Những nhận xét và kết luận về thực trạng quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH

Một phần của tài liệu Kiến nghị, giải pháp đối với quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán BCTC (Trang 99 - 106)

- Quản lý Đơn đặt hàng: Đơn đặt hàng sẽ tự động được đánh số bởi Fidelio Đối với hàng hóa mua trong nước, nhân viên Bộ phận mua hàng sẽ gọi điện hoặc fax cho nhà cung cấp Đơn đặt

DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN

3.1 Những nhận xét và kết luận về thực trạng quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH

mua hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện

3.1.1 Ưu điểm

3.1.1.1 Nhận xét về công tác tổ chức đoàn kiểm toán và kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán

Yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng của một cuộc kiểm toán luôn luôn là đội ngũ KTV. Ý thức được điều này, BGĐ Deloitte luôn chú trọng đến việc bố trí nhóm kiểm toán sao cho phù hợp nhất với điều kiện của Công ty cũng như với KH. Thông thường các KTV am hiểu về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của KH hoặc các KTV đã từng tham gia kiểm toán KH trong năm trước và có được những hiểu biết nhất định về KH sẽ được ưu tiên bố trí tham gia cuộc kiểm toán cho KH trong năm hiện tại. Điều này giúp giảm thiểu thời gian tìm hiểu về KH, nâng cao chất lượng kiểm toán.

Ngoài ra BGĐ Deloitte cũng chú trọng đến việc xem xét tính độc lập, khách quan của các KTV khi bố trí nhóm nhân sự cho một cuộc kiểm toán. Các KTV khi tham gia nhóm kiểm toán phải đảm bảo sự độc lập trong tư tưởng cũng như về mặt hình thức. KTV sẽ không thể tham gia kiểm toán KH nếu có mối quan hệ về nhân thân hay về kinh tế với KH đó. Điều này là hoàn toàn đúng đắn theo như Chuẩn mực kiểm toán VN về đạo đức nghề nghiệp của KTV “Các công ty kiểm toán và nhóm cung cấp các dịch vụ đảm bảo có nghĩa vụ xác định và đánh giá các trường hợp cụ thể, các mối quan hệ có nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập và có những hành động phù hợp để loại bỏ hoặc làm giảm các nguy cơ này xuống mức có thể chấp nhận được bằng cách áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết”

Theo Chuẩn mực kiểm toán VN số 220 “Kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán”: “Công ty kiểm toán phải xây dựng và thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng để đảm bảo tất cả các cuộc kiểm toán đều được tiến hành phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán VN hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được VN chấp nhận nhằm không ngừng nâng cao chất lượng của các cuộc kiểm toán”. Tại Deloitte luôn đảm bảo tuân thủ điều này. Kiểm soát chất lượng được thực hiện trong suốt quá trình kiểm toán, từ khâu lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán cho đến công việc sau kết thúc kiểm toán. Mỗi một KTV luôn phải tự kiểm soát và giám sát công việc của chính mình. Tiếp đến, Trưởng nhóm kiểm toán sẽ là người soát xét. Sau đó Chủ nhiệm kiểm toán, Giám đốc kiểm toán sẽ kiểm tra lại và cuối cùng là các Lãnh đạo kiểm toán. Sự giám sát, soát xét chặt chẽ diễn ra ngay từ trong quá trình làm việc thay vì đợi đến khi kết thúc kiểm toán vừa đảm bảo chất lượng, giảm thiểu sai sót đến mức thấp nhất có thể, vừa rất thuận tiện cho các KTV.

3.1.1.2 Nhận xét về công tác tổ chức thực hiện kiểm toán

Điểm mạnh đầu tiên có thể nhận thấy trong quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán cũng như khi kiểm toán bất kỳ một chu trình nào khác chính là sự trợ giúp đắc lực của phần mềm kiểm toán A/S2. Thông qua A/S2, Deloitte VN đã xây dựng được một chương trình kiểm toán mẫu rất chi tiết và đầy đủ cho quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán. Chương trình kiểm toán này được xây dựng gắn liền với những mục tiêu quan trọng mà một cuộc kiểm toán cần đạt được. Với chương trình kiểm toán này, Deloitte VN đã thể hiện những điểm mạnh, những lợi thế của mình so với các công ty kiểm toán khác ngay từ trong bước chuẩn bị kiểm toán, lập kế hoạch, thực hiện và kết thúc cuộc kiểm toán.

Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán và lập kế hoạch kiểm toán

Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, có một chút khác biệt giữa các KH kiểm toán cũ và KH kiểm toán mới. Tuy nhiên, đối với cả hai KH cũ và mới Deloitte VN đều thực hiện công việc thu thập thông tin một cách đầy đủ nhất có thể để tiến hành đánh giá và đưa ra quyết định. Toàn bộ giai đoạn chuẩn bị kiểm toán và lập kế hoạch kiểm toán đều được Deloitte thực hiện bám sát theo các Chuẩn mực kiểm toán (Tìm hiểu về KH, lập kế hoạch tổng quát, lập kế hoạch chi tiết). Đồng thời các công việc trong giai đoạn này đều được thực hiện một cách riêng biệt, tách bạch rõ ràng nhưng vẫn đảm bảo được mối liên hệ mật thiết vốn có. Bước công việc sau sẽ sử dụng kết quả của bước công việc trước để tiết kiệm thời gian, chi

phí cho cuộc kiểm toán những vẫn đảm bảo tính đầy đủ của một cuộc kiểm toán. Việc tìm hiểu về KH là cơ sở cho công việc đánh giá rủi ro hợp đồng. Trên cơ sở công việc này các KTV tiến hành lập kế hoạch tổng quát, từ đó sẽ lập kế hoạch kiểm toán chi tiết.

Trong quá trình xem xét quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán do Deloitte VN thực hiện tại hai Công ty X và Công ty Y, mặc dù cả hai Công ty X và Y đều là KH cũ của Deloitte nhưng Ban lãnh đạo của Deloitte vẫn thực hiện thu thập đầy đủ các thông tin sơ bộ về ngành nghề kinh doanh, BGĐ, cơ cấu tổ chức, những biến động của KH so với những năm trước một cách kỹ lưỡng. Đồng thời BGĐ Deloitte cũng tiến hành xem xét lại Hồ sơ kiểm toán năm trước của cả hai KH X và Y để nắm được những điểm đáng lưu ý, những phát hiện trong năm trước về KH.

BGĐ Deloitte vẫn tiến hành công việc đánh giá khả năng chấp nhận hợp đồng kiểm toán với một bảng hỏi đã được DTT xây dựng chuẩn dù cả hai Công ty X và Y đều là những KH lâu năm của Deloitte. Điều này cho thấy một sự cẩn trọng, chắc chắn của BGĐ Deloitte. Điều này là cần thiết và là sự tuân thủ chuẩn mực kiểm toán cũng như các quy định khác góp phần làm giảm rủi ro cho cuộc kiểm toán, giữ vững và nâng cao uy tín cho Công ty.

Sau khi đã đánh giá và chấp nhận cũng như kí kết hợp đồng kiểm toán, Ban lãnh đạo Deloitte thực hiện việc lựa chọn nhóm kiểm toán sẽ tham gia thực hiện hợp đồng. Điểm đáng chú ý là Ban lãnh đạo Deloitte thường lựa chọn các KTV đã có kinh nghiệm trong việc kiểm toán KH trong những năm trước đó. Điều này sẽ giảm thiểu sự lãng phí về thời gian và chi phí cho quá trình các KTV phải làm quen từ đầu với KH và đặc thù ngành nghề kinh doanh của KH. Đồng thời do đã quen với KH, KTV đã có những hiểu biết nhất định và nhận biết được những vấn đề đặc biệt, vấn đề cần quan tâm chú ý mà KTV mới sẽ khó nhận ra. Nhờ vậy hiệu quả làm việc sẽ cao hơn. Tuy nhiên một vấn đề nảy sinh khi Ban lãnh đạo Deloitte ưu tiên lựa chọn các KTV cũ đó là tính độc lập của KTV có thể bị ảnh hưởng khi có những mối quan hệ với KH. Do vậy Ban lãnh đạo cũng luôn luôn tiến hành thêm một bước công việc là kiểm tra lại các mối quan hệ của KTV, đánh giá và đảm bảo rằng các KTV độc lập về kinh tế cũng như tinh thần với KH kiểm toán

trong phạm vi cho phép. Nhờ vậy đạo đức nghề nghiệp của các KTV khi tham gia kiểm toán luôn ở mức an toàn.

