Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN HỮU ĐỨC
HÀ NỘI - 2013
Trang 2số liệu, kết quả trong bản Luận văn này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.Hà Nội, ngày tháng năm 2013
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Phạm Thị Thúy
Trang 3CHƯƠNG 1: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍNDỤNG CÁC DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI 41.1.TÍN DỤNG VÀ AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠICÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1.1 Hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại 41.1.2 An toàn trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại 8
1.2.XẾP HẠNG TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI 13
1.2.1 Khái niệm xếp hạng tín dụng 131.2.2 Căn cứ xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàngthương mại 151.2.3 Phương pháp xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng các doanh
nghiệp vay vốn 181.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
1.2.5 Sự cần thiết của hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn 24
1.3.KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG VÀ MỘT SỐBÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 27
1.3.1 Kinh nghiệm hoạt động xếp hạng tín dụng của các tổ chức trên thếgiới và tại Việt Nam 271.3.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNGCÔNGTÁCXẾPHẠNGTÍNDỤNGCÁCDOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG 33
NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG 33
Trang 4Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long 35
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổphần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long 36
2.2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG CÁC DOANHNGHIỆP VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNGTHƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG 43
2.2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động xếp hạng tín dụng tại Ngân hàngThương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long 432.2.2 Thực trạng công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn tạiNgân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánhThăng Long 46
2.3.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNGCÁCDOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦNCÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG 61
2.3.1 Những kết quả đạt được 61
2.3.2 Những tồn tại cần khắc phục 63
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại 67
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍNDỤNG CÁC DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHINHÁNH THĂNG LONG 73
3.1.ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC XẾPHẠNG TÍN DỤNG CÁC DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH
Trang 53.1.2 Định hướng hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng các doanhnghiệp vay vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt
Nam - Chi nhánh Thăng Long 75
3.2.GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG CÁCDOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG 77
3.2.1 Các giải pháp về nghiệp vụ 77
3.2.2 Các giải pháp hỗ trợ khác 84
3.3.KIẾN NGHỊ 88
3.3.1 Đối với Nhà nước, Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan 88
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 91
3.3.3 Đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 95
KẾT LUẬN 97DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6CBCĐ Cán bộ châm điêm
CIC Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước
Trang 7Bảng 2.1 213 Ket quả kinh doanh của NHCT - CN Thăng Long 37Bảng 2.2 2.2.2
Sơ đô 1.2 T3H Mô hình chấm điểm và xếp hạng của BIDV 30Sơ đô 2.1 2Λ2 Mô hình tổ chức tại NH CTVN - CN Thăng
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đối với mỗi quốc gia trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng đượcví như hệ thần kinh của nền kinh tế bởi sự hoạt động thông suốt, lành mạnh, hiệuquả của hệ thống ngân hàng là tiền đề quan trọng để các nguồn lực tài chính luânchuyển, phân bổ, sử dụng hiệu quả, kích thích tăng trưởng kinh tế một cách bềnvững Khi quan sát cơ cấu hoạt động của một ngân hàng ta nhận thấy, trong cácmảng hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là nghiệp vụ lớnnhất, chủ yếu nhất của các ngân hàng Đối với hầu hết các ngân hàng thương mại(NHTM), dư nợ tín dụng thường chiếm tới hơn 50% tổng tài sản có và thu nhập tíndụng chiếm khoảng 60-80% tổng thu nhập của ngân hàng Tuy nhiên, song hànhcùng với điều đó là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng lại có xu hướngtập trung chủ yếu vào danh mục tín dụng Chính vì vậy, việc thực hiện quản trịRRTD (RRTD) nhằm bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng tín dụng là một yêucầu khách quan, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và cũngchính là điều kiện sống còn quyết định tới sự tồn tại, phát triển của NHTM Thựctiễn cho thấy thất bại của các NHTM trong hoạt động TD, nguyên nhân phần nhiềulà do sự thiếu hiểu biết về khách hàng vay vốn.
Một trong những kỹ thuật quản trị RRTD của NHTM là sử dụng hệ thốngphân tích chấm điểm để xếp hạng uy tín về mặt tín dụng của mỗi khách hàng mộtcách thường xuyên Đây là cách thức quản trị rủi ro ưu việt đã được sử dụng rộngrãi ở các NHTM nhiều nước tiên tiến trên thế giới và đã được quy định trong cácHiệp ước Basel I, Basel II, Basel III nhằm bảo đảm an toàn cho các TCTD.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì việc tuân thủ theo cácthông lệ quốc tế là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của Chính phủ và NHNNViệt Nam Với việc NHNN Việt Nam đã ban hành một hệ thống các văn bản quyđịnh, hướng dẫn về quản trị rủi ro nói chung và quản trị RRTD nói riêng cho hệthống ngân hàng trong thời gian qua: Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày
Trang 922/04/2005 ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng đểxử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD; Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định493/2005/QĐ-NHNN, trong đó, quy định phân loại nợ theo tiêu chuẩn định tính vàlộ trình yêu cầu tất cả các TCTD Việt Nam phải trình Hệ thống XHTD nội bộ đểNHNN xem xét và phê duyệt Điều này đã thể hiện quyết tâm cao trong việc nângcao chất lượng quản lý RRTD của các TCTD theo thông lệ quốc tế.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Nguyễn Trãi thành lập năm2006 và được đổi tên thành CN Thăng Long vào tháng 6 năm 2012, là CN trựcthuộc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Hoạt động XHTD tại CN đãđược triển khai hơn 6 năm Mặc dù có được những kết quả nhất định, song vẫn còntồn tại một số hạn chế, làm giảm hiệu quả XHTD tại CN.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Giảipháp hoàn thiện công
tác xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Thương mại cổphần Công thương Việt Nam — Chi nhánh Thăng Long” làm luận văn nghiên cứu
cho mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề cơ bản mang tính lý luận về TDNH và hệ thốngXHTD các DNVV tại các NHTM.
- Phân tích thực trạng hệ thống XHTD các doanh nghiệp vay vốn tại Ngânhàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Thăng Long, qua đó đánh giá những kếtquả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống XHTD các DNVV tại Ngân hàngTMCP Công Thương Việt Nam - CN Thăng Long và những kiến nghị nhằm thựchiện các giải pháp trên.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là hệ thống XHTD nội bộ các DNVV.- Phạm vi nghiên cứu của Luận văn: Tại Ngân hàng TMCP Công ThươngViệt Nam - CN Thăng Long từ năm 2009 đến năm 2012.
Trang 104 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử trongnghiên cứu khoa học xã hội, phương pháp phân tích, so sánh, dự báo, kết hợp giữalý luận và thực tiễn, diễn dịch và quy nạp để xử lý các dữ liệu Luận văn còn sửdụng các bảng biểu, biểu đồ, sơ đồ để tăng thêm tính thuyết phục.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng các doanhnghiệp vay vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thươngViệt Nam - Chi nhánh Thăng Long.
Trang 11CHƯƠNG 1
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNGCÁC DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.TÍN DỤNG VÀ AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠICÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại
“Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền
hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằngnghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngânhàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.” [4, tr.3]
Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay
(NH hoặc các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, DN và các chủ thểkhác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong mộtthời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiệnvốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán [16]
Từ khái niệm trên có thể rút ra được bản chất của tín dụng ngân hàng:
- Thứ nhất, tín dụng ngân hàng phải dựa trên cơ sở sự tin tưởng giữa bên chovay và bên đi vay Chỉ khi nào người cho vay thực sự tin tưởng vào sự sẵn lòng và
khả năng trả nợ của người đi vay, khi đó quan hệ tín dụng mới được thiết lập Đâychính là điều kiện tiên quyết hình thành quan hệ tín dụng Mặt khác, người vay cũngtin vào hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn đi vay của mình.
- Thứ hai, tín dụng ngân hàng là sự chuyển tạm thời một lượng tài sản của
người sở hữu cho người đi vay, trong một thời gian nhất định với cam kết hoàn trảcả gốc và lãi.
- Thứ ba, sau một thời gian như đã thoả thuận, người đi vay phải hoàn trả
cho người cho vay một lượng giá trị gồm cả gốc và lãi Phần chênh lệch này là cái
Trang 12giá của việc được quyền sử dụng vốn của người khác Do vậy, cái giá này phải đủlớn để đem lại sự hấp dẫn cho người chuyển nhượng sử dụng vốn.
- Thứ tư, hoạt động TD luôn chứa đựng những rủi ro Đó là do sự bất cân
xứng về thông tin của khách hàng có quan hệ tín dụng với NH Rủi ro xảy ra bắtnguồn từ những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía NH và khách hàng cùngnhững nguyên nhân khách quan như: sự biến động của thị trường, chu kỳ kinh tế, sựthay đổi của chính sách, những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, địch hoạ
1.1.1.2 Phân loại về cho vay
Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựatrên một số tiêu thức nhất định Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đềđể thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị RRTD.Phân loại cho vay dựa vào các căn cứ sau đây:
- Dựa vào mục đích của cho vay, hoạt động tín dụng có thể được phân chia
+ Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu
- Dựa vào thời hạn cho vay, hoạt động TD có thể phân chia thành các loại
cho vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư.
- Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng, hoạt động tín dụng có thể phân
Trang 13+ Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầmcố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàngvay vốn để quyết định cho vay;
+ Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiềnvay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.
- Dựa vào phương thức cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành
các loại sau:
+ Cho vay theo món vay (cho vay từng lần): là loại cho vay mà mỗi lần vayvốn, khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kếthợp đồng tín dụng cho khoản vay đó;
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: là loại cho vay mà TCTD và khách hàngxác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời giannhất định;
+ Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏathuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoảnthanh toán của khách hàng.
- Dựa vào xuất xứ tín dụng, hoạt động TD có thể phân chia thành các loại
1.1.1.3 Vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng
Đối với cá nhân và hộ kinh doanh, ngân hàng là một loại hình kinh doanh cóvai trò vô cùng quan trọng Với sự hiện hữu của ngân hàng, có thể nhận được cáckhoản vay để thanh toán cho việc kinh doanh hộ các thể, mua ô tô, sở hữu nhà ở hayđể trang trải chi phí cho việc học tập, kinh doanh Bên cạnh đó, ngân hàng cũng làmột địa chỉ hữu ích nếu như chúng ta mong muốn nhận được những lời khuyên vềviệc đầu tư các khoản tiền tiết kiệm hay về việc lưu giữ và bảo quản các giấy tờ có
Trang 14giá Hệ thống ngân hàng với hàng ngàn CN hoạt động trên toàn thế giới có thể tácđộng đến sự phát triển của tất cả mọi lĩnh vực và của toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường luôn tồn tại các yếu tốcạnh tranh hết sức khốc liệt, các DN muốn chiếm lĩnh thị trường, nâng cao vị thếcạnh tranh thì điều kiện tiên quyết đối với họ là phải không ngừng nâng cao quy môvà chất lượng hoạt động kinh doanh của mình Và để làm được điều đó cũng như sửdụng hiệu quả nhất nguồn vốn kinh doanh thì TDNH là sự lựa chọn tối ưu cần thiết,phổ biến của các DN Cụ thể:
- TDNH là công cụ tài trợ cho các DN thỏa mãn nhu cầu vốn phục vụ sảnxuất kinh doanh.
Để tổ chức sản xuất, kinh doanh nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, tất cảcác DN đều phải tạo lập nguồn vốn Nguồn vốn trong DN bao gồm nhiều loại khác
nhau Nếu căn cứ vào quyền sở hữu thì có thể chia làm hai loại: Thứ nhất, nguồn
vốn chủ sở hữu là nguồn vốn do các chủ sở hữu DN đóng góp ban đầu và tạo lập
trong quá trình kinh doanh Thứ hai, vốn vay ngân hàng, tài trợ thương mại, tín
dụng thương mại của nhà cung cấp (mua hàng trả chậm)
Như vậy, NHTM là một trong những kênh tài trợ vốn nhằm thỏa mãn nhucầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN Mặt khác, yêu cầu đổi mớitrang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất ngày càng tăng tại DN, từ đó làm gia tăngnhu cầu vốn dài hạn Tùy theo loại hình, DN có thể chọn giải pháp gia tăng thêmvốn bằng cách khác như phát hành thêm cổ phiếu (nếu là công ty Cổ phần) hoặc vaytrực tiếp bằng cách phát hành thêm trái phiếu theo luật định nhưng việc phát hànhcổ phiếu hoặc trái phiếu nhằm tăng vốn cũng phải đảm bảo những điều kiện nhấtđịnh mới được phép nên việc tăng vốn theo hình thức này sẽ không thực hiện đượcdễ dàng và nhanh chóng Còn các loại hình DN khác như DN tư nhân, công ty tráchnhiệm hữu hạn không được phát hành chứng khoán, nên để tăng vốn các chủ sởhữu phải tự góp, quy mô rất hạn chế Đối với một thị trường chứng khoán chỉ mớibắt đầu phát triển như Việt Nam, cùng với các điều khoản chặt chẽ, chi phí, thờigian để có thể phát hành chứng khoán làm cho việc huy động vốn trực tiếp thông
Trang 15qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu chưa phổ biến thì TDNH vẫn luôn là nguồn vốnđặc biệt quan trọng đối với DN.
- TDNH là một trong các đòn bẩy kích thích DN và NH hoạt động kinhdoanh có hiệu quả hơn.
NH vừa là người “đi vay”, vừa là người “cho vay” nên bản thân NH trongquá trình kinh doanh phải tính toán đến hiệu quả kinh doanh sao cho bản thân NHcó lời, đồng thời hoàn trả được gốc và lãi cho người gửi tiền Mặt khác, các DNVVNH cũng phải tính toán đến hiệu quả kinh tế sao cho bản thân họ có lời và hoàn trảđược vốn gốc, lãi vay cho NH Như vậy, TDNH có tác dụng tăng cường chế độhoạch toán kinh tế không chỉ đối với các NHTM, mà cả với các DN đi vay.
Ngoài ra, TDNH là một kênh đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế, gópphần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, ổn định đời sống dân cư, tạo công ăn việc làmvà đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
NHTM cấp tín dụng cho các doanh nghiệp trên cơ sở nguồn vốn tự có vànguồn vốn huy động, với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi dưới hình thức chovay, ứng trước, chiết khấu, bảo lãnh và nó mang lại nguồn thu nhập đáng kểcho ngân hàng Tuy nhiên, RRTD có khả năng xảy ra cao, luôn đe dọa sự tồn tạicủa ngân hàng.
1.1.2 An toàn trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Rủi ro tín dụng, nguyên nhân và những hậu quả
- Khái niệm RRTD:
Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản mang lại nguồn thu nhập chủ yếucho các NHTM Tuy nhiên, hoạt động tín dụng lại luôn luôn hàm chứa rất nhiều rủiro Vì vậy, việc nhận dạng RRTD để giúp ngân hàng kịp thời đưa ra các biện phápphòng chống, đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng là vô cùng quan trọng Trênthế giới, có rất nhiều quan điểm được đưa ra khi đề cập tới RRTD, cụ thể như:
Theo Hennie Van Greuning - Sonja B Rạovic Bratanovic:
RRTD được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi,hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng RRTD
Trang 16tức là việc chi trả bị trì hoãn, hoặc tồi tệ hơn là không hoàn trả được toàn bộ Điềunày gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và gây ảnh hưởng tới khả năngthanh khoản của ngân hàng.
Theo Timothy W.Koch:
Một khi ngân hàng nắm giữ tài sản sinh lời, rủi ro xảy ra khi khách hàng saihẹn, có nghĩa là khách hàng không thanh toán vốn gốc và lãi theo thỏa thuận,RRTD là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việckhách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn [20, tr.107].
Ở Việt Nam, RRTD trong hoạt động kinh doanh ngân hàng được định nghĩa:
“RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thấttrong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiệnhoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.” [15, tr.3]
Như vậy, có thể nói rằng RRTD có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà
trong đó ngân hàng là chủ nợ và khách hàng nợ lại không thực hiện hoặc không đủkhả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn Ngắn gọn hơn, RRTD là loại rủi rophát sinh do khách nợ không còn khả năng chi trả Trong hoạt động NH, RRTD xảyra khi khách hàng vay nợ có thể mất khả năng trả nợ một khoản vay nào đó Và lưuý rằng, trong hoạt động tín dụng, khi NH thực hiện nghiệp vụ cấp TD thì đó mới chỉlà một giao dịch chưa hoàn thành Giao dịch TD chỉ được xem là hoàn thành khinào NH thu hồi về được khoản TD bao gồm cả gốc và lãi.
- Nguyên nhân xảy ra RRTD:
RRTD là hệ quả của rất nhiều yếu tố hay nói chính xác hơn, nguyên nhâncủa loại hình rủi ro này xuất phát từ nhiều phía: từ phía khách hàng, từ chính bảnthân NH và từ môi trường bên ngoài.
+ Trước hết, nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng.
Rủi ro phát sinh khi chính sách tín dụng của ngân hàng không hợp lý, cónhững sơ hở để khách hàng có thể lợi dụng, chiếm dụng vốn của NH.
NH không có đủ hệ thống thông tin dữ liệu về khách hàng Điều này dẫn đến
việc NH không có số liệu thống kê, chỉ tiêu để phân tích đánh giá khách hàng, xác
Trang 17định sai hiệu quả hoặc xác định thời hạn cho vay không phù hợp với phương ánkinh doanh của khách hàng.
