03 năm 1988, Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam được thành lậptheo nghị định số 53/NĐ-HĐBT của hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máyNHNNVN, và chính thức được đổi tên thành “ Ngân hàng Công thương Việt Nam”theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm1990 Ngày 27 tháng 03 năm 1993, Thống đốc NHNN đã kí Quyết định số 67/QĐ-NH5 về việc thành lập Ngân hàng Công thương thuộc Ngân hàng Việt Nam Ngày 21tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNNđã kí Quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Ngân hàng Công thương ViệtNam theo mô hình Tổng công ty Nhà nước được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
NHCT Hoàng Mai là một Chi nhánh của NHCT Việt Nam có trụ sở đặt tại Số2 – 4 đường Kim Đồng, phường Giáp Bát, Q.Hoàng Mai, Hà Nội NHCT Hoàng Maiđược thành lập vào năm 2006 khi quận Hoàng Mai mới được tách ra; tuy là một chinhánh trẻ mới được thành lập nhưng NHCT Hoàng Mai đã nhanh chóng chiếm lĩnhđược niềm tin của khách hàng nhờ những hoạt động mang tính kinh doanh thực sự,thông qua việc đổi mới phong cách lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh chủ yếu ,cùng với việc đa dạng hóa các loại hình kinh doanh dịch vụ khách nhau, khai thác vàmở rộng thị trường, đưa thêm sản phẩm dịch vụ mới vào hoạt động kinh doanh.
Trang 27NHCT Hoàng Mai đã có sức bật mới, hoạt động kinh doanh theo mô hình mộtNHTM đa năng, có đầy đủ năng lực, uy tín để tham gia cạnh tranh một cách tích cựctrên thị trường Nhanh chóng tiếp cận được thị trường và không ngừng đổi mới, hoànthiện để thích nghi với các môi trường kinh doanh trong cơ chế thị trường hiện nay.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Công thương HoàngMai.
Cũng giống như các NHTM khác, hoạt động của NHCT Hoàng Mai tập trungvào các hoạt động chủ yếu như: huy động vốn, cho vay vốn và thực hiện các nghiệpvụ bảo quản và môi giới trên thị trường tiền tệ, mua bán chứng khoán trên thị trườngchứng khoán khi được sự cho phép của NHNN
NHCT Hoàng Mai có một giám đốc điều hành trực tiếp và một đội ngũ cán bộđủ mạnh, thông thạo nghiệp vụ và có kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành, trình độchuyên môn cao, biết ngoại ngữ, bước đầu thích nghi với cơ chế thị trường, hòa nhậpvới nền kinh tế của khu vực và thế giới.
Chi nhánh có tám phòng chức năng, cụ thể gồm: phòng khách hàng doanhnghiệp, phòng khách hàng cá nhân, phòng quản lý rủi ro, phòng kế toán, phòng tiềntệ, phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ, phòng tổng hợp và phòng gồm ba tổ ( tổ điệntoán, tổ thẻ và và thẻ tổng hợp).
Trang 28Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức tại NHCT Hoàng Mai
Ban giám đốc
Ban giám đốc là cơ quan có quyền lực cao nhất trong Chi nhánh Ban giám đốctiếp nhận các chính sách của NHNN và NHCT Việt Nam, hướng dẫn các phòng banthực thi chính sách Dựa vào phương hướng, mục tiêu của NHCT Việt Nam đề ra màđịnh hướng hoạt động cho Chi nhánh của mình Ban giám đốc ra các chính sách cụthể cho Chi nhánh của mình, thực hiện quyền quản trị chung và quản lý chung về tìnhhình hoạt động, kinh doanh của Chi nhánh Đưa ra các chính sách về nhân sự, kếhoạch kinh doanh và xét duyệt.
Phòng khách hàng doanh nghiệp
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các Doanh nghiệp, đểkhai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng,quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn củaNHCT Việt Nam Trực tiếp quảng cáo tiếp thị, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ
GIÁM ĐỐC
rủi ro Phòngtiền tệ kế toánPhòng PhòngKiểmtrakiểm
soátnội bộ
Ba tổđiệntoán
hợp
Trang 29Ngân hàng Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhậpkhẩu và kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh theo quy định.
Nhiệm vụ:
Phòng khách hàng cá nhân có nhiệm vụ tương tự như phòng khách hàng doanhnghiệp nhưng phòng này giao dịch và làm việc trực tiếp với các khách hàng là các cánhân.
