Bảng 2.13 Hiệu quả của hoạt động huy động vốn năm 2017,2018 và 2019

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA (Trang 87 - 90)

tính 2017 2018 2019 1 Tổng dư nợ Tỷ đồng 14.891,92 14.686,79 10.470,59 2 Tổng nguồn vốn Tỷ đồng 22.525,67 24.203,05 25.148,66 3 Tổng nguồn vốn huy động Tỷ đồng 21.353,67 23.050,05 22.425,66 4 Vốn huy động có kỳ hạn Tỷ đồng 20.247,67 21.797,06 21.062,66 5 Vốn huy động không kỳ hạn Tỷ đồng 1.106 1.253 1.363 6 Tổng dư nợ/TNVHĐ % 69,74 63,72 46,70 7 VHĐ/TNV % 94,80 95,23 89,17 8 VHĐCKH/TNVHĐ % 94,82 94,56 93,92 9 VHĐKKH/TNVHĐ % 5,18 5,44 6,08

2.3.1.1 Tổng dư nợ/ Tổng nguồn vốn huy động

Tỷ số tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động cho thấy khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng, giúp xác định hiệu quả tín dụng của một đồng nguồn vốn và quy mô hoạt động của Ngân hàng. Qua kết quả tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy

động trong bảng 2.4 cho thấy khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng qua 2 năm 2017, 2018 và 2019. Do Ngân hàng hoạt động lâu năm cùng với uy tín, chất lượng hoạt động nên có lượng khách hàng tăng dần qua các năm. Công tác tiếp thị của các chi nhánh ở khắp các địa bàn và vùng nông thôn đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Năm 2017 tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn đạt 69,74%, năm 2018 đạt 63,72% , năm 2019 đạt 46,70%. Từ các số liệu trên thể hiện tình hình huy động vốn cũng như sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa tương đối tốt, và cần phải đẩy mạnh các hoạt động hơn nữa.

2.3.1.2. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Theo bảng 2.4 tỷ số tổng ngồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn khá cao trong 3 năm 2017 chiếm 94,80%, năm 2018 chiếm 95,23%, năm 2019 chiếm 89,17%. Tỷ số này cho biết hoạt động huy động vốn của Ngân hàng rất tốt. Ngân hàng đang tiến hành theo đúng hướng, hiệu quả và ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng trong cả nước. Nhưng trong thời gian tới Ngân hàng nên tiếp tục cố gắng để phát huy tỷ số này cao hơn nữa, đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

2.3.1.3 Vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động

Theo bảng 2.4 ta thấy tỷ số vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động chiếm đến 94,82% trong tổng vốn huy động trong năm 2017, năm 2018 là 94,56%, năm 2019 là 93,92% , các tỷ số trên cho ta thấy vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ lệ rất cao và là thành phần chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Công thương việt Nam – CN Đống Đa. Điều này sẽ giúp Ngân hàng dễ dàng chủ động trong việc cho vay, bên cạnh đó với lượng nguồn vốn này Ngân hàng cũng phải mất một khoản chi phí tương đối lớn để trả lãi cho khách hàng vì lãi suất tiền gửi có kỳ hạn cao hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, và với mức chi phí cao sẽ làm ảnh hưởng tới lợi nhuận chung của Ngân hàng.

Nhìn chung, vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng nên Ngân hàng có thể chủ động hơn trong việc cung cấp tín dụng, và đảy mạnh, thu hút khách hàng đến vay nhằm nâng cao lợi nhuận của Ngân hàng.

2.3.1.4 Vốn huy động không kỳ hạn/tổng vốn huy động

Theo bảng 2.4 chúng ta thấy tỷ lệ vốn huy động không kỳ hạn trên tổng vốn huy động khá thấp, bởi lãi suất không kỳ hạn thấp hơn so với lãi suất có kỳ hạn, hình thức huy động này ko được các khách hàng sử dụng và tin dùng, trừ trường hợp khách hàng nhờ Ngân hàng giữ hộ cho an toàn và sẽ gửi trong thời gian ngắn không cố định và rút ra bất cứ khi nào khách hàng cần. Nếu tỷ lệ này càng lớn thì sự chênh lệch lãi suất giữa đầu vào và đầu ra của tổ chức tín dụng càng cao, từ đó làm gia tăng lợi nhuận cho tổ chức tín dụng. Với tỷ lệ huy động vốn khá thấp năm 2017 chiếm 5,18%, năm 2018 chiếm tỷ lệ 5,44%, năm 2019 chiếm tỷ lệ 6,08% tỷ số này đã có sự gia tăng qua 3 năm nhưng không đáng kể. Tuy nó giúp Ngân hàng chủ động được nguồn vốn trong việc cấp tín dụng hay trong những trường hợp thiếu vốn và với chi phí thấp rất thấp, nếu Ngân hàng tận dụng tối đa từ nguồn này thì sẽ đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng, nhưng xét về mặt phương diện khác thì nó chưa mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng. Vì nguồn vốn này không cố định, và ít thu hút được khách hàng tham gia gửi tại Ngân hàng.

Qua kết quả trên cho thấy, Ngân hàng cần quan tâm nhiều đến đối tượng khách hàng các nhân, TCTD. Vì hiện nay các đối tượng này chiếm tỷ trọng thấp tại Ngân hàng trong khi nhu cầu gửi tiền của họ lại rất cao đặc biệt là đối tượng khách hàng cá nhân. Cần mở rộng hơn nữa chương trình quảng bá thương hiệu, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng, cố gắng thiết lập quan hệ để tạo được lòng tin cũng như sự trung thành của khách hàng. Ngân hàng cần tạo ra nhiều sản phẩm tiền gửi tiện ích dành cho khách hàng cá nhân, đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi tiết kiệm cho khách hàng cá nhân và các TCTD.

Dựa vào các chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện kế hoạch huy động vốn, giai đoạn 2017-2019 có thể thấy Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa đạt được trong thời gian qua là rất đáng ghi nhận. Những kết qủa đó được thể hiện:

Một là về quy mô huy động vốn: Quy mô vốn tiền gửi huy động khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng của chi

nhánh tăng liên tục trong 3 năm 2017-2019 tuy nhiên tốc độ tăng trưởng huy động đạt kế hoạch đặt ra do nhiều nguyên nhân. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã có những chính sách sản phẩm, chính sách khách hàng hợp lý, linh hoạt, đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi và cơ cấu khách hàng, mặt khác chi nhánh chưa tận dụng được các lợi thế khách quan và chủ quan mà mình có được, giúp cho chi nhánh tạo dựng cho mình một nền khách truyền thống vừa thu hút các khách hàng mới sử dụng sản phảm tiền gửi tại chi nhánh.

Huy động vốn đối với khách hàng tăng trưởng đều đặn qua các năm, chi tiết theo bảng 2.14 sau:

Bảng 2.14: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA (Trang 87 - 90)