Sự lơi lỏng trong quá trình giám sát khách hàng sau khi giải ngân cho vay
nên không phát hiện kịp thời hiện tượng sử dụng vốn sai mục đích và những dấuhiệu biến động xấu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Do NH chạy theo số lượng mà nới lỏng các điều kiện cấp TD hoặc quá tin
tưởng vào tài sản thế chấp, thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay.
+ Thứ hai, nguyên nhân về phía khách hàng:
Nguyên nhân gây ra RRTD có thể xuất phát từ việc khách hàng sử dụng vốnsai mục đích, không có thiện ý trong việc trả nợ hoặc bằng các việc lập hồ sơ giả,
dự án giả, lừa đảo để vay vốn NH.
Do năng lực quản lý kinh doanh của DN kém, đầu tư mở rộng hoạt độngvượt quá khả năng quản lý Khi các DN vay tiền để mở rộng quy mô sản xuất kinh
doanh đa phần để đầu tư vào tài sản vật chất mà không đầu tư đổi mới cung cáchquản lý, bộ máy giám sát, những tư duy quản lý cũ không nhạy bén sẽ là nguyênnhân làm phá huỷ các phương án kinh doanh đầy khả thi đáng lẽ nó phải thành côngtrong thực tế.
Do môi trường cạnh tranh của các đối thủ ngày càng trở nên gay gắt, những
thay đổi bất ngờ của điều kiện sản xuất kinh doanh, thị trường cung cấp, khiến chocông việc kinh doanh của doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn ảnh hưởng đến hệ sốtài chính và khả năng trả nợ của khách hàng.
+ Thứ ba, nguyên nhân từ môi trường bên ngoài.
Tình hình chính trị và hệ thống pháp luật không ổn định Việc chính trị bất
ổn, hay hệ thống pháp luật chồng chéo, chưa hoàn chỉnh, còn nhiều kẽ hở sẽ dẫn tớiviệc các chủ thể kinh tế không an tâm trong kinh doanh, không thích nghi được vớisự thay đổi, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, đến khả năng trả nợ NH.
Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế thay đổi Đó là sự thay đổi của chu kỳ
kinh tế, lạm phát, hội nhập kinh tế quốc te RRTD thường xảy ra khi nền kinh tếrơi vào tình trạng suy thoái, khi đó lạm phát tăng cao kéo theo sự thất nghiệp và sự
Trang 18thắt chặt trong chính sách tiền tệ của NH Trung ương sẽ ngày càng làm cho chủ thểkinh tế hoạt động kém hiệu quả, lợi nhuận suy giảm nên việc trả nợ gặp khó khăn.
Các yếu tố xã hội gắn với mỗi vùng: dân số, tâm lý, thói quen tiêu dùng, tập
quán, trình độ văn hóa nếu không được ngân hàng quan tâm đúng mức cũng sẽgây ra sự không phù hợp giữa sản phẩm tín dụng với thói quen của khách hàng.
Sự lạc hậu về công nghệ thông tin: Việc NH không theo kịp đà phát triển của
công nghệ, như việc ứng dụng các phần mềm chuyên ngành, phần mềm thu thập vàquản lý thông tin sẽ làm chậm quá trình nhận và xử lý các thông tin liên quan đếncác hoạt động của ngân hàng, ngân hàng sẽ không cập nhật được qua các phươngtiện thông tin đại chúng về những thủ đoạn lừa đảo trong tín dụng để rút kinhnghiệm, phòng tránh rủi ro.
- Hậu quả của RRTD:
+ Đối với nền kinh tế: Khi một NH gặp phải RRTD lớn, sẽ ảnh hưởng tới
nguồn vốn của NH, NH khó khăn khả năng thanh khoản, gây tâm lý hoang mangcho khách hàng gửi tiền, từ đó sẽ xảy ra hiện tượng rút tiền ồ ạt NH là một hệthống đồng bộ, vì vậy rủi ro từ NH này sẽ lan truyền sang NH khác, gây ra rủi ro hệthống Sự bất ổn trong hệ thống NH sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Nó sẽ gâyra tình trạng suy thoái, giá cả tăng, sức mua của đồng tiền giảm xuống, gia tăng thấtnghiệp, xã hội mất ổn định
+ Đối với ngân hàng: Khi gặp RRTD, NH không thu được khoản TD đã
cấp và lãi vay, nhưng vẫn phải trả vốn và lãi vay cho khoản tiền huy động đếnhạn, điều này làm cho NH mất cân đối trong việc thu chi Việc không thu đư ợcnợ sẽ làm cho vòng quay vốn TD giảm, hoạt động kinh doanh không hiệu quả vàtiềm ẩn tình trạng mất khả năng thanh toán, người gửi tiền mất lòng tin ở NH,ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của NH Điều này còn gây bất đồng nội bộgiữa các cấp, gây nên tình trạng thuyên chuyển nhân viên, tạo ra sự biến độngtrong cơ cấu nhân sự.
Hậu quả của RRTD là rất lớn Ví dụ điển hình mà ta có thể thấy rõ nhấtchính là cuộc khủng hoảng tín dụng cho vay dưới chuẩn của các NH Mỹ xảy ra từ
Trang 19cuối năm 2007, mà hậu quả của nó vẫn không ngừng tác động, ảnh hưởng mạnh mẽđến nền kinh tế toàn cầu: lạm phát, sản xuất đình trệ, sức mua giảm, thất nghiệp giatăng, xã hội mất ổn định, toàn bộ nền kinh tế rơi vào trạng thái suy thoái Vì vậy,một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị NH, đó là an toàntrong hoạt động TD.
1.1.2.2 Đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng tại hệ thống NHTM
Các khoản vay không thanh toán đúng hạn là hình thức biểu hiện của RRTD.Chúng được hình thành do hàng loạt các nguyên nhân khác nhau và hậu quả màchúng để lại là rất lớn Vì vậy, để hạn chế tối đa các tổn thất buộc NHTM phải cómột chương trình quản trị đồng bộ, từ chính sách quản trị rủi ro các khoản cho vayriêng lẻ và danh mục cho vay đến việc giám sát và xử lý các khoản vay đó; xácđịnh, đánh giá, đo lường một cách chặt chẽ RRTD phù hợp với thông lệ quốc tế vàđáp ứng yêu cầu hội nhập.
Uỷ ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất làđưa ra các nguyên tắc chung đảm bảo hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp TD.Các nguyên tắc này tập trung vào những nội dung cơ bản sau:
- Xây dựng môi trường TD thích hợp: yêu cầu Hội đồng quản trị phải thực
hiện phê duyệt định kỳ chính sách RRTD, xem xét RRTD và xây dựng một chiếnlược xuyên suốt trong hoạt động của NH.
- Thực hiện cấp TD lành mạnh: các NH cần xác định rõ ràng các tiêu chí cấp
TD lành mạnh (thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng, điều kiện cấp TD ) NHcần xây dựng các hạn mức TD cho từng khách hàng vay vốn và nhóm khách hàngvay vốn để tạo ra các loại hình RRTD khác nhau, nhưng có thể theo dõi được trêncơ sở XHTD nội bộ đối với khách hàng trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.NH phải có quy trình rõ ràng trong phê duyệt TD, việc cấp TD cần được thực hiệntrên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên, đặc biệt có sự cẩn trọng và đánh giáhợp lý đối với các khoản TD cấp cho các khách hàng có quan hệ.
- Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi RRTD phù hợp: Các
NH cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với danh mục cho vay, đồng thời
Trang 20hệ thống này phải có khả năng nấm bắt và kiểm soát tình hình tài chính, sự tuân thủcác cam kết của khách hàng để sớm phát hiện những khoản vay có vấn đề NHcần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản TD xấu, quản lý các khoản TD cóvấn đề Uỷ ban Basel khuyến khích các NH phát triển và xây dựng hệ thống XHTDnội bộ trong quản lý RRTD, giúp phân biệt các mức RRTD khi cho khách hàng vay.
An toàn trong hoạt động TD là điều kiện tiên quyết để lành mạnh hóa hoạtđộng NH Việc duy trì những tỷ lệ an toàn (tỷ lệ an toàn tối thiểu; giới hạn cho vay,bảo lãnh; tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn.) trong ngưỡnghợp lý, xây dựng chính sách TD hợp lý với hệ thống XHTD nội bộ hiệu quả lànhững điều kiện quan trọng hàng đầu để giảm thiểu RRTD trong hoạt động kinhdoanh của NH.
1.2.XẾP HẠNG TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.2.1 Khái niệm xếp hạng tín dụng
“CREDIT RATING” là một thuật ngữ tiếng Anh, được dịch sang tiếng Việtvới hai nghĩa phổ biến là: XHTD và xếp hạng tín nhiệm Thực ra về bản chất haithuật ngữ này đều mang ý nghĩa giống nhau, được hiểu theo khía cạnh là một quátrình gồm hai công đoạn: phân tích và xếp hạng Tuy nhiên, chúng có những điểmkhông đồng nhất mà chúng ta cần phân biệt, cụ thể:
- XHTD được thực hiện bởi các NH (hoặc Trung tâm thông tin TD.) để
đánh giá khả năng trả nợ các khoản vay NH của DN, trong khi xếp hạng tín nhiệmđược thực hiện bởi các công ty xếp hạng tín nhiệm (CRA) riêng biệt.
