Thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA (Trang 84 - 87)

Bảng 2.8: Bảng chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn 2017-2019

thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa

Tổng số đơn khiếu nại

(Lần)

Số đơn khiếu nại đã được giải quyết

Số đơn khiếu nại chưa được giải quyết Số đơn Tỷ lệ (%) Số đơn Tỷ lệ (%)

2017 920 750 81,5 170 18,5

2018 810 690 85,2 120 14,8

2019 720 650 90,3 70 9,8

Nguồn: Phòng Giao dịch khách hàng

Qua bảng thống kê dưới đây có thể thấy tỷ lệ gây lỗi của 2 bên là không chênh lệch nhiều qua các năm. Với các lỗi là do bên Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa thì đơn vị trực tiếp nhận trách nhiệm và tiến hành khắc phục lỗi, mọi chi phí do Ngân hàng chịu. Với lỗi do khách hàng gây ra đơn vị thỏa thuận cách khắc phục và chi phí khắc phục này do khách hàng chịu. Trong những trường hợp không giải quyết được Ngân hàng buộc phải chấm dứt hợp đồng với khách hàng.

2.2.4. Kiểm soát hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa

Hoạt động kiểm soát huy động vốn được lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa rất quan tâm. Nhất là trong những năm gần đây, tình hình huy động vốn trở nên khó khăn, ngoài việc phải giữ các khách hàng có nguồn tiền gửi thường xuyên trước sự cạnh tranh về lãi suất khá mạnh từ các ngân hàng thương mại mới trên địa bàn thì Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa phải tiếp cận các nguồn vốn có chi phí huy động cao hơn.

- Chủ thể trong kiểm soát huy động vốn gồm: Giám đốc và phó Giám đốc, phó giám đốc tác nghiệp, tham mưu là phòng khách hàng cá nhân và phòng quản lý nội bộ của ngân hàng, các phòng tác nghiệp trực tiếp như dịch vụ khách hàng, phòng giao dịch, bộ phận hỗ trợ như kế toán, tổ chức hành chính, điện toán.

- Nội dung kiểm soát huy động vốn chủ yếu là các chỉ tiêu huy động vốn của các đơn vị trong kỳ về quy mô và cơ cấu vốn huy động trong kỳ hoặc tại một thời điểm nhất định. Kiểm tra về việc thực hiện chấp hành lãi suất huy động; Kiểm tra về việc cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo.

- Hình thức kiểm soát huy động vốn: kết hợp cả kiểm soát thường xuyên và kiểm soát đột xuất. Kiểm soát thường xuyên theo định kỳ hoặc chương trình kế hoạch được xây dựng từ đầu năm là chủ yếu, tức là định kỳ hàng tháng, hàng quý các bộ phận, chi nhánh phải báo cáo chỉ tiêu huy động vốn khách hàng cá nhân đạt được cho phòng quản lý nội bộ để phòng quản lý nội bộ tổng hợp lập báo cáo gửi Ban giám đốc. Ngoài hình thức kiểm soát thường xuyên, lãnh đạo ngân hàng còn kiểm soát đột xuất tại các điểm huy động và các chi nhánh, phòng giao dịch.

- Công cụ kiểm soát huy động vốn: là kế hoạch huy động vốn theo quý, giao nhiệm vụ đến từng cán bộ được thực hiện từng quý, việc thực hiện các văn bản chỉ đạo. Đây là nhiệm vụ có tính chất bắt buộc đối với các đơn vị và cá nhân trong bộ máy huy động vốn. Công cụ không thể thiếu của kiểm soát huy động vốn là chỉ tiêu phản ánh kết quả huy động vốn của các đơn vị, phòng giao dịch và từng cán bộ. Kết quả huy động vốn do các đơn vị báo cáo theo định kỳ cho phòng quản lý nội bộ để tổng hợp và phân tích lập báo cáo gửi Ban giám đốc. Kết quả thực hiện huy động vốn khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng… so với kế hoạch được giao là chỉ tiêu để giám sát hoạt động huy động vốn. Phòng quản lý rủi ro kiểm tra, kiểm soát nội bộ thực hiện chương trình kiểm tra đề xuất với Ban giám đốc thành lập đoàn kiểm tra các đơn vị, đối chiếu trực tiếp với khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro, giúp Ban giám đốc phân tích để có những giải pháp kịp thời can thiệp vào quá trình huy động tại Chi nhánh.

