Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. Việc huy động vốn của ngân hàng thương mại có ý nghĩa rất quan trọng đối với cá nhân, tổ chức kinh tế, đối với nền kinh tế và bản thân ngân hàng. Đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập quốc tế bởi vậy nhu cầu cung cấp vốn cho nền kinh tế càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.. Trong giai đoạn nền kinh tế đang phát triển vô cùng mạnh mẽ và khốc liệt công tác huy động vốn của các hệ thống ngân hàng nói chung cũng như Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa còn rất nhiều mặt hạn chế như trong việc bố trí cơ cấu tổ chức – sắp xếp hệ thống phòng ban, trong tổ chức huy động vốn còn hạn chế trong việc tập huấn triển khai kế hoạch, hạn chế trong truyền thông và tạo động lực cho cán bộ công nhân viên quản lý khách hàng, trong kiểm soát huy động vốn còn hạn chế về kiểm soát ngăn ngừa các rủi ro trong hoạt động tác nghiệp và thực hiện quy trình quy định về huy động vốn khách hàng cá nhân, đặc biệt khi nguồn vốn đã huy động được thì bản thân ngân hàng phải có các biện pháp để sử dụng nguồn vốn đó được hiệu quả nhất như đầu tư, kinh doanh, cho vay…với mục đích chính là đạt được lợi nhuận cao nhất, ổn định kinh doanh và duy trì bền vững. Vì vậy, vấn đề đặt ra làm thế nào để hoàn thiện hoạt động huy động vốn luôn luôn được đề cập đối với Ban lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa. Nắm bắt được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề này, với những kiến thức đã học ở trường và trong quá trình công tác tìm hiểu thực tế tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Đống Đa em đã chọn đề tài “ Hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- CN Đống Đa” để làm chủ đề cho luận văn thạc sỹ của mình.
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Người hướng dẫn khoa học:
TS TRẦN HOÀNG LONG
Hà Nội - 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôicam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này là do tôi tự thực hiện và không
vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
Học viên cao học
Bùi Thị Duyên
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đãnhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên, hướng dẫn và đóng góp ý kiến của quýthầy cô giáo, bạn bè, và đồng nghiệp trong suốt khóa học cao học và thời giannghiên cứu đề tài "Hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa"
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Trần Hoàng Long người đã tậntình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tàiluận văn
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Quản trị kinh doanhthương mại – Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã đóng góp ý kiến, nhận xét để tôihoàn thiện tốt hơn với bài luận văn của mình
Do thời gian có hạn nên bài luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Rấtmong nhận được sự đóng góp ý kiến chân tình của quý thầy cô và quý độc giả quantâm đến đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên cao học
Bùi Thị Duyên
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ i
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1 Các khái niệm cơ bản về hoạt động huy động vốn của NHTM 4
1.1.1 Khái niệm, chức năng và vai trò của NHTM 4
1.1.2 Khái niệm và vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM 6
1.1.3 Khái niệm về hoạt động huy động vốn 10
1.2 Mục tiêu và nội dung hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại 18 1.2.1 Mục tiêu của hoạt động huy động vốn 18
1.2.2 Nội dung hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại 20
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 24
1.3.1 Nhân tố chủ quan 25
1.3.2 Nhân tố khách quan 26
1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn tại NHTM 28
1.4.1 Tổng dư nợ và tổng nguồn vốn huy động 28
1.4.2 Tỷ số huy động vốn và tổng nguồn vốn 28
1.4.3 Tỷ số huy động vốn có kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động 29
1.4.4 Tỷ số huy động vốn không kỳ hạn với tổng nguồn vốn huy động 29
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 30
2.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa 30
2.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Đống Đa 30
Trang 7Nam -Chi nhánh Đống Đa 33
2.2 Phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn tại NH TMCP Công thương Việt Nam – CN Đống Đa giai đoạn 2017 -2019 41
2.2.1 Bộ máy hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Côngthương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa 412.2.2 Lập kế hoạch huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Côngthương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa 492.2.3 Tổ chức triển khai kế hoạch huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổphần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa 532.2.4 Kiểm soát hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phầnCông thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa 58
2.3 Đánh giá hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2017 -2019 61
2.3.1 Đánh giá việc thực hiện mục tiêu hoạt động huy động vốn tại Ngân hàngthương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa 612.3.2 Điểm mạnh của hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổphần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa 672.3.3 Hạn chế của hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phầnCông thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa 672.3.4 Nguyên nhân hạn chế của hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thươngmại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa 69
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 73 3.1 Định hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa và yêu cầu hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa 73
3.1.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng 733.1.2 Những yêu cầu đặt ra để hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại Ngânhàng TMVP Công thương Việt Nam- CN Đống Đa 74
Trang 9thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa 74
3.2.1 Hoàn thiện bộ máy hoạt động huy động vốn 743.2.2 Hoàn thiện lập kế hoạch hoạt động huy động vốn 773.2.3 Hoàn thiện về triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động huy động vốn 783.2.4 Hoàn thiện kiểm soát hoạt động huy động vốn 81
3.3 Một số kiến nghị 83
3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 833.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và cơ quan quản lý Nhà nước 84
KẾT LUẬN 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 11DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
BẢNG:
Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của Vietinbank Đống Đa từ năm 2017 – 2019 36
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ của Vietinbank Đống Đa giai đoạn 2017- 2019 37
Bảng 2.3 : Tình hình dư nợ quá hạn của VietinBank Đống Đa giai đoạn 2017 - 2019 39 Bảng 2.4: Kết quả tài chính của của VietinBank Đống Đa từ 2017 - 2019 39
Bảng 2.5: Hoạt động dịch vụ 2017-2019 của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa 41
Bảng 2.6 Phân bổ số lượng lao động tại Vietinbank Đống Đa 48
Bảng 2.7: Cơ cấu lao động giai đoạn 2017- 2019 49
Bảng 2.8: Bảng chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn 2017-2019 53
Bảng 2.9: Kết quả hoạt động truyền thông triển khai kế hoạch huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2017 - 2019 56
