Tiết lộ vô ý thì sẽ vi phạm hợp đồng bảo mật, tiết lộ cố ý thì vi phạm khi nhằm vào mục đích kinh doanh; ii sử dụng: hành vi của đối thủ cạnh tranh xâm phạm BMKD, sử dụng trái với mục đí
Trang 1CÂU HỎI VÀ TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN MÔN PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
A CÂU NHẬN ĐỊNH
Nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích tại sao?
Chương 1 Những vấn đề chung về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh
1. Bản chất của cạnh tranh là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp nhằm giành cùng một loại khách hàng.
2. Cạnh tranh là Luật Hiến pháp của nền kinh tế thị trường
3. Pháp luật cạnh tranh là linh hồn sống của nền kinh tế thị trường.
4. Pháp luật cạnh tranh chủ yếu để nhằm bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp
5. Doanh nghiệp thành lập ở nước ngoài không thuộc đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh
6. Các cơ quan hành chính nhà nước không thuộc đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh.
7. Các doanh nghiệp của Quân đội Nhân dân Việt Nam không nằm trong phạm
vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh năm 2018.
8. Luật cạnh tranh chỉ điều chỉnh đối với các doanh nghiệp và hiệp hội.
Chương 2 Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh
1. Khi xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không cần xem xét hậu quả, thiệt hại cụ thể.
2. Hành vi quảng cáo hàng hóa, dịch vụ có nội dung so sánh trực tiếp với sản phẩm cùng loại là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
3. Hành vi của doanh nghiệp dùng vũ lực để ép buộc khách hàng phải giao dịch với mình là hành vi ép buộc đối tác, khách hàng của doanh nghiệp khác theo Khoản 2 Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2004.
4. Hành vi bắt chước thiết kế của người khác là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm
5. Hành vi đưa thông tin không trung thực về nhân thân Tổng giám đốc của doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh là hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác
Trang 26. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác là đưa ra thông tin gây ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh của doanh nghiệp.
7. Tất cả hành vi khuyến mại bị cấm đều là hành vi cạnh tranh không lành mạnh
8. Mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều có hậu quả gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh cụ thể
9. Hành vi đưa thông tin so sánh sản phẩm trong hoạt động quảng cáo là hành
Chương 3 Pháp luật chống hành vi hạn chế cạnh tranh
1. Mọi hành vi gây hậu quả làm cản trở cạnh tranh của doanh nghiệp khác đều
là hành vi hạn chế cạnh tranh
2. Tất cả các sản phẩm thuốc chữa bệnh thuộc cùng một thị trường liên quan
3. Tất cả thỏa thuận về giá hàng hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh đều là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
4. Thỏa thuận hạn chế về sản lượng giữa doanh nghiệp sản xuất bia và doanh nghiệp sản xuất rượu là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
5. Hành vi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh có mục đích nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu công nghệ, xuất khẩu hàng hóa không
bị coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
6. Tất cả các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều có thể được xem xét cho hưởng miễn trừ.
7. Các doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh khi tổng thị phần kết hợp của chúng chiếm trên 65% trên thị trường liên quan.
8. Các doanh nghiệp có tổng thị phần chiếm trên 65% trên thị trường liên quan
và phải thống nhất cùng hành động mới được coi là có vị trí thống lĩnh.
9. Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm thực hiện hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ
10. Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm tham gia tất cả các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Trang 311. Mọi hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ đều bị cấm
12. Trước khi thực hiện hành vi mua lại doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải làm thủ tục thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh.
13. Khi xác định hành vi hạn chế cạnh tranh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không cần xem xét hậu quả, thiệt hại cụ thể.
14. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể được xem xét cho hưởng miễn trừ nếu nhằm mục đích tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế
15. Mọi trường hợp tập trung kinh tế đều bị kiểm soát bằng cơ chế thông báo hoặc xin phép Ủy ban cạnh tranh quốc gia
3. Ủy ban cạnh tranh quốc gia có thẩm quyền xem xét việc cho phép hưởng miễn trừ đối với hành vi tập trung kinh tế.
4. Ủy ban cạnh tranh quốc gia có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với các quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
5. Mọi vụ việc cạnh tranh phải được giải quyết thông qua phiên điều trần
6. Ủy ban cạnh tranh quốc gia có quyền quyết định việc cho các doanh nghiệp được tập trung kinh tế
7. Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền khiếu nại đến Ủy ban cạnh tranh quốc gia khi có quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh
8. Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh quốc gia có quyền ra quyết định điều tra bổ sung đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh
9. Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh quốc gia có quyền ra quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh
10. Ủy ban cạnh tranh quốc gia là cơ quan có quyền quyết định cuối cùng đối với các quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
Trang 411. Quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh luôn có hiệu lực thi hành ngay
12. Quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh luôn có hiệu lực thi hành ngay
13. Khi nhận được Báo cáo điều tra từ Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Ủy ban cạnh tranh quốc gia phải tổ chức phiên điều trần để ra quyết định giải quyết vụ việc
14. Ủy ban cạnh tranh quốc gia có quyền giải quyết tất cả các khiếu nại đối với quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh
15. Ủy ban cạnh tranh quốc gia chỉ thụ lý giải quyết vụ việc khi có khiếu nại của
tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh
16. Thám tử tư có thể tham gia điều tra vụ việc cạnh tranh theo yêu cầu của Ủy ban cạnh tranh quốc gia
17. Một doanh nghiệp chỉ vi phạm Luật Cạnh tranh nếu thực hiện hành vi bị cấm quy định rõ trong Luật này
18. Mọi vụ việc cạnh tranh đều có bên khiếu nại và bên bị khiếu nại
19. Quy trình giải quyết vụ việc cạnh tranh phải bảo đảm quyền tranh luận giữa các bên liên quan
20. Một doanh nghiệp chỉ bị điều tra hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh khi có khiếu nại của doanh nghiệp khác
21. Quy trình giải quyết vụ việc cạnh tranh phải bảo đảm quyền tranh luận giữa các bên liên quan
22. Doanh nghiệp vi phạm Luật Cạnh tranh 2018 được miễn trách nhiệm nếu tự nguyện khai báo trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện
23. Ủy ban cạnh tranh quốc gia là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất về cạnh tranh
B TÌNH HUỐNG
Hãy cho biết hành vi sau đây có vi phạm pháp Luật Cạnh tranh 2018 hay không? Nếu có sẽ chịu hình thức xử lý và biện pháp khắc phục hậu quả như thế nào?
1 A và B là hai doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế nhập khẩu tại Tp HCM có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan là 23 %, đã ký thỏa thuận hợp
Trang 5tác với nhau, trong đó có điều khoản: (i) Thống nhất cùng tăng giá bán các mặt hàng lên 12% do giá đô la Mỹ tăng cao; (ii) Thống nhất yêu cầu các đại lý của mình không được phân phối các thiết bị y tế do các doanh nghiệp khác nhập khẩu
2 Công ty Cổ phần Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam (Banknetvn)
và Công ty Cổ phần Dịch vụ thẻ Smartlink (Smartlink) hoạt động trong lĩnh vực trung gian thanh toán ngân hàng có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan là 100% Smartlink đã thực hiện việc sáp nhập vào Banknetvn
3 Công ty sản xuất bia A có thị phần 32% trên thị trường liên quan ký kết các hợp đồng đại lý độc quyền với các Nhà hàng, khách sạn ở Tp Hồ Chí Minh Trong hợp đồng này, công ty yêu cầu các đại lý phải cam kết không được tiêu thụ bất kỳ sản phẩm bia nào khác ngoài những sản phẩm mà công ty cung cấp, nếu không công ty sẽ không đảm bảo sự ổn định nguồn cung ứng bia và sẽ chấm dứt hợp đồng đại lý.
4 Công ty sản xuất nước mắm Phú Quốc đưa thông tin trên trang web của công ty là Công ty sản xuất nước mắm Nha Trang sử dụng hóa chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người trong quá trình sản xuất nước mắm
5 Công ty Ánh Dương ký hợp đồng với các khách sạn, khu nghỉ dưỡng trong đó có điều khoản bắt buộc các khách sạn, khu nghỉ dưỡng này không được nhận đơn đặt phòng của bất cứ công ty du lịch nào khác ngoài Ánh Dương đối với
du khách đến từ Nga, Ukraine và các nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS).
