1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên

90 26 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 218,67 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong mọi chế độ xã hội, giáo dục và đào tạo luôn là hoạt động quan trọng của con người đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Bởi lẽ: Giáo dục là nền tảng văn hoá, là cơ sở hình thành nhân cách và nâng cao năng lực chinh phục thế giới. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, khoa học giáo dục và sự cạnh tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục phải đổi mới. Xuất phát từ yêu cầu nêu trên, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chủ chương, chính sách nhằm thay đổi cơ chế quản lý, phát triển hệ thống giáo dục công lập đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Có thể nói, các chủ chương và chính sách của nhà nước lĩnh vực quản lý giáo dục trong hai thập niên gần đây đều hướng tới việc gia tăng sự phân cấp trong quản lý, tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính. Tiếp nối những thành công của chủ trương đổi mới cơ chế phân cấp quản lý, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 được ban hành nhằm định hướng phát triển giáo dục Việt Nam trong giai đoạn mới. Để đưa định hướng trên vào thực tiễn, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Xác định giáo dục là cơ sở và động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, do đó Việt Nam đã dành một tỷ trọng lớn trong tổng chi Ngân sách Nhà nước để đầu tư cho sự nghiệp giáo dục trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, vì nguồn thu ngân sách Nhà nước hạn chế, nên mức đầu tư lớn cho sự nghiệp giáo dục Việt Nam chủ yếu tập trung ở các trường công lập. Trong khi đó, việc sử dụng nguồn tài chính tại các trường công lập chưa mang lại kết quả mong muốn, vẫn còn tồn tại những yếu kém và chưa phát huy, sử dụng tốt các quyền được giao. Mặt khác, trong thời gian gần đây, thông tin đại chúng đề cập rất nhiều đến những sai phạm trong chi NSNN tại các nhà trường công lập, gây nhiều bức xúc trong dư luận. Từ thực trạng trên, hoàn thiện chi NSNN đối với các trường trung học phổ thông công lập ở Việt Nam là một đòi hỏi cấp thiết. Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ “Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên”, với ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Đề tài về Quản lý chi NSNN đã được nhiều tác giả nghiên cứu trong thời gian qua, cụ thể như sau: Trần Thanh Loan (2017) với đề tài “Quản lý tài chính tại trường Đại học Tây Bắc” luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tê Quốc Dân. Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về NSNN, chi NSNN, quản lý chi NSNN tại trường Đại học Tây Bắc; phản ánh được hiện trạng quản lý tài chính tại đơn vị. Luận văn đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại trường. Vũ Thị Dung (2017) với đề tài “Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Nông Lâm Sơn La”, luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. Luận văn đã đưa ra được cách quản lý tài chính; đồng thời phản ánh thu, chi NSNN. Luận văn đã đưa ra được đề xuất, và những giải pháp để quản lý tài chính để hoàn thiện hơn, tốt hơn. Luận án “Đổi mới quản lý chi NSNN trong điều kiện kinh tế thị trường của Việt Nam” năm 2013, của NCS Nguyễn Thị Minh, tại Học viện Tài chính, đã hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về NSNN, chi NSNN, quản lý chi NSNN trong nền kinh tế thị trường; mối quan hệ phân cấp quản lý kinh tế và phân cấp quản lý NSNN; cơ chế quản lý chi NSNN; sự cần thiết phải đổi mới phương thức chi. Luận án đã khẳng định vai trò của chi NSNN trong nền kinh tế thị trường thông qua việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Luận án cũng trình bầy khái quát thực trạng quản lý chi NSNN của nước ta về phương thức quản lý chi theo yếu tố đầu vào; theo chương trình mục tiêu, dự án; theo kết quả đầu ra và chu trình ngân sách trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Từ đó rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế cùng với nguyên nhân của việc quản lý chi NSNN trong những năm vừa qua, nhất là từ khi có Luật NSNN, và đánh giá những sửa đổi bổ sung, góp phần tăng tiềm lực tài chính quốc gia. Nghiên cứu một số vấn đề quản lý chi NSNN ở các nước phát triển và các nước trong khu vực, Tác giả đã rút ra 4 bài học kinh nghiệm có thể nghiên cứu, vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam. Trên cơ sở trình bầy định hướng về phát triển kinh tế-xã hội và mục tiêu tài chính, ngân sách của Việt Nam đến 2020 và những năm tiếp theo, cùng với quan điểm đổi mới chi NSNN, Tác giả đã đề xuất một hệ thống gồm 5 nhóm giải pháp nhằm đổi mới công tác quản lý chi NSNN ở Việt Nam. Trong đó, nhóm giải pháp trọng tâm là đẩy mạnh triển khai phương thức quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra với những điều kiện và khả năng áp dụng là cần thiết và phù hợp với việc đổi mới công tác quản lý chi NSNN. Luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Thị Lan – 2013 - Học viện Ngân hàng, đề tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại trường Đại học Công đoàn”. Trường Đại học Công đoàn là đơn vị sự nghiệp có thu, sau hơn bốn năm thực hiện Nghị định 10 của Chính phủ, đến nay trường đã rất tích cực cải cách và đổi mới cơ chế quản lý tài chính nói chung và công tác kế toán nói riêng, đã chủ động khai thác tối đa các nguồn thu, nâng cao hiệu quả các khoản chi phí, tích cực cân đối thu chi đảm bảo tự chủ về tài chính phục vụ tốt sự nghiệp giáo dục đào tạo. Trong thời gian qua trường Đại học Công đoàn đã không ngừng phát triển và xây dựng trường theo mô hình một trường Đại học đa ngành, đa cấp với các đặc thù về khoa học công nghệ, kinh tế - xã hội, ngoại ngữ…vì vậy nhu cầu về đổi mới cơ chế quản lý trong công tác tài chính là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Đề tài sử dụng biện pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với những nguyên lý cơ bản của khoa học kinh tế nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến cơ chế quản lý tài chính trong các trường đại học công lập. Đồng thời vận dụng các phương pháp quan sát, phân tích, tổng kết kinh nghiệm, tổng hợp và so sánh để phân tích thực tiễn công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính tại trường Đại học Công đoàn. Ngô Tuấn Anh (2017), “Một số giải pháp đổi mới công tác quản lý chi NSNN tại các trường THPT trên địa bàn thành phố HCM”, luận văn thạc sỹ kinh tế trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý chi ngân sách Nhà nước tại các trường Trung học phổ thông công lập. Phân tích được thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước tại trường một số trường THPT trên địa bàn thành phố HCM giai đoạn 2014 – 2016, từ đó chỉ rõ điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu trong công tác này. Đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại các trường THPT trên địa bàn thành phố HCM. Theo phạm vi hiểu biết của học viên, cho đến thời điểm này chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lý chi ngân sách nhà nước tại trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên. 3. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn thực hiện hướng tới những mục tiêu cơ bản sau: - Xác định được khung nghiên cứu về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường trung học phổ thông công lập. - Phân tích được thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 – 2019, từ đó chỉ rõ điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu trong công tác này. - Đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên được nghiên cứu theo quá trình lập dự toán; thực hiện và kiểm soát chi. + Về không gian: trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên.   + Về thời gian: Dữ liệu được thu thập cho giai đoạn từ 2017 đến 2019, dữ liệu sơ cấp thu thập vào tháng 5 năm 2020 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn đến năm 2025. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Khung nghiên cứu 5.2. Quy trình nghiên cứu Bước 1: Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật, sách và các công trình nghiên cứu có liên quan để xây dựng khung nghiên cứu về quản lý chi thường xuyên NSNN tại trường THPT. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng ở bước này là phương pháp tổng hợp, mô hình hóa. Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp về kết quả chi thường xuyên NSNN và quản lý chi thường xuyên NSNN từ các báo cáo của trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt. Phương pháp chủ yếu được sử dụng ở bước này là phương pháp thống kê. Bước 3: Tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn sâu lãnh đạo Trường THPT Hoàng Quốc Việt về công tác quản lý chi thường xuyên NSNN của trường. Bước 4: Trên cơ sở dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được tiến hành phân tích thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN tại Trường THPT Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2017-2019, đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, giải thích nguyên nhân cơ bản dẫn đến những điểm yếu trong quản lý chi thường xuyên NSNN của Trường THPT Hoàng Quốc Việt. Phương pháp chủ yếu sử dụng ở bước này là so sánh, phân tích, tổng hợp. Bước 5: Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN của Trường THPT Hoàng Quốc Việt đến năm 2025. Phương pháp chủ yếu sử dụng ở bước này là dự báo, tổng hợp. 6. Cấu trúc của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường trung học phổ thông công lập Chương 2. Phân tích thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên. Chương 3. Giái pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên.