Bảng 2.10: Bảng thống kê nội dung tập huấn tại VietinBank Đống Đa giai đoạn 2017 - 2019 57
Bảng 2.11: Bảng giải quyết khiếu nại của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa 61
Bảng 2.12: Bảng thống kê các loại sai phạm phát hiện tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2017 - 2019 63 Bảng 2.13 Hiệu quả của hoạt động huy động vốn năm 2017, 2018 và 2019 64
Bảng 2.14: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn 67
Bảng 2.15: Huy động vốn theo đối tượng khách hàng 68
SƠ ĐỒ: Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa 44
Sơ đồ 2.2: Quy trình triển khai kế hoạch huy động vốn 58
Trang 13TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Lý do lựa chọn đề tài
Là một trong những ngân hàng lớn và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh
tế hiện nay đồng thời đang tiếp tục vươn xa ra thị trường quốc tế Ngân hàng thươngmại cổ phần Công thương Việt Nam đang nỗ lực đổi mới và ngày càng phát triển đểkhẳng định vị trí của mình Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam-Chi nhánh Đống Đa là một trong những Chi nhánh loại 1 của Vietinbank để thựchiện được nhiệm vụ trên điều kiện đầu tiên là củng cố một nền tảng vốn vững chắc
để là điểm tựa phát triển các hoạt động kinh doanh khác
Trong giai đoạn nền kinh tế đang phát triển vô cùng mạnh mẽ và khốc liệtcông tác huy động vốn của các hệ thống ngân hàng nói chung cũng như Ngân hàngthương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa còn rất nhiều mặthạn chế như trong việc bố trí cơ cấu tổ chức – sắp xếp hệ thống phòng ban, trong tổchức huy động vốn còn hạn chế trong việc tập huấn triển khai kế hoạch, hạn chếtrong truyền thông và tạo động lực cho cán bộ công nhân viên quản lý khách hàng,trong kiểm soát huy động vốn còn hạn chế về kiểm soát ngăn ngừa các rủi ro tronghoạt động tác nghiệp và thực hiện quy trình quy định về huy động vốn,…
Vì vậy, vấn đề đặt ra làm thế nào để hoàn thiện hoạt động huy động vốnluôn luôn được đề cập đối với Ban lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phầnCông thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa Xuất phát từ thực tế trên tôi đã
chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa” để làm chủ đề cho luận
văn thạc sỹ của mình
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận về hoạt động huy động vốn đối với Ngân hàngthương mại;
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCPCông Thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa, đánh giá điểm mạnh, hạn chế và
Trang 14nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động huy động vốn đối tại Ngân hàng thươngmại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2017 – 2019;
Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả và chấtlượng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương ViệtNam- Chi nhánh Đống Đa đến năm 2025
Ngoài mở đầu, kết luận, luận văn bao gồm 3 chương, được chi tiết như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động huy động vốn tạiNgân hàng TMCP
Chương 2: Phân tích thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa
Chương 3: Một số giải pháp cơ bản hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG
HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Khái niệm của ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một tổ chức tài chính và trung gian tài chính chấp nhận tiềngửi và định kênh những tiền gửi đó vào các hoạt động cho vay trực tiếp hoặc giántiếp thông qua các thị trường vốn Ngân hàng là kết nối giữa khách hàng có thâmhụt vốn và khách hàng có thặng dư vốn
Chức năng của ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một yếu tố không thể thiếu bởi các chức năng cơ bản của nó: làtrung gian tài chính, tạo phương tiện thanh toán, trung gian thanh toán
- Chức năng trung gian tài chính
- Chức năng tạo phương tiện thanh toán
- Chức năng trung gian thanh toán
Vai trò của ngân hàng thương mại
Trang 15Ngân hàng thương mại thực hiện hoạt động kinh doanh về tiền tệ và ngàycàng được mở rộng cả về số lượng cũng như chất lượng đã đáp ứng ngày một tốthơn nhu cầu vốn và dịch vụ Ngân hàng cho nền kinh tế Bên cạnh đó ngành Ngânhàng còn có đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước thông qua việc thực hiện nghĩa
vụ thuế và lợi nhuận cho ngân sách Nhà nước
Khái niệm của vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng thươngmại tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụkinh doanh khác Nó chi phối toàn bộ hoạt động của ngân hàng thương mại, quyếtđịnh sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Vốn bao gồm các loại hình như sau:Vốn tự có, Vốn huy động, Vốn đi vay, Vốn vay khác
Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Vốn huy động sẽ cho phép ngân hàng cho vay, đầu tư để thu lợi nhuận Nóicách khác, nguồn vốn mà ngân hàng huy động được nhiều hay ít quyết định đến khảnăng mở rộng hay thu hẹp tín dụng Nguồn vốn huy động được nhiều thì cho vayđược nhiều và mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng: Vốn là cơ sở để NHTM tổchức mọi hoạt động kinh doanh, Vốn quyết định quy mô hoạt động của ngân hàngthương mại, Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của NHTM trênthị trường, Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
Khái niệm về huy động vốn
Huy động vốn là các hoạt động nhằm tạo vốn cho Ngân hàng, là nền tảngcho sự phát triển của Ngân hàng
Ngân hàng dùng nhiều hình thức huy động vốn như: Nhận tiền gửi của kháchhàng ( Nhận tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức, cá nhân và Nhận tiền gửi có kỳhạn của các tổ chức, cá nhân); Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm; Pháthành giấy tờ có giá như : chứng chỉ tiền gửi (kỳ phiếu), trái phiếu; Vay các tổ chứctín dụng khác, …
Các hình thức huy động vốn tại Ngân hàng thương mại
Huy động tiền gửi từ khách hàng
Trang 16Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm
Huy động vốn qua phát hành các loại giấy tờ có giá
Huy động vốn qua các hình thức khác
Khái niệm về hoạt động huy động vốn
Đối với ngân hàng thương mại, thì hoạt động huy động vốn luôn được quantâm hàng đầu, bởi vì nếu huy động được nhiều vốn thì ngân hàng mới có khả năng
mở rộng được hoạt động, cũng như quy mô của ngân hàng Ngày nay, trước sức épcủa cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải
có những chính sách thu hút nguồn tiền ngày một linh hoạt, để từ đó đáp ứng chohoạt động của ngân hàng
Hoạt động huy động vốn tại các chi nhánh ngân hàng thương mại là quá trìnhlập kế hoạch huy động vốn, tổ chức thực hiện huy động vốn và kiểm soát hoạt độnghuy động nhằm mục tiêu huy động vốn đáp ứng yêu cầu kinh doanh có hiệu quả củangân hàng trong từng thời kỳ
Mục tiêu của hoạt động huy động vốn
Mục đích của hoạt động huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng thương mạibao gồm:
Thứ nhất, tạo lập và giữ vững sự ổn định của nguồn vốn huy động, đảm bảo
đủ nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh tiền tệ
Thứ hai, gia tăng nguồn vốn huy động một cách hợp lý để không ngừng mởrộng quy mô hoạt động
Thứ ba, đảm bảo duy trì khả năng thanh toán và nâng cao hiệu quả kinhdoanh của ngân hàng
Nội dung hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại
1 Xây dựng bộ máy hoạt động huy động vốn
Để thực hiện hoạt động huy động vốn đạt kết qủa tốt, việc đầu tiên Ngânhàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa phải xâydựng và thành lập hệ thống bộ máy xuyên suốt trong toàn chi nhánh từ thực thi