6 Công ty X và công ty Y có thị phần kết hợp trên 50% trên thị trường dịch
vụ du lịch đã đặt bao hết các phòng khách sạn 4,5 sao ở Vũng Tàu trong dịp Lễ hội Biển.
7 Công ty A chiếm thị phần 35% trên thị trường thu mua thanh long ruột đỏ
ở Việt Nam (do có đặt hàng tiêu thụ thanh long thường xuyên tại Đài Loan) đã giảm giá thu mua thanh long từ 20% khi không có biến động về cầu tại Đài Loan.
8 Trường dạy lái xe Z là một trong hai trường dạy lái xe tại Tỉnh VT đã giảm giá khóa học lái xe tới 40%.
9 20 ngân hàng thương mại có tổng thị phần 80% trên thị trường liên quan triển khai chương trình thanh toán qua thẻ tín dụng tại Việt Nam đã ký thỏa thuận
Trang 6cho phép thực hiện thanh toán liên ngân hàng khi khách hàng sử dụng thẻ của một ngân hàng thanh toán vào tài khoản của ngân hàng khác Thỏa thuận này còn bao gồm các điều khoản: (i) Thống nhất mức phí giao dịch khi khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán liên ngân hàng; (ii) Yêu cầu khách hàng là doanh nghiệp bán lẻ mua máy đọc thẻ từ nhà cung cấp X là nhà cung cấp có uy tín và thị phần lớn nhất trên thị trường sản phẩm liên quan.
10 3 doanh nghiệp gồm Viettel, MobiFone và VinaPhone có vị trí thống lĩnh trên thị trường dịch vụ dữ liệu 3G đồng loạt điều chỉnh tăng cước 3G (cá biệt có gói cước tăng 40%) dựa trên cơ sở được phê duyệt bởi cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền.
11 Công ty X của Trung Quốc mua 70% cổ phần của Công ty Y của Việt Nam có thị phần 32% trên thị trường thức ăn gia súc từ Công ty Z của Thái Lan trị giá 609 triệu USD mà không làm thủ tục thông báo tập trung kinh tế.
12 Công ty Cổ phần Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam (Banknetvn) và Công ty Cổ phần Dịch vụ thẻ Smartlink (Smartlink) hoạt động trong lĩnh vực trung gian thanh toán ngân hàng có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan là 100% Smartlink đã thực hiện việc sáp nhập vào Banknetvn.
13 Ba công ty Zuellig (chuyên tiếp thị thuốc do công ty mẹ ở Singapore phân phối); Diethelm (chuyên tiếp thị thuốc của Mỹ, châu Âu); Mega (chuyên tiếp thị thuốc của Thái Lan, Ấn Độ) tuy không có chức năng phân phối thuốc tại Việt Nam nhưng đã hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu, phân phối trong tất cả các khâu của quá trình phân phối thuốc Ba công ty nêu trên đã có sự phân chia ngầm với nhau về thị trường và chủng loại thuốc phân phối thể hiện qua danh mục sản phẩm thuốc chào bán của các hãng dược phẩm này không bao giờ có sự trùng lặp, mà mỗi hãng đảm trách một nhóm mặt hàng Một doanh nghiệp nhập khẩu thuốc của Việt Nam đã nhập khẩu sản phẩm của của Diethelm thì không thể nhập khẩu thuốc của Zuellig
14 Công ty M có 40% thị phần trên thị trường phim nhựa nhập khẩu khi phân phối phim cho các doanh nghiệp khác chiếu đã có hành vi: (i) Áp đặt chính
sách Giá thuê phim tối thiểu trên mỗi người xem là 25 nghìn đồng (sau thuế)
Trang 7(nghĩa là nếu rạp A bán mỗi vé với giá dưới 50 nghìn đồng thì phần M hưởng là 25 nghìn/vé Tuy nhiên, nếu giá vé là trên 50 nghìn đồng, M lại áp dụng tỷ lệ chia 50 -
50 như cũ); (ii) Buộc các doanh nghiệp này phải thuê thêm phim khác kèm theo
phim muốn thuê (Ví dụ, muốn có phim Transformers - một phim thuộc dạng “bom tấn”, thì phải lấy kèm phim Ice Age là một phim hoạt hình).
Trang 8Đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh
+) Chủ thể: phải là doanh nghiệp.
+) Hành vi: Hành vi cạnh tranh, nghĩa là phải nhằm vào đối thủ cạnh tranh cụ thể, xác định được; Trái với chuẩn mực đạo đức kinh doanh hoặc trái với pháp luật (quy định trong pháp luật, tập quán kinh doanh, đạo đức kinh doanh)
+) Hậu quả: Hành vi này gây thiệt hại đến môi trường kinh doanh, trật tự kinh doanh mà Nhà nước muốn xác lập; làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác; gây hoang mang cho người tiêu dùng, hạn chế quyền lựa chọn của người tiêu dùng
- Phải có đối tượng xâm hại cụ thể: V/d: nếu có công ty đưa ra sản phẩm nước khoáng là Lavize, thì dễ gây nhầm lẫn với nước khoáng Lavie Gây nhầm lẫn cho khách hàng, và gây ảnh hưởng đến nước khoáng Lavie v/d: hành vi dèm pha công ty khác, phải
là dèm pha một công ty cụ thể, chứ không được nói chung chung V/d: đại diện của một ngân hàng nói là tất cả các ngân hàng Việt Nam đang có nguy cơ phá sản � không chỉ ra đối tượng cụ thể � không mang tính chất là hành vi cạnh tranh không lành mạnh
- Có thể là hiện thực (đã xảy ra), có thể chỉ là tiềm năng (có căn
cứ để xác định rằng hậu quả chắc chắn sẽ xảy ra nếu không ngăn chặn hành vi): v/d: nếu có công ty đưa ra sản phẩm nước khoáng
là Lavize, thì dễ gây nhầm lẫn với nước khoáng Lavie � hậu quả hiện thực (thiệt hại cho người tiêu dùng, uy tín của Lavie) V/d: hành vi thu thập thông tin bí mật kinh doanh của đối thủ tiềm năng � hậu quả tiềm năng
v.d: tài xế taxi vì động cơ cá nhân mà đe dọa hành khách phải đi
xe taxi của mình thì không phải là cạnh tranh không lành mạnh; còn nếu là chủ trương của hãng taxi đó thì là cạnh tranh không lành mạnh.
Chỉ dẫn gây nhầm lẫn
- Chủ thể: phải là doanh nghiệp
- Hành vi: hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn, làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ, nhằm mục đích cạnh tranh (v.d: tên thương mại, nhãn hiệu, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý…)/ hành vi kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ có chỉ dẫn gây nhầm lẫn
Trang 9- Hậu quả: chủ yếu nhằm vào khách hàng, thu hút khách hàng mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn.
Vụ việc: nước mắm Phú Quốc, nước mắm cá cơm Phú Quốc Cty ở TPHCM, sản xuất nước mắm, lấy tên là nước mắm cá cơm Phú Quốc Chỉ dẫn địa lý “nước mắm Phú Quốc” đã được đăng ký bảo
hộ Luật sư của Cty TPHCM biện hộ, đây là nước mắm, làm từ cá cơm nhập từ Phú Quốc Thẩm phán xử lý vụ việc này, yêu cầu Cty
ở TPHCM phải thêm chữ “sản xuất tại TPHCM” với kích cỡ tương đương vào đằng sau chữ “nước mắm cá cơm Phú Quốc” để tránh gây lầm lẫn cho khách hàng
Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh
Chủ thể: phải là doanh nghiệp (cá nhân phải là người có thẩm quyền hoặc bất kì người nào thực hiện hành vi vì lợi ích của doanh nghiệp và được doanh nghiệp yêu cầu hoặc chấp thuận) Cá nhân thực hiện vì lợi ích cá nhân thì sẽ bị chịu trách nhiệm dân sự, không bị quy kết cho doanh nghiệp
V/d: bí quyết nấu ăn, nếu như được bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được thì mới là bí mật kinh doanh; còn nếu như v/d đầu bếp đưa công thức nấu ăn quảng bá trên tivi � không phải là bí mật kinh doanh; V/d: danh sách khách hàng của một công ty có thể là bí mật kinh doanh, có thể không phải là bí mật kinh doanh, tùy vào tình huống cụ thể
+ Hành vi tiết lộ, sử dụng bí mật kinh doanh : có 2 trường hợp:
(i) tiết lộ: do hoạt động nghề nghiệp của mình mà biết được bí mật kinh doanh, v/d: kiểm toán khi thực hiện kiểm toán biết được giá cả của công ty, sau đó tiết lộ cho đối thủ cạnh tranh Tiết lộ vô
ý thì sẽ vi phạm hợp đồng bảo mật, tiết lộ cố ý thì vi phạm khi nhằm vào mục đích kinh doanh; (ii) sử dụng: hành vi của đối thủ cạnh tranh (xâm phạm BMKD, sử dụng trái với mục đích hợp đồng)
Trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người có thẩm quyền quản lý
sử dụng bất cẩn, không khóa tư trước khi rời khỏi nơi cất giữ tài liệu hay vô ý để lộ => không vi phạm vì ng tiếp cận được thông tin đó không dùng các biện pháp chống lại sự bảo mật nào.
