Sơ đồ 2.2: Quy trình triển khai kế hoạch huy động vốn

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA (Trang 81 - 115)

Sau khi nhận kế hoạch hàng năm đối với chi nhánh được Tổng Giám đốc phê duyệt, chi nhánh nhận được thông báo kế hoạch chính thức, chi nhánh xây dựng chính sách về hoạt động huy động vốn đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu Tổng giám đốc đã thông báo. Chi nhánh chủ động tìm các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu nguồn vốn được giao, hiện tại VietinBank đang quản lý các chỉ tiêu Tổng vốn huy động và Tỷ lệ tiền gửi dân cư (được phân theo từng loại tiền tệ), cụ thể:

- Xây dựng chương trình hành động để triển khai kế hoạch. Các bộ phận quản lý lên kế hoạch triển khai, ban Kế hoạch nguồn vốn có nhiệm vụ lập kế hoạch triển khai, trình Giám đốc xem xét quyết định kế hoạch triển khai. Trong kế hoạch triển khai nêu rõ những nội dung thực hiện, thời gian thực hiện, các nguồn lực được phân bổ, nhiệm vụ của từng đơn vị, cá nhân trong thực hiện kế hoạch.

- Chi nhánh đã tổ chức các đợt tiết kiệm dự thưởng, kỳ phiếu dự thưởng mừng quốc khánh, năm mới hay mùa vàng bội thu, kỷ niệm ngày thành lập VietinBank cùng nhiều chương trình khác.

- Thực hiện giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng cán bộ.

- Thực hiện họp giao ban hàng tháng tại trụ sở chính về nhiều nội dung, trong đó có nội dung về hoạt động huy động vốn. Các cuộc họp giao ban tháng bao gồm các thành phần: Giám đốc, các Phó giám đốc; trưởng các ban: Tài chính kế toán và ngân quỹ, Kế hoạch nguồn vốn, Nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch cụ, Khách hàng doanh nghiệp, Khách hàng hộ sản xuất và cá nhân, Thẩm định, Định chế tài chính, Pháp chế; giám đốc Trung tâm: Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro, Trung tâm thanh toán, Trung tâm thẻ, Trung tâm công nghệ thông tin.

- Bên cạnh đó Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam CN Đống Đa cũng đã tổ chức phát động thi đua về công tác huy động vốn nhân dịp chào mừng những ngày lễ lớn. Có chính sách khen thưởng kịp thời đối với những đơn vị, cá nhân có thành tích lớn.

Trong 3 năm 2017-2019, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa liên tục thực hiện đạt và vượt kế hoạch về huy động vốn do Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam giao tuy nhiên chủ yếu

đóng góp vào việc hoàn thành chỉ tiêu chủ yếu do tăng trưởng huy động khách hàng doanh nghiệp, huy động vốn khách hàng cá nhân giữ vững và có tăng trưởng thấp. Lượng tiền gửi huy động khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng quy mô huy động vốn là cơ sở để Chi nhánh hoàn thành kế hoạch về lợi nhuận huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa ở mức cao và luôn ổn định. Việc Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa hoàn thành kế hoạch huy dộng vốn chứng tỏ kế hoạch đặt ra đã sát với tình hình thực tế và hiệu quả hoạt động của bộ phận nguồn vốn cũng như hiệu quả điều hành của bộ máy quản lý. Tuy nhiên, việc tăng trưởng huy động vốn đạt kết quả tăng trưởng thấp chưa tương xứng với quy mô hoạt động của một chi nhánh cấp I trên địa bàn quận Đống Đa. Nguyên nhân của tình trạng này là do đâu? Kế hoạch đặt ra thấp hay do bộ phận quan hệ khách hàng hoạt động chưa thực sự hiệu quả, các cán bộ quản lý chưa bám sát điều hành hoạt động huy động vốn, hay chưa tận dụng hết lợi thế có 13 phòng giao dịch trên địa bàn thành phố Hà Nội để tăng trưởng hoạt động huy động vốn.