Trang 17chính sách, bộ phận liên quan, bộ phận hỗ trợ Cơ cấu bộ máy bao gồm: Giám đốcchi nhánh, phó giám đốc chi nhánh, Khối khách hàng doanh nghiệp, Khối bán lẻ,Khối hỗ trợ, mỗi phòng ban có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, và tất cả đều có
sự liên quan và gắn kết với nhau trong quá trình huy động, sửa dụng, kiểm soát vốnhuy động
2 Xây dựng kế hoạch huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng thương mại
a Các kế hoạch huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng thương mại
Chi nhánh ngân hàng thương mại xây dựng kế hoạch huy động vốn dài hạn
và kế hoạch huy động vốn hàng năm Trong đó kế hoạch năm để huy động vốn là kếhoạch quan trọng nhất
b Nguyên tắc lập kế hoạch huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng thương mại
Thứ nhất, tập trung cố gắng phục vụ một nhóm khách hàng: Việc tập trung
cố gắng vào một phân đoạn thị trường thích hợp tại ngân hàng tham gia vào thịtrường mới nhằm mục đích “làm đà” cho sự mở rộng kinh doanh tiếp theo Songnếu duy trì lâu chiến lược này sẽ tuơng đối phức tạp khi đối thủ cạnh tranh bắt đầutăng sự cạnh tranh và khi đó ngân hàng sẽ gặp rủi ro cao
Thứ hai, Thoả mãn một nhu cầu nào đó của tất cả các nhóm khách hàng.Phương án này được lựa chọn trong thời kỳ ngân hàng mới được thành lập, khi màbao quanh là sự cạnh tranh mạnh mẽ Ở đây điều đặc biệt là ngân hàng phải lựachọn đúng đắn sản phẩm mà ngân hàng có khả năng thoả mãn số lượng tối đa kháchhàng và có khả năng cạnh tranh
c Quy trình lập kế hoạch huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng thương mại gồm các bước sau
- Thứ nhất là nghiên cứu về nhu cầu và năng lực huy động
Nghiên cứu nhu cầu về nguồn vốn: nhu cầu về nguồn vốn huy động baogồm: vốn để đáp ứng nhu cầu dự trữ bắt buộc, vốn để cho vay, vốn để đáp ứng nhucầu thanh khoản và vốn để điều chỉnh kết quả kinh doanh
3 Tổ chức thực hiện kế hoạch huy động vốn
Trang 18Quá trình tổ chức triển khai kế hoạch huy động vốn gồm các bước như sau:Thứ nhất là tuyên truyền phổ biến kế hoạch huy động vốn
Thứ hai là tập huấn triển khai kế hoạch huy động vốn
Thứ ba là tổ chức triển khai kế hoạch huy động vốn
Thứ tư là giải quyết khiếu nại khách hàng
4 Kiểm soát hoạt động huy động vốn
- Mục đích kiểm soát: Hệ thống kiểm soát được thiết lập nhằm thực hiện 4mục đích: bảo vệ tài sản của chi nhánh NHTM, của khách hàng, bảo đảm độ tin cậycủa các thông tin, duy trì tốt việc thực hiện các chế độ pháp lý, bảo đảm hiệu quảnăng lực quản lý
Nội dung kiểm soát:
Các thủ tục để giúp đảm bảo thực hiện những chỉ thị của nhà quản lý vànhững hành động cần thiết đối với huy động vốn thì phải có những mục tiêu đểkiểm soát các hoạt động như:
Hoạt động thực hiện huy động vốn đã đảm bảo đúng theo luật của nhà nướchiện hành; quy trình, quy định mà Vietinbank và chi nhánh đã ban hành
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng
thương mại
Nhân tố chủ quan
Các nhân tố thuộc về ngân hàng thương mại
Chính sách lãi suất huy động: Khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng bên cạnh
mục đích cất trữ an toàn thì lợi nhuận thu được lại là điều đầu tiên và là nhân tốquyết định thu hút khách hàng Ngân hàng nào lãi suất cao, hấp dẫn thì vốn sẽ chảy
về càng nhiều Tuy nhiên khung lãi suất Ngân hàng đưa ra phụ thuộc vào mức lãisuất trần, lãi suất theo quy định của NHTW và nó được điều chỉnh theo chế độ cảuchính ngân hàng ấy
Chính sách Marketing Ngân hàng: Như chúng ta thấy Ngân hàng là lĩnh vực
kinh doanh nhạy cảm, phụ thuộc lớn vào uy tín, khả năng và hình ảnh: Huy động
Trang 19vốn cũng không ngoại lệ : một số khách hàng cho rằng lãi suất ngân hàng nào càngcao thì họ sẽ gửi trực tiếp vào đó để hưởng lợi, một số khách hàng khác thì lại thíchgửi vào ngân hàng có tiếng, có uy tín, có thương hiệu lâu năm…
Chi nhánh ngân hàng thương mại
Cơ sở vật chất trang thiết bị và đội ngũ nhân viên: Cơ sở vật chất của trụ sở
và các phòng giao dịch kiên cố, rộng lớn, nằm ở những vị trí đắc địa, khang trang,lịch sự cũng tạo ưu thế cho ngân hàng đem lại sự tin cậy cho khách hàng với cáinhìn ban đầu, và có cảm giác yên tâm hơn khi họ gửi gắm tài sản của mình vàoNgân hàng với mục đích an toàn và sinh lợi, Đội ngũ nhân viên: Với hình ảnh độingũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, nhanh nhẹn, nhiệt tình, trách nhiệm,thấu hiểu tâm tư khách hàng
Nâng cao dịch vụ Ngân hàng: Để nâng cao hiệu quả huy động vốn thì cần
trang bị các thiết bị và công nghệ hiện đại, bắt kịp với xu hướng
CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA GIAI ĐOẠN 2017 -2019
Đặc điểm của Ngân hàng TMCP Công thương Đống Đa
Vietinbank Đống Đa là một trong những chi nhánh phát triển tương đốimạnh trong hệ thống NH TMCP Công Thương Việt Nam Vietinbank Đống Đa liêntục phấn đấu để đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ với mục tiêu phục vụ khách hàngtối ưu nhất, nâng cao uy tín và vị thế cho Vietinbank Đống Đa nói riêng và toàn hệthống NHTMCP Công Thương Viêt Nam nói chung
Cũng như tất cả các Ngân hàng khác, Vietinbank Đống Đa có những nghiệp
Trang 20vụ kinh doanh chủ yếu như: Huy động vốn, cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụNgân hàng và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của NHNN, VietinBank
và quy của pháp luật
Các nghiệp vụ kinh doanh cụ thể của Vietinbank Đống Đa là:
- Huy động vốn: là hoạt động nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn
bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân theo quy định của NHNN,VietinBank; thực hiện việc thanh toán giấy tờ có giá và các hình thức huy động vốnkhác theo quy định; Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Namtheo quy định của NHNN, VietinBank
- Cấp tín dụng bằng VNĐ và ngoại tệ cho các tổ chức, cá nhân trong mức thẩm
quyền được Tổng giám đốc giao, đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành về nghiệp vụtín dụng Bao gồm: Cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh vàcấp tín dụng dưới các hình thức khác theo quy định của NHNN, VietinBank
- Cung cấp các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ theo quy định của NHNN
và VietinBank, bao gồm: mở tài khoản tiền gửi, cung ứng các phương tiện thanhtoán, thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước, thực hiện các dịch vụ thu hộ vàchi hộ, thực hiện các dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng và tham gia hệthống liên Ngân hàng trong nước
- Các hoạt động dịch vụ khác như:
+ Kinh doanh ngoại hối, vàng, tư vấn tài chính
+ Ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạtđộng ngân hàng thương mại…
+ Cung ứng các dịch vụ bảo hiểm theo quy định của pháp luật như Bảo hiểmnhân thọ; Bảo hiểm phi nhân thọ …
+ Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ
và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật
Kết quả hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam -Chi nhánh Đống Đa
Trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019, tổng nguồn vốn huy động củaNHTMCP CTVN – Chi nhánh Đống Đa tăng dần trong mỗi năm Nguồn vốn huy
Trang 21động năm 2017 là 21.353,67 tỷ đồng Năm 2018, tổng nguồn vốn huy động là23.050,05 tỷ đồng, tăng 1696,38 tỷ đồng, tương ứng tăng 7,94 % so với năm 2017.Năm 2019, tổng nguồn vốn huy động là 22.425,66 tỷ đồng, giảm 624,39 tỷ đồng,tương ứng giảm 2,71 % so với năm 2018.
Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của Vietinbank Đống Đa từ năm 2017 – 2019
TT Chỉ tiêu Đơn vị
tính
2017 2018 2019
So sánh 2018/2017 2019/2018 + (-) % + (-) %
1 Vốn huy động Tỷ đồng 21.353,67 23.050,05 22.425,66 1.696,3
8 7,94 (624,39) (2,71)
Nguồn: Phòng Tổng hợp tiếp thị Vietinbank Đống Đa
Trong giai đoạn 2017-2019, tổng nguồn vốn tăng 1.071,99 tỷ đồng, tươngứng với tốc độ tăng 5,02 % Tốc độ tăng nguồn vốn đạt mức khá cao Nguyên nhân
là trong giai đoạn này, nguồn tiền gửi cá nhân tăng lên nhanh chóng.Tâm lý ngườidân muốn gửi tiền vào Ngân hàng để bảo đảm đồng vốn sinh lời một cách an toàntrong bối cảnh Việt Nam đồng giữ giá trị ổn định so với USD
Đồng thời trong các năm từ 2017 đến 2019, sự cạnh tranh về lãi suất huyđộng vốn kết hợp với các chương trình khuyến mại giữa các Ngân hàng thương mạinhằm lôi kéo nguồn tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất thấp với số tiền lớn từ cácDoanh nghiệp cũng tạo ra khó khăn đối với công tác huy động vốn của Chi nhánh
Tình hình sử dụng vốn
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa có
điểm thuận lợi là hoạt động trên một địa bàn đông dân cư, nhiều doanh nghiệp mớiđược thành lập và đây là khu vực đang trên đà xây dựng và phát triển mạnh mẽ.Chính vì vậy mà nhu cầu về vay vốn là rất lớn Hoạt động tín dụng của chi nhánhtrong những năm qua được thể hiện theo bảng số liệu sau:
Trang 22Bảng 2.2: Tình hình dư nợ của Vietinbank Đống Đa giai đoạn 2017- 2019
Tỷ trọng
hạn
6,534,27
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2017 đến 2019)
Tổng dư nợ của VietinBank Đống Đa có sự biến động giảm dần qua cácnăm Năm 2017, tổng dư nợ là14.891,92 tỷ đồng Đến năm 2018, tổng dư nợ đạt14.686,79 tỷ đồng, giảm 205,13 tỷ đồng (tương ứng giảm 1,38%) so với năm 2017.Tổng dư nợ năm 2019 là10.470,59 tỷ đồng, giảm 4216,2 tỷ đồng (tương ứng giảm28,71 %) so với năm 2018 Như vậy, năm 2017 là năm có tổng dư nợ cao nhất donền kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu vay vốn tăng cao tại khu vực doanh nghiệp.Sang đến năm 2018, hoạt động cho vay của VietinBank Đống Đa giảm nhẹ so vớinăm 2017 do nhu cầu của nền kinh tế giảm sút Đến 2019, tình hình cho vay củaVietinBank Đống Đa sụt giảm mạnh Nguyên nhân là do các bất ổn về tình hìnhkinh tế thế giới như cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc… tạo ra bất ổn, làmgiảm nhu cầu vay vốn Bên cạnh đó, nguyên nhân chính là do hiệu quả hoạt độngcủa toàn hệ thống NHCTVN kém hơn, gây ảnh hưởng đến hoạt động củaVietinBank Đống Đa.Đây là tín hiệu không tốt đối với năng suất lao động củaVietinBank Đống Đa
Trang 24Cơ cấu dư nợ chia theo thành phần kinh tế bao gồm dư nợ của các DN lớn,
DN nhỏ và vừa và dư nợ các khách hàng bán lẻ (khách hàng cá nhân) Trong đó, xétriêng về tỷ trọng thì dư nợ của các DN lớn luôn chiếm tỷ lệ áp đảo trong tổng dư nợ
Tỷ trọng của các DN lớn trong tổng dư nợ các năm 2017, 2018 và 2019 lần lượt là79,71 %; 72,6 % và 62,93 % Dư nợ doanh nghiệp lớn 2018 giảm 1207,288 tỷ đồng
so với năm 2017 (tương ứng giảm 10,17 % so với năm 2017) Dư nợ của các doanhnghiệp nhà nước năm 2019 có lại giảm 4073,53 tỷ so với năm 2018 (tương ứnggiảm 38,2 % so với 2018) Mặc dù tỷ trọng dư nợ của DN lớn có giảm nhưng vẫn
áp đảo (chiếm trên 62% tổng dư nợ) so với tỷ trọng dư nợ của 2 nhóm DNNVV và
KH bán lẻ Đây là nhóm khách hàng lớn nhất của VietinBank Đống Đa
Dư nợ DNNVV năm 2017, 2018 và 2019 lần lượt đạt 1.199,29 tỷ đồng(chiếm tỷ trọng 8,05% tổng dư nợ năm 2017); 2.005,61 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng13,49 % tổng dư nợ năm 2018) và 1.964,86 tỷ đồng(chiếm tỷ trọng 18,76% tổng dư
nợ năm 2019) Mặc dù về số tuyệt đối thì nhóm dư nợ này có xu hướng biến độngkhông ổn định nhưng nếu chỉ xét về tỷ trọng thì các DNNVV càng ngày càng chiếm
tỷ trọng cao hơn trong tổng dư nợ Điều này thể hiện sự phát triển lớn mạnh doanhnghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua tại Việt Nam
Cũng như với nhóm DNNVV, tỷ trọng dư nợ của nhóm khách hàng bán lẻngày càng tăng trong tổng dư nợ Dư nợ khách hàng bán lẻ năm 2017, 2018 và
2019 lần lượt chiếm 12,24%; 13,75% và 18,31%
Về cơ cấu dư nợ chia theo kỳ hạn, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơnso với dư
nợ trung và dài hạn Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ là xuhướng thường xuất hiện trong các Ngân hàng thường mại Năm 2017, dư nợ ngắnhạn là 8,357,654tỷ đồng (chiếm tỷ trọng là 56,12% trong tổng dư nợ), đến năm
2018 là 8192,29tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 55,77 %), năm 2019 là 5771,39 tỷ đồng(chiếm tỷ trọng 55,12 %)
Kết quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2017 -2019
Tổng dư nợ/ Tổng nguồn vốn huy động
Trang 25Tỷ số tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động cho thấy khả năng sử dụngvốn của Ngân hàng, giúp xác định hiệu quả tín dụng của một đồng nguồn vốn vàquy mô hoạt động của Ngân hàng Qua kết quả tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huyđộng trong bảng 2.4 cho thấy khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng qua 2 năm
2017, 2018 và 2019 Do Ngân hàng hoạt động lâu năm cùng với uy tín, chất lượnghoạt động nên có lượng khách hàng tăng dần qua các năm Công tác tiếp thị của cácchi nhánh ở khắp các địa bàn và vùng nông thôn đã góp phần nâng cao hiệu quả sửdụng vốn Năm 2017 tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn đạt 69,74%, năm 2018 đạt63,72% , năm 2019 đạt 46,70% Từ các số liệu trên thể hiện tình hình huy động vốncũng như sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam- Chi nhánhĐống Đa tương đối tốt, và cần phải đẩy mạnh các hoạt động hơn nữa
Vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Theo bảng 2.4 tỷ số tổng ngồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn khá caotrong 3 năm 2017 chiếm 94,80%, năm 2018 chiếm 95,23%, năm 2019 chiếm89,17% Tỷ số này cho biết hoạt động huy động vốn của Ngân hàng rất tốt Ngânhàng đang tiến hành theo đúng hướng, hiệu quả và ngày càng chiếm được lòng tincủa khách hàng trong cả nước Nhưng trong thời gian tới Ngân hàng nên tiếp tục cốgắng để phát huy tỷ số này cao hơn nữa, đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng caohiệu quả hoạt động của Ngân hàng
Vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động
Theo bảng 2.4 ta thấy tỷ số vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy độngchiếm đến 94,82% trong tổng vốn huy động trong năm 2017, năm 2018 là 94,56%,năm 2019 là 93,92% , các tỷ số trên cho ta thấy vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ lệrất cao và là thành phần chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàngTMCP Công thương việt Nam – CN Đống Đa Điều này sẽ giúp Ngân hàng dễ dàngchủ động trong việc cho vay, bên cạnh đó với lượng nguồn vốn này Ngân hàngcũng phải mất một khoản chi phí tương đối lớn để trả lãi cho khách hàng vì lãi suấttiền gửi có kỳ hạn cao hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, và với mức chi phí cao sẽlàm ảnh hưởng tới lợi nhuận chung của Ngân hàng
Trang 26Nhìn chung, vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nguồnvốn huy động của Ngân hàng nên Ngân hàng có thể chủ động hơn trong việc cungcấp tín dụng, và đảy mạnh, thu hút khách hàng đến vay nhằm nâng cao lợi nhuậncủa Ngân hàng.