Lôi kéo, tuyển nhân viên chủ chốt của đối thủ cạnh tranh là hành
vi xâm phạm bí mật kinh doanh? => Nếu nhân viên chủ chốt này
Trang 10là người nắm giữ bí mật kinh doanh, thì là hành vi thu thập thông tin bí mật kinh doanh � hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh.Nếu nhân viên chủ chốt này không nắm giữ bí mật kinh doanh (mà chỉ
là người có khả năng quản lý điều hành thôi), thì không phải là hành vi thu thập thông tin bí mật kinh doanh
Ép buộc trong kinh doanh
+ Chủ thể: doanh nghiệp
+ Hành vi: đe dọa hoặc cưỡng ép khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó
+ Hậu quả: chủ yếu nhằm vào đối thủ cạnh tranh
v/d: một công ty sữa yêu cầu đại lý chỉ được bán sữa của công ty mình, không được bán sữa của công ty khác Hành vi này chưa cấu thành hành vi ép buộc trong kinh doanh Nếu như doanh nghiệp này đưa ra những đe dọa như phạt hợp đồng, giảm hoa hồng… thì mới cấu thành hành vi ép buộc trong kinh doanh
Vụ việc: quán Cây Dừa, đã được công ty sản xuất bia Tiger đầu tư trang bị quán Trong hợp đồng tài trợ có điều khoản, quán Cây Dừa không được bán bia của công ty khác Sau này, khi quán Cây Dừa bán bia Laser, thì công ty sản xuất bia Tiger kiện quán Cây Dừa đã vi phạm hợp đồng Quán Cây Dừa thuê luật sư kiện lại rằng công ty sản xuất bia Tiger đã có hành vi ép buộc trong kinh doanh
Gièm pha doanh nghiệp khác (Trong Th cá nhân chủ sh, cán bộ
qly, nvien đưa thông tin trong chừng mực việc đưa thông tin đó có mối liên hệ với vị trí hay công việc của họ tại DN thì có thể quy cho DN)
Vụ việc: công ty sản xuất bình Inox Sơn Hà đã làm công văn gửi cho các đại lý, nhà phân phối, khuyến cáo không nên phân phối bình Toàn Mỹ, vì bình của Toàn Mỹ có chứa chất gây ung thư Trong trường hợp này là hành vi trực tiếp (công văn gửi cho các đại lý, nhà phân phối), đưa thông tin sai sự thật (…)
Vụ việc: Phạm Thị Thu Hà, tự xưng là tình nguyện viên, do Cty Thăng Long ủy quyền, đã liên hệ và sử dụng dụng cụ tự có tiến hành “kiểm tra chất lượng” đối với các loại nước khoáng mang nhãn hiệu LaVie tại các đơn vị khách hàng đang sử dụng sả nphẩm của Cty Lavie > Cty Thăng Long đã có hành vi gián tiếp
Trang 11(sử dụng tình nguyện viên), sử dụng thiết bị tự chế (không trung thực), gây ảnh hưởng đến uy tín của Lavie � hành vi gièm pha, cạnh tranh không lành mạnh
Gây rối hoạt động kinh doanh
Chủ thể: Doanh nghiệp (được coi là hành vi của DN nếu hành vi
đó được bất kì người nào thực hiện theo yêu cầu hoặc chấp chấp nhận của DN Phải là DN cạnh tranh vs DN bị gây rối, nếu không phải thì hành vi xâm phạm uy tín, danh dự,ts của DN theo 604 BLDS); Hành vi phải đủ gây gián đoạn, cản trở.
Vụ viêc: hãng taxi A lắp đặt hệ thống gây nhiễu làm tổng đài của hãng taxi B không hoạt động được � trực tiếp gây rối hoạt động kinh doanh, làm cản trở cho hoạt động kinh doanh của hãng taxi
B
Vụ việc: 2 công ty du lịch cạnh tranh với nhau 1 Công ty du lịch
đã cho người phá hỏng đường truyền Internet của đối thủ cạnh tranh � Có ý kiến cho rằng, nếu như công ty du lịch của đối thủ cạnh tranh chủ yếu hoạt động thông qua kênh điện thoại, giao dịch trực tiếp, mà ít giao dịch qua Internet, cho nên, nếu như bị phá Internet, công ty du lịch kia vẫn hoạt động bình thường, thì hành vi này không phải là hành vi gây rối hoạt động kinh doanh.
Có ý kiến cho rằng, chỉ cần có hành vi, không cần có hậu quả, là
đã cấu thành hành vi gây rối hoạt động kinh doanh Ý kiến chính thống cho rằng, hành vi gây gián đoạn đó phải đủ để gây gián đoạn, cản trở
Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng (v/d: phát phiếu
dự thi, nhưng lại không quay giải thưởng, hoặc những người trúng giải đều là người nhà của ban tổ chức)
Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng (v/d: khuyến mại dầu gội đầu, dùng thử thì rất tốt, nhưng sản phẩm thật thì chất lượng lại không được như vậy; v/d: mua áo sơ mi, sau đó tặng phiếu mua comple, được giảm giá 1 triệu đồng/ 1 bộ comple, tuy nhiên, người ta lại nâng giá comple lên trước khi chiết khấu)
Tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình Vụ
Trang 12việc: Chương trình “Tam Thái Tử du xuân” bị cấm vì vi phạm Luật cạnh tranh Chương trình này tặng hàng hóa cho khách hàng, yêu cầu đổi hàng hóa cùng loại của doanh nghiệp khác cùng loại mà khách hàng đang dùng Hành vi này tạo ra sự thay đổi trong tâm
lý của khách hàng
Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn
tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại V/d: khách hàng ở nội thành được giảm giá 10%, ngoại thành được giảm giá 20% � hành vi này gây ra sự không công bằng đ/v khách hàng (Doanh nghiệp có thể chia làm các chương trình khuyến mại khác nhau, thì không bị ảnh hưởng bởi quy định này).
2 Các hành vi hạn chế cạnh tranh
Đặc điểm
+ Chủ thể: Doanh nghiệp (2 doanh nghiệp trở lên, trên cùng một thị trường liên quan, phải là đối thủ cạnh tranh của nhau) (Dấu hiệu này dùng để loại trừ các doanh nghiệp trong cùng 1 tập đoàn, 1 tổng công ty).