- Xếp hạng tín nhiệm là phạm trù lớn hơn XHTD Mặc dù ý nghĩa đều có thể
tương tự là cách đánh giá khả năng trả nợ trong tương lai, nhưng chúng có đốitượng, chức năng, mục đích riêng Do XHTD được thực hiện bởi các NH (hoặcTrung tâm thông tin TD.) để đánh giá khách hàng của mình, do vậy kết quả xếphạng sẽ khó có thể ngang tầm với kết quả được thực hiện bởi CRA riêng biệt Đồngthời, thông tin XHTD không được công bố rộng rãi mà chỉ những đối tượng theoquy định và có đăng ký mua mới được biết kết quả xếp hạng đó Trong XHTD,người trả phí dịch vụ không phải là tổ chức được xếp hạng, mà là những người hỏi
Trang 21tin Do đó, một DN có thể dùng kết quả xếp hạng tín nhiệm để làm cơ sở cho việcvay vốn NH, nhưng tất nhiên không thể sử dụng kết quả XHTD để làm cơ sở choviệc phát hành chứng khoán.
Trong Luận văn này, đề cập tới XHTD và công tác XHTD các DNVV tại các
NHTM nên thống nhất tên gọi chung “credit rating” có nghĩa là “XHTD”.
XHTD doanh nghiệp là một hoạt động phổ biến và rất quan trọng trong cáctổ chức tín dụng các nước phát triển từ những năm 1960 Đến nay, đã có rất nhiềukhái niệm xoay quanh vấn đề XHTD:
XHTD là việc đưa ra nhận định về mức độ tín nhiệm đối với trách nhiệm tàichính, hoặc đánh giá mức độ RRTD phụ thuộc vào năng lực đáp ứng các cam kết tàichính, khả năng dễ bị vỡ nợ khi các điều kiện kinh doanh thay đổi, ý thức và thiện ý
trả nợ của người vay Hoặc có thể nói, XHTD là việc đánh giá khả năng chi trảđúng hạn của khách hàng đối với một nghĩa vụ nợ trong hiện tại và tương lai Haytheo Citibank thì: “Xếp hạng RRTD là đánh giá hiện thời về chất lượng tín dụng
được xem xét trong hoàn cảnh hướng về tương lai, phản ánh sự sẵn sàng và khảnăng người đi vay có thể thanh toán gốc và lãi khoản vay đúng hạn”.
Không có một khái niệm thống nhất cho hoạt động này nhưng có thể hiểuchung XHTD DN là việc NHTM đánh giá năng lực tài chính, tình hình hoạt độnghiện tại và triển vọng phát triển trong tương lai của khách hàng được xếp hạng, quađó xác định rủi ro không trả được nợ và khả năng trả nợ trong tương lai ViệcXHTD DNVV là một quá trình, nó được bắt đầu từ khi xác định mục đích nghiêncứu đến việc thu thập, xử lý thông tin trong quá trình quản lý và đánh giá chất lượngthông tin thông qua quá trình sử dụng.
Cơ sở của việc XHTD là các thông tin thu thập được Với những phương
pháp phân tích và các chỉ tiêu phân tích phù hợp, ngân hàng sẽ làm rõ thực chấthoạt động sản xuất kinh doanh cả về nguồn lực, tiềm năng lợi thế kinh doanhcũng như những rủi ro tiềm ẩn về khả năng trả nợ của doanh nghiệp để cácNHTM kịp thời đưa ra các quyết sách tín dụng phù hợp nhằm ngăn ngừa, hạnchế rủi ro phát sinh.
Trang 221.2.2 Căn cứ xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàngthương mại
1.2.2.1 Chủ thể và đối tượng trong xếp hạng tín dụng
- Chủ thể XHTD:
Hiện nay trên thế giới và các nước trong khu vực thường có ba loại chủ thểchính có thể thực hiện đánh giá, xếp hạng DN là: Các công ty xếp hạng tín nhiệm(CRA), các NHTM và các Trung tâm thông tin TD tư nhân, Trung tâm thông tin tíndụng của NHNN (ví dụ CIC của Việt Nam).
Để thực hiện quản trị RRTD, Hiệp ước Basel II cũng cho phép các NH lựa
chọn giữa “phương pháp dựa trên đánh giá tiêu chuẩn ” và “phương pháp dựa trênđánh giá nội bộ ” tức là có thể sử dụng luôn kết quả xếp hạng tín nhiệm của các
CRA hoặc tự tiến hành công tác XHTD Đến nay, do yêu cầu cần phải quản lýkhách hàng của mình phục vụ cho công tác quản trị RRTD, mà trong nước lại chưahình thành các CRA, hoạt động của CIC thì còn nhiều bất cập nên các NHTM ViệtNam phải tự tổ chức XHTD đối với các khách hàng của mình, đây chính là nòng cốtcủa quản trị RRTD.
Tuỳ theo mỗi chủ thể đánh giá khác nhau thì chi tiết việc xếp hạng cókhác nhau (tuy không nhiều) để phù hợp với từng mục đích và kết quả sử dụng,nhưng do tính chất, mục đích của đề tài, nên Luận văn sẽ chỉ chú trọng đề cậpđến chủ thể XH là các NHTM.
- Đối tượng XHTD:
Hệ thống XHTD tiếp cận đến tất cả các yếu tố có liên quan đến RRTD NHsử dụng kết quả XHTD để đưa ra ý kiến dựa trên các nhân tố rủi ro, từ đó có chínhsách TD và giới hạn cho vay phù hợp Kết quả XHTD là cơ sở để đưa ra một quyếtđịnh TD dựa theo dự kiến đánh giá RRTD có liên quan đến khách hàng là người đivay và tất cả các khoản vay của khách hàng đó.
+ Xếp hạng người đi vay: dữ liệu để xếp hạng người đi vay được phân theo
ba nhóm: Nhóm dữ liệu tài chính của khách hàng, nhóm dữ liệu định tính phi tàichính liên quan đến trình độ quản lý, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Trang 23mới, các dữ liệu về khả năng tăng trưởng của ngành và nhóm dữ liệu mang tínhcảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả được nợ Cácnhóm dữ liệu này được đưa vào một mô hình định sẵn để xử lý, từ đó phòng tránhrủi ro không trả được nợ của khách hàng.
+ Xếp hạng khoản vay dựa trên cơ sở xếp hạng người vay và các yếu tố
bao gồm tài sản đảm bảo, thời hạn cho vay, tổng mức dư nợ tại các TCTD,năng lực tài chính.
Rủi ro của khoản vay được đo lường bằng xác suất rủi ro dự kiến EL(expected loss)
Công thức: EL= PD x EAD x LGD
Trong đó: - PD (Probability of Default) là xác suất khách hàng không trảđược nợ Cơ sở của xác suất này là các số liệu về các khoản nợ trong quá khứ củakhách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thuhồi được.
- EAD (exposure at default) là tổng dư nợ của khách hàng tại thờiđiểm khách hàng không trả được nợ.
- LGD (loss given default) là tỷ trọng tổn thất ước tính.
1.2.2.2 Nguồn thông tin sử dụng cho việc xếp hạng tín dụng
Nguồn thông tin sử dụng trong công tác XHTD bao gồm các thông tin tàichính và phi tài chính của DN được thu thập từ nhiều nguồn:
- Thông tin do khách hàng cung cấp:
Bao gồm thông tin từ hồ sơ khách hàng gửi cho NH và thông tin từ điều traphỏng vấn trực tiếp khách hàng.
+ Thông tin từ hồ sơ doanh nghiệp:
Thứ nhất, hồ sơ pháp lý, nhằm cung cấp các thông tin mang tính pháp lýnhư: địa chỉ, số điện thoại, số đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập DN, loại
hình DN, ngành nghề kinh doanh, thông tin tranh chấp tại toà án Đây là thông tincăn bản về DN giúp NH định hướng quản lý khách hàng và ràng buộc trách nhiệmcủa khách hàng trước pháp luật trong trường hợp có tranh chấp xảy ra.
Trang 24Thứ hai, hồ sơ về tình hình tài chính gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết
quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính Thôngtin từ các báo cáo tài chính này giúp NH có thể đánh giá được khả năng tài chínhcủa DN.
Thứ ba, hồ sơ về phương án, dự án, chiến lược kinh doanh của DN giúp NH
đánh giá được tính khả thi, tính hiệu quả của dự án Thông tin này rất quan trọng, nóảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hồi nợ của NH.