Vốn huy động không kỳ hạn/tổng vốn huy động
Theo bảng 2.4 chúng ta thấy tỷ lệ vốn huy động không kỳ hạn trên tổngvốn huy động khá thấp, bởi lãi suất không kỳ hạn thấp hơn so với lãi suất có kỳhạn, hình thức huy động này ko được các khách hàng sử dụng và tin dùng, trừtrường hợp khách hàng nhờ Ngân hàng giữ hộ cho an toàn và sẽ gửi trong thờigian ngắn không cố định và rút ra bất cứ khi nào khách hàng cần Nếu tỷ lệ nàycàng lớn thì sự chênh lệch lãi suất giữa đầu vào và đầu ra của tổ chức tín dụngcàng cao, từ đó làm gia tăng lợi nhuận cho tổ chức tín dụng Với tỷ lệ huy độngvốn khá thấp năm 2017 chiếm 5,18%, năm 2018 chiếm tỷ lệ 5,44%, năm 2019chiếm tỷ lệ 6,08% tỷ số này đã có sự gia tăng qua 3 năm nhưng không đáng kể
Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2017 -2019
Bộ máy hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Côngthương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
Lập kế hoạch huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thươngViệt Nam- Chi nhánh Đống Đa
Tổ chức thực hiện kế hoạch huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phầnCông thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa
Kiểm soát hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Côngthương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa
Đánh giá hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2017 -2019
Đánh giá việc thực hiện mục tiêu hoạt động huy động vốn tại Ngân hàngthương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa
Điểm mạnh của hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phầnCông thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa
Trang 27Hạn chế của hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phầnCông thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa
Nguyên nhân hạn chế của hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa
Mục tiêu huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thươngViệt Nam- Chi nhánh Đống Đa đến 2025
Phương hướng hoàn thiện hoạt động huy động vốn của Ngân hàngthương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa đến 2025
Giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa
- Hoàn thiện bộ máy hoạt động huy động vốn
- Hoàn thiện lập kế hoạch hoạt động huy động vốn
- Hoàn thiện về triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động huy động vốn
- Hoàn thiện kiểm soát hoạt động huy động vốn
- Một số giải pháp khác
Một số kiến nghị: Kiến nghị đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Công
thương Việt Nam; Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ; Kiến nghị đối vớiChính phủ
Trang 28KẾT LUẬN
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đống
Đa hoạt động huy động vốn đã có nhiều dấu hiệu tích cực Tuy nhiên bên cạnh
đó, trong quá trình huy động vốn tại ngân hàng vẫn tồn tại một số hạn chế nhấtđịnh Do đó, việc đánh giá và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng caohiệu quả hoạt động huy động vốn là hết sức cần thiết Luận văn đã thực hiện đượccác nội dung sau đây:
Thứ nhất, Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về hoạt động huy
động vốn tại ngân hàng thương mại: chức năng và vai trò của ngân hàng thươngmại, khái niệm về vốn, khái niệm huy động vốn, vai trò của hoạt động huy độngvốn trong các ngân hàng thương mại, khái niệm; mục tiêu; chỉ tiêu đánh giá hoạtđộng huy động vốn, nội dung quản lý hoạt động huy động vốn, lập kế họach, triểnkhai thực hiện, kiểm tra đánh giá
Thứ hai, Luận văn đã đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn
tại NH TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2017-2019qua các nội dung: bộ máy quản lý hoạt động huy động vốn, lập kế hoạch, triển khai
và kiểm soát hoạt động huy động vốn Trên cơ sở đó, từ kết quả thực hiện mục tiêuluận văn đã đánh giá được điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế,
Thứ ba, trên cơ sở phân tích những hạn chế và nguyên nhân hạn chế, tác giả đã
đề xuất các giải pháp để tăng cường hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàngthương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa
Hoạt động huy động vốn của NHTM Việt Nam nói chung và NH TMCP Côngthương Việt Nam- CN Đống Đa nói riêng vẫn còn là một vấn đề phức tạp và gặp nhiềukhó khăn Mặc dù em đã cố gắng hết sức, nhưng do thời gian nghiên cứu có hạn luậnvăn không tránh khỏi những thiếu sót Do vậy, tác giả rất mong muốn nhận đượcnhững ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, và nhà quản lý ngân hàng để luận vănđược hoàn thành tốt hơn Em xin cảm ơn các thầy cô giáo, đặc biệt là TS Trần HoàngLong đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành Luận văn của mình
Trang 29LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Người hướng dẫn khoa học:
TS TRẦN HOÀNG LONG
Hà Nội - 2020
Trang 30PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, ngân hàng là một tổ chức trung giantài chính đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế Việc huyđộng vốn của ngân hàng thương mại có ý nghĩa rất quan trọng đối với cá nhân, tổchức kinh tế, đối với nền kinh tế và bản thân ngân hàng Đất nước đang trong quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập quốc tế bởi vậy nhu cầucung cấp vốn cho nền kinh tế càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết
Trong giai đoạn nền kinh tế đang phát triển vô cùng mạnh mẽ và khốc liệtcông tác huy động vốn của các hệ thống ngân hàng nói chung cũng như Ngân hàngthương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa còn rất nhiều mặthạn chế như trong việc bố trí cơ cấu tổ chức – sắp xếp hệ thống phòng ban, trong tổchức huy động vốn còn hạn chế trong việc tập huấn triển khai kế hoạch, hạn chế trongtruyền thông và tạo động lực cho cán bộ công nhân viên quản lý khách hàng, trongkiểm soát huy động vốn còn hạn chế về kiểm soát ngăn ngừa các rủi ro trong hoạt độngtác nghiệp và thực hiện quy trình quy định về huy động vốn khách hàng cá nhân, đặcbiệt khi nguồn vốn đã huy động được thì bản thân ngân hàng phải có các biện pháp để
sử dụng nguồn vốn đó được hiệu quả nhất như đầu tư, kinh doanh, cho vay…với mụcđích chính là đạt được lợi nhuận cao nhất, ổn định kinh doanh và duy trì bền vững
Vì vậy, vấn đề đặt ra làm thế nào để hoàn thiện hoạt động huy động vốn luônluôn được đề cập đối với Ban lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Côngthương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa Nắm bắt được tầm quan trọng và tính cấpthiết của vấn đề này, với những kiến thức đã học ở trường và trong quá trình côngtác tìm hiểu thực tế tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Đống Đa
em đã chọn đề tài “ Hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam- CN Đống Đa” để làm chủ đề cho luận văn thạc sỹ của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Làm rõ về vai trò của hoạt động huy động vốn đối với Ngân hàng thương mại;
- Đánh giá tổng quan về hoạt động và thực trạng huy động vốn tại Ngân hàngTMCP Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2017 – 2019;
Trang 31- Trên cơ sở lý luận về những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn, tìmhiểu nguyên nhân cho thực trạng huy động vốn Từ đó mạnh dạn đề xuất một sốgiải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động huyđộng vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánhĐống Đa.