Phòng quản lý rủi ro
Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh về côngtác quản lý rủi ro của Chi nhánh, quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tưđảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng Thẩm định hoặc táithẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng Thực hiện chức năngđánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động Chi nhánh theo sự chỉ đạo củaNHCT Việt Nam Chịu trách nhiệm về quản lý, sử dụng nợ xấu nợ đã xử lý rủi ro, nợ
Trang 30được chính phủ xử lý; làm đầu mối khai thác và xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theoquy định của nhà nước nhằm thu hồi nợ xấu.
Nhiệm vụ:
- Về nghiệp vụ quản lý rủi ro: Nghiên cứu chủ trương, chính sách của Nhà nướcvà kế hoạch phát triển theo vùng kinh tế, ngành kinh tế tại địa phương, các văn bản vềhoạt động Ngân hàng…chiến lược kinh doanh, chính sách quản lí rủi ro của Ngânhàng và thực trạng tín dụng tại Chi nhánh trong từng thời kỳ
- Về nghiệp vụ quản lý nợ có vấn đề:
+ Nghiên cứu chủ trương, chính sách, luật pháp, các văn bản pháp quy củaNhà nước, của ngành và của Ngân hàng có liên quan đến hoạt động Ngân hàng để đềxuất và thực hiện các biện pháp xử lý, thu hồi nợ, xử lý tài sản đảm bảo tiền vay.
+ Tổng hợp báo cáo phân loại nợ, theo dõi tính toán trích lập dự phòng rủi rocủa Chi nhánh, phân tích thực trạng chất lượng tín dụng cảu các khoản nợ xấu theoyêu cầu, đề xuất các biện pháp xử lý nợ.
+ Đầu mối, phối hợp với các phòng khách hàng theo dõi, quản lý, thực hiệncác biện pháp, chế tài tín dụng, tiến hành xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.
+ Đề xuất các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ phù hợp với quyđịnh của pháp luật hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng.
+ Đề xuất phương án trình các cấp, các ngành có liên quan hỗ trợ Chi nhánhtrong việc xử lý thu hồi các khoản nợ xấu vượt phạm vi, khả năng xử lý của Chinhánh.
+ Đầu mối kiểm tra, tổng hợp hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro, miễn giảm lãi, bán nợcủa Chi nhánh theo quy định của Ngân hàng, hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩmquyền cho xử lý xoá nợ, khoanh nợ (nếu có) theo hướng dẫn của Ngân hàng trongtừng thời kỳ.
+ Tham gia hội đồng tín dụng, hội đồng xử lý rủi ro, hội đồng miễn giảm lãi,hội đồng xử lý tài sản đảm bảo theo yêu cầu của chủ tịch hội đồng.
+ Tổng hợp, thống kê, lưu trữ tài liệu liên quan đến các khoản nợ xấu, nợ đã xửlý rủi ro, nợ ngoại bảng và xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ.
Trang 31- Và một số nhiệm vụ khác Phòng kế toán
Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; cácnghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộtại Chi nhánh, cung cấp các dịch vụ Ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán,xử lý hạch toán các giao dịch Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịchtrên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhànước và Ngân hàng Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sảnphẩm của ngân hàng.
Nhiệm vụ:
- Phối hợp với phòng Thông tin điện toán quản lý hệ thống giao dịch trên máy:thực hiện mở/đóng giao dịch hàng ngày; nhận cá dữ liệu mới nhất từ Ngân hàng; thiếtlập thông số đầu ngày.
- Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng- Thực hiện kiểm soát
- Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử, thanhtoán liên Ngân hàng.
- Quản lý thông tin, séc, giấy tờ có giá, các ấn chỉ quan trọng… - Quản lý quỹ tiền mặt trong ngày
- Lưu giữ chứng từ của bộ phận nghiệp vụ, tài liệu,
- Thực hiện quản lý các giao dịch nội bộ, chi trả lương và các khoản thu nhậpkhác cho cán bộ nhân viên hàng tháng.
- Phối hợp với các phòng có liên quan phân tích đánh giá kết quả hoạt độngkinh doanh để trình ban lãnh đạo chi nhánh quyết định mức trích lập quỹ dự phòngrủi ro theo hướng dẫn của Ngân hàng.
- Tổ chức quản lý và theo dõi hạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ laođộng, kho ấn chỉ, chi tiêu nội bộ của Chi nhánh.
- Lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính, kế hoạch mua sắm tài sản, kế hoạchchi tiêu nội bộ.
Trang 32- Phối hợp với các phòng liên quan tham mưu cho giám đốc về kế hoạch vàthực hiện quỹ tiền lương quý, năm, chi các quỹ.
- Tính và trích nộp thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản nộp ngânsách khác, là đầu mối trong quan hệ với cơ quan thuế, tài chính.
- Làm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của NHNN và NHCT- Tổ chức học tập nâng cao trình độ của cán bộ phòng.
- Làm công tác khác do giám đốc giao. Phòng tiền tệ kho quỹ
Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quyđịnh của NHNN và NHCT Việt Nam Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, cácphòng giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu,chi tiền mặt lớn.
Nhiệm vụ:
- Quản lý an toàn kho quỹ theo đúng quy định
- Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các phòng giao dịchtrong và ngoài quầy ATM theo uỷ quyền kịp thời chính xác, đúng chế độ quy định.
- Thu, chi tiền mặt giao dịch có giá trị lớn, thu chi lưu động tại các doanhnghiệp, khách hàng.
- Điều chuyển tiền giữa quỹ nghiệp vụ của chi nhánh với NHNN, NHCT ViệtNam trên địa bàn
- Thường xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời các hiện tượng hoặc sự cố ảnhhưởng đến an toàn kho quỹ, báo cáo Ban giám đốc kịp thời xử lý Lập kế hoạch sửachữa, cải tạo, tu bổ, nâng cấp kho tiền đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Thực hiện ghi chép theo dõi sổ sách thu chi, xuất nhập kho quỹ đầy đủ, kịpthời, làm báo cáo theo quy định.
- Thực hiện việc đóng gói, lập bảng kê chuyển tiền séc du lịch, hóa đơn thanhtoán thẻ VISA, MASTER về trụ sở chính hoặc các đầu mối để gửi đi nước ngoài nhờthu.
Trang 33- Lưu trữ hồ sơ tài liệu, lập báo cáo theo quy định hiện hành và báo cáo đột xuấttheo yêu cầu.
- Tổ chức học tập nâng cao trình độ của cán bộ phòng.- Làm công tác khác do giám đốc giao.
Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ
Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại Chi nhánhtheo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT Việt Nam.Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại Chinhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn Chi nhánh.
- Thực hiện bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo tại Chi nhánh.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cánbộ, nhân viên Chi nhánh.
- Thực hiện việc mua sắm tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh.Thực hiện theo dõi bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, công cụ lao động theo ủy quyền.
- Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, quản lý, sử dụng, bảo dưỡng định kỳ xe,điện, điện thoại và các trang thiết bị của chi nhánh Là đầu mối xây dựng nội quyquản lý, sử dụng trang thiết bị tại Chi nhánh.
- Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ, đánh máy, in ấn tàiliệu, cung cấp tài liệu lưu trữ cho Ban giám đốc và các phòng khi cần thiết.
- Tổ chức thực hiện công tác y tế tại Chi nhánh
- Làm công tác thi đua của chi nhánh, chuẩn bị để hội họp, hội thảo, sơ kết, tổngkết, tiếp khách…
- Thực hiện nhiệm vụ thủ quỹ cho các khoản chi tiêu nội bộ- Lưu trữ hồ sơ tài liệu, lập báo cáo theo quy định và đột xuất.
Trang 34- Tổ chức học tập nâng cao trình độ của cán bộ phòng.- Làm công tác khác do giám đốc giao.
Tổ điện toán
Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại Chi nhánh.Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máytính của Chi nhánh.
Nhiệm vụ:
- Thực hiện quản lý về mặt công nghệ và kỹ thuật đối với toàn bộ hệ thống côngnghệ thông tin.
- Quản lý hệ thống giao dịch trên máy
- Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống, thiết bị ngoại vi, mạng máy tính đảm bảo thôngsuốt hoạt động của Chi nhánh.
- Thực hiện triển khai các hệ thống, chương trình phần mềm mới, các phiên bảncập nhật mới nhất
- Lập, gửi các báo cáo bằng File theo quy định.
- Làm đầu mối về mặt công nghệ thông tin giữa Chi nhánh với NH; thao tác vânhành các chương trình phần mềm trong hệ thống thông tin, điện toán, xử lý các sự cốđối với hệ thống thông tin; lưu trữ, phục hồi dữ liệu toàn Chi nhánh.