Ta có thể thấy, kết quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa tương đối tốt tuy nhiên một số chỉ tiêu tỷ trọng và bình quân huy động khách hàng cá nhân là khá khả quan, thể hiện ở các điểm:

- Dư huy động vốn cuối kỳ tăng không đều qua các năm, tỷ trọng huy động vốn cuối kỳ ngày càng giảm tuy nhiên đây là xu hướng đã được tính toán theo đúng kế hoạch hoạt động của chi nhánh.

- Hoạt động huy động vốn ngày càng dược coi trọng, số lượng khách hàng của chi nhánh ngày càng tăng.

Thứ tư là giải quyết khiếu nại khách hàng

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa chia nguyên nhân khiếu nại thành 2 nhóm chính là lỗi do ngân hàng và lỗi do khách hàng.

Bảng 2.11: Bảng giải quyết khiếu nại của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa

Năm

Tổng số đơn khiếu nại

(Lần)

Số đơn khiếu nại đã được giải quyết

Số đơn khiếu nại chưa được giải quyết Số đơn Tỷ lệ (%) Số đơn Tỷ lệ (%)

2017 920 750 81,5 170 18,5

2018 810 690 85,2 120 14,8

2019 720 650 90,3 70 9,8

Nguồn: Phòng Giao dịch khách hàng

Qua bảng thống kê dưới đây có thể thấy tỷ lệ gây lỗi của 2 bên là không chênh lệch nhiều qua các năm. Với các lỗi là do bên Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa thì đơn vị trực tiếp nhận trách nhiệm và tiến hành khắc phục lỗi, mọi chi phí do Ngân hàng chịu. Với lỗi do khách hàng gây ra đơn vị thỏa thuận cách khắc phục và chi phí khắc phục này do khách hàng chịu. Trong những trường hợp không giải quyết được Ngân hàng buộc phải chấm dứt hợp đồng với khách hàng.

2.2.4. Kiểm soát hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa

Hoạt động kiểm soát huy động vốn được lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa rất quan tâm. Nhất là trong những năm gần đây, tình hình huy động vốn trở nên khó khăn, ngoài việc phải giữ các khách hàng có nguồn tiền gửi thường xuyên trước sự cạnh tranh về lãi suất khá mạnh từ các ngân hàng thương mại mới trên địa bàn thì Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa phải tiếp cận các nguồn vốn có chi phí huy động cao hơn.

- Chủ thể trong kiểm soát huy động vốn gồm: Giám đốc và phó Giám đốc, phó giám đốc tác nghiệp, tham mưu là phòng khách hàng cá nhân và phòng quản lý nội bộ của ngân hàng, các phòng tác nghiệp trực tiếp như dịch vụ khách hàng, phòng giao dịch, bộ phận hỗ trợ như kế toán, tổ chức hành chính, điện toán.

- Nội dung kiểm soát huy động vốn chủ yếu là các chỉ tiêu huy động vốn của các đơn vị trong kỳ về quy mô và cơ cấu vốn huy động trong kỳ hoặc tại một thời điểm nhất định. Kiểm tra về việc thực hiện chấp hành lãi suất huy động; Kiểm tra về việc cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo.

- Hình thức kiểm soát huy động vốn: kết hợp cả kiểm soát thường xuyên và kiểm soát đột xuất. Kiểm soát thường xuyên theo định kỳ hoặc chương trình kế hoạch được xây dựng từ đầu năm là chủ yếu, tức là định kỳ hàng tháng, hàng quý các bộ phận, chi nhánh phải báo cáo chỉ tiêu huy động vốn khách hàng cá nhân đạt được cho phòng quản lý nội bộ để phòng quản lý nội bộ tổng hợp lập báo cáo gửi Ban giám đốc. Ngoài hình thức kiểm soát thường xuyên, lãnh đạo ngân hàng còn kiểm soát đột xuất tại các điểm huy động và các chi nhánh, phòng giao dịch.

