Kiến nghị đối với quy trình kiểm toán chung trong kiểm toán BCTC

Một phần của tài liệu Kiến nghị, giải pháp đối với quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán BCTC (Trang 111 - 116)

- Quản lý Đơn đặt hàng: Đơn đặt hàng sẽ tự động được đánh số bởi Fidelio Đối với hàng hóa mua trong nước, nhân viên Bộ phận mua hàng sẽ gọi điện hoặc fax cho nhà cung cấp Đơn đặt

DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN

3.4.1 Kiến nghị đối với quy trình kiểm toán chung trong kiểm toán BCTC

điểm không phù hợp với điều kiện ở VN, các Chủ nhiệm kiểm toán và trưởng nhóm kiểm toán cần có những điều chỉnh và lựa chọn các thủ tục cần thiết và thích hợp với từng cuộc kiểm toán cụ thể để làm hướng dẫn cho các KTV phần hành thực hiện một cách nhất quán. Đồng thời các KTV phần hành cũng cần tuân thủ theo các chỉ dẫn MAP đã được điều chỉnh của Chủ nhiệm kiểm toán và Trưởng nhóm kiểm toán. Nhưng việc thực hiện phải đảm bảo hiệu quả về mặt thời gian cũng như chất lượng. Có như vậy cuộc kiểm toán mới đạt được kết quả như mong muốn.

Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục

Trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA số 300 quy định KTV phải

Xác định mức trọng yếu cho từng mục kiểm toán”

Điều này nghĩa là sau khi thực hiện việc Ước lượng ban đầu về trọng yếu để xác định Mức trọng yếu theo kế hoạch cho toàn bộ BCTC, các KTV phải thực hiện công việc phân bổ mức ước lượng ban đầu này cho các khoản mục trên BCTC. Tuy nhiên như trong phần “Tồn tại” đã trình bày, các KTV không thực hiện việc phân bổ này mà chỉ sử dụng một mức nhất định là 2%PM làm cơ sở so sánh cho tất cả các khoản mục. Nếu sai phạm của một khoản mục nào đó nhỏ hơn mức 2%PM này sẽ được bỏ qua.

Do vậy tác giả xin đưa ra kiến nghị như sau: Khi tính toán Mức trọng yếu theo kế hoạch, các KTV không nên chỉ dừng lại ở Mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC mà cần tiến hành tính toán phân bổ cho từng khoản mục trên BCTC tùy theo bản chất của khoản mục đó. Điều này cũng đặt ra một yêu cầu cho BGĐ của Deloitte là cần xây dựng một mô hình chuẩn cho việc phân bổ Mức trọng yếu cho từng khoản mục để có thể giảm thiểu tính chủ quan, cảm tính của các KTV khi thực hiện phân bổ nhằm nâng cao độ chính xác, thích hợp cho kết quả phân bổ, tránh những sai lầm có thể mắc phải khi tiêu chí phân bổ không phù hợp.

Xác định mục tiêu của từng thủ tục kiểm toán

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA số 300 “Chương tình kiểm toán chỉ dẫn các mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung, lịch trình và phạm vi”

Trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA số 530 cũng quy định “KTV phải xác định các mực tiêu cụ thể và xem xét việc kết hợp các thủ tục kiểm toán để đạt được mục tiêu đó”

“xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục cơ bản cho cơ sở dẫn liệu”. Đồng thời VSA số 500 cũng cho rằng “bằng chứng kiểm toán phải được thu thập cho từng cơ sở dẫn liệu của BCTC”.

Tất cả những điều này cho thấy KTV cần thiết phải chỉ rõ mục tiêu của các thủ tục kiểm toán là nhằm thu thập bằng chứng cho cơ sở dẫn liệu nào khi thiết kế các thủ tục kiểm toán. Tuy nhiên, trong thực tế tại Deloitte, khi thiết kế các thủ tục kiểm toán các KTV thường chỉ xác định mục tiêu cho một nhóm các thủ tục là nhằm hướng đến những cơ sở dẫn liệu nào chứ không chi tiết cho từng thủ tục. Vì vậy Deloitte nên có những sửa đổi để cụ thể hóa các cơ sở dẫn liệu được hướng đến đi kèm với mỗi thủ tục nhằm giúp KTV khi thực hiện sẽ định hướng rõ hơn các mục tiêu của mình.