Trang 1

CỒ THỊ KIM THOA

QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HOÀNG QUỐC VIỆT,

TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Hà Nội, 2020

Trang 2

CỒ THỊ KIM THOA

QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNGHOÀNG QUỐC VIỆT,

TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Quản lý Công

Mã số: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS VŨ TRỌNG LÂM

Hà Nội, 2020

Trang 3

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Tác giả luận văn

Cồ Thị Kim Thoa

Trang 4

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sựhướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.Với tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến

PGS.TS Vũ Trọng Lâm đã trực tiếp hướng dẫn về kiến thức cũng như phương

pháp nghiên cứu, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện Luận văn

Mặc dù bản thân cũng rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu và thực hiệnLuận văn nhưng do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏinhững thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của quý thầy, côgiáo và tất cả bạn bè

Cuối cùng, xin cám ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã quan tâm, chia sẻ

và động viên tôi hoàn thành bản luận văn này

Tác giả luận văn

Cồ Thị Kim Thoa

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, HỘP

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ i PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌCPHỔ THÔNG CÔNG LẬP 7

1.1 Chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho trường trung học phổ thông công lập 71.1.1 Khái niệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước chotrường trung họcphổ thông công lập 71.1.2 Nội dung chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho trường trung học phổthông công lập 81.2 Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường trung học phổ thôngcông lập 91.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tạitrường trung học phổ thông công lập 91.2.2 Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trườngtrung học phổ thông công lập 101.2.3 Nội dung quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường trunghọc phổ thông công lập 111.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nướctại trường trung học phổ thông công lập 18

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝCHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCTẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNGHOÀNG QUỐC VIỆT, TỈNH THÁI NGUYÊN 20

Trang 6

2.1.1 Khái quát về Trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt 20

2.1.2 Thực trạng chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2017-2019 23

2.2 Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt 24

2.2.1 Bộ máy quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt 24

2.2.2 Thực trạng lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước 25

2.2.3 Thực trạng chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước 29

2.3 Đánh giá quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt 40

2.3.1 Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu quản lý 40

2.3.2 Điểm mạnh 40

2.3.3 Hạn chế 42

2.3.4 Nguyên nhân của hạn chế 44

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHITHƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠITRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HOÀNG QUỐC VIỆT, TỈNH THÁI NGUYÊN 47

3.1 Định hướng hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt 47

3.1.1 Mục tiêu phát triển của trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt đến năm 2025 47

3.1.2 Phướng hướng hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt 48

3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt 49

3.2.1 Hoàn thiện bộ máy quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt 49

Trang 7

3.2.4 Hoàn thiện quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước 53

3.2.5 Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước 55

3.2.6 Giải pháp khác 56

3.3 Một số kiến nghị 60

3.3.1 Kiến nghị với UBND tỉnh Thái Nguyên 60

3.3.2 Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương 61

KẾT LUẬN 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

CBGV, NV Cán bộ giáo viên, nhân viên

BHXH, BHYT, KPCĐ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn

Trang 9

Bảng 2.1: Quy mô của trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt giai đoạn

2017 -2019 21Bảng 2.2: Quân số của Trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt giai đoạn

2017-2019 22Bảng 2.3: Kết quả thực hiện chi thường xuyên NSNN của trường Trường Trung học

phổ thông Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2017 – 2019 23Bảng 2.4: Dự toán chi thường xuyên NSNN của Trường Trung học phổ thông

Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2017 – 2019 27Bảng 2.5: Chấp hành chi thanh toán cá nhân tại Trường Trung học phổ thông Hoàng

Quốc Việt giai đoạn 2017 - 2019 31Bảng 2.6: Chấp hành chi nghiệp vụ chuyên môn tại Trường trung học phổ thông

Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2017 - 2019 31Bảng 2.7: Tình hình chấp hànhchi mua sắm, sửa chữatại Trường trung học phổ

thông Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2017 - 2019 32Bảng 2.8: Tình hình chấp hành chi khác tại Trường trung học phổ thông Hoàng

Quốc Việt giai đoạn 2017 - 2019 33Bảng 2.9: Tình hình quyết toán chi thườngxuyênNSNN tại trường Trung học phổ

thông Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2017 - 2019 35Bảng 2.10: Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Trường THPT Hoàng

Quốc Việt 39Bảng 2.11: Tình hình thực hiện dự toán được giao tại trường Trung học phổ thông

Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2017 – 2019 41

Sơ đồ:

Sơ đồ 1.1: Trình tự lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường

THPT công lập 12

Hộp:

Hộp 2.1 Kết quả phỏng vấn sâu về công tác lập dự toán chi thườngxuyênNSNN tại

Trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt 29

Trang 10

Hộp 2.3:Kết quả phỏng vấn sâu về quyết toán chithườngxuyên NSNN tạiTrường

Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt 37Hộp 2.4: Kết quả phỏng vấn sâu về kiểmsoát chithườngxuyên NSNN tại Trường

Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt 40

Trang 11

CỒ THỊ KIM THOA

QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HOÀNG QUỐC

VIỆT, TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Quản lý Công

Mã số: 8340410

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội, 2020

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng Sự pháttriển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, khoa học giáo dục và sự cạnh tranhquyết liệt trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục phải đổi mới Xuấtphát từ yêu cầu nêu trên, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chủ chương, chínhsách nhằm thay đổi cơ chế quản lý, phát triển hệ thống giáo dục công lập đáp ứngyêu cầu phát triển của đất nước Có thể nói, các chủ chương và chính sách của nhànước lĩnh vực quản lý giáo dục trong hai thập niên gần đây đều hướng tới việc giatăng sự phân cấp trong quản lý, tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục, đặc biệttrong lĩnh vực tài chính

Tiếp nối những thành công của chủ trương đổi mới cơ chế phân cấp quản lý,Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 được ban hành nhằm địnhhướng phát triển giáo dục Việt Nam trong giai đoạn mới Để đưa định hướng trênvào thực tiễn, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thựchiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

Xác định giáo dục là cơ sở và động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, do đóViệt Nam đã dành một tỷ trọng lớn trong tổng chi Ngân sách Nhà nước để đầu tư cho

sự nghiệp giáo dục trong những năm vừa qua Tuy nhiên, vì nguồn thu ngân sách Nhànước hạn chế, nên mức đầu tư lớn cho sự nghiệp giáo dục Việt Nam chủ yếu tập trung

ở các trường công lập Trong khi đó, việc sử dụng nguồn tài chính tại các trường cônglập chưa mang lại kết quả mong muốn, vẫn còn tồn tại những yếu kém và chưa pháthuy, sử dụng tốt các quyền được giao

Mặt khác, trong thời gian gần đây, thông tin đại chúng đề cập rất nhiều đếnnhững sai phạm trong chi NSNN tại các nhà trường công lập, gây nhiều bức xúctrong dư luận Từ thực trạng trên, hoàn thiện chi NSNN đối với các trường trunghọc phổ thông công lập ở Việt Nam là một đòi hỏi cấp thiết

Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ “Quản lý chi thường

Trang 13

xuyên ngân sách nhà nước tại trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên”, với ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.

Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường Trung học phổthông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên được nghiên cứu theo quá trình lập dựtoán; thực hiện và kiểm soát chi

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đượckết cấu thành 3 chương, cụ thể như sau:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP

Khái niệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước chotrường trung học phổ thông công lập

Chi thường xuyên NSNN cho trườngtrunghọcphổthôngcônglậplà quá trình

sử dụng NSNN phân phối cho trườngphổthôngcônglập để thực hiện các chức năngnhiệm vụ theo quy định

Nội dung chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho trường trung học phổ thông công lập

Chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường trung học phổ thông cônglập bao gồm:Chi cho con người; Chi nghiệp vụ chuyên môn; Chi mua sắm, sửachữa; Chi khác

Khái niệm và mục tiêu quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường trung học phổ thông công lập

Quản lý chi thường xuyên NSNN tại trường trung học phổ thông công lập làquá trình trường Trung học phổ thông công lập lập dự toán chi thường xuyên, chấphành dự toán chi thường xuyên, quyết toán chi thường xuyên và kiểm soát chi thườngxuyên ngân sách nhà nước để đảm bảo thực hiện được các nhiệm vụ của trường

Trang 14

Mục tiêu quản lý chi thường xuyên NSNN tại trường trung học phổ thông lànhằm chi đúng, chi đủ, chi kịp thời giúp trường thực hiện tốt chức năng nhiệm vụcủa mình và tiết kiệm chi ngân sách nhà nước.

Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường trung học phổ thông công lập

- Nguyên tắc quản lý theo dự toán: Lập dự toán là khâu đầu tiên và cũng làkhâu quan trọng nhất của toàn bộ chu trình ngân sách, nó quyết định chất lượngphân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính

- Nguyên tắc hiệu quả Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng hàngđầu trong QLKT nói chung và kiểm soát chi thường xuyên nói riêng

- Nguyên tắc đảm bảo sự tự chủ về tài chính của các đơn vị sử dụng ngânsách Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc hiệu quả ở trên

- Nguyên tắc chi trả trực tiếp qua KBNN KBNN là cơ quan tài chính đượcNhà nước giao nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, do vậy có nhiệm vụ trực tiếp thanhtoán mọi khoản chi ngân sách KBNN có nhiệm vụ kiểm soát mọi khoản chi ngânsách và có quyền từ chối đối với các khoản chi sai chế độ và chịu trách nhiệm vềquyết định của mình

Nội dung quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường trung học phổ thông công lập

Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường trung học phổ thông công lập:Các nhân tố thuộc về trường trung học phổ

thông công lập; Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài trường trung học phổthông công lập

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI

Trang 15

THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG HOÀNG QUỐC VIỆT, TỈNH THÁI NGUYÊN

Sau khi khái quát về Trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt và thựctrạng chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Trường Trung học phổ thông HoàngQuốc Việt giai đoạn 2017-2019 luận văn tập trung phân tích thực trạng quản lý chithường xuyên ngân sách nhà nước tại Trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt

Thực trạng lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Tổng dự toán Sở duyệt so với trường lập tương đối sát nhau Cụ thể chithanh toán cho cá nhân năm 2017 dự toán trường lập 6.700 triệu đồng, sở duyệt6.611 triệu đồng lệch 89 triệu đồng; năm 2018 trường lập 7.224 triệu đồng, Sởduyệt 7.101 triệu đồng lệch 123 triệu đồng; năm 2019 trường lập 8.199 triệu đồng,