Thứ tư, hồ sơ về tài sản đảm bảo: cung cấp cho NH những thông tin về tính
pháp lý, tính thương mại của tài sản giúp ngân hàng đánh giá thẩm định được vềgiá
trị của tài sản đó.
+ Thông tin từ điều tra phỏng vấn trực tiếp khách hàng: Thông tin này giúpNH xác minh tính trung thực, hạn chế được rủi ro đạo đức của khách hàng và xácđịnh được xem khách hàng có thiện chí trả nợ NH hay không.
- Thông tin lưu trữ tại ngân hàng:
Đây là thông tin ngân hàng theo dõi về khách hàng trong quá trình cấp tíndụng cho khách hàng Nguồn thông tin này là tuyệt đối tin cậy, tuy nhiên còn phụthuộc nhiều vào khả năng thu thập, xử lý và lưu trữ của mỗi ngân hàng.
- Thông tin thu thập từ các bên thứ ba:
Đó là thông tin khai thác từ các bên có mối quan hệ với bản thân DN như:bạn hàng, các nhà cung cấp hoặc thông tin thu thập được từ các phương tiệnthông tin đại chúng, các tạp chí chuyên ngành, hoặc từ cơ quan quản lý nhà nướcnhư cơ quan thuế, các trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm, hoặc mua thông tin từcác công ty XHTD.
1.2.2.3 Yêu cầu của việc xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp vay vốn tại ngânhàng thương mại
- Tính đầy đủ: Thông tin đầu vào phải đảm bảo kịp thời, trung thực, tin cậy.
Tính đầy đủ của thông tin được hiểu theo nghĩa là thông tin phải xác thực, có nguồncung cấp rõ ràng, đáng tin cậy và thường xuyên phải được cập nhật Tính đầy đủ
Trang 25còn thể hiện phải tính toán tất cả các chỉ tiêu cần thiết thì mới đánh giá đúng đốitượng cần nghiên cứu.
- Tính chính xác: Phương pháp XHTD và các chỉ tiêu phân tích phải
khoa học, đã được áp dụng rộng rãi, được thừa nhận trong khu vực, quốc tế,phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam, phù hợp với khả năng trình độvà có tính khả thi cao.
- Tính khách quan: Kết quả XHTD phải đảm bảo tính khách quan, trung
thực, không thiên vị, không vụ lợi, không bóp méo sự thật Kết quả chỉ được đưađến đúng người sử dụng theo quy định, đúng mục đích.
1.2.3 Phương pháp xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng các doanh nghiệpvay vốn
1.2.3.1 Các phương pháp xếp hạng tín dụng
Có một số phương pháp thường dùng trong XHTD DNVV được áp dụng phổbiến như phương pháp chuyên gia, phương pháp đánh giá xếp hạng, cho điểm phântích Tuy nhiên, thông thường có 3 cách tiếp cận xếp hạng phổ biến: Phân tínhđịnh tính, phân tích định lượng và phương pháp kết hợp.
- Phương pháp định lượng:
Chủ yếu dựa vào các số liệu thống kê và thông qua các công thức toán họcđược thiết lập để tổng hợp, đánh giá các chỉ tiêu Có rất nhiều phương pháp được sửdụng như mô hình kinh tế lượng, phương pháp bình quân giản đơn, phương phápbình quân gia quyền
- Phương pháp định tính:
Các mô hình định tính thường rất khó xác định, nguồn gốc của nó khó thấyvà phần lớn mang tính chủ quan Thường phương pháp này dựa vào việc lấy ý kiếnchuyên gia, có chuyên môn sâu trong lĩnh vực xếp hạng, đồng thời có kiến thức liênngành rất tổng hợp Nội dung chủ yếu như sau:
+ Phương pháp lấy ý kiến: Việc thực hiện trải qua các bước như sau:
(1) Thu thập ý kiến của ban quản lý điều hành, lấy ý kiến các đối tác đang cómối quan hệ kinh doanh với tổ chức được xếp hạng, và các nguồn khác.
Trang 26(2) Lấy ý kiến của các chuyên gia về xu hướng tác động của các nhân tố.(3) Tổng hợp đưa ra kết quả:
+ Phương pháp Delphi (Phương pháp chuyên gia): là phương pháp bao gồm
một quá trình thực hiện nhằm đảm bảo tính nhất trí trong xếp hạng Có 3 nhómchuyên gia trong quá trình xếp hạng là chuyên gia phân tích, chuyên gia trong từnglĩnh vực, chuyên gia kết luận Với các bước thực hiện:
(1) Xây dựng các câu hỏi điều tra lần đầu tiên cho các chuyên gia.(2) Phân tích các câu trả lời, tổng hợp thành bảng trả lời.
(3) Soạn thảo các câu hỏi lần thứ hai cho các chuyên gia.(4) Thu thập, phân tích lần hai
Các bước trên dừng lại khi kết quả dự báo thoả mãn những yêu cầu đặt ra.Phương pháp này đòi hỏi trình độ tổng hợp rất cao của các nhà phân tích, vừa tổnghợp vừa phát triển các ý kiến đa dạng của các chuyên gia.
- Phương pháp kết hợp:
Dùng trọng số giản đơn để kết hợp những đánh giá định tính của các chuyêngia với định lượng hoá một số chỉ tiêu:
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Cho trọng số từng nhân tố tuỳ theo mức độ quan trọng của nó, hoặc có thểkhông có trọng số nếu như số điểm quy định đã bao hàm cả trọng số rồi.
+ Cho điểm từng nhân tố theo tính chất tác động của nó đến quá trình hoạtđộng của DN, có so sánh với chỉ tiêu của các nhóm DN so sánh.
+ Tính tổng điểm cho từng chỉ tiêu sau khi nhân số điểm với trọng số theonăm Tài chính và trọng số theo yếu tố.
+ Xếp hạng dựa vào công thức tính điểm cho từng chỉ tiêu.
1.2.3.2 Quy trình xếp hạng tín dụng
Quy trình XHTD là quá trình thu thập và xử lý thông tin một cách khoa học,khách quan nhằm đưa ra kết quả chính xác nhất Quy trình và các nội dung của quytrình XHTD ở các NHTM khác nhau thì thường không giống nhau, nhưng chúng
Trang 27đều có những điểm chung nhất, có tính phổ cập và có thể xem như thông lệ quốc tế(theo cách nhìn nhận của NH thế giới) Có 5 bước tiến hành XHTD DNVV như sau:
Sơ đồ 1.1: Các bước tiến hành XHTD DNVV
Bước 1: Thu thập thông tin.
Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình XHTD DN Chất lượng và kếtquả xếp hạng phụ thuộc nhiều vào tính đầy đủ, kịp thời, tin cậy của nguồn thông tinđầu vào Thông tin thu thập bao gồm các thông tin tài chính và phi tài chính củaDN, cụ thể như sau:
- Thông tin tài chính của DN từ: Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinhdoanh, Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ, tình hình quan hệ TD của khách hàng
- Thông tin phi tài chính bao gồm: thông tin pháp lý (địa chỉ, số điện thoại,số đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập DN, ngày cấp, nơi cấp, loại hình DN,ngành nghề kinh doanh, thông tin tranh chấp tại tòa án ); trụ sở làm việc (đi thuêhay sở hữu, diện tích, địa thế ), thông tin về ban lãnh đạo (họ tên, tuổi, năm kinhnghiệm, trình độ ), trình độ công nghệ; sản phẩm; CN và công ty con (nếu có);thông tin sở hữu DN; lao động (số lượng, trình độ ) Nguồn thu thập thông tin chủyếu là từ chính các DN; từ các cơ quan thông tin TD công và tư; từ cơ quan đăng kýDN (Bộ và các sở kế hoạch đầu tư), Trung tâm đăng ký tài sản đảm bảo, Tổng Cục
Trang 28thống kê, Bộ Tài chính, cơ quan thuế, Tòa án và từ các nguồn thông tin khác nhưbáo chí, internet
Bước 2: Xác định ngành kinh tế và quy mô của DN
Một là, xác định ngành kinh tế của DN
Đặc trưng của mỗi ngành nghề khác nhau về chu kỳ kinh doanh, về triển vọngtăng trưởng, về mức vốn đầu tư, cơ cấu chi phí, khả năng cạnh tranh, sản phẩm thaythế Do đó, việc xây dựng một hệ thống phân loại ngành kinh tế có ý nghĩa rất quantrọng Hệ thống phân loại ngành kinh tế đó phải phù hợp với trình độ phát triển nềnkinh tế và môi trường pháp lý của từng quốc gia, tuy nhiên cũng phải gần sát vớithông lệ chuẩn quốc tế Các NHTM có thể căn cứ theo cách phân loại của Chính phủhoặc tự đưa ra một cách phân loại riêng cho phù hợp với hoàn cảnh và đặc điểm, điềukiện của mình.
