Đánh giá khả năng chấp nhận hợp đồng

Một phần của tài liệu Kiến nghị, giải pháp đối với quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán BCTC (Trang 59 - 63)

A Các yếu tố được cân nhắc Kết quả

1 Hợp đồng có chịu bất kỳ rủi ro nào chưa được thảo luận ở phần đánh giá rủi ro phía trên không?

Không

2 Hợp đồng có đạt được yêu cầu chi phí tối thiểu không?

Đánh giá rủi ro hợp đồng và quyết định khả năng tiếp tục

1.Chúng ta thực hiện kiểm toán cho Công ty Cổ phần hay không Cổ phần? Không Cổ phần 1a. Chúng ta có kế hoạch để đạt được sự bảo đảm kiểm soát cho các sai sót

tiềm tàng liên quan tới số dư các khoản mục không?

2.Đây là cuộc kiểm toán lần đầu hay lần tiếp theo? Lần tiếp theo 4.KH có đặt vị trí ở nhiều nơi hay có nhiều chi nhánh không? Không 6.Cuộc kiểm toán có sự tham gia của các kiểm toán viên độc lập khác không? Không

7. Có sự chuyển giao quyền lợi sở hữu không? Không

8. KH có bộ phận kiểm toán nội bộ hay chức năng tương tự không? Không 13.Hợp đồng có bao gồm kiểm toán doanh nghiệp nhận trợ giúp tài chính từ

Chính phủ không?

Không

17. KH có khoản mục HTK là trọng yếu với BCTC không? Không 19. KH có tham gia vào những giao dịch hay hoạt động bất hợp pháp không? Không 22. Chúng ta có sử dụng chuyên gia bên ngoài không? Không

Mẫu này được chính tôi chuẩn bị hoặc theo sự hướng dẫn của tôi và tôi khuyến khích tiếp tục kiểm toán KH này. Để phù hợp với thông tin trong GTLV này và sử dụng các phán đoán nghề nghiệp, tôi đánh giá rủi ro hợp đồng như sau:

() Bình thường Hơn mức bình thường Hơn mức bình thường rất nhiều

Rủi ro hợp đồng

(Nguồn: GTLV dạng SAS của KTV trên A/S2)

Kết luận của BGĐ Deloitte đưa ra đối với khả năng ký kết hợp đồng kiểm toán Công ty X là cao hơn mức bình thường. Tuy nhiên khi xem xét đến các nhân tố khác như việc Công ty X là KH lâu năm của Deloitte, các KTV của Deloitte đã có những hiểu biết nhất định về KH, sự trung thực, uy tín của BGĐ công ty KH được đảm bảo. Hơn nữa mức rủi ro này vẫn có thể chấp nhận được, Deloitte vẫn có thể

xây dựng kế hoạch kiểm toán để khắc phục và giảm thiểu rủi ro này. Do vậy BGĐ Deloitte ra quyết định chấp nhận kiểm toán Công ty X.

Tương tự như đối với Công ty X, Ban lãnh đạo Deloitte cũng tiến hành tìm hiểu thông tin chung về hoạt động kinh doanh của Công ty Y và tiến hành đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng đối với Công ty Y để chuẩn bị cho bước lập và kí kết hợp đồng (Phụ lục 3-Tìm hiểu môi trường kinh doanh của Công ty Y)

Tuy nhiên qua tìm hiểu, Ban lãnh đạo Deloitte nhận thấy hoạt động kinh doanh của Công ty Y diễn ra bình thường và ổn định, không có những khoản lỗ lớn hay dấu hiệu bất thường nào khiến cho nhóm KTV nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Công ty. Vì vậy Ban lãnh đạo Deloitte đánh giá rủi ro kiểm toán của Công ty Y ở mức bình thường. Do vậy Deloitte chấp nhận kiểm toán Công ty X và tiến hành lập Hợp đồng.

Căn cứ theo Chuẩn mực kiểm toán VN số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán”: “Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán để nhận biết được các sự kiện, nghiệp vụ có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính” có thể thấy Deloitte đã hoàn toàn tuân thủ theo Chuẩn mực, cho thấy BGĐ Deloitte luôn đặt uy tín, chất lượng dịch vụ kiểm toán lên hàng đầu, không vì lợi nhuận, KH quen mà bỏ qua bước công việc tìm hiểu ban đầu.