Trong bước lập kế hoạch kiểm toán, Deloitte đã luôn tuân thủ theo các quy định của công ty, quy định của hãng DTT và Chuẩn mực kiểm toán VN số 300 cũng như các chuẩn mực, quy định khác. Trong bước này Chủ nhiệm kiểm toán và Trưởng nhóm kiểm toán tiến hành đánh giá hệ thống KSNB của KH, đánh giá rủi ro kiểm soát, thực hiện các thủ tục phân tích và xác lập các Mức trọng yếu cho từng KH. Tất cả các công việc này đều được thực hiện trên phần mềm kiểm toán A/S2. Với sự hỗ trợ của A/S2 các công việc được tiến hành gọn gàng, nhanh chóng và chính xác hơn. Trong phần mềm A/S2 đã thiết kế sẵn một bảng hỏi cho việc đánh giá hệ thống KSNB. Chủ nhiệm kiểm toán và Trưởng nhóm kiểm toán chỉ việc điền các câu trả lời và A/S2 sẽ tự tổng hợp để cho ra kết quả đánh giá về hiệu lực của hệ thống KSNB, về rủi ro của cuộc kiểm toán. Còn đối với bước công việc xác lập mức trọng yếu, Trưởng nhóm kiểm toán cũng trả lời các câu hỏi có sẵn trong A/S2 và lựa chọn chỉ tiêu thích hợp dùng để tính toán Mức trọng yếu theo hướng dẫn của A/S2 và kinh nghiệm của chính bản thân. Sau đó A/S2 sẽ tự động tính toán và đưa ra kết quả về các chỉ tiêu MP, PM, Ngưỡng sai phạm…Nhờ vậy công việc này sẽ đạt được độ chính xác cao hơn và mang tính khách quan hơn.

Cũng trong bước công việc này, khi các KTV trả lời các câu hỏi trong A/S2, A/S2 sẽ tự động xác định xem có tồn tại một rủi ro cụ thể nào đối với khoản mục HTK và phải trả người bán hay không. Tất cả các công việc KTV đã làm sẽ được A/S2 kết nối lại với nhau và đưa ra một chỉ dẫn MAP về các bước công việc cụ thể mà các KTV phần hành cần làm đối với nghiệp vụ mua hàng và đối với khoản phải trả người bán. Nhờ vậy các KTV sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và giảm thiểu được các sai sót mang tính chủ quan.

Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Một ưu điểm trong giai đoạn thực hiện kiểm toán của Công ty Deloitte VN là khả năng điều phối tốt công việc kiểm toán. Thông thường đối với những cuộc kiểm toán lớn, Ban lãnh đạo Deloitte sẽ chia làm hai giai đoạn: Kỳ kiểm toán giữa năm (interism) thường thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và một phần thử nghiệm cơ bản; Kỳ kiểm toán cuối năm, các KTV sẽ tiến hành cập nhập cho các

Thử nghiệm kiểm soát đã được thực hiện trong kỳ kiểm toán giữa năm và hoàn thành các thử nghiệm cơ bản.

Theo kế hoạch kiểm toán đã được lập và chương trình kiểm toán mà Giám đốc kiểm toán đã thiết kế, các KTV phần hành trong nhóm kiểm toán tiến hành thực hiện kiểm toán các phần hành cụ thể tuân theo đúng chuẩn mực kiểm toán quốc tế và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

Trong giai đoạn này, các KTV phần hành kiểm toán cho hai Công ty X và Y đã thực hiện một cách cẩn thận, kỹ lưỡng, thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết nhưng vẫn có sự linh hoạt trong từng tình huống cụ thể. Chẳng hạn như tại Công ty X được đánh giá là có rủi ro cao hơn mức thông thường, KTV phụ trách phần hành đã thực hiện thêm thủ tục phân tích các khoản phải trả trong khi KTV phụ trách phần hành này đã không thực hiện đối với Công ty Y vì rủi ro của công ty này được đánh giá ở mức thông thường.

Mục tiêu của các KTV khi thực hiện kiểm toán là nhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng để chứng minh cho sự trung thực và hợp lý của các thông tin trên báo cáo tài chính của khách hàng cũng như chứng minh cho các vấn đề đáng nghi ngờ cho các thông tin mà kiểm toán viên nhận định rằng cần phải lưu ý. Chính vì vậy trong quá trình thực hiện các KTV luôn luôn phản ánh lại các công việc mình đã làm, các dấu hiệu, các nghi ngờ, các nhận định, các ghi chú…trên Giấy tờ làm việc trong A/S2 một cách đầy đủ. Đây chính là các bằng chứng vững chắc về việc các KTV đã tiến hành kiểm toán thật sự, đã thực hiện các công việc cần thiết và là cơ sở cho các kết luận của KTV ngay cả khi có những rủi ro thật sự xảy ra cho cuộc kiểm toán.

Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các KTV tiến hành kiểm tra các tài khoản một cách riêng biệt về mặt hình thức nhưng thực tế lại luôn xem xét trong các mối quan hệ nội tại có ảnh hưởng lẫn nhau. Không chỉ nghiên cứu dưới góc độ tổng quan, các KTV còn đi sâu vào điều tra chọn mẫu, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chi tiết và tổng hợp, giữa tổng hợp và phân tích. Đồng thời các KTV cũng khai thác tối đa các biên bản, kết luận sẵn có nhằm tìm kiếm manh mối, tạo cơ sở đưa ra kết luận, giảm thời gian tiến hành công việc kiểm toán. Tất cả những điều nói trên phản ánh một sự thận trọng nghề nghiệp thích đáng của Deloitte VN.

Sau khi cuộc kiểm toán kết thúc Trưởng nhóm kiểm toán, Chủ nhiệm kiểm toán và các cấp lãnh đạo của Deloitte sẽ tiến hành tổng hợp các kết quả, đánh giá lại sai sót, lập và phát hành báo cáo kiểm toán, đồng thời soát xét và đánh giá lại chất lượng của cuộc kiểm toán đã thực hiện. Ở bước công việc này một lần nữa lại cho thấy Deloitte luôn đặt chất lượng của cuộc kiểm toán lên hàng đầu, luôn ý thức về uy tín và hình ảnh của Công ty. Việc soát xét các Giấy tờ làm việc của các KTV được thực hiện một cách hết sức chặt chẽ: trước hết mỗi KTV đều là người soát xét lại chính công việc của mình, Trưởng nhóm kiểm toán sẽ là người soát xét lại, cho ý kiến và yêu cầu các KTV giải quyết những vấn đề còn tồn tại. Tiếp đến Chủ nhiệm kiểm toán sẽ được Trưởng nhóm kiểm toán chuyển cho các Giấy tờ làm việc và xem xét lại một lần nữa. Sau khi được Chủ nhiệm kiểm toán chấp nhận, các Giấy tờ làm việc lại được chuyển đến cho các Giám đốc kiểm toán và cuối cùng sẽ đến cấp lãnh đạo cao nhất (Partner) thực hiện soát xét lại lần cuối. Cơ chế kiểm soát chất lượng mà Deloitte Việt Nam đã xây dựng như trên đã tuân thủ đúng theo yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 - Kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán.Đây chính là một trong số những nhân tố đảm bảo cho thành công, uy tín của Deloitte.

3.1.2 Tồn tại

Hiện nay Deloitte VN khá phong phú trong việc cung cấp các loại hình dịch vụ từ kiểm toán cho đến tư vấn, thuế, hoạt động thẩm định giá…Tuy nhiên kiểm toán BCTC vẫn là hoạt động chiếm ưu thế nhất tại Deloitte. Bên cạnh những thành công, những ưu điểm mà Deloitte VN đã đạt được vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục như sau:

Trước hết phải nói đến phần mềm kiểm toán A/S2 là phần mềm kiểm toán có tính toàn cầu, được xây dựng chung cho hãng DTT và toàn bộ các thành viên. Do vậy có nhiều điểm A/S2 chưa phù hợp với điều kiện hoạt động tại VN. Khi A/S2 đưa ra một kế hoạch kiểm toán chi tiết thông qua chỉ dẫn MAP, nếu thực hiện được chính xác như thế sẽ là rất tốt. Tuy nhiên trong điều kiện ở VN, khi nền kinh tế chưa phát triển, hệ thống tổ chức kế toán, kiểm soát và hoạt động của các doanh nghiệp chưa hoàn toàn ổn định và đi vào quỹ đạo. Cũng như hệ thống pháp luật ở VN còn chưa hoàn chỉnh, nhiều khe hở cho các doanh nghiệp lách luật. Do vậy việc các KTV phải thực hiện theo đúng MAP mà A/S2 đã đưa ra cho nghiệp vụ mua hàng

hay đối với khoản phải trả người bán là hoàn toàn phi thực tế. Để thực hiện đúng MAP sẽ cần nhiều hơn về nhân lực, thời gian và chi phí. Điều này cũng là nhân tố gây ảnh hưởng hiệu quả của cuộc kiểm toán. Do vậy các KTV tại Deloitte đã chọn giải pháp giảm bớt một số thủ tục. Điều này có thể thấy được khi so sánh kế hoạch kiểm toán chi tiết được đưa ra trong bước lập kế hoạch và thực tế thực hiện của các KTV đã được trình bày trong chương 2. Nhưng khi giảm bớt một số thủ tục như vậy

Một phần của tài liệu Kiến nghị, giải pháp đối với quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán BCTC (Trang 99 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w