Hai là, xác định quy mô của doanh nghiệp
Quy mô của DN cũng là một yếu tố cần được xét, bởi DN sẽ khó có thể tiếnhành đa dạng hoá hoạt động để giảm rủi ro kinh doanh và nâng cao ưu thế cạnhtranh khi quy mô của nó quá nhỏ, bởi chúng không có những ưu thế về quy mô sảnxuất, tiềm năng nhân sự và tiềm lực về mặt tài chính Những DN có quy mô nhỏthường chỉ thiên về kinh doanh một loại sản phẩm nên vị thế sẽ có thể bị đánh giáthấp hơn Việc xác định quy mô thông thường căn cứ vào các chỉ tiêu như quy môvốn kinh doanh, doanh thu, tổng số lao động, nộp thuế
Bước 3: Phân tích các chỉ tiêu và cho điểm
Để thực hiện được bước này cần thiết phải thực hiện các công việc sau:
(1) Phân tích các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.(2) Xây dựng Bảng tính điểm theo nguyên tắc:
- Xây dựng điểm cho từng chỉ tiêu.
- Chỉ tiêu quan trọng sẽ có số điểm cao hơn, việc phân bổ điểm cho các chỉtiêu phải hợp lý, khoa học và công phu, phù hợp với từng ngành kinh tế và quy môhoạt động của DN.
Trang 29Xây dựng bảng tính điểm là khâu then chốt quyết định đến chất lượngXHTD, nó thể hiện năng lực trình độ, kinh nghiệm của NH trong hoạt động TD.
(3) Đối chiếu với bảng tính điểm để tính điểm cho các chỉ tiêu
Khi đã có bảng tính điểm chuẩn cho từng ngành kinh tế, theo từng quy môthì NHTM tiến hành đối chiếu các chỉ tiêu đã phân tích với bảng tính điểm chuẩnxác định của DN đó để xác định điểm (điểm ban đầu) cho từng chỉ tiêu.
Thêm vào đó, nếu chỉ tiêu có trọng số thì phải nhân điểm ban đầu của chỉtiêu với trọng số để được điểm cuối cùng của chỉ tiêu Tổng cộng điểm của tất cảcác chỉ tiêu đã phân tích sẽ là điểm cuối cùng để so sánh với bảng xếp hạng DN.
Bước 4: Đưa ra kết quả phân tích, XHTD doanh nghiệp
Trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu phi tài chính, chỉ tiêu tài chính và mức độảnh hưởng tới DN, người thực hiện có thể đưa ra kết quả phân tích từng chỉ tiêu,tính tổng hợp số điểm của các chỉ tiêu Đối chiếu kết quả với bảng xếp hạng gồmcác ký hiệu, người thực hiện đưa ra kết quả XH DNVV đó cùng với nhận xét vàkhuyến nghị Đây là kết quả của cả quá trình XHTD DNVV, vì vậy đòi hỏi ngườithực hiện phải rất thận trọng, phải dùng thêm phương pháp chuyên gia để xem xétkết quả đã thực hiện, nếu thấy kết quả chưa thoả đáng thì phải kiểm tra lại việc phântích các chỉ tiêu ở các công đoạn trước.
Bước 5: Phê chuẩn và sử dụng kết quả XHTD
Kết quả XHTD DN thường không công bố rộng rãi vì nhiều lý do, NHTM sẽcăn cứ vào kết quả đó để đưa ra các quyết định hợp lý về lãi suất, hạn mức tín dụng,các quyết định cho vay, không cho vay, hay thu hồi nợ Việc sử dụng kết quả XHcó ảnh hưởng đến lợi ích của DNVV nên NHTM phải có chiến lược kịp thời đốiphó với những phản ứng không thuận chiều từ phía các DN đó.
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
1.2.4.1 Nhân tố từ phía doanh nghiệp
- Nguồn thông tin DN cung cấp: Đây là nguồn thông tin cơ sở đầu vào cho quá
trình phân tích XHTD DN Nguồn thông tin này phải đảm bảo đáng tin cậy, chínhxác cao và chúng nằm ở hồ sơ, các báo cáo tài chính mà DN cung cấp cho NH.
Trang 30- Đặc điểm của DN: Việc phân tích XHTD được đặt trong bối cảnh ngành,mỗi một ngành nghề có những đặc điểm khác nhau về chu kỳ kinh doanh, đặc điểmhoạt động, khả năng sinh lời Mặt khác quy mô của DN cũng là một yếu tố ảnhhưởng, bởi DN có điều kiện quy mô khác nhau thì lại có khả năng cạnh tranh, khảnăng phát triển khác nhau.
1.2.4.2 Nhân tố từ phía ngân hàng
- Quy trình XHTD: Đây là nhân tố quan trọng trong quá trình XHTD Quytrình phân tích, XHTD phải đảm bảo hợp lý, đúng đắn từng khâu, từng bước Chỉ khixây dựng được một quy trình XHTD hợp lý thì mới đảm bảo kết quả phân tích chínhxác, khách quan và trung thực.
- Hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá: Việc lựa chọn các chỉ tiêu phân tích,đánh giá cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác XHTD Các chỉ tiêuthường bao gồm hai nhóm: chỉ tiêu tài chính và phi tài chính Các chỉ tiêu này phảiđược lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện môi trường kinh tế, loại hình doanhnghiệp, quy mô doanh nghiệp để đảm bảo kết quả phân tích đánh giá phản ánh đúngthực chất hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
- Trình độ cán bộ: Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tham gia vào cácbước XHTD từ thu thập thông tin, thẩm định thông tin đến việc đánh giá, chođiểm Nếu cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn vững, nghiên cứu tìm hiểuthông tin DN kỹ càng, có kinh nghiệm trong phân tích, nhận định thì kết quảxếp hạng sẽ đáng tin cậy.
- Công nghệ và trang thiết bị ngân hàng: Công nghệ sử dụng tiên tiến, hiệnđại rõ ràng quyết định đến chất lượng công tác XHTD Trước hết công nghệ sẽ giúpcho việc quản lý lưu trữ thông tin một cách hệ thống và khoa học, tiếp đó việc sửdụng các phần mềm chấm điểm tự động sẽ hạn chế những sai sót do lỗi chủ quancủa các CBTD và rút ngắn được thời gian chấm điểm do đó nâng cao chất lượngcông tác xếp hạng.
1.2.4.3 Các nhân tố khác
Trang 31- Chính sách công khai thông tin: Đây là nhân tố ảnh hưởng đến thông tin màCBTD thu thập Thông thường khi tiến hành thu thập thông tin, CBTD gặp phải nhiềukhó khăn từ phía DN, họ không muốn tiết lộ thông tin về tình hình hoạt động sản xuấtkinh doanh của mình Vì thế mà các tài liệu họ cung cấp cho ngân hàng có thể khôngđầy đủ và thiếu chính xác Đây là nguyên nhân khiến cho công tác XHTD gặp nhiềukhó khăn.
- Quy định chính sách liên quan đến công tác kế toán, kiểm toán đối với DN:Công tác XHTD phụ thuộc khá nhiều vào các báo cáo tài chính của DN, vì vậy mànhững quy định chung về chế độ hạch toán kế toán, các chuẩn mực kế toán, cùngvới việc kiểm toán sẽ buộc DN phải tuân thủ và tăng độ tin cậy cho các thông tin tàichính mà DN cung cấp, giảm nhẹ gánh nặng thu thập, thẩm định thông tin tài chínhcủa khách hàng.
1.2.5 Sự cần thiết của hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn
Thứ nhất, xếp hạng tín dụng là căn cứ quan trọng để quản trị RRTD theotiêu chuẩn Bassel:
Để quản trị RRTD cần phải xây dựng môi trường tín dụng phù hợp với quytrình cấp tín dụng lành mạnh; hệ thống quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phùhợp; phải kiểm soát được RRTD XHTD nói chung và XHTD các DNVV nói riêngđề cập đến cả bốn lĩnh vực của quản trị RRTD Trước hết, bằng việc cung cấp cácthông tin và báo cáo chuẩn mực về RRTD ở cấp độ tổng thể như: danh mục đầu tưtín dụng toàn hàng, chi tiết tới từng vùng, khu vực địa lý, ngành hàng, lĩnh vực kinhtế, loại doanh nghiệp, loại hình tài sản bảo đảm, loại sản phẩm hoặc thậm chí tớitừng khoản tín dụng riêng lẻ; sau đó xem xét từng thời điểm hay kết quả hoạt độngcủa cả một thời kỳ dài Kết quả XHTD ở mức thấp thì rủi ro khi cho vay càng caovà ngược lại Vì vậy, để hạn chế RRTD, các NHTM thường lựa chọn những kháchhàng có kết quả xếp hạng ở mức nhất định.