Sở duyệt 7.414 triệu đồng lệch 785 triệu đồng (Vì khi làm dự toán năm trước căncứvào số biên chế được giao tại thờiđiểm hiện tại, khi có đợt luân chuyển công táctheo kế hoạch của Sở thì số biên chế đượcđiều chỉnh chính vì thế thế số tiền thựchiện hay nói cách khác được giao năm sau đượcđiều chỉnh lại theo số biên chế hiệntại củađơn vị); Chi thanh toán chuyên môn nghiệp vụnăm 2017 dự toán trường lập

810 triệu đồng, sở duyệt 869 triệu đồng sở duyệt cao hơn so với trường 59 triệuđồng; năm 2018 trường lập 679 triệu đồng, Sở duyệt 616 triệu đồng lệch 63 triệuđồng; năm 2019 trường lập 681 triệu đồng, Sở duyệt 644 triệu đồng lệch 37 triệuđồng (Do thanh toán chuyên môn nghiệp vụ phụ thuộc vào số biên chế được giao;thực hiện phân bổ chi khác theo tỷ lệ cũng phụ thuộc vào số biên chế, giai đoạn từnăm 2016 – 2020 thực hiện chi khác dựa trên mức lương cơ sở cốđịnh 1,21 triệuđồng); Chi mua sắm, sửa chữanăm 2017 dự toán trường lập 1.270 triệu đồng, sởduyệt 1.410 triệu đồng sở duyệt cao hơn so với trường 140 triệu đồng; năm 2018trường lập 660 triệu đồng, Sở duyệt 62 triệu đồng lệch 538 triệu đồng; năm 2019trường lập 1.780 triệu đồng, Sở duyệt 2.162 triệu đồng cao hơn 382 triệu đồng(Dothực hiện Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/07/2016 của Chính phủ quy địnhchính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn ápdụng cho học sinh Trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt cần xây nhà bếp

Trang 16

cho học sinh và một số thiết bị trong nhà bếp theo đúng Nghị định của Chính phủ,việc lập dự toán sửa cơ sở vật chất nhà trường khi thực hiện phát sinh do thay đổithiết kế); Chi khácnăm 2017 dự toán trường lập 132 triệu đồng, sở duyệt 131 triệuđồng lệch 1 triệu đồng; năm 2018 trường lập 120 triệu đồng, Sở duyệt 105 triệuđồng lệch 15 triệu đồng; năm 2019 trường lập 120 triệu đồng, Sở duyệt 113 triệuđồng lệch 7 triệu đồng (Việc lập dự toán chi khác và việc Sở duyệt tương đối sát.Mục này chủ yếu chi tiếp khách nên nhà trường thực hiện tiết kiệm)

Thực trạng chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Việc chấp hành chi thanh toán cá nhân qua các năm cụ thể: Tổng tiền lương,phụ cấp lương, các khoản đóng góp, các khoản thanh toán khác cho cá nhân, tiềnthưởng, phúc lợi tập thể năm 2017 đạt 6.611 triệu đồng; năm 2018 đạt 7.101 triệuđồng; năm 2019 đạt 2.671 triệu đồng Số liệu được thể hiện tăng dần là do thayđổivề mức lương cơ sở qua các năm khác nhau, việc nâng bậc lương thường xuyên,nâng lương trước thời hạn trong từng năm năm khác nhau, việcđiều động biên chếgiữa các trường có sự thay đổi nên quỹ lương và các khoản khác chi cho con ngườithay đổi theo định mức biên chế giao trong năm

- Chấp hành chi chuyên môn nghiệp vụ: Chi chuyên môn nghiệp vụ bao gồmchi thanh toán dịch vụ công cộng: Tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại , thanh toán vật

tư văn phòng, thông tin liên lạc, chi phí nghiệp vụ chuyên môn, chi mua trang phụccho môn thể dục, Quốc phòng An ninh, chi mua vật tư hàng hóa như: Giáo trình, inấntài liệu giảng dạy, chi phí thí nghiệm, trang thiết bị chuyên dùng, bảo hộ lao động ,hội nghị, công tác phí chứng từ kèm theo theo hóađơn thanh toán

Việc chấp hành chi nghiệp vụ chuyên môn qua các năm cụ thể: Tổng tiềnthanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, mua hàng hóa vật tư chuyên môn,thông tin tuyên truyền liên lạc, công tác phí, chi phí thuê mướn năm 2017 đạt 869triệu đồng; năm 2018 đạt 616 triệu đồng ; năm 2019 đạt 644 triệu đồng Số liệuđược thể hiện tăng giảm qua các năm là do thay đổi về biên chếđiều động chuyểnđicác trường khác Vì trườngđóng trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùngĐBKK nênviệc đượcđiều động về gần gia đình là rất hợp lí dẫn tới chi về các khoản chuyênmôn nghiệp vụ thay đổi theo, nhóm mục chi thuê mướn cao dần vì chuyểnđi mà

Trang 17

không có người về thì biên chế giảm, việc thuê lao động sẽ tăng lên.

- Chấp hành chi mua sắm, sửa chữa tài sản cốđịnh: chi mua sắm, sửa chữa tàisảnnhư mua bổ sung thiết bị máy chiếu, máy tính phục vụ cho công tác giảng dạy vàhọc tập; sửa chữa công trình bị xuống cấp, thiếu hỏng theo đúng quy trình, quy địnhcủa nhà nước

Việc chấp hành chi mua sắm, sửa chữaqua các năm cụ thể: Tổng sửa chữa tàisản phục vụ công tác chuyên môn và cơ sở hạ tầng, mua sắm tài sản năm 2017 đạt1.266 triệu đồng; năm 2018 đạt 41 triệu đồng ; năm 2019 đạt 2.134 triệu đồng Sốliệu được thể hiện tăng giảm qua các năm khác nhau phụ thuộc vào nguồn vốn ngânsách của tỉnh giao cho để sửa chữa tài sản nên việc chấp hành chi mua sắm, sửachữa tài sản chuyên môn chưa được chủ động

-Chấp hành chi các khoản chi khác bao gồm: Chi tiếp khách, chi cấp bù họcphí, chi các khoản khác

Chi khác qua các năm cụ thể: Tổng tiền chi tiếp khách, chi cấp bù học phícho cơ sở giáo dụcđào tạo theo chế độ, chi các khoản khác cụ thể qua các năm 2017đạt 130 triệu đồng; năm 2018 đạt 104 triệu đồng ; năm 2019 đạt 131 triệu đồng Sốliệu được thể hiện tăng giảm là do thay đổi vềđiều động biên chế giữa các trường có

sự thay đổi nên các khoản khác chi cho con người thay đổi theo định mức biên chếgiao trong năm

Thực trạng quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Bước 1: Lập và gửi Báo cáo quyết toán NSNN

Bước 2: Phòng Kế hoạch – Tài Chính thuộc Sở Giáo dục vàĐào tạo TháiNguyên kết hợp phòng Thanh tra; Chuyên viên thuộc Sở Tài Chính vàtiến hànhthẩmđịnh quyết toán ngân sách Nhà nước theo lịch duyệt cụ thể củađơn vị: Thựchiện kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán để cho phép đưa các khoản chi vào quyếttoán Qua trình xét duyệt, kiểm tra quyết toán đối với các đơn vị dự toán được đảmbảo đúng trình tự, nếu xảy ra sai phạm, phòng Kế hoạch – Tài Chính kịp thời nhắcnhở các đơn vị khắc phục, sửa chữa tồn tại, kiến nghị điều chỉnh phù hợp

Bước 3: Phòng Kế hoạch – Tài Chínhlập tổng hợp số liệuquyết toán ngânsách của cácđơn vị trực thuộc trình Sở Tài Chính ra quyết định phê chuẩn quyếttoán ngân sách theo đúng quy định

Trang 18

Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Hàng năm theo kế hoạch của tỉnh các đoàn thanh tra kiểm tra thực hiện quản

lý chi Nội dung kiểm tra bao gồm: Kiểm tra các khoản chi thường xuyên ngânsách, chi khác của đơn vị; kiểm tra việc xác định các khoản chênh lệch thu chi hoạtđộng và trích lập các quỹ; kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản cố định; kiểm traviệc quản lý và sử dụng công cụ, dụng cụ; kiểm tra việc quản lý sử dụng quỹ lương;kiểm tra các quan hệ thanh toán; kiểm tra việc quản lý và sử dụng các khoản vốnbằng tiền; kiểm tra việc thực hiện quyết toán thu chi tài chính; kiểm tra kế toán vàkiểm tra việc tổ chức và lãnh đạo công tác tài chính, kế toán Việc kiểm tra của đơn

vị được thực hiện nhằm nâng cao tính trách nhiệm trong quản lý tài chính của cácđối tượng có liên quan

Sở Tài Chínhthực hiện kiểm tra, giám sát thông qua việc kiểm tra, giám sátcông tác lập dự toán, chấp hành dự toán và thẩm định báo cáo quyết toán của đơn

vị Kết quả kiểm tra xét duyệt quyết toán của cơ quan tài chính hằng năm cho thấy,công tác quản lý tài chính, kế toán tại Trường Trung học phổ thông Hoàng QuốcViệt được thực hiện tốt Trường thực hiện tốt các mẫu biểu sổ sách kế toán, nộp báocáo quyết toán đúng thời gian quy định, thực hiện hạch toán kế toán đúng quy định

Năm 2017 Sở Tài Chính có kế hoạch thanh tra các trường THPT: Nội dungthanh tra tài chính năm 2016 và trở lại năm trước Việc thanh tra các khoản thu – chithường xuyên ngân sách nhà nước đảm bảo chi đúng đủ theo quy định cảu Nhà nước.Trong biên bản thanh tra tài chính của Sở Tài Chính có nội dung yêu cầu nhà thầu phảinộp lại tiền chi sửa chữa tài sản lý do quyết toán tăng sai Nhà trường đã ra Quyết địnhyêu cầu thu hồi nộp ngân sách Nhà nước vào tài khoản tạm thu của Sở Tài Chính

Việc kiểm tra, kiểm soát của Kho bạc nhà nước được thực hiện thông quaviệc kiểm tra, kiểm soát các chứng từ thu, chi NSNN tại Kho bạc nếu có vấn đề saisót hoặc phân chưa đúng nguồn kịp thời sửa chữa ngay

Trang 19

Nhìn chung, công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính của trườngđược thực hiện khá thường xuyên, đảm bảo cho các hoạt động tài chính tại trườngđược thực hiện một cách hiệu quả nhất.