- Đề xuất các sản phẩm mới và công nghệ mới, triển khai công tác đào tạo vềcông nghệ thông tin tại Chi nhánh.
- Thiết kế và xây dựng các tiện ích phục vụ yêu cầu chỉ đạo điều hành; hỗ trợcho các phòng, ban kết xuất số liệu ra máy in để các phòng ban khai thác sử dụng.
- Thực hiện nghiệp vụ đầu mối về thẻ
- Lưu trữ hồ sơ tài liệu, lập báo cáo theo quy định hiện hành và báo cáo đột xuấttheo yêu cầu.
- Tổ chức học tập nâng cao trình độ của cán bộ phòng.- Làm công tác khác do giám đốc giao.
Trang 35 Phòng tổng hợp
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc Chi nhánh dự kiến kế hoạch kinhdoanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báocáo hoạt động hàng năm của Chi nhánh Tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc, tư vấn kháchhàng Thực hiện công tác phát triển mạng lưới, các công việc lien quan đến triển khaiáp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 tại chinhánh.
Nhiệm vụ
- Dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích tài chính, phân tích đánh giá tổng hợp,báo cáo tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của Chi nhánh.
- Làm đầu mối các báo cáo theo quy định của NHNN và Ngân hàng
- Triển khai thực hiện các sản phẩm địch vụ thẻ, theo dõi, rà soát hoàn thành chỉtiêu kinh doanh thẻ.
- Trực tiếp tiếp thị, khai thác, tư vấn, hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ.
- Thực hiện các chương trình marketing sản phẩm dịch vụ thẻ, các chương trìnhchăm sóc khách hàng
- Hỗ trợ chủ thẻ, đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng
- Nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ thẻ
- Đề xuất, đóng góp ý kiến liên quan đến chính sách, quy trình nghiệp vụ có liênquan đến cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ có liên quan, phát triển mạng lưới.
- Là đầu mối nghiên cứu các đề án mở rộng màng lưới kinh doanh tại chi nhánh,đầu mối nghiên cứu triển khai các đề tài khoa học, xây dựng kế hoạch phát triển mạnglưới.
- Thực hiện các công việc chuẩn bị cho việc khai trương hoạt động hoặc chuyểnđổi mô hình của đơn vị mạng lưới.
Trang 362.1.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHCT Hoàng Mai giai đoạn 2007 2009.
-2.1 3.1 Hoạt động huy động vốn.
Đây là nhiệm vụ tiên quyết trong hoạt động kinh doanh của mỗi Ngân hàng.Muốn mở rộng hoạt động tín dụng của mình thì Ngân hàng nào cũng cần chú trọngđến hoạt động này Trên thực tế đối với NHCT Hoàng Mai cũng vậy, Chi nhánh đượcsự chỉ đạo kịp thời của ban Giám đốc và sự cố gắng nỗ lực phấn đấu hết mình củatoàn thể cán bộ nhân viên đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trong những năm gầnđây.
Với nguồn vốn khiêm tốn ban đầu do Hội sở Trung ương cung cấp để tiếnhành khai trương, Chi nhánh NHCT Hoàng Mai đã tiến hành mở rộng việc huy độngvốn từ nhiều đối tượng khác nhau để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động của Chinhánh.
Bên cạnh đó, Ngân hàng đã huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhaunhư: tiền gửi của dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tư nhân tập thể… Ngoài ra,Ngân hàng còn đa dạng các thời hạn và khung lãi suất với mục đích thu hút đượcnhiều nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế khác nhau.
Với tinh thần làm việc có trách nhiệm, thái độ tận tụy phục vụ khách hàng nhưgiải quyết thủ tục thuận lợi nhanh chóng, khách hàng gửi tiền vào và rút ra dễ dàng,hạn chế tối đa những sai sót nhầm lẫn về mặt nghiệp vụ để đảm bảo ngày càng có tínnhiệm đối với khách hàng Từ đó Chi nhánh đã tạo được thế chủ động trong việc đivay và cho vay Vì vậy trong những năm qua, công tác huy động vốn đã đạt đượcnhững kết quả hết sức khả quan.