- Công cụ kiểm soát huy động vốn: là kế hoạch huy động vốn theo quý, giao nhiệm vụ đến từng cán bộ được thực hiện từng quý, việc thực hiện các văn bản chỉ đạo. Đây là nhiệm vụ có tính chất bắt buộc đối với các đơn vị và cá nhân trong bộ máy huy động vốn. Công cụ không thể thiếu của kiểm soát huy động vốn là chỉ tiêu phản ánh kết quả huy động vốn của các đơn vị, phòng giao dịch và từng cán bộ. Kết quả huy động vốn do các đơn vị báo cáo theo định kỳ cho phòng quản lý nội bộ để tổng hợp và phân tích lập báo cáo gửi Ban giám đốc. Kết quả thực hiện huy động vốn khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng… so với kế hoạch được giao là chỉ tiêu để giám sát hoạt động huy động vốn. Phòng quản lý rủi ro kiểm tra, kiểm soát nội bộ thực hiện chương trình kiểm tra đề xuất với Ban giám đốc thành lập đoàn kiểm tra các đơn vị, đối chiếu trực tiếp với khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro, giúp Ban giám đốc phân tích để có những giải pháp kịp thời can thiệp vào quá trình huy động tại Chi nhánh.

Bảng 2.12: Bảng thống kê các loại sai phạm phát hiện tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2017 - 2019

Loại sai phạm 2017 2018 2019

Cho khách hàng ký và rút sổ tiết kiệm khi không

trực tiếp qua ngân hàng 5 3 4

Kiểm soát viên không đối chiếu khớp đúng chứng minh thư nhân dân trong qúa trình rút tiền sổ tiết kiệm

2 3 4

Huy động vốn từ khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vượt lãi suất quy định của Hội sở chính

10 13 13

Tổng 17 16 21

Nguồn: Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- CN Đống Đa

Trong kiểm soát việc thực hiện quy trình quy định huy động vốn tại ngân hàng còn chưa thường xuyên và không có kể hoạch định kỳ nên trong giai đoạn 2017 - 2019 chi nhánh đã xảy ra một sổ trường hợp thực hiện huy động vốn khách hàng cá nhân sai quy trình như cho khách hàng ký và rút sổ tiết kiệm khi không trực tiếp tới ngân hàng, kiểm soát viên không đối chiếu khớp đúng chứng minh thư nhân dân trong qua trình rút tiền sổ tiết kiệm, huy động vốn từ khách hàng cá nhân vượt lãi suất quy định. Cụ thể, năm 2017 thông qua hoạt động kiểm soát Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa phát hiện 5 trường hợp Cho khách hàng cá nhân ký và rút sổ tiết kiệm không tại ngân hàng, năm 2018 là 3 trường hợp và năm 2019 là 4 trường hợp. Năm 2017 có 2 trường hợp kiểm soát viên không đối chiếu khớp đúng chứng minh thư nhân dân trong qúa trình rút tiền sổ tiết kiệm, năm 2018 là 3 trường hợp và năm 2019 là 4 trường hợp. Nghiêm trọng hơn là phát hiện ra sai phạm huy động vốn từ khách hàng cá nhân vượt lãi suất quy định của Hội sở chính, năm 2017 là 10 trường hợp, năm 2018 là 13 trường hợp và năm 2019 là 13 trường hợp.

Trong những năm gần đây, hoạt động kiểm soát huy động vốn được lãnh đạo chi nhánh quan tâm, nhưng tình hình huy động vốn trở nên khó khăn, Ngân hàng phải tiếp cận các nguồn vốn đắt hơn. Chủ thể trong kiểm soát huy động vốn tại

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- CN Đống Đa gồm: Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc và các phó Tổng Giám đốc; bộ phận giúp việc, tham mưu là ban Kế hoạch – nguồn vốn, Ban Kiểm tra kiểm soát nội bộ của Ngân hàng trụ sở chính; Giám đốc và các phó Giám đốc, Phòng kế hoạch, kiểm tra của chi nhánh kiểm soát thực hiện kế hoạch huy động vốn. Trong quá trình kiểm soát huy động vốn, ban Kế hoạch tại Trụ sở chính và phòng kế hoạch tại chi nhánh phối hợp với các bộ phận khác để thực hiện vai trò đầu mối kiểm soát, giúp Ban lãnh đạo Ngân hàng thực hiện nhiệm vụ này.