Bảng 2.12: Bảng thống kê các loại sai phạm phát hiện tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2017 - 2019

Loại sai phạm 2017 2018 2019

Cho khách hàng ký và rút sổ tiết kiệm khi không

trực tiếp qua ngân hàng 5 3 4

Kiểm soát viên không đối chiếu khớp đúng chứng minh thư nhân dân trong qúa trình rút tiền sổ tiết kiệm

2 3 4

Huy động vốn từ khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vượt lãi suất quy định của Hội sở chính

10 13 13

Tổng 17 16 21

Nguồn: Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- CN Đống Đa

Trong kiểm soát việc thực hiện quy trình quy định huy động vốn tại ngân hàng còn chưa thường xuyên và không có kể hoạch định kỳ nên trong giai đoạn 2017 - 2019 chi nhánh đã xảy ra một sổ trường hợp thực hiện huy động vốn khách hàng cá nhân sai quy trình như cho khách hàng ký và rút sổ tiết kiệm khi không trực tiếp tới ngân hàng, kiểm soát viên không đối chiếu khớp đúng chứng minh thư nhân dân trong qua trình rút tiền sổ tiết kiệm, huy động vốn từ khách hàng cá nhân vượt lãi suất quy định. Cụ thể, năm 2017 thông qua hoạt động kiểm soát Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa phát hiện 5 trường hợp Cho khách hàng cá nhân ký và rút sổ tiết kiệm không tại ngân hàng, năm 2018 là 3 trường hợp và năm 2019 là 4 trường hợp. Năm 2017 có 2 trường hợp kiểm soát viên không đối chiếu khớp đúng chứng minh thư nhân dân trong qúa trình rút tiền sổ tiết kiệm, năm 2018 là 3 trường hợp và năm 2019 là 4 trường hợp. Nghiêm trọng hơn là phát hiện ra sai phạm huy động vốn từ khách hàng cá nhân vượt lãi suất quy định của Hội sở chính, năm 2017 là 10 trường hợp, năm 2018 là 13 trường hợp và năm 2019 là 13 trường hợp.

Trong những năm gần đây, hoạt động kiểm soát huy động vốn được lãnh đạo chi nhánh quan tâm, nhưng tình hình huy động vốn trở nên khó khăn, Ngân hàng phải tiếp cận các nguồn vốn đắt hơn. Chủ thể trong kiểm soát huy động vốn tại

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- CN Đống Đa gồm: Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc và các phó Tổng Giám đốc; bộ phận giúp việc, tham mưu là ban Kế hoạch – nguồn vốn, Ban Kiểm tra kiểm soát nội bộ của Ngân hàng trụ sở chính; Giám đốc và các phó Giám đốc, Phòng kế hoạch, kiểm tra của chi nhánh kiểm soát thực hiện kế hoạch huy động vốn. Trong quá trình kiểm soát huy động vốn, ban Kế hoạch tại Trụ sở chính và phòng kế hoạch tại chi nhánh phối hợp với các bộ phận khác để thực hiện vai trò đầu mối kiểm soát, giúp Ban lãnh đạo Ngân hàng thực hiện nhiệm vụ này.

2.3. Đánh giá hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2017 -2019

2.3.1. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa

Bảng 2.13 Hiệu quả của hoạt động huy động vốn năm 2017, 2018 và 2019

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA (Trang 84 - 87)