Trang 37Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn theo cơ cấu của NHCT Hoàng Mai năm 2007 – 2009
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu báocáo bìnhquân năm
Số tiền
Số tiền
Số tiền
1 Tiền gửi
Doanh nghiệp 381.818 46.46 462.889 36.66 590.584 43.532 Tiền gửi dân
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của NHCT Hoàng Mai 2007-2009)
Nhìn chung, nguồn vốn của Chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm Cụthể: Năm 2007, tổng nguồn vốn là 832.816 tỷ đồng Sang năm 2008 là 1262.502 tỷđồng, tăng mạnh với tốc độc 51.59% so với năm 2007 Đến năm 2009, tổng nguồnvốn tăng tương đối với tốc độ gần 7.54%, đạt 1356.591 tỷ đồng.
Có thể thấy, các năm qua công tác huy động vốn của NHCT Hoàng Mai tăngkhá mạnh Chi nhánh đã vượt qua được những khó khăn ban đầu khi mới thành lập,đã cố gắng hoàn thành việc xây dựng Chiến lược phát triển thương hiệu, đẩy mạnhtruyền thông ra công chúng Qua 3 năm phát triển, Thương hiệu NHCT Hoàng Maiđã dần có được niềm tin của khách hàng Ngoài tra, NHCT Hoàng Mai cũng đãhoàn thành việc xây dựng chiến lược phát triển Thẻ, từng bước hoàn thiện tổ chứcKhối khách hàng doanh nghiệp và khối khách hàng cá nhân, từ đó gia tăng thị phầncho Chi nhánh, tạo nguồn vốn phục vụ tất cả mọi đối tượng có nhu cầu vay vốn.
Trang 38Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn giai đoạn 2007 – 2009
Tỷ đồng
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của NHCT Hoàng Mai 2007-2009)
2.1.3.2 Hoạt động cho vay.
Hiện nay, hoạt động cho vay vẫn là hoạt động sinh lời chủ yếu của các NHTMViệt Nam nói chung và của NHCT Hoàng Mai nói riêng.
Là một NHTMCP, vốn hoạt động là do các cổ đông đóng góp, huy động tiềngửi của từ dân cư và các tổ chức kinh tế nên hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽvô cùng khó khăn Vì vậy, NHCT Hoàng Mai rất chú trọng đến khâu cho vay, coi đólà hoạt động trọng tâm của Ngân hàng Ngân hàng luôn thực hiện cho vay với ba mụctiêu cơ bản: hiệu quả, an toàn vốn đầu tư và phát triển NHCT Hoàng Mai luôn cốgắng làm tốt công tác huy động vốn nên đã nhanh chóng đa dạng hóa các mặt nghiệpvụ kinh doanh dịch vụ Ngân hàng, trong đó trọng tâm là công tác tín dụng.
Tình hình tín dụng của NHCT Hoàng Mai được thống kê qua bảng sau:
Bảng 2.2 : Tình hình dư nợ cho vay của NHCT Hoàng Mai giai đoạn 2007 – 2009
Đơn vị: Tỷ đồng
Trang 39Chỉ tiêuNăm2007
Tốc độ tăng trưởng (%)2008/200
2009/2008Dư nợ cho
vay theoloại hìnhkinh tế
+ Doanhnghiệp
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của NHCT Hoàng Mai 2007-2009)Xét dư nợ cho vay của NHCT Hoàng Mai theo thành phần kinh tế giai đoạn2007 – 2009 ta thấy, dư nợ cho vay của NHCT Hoàng Mai từ năm 2007 – 2009 có
mức tăng trưởng cao Năm 2007, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp là 299.403 tỷđồng ( chiếm 96.33% trên tổng dư nợ cho vay); dư nợ cho vay đối với cá nhân là11.396 tỷ đồng (chiếm 3.67 % trong tổng dư nợ cho vay) Năm 2008, dư nợ cho vayđối với doanh nghiệp là 527.513 tỷ đồng (chiếm 95.90% trong tổng dư nợ cho vay)– tăng 76.19% so với năm 2007; dư nợ cho vay cá nhân là 22.528 tỷ đồng (chiếm4.10 % trong tổng dư nợ cho vay) –tăng 97.68% so với năm 2007 Đến năm 2009,dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp là 857.987 tỷ đồng (chiếm 91.06% trong tổngdư nợ cho vay) – tăng 62.65% so với năm 2008; dư nợ cho vay cá nhân là 84.146 tỷđồng- tăng 273.52% so với năm 2008 Như vậy, dư nợ cho vay doanh nghiệp chiếmtỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ cho vay so với dư nợ cá nhân Tuy nhiên, tốc độtăng dư nợ cho vay cá nhân tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng dư nợ doanh nghiệp.
Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng dư nợ qua các năm giai đoạn 2007 - 2009