+ Hành vi: thống nhất hành động (v/d: cùng tăng giá, hoặc cùng giảm giá, hoặc ngăn cản, loại bỏ đối thủ cạnh tranh khác…) Phải
có sự thống nhất về ý chí: phải chứng minh được việc tăng giá, giảm giá không phải là ngẫu nhiên (v/d: trường hợp các công ty xăng dầu cùng tăng giá, giảm giá xăng dầu do sự tăng, giảm của giá xăng, dầu trên thị trường thế giới, thì trường hợp này không phải là sự thống nhất về ý chí � không phải là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh)
+ Mục đích: giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép cạnh tranh giữa họ với nhau hoặc với các doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận V/d: các doanh nghiệp thống nhất cùng tăng giá V/d: Vinaphone & Mobiphone hợp tác để ngăn cản sự gia nhập thị trường của Viettel
+ Hậu quả: ảnh hưởng đến quyền lợi Nhà nước, doanh nghiệp khác, người tiêu dùng Cần phải phân tích ảnh hưởng đến đối tượng nào nhiều nhất; ảnh hưởng đến cạnh tranh: giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh
Cac ten: Cac ten là thỏa thuận chính thức hoặc không chính thức
để đạt đến kết quả có lợi cho các doanh nghiệp liên quan nhưng
Trang 13có thể có hại cho các bên khác Pháp luật Việt Nam hiện tại không cấm cac ten
Thỏa thuận phân chia thị trường (Khoản 2, Điều 8, Luật cạnh tranh; Điều 15, Nghị định 116/2005/NĐ-CP)
Phân chia thị trường tiêu thụ: v/d: Mobiphone, Viettel, Vinaphone thỏa thuận Viettel phát triển phía Bắc, Mobiphone Miền Nam, Vinaphone Miền Trung Hậu quả ảnh hưởng đến người tiêu dùng, người tiêu dùng không có sự lựa chọn, làm giảm cạnh tranh, tạo
ra vị thế độc quyền cho các doanh nghiệp ở thị trường được phân chia
Phân chia nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ V/d: các công ty phân chia khu vực thu mua gạo, nếu mỗi công ty độc quyền một vùng, thì những người bán gạo ở vùng nó phải phụ thuộc vào điều kiện thu mua của công ty đó.
+ Thỏa thuận hạn chế số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ: V/d: Trên thị trường có 2 công ty A và B là 2 công ty sản xuất xe 4 chỗ ngồi, Hiện tại sản lượng của cty A & B lần lượt là 30,000 và 30,000 A và B thống nhất hạn chế sản lượng sản xuất của mỗi công ty xuống, mỗi công ty còn 20,000 chiếc + Thỏa thuận kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ: V/d: Trên thị trường có 2 công ty A và B là 2 công ty sản xuất xe 4 chỗ ngồi, Hiện tại sản lượng của cty A & B lần lượt là 30,000 và 30,000 Nhu cầu thị trường hiện tại là 50,000 2 cty A, B thỏa thuận với nhau là mỗi công ty sẽ chỉ sản xuất ở mức mỗi công ty là 20,000 chiếc
Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư (khoản 4, Điều 8, Luật cạnh tranh; Điều 17, Nghị định 116/2005/NĐ-CP)
V.d: trên thị trường có một sáng chế cải tiến công nghệ 2 công ty (thị phần kết hợp trên 30%) thống nhất với nhau mua một sáng chế về, nhưng không sử dụng sáng chế đó � thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ (Nếu 1 doanh nghiệp mua sáng chế về, không sử dụng, thì không bị vi phạm vào trường hợp này) V/d: Mai Linh & Vinasun thỏa thuận với nhau là không đầu tư thêm
xe taxi mới � thỏa thuận hạn chế đầu tư
Thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ, hoặc buộc doanh
Trang 14nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng
V/d: Cty bia Sài Gòn & Cty bia Việt Nam thỏa thuận với nhau, buộc các đại lý không được bán các loại bia khác ngoài bia Sài Gòn, Tiger, Heneiken � đây là hành vi hạn chế về phân phối hàng hóa khác (điểm a, khoản 1, Điều 18, Nghị định 116/2005/NĐ-CP).
V/d: Cty bia Sài Gòn & Cty bia Việt Nam thỏa thuận với nhau, buộc các đại lý khi mua bia của 2 công ty này, thì phải thuê công ty X vận chuyển bia � khoản 2, Điều 18, Nghị định 116/2005-NĐ-CP
Thông đồng để một hoặc các bên thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ (khoản 8, Điều 8, Luật cạnh tranh; Điều 21, Nghị định 116/2005/NĐ- CP)
1) Tạo điều kiện: (rút, quân xanh quân đỏ): v/d: doanh nghiệp
A, B, C cùng tham gia đấu thầu do doanh nghiệp X tổ chức.
B, C tạo điều kiện cho A thắng thầu bằng cách không tham gia đấu thầu (khoản 1, Điều 21), hoặc là gửi hồ sơ thầu với điều kiện cao hơn A (khoản 3, Điều 21)
2) Cản trở: A, B, C cùng tham gia doanh nghiệp X tổ chức, trong
đó A, B, C đều phải thuê Y làm thầu phụ A thỏa thuận với Y
là Y sẽ không làm thầu phụ cho B và C � gây cản trở cho B,
+) Hành vi áp đặt giá mua hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng: Khoản 2, Điều 13, luật cạnh tranhl khoản 1, Điều 27, Nghị định 116
- Về mặt chủ thể: doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường,
vị trí độc quyền
- Về mặt hành vi: doanh nghiệp đưa ra giá mua thấp hơn giá thành sản xuất trong điều kiện không kém hơn (chất lượng hàng hóa, dịch vụ đặt mua không kém hơn chất lượng hàng hóa, dịch vụ đã mua trước đó; không có khủng hoảng kinh
Trang 15tế…) Thế nào là Giá thành sản xuất � Điều 24, Nghị định 116
V/d: Doanh nghiệp trong lĩnh vực thu mua lương thực có thị phần trên 30% trên thị trường liên quan Giá thành sản xuất gạo trên thị trường là 1,000,000/tấn, nhưng doanh nghiệp đó chỉ thu mua với giá 900,000/tấn Như vậy, những người sản xuất gạo bị thiệt hại, nhưng vẫn phải bán
Hành vi này ảnh hưởng trước tiên là đến người tiêu dùng, sau đó
là nó ảnh hưởng đến các nhà phân phối, đại lý bán lẻ Hành vi này làm cản trở cạnh tranh của các nhà phân phối, nhà bán lẻ
+) Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ (khoản 3, Điều
13, Luật Cạnh tranh; khoản 1, Điều 28, Nghị định 116) => Hành vi này tương tự hành vi thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa dịch vụ (khoản 3, Điều 8) Tuy nhiên, các hành vi này (khoản 3 & khoản 4, Điều 8) chỉ bị
xử lý khi các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên
+) Áp đặt các điều kiện thương mại khác nhau cho các giao dịch như nhau nhằm tạo sự bất bình đẳng trong cạnh tranh (còn gọi là hành vi phân biệt đối xử trong thương mại): khoản 4, Điều 13, Luật cạnh tranh; khoản 3, Điều 28, Nghị định 116
2) Nhóm hành vi lạm dụng gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh (còn gọi là hành vi lạm dụng mang tính độc quyền)
+) Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng (khoản 3, Điều 14, Luật cạnh tranh; Điều 32, Nghị định 116)
Vụ việc: Vinapco đưa giá xăng dầu cho Pacific Airlines cao hơn giá
so với Vietnam Airlines, Pacific Airlines không đồng ý Vinapco đã đơn phương chấm dứt hợp đồng với Pacific Airlines, khiến cho 5,000 khách mua vé máy bay trong 3 ngày của Pacific Airlines đã không bay được, dẫn đến Bộ GTVT phải can thiệp Hành vi của Vinpaco trong vụ việc này, ngoài việc bị xử lý hành vi phân biệt đối xử, còn bị xử lý hành vi lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng
Trang 16Chú ý: Qua ví dụ 2, cũng có thể giúp phân biệt được giữa hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và hành vi thỏa thuận hạn chế số lượng
- Đ/v hành vi thỏa thuận hạn chế số lượng: thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của 2 doanh nghiệp chỉ cần từ 30% trở lên Phải chứng minh được là có sự thỏa thuận, thống nhất về ý chí
- Đ/v hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường: thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của 2 doanh nghiệp phải từ trên 50%, không cần chứng minh có sự thống nhất về ý chí 1) Nhóm Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường khi có tổng thị phần là 75% trên thị trường liên quan
� Đúng trong trường hợp số doanh nghiệp ở đây là 1,2,3,4
� Sai trong Trường hợp 5 doanh nghiệp trở lên: 5 doanh nghiệp trở lên có tổng thị phần là 75% trên thị trường liên quan thì phải thỏa mãn trong đó có 4 doanh nghiệp có tổng thị phần
là 75% trên thị trường liên quan, thì mới được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường Còn nếu không thì không được coi là có
vị trí thống lĩnh thị trường.
2) Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm thực hiện hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ.