2.2.1.2 Lập và thảo luận các điều khoản trong hợp đồng

Sau khi Ban Giám đốc của Deloitte Việt Nam ra quyết định chấp nhận kiểm toán đối với hai Công ty X và Y, bộ phận thư kí của Deloitte sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng kiểm toán giữa Deloitte với Công ty X và hợp đồng kiểm toán giữa Deloitte và Công ty Y. Trong hợp đồng này sẽ bao gồm các điều khoản quan trọng sau:

• Nội dung dịch vụ

• Luật định và chuẩn mực

• Trách nhiệm của các bên

• Báo cáo

• Sửa đổi và diễn giải mang tính hồi tố

• Kế hoạch thực hiện kiểm toán

• Phí dịch vụ và phương thức thanh toán

• Các vấn đề về tính độc lập

• Giới hạn trách nhiệm và bồi thường

2.2.1.3 Lựa chọn nhóm kiểm toán

Khi hai bước công việc nói trên được hoàn thành, Ban Giám đốc của Deloitte sẽ tiến hành công việc lựa chọn nhóm kiểm toán phù hợp. Khi lựa chọn nhóm kiểm toán, có một tiêu chí thường được sử dụng đó là các kiểm toán viên đã từng kiểm toán công ty khách hàng ở những năm trước đó thường sẽ được lựa chọn cho năm tiếp theo do đã có những hiểu biết nhất định về ngành nghề kinh doanh và về chính khách hàng đó. Do vậy sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí đồng thời làm việc cũng hiệu quả hơn.

Một nhóm kiểm toán tại Deloitte Việt Nam thường bao gồm:

Nhóm phụ trách chung: bao gồm các Giám đốc kiểm toán, phó giám đốc và chủ nhiệm kiểm toán. Đây là nhóm các kiểm toán viên cấp cao chịu trách nhiệm chung cho nhiều cuộc kiểm toán cùng một lúc. Nhóm kiểm toán viên cấp cao thường thực hiện các công việc đòi hỏi kinh nghiệm, năng lực chuyên môn và uy tín cao như trực tiếp quản lý hợp đồng, quản lý soát xét chất lượng cuộc kiểm toán…

Nhóm trực tiếp tham gia kiểm toán: bao gồm các kiểm toán viên chính và các trợ lý kiểm toán. Đây là nhóm trực tiếp thực hiện các thủ tục kiểm toán, chịu trách nhiệm trực tiếp cho công việc của mình. Nhóm trực tiếp tham gia kiểm toán ở Deloitte Việt Nam thường có từ 3 đến 5 người.

Sau khi lập nhóm kiểm toán, Ban lãnh đạo Deloitte còn tiến hành kiểm tra để chắc chắn rằng các thành viên tham gia trong nhóm kiểm toán không có quan hệ về mặt huyết thống hay bất cứ quan hệ kinh tế, lợi ích nào khác với KH kiểm toán nhằm đảm bảo cho tính độc lập của KTV theo chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp của KTV. Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng cho cuộc kiểm toán vì tính độc lập là một trong những yếu tố hàng đầu làm nên tư cách người KTV, là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc kiểm toán và ý kiến của KTV.

2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát

2.2.2.1 Tìm hiểu về chu trình mua hàng thanh toán của KH

Trong bước công việc này, các KTV sẽ tiến hành tìm hiểu xem chu trình mua hàng và thanh toán của công ty KH diễn ra như thế nào, đi kèm với chu trình là các thủ tục kiểm soát ra sao để đảm bảo hiệu quả cho chu trình. Từ đó tạo cơ sở cho bước công việc tiếp theo để đánh giá việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm soát này. Cuối cùng KTV sẽ đưa ra kết luận về tính hiệu quả của hệ thống KSNB.

Biểu 2.2 Tìm hiểu chu trình mua hàng và thanh toán của Công ty X

Người thực hiện: DTH 11/14/2008 Người soát xét: PMH/TVH Tìm hiểu chu trình mua hàng – thanh toán và thủ tục kiểm soát GTLV: 1218

Mua hàng

Chuẩn bị và lập Đơn đặt hàng:

Nhà quản lý phê chuẩn tất cả các Đơn đặt hàng, các hoạt động mua hàng bất thường hoặc lượng hàng mua vượt mức giới hạn sẽ được quản lý, giám sát ở mức độ cao hơn.

Một phần của tài liệu Kiến nghị, giải pháp đối với quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán BCTC (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w