Đánh giá quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt:Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu quản lý;

Điểm mạnh; Hạn chế; Nguyên nhân của hạn chế

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI

THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠITRƯỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG HOÀNG QUỐC VIỆT, TỈNH THÁI NGUYÊN

Mục tiêu phát triển của trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt đến năm 2025

Mục tiêu chung: Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là

mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước vàthời đại.Hoàn thành mục tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia trước năm 2025

Mục tiêu riêng: Giáo dục và giảng dạy cho học sinh nắm được kiến thức, kỹ

năng cơ bản của tất cả các môn học phổ thông Biết cách giải quyết các vấn đề mộtcách độc lập, sáng tạo; biết cách học và tự học Có ý thức tự giác, thật thà, thânthiện, hoà nhập và chia sẻ Có phong cách và lối sống đẹp phù hợp với truyền thốngdân tộc và hiện đại

Phướng hướng hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt

-Cấp đủ, đúng thời gian 100% kinh phí cho nhiệm vụ được ghi trong kế hoạchcông tác hằng năm theo Quyết định của Hiệu trưởng

- Đảm bảo đủ kinh phí cho hoạt động nâng cao chất lượng dạy và học trongnhà trường

- Tổ chức công tác quản lý chi thường xuyên theo đúng chế độ chính sách vàquy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật kế toán; xây dựng quy chế trả tiền lương,tiền công theo chức danh công việc và hiệu quả công tác đạt được của từng người

Trang 20

- Thực hiện nhiệm vụ và quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tạitrường tốt

Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt

Hoàn thiện bộ máy quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại TrườngTrung học phổ thông Hoàng Quốc Việt

Hoàn thiện lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Hoàn thiện chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Hoàn thiện quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Giải pháp khác

KẾT LUẬN

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm

vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất,hệ thống hóa được cơ sở lý luận về quản lý chi thường xuyên

NSNN tại các trường phổ thông trung học công lập từ khái niệm, nội dung cho đếncác nhân tố ảnh hưởng

Thứ hai, thông qua phân tích thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN tại

trường THPT Hoàng Quốc Việt từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán

và kiểm soát chi thường xuyên NSNN Từ những phân tích đó, luận văn đã đánh giá

và chỉ rõ những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chếtrong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại trường THPT Hoàng Quốc Việt

Thứ ba,trên cơ sở phân thực trạng quản lý, luận văn đã đề xuất một số giải pháp

nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN tại trường THPT Hoàng Quốc Việtcũng như đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đểtăng tính khả thi cho các giải pháp đề xuất

Trang 21

CỒ THỊ KIM THOA

QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HOÀNG QUỐC VIỆT,

TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Quản lý Công

Mã số: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS VŨ TRỌNG LÂM

Hà Nội, 2020

Trang 22

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong mọi chế độ xã hội, giáo dục và đào tạo luôn là hoạt động quan trọngcủa con người đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc Bởi lẽ:Giáo dục là nền tảng văn hoá, là cơ sở hình thành nhân cách và nâng cao năng lựcchinh phục thế giới

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng Sự pháttriển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, khoa học giáo dục và sự cạnh tranhquyết liệt trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục phải đổi mới Xuấtphát từ yêu cầu nêu trên, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chủ chương, chínhsách nhằm thay đổi cơ chế quản lý, phát triển hệ thống giáo dục công lập đáp ứngyêu cầu phát triển của đất nước Có thể nói, các chủ chương và chính sách của nhànước lĩnh vực quản lý giáo dục trong hai thập niên gần đây đều hướng tới việc giatăng sự phân cấp trong quản lý, tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục, đặc biệttrong lĩnh vực tài chính

Tiếp nối những thành công của chủ trương đổi mới cơ chế phân cấp quản lý,Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 được ban hành nhằm địnhhướng phát triển giáo dục Việt Nam trong giai đoạn mới Để đưa định hướng trênvào thực tiễn, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thựchiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

Xác định giáo dục là cơ sở và động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, do đóViệt Nam đã dành một tỷ trọng lớn trong tổng chi Ngân sách Nhà nước để đầu tư cho

sự nghiệp giáo dục trong những năm vừa qua Tuy nhiên, vì nguồn thu ngân sách Nhànước hạn chế, nên mức đầu tư lớn cho sự nghiệp giáo dục Việt Nam chủ yếu tập trung

ở các trường công lập Trong khi đó, việc sử dụng nguồn tài chính tại các trường cônglập chưa mang lại kết quả mong muốn, vẫn còn tồn tại những yếu kém và chưa pháthuy, sử dụng tốt các quyền được giao

Trang 23

Mặt khác, trong thời gian gần đây, thông tin đại chúng đề cập rất nhiều đếnnhững sai phạm trong chi NSNN tại các nhà trường công lập, gây nhiều bức xúctrong dư luận Từ thực trạng trên, hoàn thiện chi NSNN đối với các trường trunghọc phổ thông công lập ở Việt Nam là một đòi hỏi cấp thiết.

Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ “Quản lý chi thường

xuyên ngân sách nhà nước tại trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên”, với ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Đề tài về Quản lý chi NSNN đã được nhiều tác giả nghiên cứu trong thờigian qua, cụ thể như sau:

Trần Thanh Loan (2017) với đề tài “Quản lý tài chính tại trường Đại học TâyBắc” luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tê Quốc Dân Luận văn đã hệ thống hóa vàlàm rõ thêm những vấn đề lý luận về NSNN, chi NSNN, quản lý chi NSNN tại trườngĐại học Tây Bắc; phản ánh được hiện trạng quản lý tài chính tại đơn vị Luận văn đềxuất giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại trường

Vũ Thị Dung (2017) với đề tài “Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng NôngLâm Sơn La”, luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Luận văn đã đưa

ra được cách quản lý tài chính; đồng thời phản ánh thu, chi NSNN Luận văn đã đưa

ra được đề xuất, và những giải pháp để quản lý tài chính để hoàn thiện hơn, tốt hơn

Luận án “Đổi mới quản lý chi NSNN trong điều kiện kinh tế thị trường củaViệt Nam” năm 2013, của NCS Nguyễn Thị Minh, tại Học viện Tài chính, đã hệthống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về NSNN, chi NSNN, quản lý chiNSNN trong nền kinh tế thị trường; mối quan hệ phân cấp quản lý kinh tế và phâncấp quản lý NSNN; cơ chế quản lý chi NSNN; sự cần thiết phải đổi mới phươngthức chi Luận án đã khẳng định vai trò của chi NSNN trong nền kinh tế thị trườngthông qua việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế Luận án cũng trình bầy khái quát thựctrạng quản lý chi NSNN của nước ta về phương thức quản lý chi theo yếu tố đầuvào; theo chương trình mục tiêu, dự án; theo kết quả đầu ra và chu trình ngân sáchtrong khuôn khổ chi tiêu trung hạn Từ đó rút ra những kết quả đạt được, những hạn

Trang 24

chế cùng với nguyên nhân của việc quản lý chi NSNN trong những năm vừa qua,nhất là từ khi có Luật NSNN, và đánh giá những sửa đổi bổ sung, góp phần tăngtiềm lực tài chính quốc gia Nghiên cứu một số vấn đề quản lý chi NSNN ở cácnước phát triển và các nước trong khu vực, Tác giả đã rút ra 4 bài học kinh nghiệm

có thể nghiên cứu, vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNNtrong điều kiện hiện nay ở Việt Nam Trên cơ sở trình bầy định hướng về phát triểnkinh tế-xã hội và mục tiêu tài chính, ngân sách của Việt Nam đến 2020 và nhữngnăm tiếp theo, cùng với quan điểm đổi mới chi NSNN, Tác giả đã đề xuất một hệthống gồm 5 nhóm giải pháp nhằm đổi mới công tác quản lý chi NSNN ở ViệtNam Trong đó, nhóm giải pháp trọng tâm là đẩy mạnh triển khai phương thức quản

lý chi NSNN theo kết quả đầu ra với những điều kiện và khả năng áp dụng là cầnthiết và phù hợp với việc đổi mới công tác quản lý chi NSNN

Luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Thị Lan – 2013 - Học viện Ngân hàng,

đề tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại trường Đại học Công đoàn” TrườngĐại học Công đoàn là đơn vị sự nghiệp có thu, sau hơn bốn năm thực hiện Nghịđịnh 10 của Chính phủ, đến nay trường đã rất tích cực cải cách và đổi mới cơ chếquản lý tài chính nói chung và công tác kế toán nói riêng, đã chủ động khai thác tối

