NHNN là cơ quan chủ quản, trực tiếp hướng dẫn hoạt động cũng như kiểm soát đối với các NHTM. Do vậy, các chính sách, định hướng của NHNN đều ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của NH. Để nâng cao chất lượng công tác XHTD DNVV tại NH CTVN nói riêng và các NHTM nói chung, Luận văn xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
3.3.2.1. Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành, giám sát và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn và định hướng hoạt động cho các tổ chức tín dụng
- Nâng cao vai trò định hướng trong quản lý cho các NHTM thông qua việc thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin, đưa ra các nhận định, dự báo khách quan, mang tính khoa học nhằm định hướng phát triển hoạt động TD của các NHTM. Ban hành các văn bản quy định về hoạt động XHTD, xác định hoạt động này là điều kiện bắt buộc và cần thiết phải hoàn thiện đối với mỗi NHTM để từ đó quản lý hoạt động của các NH, vừa đảm bảo phòng ngừa được RR vừa phát triển an toàn bền vững.
- NHNN cũng cần thực hiện thường xuyên công tác thanh tra giám sát dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm và tiêu cực trong hoạt động TD. Các chương trình thanh tra cần được xây dựng chi tiết khoa học, thông tin được thu thập cần phân tích kỹ lưỡng tránh mang tính hình thức, nội dung thanh tra nên được cải tiến sao cho vừa đảm bảo kiểm soát được NHTM, vừa thể hiện vai tò cảnh báo, ngăn chặn không gây ảnh hưởng đến hoạt động chung của các NHTM.
- Ngày 21/01/2013, NHNN đã ban hành Thông tư số 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc
sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ có hiệu lực và thay thế cho các quyết định đã được ban hành trước đó: Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD; Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN) kể từ ngày 01/6/2013. Trong đó quy định: “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để xếp hạng khách hàng theo định kỳ hoặc khi cần thiết, làm cơ sở cho việc xét duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, xây dựng chính sách dự phòng rủi ro phù hợp với phạm vi hoạt động và tình
hình thực tế của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” đã thể hiện sự quyết tâm mạnh mẽ của NHNN trong việc áp dụng hệ thống XHTD nội bộ trong
định một hệ thống XHTD nội bộ với hệ thống chỉ tiêu chuẩn để các NHTM thực hiện
là chưa có. Chính vì vậy, việc triển khai hệ thống XHTD ở các NHTM hiện nay chưa
thực sự đồng nhất, còn tùy thuộc vào nhận thức và mức độ chấp nhận rủi ro của từng nhân hàng, dẫn đến tình trạng, con số xếp hạng mà mỗi ngân hàng đưa ra cho một khách hàng là hoàn toàn có thể khác nhau.
3.3.2.2. Nâng cao chất lượng và vai trò cung cấp thông tin của Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước
Việc XHTD do Trung tâm thông tin TD (CIC) trong thời gian qua đã góp phần không nhỏ vào việc hạn chế rủi ro trên thị trường tài chính tiền tệ. CIC đã tiến hành phân tích và xếp hạng các DN hoạt động tại Việt Nam, làm cơ sở để các TCTD đánh giá tình hình tài chính, khả năng hoàn trả nợ vay, qua đó xác định mức độ tác động đến hoạt động của TCTD. Do vậy, việc hoàn thiện hoạt động của Trung tân thông tin tín dụng CIC là rất cần thiết. Muốn như vậy, nên thực hiện theo các nội dung sau:
- Từng bước hoàn thiện môi trường tổ chức hoạt động, cải tiến cơ chế làm việc. Một mặt cần sắp xếp Trung tâm này trở thành một Trung tâm độc lập, chuyên cung cấp những thông tin liên quan đến lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng. Mặt khác, Trung tâm cần phối hợp với các cơ quan, bộ, ngành của Chính phủ để thu thập đa dạng, phong phú hơn các thông tin về các ngành, lĩnh vực, DN khác nhau của nền kinh tế. Sớm đưa hoạt động XHTD và hoạt động thông tin TD tiếp cận hội nhập với môi trường quốc tế nhằm tiếp thu được nhiều hơn tri thức, kinh nghiệm và công nghệ của các nước phát triển phục vụ tốt hơn cho hoạt động NH Việt Nam.
- Xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động của Trung tâm, các văn bản hướng dẫn tổ chức và hoạt động nghiệp vụ, quy định cụ thể hơn về các nội dung như: nguồn cung cấp thông tin, nghĩa vụ cung cấp thông tin, các chỉ tiêu thu thập, người sử dụng thông tin và các tiêu thức phân tích, đánh giá thông tin...
- Bản thân CIC phải có một hệ thống dữ liệu và công nghệ thông tin phục vụ cho quá trình thống kê và phân tích một số lượng mẫu thống kê. Nó lưu trữ tất cả
các ngành nghề kinh tế, các thương hiệu, hoạt động, năng lực quản lý... của DN để các NHTM có cơ sở để tham khảo. Bên cạnh đó, cần chú trọng đổi mới và hiện đại hoá các trang thiết bị, thiết lập hệ thống sao cho việc thu thập cũng như cung cấp thông tin tín dụng được thông suốt, kịp thời.
- Hiện nay, các NH chưa có sự hợp tác tích cực với CIC chủ yếu do muốn giữ bí mật thông tin khách hàng của mình. Vì vậy, NHNN nên có biện pháp thích hợp, ban hành các quy định bắt buộc để các NHTM nhận thức được đúng đắn quyền lợi và nghĩa vụ trong việc hợp tác, báo cáo cung cấp thông tin một cách đầy đủ, thường xuyên cho Trung tâm CIC. NHNN nên kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các NH, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những ngân hàng vi phạm chế độ báo cáo thiếu, hoặc sai lệch.
- Thực hiện tuyển dụng và đào tạo các cán bộ làm công tác quản lý mạng CIC không chỉ am hiểu về công nghệ thông tin như khai thác thông tin qua mạng và các công cụ hỗ trợ khác, mà còn phải có khả năng thu thập thông tin, phân tích tổng hợp và đưa ra những nhận định, cảnh báo thích hợp, chứ không chỉ đơn thuần đưa ra các con số thống kê thuần túy cho các NHTM tham khảo.
3.3.2.3. Xây dựng các chỉ tiêu trung bình ngành phục vụ công tác xếp hạng tín dụng
Chỉ tiêu trung bình ngành là chỉ tiêu quan trọng, là căn cứ cho việc xây dựng điểm chuẩn của quy trình xếp hạng, ảnh hưởng đến kết quả công tác đánh giá khách hàng, XHTD DNVV của các CBTD. Vì vậy, kiến nghị NHNN trong thời gian tới cần thành lập các phòng, ban chuyên nghiên cứu, thống kê thông tin, phối hợp với các cơ quan, ban ngành khác để xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành thống nhất cho toàn bộ hệ thống NH, cũng như các thông tin thống kê về tình hình kinh doanh, cạnh tranh của từng ngành, từng lĩnh vực.
3.3.2.4. Hỗ trợ các ngân hàng thương mại về mặt nghiệp vụ
Tổ chức các khoá đào tạo nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ XHTD do các chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước đảm nhận giảng dạy. Qua đó, các cán bộ tham gia chấm điểm và XHTD có thể nâng cao nghiệp vụ của mình, nắm bắt được những thành tựu mới, hiện đại về công tác đánh giá XH DN từ các nước phát triển.
NHNN cũng cần có một quy trình cụ thể về việc đánh giá, XHTD DN dưới dạng một mẫu tiêu chuẩn chung để dần từng bước chuẩn hoá hoạt động XHTD theo đúng thông lệ quốc tế nhằm mục đích đảm bảo an toàn, ổn định trên toàn hệ thống.