Thực hiện thủ tục phân tích

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA số 520 “Trong quá trình thực hiện quy trình phân tích, kiểm toán viên được phép sử dụng nhiều phương pháp khác nhau từ việc so sánh đơn giản đến những phân tích phức tạp đòi hỏi phải sử dụng các kỹ thuật thống kê tiên tiến. Quy trình phân tích cũng được áp dụng đối với báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tài chính của đơn vị thành viên hoặc từng thông tin riêng lẻ của các báo cáo tài chính”

Tuy nhiên việc thực hiện thủ tục phân tích tại Deloitte còn khá hạn hẹp. Các KTV mới chỉ tập trung vào một số phân tích ngang có tính đơn giản mặc dù Deloitte luôn khuyến khích các KTV thực hiện thủ tục phân tích hơn là kiểm tra chi tiết . Từ đó hiệu quả của việc áp dụng thủ tục phân tích là chưa cao, chưa co tác dụng giúp giảm số lượng trắc nghiệm kiểm tra chi tiết. Do vậy khi thực hiện các thủ tục phân tích, các KTV cần kết hợp cả việc phân tích ngang và phân tích dọc để nhận định rõ hơn bản chất của các xu hướng, các biến động. Đồng thời các KTV cũng cần tăng cường việc sử dụng các thông tin phi tài chính cho việc đưa ra kết luận. Cở sở cho việc so sánh không nên chỉ sử dụng các số liệu của những năm trước mà cần thu thập thêm số liệu của các đối thủ cạnh tranh của KH, số trung bình của ngành. Việc phân tích xu hướng của KH cần được gắn liền với xu hướng chung của ngành, của nền kinh tế.

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA số 530 quy định “Lấy mẫu kiểm toán là áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ, sao cho mọi phần tử đều có cơ hội được chọn” . Điều này cho thấy một yêu cầu khi chọn mẫu là phải làm sao để các phần tử trong một tổng thể, không phân biệt về giá trị, đều có cơ hội được lựa chọn vào mẫu là ngang nhau.

Về mặt lý thuyết có bốn phương pháp chọn mẫu chính là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, chọn mẫu phi xác suất, chọn mẫu thuộc tính và chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ. Trong đó phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên bao gồm chọn mẫu dựa trên bảng số ngẫu nhiên, chọn mẫu theo chương trình máy tính và chọn mẫu theo hệ thống. Phương pháp chọn mẫu phi xác suất có thể được chọn theo khối hoặc chọn theo nhận định nhà nghề. Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ cũng có cách chọn dựa trên bảng số ngẫu nhiên, theo chương trình máy tính và theo hệ thống. Tuy nhiên tại Deloitte, các KTV chủ yếu thực hiện việc chọn mẫu theo đơn vị tiện tệ dựa trên cảm tính và kinh nghiệm nghề nghiệp. Cụ thể dựa vào quy mô của tổng thể, Mức trọng yếu theo kế hoạch (PM), Giá trị trọng yếu chi tiết (MP) và Mức độ rủi ro (R), các KTV sẽ tính ra quy mô mẫu (N) dựa trên công thức đã được xây dựng sẵn. Từ quy mô mẫu này, các KTV sẽ tiến hành lựa chọn các mẫu từ các phần tử trong tổng thể. Thông thường các KTV sẽ lựa chọn các phần tử có giá trị tiền tệ lớn. Với cách chọn mẫu này các phần thử nhỏ gần như không có cơ hội để được chọn vào mẫu. Do vậy rủi ro chọn mẫu sẽ tăng cao vì có thể xảy ra trường hợp các phần tử không được chọn chưa đựng những sai sót mang tính hệ thống hoặc lặp đi lặp lại.