đa các nguồn thu, nâng cao hiệu quả các khoản chi phí, tích cực cân đối thu chi đảmbảo tự chủ về tài chính phục vụ tốt sự nghiệp giáo dục đào tạo Trong thời gian quatrường Đại học Công đoàn đã không ngừng phát triển và xây dựng trường theo môhình một trường Đại học đa ngành, đa cấp với các đặc thù về khoa học công nghệ,kinh tế - xã hội, ngoại ngữ…vì vậy nhu cầu về đổi mới cơ chế quản lý trong côngtác tài chính là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Đề tài sử dụng biệnpháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với những nguyên lý cơ bản củakhoa học kinh tế nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến cơ chế quản lý tàichính trong các trường đại học công lập Đồng thời vận dụng các phương pháp quansát, phân tích, tổng kết kinh nghiệm, tổng hợp và so sánh để phân tích thực tiễncông tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính tại trường Đại học Công đoàn

Ngô Tuấn Anh (2017), “Một số giải pháp đổi mới công tác quản lý chiNSNN tại các trường THPT trên địa bàn thành phố HCM”, luận văn thạc sỹ kinh tế

Trang 25

trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ

cơ sở lý luận về quản lý chi ngân sách Nhà nước tại các trường Trung học phổthông công lập Phân tích được thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước tạitrường một số trường THPT trên địa bàn thành phố HCM giai đoạn 2014 – 2016, từ

đó chỉ rõ điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu trong công tác này.Đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại cáctrường THPT trên địa bàn thành phố HCM

Theo phạm vi hiểu biết của học viên, cho đến thời điểm này chưa có côngtrình nào nghiên cứu về quản lý chi ngân sách nhà nước tại trường Trung học phổthông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên

3 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn thực hiện hướng tới những mục tiêu cơ bản sau:

- Xác định được khung nghiên cứu về quản lý chi thường xuyên ngân sáchnhà nước tại trường trung học phổ thông công lập

- Phân tích được thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tạitrường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 –

2019, từ đó chỉ rõ điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu trong côngtác này

- Đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngânsách nhà nước tại trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại

trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trườngTrung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên được nghiên cứu theoquá trình lập dự toán; thực hiện và kiểm soát chi

+ Về không gian: trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên

Trang 26

+ Về thời gian: Dữ liệu được thu thập cho giai đoạn từ 2017 đến 2019, dữliệu sơ cấp thu thập vào tháng 5 năm 2020 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn đếnnăm 2025.

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Khung nghiên cứu

5.2 Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật, sách và các công trìnhnghiên cứu có liên quan để xây dựng khung nghiên cứu về quản lý chi thườngxuyên NSNN tại trường THPT Các phương pháp chủ yếu được sử dụng ở bước này

là phương pháp tổng hợp, mô hình hóa

Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp về kết quả chi thường xuyên NSNN vàquản lý chi thường xuyên NSNN từ các báo cáo của trường Trung học phổ thôngHoàng Quốc Việt Phương pháp chủ yếu được sử dụng ở bước này là phương phápthống kê

Bước 3: Tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn sâu lãnh đạo TrườngTHPT Hoàng Quốc Việt về công tác quản lý chi thường xuyên NSNN của trường

Bước 4: Trên cơ sở dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được tiến hành phântích thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN tại Trường THPT Hoàng QuốcViệt giai đoạn 2017-2019, đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, giải thích nguyên

Mục tiêu quản lý chi thường xuyên NSNN tại trường THPT

- Đảm bảo chiđúng, chi đủ theoquy định

- Tránh thất thoát,lãng phí NSNN

- Tiết kiệm chi

- Lập dự toán chiNSNN

- Chấp hành dựtoán chi NSNN

- Quyết toán chiNSNN

- Kiểm soát chiNSNN

Trang 27

nhân cơ bản dẫn đến những điểm yếu trong quản lý chi thường xuyên NSNN củaTrường THPT Hoàng Quốc Việt Phương pháp chủ yếu sử dụng ở bước này là sosánh, phân tích, tổng hợp.

Bước 5: Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lýchi thường xuyên NSNN của Trường THPT Hoàng Quốc Việt đến năm 2025.Phương pháp chủ yếu sử dụng ở bước này là dự báo, tổng hợp

6 Cấu trúc của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đượckết cấu thành 3 chương, cụ thể như sau:

Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tạitrường trung học phổ thông công lập

Chương 2 Phân tích thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhànước tại Trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên

Chương 3 Giái pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhànước tại Trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên

Trang 28

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017) “Trường trung học phổ thông là cơ

sở giáo dục phổ thông dạy từ lớp 10 đến lớp 12, bảo đảm đủ các điều kiện như:cán bộ quản lý, giáo viên dạy các môn học, nhân viên hành chính, bảo vệ, ytế ; có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập; có đủ nhữngđiều kiện về tài chính theo quy định của Bộ Tài chính, nằm trong hệ thống giáodục quốc gia được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước; thực hiệnchương trình giáo dục, kế hoạch dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy địnhnhằm phát triển sự nghiệp giáo dục” Các loại hình trường THPT tại Việt Nambao gồm trường công lập và trường tư thục Trong đó, trường c ông lập làtrường do nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinhphí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên Như vậy, trường trung học phổ thôngcông lập làtrường dạytừlớp 10 đếnlớp 12 do Nhà nướcthànhlập,đầutưxâydựngcơsởvậtchấtvàbảođảmkinhphíchocácnhiệmvụ chi thường xuyên

NSNN là một phạm trù kinh tế khách quan, ra đời, tồn tại và phát triển trên

cơ sở sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước Luật NSNN số 83/2015/QH13được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông quangày 25 tháng 6 năm 2015 đã xác định: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi củaNhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiệntrong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” Theo

đó, NSNN bao gồm chủ yếu các khoản thu và chi của Nhà nước được mô tả dưới

Trang 29

hình thức cân đối bằng giá trị tiền tệ Phần thu thể hiện các nguồn tài chính đượchuy động vào NSNN; phần chi thể hiện chính sách phân phối các nguồn tài chính

đã huy động được thực hiện các mục tiêu KTXH Dự toán NSNN được lập vàphê chuẩn có thời gian nhất định thông thường là 1 năm tài chính và được Quốchội phê chuẩn

Theo Quốc hội (2015) tại Khoản 6 Điều 4 Luật NSNN cũngquy định rõ: "Chithường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách Nhà nước nhằm bảo đảm hoạt độngcủa bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, hỗ trợ hoạtđộng của các tổ chức khác”

Chi thường xuyên NSNN cho trườngtrunghọcphổthôngcônglậplà quá trình

sử dụng NSNN phân phối cho trườngphổthôngcônglập để thực hiện các chức năngnhiệm vụ theo quy định

1.1.2 Nội dung chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho trường trung học phổ thông công lập

Chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường trung học phổ thông cônglập bao gồm:

- Chi cho con người

Bao gồm các khoản chi: chi tiền lương, tiền công, phụ cấp, phúc lợi tập thể,tiền thưởng, các khoản đóng góp theo lương và các khoản thanh toán khác cho cánhân theo chế độ Nhà nước quy định đối với cán bộ, viên chức Ngoài ra còn có chihọc bổng cho họa sinh, chi lương hưu, trợ cấp, theo chế độ do Nhà nước quy định

Đây là nội dung chi quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi NSNN cho giáo dục Nó đáp ứng nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần cho cán

bộ, giáo viên để đảm bảo tái sản xuất sức lao động

- Chi nghiệp vụ chuyên môn

Bao gồm các khoản chi về hội nghị, tiền công tác phí, nghiệp vụ chuyên môntừng ngành, chi phí thuê mướn, thanh toán dịch vụ công cộng, chi trả tiền điện,nước, chi văn phòng phẩm, thông tin, tuyên truyền, liên lạc Các khoản chi phục vụviệc giảng dạy, học tập của học sinh, là nguồn lực giúp cho giáo viên được tham gia

Trang 30

vào nhiều lớp tập huấn hơn Đây là một khoản chi vô cùng quan trọng, duy trì côngtác hoạt động giáo dục của nhà trường.

- Chi mua sắm, sửa chữa

Do nhu cầu mua sắm công cụ, dụng cụ, hay sửa chữa các tài sản cố địnhdùng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp do sự xuống cấp của một số tài sảnlàm phát sinh kinh phí cần có để mua sắm thêm công cụ, dụng cụ hoặc phục hồi giátrị sử dụng cho những tài sản cố định đã bị xuống cấp nhằm phục vụ tốt hơn chocông tác dạy và học

Quản lý chi thường xuyên NSNN tại trường trung học phổ thông công lập

là quá trình trường Trung học phổ thông công lập lập dự toán chi thường xuyên,chấp hành dự toán chi thường xuyên, quyết toán chi thường xuyên và kiểm soátchi thường xuyên ngân sách nhà nước để đảm bảo thực hiện được các nhiệm vụcủa trường

Mục tiêu quản lý chi thường xuyên NSNN tại trường trung học phổ thông lànhằm chi đúng, chi đủ, chi kịp thời giúp trường thực hiện tốt chức năng nhiệm vụcủa mình và tiết kiệm chi ngân sách nhà nước

Các mục tiêu trên được cụ thể hóa thông qua những chỉ số sau:

- Tỷ lệ dự toán chi thường xuyên NSNN trường lập so với dự toán được sở duyệt

- Tỷ lệ chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN so với dự toán được duyệt

- Tỷ lệ quyết toán chi thườngxuyên NSNN dotrườnglậpvớiquyếttoánđượcsởduyệt

- Số kinh phí tiết kiệm chi

Trang 31

- Kếtquảthanhtra, kiểmtra, kiểmtoáncủacáccơquanquảnlýnhànướccóthẩmquyền.

