- Quản lý Đơn đặt hàng: Đơn đặt hàng sẽ tự động được đánh số bởi Fidelio Đối với hàng hóa mua trong nước, nhân viên Bộ phận mua hàng sẽ gọi điện hoặc fax cho nhà cung cấp Đơn đặt
TÍNH TOÁN MỨC TRỌNG YẾU THEO KẾ HOẠCH VÀ GIÁ TRỊ TRỌNG YẾU CHI TIẾT
TIẾT
Mô tả Tính toán
Cơ sở tính toán (chọn từ danh sách hiện ra phía dưới) Doanh thu
Số dư khoản mục chọn làm cơ sở tính toán 29,653,559$
Mức trọng yếu theo kế hoạch được tính ra 445,000$ 7,180,075,000VND
Mức trọng yếu theo kế hoạch được chọn (PM) 445,000$ 7,180,075,000VND (Đây là giá trị để đưa vào phần 1710 và 2340)
Giá trị bằng tiền của tổng các sai phạm chưa được
sửa chữa dự tính trước 44,500$
Giá trị trọng yếu chi tiết (MP) 400,500$ 6,460,000,000VND
Ngưỡng sai phạm tối thiếu cho các sai phạm được tính trên Mẫu 2340S
Ngưỡng sai phạm (Không nên vượt quá 2% Mức trọng yếu theo kế hoạch) USD 8,900
(VND 143,600,000)
(Nguồn: GTLV của KTV trên A/S2)
Tương tự đối với Công ty Y, Chủ nhiệm kiểm toán cũng tiến hành cộng việc tính toán, xác lập Mức trọng yếu trong phần 1710. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh
của công ty diễn ra ổn định nên Chủ nhiệm kiểm toán đã chọn chỉ tiêu mà những người sử dụng BCTC quan tâm đến nhiều nhất là lợi nhuận trước thuế (LNTT).
Biểu 2.5b Xác lập mức trọng yếu cho Công ty Y
Người thực hiện: PVA Người soát xét: NVK Xác lập mức trọng yếu theo kế hoạch GTLV: 1710
Mô tả Tính toán
Cơ sở tính toán (chọn từ danh sách hiện ra phía dưới) LNTT
Số dư khoản mục chọn làm cơ sở tính toán 3,812,315,528 VND
Mức trọng yếu theo kế hoạch được tính ra 655,378,921 VND
Mức trọng yếu theo kế hoạch được chọn (PM) 655,378,921 VND (Đây là giá trị để đưa vào phần 1710 và 2340)
Giá trị bằng tiền của tổng các sai phạm chưa được sửa chữa dự
tính trước 30,378,921 VND
Giá trị trọng yếu chi tiết (MP) 625,000,000 VND
Ngưỡng sai phạm tối thiếu cho các sai phạm được tính trên Mẫu 2340S
Ngưỡng sai phạm (Không nên vượt quá 2% Mức trọng yếu theo kế hoạch) 13,107,578 VND
(Nguồn: GTLV của KTV trên A/S2)
Có thể thấy được mô hình xác lập mức trọng yếu của Deloitte là một mô hình có nhiều ưu điểm, có tính tự động hóa cao dựa trên những quy trình chuẩn được hãng DTT xây dựng, trong quá trình tính toán MP hay PM cũng như Ngưỡng sai phạm ít chịu sự chi phối của các phán đoán mang tính chủ quan của KTV. Đồng thời mô hình này cũng tận dụng được kinh nghiệm cũng như sự hiểu biết của các KTV thông qua việc cho phép các KTV lựa chọn tiêu chí chính xác làm cơ sở để tính toán MP và PM. Cũng như việc cho phép các KTV lựa chọn giá trị cuối cùng của PM để áp dụng vào việc tính toán các giá trị tiếp theo. Nhờ vậy sẽ khắc phục được những nhược điểm của mô hình xây dựng chung cho tất cả thành viên của Hãng DTT để phù hợp hơn với điều kiện, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp VN.
Theo chuẩn mực kiểm toán VN số 320 “Tính trọng yếu trong kiểm toán”: “KTV cần xem xét tính trọng yếu trên cả phương diện mức độ sai sót tổng thể của BCTC trong mối quan hệ với mức độ sai sót chi tiết của số dư các tài khoản, của các giao dịch và các thông tin trình bày trên BCTC”. Tuy nhiên tại Deloitte VN cũng như nhiều công ty kiểm toán khác áp dụng chương trình kiểm toán của các Hãng quốc tế thường chỉ xác lập Mức trọng yếu cho toàn bộ
BCTC mà không phân bổ cho từng khoản mục cụ thể. Điều này có thể sẽ giúp giảm bớt khối lượng công việc cho các KTV, giảm thời gian và chi phí cho cuộc kiểm toán nhưng cũng tiềm ẩn khả năng rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên. Trong quá trình kiểm toán các KTV thường tổng hợp các sai phạm lại và so sánh với Mức trọng yếu dự tính cho toàn bộ BCTC, nếu tổng hợp các sai phạm không vượt qua Ngưỡng sẽ được bỏ qua. Nhưng thực tế có thể tồn tại những sai phạm mà khi xét riêng lẻ sẽ là trọng yếu dù khi tổng hợp lại vẫn ở mức sai phạm có thể bỏ qua. Deloitte cũng đưa ra con số 2%PM để đánh giá tính trọng yếu của sai phạm đối với từng khoản mục nhưng con số này được áp dụng chung cho tất cả các khoản mục, không tính đến sự khác biệt giữa các khoản mục khác nhau nên chưa đạt được độ tin cậy cao như việc phân bổ Mức trọng yếu cho từng khoản mục.