Kiến nghị, giải pháp đối với quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán BCTC

Một phần của tài liệu Kiến nghị, giải pháp đối với quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán BCTC (Trang 116 - 119)

- Quản lý Đơn đặt hàng: Đơn đặt hàng sẽ tự động được đánh số bởi Fidelio Đối với hàng hóa mua trong nước, nhân viên Bộ phận mua hàng sẽ gọi điện hoặc fax cho nhà cung cấp Đơn đặt

DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN

3.4.2 Kiến nghị, giải pháp đối với quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán BCTC

thanh toán trong kiểm toán BCTC

Áp dụng thủ tục phân tích

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA số 520 quy định “Quy trình phân tích áp dụng trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán được dựa trên các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính (Ví dụ: Mối quan hệ giữa doanh thu với số lượng hàng bán hoặc số lượng sản phẩm sản xuất với công suất máy móc, thiết bị...)”. Đồng thời “quá trình đánh giá các thông tin tài chính được thực hiện thông qua việc nghiên cứu các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu tài chính và dữ liệu phi tài chính. Nó bao hàm cả việc so sánh số liệu trên sổ sách với các số liệu ước tính của KTV”

Thực tế ở Deloitte, khi kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán, các KTV mới chỉ tập trung vào phân tích ngang khi so sánh biến động hàng mua và nợ phải trả của kì này so với kì trước. Sự phân tích hạn hẹp này thường không đem lại hiệu quả cao và không cung cấp nhiều bằng chứng tin cậy. Vì vậy KTV nên tăng cường các thủ tục phân tích. Thay vì chỉ sử dụng các thủ tục phân tích ngang, KTV có thể sử dụng thêm các thủ tục phân tích dọc, phân tích chéo. Ngoài sử dụng chỉ tiêu của kì trước để làm cơ sở so sánh, KTV có thể sử dụng thêm các thông tin tài chính và phi tài chính khác là chỉ tiêu so sánh, phân tích. Chẳng hạn như: kế hoạch của đơn vị KH, số liệu trung bình của toàn ngành, số liệu của đối thủ cạnh tranh…Đồng thời gắn các thủ tục phân tích đó với phân tích xu hướng phát triển chung của công ty, xu hướng phát triển của ngành, của cả nền kinh tế, của cả nước…hay các thông tin phi tài chính như khả năng lưu kho dự trữ, bảo quản của đơn vị; những bất lợi từ các chính sách kinh tế, quản lý của nhà nước, các rào cản kinh tế khác…

Khi thực hiện phân tích đối với chu trình mua hàng và thanh toán, các KTV có thể sử dụng một số hướng phân tích như sau:

− So sánh mua hàng của kì này và kì trước. Đây là một dạng của phân tích ngang nhằm xem xét tính hợp lý và những biến động bất thường.

− Phân tích xu hướng tăng hoặc giảm hoặc kiểm tra tính hợp lý của các yếu tố chi phí giữa các kỳ để phát hiện những biến động bất thường, xem xét cơ cấu chi phí như vậy đã hợp lý chưa, có gì biến động so với kì trước hay không?

− Phân tích tỷ lệ của chi phí mua hàng từng tháng với nợ phải trả được ghi nhận trong từng tháng hoặc đối với các khoản thanh toán thực tế đã trả trong

tháng. Từ đây KTV có thể biết được hoạt động thu mua của doanh nghiệp tập trung chủ yếu trong giai đoạn, thời điểm nào

− So sánh tỷ lệ chiết khấu được hưởng bình quân trên tổng giá trị mua hàng giữa các kỳ kế toán.

Xác định các mục tiêu gắn với từng thủ tục kiểm toán cụ thể

Qua Bảng 2.6aBảng 2.6b trong chương 2 chúng ta đã thấy được các thủ tục kiểm toán chi tiết được Trưởng nhóm kiểm toán thiết kế nhằm hỗ trợ cho các KTV trong việc thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với nghiệp vụ mua hàng và nghiệp vụ thanh toán. Tuy nhiên có thể nhận thấy các thủ tục kiểm toán được ghép vào từng nhóm để cụ thể cho một công việc cần đạt được nhưng không có sự chi tiết để chỉ rõ xem mỗi một thủ tục được thiết kế sẽ hướng đến mục tiêu cụ thể nào, cung cấp bằng chứng cho cơ sở dẫn liệu nào. Điều này sẽ gây khó khăn cho các KTV trong quá trình thực hiện. Vì vậy các Trưởng nhóm kiểm toán nên xây dựng một kế hoạch chi tiết trong đó có chỉ rõ mỗi một thủ tục kiểm toán được thiết kế và thực hiện là nhằm thu thập bằng chứng cho cơ sở dẫn liệu nào.

Tác giả xin đưa ra một vài ví dụ như sau: Kiểm tra chi tiết nợ phải trả Cơ sở dẫn liệu được

hướng tới Mục tiêu kiểm toán

− Cộng tổng danh sách các khoản nợ phải trả

− Đối chiếu số tổng cộng với số dư sổ cái tổng hợp

− Đối chiếu các hóa đơn của từng người bán với sổ chi tiết nhằm kiểm tra tên người bán và số tiền − Tính chính xác cơ học − Tính chính xác cơ học − Tính chính xác cơ học và tính phân loại

Các khoản nợ phải trả trong danh sách thống nhất với sổ chi tiết các khoản nợ phải trả. Số tổng cộng được cộng đúng và thồng nhất với sổ cái

KẾT LUẬN

Xu thế hội nhập trên thế giới cùng với sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập WTO đang mở ra các cơ hội cho các công ty kiểm toán nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam nhưng lại tạo ra một áp lực cạnh tranh cho các công ty kiểm toán trong nước. Điều này đặt ra một yêu cầu không chỉ riêng với Công ty

TNHH Deloitte Việt Nam mà còn với tất cả các công ty kiểm toán khác việc hoàn thiện bộ máy quản lý, hoàn thiện quy trình kiểm toán, đào tạo được đội ngũ KTV chuyên nghiệp, có trình độ cao.

Qua thời gian thực tập ở công ty TNHH Deloitte Việt Nam em nhận thấy công ty đã và đang thực hiện được điều đó. Cùng với việc kế thừa những thành quả mà VACO đã để lại, Deloitte Việt Nam đã biết tranh thủ các cơ hội, điều kiện có được từ việc trở thành thành viên của hãng Deloitte Touch Tohmatsu và tham gia vào các tổ chức như Deloitte SEA để công ty ngày càng phát triển tốt hơn, tạo lập được uy tín cao hơn trên thị trường.

Một lần nữa em xin được cảm ơn Giảng viên, T.S Tô Văn Nhật đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài viết này. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cô, chú, anh, chị trong công ty TNHH Deloitte Việt Nam đã tạo điều kiện cho em.

Hà Nội, tháng 4/2009

Sinh viên

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Kiến nghị, giải pháp đối với quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán BCTC (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w