Thứ hai, XHTD nội bộ là cơ sở để xây dựng chính sách TD và chính sáchkhách hàng: Dựa trên cơ sở kết quả xếp hạng, NH sẽ phân loại khách hàng và
đưa ra những chính sách phù hợp về hạn mức cấp TD, thời hạn cho vay, lãi suất,
Trang 32đồng thời cũng áp dụng các kỹ thuật cho vay thích hợp cho từng đối tượng kháchhàng Đối với DN có độ tín nhiệm cao, XHTD tốt, NH sẽ áp dụng chính sách TDưu đãi: vay với lãi suất thấp, số lượng cho vay nhiều hơn, điều kiện cho vayđược nới lỏng, có thể áp dụng kỹ thuật cho vay tín chấp Ngược lại, đối vớinhững DN có kết quả XHTD thấp đồng nghĩa với việc cấp khoản tín dụng nàyhàm chứa nhiều rủi ro Vì vậy, ngân hàng sẽ phải đưa ra các chính sách cho vayvà biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn để hạn chế RRTD xảy ra.
Thứ ba, XHTD hỗ trợ NH làm cơ sở cho việc cấp TD và quản trị RRTD: XHTD
nội bộ là đánh giá khả năng tin cậy của khách hàng Do đó nó có vai trò quan trọngtrong việc phân tích, đánh giá khách hàng trước và cả sau khi cấp TD Công tác XHTDnội bộ được tiến hành liên tục, định kỳ sẽ hỗ trợ đắc lực cho quá trình cấp TD, giám sátvà thu hồi nợ của khách hàng Điều này sẽ giúp ích cho việc đảm bảo tuân thủ chặt chẽquy trình tín dụng và thông qua đó sẽ giới hạn và giảm thiểu được RRTD.
- Đánh giá và XHTD doanh nghiệp trước khi cấp tín dụng: Khi DN đề nghịvay vốn, NH sẽ dựa trên nguồn thông tin thu thập được về DN thông qua hồ sơ, quađiều tra phỏng vấn trực tiếp DN, hoặc qua các bên thứ ba có mối quan hệ với DN để thực hiện phân tích các yếu tố định lượng và định tính nhằm đo lường khả năngtrả nợ và thiện ý trả nợ của DN Số liệu phân tích này là nguồn dữ liệu cơ sở choXHTD các DN và kết quả XHTD là một trong những căn cứ quan trọng để ngânhàng đưa ra quyết định cấp tín dụng hay không cho DN đó Đồng thời dựa vào mứcxếp hạng NH cũng sẽ đưa ra các chính sách TD thích hợp về hạn mức cấp TD, điềukiện cấp TD, từ đó sẽ giới hạn và giảm thiểu được RRTD có thể xảy ra.
- Sau khi giải ngân cho khách hàng, NH thường xuyên tiến hành phân tíchkhả năng trả nợ gốc và lãi của khách hàng, dựa trên nguồn thông tin thu thập đượcvề khách hàng từ lúc giải ngân đến thời điểm tái xếp hạng, nhằm đánh giá việc thựchiện những cam kết của DN trong hợp đồng TD Từ đó so sánh, đánh giá sự thayđổi RRTD so với ban đầu Qua đó có thể điều chỉnh mức xếp hạng của DN, đồngthời là cơ sở để đưa ra giải pháp xử lý cho các khoản nợ có vấn đề, nhằm giảm thiểunguy cơ gây ra RRTD Nếu những dấu hiệu của RRTD thay đổi theo chiều hướng
Trang 33tăng thì NH yêu cầu DN đi vay phải tăng tài sản thế chấp hoặc yêu cầu bảo lãnhhoặc cùng DN tìm ra những biện pháp giải quyết khó khăn để tăng khả năng trả nợ.
- XHTD cho các DN khi không hoàn trả nợ đúng hạn: Việc XHTD cho cácDN không hoàn trả nợ đúng hạn này là cở sở để xác định mức tổn thất TD và đưa racác biện pháp nhằm giảm thiểu tổn thất cho NH.
Thứ tư, XHTD DNVV cung cấp chuỗi dữ liệu, thông tin có hệ thống về quá khứvà hiện tại của các DN Việc XHTD DNVV sẽ tạo cơ sở cho việc đưa ra các quyết
định chính xác, kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả cho các nhà quản trị ngân hàng.Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì sự nhanhchóng, kịp thời, hiệu quả trong các hoạt động của NH là vô cùng quan trọng Cáckhoản TD vừa phải được quyết định nhanh, vừa chứa rủi ro thấp, mà lại phải đemlại hiệu quả tối ưu, nếu không sẽ mất đi các cơ hội tăng thu nhập và mất đi cáckhách hàng tiềm năng Muốn có các quyết định đúng đắn đó thì NH phải dự đoántương đối chính xác về khả năng và thiện ý trả nợ của DN Chính vì vậy mà một hệthống thông tin dữ liệu đầy đủ về DN trong cả quá khứ lẫn hiện tại, kết quả XHTDqua một chuỗi thời gian và việc dánh giá các dấu hiệu rủi ro diễn ra trong cả mộtquá trình sẽ đáp ứng được nhu cầu trên.
Thứ năm, XHTD DNVV giúp ngân hàng thiết lập được chính sách phân loạinợ và trích dự phòng rủi ro theo phương pháp định tính đúng quy định pháp luật vàthông lệ quốc tế.
Tóm lại, việc xây dựng hệ thống XHTD nội bộ là rất cần thiết cho các
NHTM, nó giúp NHTM quản trị RRTD bằng phương pháp tiên tiến, giúp kiểm soátmức độ tín nhiệm khách hàng, thiết lập mức lãi suất cho vay phù hợp với dự báokhả năng rủi ro của từng nhóm khách hàng NHTM có thể đánh giá hiệu quả danhmục cho vay thông qua giám sát sự thay đổi dư nợ và phân loại nợ trong từng nhómkhách hàng đac được xếp hạng, qua đó điều chỉnh danh mục theo hướng ưu tiênnguồn lực vào nhóm khách hàng an toàn.
Trang 341.3.KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG VÀ MỘT SỐBÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
1.3.1 Kinh nghiệm hoạt động xếp hạng tín dụng của các tổ chức trên thế giớivà tại Việt Nam
1.3.1.1 Kinh nghiệm xếp hạng tín dụng của các tổ chức trên thế giới- Hệ thống XHTD của Moody’s
Moody’s Investors Service (Moody’s) là một trong những tổ chức có uy tínvà lâu đời nhất tại Mỹ và cũng là tổ chức tiên phong trong lĩnh vực xếp hạng tínnhiệm trên thế giới Ngày nay tổ chức tín nhiệm này hoạt động trên các thị trườngtài chính lớn và cả những thị trường mới nổi trên toàn cầu Kết quả xếp hạng tínnhiệm của tổ chức này được đánh giá rất cao.
Để XHTN DN, Moody’s sẽ đánh giá dựa trên các yếu tố sau:
+ Xu hướng phát triển của ngành và quốc gia Trong đó sẽ phân tích trên cácnội dung như tính chất có thể tổn thương của ngành do chu kỳ kinh tế, cạnh tranhtrong nước và quốc tế, khuynh hướng pháp luật, hàng rào thương mại, tính dễ bị tổnthương do thay đổi công nghệ, tỷ giá hối đoái, các nhân tố chi phí
+ Chất lượng quản lý và quan điểm về rủi ro Các nội dung được phân tíchgồm: Định hướng chiến lược, triết lý tài trợ, sự bảo thủ, vấn đề lập báo cáo, quan hệcông ty mẹ và công ty con, tính liên tục của kế hoạch, hệ thống kiểm soát.
+ Hoạt động kinh doanh và vị thế cạnh tranh Trong đó, sẽ tập trung vào việcđánh giá vị thế của công ty liên quan đến nhóm so sánh trong cùng ngành trên cácnội dung: Đánh giá về thị phần thị trường, đa dạng hoá trong hoạt động kinh doanhvà thu nhập, cơ cấu chi phí, chính sách kinh tế của nước chủ nhà.
+ Vị thế tài chính và nguồn Thanh toán Bao gồm việc giải thích một cách cẩnthận các báo cáo tài chính trong 5 năm qua hoặc lâu hơn Cụ thể sẽ đánh giá các vấnđề: Sự linh hoạt về tài chính, tầm quan trọng của tính thanh khoản, dự trữ thanh toán.
+ Cơ cấu công ty: tầm quan trọng của công ty con với công ty mẹ, điều kiệntài chính, môi trường pháp lý, các bên liên doanh và các thoả thuận liên kết.
+ Bảo lãnh và thoả thuận bảo trợ của công ty mẹ
Trang 35+ Rủi ro sự kiện đặc biệt.
Theo đó, sẽ có hơn 100 chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng trả nợ củatổ chức phát hành này nhằm đưa kết quả XHTN cuối cùng.
