Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của Vietinbank Đống Đa từ năm 2017– 2019

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA (Trang 59 - 71)

tính 2017 2018 2019 So sánh 2018/2017 2019/2018 + (-) % + (-) % 1 Vốn huy động Tỷ đồng 21.353 ,67 23.050, 05 22.425, 66 1.696, 38 7,9 4 (624,3 9) (2,71)

Nguồn: Phòng Tổng hợp tiếp thị Vietinbank Đống Đa

Trong giai đoạn 2017-2019, tổng nguồn vốn tăng 1.071,99 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 5,02 %. Tốc độ tăng nguồn vốn đạt mức khá cao. Nguyên nhân là trong giai đoạn này, nguồn tiền gửi cá nhân tăng lên nhanh chóng.Tâm lý người dân muốn gửi tiền vào Ngân hàng để bảo đảm đồng vốn sinh lời một cách an toàn trong bối cảnh Việt Nam đồng giữ giá trị ổn định so với USD.

Đồng thời trong các năm từ 2017 đến 2019, sự cạnh tranh về lãi suất huy động vốn kết hợp với các chương trình khuyến mại giữa các Ngân hàng thương mại nhằm lôi kéo nguồn tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất thấp với số tiền lớn từ các Doanh nghiệp cũng tạo ra khó khăn đối với công tác huy động vốn của Chi nhánh.

2.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa có điểm thuận lợi là hoạt động trên một địa bàn đông dân cư, nhiều doanh nghiệp mới được thành lập và đây là khu vực đang trên đà xây dựng và phát triển mạnh mẽ. Chính vì vậy mà nhu cầu về vay vốn là rất lớn. Hoạt động tín dụng của chi nhánh trong những năm qua được thể hiện theo bảng số liệu sau:

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ của Vietinbank Đống Đa giai đoạn 2017- 2019 ( Đơn vị: Tỷ VNĐ) Tỷ trọng Số tiền 100% 14.686,79 79,71 8,05 12,24 56,12 43,88

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2017 đến 2019)

Tổng dư nợ của VietinBank Đống Đa có sự biến động giảm dần qua các năm. Năm 2017, tổng dư nợ là14.891,92 tỷ đồng. Đến năm 2018, tổng dư nợ đạt 14.686,79 tỷ đồng, giảm 205,13 tỷ đồng (tương ứng giảm 1,38%) so với năm 2017. Tổng dư nợ năm 2019 là10.470,59 tỷ đồng, giảm 4216,2 tỷ đồng (tương ứng giảm 28,71 %) so với năm 2018. Như vậy, năm 2017 là năm có tổng dư nợ cao nhất do nền kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu vay vốn tăng cao tại khu vực doanh nghiệp. Sang đến năm 2018, hoạt động cho vay của VietinBank Đống Đa giảm nhẹ so với năm 2017 do nhu cầu của nền kinh tế giảm sút Đến 2019, tình hình cho vay của VietinBank Đống Đa sụt giảm mạnh. Nguyên nhân là do các bất ổn về tình hình kinh tế thế giới như cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc… tạo ra bất ổn, làm giảm nhu cầu vay vốn. Bên cạnh đó, nguyên nhân chính là do hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống NHCTVN kém hơn, gây ảnh hưởng đến hoạt động của VietinBank Đống Đa.Đây là tín hiệu không tốt đối với năng suất lao động của VietinBank Đống Đa.

Cơ cấu dư nợ chia theo thành phần kinh tế bao gồm dư nợ của các DN lớn, DN nhỏ và vừa và dư nợ các khách hàng bán lẻ (khách hàng cá nhân). Trong đó, xét riêng về tỷ trọng thì dư nợ của các DN lớn luôn chiếm tỷ lệ áp đảo trong tổng dư nợ. Tỷ trọng của các DN lớn trong tổng dư nợ các năm 201 7, 2018 và 2019 lần lượt là 79,71 %; 72,6 % và 62,93 %. Dư nợ doanh nghiệp lớn 2018 giảm 1207,288 tỷ đồng so với năm 2017 (tương ứng giảm 10,17 % so với năm 2017). Dư

nợ của các doanh nghiệp nhà nước năm 2019 có lại giảm 4073,53 tỷ so với năm 2018 (tương ứng giảm 38,2 % so với 2018). Mặc dù tỷ trọng dư nợ của DN lớn có giảm nhưng vẫn áp đảo (chiếm trên 62% tổng dư nợ) so với tỷ trọng dư nợ của 2 nhóm DNNVV và KH bán lẻ. Đây là nhóm khách hàng lớn nhất của VietinBank Đống Đa.