1.2.2 Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường trung học phổ thông công lập

- Nguyên tắc quản lý theo dự toán: Lập dự toán là khâu đầu tiên và cũng làkhâu quan trọng nhất của toàn bộ chu trình ngân sách, nó quyết định chất lượngphân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính Lập dự toán là căn cứ quan trọng choviệc quản lý và kiểm soát chi thường xuyên Hay nói các khác quản lý theo dựtoán đối với chi thường xuyên là cơ sở để đảm bảo cân đối NSNN, tạo điều kiệnchấp hành NSNN, hạn chế tính tùy tiện của các trường công lập Do đó vấn đề làcần nâng cao hiệu quả lập dự toán và phê duyệt dự toán sát với tình hình thựctiễn của trường THPT công lập Dự toán chi sau khi được cấp có thẩm quyền phêduyệt có giá trị như chỉ tiêu pháp lệnh Các trường phải có trách nhiệm chấphành dự toán chi thường xuyên được duyệt trong quá trình hoạt động của mình,phải phân bổ và sử dụng cho các khoản, các mục chi theo đúng mục lục ngânsách quy định

- Nguyên tắc hiệu quả là nguyên tắc có vai trò quan trọng trong quản lý chithường cuyên ngân sách nhà nước nói chung và kiểm soát chi thường xuyên nóiriêng Đối với một nền kinh tế, nguồn lực tài chính là có giới hạn nhất định, cho nêntrong quá trình phân bổ và sử dụng nguồn lực cần phải tính toán sao cho đạt đượcnhững mục tiêu đề ra Tính hiệu quả đòi hỏi các đơn vị sử dụng NSNN phải cungcấp hàng hóa và dịch vụ công cho xã hội với mức chi phí hợp lý nhất vì vậy các đơn

vị phải sử dụng nguồn lực một cách tiết kiệm Quán triệt nguyên tắc này đòi hỏiphải xây dựng và đưa ra các định mức hợp lý và phù hợp với từng đối tượng, từngtính chất công việc với tình hình thực tế, hình thành các phương thức cấp phát phùhợp với đặc thù của nhóm các đơn vị thụ hưởng ngân sách Khi đánh giá hiệu quảcần xem xét một các toàn diện về các mặt: kinh tế, xã hội, môi trường …

- Nguyên tắc đảm bảo sự tự chủ về tài chính của các đơn vị sử dụng ngânsách Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc hiệu quả ở trên Nội dung cơ bản củanguyên tắc này là: các đơn vị chủ động xây dựng dự toán chi phù hợp với nhu cầu

Trang 32

chi và nhiệm vụ hoạt động của mình; trên cơ sở dự toán được duyệt, các đơn vị chủđộng phân bổ và sử dụng kinh phí theo nhu cầu thực tế của đơn vị mình.

- Nguyên tắc chi trả trực tiếp qua KBNN KBNN là cơ quan tài chính đượcNhà nước giao nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, do vậy có nhiệm vụ trực tiếp thanhtoán mọi khoản chi ngân sách KBNN có nhiệm vụ kiểm soát mọi khoản chi ngânsách và có quyền từ chối đối với các khoản chi sai chế độ và chịu trách nhiệm vềquyết định của mình Các khoản chi ngân sách phải được thanh toán trực tiếp đếncác đối tượng thụ hưởng, hạn chế tối đa thanh toán qua trung gian Để thực hiện tốtnguyên tắc này yêu cầu các đơn vị dự toán phải mở tài khoản tại KBNN để thựchiện các giao dịch của mình, chịu sự kiểm tra của KBNN trong quá trình sử dụngkinh phí do ngân sách cấp phát, sử dụng nguồn thu sự nghiệp của đơn vị, kể cả quátrình lập dự toán và quyết toán của đơn vị

1.2.3 Nội dung quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường trung học phổ thông công lập

1.2.3.1 Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Lập dự toán là khâu đầu tiên có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở cho khâu chấphành và quyết toán chi NSNN của các trường THPT công lập

Dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước là bản dự trù các khoản chithường xuyên ngân sách Nhà nước theo các chỉ tiêu xác định trong một năm, đượccác cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và là căn cứ để thực hiện chithường xuyên ngân sách Nhà nước

Dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước là bản dự trù tạm tính cáckhoản chi trong một năm ngân sách Nhà nước được trường THPT công lập lên kếhoạch và xây dựng để thực hiện các nhiệm vụ chi trong năm ngân sách

Khi lập dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại các trường trunghọc phổ thông công lập phải dựa trên các căn cứ sau:

- Các quy định của pháp luật, các chính sách cũng như chế độ, tiêu chuẩn, địnhmức chi thường xuyên ngân sách nhà nước

- Chức năng, nhiệm vụ của trường THPT công lập

Trang 33

- Số kiểm tra về dự toán ngân sách cho trường THPT công lập được cơ quan

có thẩm quyền thông báo

- Tình hình thực hiện dự toán tại trường trung học phổ thông công lậpnăm báocáo và các năm liền kề

Trình tự lập dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại các trườngtrung học phổ thông công lậphàng năm thường được tiến hành vào cuối quý II vàđầu quý III của năm báo cáo và thực hiện theo các bước sau đây:

Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo số kiểm tra (dự kiến chi) và hướng dẫnlập dự toán chi cho Trường THPT công lập Trường tiến hành lập dự toán chi nămgửi lên Sở Giáo dục và Đào tạo Sở Giáo dục và Đào tạo tập hợp dự toán của cácTrường THPT và lập dự toán gửi Sở tài chính Sau khi được Sở tài chính thẩm tra,trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và cấp kinh phí cho các trường THPT cônglập Trình tự lập dự toán được thể hiện khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Trình tự lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường

THPT công lập

Nguồn: tác giả tổng hợp

1.2.3.2 Chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Sau khi dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước đã được Sở Giáo dục vàĐào tạo phê duyệt thì việc thực hiện dự toán chi ngân sách được triển khai như sau.Trường THPT công lập chấp hành dự toán là việc chấp hành nội dung, mứcchi thường xuyên đảm bảo đúng, đủ, chính xác, nội dung trong dự toán Nguồn kinh

Ủy ban nhân dân tỉnh

Sở Tài Chính

Sở Giáo dục và Đào tạo

Trường THPT công lập

Trang 34

phí ngân sách được cấp tại các trường THPT công lập thực hiện các mục tiêu

chương trình kinh tế, xã hội.

Muốn chấp hành được dự toán đạt kết quả tốt thì vai trò của bước lập dự toánrất quang trọng Dự toán được lập rất tốt thì việc thực hiện dự toán đó đương nhiên

là hoàn toàn tốt Đôi khi việc lập dự toán tốt không có nghĩa là việc chấp hành dựtoán ngân sách tốt mà phải thực hiện mọi dự toán ban đầu mà phải thích ứng với cácthay đổi khách quan trong quá trình thực hiện, đồng thời tính đến hiệu quả hoạtđộng tránh lãng phí, thất thoát

Mục tiêu việc thực hiện dự toán chi thường xuyên của ngành nói chung và sửdụng dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại các trường trung học phổthông công lập nói riêng là đảm bảo các khoản chi ghi trong kế hoạch năm ngânsách từ dự kiến thành hiện thực

- Nguyên tắc chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN

Căn cứ vào dự toán chi thường xuyên ngân sách tại các trường THPT công lậpđược giao trong năm Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, Bộ phận Kế toán tiếnhành chấp hành dự toán thanh toán trực tiếp tại kho bạc Nhà nước cho đối tượng làcán bộ giáo viên, nhân viên trong biên chế, hợp đồng, đơn vị cung cấp dịch vụ hànghóa, đơn vị nhận thầu

Để thực hiện các nguyên tắc và mục tiêu đó, việc chấp hành dự toán chithường xuyên ngân sách phải thực hiện theo đúng nội dung sau:

Thực hiện chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước trên cơ sởcác định mức tiêu chuẩn

Đảm bảo việc chấp hành dự toán chi thường xuyên theo đúng nội dung được duyệt.Thực hiện nguyên tắc thanh toán trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước nhằmnâng cao hiệu quả các khoản chi và tăng cường giám sát chi thường xuyên ngânsách Nhà nước

- Việc chấp hành chi thường xuyên ngân sách Nhà nước được thực hiện theo quy định

Căn cứ dự toán ngân sách tại các trường trung học phổ thông công lập đượcgiao, đơn vị sử dụng naaan sách nhà nước lập hồ sơ, chứng từ chi gửi Kho bạc Nhà

Trang 35

nước Kho bạc Nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của các hồ sơ, chứng từ theo quyđịnh của pháp luật và thực hiện thanh toán.

Mọi khoản chi thường xuyên ngân sách Nhà nước được thực hiện khi có đủcác điều kiện sau:

+ Có trong dự toán được giao

+ Đúng theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp thẩm quyền quy định

+ Được thủ trưởng cơ quan sử dụng NSNN hoặc người được ủy quyền quyếtđịnh chi

+ Đối với trường hợp sử dụng vốn, kinh phí ngân sách tại các trường trung họcphổ thông công lập để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, phương tiệnlàm việc và các công việc khác phải qua đấu thầu hoặc thẩm định giá phải có tổchức đấu thầu hoặc thẩm định giá theo quy định của pháp luật

Trong quá trình chấp hành chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại cáctrường trung học phổ thông công lập, nếu có sự thay đổi về nhiệm vụ chi thựchiện như sau: Số tiết kiệm chi so với dự toán được giao sử dụng để giảm bội chi,tăng chi trả nợ, tăng chi đầu tư phát triển, bổ sung quỹ dự trữ tài chính, tăng dựphòng ngân sách

1.2.3.3 Quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Quyết toán là bước cuối cùng trong một qua trình thực hiện ngân sách Làkhâu tổng kết đánh giá việc đạt được của khâu lập dự toán và chấp hành việc lập dựtoán Nó thể hiện trong khâu lập và khâu chấp hành dự toán có hiệu quả hay không

và rút ra bài học cho quá trình thực hiện ngân sách năm sau

Sau mỗi năm ngân sách, các trường Trung học phổ thông công lập quyết toánnăm gửi Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định Việc Quyết toán thu, chi tài chínhtrong năm giúp ta biết được quá trình thực hiện có đúng theo quy định của Nhànước từ đó rút ra bài học cho năm tiếp theo

Yêu cầu

- Phải lập đầy đủ các mẫu biểu báo cáo tài chính và chuyển gửi các loại báocáo đó đã lập cho Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định theo đúng chế độ đã quy định

Trang 36

- Số liệu trong các báo cáo phải được đảm bảo tính chính xác, trung thực.Nội dung trong báo cáo tài chính được ghi đúng theo nội dung trong dự toán đượcphê duyệt và đúng với mục lục NSNN đã quy định, ban hành.

- Báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính năm của các đơn vị trực thuộctrước khi gửi Sở Giáo dục và Đào tạo duyệt phải có xác nhận của Kho bạc Nhànước đồng cấp

- Báo cáo quyết toán của trường THPT công lập không được để xảy ra tìnhtrạng quyết toán chi lớn hơn thu

Trình tự các bước quyết toán NSNN

Bước 1: Đơn vị thực hiện thao tác khóa sổ ngày 31/12 năm dương lịch, số liệutrên sổ sách các trường phải đảm bảo cân đối và khớp đúng với số liệu Kho bạc cả vềtổng số và chi tiết, được Kho bạc xác nhận Khi đó đơn vị tiến hành lập báo cáo quyếttoán năm gửi cấp thẩm quyền phê duyệt

Bước 2: Phòng Kế hoạch -Tài chính Sở giáo dục và Đào tạo có trách nhiệmthẩm định quyết toán chi ngân sách cho các trường, tổng hợp, lập quyết toán ngânsách địa phương trình Sở Tài Chính xem xét thẩm định

1.2.3.4 Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Quá trình thực hiện kiểm soát chi, quản lý chi thường xuyên ngân sách tạiđơn vị bao gồm việc kiểm tra, kiểm soát thường xuyên và liên tục trong suốt quátrình lập dự toán ngân sách Việc kiểm soát chi của Kho bạc NN đối với các trườnggiáo dục công lập luôn được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước Nội dungkiểm soát chi của KBNN là các mục bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động; việctrích lập các quỹ, chi hoạt động chuyên môn nghiệp vụ; mua sắm, sửa chữa tàisản được kiểm soát chi theo đúng văn bản, quy định của Chính phủ

Ngoài việc kiểm soát của KBNN thì các đơn vị phái có trách nhiệm tự kiểmtra, kiểm soát việc thực hiện các nhiệm vụ thu, chi ngân sách và chịu trách nhiệmchính việc kiểm soát của mình

Đồng thời, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài Chính, Thanh tra tỉnh thực hiệnviệc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thu, chi của các trường theo quy định

Trang 37

Chủ thể kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại trường THPT cônglập bao gồm có chủ thể kiểm soát chi bên trong và chủ thể kiểm soát chi bên ngoài:

Chủ thể kiểm soát chi bên trong gồm:

+ Hiệu trưởng là người kiểm soát chi trực tiếp chứng từ, hồ sơ thanh toáncác nội dung cần thanh toán; kiểm soát xem chi đúng nội dung, theo đúng quy chếchi tiêu nội bộ, đúng với quy định của Nhà nước

+ Kế toán trường là người thu thập thông tin đầu tiên về nội dung thanhtoán; Thứ nhất có nội dung chi đúng quy định không; Thứ hai việc chi đó đã đúngvới định mức, theo đúngquy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị chưa; Thứ ba chứng từkèm theo đã đúng và việc cung cấp hồ sơ đủ theo quy định; thứ 4 người đề nghịthanh toán đó có đúng theo chức năng nhiệm vụ được giao

+ Ban thanh tra nhân dân kiểm soát thường xuyên, giám sát việc chi ngânsách có đúng chế độ, quy định hiện hành của Nhà nước, việc chi trả có đúng thờigian quy định Chủ yếu kiểm soát về việc thực hiện chế độ chính sách cho người laođộng và học sinh

+ Công đoàn, giáo viên, người lao động kiểm soát và luôn theo dõi thườngxuyên việc thanh toán cho cá nhân; những quyền lợi của người lao động đượchưởng đã đảm bảo đúng và đủ; Việc nhà trường đã thực hiện chi theo quy chế chitiêu nội bộ đã áp dụng triệt để hay còn thiếu nội dung gì? (Vì trong các trườngTHPT công lập việc góp ý, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị cực kì quantrọng; quy chế thể hiện rõ việc người lao động được hưởng quyền lợi gì trong nămtài chính, sự thay đổi về chính sách, văn bản áp dụng được cập nhật thường xuyên;tạo cho người lao động thực hiện nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả)

Chủ thể kiểm soát chi bên ngoài gồm:

+ Kho bạc nhà nước huyện là người thanh toán trực tiếp cho đơn vị; việckiểm soát nội dung, mục lục ngân sách nhà nước đảm bảo chi đúng nội dung vàđúng mục chi hay không; có quyền từ chối việc thanh toán nếu như nội dung, haychứng từ đó sai Việc kiểm soát chi tại kho bạc đã mở rộng rất nhiều những chứng

từ chi dưới hai mươi triệu thì việc đảm bảo thanh toán đúng hồ sơ do đơn vị trựctiếpchịu trách nhiệm, chính vì thế việc kiểm soát chi tại đơn vị là rất quan trọng

Trang 38

+ Sở Giáo dục và Đào tạo là đơn vị kiểm soát chi gián tiếp, việc thực hiện cótrong nội dung dự toán chi được duyệt, hàng tháng, hàng quý thường có biểu mẫu báocáo việc thực hiện chi thường xuyên ngân sách Thể hiện việc chi thường xuyên ngânsách tại đơn vị như thế nào; việc chi có đúng nội dung giao trọng dự toán, việc điềuchỉnh nội dung chi, hay phát sinh thêm tại đơn vị được báo cáo kịp thời, chính xác.

+ Sở tài chính là đơn vị kiểm soát gián tiếp thông qua Sở Giáo dục và Đàotạo Trường THPT công lập báo cáo việc thực hiện cho Sở Giáo dục và Đào tạo thứnhất do Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu để kiểm soát; Thứ hai biểu mẫu của Sở Tàichính thông qua Sở Giáo dục và Đào tạo để gửi về các trường đề ghị thực hiện báocáo theo đúng biểu mẫu mà Sở tài chính đã quy định để việc kiểm soát chi thườngxuyên ngân sách tại các trường được thực hiện theo đúng quy định

+ Thanh tra tỉnh, kiểm toán nhà nước được kiểm soát theo kế hoạch củaThanh tra, định kỳ việc thực hiện chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại cáctrường THPT có lịch thông báo cụ thể

- Nội dung kiểm soát là Công tác kiểm soát các khoản chi thường xuyênngân sách nhà nước phải đúng đủ theo các yêu cầu: Lập đầy đủ các biểu mẫu báo cáo tàichính theo quy định và gửi nhanh cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cho đúng thờigian quy định, đúng chế độ; các số liệu thu thập được thể hiện trong các báo cáo luônphải đảm bảo tính chính xác, trung thực Hay nói cách khác nội dung trong báo cáo tàichính, báo cáo quyết toán phải được thể hiện đúng như mục lục ngân sách nhà nước đãđược ghi trong dự toán được phê duyệt; Các danh mục báo cáo quyết toán, báo cáo tàichính theo năm của đơn vị thực hiện phải có xác nhận của Kho bạc nhà nước đồng cấp;

Và việc đơn vị (Thủ trưởng đơn vị) phải có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát chi theođúng mục lục ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành

Kiểm soát các khoản chi có đúng đối tượng, đúng định mức, đúng chế độ;chứng từ có hợp pháp hợp lệ, có khoản chi nào vượt quá chế độ, tiêu chuẩn, địnhmức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định không, nhất là đối với các khoảnchi thanh toán cá nhân, chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi thuê mướn, chi vănphòng phẩm,

Trang 39

- Các hình thức và quy trình kiểm soát:

Đối với kiểm soát thường xuyên: Cứ phát sinh các khoản chi là kế toán kiểmtra, kiểm soát xem có phát sinh thật hay không? Việc phát sinh đó có đúng quy định

và có được phép chi không? Số tiền chi đúng định mức hay đúng theo quy chế chitiêu nội bộ của nhà trường không? Hồ sơ chứng từ kèm theo đã đúng và đủchưa;Người đề nghị thanh toán đúng với chức năng, nhiệm vụ của mình chưa? Saukhi đã kiểm tra, kiểm soát chứng từ và ký chuyển Hiệu trưởng việc kiểm soát chứng

từ của Hiệu trưởng được thực hiện dựa trên chứng từ hiện có đã được kế toán kiểmtra, kiểm soát Kiểm tra số tiền ở chứng từ, hóa đơn đã đúng với số tiền kế toán đềnghị thanh toán, có bị vượt, hay bị thiếu trong quá trình kế toán xử lý hay không vàviệc kiểm tra, kiểm soát trước khi duyệt là một nhiệm vụ rất quan trọng chính vì thếviệc thực hiện kiểm soát dựa vào quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị rất quan trọng

Kiểm soát định kỳ: Thực hiện theo kế hoạch hàng năm của Sở Giáo dục vàĐào tạo; Sở Tài Chính, Thanh tra tỉnh, Sở nội vụ được thông báo trước