� Sai Được phép trong trường hợp thực hiện các hành vi theo khoản 2, Điều 23, Nghị định 116 Các hành vi theo khoản 2, Điều 23, Nghị định 116 không bị coi là hành vi bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh Những hành vi không rơi vào các trường hợp đó thì bị cấm
- Bộ trưởng Bộ Công thương xem xét, quyết định việc miễn trừ đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và trường hợp tập trung kinh tế còn lại được miễn trừ theo Luật cạnh tranh
Trang 17Chú ý: Hồ sơ thì gửi Cục Quản lý cạnh tranh Cục Quản lý cạnh tranh có thẩm quyền thụ lý, thẩm định hồ sơ và đề xuất ý kiến để người có thẩm quyền quyết định.
V/d: Mobiphone & Vinaphone thỏa thuận với nhau hạ giá cước � thẩm quyền xem xét và quyết định cho hưởng miễn trừ thuộc về
Bộ trưởng Bộ Công thương
V/d: Mobipohone & Vinaphone xin được sáp nhập với nhau � thẩm quyền xem xét và quyết định cho hưởng miễn trừ thuộc về Thủ tướng Chính phủ.
Bài tập 1:
Công ty A (trụ sở tại tỉnh X) là công ty sản xuất nước uống đóng chai có thị phần là 31% trên thị trường liên quan Do giá nguyên liệu tăng cao, công ty này đã tăng giá bán sản phẩm lên 10% sau thời gian 2 tháng giảm lượng sản xuất Cũng thời gian đó, Công ty
A đã mua lại 55% cổ phiếu phát hành thêm của Công ty B – là một công ty sản xuất nước uống đóng chai có trụ sở tại TPHCM.
Anh (chị) hãy cho biết các hành vi nêu trên của Công ty A có vi phạm Luật Cạnh tranh hiện hành không? Giải thích
� Công ty A có thị phần là 31% trên thị trường liên quan � công ty A là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường
� Hành vi thứ nhất: Tăng giá 10%, 2 tháng giảm sản lượng sản xuất Theo quy định trong luật là không có biến động bất thường, thì mới không được tăng giá, giảm sản lượng sản xuất Còn trong trường hợp này là do điều kiện khách quan (giá nguyên liệu tăng cao), nên không vi phạm
� Hành vi thứ hai: Mua lại 55% cổ phiếu phát hành thêm của Công ty B Nếu như khi mua lại 55% cổ phiếu, công ty A có làm thủ tục thông báo thì không vi phạm, nếu không thống báo thì vi phạm
Công ty cổ phần B tung ra thị trường sản phẩm điện thoại thông minh Z10 với giá 12,5 triệu đồng Tuy nhiên, vì tình hình kinh tế khó khăn cùng với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường điện thoại di động tại Việt Nam trong thời gian vừa qua khiến cho doanh số của Z10 không đạt được như mong đợi của công ty Do
đó, công ty này thực hiện chương trình khuyến mại Theo đó, từ ngày 01/09/2013 đến 30/10/2013 khi khách hàng có thể đổi một điện thoại bất kì còn sử dụng được của các hãng sản xuất khác
Trang 18cho các cửa hàng/ đại lý ủy quyền của công ty B thì sẽ được mua điện thoại thông minh Z10 của hãng này với giá là 9,5 triệu đồng Biết rằng thị phần của B trên thị trường liên quan là 15% Giá thành toàn bộ của điện thoại thông inh là Z10 là 8,1 triệu đồng Theo anh (chị), hành vi của công ty B có vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam hay không? Giải Thích
� Về mặt chủ thể: công ty B là công ty bình thường, không có
vị trí thống lĩnh trên thị trường � Từ đó, khoanh vùng kiểm tra những hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Điều 39, Luật Cạnh tranh Đây là hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, xem Điều 46, Luật Cạnh tranh
� Tuy nhiên, hành vi này không rời vào trường hợp Điều 46
� Không vi phạm
1 Mọi vụ việc cạnh tranh đều có bên bị điều tra và bên khiếu nại
=> Sai Có vụ việc tự điều tra, không có bên khiếu nại
2 Quy trình giải quyết vụ việc cạnh tranh phải đảm bảo quyền tranh luận giữa các bên liên quan => Sai Vụ việc cạnh tranh không lành mạnh không cần đảm bảo quyền tranh luận
3 Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm tham gia vào tất cả các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh => Đúng Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo khoản 6,7,8 Điều 8 thì bị cấm đối với tất cả các trường hợp Đ/v các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo khoản 1 cho tới khoản 5, thì bị cấm khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp từ 30% trở lên Cho nên, đ/v doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, tự
nó đã có thị phần >30% rồi, nên nó không được tham gia vào các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (Còn trường hợp doanh nghiệp có
vị trí thống lĩnh thị trường có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể, thì cũng được xem là tương đương với thị phần 30%).
Trang 19Chủ thể: doanh nghiệp (K1Đ2) và hiệp
hội ngành nghề.
Mục đích: nhằm đạt được lợi thế cạnh
tranh nhất định so với đối thủ thông qua
hành vi.
Vị thế doanh nghiệp: không cần xét thị
phần doanh nghiệp thực hiện hành vi.
Tính chất: trái với chuẩn mực thông
thường về đạo đức kinh doanh.
Hậu quả hành vi: gây thiệt hại hoặc có
thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của doanh
nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.
Chủ thể: doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có
+ Doanh nghiệp có vị trí độc quyền
Tính chất: là hành vi độc lập của một doanh nghiệp
hoặc một nhóm doanh nghiệp trên cùng một thị trường liên quan.
Hậu quả hành vi:
+ Thay đổi cấu trúc cạnh tranh của thị trường hoặc tương quan cạnh tranh giữa các doanh nghiệp + Hiện tượng phá sản hoặc giải thể của các doanh nghiệp.
+ Lợi ích của các khách hàng, của người tiêu dùng
bị xâm hại.
9 hành vi cụ thể (Đ39) 3 hành vi cụ thể: thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm
dụng vị trí thống lĩnh và vị trí độc quyền, tập trung kinh tế.
• Doanh nghiệp không cạnh tranh với doanh
nghiệp bị gièm pha
Đối tượng bị tác động: doanh nghiệp cạnh tranh
với doanh nghiệp thực hiện hành vi
Chủ thể: doanh nghiệp Đối tượng: chỉ dẫn liên quan đến các yếu tố
của hàng hóa, dịch vụ hoặc doanh nghiệp khác.
Mục đích: nhằm thu hút khách hàng mua
hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn.
Trang 20Mục đích: cạnh tranh
Biểu hiện: Hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa
thông tin không trung thực Đó có thể là những
thông tin hoàn toàn bịa đặt hoặc những những
thông tin bị cắt xén, bóp méo sự thật.
Hậu quả: gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình
trạng tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp bị
ÉP BUỘC TRONG KINH DOANH
Chủ thể: doanh nghiệp cạnh tranh với doanh
nghiệp bị gây rối
Đối tượng bị tác động: hoạt động kinh doanh
bình thường của doanh nghiệp bị gây rối.
Mục đích: cạnh tranh
Biểu hiện: hành vi gây rối trực tiếp hoặc gián tiếp
bằng nhiều biện pháp.
Hậu quả: cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
Chủ thể: doanh nghiệp Đối tượng: hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép Mục đích: nhằm gây thiệt hại cho đối thủ
cạnh tranh
Biểu hiện: Hành vi ép buộc được thực hiện
đối với khách hàng, đối tác kinh doanh của đối thủ cạnh tranh để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
Hậu quả: gây thiệt hại cho đối thủ cạnh
tranh, đồng thời xâm phạm đến quyền tự do lựa chọn của người tiêu dùng.
XÂM PHẠM BÍ MẬT KINH DOANH
Chủ thể: doanh nghiệp
Đối tượng: bí mật kinh doanh
• Là thông tin không phải hiểu biết thông thường.
• Là thông tin có khả năng áp dụng trong kinh doanh và tạo lợi thế cho người nắm giữ thông tin đó.
• Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không
dễ dàng tiếp cận.
Mục đích: thông tin có giá trị kinh tế thực tế hoặc tiềm năng với CSH so với người không nắm giữ
hoặc không dùng thông tin đó.