Dư nợ DNNVV năm 2017, 2018 và 2019 lần lượt đạt 1.199,29 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 8,05% tổng dư nợ năm 2017); 2.005,61 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 13,49 % tổng dư nợ năm 2018) và 1.964,86 tỷ đồng(chiếm tỷ trọng 18,76% tổng dư nợ năm 2019). Mặc dù về số tuyệt đối thì nhóm dư nợ này có xu hướng biến động không ổn định nhưng nếu chỉ xét về tỷ trọng thì các DNNVV càng ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng dư nợ. Điều này thể hiện sự phát triển lớn mạnh doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua tại Việt Nam.

Cũng như với nhóm DNNVV, tỷ trọng dư nợ của nhóm khách hàng bán lẻ ngày càng tăng trong tổng dư nợ. Dư nợ khách hàng bán lẻ năm 2017, 2018 và 2019 lần lượt chiếm 12,24%; 13,75% và 18,31%.

Về cơ cấu dư nợ chia theo kỳ hạn, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơnso với dư nợ trung và dài hạn. Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ là xu hướng thường xuất hiện trong các Ngân hàng thường mại. Năm 2017, dư nợ ngắn hạn là 8,357,654tỷ đồng (chiếm tỷ trọng là 56,12% trong tổng dư nợ), đến năm 2018 là 8192,29tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 55,77 %), năm 2019 là 5771,39 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 55,12 %).

Bảng 2.3 : Tình hình dư nợ quá hạn của VietinBank Đống Đa giai đoạn 2017 - 2019

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nợ quá hạn 21,71 7,28 104,12

Tổng dư nợ 14.891,92 14.686,79 10.470,59

Tỷ lệ nợ quá hạn(%) 0.15 0.05 0.99

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2017 đến 2019)

Tỷ lệ dư nợ quá hạn của VietinBank Đống Đa biến động phức tạp qua các năm. Năm 2017, tỷ lệ nợ quá hạn của VietinBank Đống Đa là 0,15 % nhưng đã giảm còn 0,05 % vào năm 2018. Đến năm 2019, tỷ lệ dư nợ quá hạn đã đạt 0,99%

tổng dư nợ. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn của VietinBank Đống Đa năm 2019 tăng mạnh. Nguyên nhân một phần là do chính sách của VietinBank nói chung, một phần là do hoạt động của Chi nhánh.Tuy nhiên, vẫn có tín hiệu tích cực là tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh vẫn thấp hơn tỷ lệ nợ quá hạn của toàn hệ thống VietinBank (Tỷ lệ nợ xấu của VietinBank: 1,6% năm 2019- Báo cáo kết quả kinh doanh VietinBank năm 2019).

Bảng 2.4: Kết quả tài chính của của VietinBank Đống Đa từ 2017 - 2019

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2017 2018 2019 So sánh 2018/2017 2019/2018 + (-) % + (-) % 1 Tổng thu nhập Tỷ đồng 825,28 949,99 639,36 124,71 15,11 (310,63) (32,70) 2 Tổng chi phí hoạt động Tỷ đồng 269,87 302,26 408,52 32,39 12 106,26 35,16 3 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 555,41 647,73 230,84 92,32 16,62 (416,89) (64,36) 4 Lợi nhuận sau

thuế

Tỷ đồng

416,56 485,8 170,82 69,24 16,62 (314,98) (64,83)

(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2017 đến 2019)

Theo bảng kết quả kinh doanh của chi nhánh trong 03 năm gần đây, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2018 là năm Chi nhánh kinh doanh có mức lợi nhuận trước thuế cao nhất trong giai đoạn này. Năm 2018, lợi nhuận trước thuế cao nhất trong các năm và đạt 647,73 tỷ đồng; tăng 16,62 % so với năm 2017.Năm 2019 đạt 230,84 tỷ đồng, giảm 416,89 tỷ đồng so với năm 2018. Điều này phản ánh tình hình kinh doanh của Chi nhánh đang gặp nhiều bất lợi. Nguyên nhân là do tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao, VietinBank Đống Đa buộc phải trích lập dự phòng rủi ro theo quy định dẫn đến tốc độ tăng tổng chi phí tăng mạnh (năm 2019 tăng 35,16% so với 2018) trong khi tổng thu nhập lại giảm. Qua đó thấy được việc tình hình nợ quá hạn cao sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của Chi nhánh.