Kiểm soát đột xuất là việc thanh tra nhân dân tại trường khi phát hiện có dấuhiệu vi phạm hoặc có đơn thư tố cáo thì ban thanh tra nhân dân có quyền lập tức đềnghị bộ phận có liên quan cung cấp số liệu, chứng từ để kiểm tra, kiểm soát

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường trung học phổ thông công lập

1.2.4.1 Các nhân tố thuộc về trường trung học phổ thông công lập

- Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý chi ngân sách nhà nước có ảnh

hưởng lớn tới quản lý chi ngân sách Nếu như trình độ, khả năng quản lý của cán bộquản lý có trình độ cao thì dẫn tới sẽ được quản lý chặt chẽ, đúng chính sách, đúngchế độ Nhà nước, tránh được tình trạng thất thoát ngân sách nhà nước, và ngược lại

- Thực trạng cơ sở vật chất, tài sản, nhà làm việc, hệ thống nhà ở nhà làmviệc ảnh hưởng lớn tới chất lượng hoạt động dạy và học trong các trường trung họcphổ thông công lập, từ đó áp lực đầu tư từ ngân sách nhà nước lớn hay nhỏ: Để đầu

tư mua sắm sửa chữa khi tài sản lạc hậu, xuống cấp thì nhu cầu mua sắm sửa chữaphải nhiều lên, từ đó kinh phí ngân sách nhà nước cho việc mua sắm sửa chữa chocác đơn vị sẽ cao, và ngược lại

Trang 40

- Việc ứng dụng tin học vào quản lý chi thường xuyên ngân sách nhànước Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tin học, các phầnmềm quản lý chi ngân sách nhà nước được triển khai ứng dụng khá rộng rãi, dovậy, hầu hết các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trong đó có các trườngTHPT công lập đã và đang triển khai ứng dụng các phầm mềm quản lý này Cáctrường nếu triển khai ứng dụng các phần mềm quản lý này thì sẽ thuận lợi choviệc quản lý chi ngân sách nhà nước.

1.2.4.2 Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài trường trung học phổ thông công lập

- Các quy định của pháp luật, chính sách của nhà nước liên quan đến chithường xuyên NSNN cho các trường THPT công lập Hệ thống chế độ, tiêu chuẩn,định mức chi NSNN là căn cứ quan trọng trong việc tính toán, xây dựng, phân bổ

dự toán và là một trong những căn cứ quan trọng để kiểm soát chi thường xuyênNSNN đối với các trường THPT công lập Nếu hệ thống định mức chi tiêu NSNN

xa rời thực tế, thì việc tính toán, phân bổ dự toán chi không khoa học và chính xác,dẫn đến tình trạng thiếu căn cứ để kiểm soát chi Bên cạnh đó, các trường THPTcông lập thường phải tìm mọi cách để hợp lý hóa các khoản chi cho phù hợp vớinhững tiêu chuẩn, định mức đã lạc hậu, không thực tế nên dễ dẫn đến vi phạm kỷluật tài chính Khi chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do Nhà nước đưa ra cụ thể,chi tiết, phù hợp với điều kiện thực tế, đòi hỏi người sử dụng kinh phí ngân sáchphải đắn đo, cân nhắc, thực hiện đúng chế độ Như vậy, nếu các quy định của phápluật, chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hợp lý sẽ tạo thuận lợi cho côngtác quản lý chi thường xuyên NSNN của các trường THPT công lập và ngược lại

- Sự kiểm tra, thanhtra của Sởgiáodụcvàđàotạo, Sở Tàichính, thanh tra tỉnh,công tác kiểm toán nhà nước, côngtáckiểmsoát của KBNN.Nếucáccơquannhànướccóthẩmquyền kiểm tra, thanh tra thường xuyên, kịp thời đưa

ra các kiến nghị điều chỉnh, hoặc chấn chỉnh đối với công tác quản lý chi thườngxuyên ngân sách củatrường THPT cônglập đồng thời giám sát chặt chẽ việc thựchiện các kết luận thanh tra, kiểm tra sẽ giúpcáctrườngrút kinh nghiệm cho nhữngnăm sau từ đó hoànthiệncôngtác quản lý chi thườngxuyên NSNN.NếuKho bạc nhànước thực hiện tốt công tác kiểm soát chi sẽgiúp cáctrường THPT cônglậpgiảm saiphạm, nhầm lẫn trong quá trình thực hiện các thủ tục thanh toán, quyết toán

Ngày đăng: 08/04/2022, 05:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, HỘP - Luận văn thạc sỹ - Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, HỘP (Trang 8)
- Tình hình thựchiện dự toán tại trườngtrunghọcphổthôngcông lậpnăm báo cáo và các năm liền kề. - Luận văn thạc sỹ - Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên
nh hình thựchiện dự toán tại trườngtrunghọcphổthôngcông lậpnăm báo cáo và các năm liền kề (Trang 33)
Bảng 2.1: Quy mô củatrường Trunghọcphổthông Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2017-2019 - Luận văn thạc sỹ - Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên
Bảng 2.1 Quy mô củatrường Trunghọcphổthông Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2017-2019 (Trang 42)
Từ số liệu bảng 2.3 ta thấy việc thựchiện chithườngxuyên từ nguồn NSNN cấp cho giáo dục đào tạo tại  Trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt  giai đoạn 2017 –2019 cụ thể từng nội dung chi như sau: - Luận văn thạc sỹ - Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên
s ố liệu bảng 2.3 ta thấy việc thựchiện chithườngxuyên từ nguồn NSNN cấp cho giáo dục đào tạo tại Trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2017 –2019 cụ thể từng nội dung chi như sau: (Trang 44)
DT Trườnglậ - Luận văn thạc sỹ - Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên
r ườnglậ (Trang 47)
Bảng 2.4: Dự toán chithườngxuyên NSNN củaTrường Trunghọcphổthông Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2017 – 2019 - Luận văn thạc sỹ - Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên
Bảng 2.4 Dự toán chithườngxuyên NSNN củaTrường Trunghọcphổthông Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 47)
Nhìn vào bảng 2.4 ta có thể thấy tổng dự toán Sởduyệt so với trườnglập tương đối sát nhau - Luận văn thạc sỹ - Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên
h ìn vào bảng 2.4 ta có thể thấy tổng dự toán Sởduyệt so với trườnglập tương đối sát nhau (Trang 48)
Bảng thanhtoán tiền lương trong đơn vị được lậphàng tháng. Cuối mỗi tháng kế toán lập thành bảng thanh toán tiền lương chuyển cho thủ trưởng đơn vị kiểm tra, ký duyệt.Vì đặc điểm đơn vị có sử dụng phần mềm kế toán MISA.NET 2020 dành cho đơn vị HCSN để hỗ  - Luận văn thạc sỹ - Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên
Bảng thanhto án tiền lương trong đơn vị được lậphàng tháng. Cuối mỗi tháng kế toán lập thành bảng thanh toán tiền lương chuyển cho thủ trưởng đơn vị kiểm tra, ký duyệt.Vì đặc điểm đơn vị có sử dụng phần mềm kế toán MISA.NET 2020 dành cho đơn vị HCSN để hỗ (Trang 51)
Bảng 2.6: Chấp hànhchi nghiệpvụchuyênmôn tạiTrường trunghọcphổthông Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2017 - 2019 - Luận văn thạc sỹ - Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên
Bảng 2.6 Chấp hànhchi nghiệpvụchuyênmôn tạiTrường trunghọcphổthông Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2017 - 2019 (Trang 52)
Nhìn vào bảng 2.5 cho ta thấy được việc chấp hànhchi thanhtoáncánhân qua các năm cụ thể: Tổng tiền lương, phụ cấp lương, các khoản đóng góp, các khoản thanh toán khác cho cá nhân, tiền thưởng, phúc lợi tập thể năm 2017 đạt 6.611 triệu đồng; năm 2018 đạt 7 - Luận văn thạc sỹ - Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên
h ìn vào bảng 2.5 cho ta thấy được việc chấp hànhchi thanhtoáncánhân qua các năm cụ thể: Tổng tiền lương, phụ cấp lương, các khoản đóng góp, các khoản thanh toán khác cho cá nhân, tiền thưởng, phúc lợi tập thể năm 2017 đạt 6.611 triệu đồng; năm 2018 đạt 7 (Trang 52)
Bảng 2.7: Tình hình chấp hànhchi muasắm, sửa chữatại Trườngtrunghọcphổthông Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2017 - 2019 - Luận văn thạc sỹ - Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên
Bảng 2.7 Tình hình chấp hànhchi muasắm, sửa chữatại Trườngtrunghọcphổthông Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2017 - 2019 (Trang 53)
Bảng 2.8: Tình hình chấp hànhchi khác tạiTrường trunghọcphổthông Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2017 - 2019 - Luận văn thạc sỹ - Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên
Bảng 2.8 Tình hình chấp hànhchi khác tạiTrường trunghọcphổthông Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2017 - 2019 (Trang 54)
Bảng 2.9: Tình hình quyếttoán chi thườngxuyênNSNN tại trườngTrunghọcphổ thông Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2017 - 2019 - Luận văn thạc sỹ - Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên
Bảng 2.9 Tình hình quyếttoán chi thườngxuyênNSNN tại trườngTrunghọcphổ thông Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2017 - 2019 (Trang 56)
Bảng 2.11: Tình hình thựchiện dự toánđược giao tại trườngTrunghọcphổthông Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2017 – 2019 - Luận văn thạc sỹ - Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên
Bảng 2.11 Tình hình thựchiện dự toánđược giao tại trườngTrunghọcphổthông Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 60)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w