Biểu hiện: gồm 4 nhóm hành vi:
Trang 21• Hành vi tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu
• Hành vi tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được sự cho phép của người sở hữu
o Hành vi tiết lộ thông tin phải là hành vi cố ý.
o Hành vi sử dụng trái phép thông tin thuộc bí mật kinh doanh có thể là hành vi tiếp theo của một hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh khác
o Hành vi sử dụng trái phép thông tin thuộc bí mật kinh doanh có thể là hành vi sử dụng không đúng với mục đích hợp đồng mà dựa trên hợp đồng này, doanh nghiệp vi phạm có được thông tin một cách hợp pháp.
• Hành vi vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của CSH.
• Hành vi tiếp cận, thu thập thông tin thuộc BMKD của người khác khi người này làm thủ tục hành chính hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của CQNN.
o Hành vi tiếp cận, thu thập thông tin thuộc BMKD của người khác khi người này làm thủ tục hành chính hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của CQNN.
o Hành vi sử dụng thông tin thuộc BMKD của người khác nhằm mục đích kinh doanh, xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.
Hậu quả: tạo lợi thế bất công cho người xâm phạm BMKD.
HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH
THỐNG LĨNH, VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN
KHÁI NIỆM:
Là các sự tích tụ quyền lực thị trường của các doanh nghiệp hoạt động trên cùng một TTLQ với mục đích hạn chế cạnh tranh trên TTLQ
đó bằng cách giảm bớt số lượng đối thủ hoặc tạo ra sự liên kết giữa các đối thủ.
Chủ thể: các doanh nghiệp hoạt
động trên cùng TTLQ
Trang 22Nội dung thỏa thuận: điều 8
Hậu quả: làm giảm, sai lệch, cản
trở cạnh tranh trên thị trường
trên TTLQ
Nội dung cấm: điều 13, 14 Hậu quả: làm giảm, sai
lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường
Hình thức tập trung kinh tế: điều 16
- Sát nhập
- Hợp nhất
- Mua lại
- Liên doanh
Hậu quả: hình thành các doanh
nghiệp có quyền lực thị trường như doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc doanh nghiệp có vị trí độc quyền, làm thay đổi tương quan cạnh tranh và cấu trúc cạnh tranh trên thị trường
Cấm trong một số trường hợp Cấm tuyệt đối, không
miễn trừ
Cấm trong một số trường hợp
THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH
Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa và dịch vụ
một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
Thỏa thuận phân chia thi trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ
Thỏa thuận ấn định giá dẫn đến hậu quả là bóc lột
người tiêu dùng hoặc đối tác kinh doanh, khách
hàng không còn cơ hội lựa chọn mức giá tối ưu.
Tạo ra vị thế độc quyền cho DN cụ thể trên thị trường được phân chia hoặc là giảm bớt số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường được phân chia.
Trang 23Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng,
khối lượng sản xuất, mua bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ
Thỏa thuận hạn chế phát triển kĩ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư
Là những toan tính tác động trực tiếp đến cán cân
cung cầu hiện có trên thị trường và thông qua đó
tạo sự khan hiếm giả tạo của hàng hóa, dịch vụ là
đối tượng của thỏa thuận.
Hậu quả: gây lãng phí các nguồn lực xã hội vì nó
chủ động làm hạn chế nguồn cung trong khi có khả
năng đáp ứng, dẫn đến việc bóc lột NTD.
Không những hạn chế cạnh tranh trên thị trường
mà còn có tác động kìm hãm sự phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất, kinh doanh và vì thế có tác động rất xấu đến thị trường.
Thỏa thuận áp đặt cho DN khác điều kiện kí
kết HĐ MBHH, DV hoặc buộc DN khác chấp
nhận các nghĩa vụ không liên quan một cách
trực tiếp đến đối tượng hợp đồng
Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh
Các điều kiện do các DN tham gia thỏa thuận đặt
ra tạo ra sự bất công cho DN khác để hạn chế cạnh
tranh.
Dấu hiệu:
Các điều kiện đặt ra phải vô lý và bất bình đẳng,
làm cho DN bị áp đặt lâm vào tình trạng bất lợi để
giảm sức cạnh tranh.
Các điều kiện nhằm ngăn chặn đối thủ tiềm năng
hoặc loại bỏ đối thủ hiện tại ra khỏi thị trường,
xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do kinh doanh
của các đối thủ.
Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho DN khác tham gia thị trường nhằm tạo ra các rào cản gia nhập thị trường hoặc làm sai lệch những thông số về giá cả hàng hóa, dịch vụ khiến đối thủ phải xem xét lại khải năng thu lợi nhuận khi tham gia kinh doanh trên TTLQ.
Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho DN khác phát triển kinh doanh làm giảm năng lực cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh của các
DN tham gia thỏa thuận trong dài hạn.
Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những
doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa
thuận
Thông đồng để một hoặc các bên thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ
Về cơ bản, thỏa thuận này có các dấu hiệu giống
với thỏa thuận.
Tuy nhiên, mục đích của thỏa thuận này nguy hại
Làm lãng phí giá trị xã hội, đi ngược lại với mục đích đấu thầu nên bị coi là một trong những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh vị cấm tuyệt đối.
Trang 24hơn vì nó hướng đến việc loại bỏ các DN đang
hoạt động nhưng không tham gia thỏa thuận ra
khỏi thị trường.
NGUYÊN TẮC XỬ LÝ
CẤM TUYỆT ĐỐI:
Không xét thị phần, không áp dụng miễn trừ
CẤM CÓ ĐIỀU KIỆN: Các bên có thị phần kết hợp trên TTLQ từ 30%
Có thể được miễn trừ theo điều LCT
- Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho
doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát
triển kinh doanh.
- Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những
doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa
thuận.
- Thông đồng để một hoặc các bên thắng thầu
trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
Thông thường, lạm dụng độc quyền có 2 dạng biểu hiện:
- Lạm dụng để duy trì, củng cố quyền lực
- Lạm dụng để khai thác quyền lực
NHỮNG HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH VÀ VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN BỊ CẤM
Nhóm hành vi lạm dụng nhằm bóc lột khách hàng
Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất
hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt
hại cho khách hàng
Các hành vi hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây
Trang 25thiệt hại cho khách hàng
Áp đặt giá mua xảy ra khi DN có vị trí thống lĩnh
hoặc độc quyền về thu mua, lợi dụng vị thế của
mình định đoạt giá mua thấp và bên bán buộc phải
chấp nhận Thiệt hại của bên bán chính là lợi nhuận
của bên mua.
Áp đặt giá bán xảy ra khi DN có vị trí thống lĩnh
hoặc độc quyền về cung ứng hàng hóa, dịch vụ
trong TTLQ định đoạt giá bán bất hợp lý và bên
mua buộc phải chấp nhận.
Hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại
cho khách hàng tác động đến 2 nhóm khách hàng
chính: người tiêu dùng và nhà phân phối, nhà bán
lẻ Hành vi này gây hạn chế cạnh tranh trong phân
phối, bán lẻ sản phẩm và làm hạn chế quyền chọn
lựa của người tiêu dùng.
Hành vi này không cần chứng minh thiệt hại thực tế
mà chỉ cần có biểu hiện “khống chế, không cho
phép”.
Hành vi này chỉ được quy định với giá bán lẻ hàng
hóa, không quy định với sản phẩm dịch vụ VD: 6
DN phim kiện Megastar.
Các hành vi hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường nhằm mục đích tạo ra sự mất cân bằng cung cầu, tạo tiền
đề cho DN bóc lột khách hàng và củng cố quyền lực thị trường của mình.
Hành vi cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ nhằm mục đích đỡ hao tốn cho DN, khai thác, tận thu kỹ thuật, công nghệ cũ mà mình đang có và duy trì thị phần.
Nhóm hành vi lạm dụng nhằm gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh
Đối tượng trực tiếp: đối thủ cạnh tranh Mục đích: nhóm hành vi này có thể không mang lại lợi ích
vật chất trực tiếp nhưng tạo cơ hội cho DN củng cố địa vị bằng cạch loại bỏ đối thủ.
Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành
toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh
Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới
Được gọi là hành vi định giá hủy diệt hay bán phá
giá
Trái với quy luật về mục đích kinh doanh là tìm
kiếm lợi nhuận, đây là chiến lược định giá thấp dựa
vào khả năng chịu lỗ, chấp nhận thua lỗ trong ngắn
hạn để hưởng lợi nhuận độc quyền lâu dài sau khi
Biểu hiện cụ thể là việc bán hàng hóa với mức giá đủ để đối thủ mới không thể gia nhập thị trường nhưng không thuộc trường hợp quy định
về hành vi định giá hủy diệt.