3 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Hệ thống hóa lý luận về hoạt động huy động vốn đối với NHTM;
Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàngTMCP Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa, đánh giá điểm mạnh, hạn chế
và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động huy động vốn đối tại Ngân hàngthương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2017 –2019;
Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả vàchất lượng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Côngthương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa đến năm 2025
4 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động huy động vốn tạiNgân hàng TMCP
5 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu về hoạt động huy động tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa theo cáchtiếp cận quy trình huy động vốn gồm: Lập kế hoạch huy động vốn, tổ chức triểnkhai kế hoạch, kiểm soát huy động vốn
Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích hoạt động huy
động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánhĐống Đa
Về thời gian: Luận văn tập trung phân tích thực trạng hoạt động huy động
vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- CN Đống Đa giai đoạn từ năm2017- 2019, đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốn đến năm 2025
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp thu thập thông tin
Trang 32Nguồn số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo thống kê
trong hoạt động hàng, đặc biệt là bảng cân đối kế toán, các báo cáo tổng kết hoạtđộng kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN Đống Đa,Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Các tài liệu nàychủ yếu được sử dụng để phân tích đặc điểm chung và thực trạng chất lượng tíndụng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN Đống Đa
6.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
Để có được những thông tin, số liệu, dữ liệu, các luận cứ, phân tích, kết luận
để đưa ra các giải pháp luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê,
mô tả, so sánh, tổng hợp và sử dụng phần mềm exel để phân tích so sánh các dữliệu thu được trong quá trình nghiên cứu thực tế tại ngân hàng kết hợp với lýthuyết đã học, những thông tin thu thập qua báo chí, sách vở, các bài luận văncủa anh chị khóa trước
So sánh các số liệu qua các thời kỳ để đánh giá hiệu quả huy động vốn và sửdụng vốn Bên cạnh đó đề tài còn sử dụng phương pháp so sánh tương đối, tuyệtđối, tỷ trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Dựa vào hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu để phân tích và đánh giá hiệu quả huyđộng vốn và cho vay tại ngân hàng, với mục đích chính là sinh ra lợi nhuận cao choNgân hàng
7 Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu củaluận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động huy động vốn tạiNgân hàng TMCP
Chương 2: Phân tích thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa
Chương 3: Một số giải pháp cơ bản hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa
Trang 33CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG
HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Các khái niệm cơ bản về hoạt động huy động vốn của NHTM
1.1.1 Khái niệm, chức năng và vai trò của NHTM
1.1.1.1 Khái niệm
Ngân hàng là một tổ chức tài chính và trung gian tài chính chấp nhận tiềngửi và định kênh những tiền gửi đó vào các hoạt động cho vay trực tiếp hoặc giántiếp thông qua các thị trường vốn Ngân hàng là kết nối giữa khách hàng có thâmhụt vốn và khách hàng có thặng dư vốn,
Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế chuyên thực hiện các hoạtđộng trong ngân hàng về các lĩnh vực cung cấp tiền tệ , dịch vụ tài chính ngân hàng
và ngân hàng hoặc ngược lại với mục đích là đem lại lợi nhuận
Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ
chức kinh tế và cá nhân trong xã hội và được dùng làm vốn để kinh doanh Vốn huyđộng là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, ngân hàng chỉ có quyền sử dụng vàphải hoàn trả đúng gốc và lãi khi đến hạn Nguồn vốn này luôn biến động, tuy nhiên
nó đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động của ngân hàng
Khách hàng cá nhân là các cá nhân, hộ gia đình sử dụng các dịch vụ củaNHTM nhằm mục đích phục vụ các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, tiếtkiệm và các sản phẩm mà ngân hàng cung cấp
Khách hàng doanh nghiệp là các tổ chức sử dụng các dịch vụ của ngân hàngnhằm mục đích phục vụ hoạt động thanh toán, tiền gửi,….mà ngân hàng cung cấp
1.1 1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một yếu tố không thể thiếu bởi các chức năng cơ bản của nó: làtrung gian tài chính, tạo phương tiện thanh toán, trung gian thanh toán
- Chức năng trung gian tài chính: Ngân hàng là một tổ chức trung gian tàichính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúcvới hai loại cá nhân và tổ chức trong kinh tế: Các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm
Trang 34hụt chi tiêu (tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế họ lànhững người cần bổ sung vốn) Các cá nhân và tổ chức thặng dư tạm thời trong chitiêu (tức là thu nhập hiên tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hóa, dịch
vụ và do vậy họ có tiền để tiết kiệm)
Sự tồn tại của hai loại cá nhân và tổ chức trên hoàn toàn độc lập với Ngânhàng, và điều tất yếu là tiền sẽ chuyển từ nhóm thứ hai sang nhóm thứ nhất nếu cảhai cùng có lợi Khi đó sẽ hình thành nên mối quan hệ tài chính, mà có thể là quan
hệ trực tiếp dưới hình thức tín dụng hoặc quan hệ cấp phát, hùn vốn và cũng có thể
là quan hệ gián tiếp nếu trong quan hệ trực tiếp bị nhiều giới hạn do không phù hợp
về qui mô, thời gian, không gian Với quan hệ gián tiếp đòi hỏi có sự tham gia củacác trung gian tài chính mà với sự chuyên môn hóa họ có thể giảm chi phí giao dịchxuống, làm tăng thu nhập cho người tiết kiệm từ đó mà khuyến khích được tiếtkiệm, đồng thời giảm phí tổn tín dụng cho người đầu tư và cũng khuyến khích đầu
tư Trung gian tài chính đã tập hợp những người tiết kiệm và đầu tư, vì vậy giảiquyết được mâu thuẫn của quan hệ tài chính trực tiếp
Đồng thời do sự phân bổ không đều thông tin và năng lực phân tích thông tinthường được gọi là tình trạng “thông tin không cân xứng” làm giảm tính hiệu quả của thịtrường và Ngân hàng có năng lực để làm giảm đến mức thấp nhất những sai lệch đó
- Chức năng tạo phương tiện thanh toán: Tiền-Vàng có một chức năng quan
trọng là làm phương tiện thanh toán trong trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ, songkhi nền sản xuất phát triển cao hơn, lượng phân phối qua lại ngày càng nhiều thìtrong thanh toán bằng tiền mặt, vàng gặp nhiều khó khăn và Ngân hàng đã tạo phươngtiện thanh toán khi phát hành giấy nhận nợ cho khách hàng, và với những ưu điểm nhấtđịnh nó đã trở thành phương tiện thanh toán rộng rãi được nhiều người chấp nhận.Ngoài ra giấy nhận nợ đó còn được thay thế tiền kim loại làm phương tiện lưu thông,phương tiện cất trữ, nó trở thành tiền giấy
Ngày nay giấy nhận nợ đã được phát triển dưới nhiều hình thức khác nhaunhư: Séc, kỳ phiếu đã giúp cho việc thanh toán được diễn ra nhanh gọn và có hiệuquả hơn
- Chức năng trung gian thanh toán: Ngân hàng trở thành trung gian thanhtoán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia Thay mặt cho khách hàng, Ngân
Trang 35hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hóa và dịch vụ, để việc thanh toán nhanhchóng thuận tiện và tiết kiệm chi phí, Ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hìnhthức thanh toán như thanh toán bằng Sec, ủy nhiệm chi, nhờ thu Cung cấp mạnglưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần.Các Ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua Ngân hàngtrung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán, công nghệ thanh toán quaNgân hàng càng đạt hiệu quả cao khi qui mô sử dụng công nghệ đó càng được mởrộng Nhiều hình thức thanh toán được chuẩn hóa góp phần tạo tính thống nhấttrong thanh toán không chỉ giữa các ngân hàng trong một quốc gia mà còn giữa cácNgân hàng trên toàn thế giới Với các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập đãlàm tăng hiệu quả của thanh toán qua Ngân hàng, biến Ngân hàng trở thành trungtâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu.