2.3. Đánh giá hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2017 -2019

2.3.1. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa

Bảng 2.13 Hiệu quả của hoạt động huy động vốn năm 2017, 2018 và 2019

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2017 2018 2019 1 Tổng dư nợ Tỷ đồng 14.891,92 14.686,79 10.470,59 2 Tổng nguồn vốn Tỷ đồng 22.525,67 24.203,05 25.148,66 3 Tổng nguồn vốn huy động Tỷ đồng 21.353,67 23.050,05 22.425,66 4 Vốn huy động có kỳ hạn Tỷ đồng 20.247,67 21.797,06 21.062,66 5 Vốn huy động không kỳ hạn Tỷ đồng 1.106 1.253 1.363 6 Tổng dư nợ/TNVHĐ % 69,74 63,72 46,70 7 VHĐ/TNV % 94,80 95,23 89,17 8 VHĐCKH/TNVHĐ % 94,82 94,56 93,92 9 VHĐKKH/TNVHĐ % 5,18 5,44 6,08

2.3.1.1 Tổng dư nợ/ Tổng nguồn vốn huy động

Tỷ số tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động cho thấy khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng, giúp xác định hiệu quả tín dụng của một đồng nguồn vốn và quy mô hoạt động của Ngân hàng. Qua kết quả tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy

động trong bảng 2.4 cho thấy khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng qua 2 năm 2017, 2018 và 2019. Do Ngân hàng hoạt động lâu năm cùng với uy tín, chất lượng hoạt động nên có lượng khách hàng tăng dần qua các năm. Công tác tiếp thị của các chi nhánh ở khắp các địa bàn và vùng nông thôn đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Năm 2017 tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn đạt 69,74%, năm 2018 đạt 63,72% , năm 2019 đạt 46,70%. Từ các số liệu trên thể hiện tình hình huy động vốn cũng như sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa tương đối tốt, và cần phải đẩy mạnh các hoạt động hơn nữa.

2.3.1.2. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Theo bảng 2.4 tỷ số tổng ngồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn khá cao trong 3 năm 2017 chiếm 94,80%, năm 2018 chiếm 95,23%, năm 2019 chiếm 89,17%. Tỷ số này cho biết hoạt động huy động vốn của Ngân hàng rất tốt. Ngân hàng đang tiến hành theo đúng hướng, hiệu quả và ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng trong cả nước. Nhưng trong thời gian tới Ngân hàng nên tiếp tục cố gắng để phát huy tỷ số này cao hơn nữa, đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

2.3.1.3 Vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động

Theo bảng 2.4 ta thấy tỷ số vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động chiếm đến 94,82% trong tổng vốn huy động trong năm 2017, năm 2018 là 94,56%, năm 2019 là 93,92% , các tỷ số trên cho ta thấy vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ lệ rất cao và là thành phần chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Công thương việt Nam – CN Đống Đa. Điều này sẽ giúp Ngân hàng dễ dàng chủ động trong việc cho vay, bên cạnh đó với lượng nguồn vốn này Ngân hàng cũng phải mất một khoản chi phí tương đối lớn để trả lãi cho khách hàng vì lãi suất tiền gửi có kỳ hạn cao hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, và với mức chi phí cao sẽ làm ảnh hưởng tới lợi nhuận chung của Ngân hàng.

Nhìn chung, vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng nên Ngân hàng có thể chủ động hơn trong việc cung cấp tín dụng, và đảy mạnh, thu hút khách hàng đến vay nhằm nâng cao lợi nhuận của Ngân hàng.

2.3.1.4 Vốn huy động không kỳ hạn/tổng vốn huy động

Theo bảng 2.4 chúng ta thấy tỷ lệ vốn huy động không kỳ hạn trên tổng vốn huy động khá thấp, bởi lãi suất không kỳ hạn thấp hơn so với lãi suất có kỳ hạn, hình thức huy động này ko được các khách hàng sử dụng và tin dùng, trừ trường hợp khách hàng nhờ Ngân hàng giữ hộ cho an toàn và sẽ gửi trong thời gian ngắn không cố định và rút ra bất cứ khi nào khách hàng cần. Nếu tỷ lệ này càng lớn thì sự chênh lệch lãi suất giữa đầu vào và đầu ra của tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA (Trang 81 - 115)