Luật không quy định rõ thế nào là “mức giá đủ
để đối thủ mới không thể gia nhập thị trường”
Trang 26đã loại bỏ đối thủ cạnh tranh.
Mục đích loại bỏ đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị
trường, tăng giá đễ bù lỗ và thu lợi nhuận độc
quyền đều là mục đích suy đoán từ biểu hiện của
hành vi nên không cần chứng minh có thiệt hại.
để phân biệt với hành vi cạnh tranh lành mạnh
về giá.
Nhóm hành vi lạm dụng có thể gây thiệt hại cho khách hàng lẫn đối thủ cạnh tranh
Áp đặt các điều kiện thương
mại khác nhau cho các giao
dịch như nhau nhằm tạo bất
bình đẳng
Áp đặt cho DN khác điều kiện
kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ
Buộc DN khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng
Chủ thể bị tác động của hành vi
phân biệt đối xử này là các đối
thủ cạnh tranh với nhau.
VD: A độc quyền thu mua cà
chua A mua của B giá 5000đ/kg
nhưng mua của C giá 4000đ/kg
với điều kiện C tự thu hoạch, tự
đóng gói, tự chở đến kho của A.
Với vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền, hành vi này có thể gây thiệt hại không chỉ cho khách hàng bị áp đặt điều kiện mà còn
có thể cho đối thủ vì ngăn cản cạnh tranh, cho người tiêu dùng
vì họ bị bó hẹp lựa chọn và khả năng được đáp ứng nhu cầu của mình.
Bản chất của hành vi này là sự bóc lột khách hàng khi buộc khách hàng phải mua thêm hàng hóa, dịch vụ mà họ không có nhu cầu.
VD: để mua được phim Avatar
do Megastar độc quyền phân phối ở Việt Nam, các rạp phim khác phải mua kèm phim Ice Age 3.
Trang 27Nhóm được tự do thực hiện Nhóm cần thông
báo Điều 20 LCT
Nhóm bị cấm Điều 18 LCT
Thị phần kết hợp của các DN tham
gia thấp hơn 30% trên TTLQ hoặc
DN hình thành sau khi tập trung kinh
tế vẫn thuộc loại DN nhỏ và vừa theo
quy định của pháp luật, không kể thị
phần kết hợp của DN tham gia tập
trung kinh tế đạt mức bao nhiêu trên
TTLQ.
Các trường hợp này là các biện pháp
cơ cấu lại kinh doanh hoặc đầu tư
vốn bình thường, chưa có nguy cơ đe
dọa cấu trúc cạnh tranh trên thị
trường.
Các DN tham gia có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên TTLQ (trừ trường hợp DN hình thành sau khi tập trung kinh tế vẫn thuộc loại
DN nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật).
Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các DN tham gia chiếm trên 50% TTLQ (trừ trường hợp DN hình thành sau khi tập trung kinh tế vẫn thuộc loại DN nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật hoặc trường hợp được hưởng miễn trừ theo Đ19
Một hoặc nhiều bên tham gia đang trong nguy cơ giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản.
Việc TTKT có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế -
xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.)
LUẬT CẠNH TRANH
TS Phạm Trí Hùng Khái quát chung
- Pháp luật cạnh tranh là trụ cột của pháp luật kinh tế công
- Luật cạnh tranh được coi là Hiến pháp của nền kinh tế thị trường
Các cách tiếp cận
- Từ phía Nhà nước: nghiên cứu Luật cạnh tranh dưới góc độ hoạt động cạnh tranh
của các chủ thể kinh doanh, làm sao đi vào trật tự
- Từ phía doanh n ghiệp: v/d: các chương trình khuyến mại của công ty có vi phạm
luật cạnh tranh không? v/d: 19 doanh nghiệp bảo hiểm họp ở Phan Thiết, thống
nhất mức phí bảo hiểm xe cơ giới � vi phạm Luật cạnh tranh (đây là hành vi thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh) V/d: chi nhánh của các công ty bảo hiểm tại Khán hHòa
đã họp nhau, thống nhất mức phí bảo hiểm thân thể cho học sinh � vi phạm V/d:
Công ty sữa có được quyền yêu cầu đại lý sữa chỉ được độc quyền bán hàng cho
công ty đó thôi không? Có vi phạm Luật cạnh tranh không?
- Từ phía người nghiên cứu: nắm được dấu hiệu của hành vi, khi nào hành vi là vi
phạm quy định của pháp luật cạnh tranh V.d: mì Tiến Vua, quảng cáo là sợi vàng
Trang 28tươi vì không sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, hành vi này có vi phạmLuật cạnh tranh không? Nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý như thế nào.
Nội dung
- Chương I: Những vấn đề chung về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh
- Chương II: Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh
- Chương III: Pháp luật chống hành vi hạn chế cạnh tranh
- Chương IV: Thủ tục tố tụng cạnh tranh
Chủ yếu nghiên cứu dấu hiệu của hành vi, nếu vi phạm thì xử lý như thế nào
V/d: 3 công ty Mobile phone, Viettel, Vinaphone tăng cước 3G từ 50,000 lên 70,000, có
vi phạm Luật cạnh tranh hay không
Tài liệu tham khảo
- Giáo trình Pháp luật cạnh tranh và giải quyết tranh chấp thương mại, Trường Đạihọc Luật TPHCM, 2012
- Luật Cạnh tranh và văn bản hướng dẫn thi hành
Đề thi (60 đến 75 phút)
Gồm 3 phần
- Câu 1: 4 câu nhận định Đúng, Sai Giải thích
- Câu 2: câu lý thuyết tự luận: phân tích/ so sánh/ trình bày: Vd: Trình bày & phântích các căn cứ xác định thị trường liên quan theo Luật cạnh tranh năm 2004
- Câu 3: Bài tập tình huống: đưa ra một tình huống trong thực tiễn: Hành vi nói trêncủa công ty có vi phạm luật cạnh tranh không? Nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý như thếnào? (Chú ý: Người ta không hỏi quy trình xử lý, mà chỉ nêu hình thức xử lý:giống như là ở Luật hình sự, định tội danh, khung hình phạt)
Kiểm tra
Trang 293 câu, trả lời Đúng/ Sai, giải thích tại sao.