1.1.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại
Kể từ khi hình thành nên hệ thống Ngân hàng hai cấp: Ngân hàng trung ương
và Ngân hàng thương mại, trong đó các Ngân hàng thương mại thực hiện hoạt độngkinh doanh về tiền tệ và ngày càng được mở rộng cả về số lượng cũng như chấtlượng đã đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vốn và dịch vụ Ngân hàng cho nền kinh tế.Bên cạnh đó ngành Ngân hàng còn có đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước thôngqua việc thực hiện nghĩa vụ thuế và lợi nhuận cho ngân sách Nhà nước mỗi năm hàng
tỷ đồng, bằng nguồn quỹ phúc lợi và sự đóng góp của cán bộ, công nhân viên, ngànhNgân hàng còn tham gia đóng góp nhiều hoạt động xã hội khác như: xóa đói giảmnghèo, ủng hộ quỹ từ thiện, khắc phục hậu quả thiên tai Về mặt quản lý Nhà nước vềtiền tệ cũng không ngừng được hoàn thiện, việc điều hành các chính sách tiền tệ theo
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước được áp dụng ngày càng có hiệu quả.Đến nay quan hệ song phương về hợp tác Ngân hàng giữa Việt nam với các nướckhông ngừng phát triển và mở rộng, hiện nay hệ thống Ngân hàng Việt nam đã có quan
hệ giao dịch với trên 2000 Ngân hàng và tổ chức tài chính của hơn 100 quốc gia trênthế giới
1.1.2 Khái niệm và vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM
1.1.2.1 Khái niệm
Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng
Trang 36thương mại tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiệncác dịch vụ kinh doanh khác Nó chi phối toàn bộ hoạt động của ngân hàngthương mại, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Vốn bao gồmcác loại hình như sau:
Vốn tự có
Vốn tự có của ngân hàng thương mại được gọi là vốn chủ sở hữu và lànhững giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập được, thuộc sở hữu của ngân hàng, vốnđược gia tăng không ngừng cùng với quá trình phát triển của NHTM Nó mangtính ổn định và căn cứ để quyết định đến khả năng và khối lượng vốn huy độngcủa ngân hàng
Vốn tự có của NHTM thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốnthường tỷ trọng này khoảng từ 5% -10%, vốn tự có có tính ổn định cao và luônđược bổ sung trong quá trình tồn tại và phát triển của NHTM Việc gia tăng vốn tự
có đồng nghĩa với việc gia tăng năng lực tài chính của NHTM, do đó sẽ gia tăngnăng ực cạnh tranh, mở rộng mạng lưới, mở rộng quy mô hoạt động
Vốn tự có quyết định đến quy mô hoạt động của NHTM đồng thời là nhân tố
để xác định các tỷ lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh của NHTM
Vốn huy động
Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổchức kinh tế và cá nhân trong xã hội và được dùng làm vốn để kinh doanh Vốn huyđộng là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, ngân hàng chỉ có quyền sử dụng vàphải hoàn trả đúng gốc và lãi khi đến hạn Nguồn vốn này luôn biến động, tuy nhiên
nó đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động của ngân hàng
Vốn huy động được từ hai nguồn chủ yếu là:
Tiền gửi của cá nhân và hộ gia đình
Tiền gửi của tổ chức kinh tế và doanh nghiệp
Đây là nguồn vốn chủ yếu và quan trọng được sử dụng để kinh doanh củaNHTM Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NHTM
Để đảm bảo hoạt động có hiệu quả cao Ngân hàng phải huy động đủ vốnđáp ứng cho nhu cầu sử dụng vốn làm sao để huy động được nguồn vốn phù hợpvới chi phí thấp nhất, tỷ trọng các nguồn vốn phải hợp lý từ đó nâng cao được sức
Trang 37cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Vốn đi vay
Vốn đi vay là phần vốn các Ngân hàng đi vay để bổ sung vào vốn hoạt độngcủa mình trong trường hợp tạm thiếu vốn khả dụng Nó có chi phí tương đối caocho nên chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng
Vốn đi vay là nguồn vốn giúp cho các NHTM bổ sung nguồn vốn ngắn hạncủa mình để đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên và liên tục
Vốn đi vay là nguồn vốn được hình thành do Ngân hàng đi vay các tổ chứctín dụng khác hoặc NHTW
Vay các TCTD khác: Đối với trường hợp vốn huy động không đủ dấp ứngnhu cầu thanh khoản Đây là nguồn vốn có tỷ trọng thấp trong tổng nguốn vốn.NHTM chỉ sử dụng nguồn vốn này khi thực sự cần thiết vì nó có chi phí cao
Vay NHTW: NHTW cho NHTM vay dưới hình thức tái cấp vốn, vaythanh toán, vay ngắn hạn bổ sung…NHTW có cho NHTM vay hay không phụthuộc vào chính sách tiền tệ và hạn mức tín dụng của NHTM được NHTW cấp
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh được thì phải
có vốn bởi vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh.Riêng đối với Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh một loại hàng hoá đặcbiệt là “tiền tệ” với đặc thù hoạt động kinh doanh là “đi vay để cho vay” nên nguồnvốn đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng lại càng có vai trò hết sức quantrọng Vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh của ngân hàng Ngoài vốn ban
Trang 38đầu cần thiết tức là đủ vốn điều lệ theo luật định thì để bắt đầu hoạt động kinhdoanh của mình, việc đầu tiên mà ngân hàng phải làm là huy động vốn Vốn huyđộng sẽ cho phép ngân hàng cho vay, đầu tư để thu lợi nhuận Nói cách khác,nguồn vốn mà ngân hàng huy động được nhiều hay ít quyết định đến khả năng mởrộng hay thu hẹp tín dụng Nguồn vốn huy động được nhiều thì cho vay được nhiều
và mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng
Vốn là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh
Vốn là điểm đầu tiên và có tính chất quyết định trong chu kỳ kinh doanhcủa Ngân hàng vì khác với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bình thường, vốnkhông chỉ là phương tiện kinh doanh mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu củaNgân hàng Quá trình kinh doanh của Ngân hàng mã hóa bằng công thức sau : T-T’ , trong đó T là vốn bỏ ra ban đầu, T’ là vốn thu về sau quá trình cho vay hoặcđầu rư Từ công thức trên cho thấy Ngân hàng nào có thị trường vốn lớn sẽ là ngânhàng có nhiều thế mạnh trong cạnh tranh và có lợi thế về quy mô vốn cho vaycao
Vì vậy, ngoài nguồn vốn tự có thì ngân hàng luôn phải chăm lo tới việc tăngtrưởng các nguồn vốn khác trong suốt quá trình hoạt động
Vốn quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng thương mại
Trong hoạt động kinh doanh, yếu tố đầu vào luôn ảnh hưởng trực tiếp tới yếu
tố đầu ra Đối với NHTM, vốn là yếu tố đầu vào, cho vay tín dụng và đầu tư…làyếu tố đầu ra Do vậy so với các Ngân hàng có quy mô vốn lớn sẽ lợi thế hơn cácngân hàng có quy mô vốn nhỏ Đối với các Ngân hàng có quy mô vốn nhỏ các khoảnmục cho vay, đầu tư sẽ trong phạm vi có hạn, khối lượng cho vay nhỏ, vốn hạn hẹp nênthường các Ngân hàng nhỏ thường phản ứng không kịp trước những biến động của môitrường kinh doanh ( biến động về lãi suất, tỷ giá…) ảnh hưởng đến khả năng thu hútvốn, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của ngân hàng
Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của NHTM trên thị trường
“ Mất tiền bạc là mất ít, mất danh dự là mất nhiều, mất niềm tin là mất tất cả”
Trang 39Ngân hàng hoạt động dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau vì bản chất hoạt động củaNgân hàng là “ đi vay để cho vay” nếu không có uy tín thì ngân hàng không thể tồntại và phát triển Uy tín của Ngân hàng thể hiện ở khả năng sẵn sàng chi trả chokhách hàng của mình trong các trường hợp đúng với quy định Khả năng thanh toáncủa ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của Ngân hàng càng lớn Như vậy vớitiềm năng vốn lớn Ngân hàng có thể hoạt động với quy mô mở rộng, nâng cao khảnăng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
Cạnh tranh là một quy luật của nền kinh tế thị trường , nền kinh tế càng pháttriển thì cạnh tranh càng gay gắt và khốc liệt Cạnh tranh giúp các doanh nghiệpnâng cao khả năng tự hoàn thiện Mà với Ngân hàng, vốn là yếu tố quyết định nănglực cạnh tranh, vốn để đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, trình độ nghiệp vụ,công nghệ hiện đại, sản phẩm dịch vụ đa dạng phong phú, nhiều ưu đãi hấp dẫnkhách hàng… là những điều kiện để nâng cao hiệu quả huy động vốn, hiệu quả sửdụng vốn, và khả năng cạnh tranh của ngân hàng,
1.1.3 Khái niệm về hoạt động huy động vốn
1.1.3.1 Khái niệm về huy động vốn và các hình thức huy động vốn
a, Khái niệm huy động vốn
Huy động vốn là các hoạt động nhằm tạo vốn cho Ngân hàng, là nền tảngcho sự phát triển của Ngân hàng
Ngân hàng dùng nhiều hình thức huy động vốn như: Nhận tiền gửi của kháchhàng ( Nhận tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức, cá nhân và Nhận tiền gửi có kỳhạn của các tổ chức, cá nhân); Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm; Pháthành giấy tờ có giá như : chứng chỉ tiền gửi (kỳ phiếu), trái phiếu; Vay các tổ chứctín dụng khác, …
b, Các hình thức huy động vốn tại Ngân hàng thương mại
Huy động tiền gửi từ khách hàng
Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân hàngthương mại, khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tàikhoản tiền gửi để giữ tiền, tài sản và thanh toán hộ khách hàng, bằng cách đó ngân
Trang 40hàng huy động tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư Cùng với sự pháttriển vượt bậc của nền kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thươngmại Ngày nay hầu hết các ngân hàng thương mại đang dẩy mạnh huy động vốnthông qua các chính sách cụ thể, rõ ràng và hiệu quả.
- Tiền gửi không kỳ hạn ( Tiền gửi thanh toán):
Là loại tiền mà người gửi được sử dụng một cách chủ động và linh hoạt, đây
là hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại bằng cách mở tài khoản tiềngửi thanh toán cho khách hàng Tài khoản này mở cho các đối tượng khách hàng cánhân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội có nhu cầu thực hiện thanh toán qua ngânhàng để thực hiện các khoản chi trả về mua bán hàng hóa, dịch vụ, nhu cầu nhậnchuyển tiền vào tài khoản,như nhận tiền lương hàng tháng, nhận chuyển tiền từnước ngoài hoặc từ các cá nhân, doanh nghiệp với nhau…
Thanh toán qua Ngân hàng là một loại dịch vụ thanh toán, theo đó ngân hàngthực hiện việc trích nợ từ tài khoản đơn vị chuyển sang ghi Có cho tài khoản củađơn vị nhận Để thực hiện được loại dịch vụ thanh toán này đòi hỏi khách hàng phải
mở tài khoản tại Ngân hàng
Ngân hàng phân loại tiền gửi không kỳ hạn trên hai loại tài khoản : Tàikhoản tiền gửi thanh toán và tài khoản vãng lai
Tài khoản tiền gửi thanh toán: đây là tiền của doanh nghiệp, tổ chức hoặc các
cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ Trong phạm vi
số dư tài khoản cho phép của khách hàng, các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp và
cá nhân đều được ngân hàng thực hiện các khoản nộp, thu bằng tiền mặt hoặcchuyển khoản của doanh nghiệp và cá nhân đều được thể hiện trên tài khoản thanhtoán của mình, khách hàng có thể chếch tất cả biến động tiền ra, tiền vào qua dịch
vụ SMS của Ngân hàng
Tiền gửi không kỳ hạn không phải là những khoản tiền để dành mà là một bộphận tiền đang chờ thanh toán Do đó về mặt pháp lý khi gửi tiền không kỳ hạn theotài khoản thanh toán đã thể hiện một hợp đồng mặc nhiên giữa Ngân hàng và kháchhàng Trong đó ngân hàng có trách nhiệm thực hiện các khoản chi trả cho kháchhàng một cách kịp thời, chính xác trong phạm vi số dư tài khoản