Khi chọn mẫu theo xét đoán nghề nghiệp, các KTV nên kết hợp với kỹ thuật phân tầng, phân tổ. Dựa trên kết quả của kỹ thuật này các KTV có thể tiến hành kiểm tra 100% đối với tầng có giá trị lớn, tổ có tính trọng yếu cao hơn và kiểm tra ngẫu nhiên đối với các phần tử có giá trị nhỏ. Đồng thời Deloitte nên xây dựng chương trình tin học hiệu quả giúp đỡ các KTV trong việc chọn mẫu. Từ đó phương pháp chọn mẫu sẽ phong phú hơn, mẫu được chọn mang tính đại diện, đặc trưng hơn và rủi ro chọn mẫu sẽ giảm.

Sử dụng chuyên gia khi kiểm toán trong môi trường tin học

Hiện nay việc áp dụng công nghệ thông tin, các thành tựu khoa học vào trong việc xử lý kế toán là rất phổ biến. Mức độ sử dụng ngày càng rộng rãi và ở trình độ

cao hơn. Vì vậy bên cạnh việc đào tào, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chất lượng cho nhân viên, Deloitte nên tăng cường việc sử dụng chuyên gia khi tiến hành kiểm toán trong môi trường tin học nhằm tránh những sai sót xảy ra do sự thiếu hiểu biết về chương trình, phần mềm mà công ty KH đang sử dụng.

Deloitte hiện có 22 chuyên gia đến từ các nước hoạt động trogn nhiều lĩnh vực, tuy nhiện thực tế cho thấy việc sử dụng chuyên gia tham gia vào các cuộc kiểm toán còn rất hạn chế. Trong khi đó Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA số 401 đã quy định rõ “KTV phải đánh giá ảnh hưởng của môi trường tin học đối với cuộc kiểm toán” và “phải có hiểu biết đầy đủ về môi trường tin học để lập kế hoạch, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra công việc kiểm toán đã thực hiện. Trong mỗi cuộc kiểm toán cụ thể, KTV và công ty kiểm toán phải đánh giá sự cần thiết phải có những kỹ năng chuyên sâu về hệ thống máy tính để phục vụ cho cuộc kiểm toán”. Nếu không có sự thay đổi trong việc tăng cường những chuyên gia có hiểu biết sâu trong lĩnh vực tin học thì Deloitte khố có thể thực hiện đúng theo chuẩn mực này.

Thực hiện thủ tục kiểm tra thiết kế và vận hành (D&I) và kiểm tra hiệu quả hoạt động

Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các KTV nên thực hiện đầy đủ cả hai công việc kiểm tra D&I và kiểm tra OE trong kỳ kiểm toán giữa năm (interim) cho các chu trình quan trọng mang tính trọng yếu trong hoạt động kinh doanh của KH. Công ty nên dành một khoảng thời gian nhất định để các KTV thực hiện công việc này trong kỳ kiểm toán giữa năm để giảm nhẹ khối lượng công việc cho kỳ kiểm toán cuối năm. Mặc dù việc này có thể làm tăng thêm thời gian và khối lượng công việc cho KTV tuy nhiên nếu thực hiện đầy đủ, KTV sẽ có được sự tin cậy cao vào các bằng chứng kiểm toán, làm giảm được rủi ro kiểm toán đồng thời có thể phát hiện ra những sai sót của KH. Bên cạnh việc tiến hành D&I và OE đối với các chu trình và phần hành quan trọng, KTV nên thực hiện tìm hiểu hệ thống KSNB của KH đối với các chu trình còn lại. Việc thực hiện đầy đủ các công việc trên sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kiểm toán của công ty, nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán và các ý kiến tư vấn đưa ra cho KH.

Cuối cùng đối với việc lưu trữ hồ sơ kiểm toán, song song với việc lưu trữ bản mềm trên A/S2 Deloitte cũng nên thực hiện lưu trữ bản cứng một cách đầy đủ nhằm đảm bảo chất lượng cũng như số lượng cho hồ sơ kiểm toán theo thiết kế của hãng

DTT.

Một phần của tài liệu Kiến nghị, giải pháp đối với quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán BCTC (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w