Tuy mức lợi nhuận không đều giữa các năm nhưng tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN Đống Đa đã phát

triển tốt cụ thể là tình hình nợ xấu luôn được kiểm soát, đảm bảo theo đúng tỷ lệ quy định của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng huy động và cho vay cuối năm đạt vượt so với chỉ tiêu đề ra.

2.1.2.3 Hoạt động thanh toán cung cấp dịch vụ

Hoạt động thanh toán và cung cấp dịch vụ là một nghiệp vụ rất quan trọng, vì nghiệp vụ này có liên quan đến phát triển kinh tế của đất nước cũng như từng doanh nghiệp nên Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa trong 3 năm đã từng bước làm tốt công tác thanh toán.

Theo mục tiêu của VietinBank hướng mạnh về kinh doanh dịch vụ, cơ cấu lại hoạt động ngân hàng, nâng cao một bước tỷ trọng đóng góp của hoạt động dịch vụ vào thu nhập của toàn ngành, chi nhánh đã tập trung mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng, tích cực giới thiệu tới khách hàng các dịch vụ mới và tư vấn để khách hàng lựa chọn các dịch vụ thích hợp. Trong năm qua, kết quả hoạt động dịch vụ của chi nhánh đã đạt được như sau:

Bảng 2.5: Hoạt động dịch vụ 2017-2019 của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2017 2018 2019 So sánh 2018/2017 2019/2018 + (-) % + (-) % Thu dịch vụ ròng 1 Thu dịch vụ ròng Tỷ đồng 9,3 12,6 18,9 3,3 35,5 6,3 50

2 Lãi và phí thu đượctừ KDNT Tỷ đồng 2.37 2,52 2,4 0,15 6,3 (0,12) (4,76) 3 Doanh thu khai thácphí BH Tỷ đồng 1,012 1,114 1,372 0,102 10,07 0,258 23,16

4 Phí hoa hồng BH Tỷ đồng 0,019 0,019

5 Phí dịch vụ thẻ Tỷ đồng 0,059 0,073 0,097 0,014 23,72 0,024 32,87

Nguồn: Báo cáo tổng kết 2017-2019 Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa

Trong ba năm qua, kết quả hoạt động dịch vụ của chi nhánh đã đạt được như sau: Thu phí dịch vụ ròng qua các năm tăng lên đáng kể, thu dịch vụ ròng năm 2018 so với năm 2017 tăng 35,5%, thu dịch vụ ròng 2019 đạt 18.955 triệu đồng, đạt 105% kế hoạch năm và tăng 50% so với năm 2018; doanh thu khai thác phí bảo hiểm đạt 1,372 tỷ đồng, đạt 106% kế hoạch năm (KH: 1,3 tỷ đồng). Chỉ tiêu thu dịch vụ ròng của chi nhánh đạt tỷ lệ tương đối cao so với kế hoạch giao (đạt 105% kế hoạch).

Cơ cấu nguồn thu dịch vụ được cải thiện theo hướng tích cực: Tỷ trọng phí bảo lãnh vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu dịch vụ. Thu phí bảo lãnh đạt 9.197 triệu đồng, chiếm 49% thu dịch vụ, tăng 105% so với năm 2018.

Dịch vụ thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, kinh doanh ngoại tệ đã góp phần tích cực trong tổng thu phí dịch vụ của chi nhánh. Thu phí thanh toán quốc tế đạt 1.492 triệu đồng, chiếm 8% thu dịch vụ, giảm 9% so với năm 2018. Thu phí thanh toán trong nước + chuyển tiền quốc tế đạt 4.351 triệu đồng, chiếm 23% thu dịch vụ, tăng 43% so với năm 2018.

Các sản phẩm dịch vụ khác như sản phẩm thẻ, thanh toán lương qua tài khoản doanh thu phí còn thấp; Các sản phẩm mới như bán bảo hiểm qua ngân hàng,

chuyển tiền Western Union, VIETINBANK-smart@count, Homebanking, Phonebanking, Internet Banking, Directbanking, thẻ VISA, POS, VNTopup…chi nhánh đã triển khai và giới thiệu, quảng bá tới khách hàng song nhu cầu của khách hàng trên địa bàn đối với các dịch vụ này không nhiều nên hiệu quả của các sản phẩm này còn thấp. Sản phẩm dịch vụ mới phát triển chậm, đơn điệu chưa phong phú, chưa hấp dẫn tạo ra sự tiện ích của các sản phẩm mà chủ yếu vẫn sử dụng các dịch vụ truyền thống. Việc mở rộng và cung cấp các sản phẩm dịch vụ tới các thành phần kinh tế và các hộ dân cư sinh sống trên địa bàn đã có bước cải thiện đáng kể, tuy nhiên hoạt động marketing chưa được thực hiện một cách bài bản.