Tóm lại phương pháp XH tín nhiệm của Moody’s tập trung vào bốn lĩnh vực
chính là đánh giá môi trường ngành, đánh giá tình hình tài chính, đánh giá hoạtđộng sản xuất kinh doanh, đánh giá khả năng quản trị doanh nghiệp chú trọng vàoquản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ.
- Hệ thống xếp hạng của Standard & Poor’s (S & P)
Standard & Poor’s là một bộ phận của tập đoàn McGraw-Hill, tập đoànchuyên xuất bản, nghiên cứu và phân tích tài chính, chứng khoán S & P được biếtđến với tư cách là một cơ quan đánh giá TD, chuyên cung cấp các XHTD về cácmón nợ của các tập đoàn Nhà nước và tư nhân Đây là một trong số các hãng xếphạng tín nhiệm đã được Ủy ban chứng khoán Mỹ SEC chứng nhận là một trongnhững tập đoàn đánh giá xếp hạng tín nhiệm được thừa nhận ở bậc quốc gia.
Định mức tín nhiệm là một tiêu chí để đánh giá mức độ rủi ro tại môi trườngđầu tư của một quốc gia hay vùng lãnh thổ và thường được các nhà đầu tư sử dụngđể quyết định trước khi rót vốn Hệ thống xếp hạng của S & P bao gồm các mứcđánh giá: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D Trong đó, các mức xếp hạng:BB, B, CCC, CC, C biểu thị nền kinh tế đang có tình trạng đầu cơ.
Hệ thống xếp hạng của S & P bao gồm các mức đánh giá từ: AAA đến D.Cấp độ tầm trung nằm ở khoảng giữa AA và CCC (ví dụ như BBB+, BBB vàBBB) Theo đó, các đánh giá xếp hạng tín nhiệm của S & P sẽ cho thấy mức độtăng trưởng, mức độ suy giảm hay trung tính của thị trường.
1.3.1.2 Kinh nghiệm trong nước
- Kinh nghiệm của CIC:
Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) là đơn vị sự nghiệp thuộc bộ máy củaNHNN, được thành lập theo Quyết định số 68/1999/QĐ-NHNN9 ngày 27/2/1999của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, trên cơ sở tổ chức lại CIC thuộc Vụ Tín dụng.
Trang 36CIC được tổ chức và hoạt động theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số162/1999/QĐ-NHNN9 ngày 8/5/1999 và Quyết định số 584/2002/QĐ-NHNN ngày10/6/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
CIC có chức năng thu nhận, phân tích, dự báo, khai thác và cung ứng dịch vụthông tin về tình hình quan hệ tín dụng của các DN và các thông tin khác có liênquan đến hoạt động của ngân hàng.
CIC sẽ tiến hành phân tích, XHTD DN với một số nội dung như:
Đối tượng phân tích, XHTD là các DN thuộc mọi thành phần kinh tế bao
gồm DN Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty có vốnđầu tư nước ngoài, công ty hợp danh và DN tư nhân.
Phương pháp phân tích: Chủ yếu dựa vào phương pháp chỉ số, phương pháp
so sánh và phương pháp chuyên gia.
Quy mô hoạt động DN: chia thành 3 loại: Quy mô lớn, vừa và nhỏ.Cho điểm đánh giá XHTD DN được phân theo 8 ngành kinh tế, đó là:
(8) Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Các chỉ tiêu được đưa vào phân tích, xếp hạng bao gồm
(i) Các chỉ tiêu tài chính: Dựa trên bảng tổng kết tài sản và bảng kết quả hoạtđộng kinh doanh tính đến thời điểm 31/12 hàng năm của doanh nghiệp.
(ii) Các chỉ tiêu phi tài chính: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp; loạihàng kinh doanh xuất, nhập khẩu; thị trường tiêu thụ; kinh nghiệm và trình độ quảnlý của người đứng đầu doanh nghiệp.
Kết quả XHTD DN: được thể hiện qua bảng kết quả.
Trang 37- Kinh nghiệm của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV):BIDV là một trong những ngân hàng thương mại đi tiên phong trong việcxây dựng hệ thống XHTD hoàn chỉnh áp dụng để phân loại nợ theo Điều 7 Quyếtđịnh số 493 /2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN.
Hệ thống XHTD nội bộ của BIDV sử dụng phương pháp chấm điểm cácnhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, kết hợp với phương pháp chuyên gia vàphương pháp thống kê phân loại, xếp hạng khách hàng.
Sơ đồ 1.2: Mô hình chấm điểm và xếp hạng của BIDV
Quy trình XHTD tại ngân hàng BIDV gồm có 6 bước:Bước 1: Xác định ngành kinh tế.
Bước 2: Xác định quy mô.
Bước 3: Xác định loại hình sở hữu.
Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính.Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính.Bước 6: Tổng hợp và XHTD.
Căn cứ vào điểm đạt được đã nhân trọng số, DN được XHTD theo 10 nhómgiảm dần từ AAA đến D, cụ thể như bảng sau:
Trang 38DN ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ Đang phảiđối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn có thể tác độnggiảm khả năng trả nợ
59-64 B Có nguy cơ mất khả năng trả nợ
Đang bị suy giảm khả năng trả nợ Trong trườnghợp các yếu tố bất lợi xảy ra thì nhiều nguy cơ DNsẽ không trả được nợ
44-52 CC Đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ
Đang thực hiện các thủ tục phá sản hoặc các độngthái tương tự nhưng việc trả nợ vẫn được duy trì<35 D Mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra
Bảng 1.1: Đánh giá xếp hạng khách hàng
(Nguồn: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam)
1.3.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Thứ nhất, kết quả xếp hạng chỉ có giá trị trong một thời gian nhất định vàXHTD DNVVphải gắn liền với một khoản vay của DN đó Điều này nhắc nhở các
NHTM phải luôn theo sát các DN được xếp hạng để có thể có sự điều chỉnh và đưara kết quả chính xác Đồng thời phải đổi mới khung XHTD cho phù hợp với điềukiện biến động của ngành, của nền kinh tế từng thời kỳ.
Thứ hai, các chỉ tiêu thông tin để đưa vào phân tích phải bao gồm cả chỉ tiêutài chính và phi tài chính Việc xây dựng các chỉ tiêu tài chính phải đặt trong môi
trường ngành kinh tế, quy mô của của DN, điều này sẽ giúp các NHTM có những
Trang 39đánh giá chính xác và xác thực về DN Vì vậy, cần phải xây dựng khung XHTD đốivới từng ngành nghề lĩnh vực kinh doanh cụ thể Đối với các chỉ tiêu phi tài chínhphải chi tiết hoá các hạng mục nhỏ trong các chỉ tiêu, đặc biệt cần phải đổi mới cácchỉ tiêu phù hợp trong điều kiện hệ thống chính sách pháp luật, kinh tế Việt Nam cónhiều biến động như hiện nay.
Thứ ba, sử dụng cả ba phương pháp trong XHTD: phương pháp so sánh,
phương pháp chỉ số, phương pháp chuyên gia.
Thứ tư, cần chuẩn hoá bảng XHTD DN theo quy ước phổ biến trên thế giới:
hệ thống các ký hiệu bằng 4 chữ cái A, B, C, D và được sắp xếp thứ tự từ cao xuốngthấp tuỳ theo mức độ rủi ro được đánh giá.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 của Luận văn đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt
động tín dụng ngân hàng và công tác XHTD Luận văn cũng đưa ra những nghiêncứu
về quy trình XHTD phổ biến ở các ngân hàng thương mại và những kinh nghiệmtrong
Trang 40CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG CÁC DOANHNGHIỆP VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG
2.1.KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆNHOẠTĐỘNG KINH DOANHCỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM-
CHI NHÁNH THĂNG LONG
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phầnCông thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Thăng Long là một tronghơn
150 CN và 1.000 phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm trực thuộc NH CTVN, được thànhlập
nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng cũng như phục vụ tốt hơn nữanhu
cầu của khách hàng, nâng cao vị thế, thương hiệu Vietinbank trong ngành Ngân
riêng và trong nền kinh tế VN và trên đấu trường quốc tế nói chung.
Xuất phát điểm ban đầu của NH CTVN - CN Thăng Long hay CN Nguyễn Trãilà
CN cấp II trực thuộc NH CTVN - CN Hà Tây Ngày 09/6/2006, Chủ tịch HĐQT NHTMCP CTVN đã ban hành Quyết định số 149/QĐ-HĐQT-NHCT1, trong đó, quy địnhvề việc chuyển đổi NH CTVN - CN Nguyễn Trãi từ CN cấp II trực thuộc NH CTVN -CN Hà Tây thành CN cấp I trực thuộc NH CTVN Ngày 01/7/2006, tên giao dịch NHCTVN - CN Nguyễn Trãi với trụ sở giao dịch tại số 39 đường Trần Phú, quận HàĐông,
TP.Hà Nội chính thức bắt đầu hoạt động Đây chính là mốc lịch sử quan trọng, đánhdấu