Đơn vị: Con Miền SL Năm 2007 Tỉ trọng SL Năm 2008 Tỉ trọng SL Năm 2009 Tỉ trọng SL Năm 2010 Tỉ trọng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần giống gia cầm Lương Mỹ (Trang 40 - 45)

III. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 3.1 Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

Đơn vị: Con Miền SL Năm 2007 Tỉ trọng SL Năm 2008 Tỉ trọng SL Năm 2009 Tỉ trọng SL Năm 2010 Tỉ trọng

Miền SLNăm 2007Tỉ trọng SLNăm 2008Tỉ trọng SLNăm 2009Tỉ trọng SLNăm 2010Tỉ trọng Miền Bắc 1,421,113 59.36% 2,533,135 58.18% 2,672,434 57.47% 2,368,396 56.83% Miền Trung 654,296 27.33% 1,212,578 27.85% 1,338,310 28.78% 1,143,981 27.45% Miền Nam 318,649 13.31% 608,248 13.97% 639,394 13.75% 655,133 15.72% Tổng tiêu thụ 2,394,058 100.00% 4,353,962 100.00% 4,650,138 100.00% 4,167,510 100.00%

Tổng sản xuất 3,938,891 4,473,861 4,740,202 4322246

(Nguồn: Phòng kinh doanh) Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tiêu thụ gà giống một ngày tuổi theo khu vực thị trường trong giai đoạn 2007 – 2010

Trong giai đoạn 2007-2010 tỉ trọng tiêu thụ sản phẩm gà giống tại thị trườg Miền Bắc có xu hướng giảm nhẹ. Bên cạnh đó thì tỉ trọng tiêu thụ sản phẩm tại khu vực thị trường Miền Nam có xu hướng tăng lên và tỉ trọng tiêu thụ sản phẩm tại thị trương Miền Trung tương đối ổn định. Nguyên nhân là Công ty đang có chính sách mở rộng thị trường về Phía Nam, đây là khu vực thị trường được đánh giá là thị trường tiềm năng lớn, nơi có nhu cầu về giống gia cầm lớn mà Công ty vẫn chưa khai thác. Vì vậy Công ty cần đặc biệt quan tâm tới thị trường này. Vẫn chưa có báo cáo nghiên cứu về thị trường. Công ty cần cử cán bộ thực hiện trước khi tiến hành các bước tiếp theo nhằm thâm nhập thị trường miền Nam.

Mặc dù tỉ trọng tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Miền Bắc có xu hướng giảm, tuy nhiên số lượng sản phẩm tiêu thụ sản phẩm tại thị trường này lại tăng mạnh vì đây là thị trường truyền thống của Công ty.

3.2.3 Kết quả tiêu thụ theo nhóm khách hàng

Từ bảng 2.7 trên ta thấy khách hàng chủ yếu của Công ty vẫn là các công ty chăn nuôi. Đây là đối tượng khách hàng mục tiêu của Công ty, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu tiêu thụ của Công ty. Đối tượng này thường có những đơn hàng lớn và khá thường xuyên chiếm tới 47,89% sản lượng tiêu thụ của Công ty. Công ty cần có biện pháp xây dựng mối quan hệ lâu dài với các đối khách hàng này. Bên cạnh đó các trang trại chăn nuôi của các hộ gia đình cũng chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Tính trung bình trong cả giai đoạn 2007 – 2010 thì khách hàng này chiếm tới 35,50% doanh số tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Doanh số chiếm nhỏ nhất vẫn là những hộ gia đình chăn nuôi với quy mô tương đối nhỏ. Đối tượng khách hàng này chiếm 16,61% doanh số tiêu thụ. Công ty cần có các biện pháp nhằm thu hút và kích thích đối tượng này trong việc phát triển gia cầm theo hướng tập chung, quy mô...

Bảng 2.7: Cơ cấu tiêu thụ sản gà giống một ngày tuổi theo nhóm khách hàng

Đơn vị: Con Khách hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

SL TT (%) SL TT %) SL TT %) SL TT(%)

Các công ty chăn nuôi 1,176,201 49.13 2,034,606 46.73 2,195,795 47.22 2,052,499 49.25 174.50 Các trang trại, HTX 808,234 33.76 1,566,120 35.97 1,705,671 36.68 1,444,876 34.67 178.77 Hộ gia đình 409,623 17.11 753,235 17.30 748,672 16.10 670,136 16.08 163.60 Tổng tiêu thụ 2,394,058 100 4,353,962 100 4,650,138 100 4,167,510 100 174.08

Tổng sản xuất 3,938,891 4,473,861 4,740,202 4322246

(Nguồn: Phòng kinh doanh.) Biều đồ2.4: Cơ cấu tiêu thụ gà giống một ngày tuổi theo đối tượng khách hàng

3.2.4 Kết quả tiêu thụ theo kênh phân phối

Hiện tại Công ty có ba kênh phân phối. Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm qua các kênh được thể hiện rõ trong bảng 2.8.

Qua bảng 2.8 ta thấy tỉ lê tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra của Công ty trong giai đoạn 2007-2010, năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên đến năm 2010 thì tỉ lệ tiêu thụ lại giảm hơn năm 2009. Cụ thể tỉ lệ tiêu thụ sản phẩm năm 2007 là 60.78%, năm 2008 là 97.32%, năm 2009 là 98.10% và năm 2010 là 96.42%. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do năm 2006 ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta vẫn chưa phục hồi sau đợt dịch cúm gia cầm trứơc đó, nhu cầu của thị trường không cao và đến năm 2006, 2007 ngành chăn nuôi gia cầm đã hoàn toàn phục hồi trở lại và có bước tăng trưởng. Đồng thời năm 2007 Công ty đã xây dựng thêm kênh phân phối ba cũng góp phần làm tăng tỉ lệ tiêu thụ sản phẩm.

Tỉ trọng sản lượng tiêu thụ của kênh một và kênh hai có xu hướng giảm hơn so với năm trước đó và thay vào đó là kênh sô ba. Đây là điều hoàn toàn bình thường khi Công ty xây dựng thêm kênh phân phối mới. Khi đó tỉ trọng của những kênh khác phải giảm đi để nhường lại co kênh mới được xây dựng.

Doanh số tiêu thụ sản phẩm của kênh hai luôn chiếm tỉ trọng lớn, chiếm 84.73% đến 89.52% trong các năm. Doanh số tiêu thụ của kênh 2 liên tục tăng mạnh.

Bảng 2.8: Kết quả tiêu thụ theo kênh phân phối Đơn vị: Con Chỉ tiêu Sản xuất Tiêu thụ Tỉ lệ (%) Kênh phân phối 1

Kênh phân phối 2

Kênh phân phối 3

SL TT (%) (%) SL TT (%) SL TT (%) Năm 2007 3,938,891 2,394,058 60.78 250,897 10.48 2,143,161 89.52 0 0.00 Năm 2008 4,473,86 1 4,353,962 97.32 414,49 7 9.52 3,756,163 86.27 183301.7802 4.21 Năm 2009 4,740,202 4,650,13 8 98.10 325,975 7.01 4,007,48 9 86.18 316674.3978 6.81 Năm 2010 4,322,246 4,167,51 0 96.42 261,720 6.28 3,531,131 84.73 374659.149 8.99

(nguồn: Phòng kinh doanh)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần giống gia cầm Lương Mỹ (Trang 40 - 45)