2.1.2.4. Những dịch vụ khác

- Dịch vụ chi trả lương

Hoạt động này cũng góp phần giúp cho Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa mở rộng được đối tượng khách hàng, qua đó cung cấp thêm các sản phẩm dịch vụ mới để tăng các khoản thu nhập từ phí. Hiện nay, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa đã thực hiện việc chi trả lương cho khoảng 20.000 CBCNV, hoạt động này đã giúp tháo gỡ được khó khăn của cả doanh nghiệp cũng như Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa, đồng thời góp phần làm tăng số lượng tài khoản cá nhân mở tại Ngân hàng, tăng thị phần hoạt động trên địa bàn.

Tuy nhiên tâm lý người dân Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng vẫn chưa thoát ra được thói quen sử dụng tiền mặt và các doanh nghiệp vẫn chưa muốn công khai về thu nhập thực của nhân viên trong doanh nghiệp mình, điều đó đã gây khó khăn trong quá trình triển khai dịch vụ thanh toán lương tự động.

- Dịch vụ bảo lãnh

Các hình thức bảo lãnh thông thường mà Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa cung cấp cho khách hàng là: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn,…

- Dịch vụ kiều hối và Money Gram

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa là một trong nhiều ngân hàng tại địa bàn Thành phố Hà Nội thực hiện chi trả tiền kiều hối Money Gram cung cấp cho dân cư trên địa bàn hình thức nhận kiều hối

mới bên cạnh dịch vụ khác.

- Nhóm dịch vụ ngân hàng điện tử

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa đã triển khai nhiều dịch vụ ứng dụng công nghệ hiện đại như: SMS Banking, Internet Banking, Mobile Banking, Bankplus,…

Dịch vụ ngân hàng điện tử đóng góp 1,2 tỷ đồng vào thu nhập của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa năm 2019.

Cơ sở hạ tầng đầu tư chậm và thiếu đồng bộ, chất lượng dịch vụ viễn thông còn thấp, an ninh mạng kém đã ảnh hưởng đến việc triển khai công nghệ ngân hàng hiện đại như SMS Banking, Internet Banking, Mobile Banking, Bankplus của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa. Ngoài ra Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa chưa đẩy mạnh công tác quảng bá tuyên truyền về các dịch vụ tiện ích đi kèm sản phẩm, chưa thiết lập được các kênh thu thập và xử lý thông tin, chưa sử dụng phần mềm Quản lý quan hệ khách hàng (CRM), chưa có trung tâm tư vấn điện thoại (Call center) dẫn tới việc nghiên cứu thị phần, xác định nhu cầu, giải đáp thắc mắc của khách hàng chưa được tốt.

2.2. Phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn tại NH TMCP Công thương Việt Nam – CN Đống Đa giai đoạn 2017 -2019

2.2.1. Bộ máy hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa

Để thực hiện huy động vốn đạt kết qủa tốt, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa đã thành lập một bộ máy xuyên suốt trong toàn chi nhánh từ thực thi chính sách, bộ phận liên quan, bộ phận hỗ trợ. Cơ cấu bộ máy bao gồm: Ban Giám đốc, Khối khách hàng doanh nghiệp, Khối bán lẻ, Khối hỗ trợ. Sơ đồ cơ cấu tổ chức huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa như sau:

BAN GIÁM ĐỐC

KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP KHỐI BÁN LẺ KHỐI HỖ TRỢ

PHÒNG DOANH NGHIỆP LỚN

PHÒNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

PHÒNG BÁN LẺ CÁC PHÒNG GIAO DỊCH PHÒNG KÊ TOÁN PHÒNG HTTD PHÒNG QUẢN TRỊ TÍN DỤNG PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa

Ban Giám đốc chi nhánh: chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động của chi nhánh. Giám đốc chịu trách nhiệm xây dựng, tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch huy động vốn từ được Tổng giám đốc thông báo, kiểm soát hoạt động huy động vốn của cấp mình quản lý đảm bảo cân đối thường xuyên giữa nguồn vốn thực có với dư nợ và đảm bảo an toàn chi trả trong toàn đơn vị do mình phụ trách; Đồng thời, có trách nhiệm chỉ đạo thường xuyên hay đột xuất kiểm tra tình hình thực hiện kế

hoạch tại chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc để có quyết định các hình thức khen thưởng, kỷ luật kế hoạch. Bởi vậy có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ các hoạt

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA (Trang 59 - 71)