CHƯƠNG I.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
1 Lý luận về cạnh tranh
(Cạnh tranh là gì Tại sao phải có Luật cạnh tranh)
1.1.Khái niệm cạnh tranh
(Khi trả lời 1 câu hỏi, thì phải xác định bối cảnh của câu hỏi) V.d: Trong lớp học thì có
sự cạnh tranh theo nghĩa xã hội; trong khu rừng rậm, giữa các động vật có sự cạnh tranhsinh tồn Về khía cạnh kinh tế, pháp lý
Dưới góc độ kinh tế học- pháp lý
Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằmtranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phíamình (Từ điển kinh doanh Anh, 1992)
Cạnh tranh là sự chạy đua của các thành viên của một thị trường hàng hóa, sản phẩm cụthể nhằ mlôi kéo ngày càng nhiều khách hàng, thị phần trên thị trường
- Hành vi: Ganh đua
- Chủ thể của hoạt động cạnh tranh là doanh nghiệp (tổ chức, cá nhân kinh doanh).Chú ý: chủ thể của hoạt động cạnh tranh là doanh nghiệp nói chung, chứ khôngcần phải là thương nhân (có đăng ký hoạt động kinh doanh)
- Mục đích: nhằm giành cùng một loại khách hàng, thị phần trên thị trường
V/d: doanh nghiệp A xây trụ sở to hơn doanh nghiệp B ở bên cạnh, chưa phải là hành vicạnh tranh, vì có sự ganh đua, nhưng chưa thỏa mãn tiêu chí mục đích
V/d: 1 cửa hàng kinh doanh điện thoại di động & 1 cửa hành kinh doanh điện thoại bàn
có cạnh tranh với nhau hay không? Ở đây, có sự ganh đua giữa các chủ thể là doanhnghiệp (Sau này sẽ học Lý thuyết về việc xác định thị trường sản phẩm liên quan) Kiểmtra khả năng thay thế giữa điện thoại bàn & điện thoại di động 2 loại điện thoại này làkhác nhau, chức năng của nó là khác nhau � không cạnh tranh Tương tự vậy, cửa hàngbán xe máy và cửa hàng bán xe đạp thì không cạnh tranh với nhau
� Như vậy, chúng ta cần phải xem xét đến khả năng thay thế sản phẩm
V/d: cửa hàng phở và cửa hàng bún là cạnh tranh với nhau Nhưng quán cà phê và cửahàng phở lại không cạnh tranh với nhau Nếu như cửa hàng phở dèm pha với cửa hàngbún, thì xử lý theo Luật cạnh tranh, nhưng nếu cửa hàng phở dèm pha với quán cà phê,thì xử lý theo Luật dân sự
Trang 30Cạnh tranh có từ bao giờ
Thời phong kiến không có cạnh tranh với nghĩa như trên, vì phương thức sản xuất thờiphong kiến là tự cung, tự cấp, sản phẩm đủ dùng Cạnh tranh gắn liền với phương thứcsản xuất công nghiệp, gắn liền với tư bản chủ nghĩa, gắn với cơ chế thị trường Ở Liên
Xô trước đây, dưới thời xã hội chủ nghĩa, phương thức sản xuất hành chính, quan liêu,bao cấp, phương thức sản xuất kế hoạch hóa, cũng không có cạnh tranh theo nghĩa nhưtrên
Cạnh tranh chỉ xuất hiện với những tiền đề kinh tế và pháp lý cụ thể Cạnh tranh chỉ cóthể xuất hiện trong điều kiện của cơ chế thị trường, nơi mà cung cầu là khung xương vậtchất, giá cả là diện mạo và cạnh tranh là linh hồn sống của thị trường
Ý nghĩa của cạnh tranh
- Trong mọi hoạt động đều phải có cạnh tranh
- Cạnh tranh là môi trường và động lực của sự phát triển
- Cạnh tranh thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và tăng năng suất lao động, tănghiệu quả của các doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp muốn giành khách hàng, thì phải giảmgiá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ �khuyến khích sự phát triển của khoahọc công nghệ V/d điển hình về kết quả của cạnh tranh là điện thoại di động Quá khứ,điện thoại di động kích thước cồng kềnh � đến thời điểm hiện tại, có đa dạng các nhãnhàng, kiểu dáng…
- Cạnh tranh là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hóa quan hệ xã hội: V.d: trong bối cảnhcạnh tranh, cần tuyển những người có khả năng làm việc, thay vì tuyển dụng dựa trên cácmối quan hệ như trước đây
Đặc điểm của cạnh tranh
1.2 Các hình thức tồn tại của cạnh tranh
Dựa vào vai trò điều tiết của nhà nước
- Cạnh tranh tự do: không có sự can thiệp của nhà nước Dựa trên học thuyết về
“Bàn tay vô hình” của Adam Smith Trong lịch sử loài người, đã có lúc, ở Mỹ,cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, cho thị trường tự do cạnh tranh Dẫn đến hậu quả làĐại khủng hoảng kinh tế thế giới 1930 Cạnh tranh tự do
- Cạnh tranh có sự điều tiết của nhà nước: hình thái phổ biến Là hình thái thịtrường của các nền kinh tế thị trường hiện đại xuất hiện khi nhân loại chuẩn bịbước vào thế kỷ 20 Quyền lực Nhà nước xuất hiện để khắc phục những khuyết tậtcủa cơ chế thị trường, để bảo vệ tự do cạnh tranh…
Căn cứ vào tính chất mức độ biểu hiện
Trang 31- Cạnh tranh hoàn hảo: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường, trong đó cảngười mua và người bán đều cho rằng các quyết định mua và bán của họ khôngảnh hưởng gì thị trường Tuy nhiên, không thể có cạnh tranh hoàn hảo lý tưởngnhư vậy
- Cạnh tranh không hoàn hảo: chính là hình thái phổ biến của thị trường Khi nhàsản xuất có thể chi phối giá cả của mình trên thị trường Cạnh tranh không hoànhảo thường dẫn đến sự tập trung kinh tế mà đỉnh cao của nó là độc quyền – baogồm độc quyền và độc quyền nhóm
- Độc quyền: Độc quyền nhóm, v/d: sản xuất lắp ráp ô tô, hàng không Độc quyền
tự nhiên (hình thành tự nhiên - ở một số ngành đặc biệt phải duy trì tình trạng độcquyền ở mức độ nhất định để đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng và duy trì chiphí sản xuất xã hội ở mức độ hợp lý), v/d: điện, nước; độc quyền nhân tạo, v/d:
Dựa vào tính lành mạnh của hành vi và tác động của chúng đối với thị trường
- Cạnh tranh lành mạnh: v/d: đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, hạ giá bán hàng hóa trên
cơ sở đổim oới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, chi phí lưu thông, nâng cao chấtlượng phục vụ khách hàng, liên tục đổi mới phương thức giao tiếp với kháchhàng…
- Cạnh tranh không lành mạnh: v/d: tung tin nói xấu đối thủ
2 Khái quát về chính sách cạnh tranh
2.1 Sự cần thiết phải điều tiết cạnh tranh
+) Quan điểm về giới hạn của sự tự do: Tự do chính là việc “nhận thức được quy luật”
Do phải tồn tại trong một cơ cầu đa lợi ích mà mọi loại lợi ích khác nhau đó đều phảiđược tồn tại trong một sự “cân bằng và hài hòa chung” nên từng doanh nghiệp trênthương trường đều phải “giới hạn” sự tự do của mình trong một trật tự nhất định
+) Sự bất lực của “bàn tay vô hình”: Cạnh tranh tự do bộ lộ những mặt trái của nó: thấtnghiệp, sự phá sản hàng loạt, sự lãng phí tài nguyên
+) Thừa nhận vai trò điều tiết của Nhà nước: Các quốc gia có nền kinh tế thị trường pháttriển đều quan tâm đến việc kiểm soát và điều tiết cạnh tranh bằng một hệ thống các công
cụ như chính sách thuế (v.d: thuế TNDN đ/v doanh nghiệp khai khoáng là 35%, cao hơn
so với mức thuế TNDN thông thường), kiểm soát giá cả (V/d: kiểm soát giá cả đ/v cácdoanh nghiệp độc quyền trong lĩnh vực xăng dầu, điện…), điều chỉnh độc quyền (v.d:Pacific Airlines vs Công ty xăng dầu Hàng không Việt Nam (Vinapco)), quốc hữu hóa(v/d: chính phủ Nga bỏ tiền ra quốc hữu hóa một số doanh nghiệp…), ban hành pháp luậtnhằm chống lại mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh
Ban hành và thực hiện pháp luật cạnh tranh luôn là công cụ có hiệu quả hơn cả Chínhsách này tác động một cách trực tiếp, cụ thể đến các hành vi cạnh tranh
Trang 322.2 Khái niệm và nội dung chính sách cạnh tranh
Chính sách cạnh tranh bao gồm các quy tắc và quy định nhằm thúc đẩy cạnh tranh trongmột nền kinh tế quốc dân, một phần thông qua việc phân bổ có hiệu quả hơn nguồn tàinguyên
Pháp luật cạnh tranh là nội dung cơ bản của chính sách cạnh tranh Nó bao gồm các quyđịnh chống cạnh tranh không lành mạnh và chống hạn chế cạnh tranh
3 Những vấn đề chung về pháp luật cạnh tranh
- Năm 1890, Đạo luật Sherman – đạo luật chống độc quyền đầu tiên trên thế giới đượcban hành tại Mỹ
Ở Việt Nam
- Trước năm 2004, chưa có chế định pháp luật cạnh tranh đầy đủ, chỉ có các quy định đơn
lẻ trong các văn bản pháp luật như Luật thương mại năm 1997, pháp luật về quản lý giá
cả, Pháp lệnh quảng cáo năm 2001…
- Ngày 3 tháng 12 năm 2004, Quốc hội đã thông qua Luật cạnh tranh có hiệu lực thi hànhvào ngày 01 tháng 07 năm 2005
3.2 Pháp luật cạnh tranh của Việt Nam
Vị trí và vai trò của Luật cạnh tranh
- Góp phần quan trọng tạo lập môi trường kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng, tựdo
- Bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp
- Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
- Đảm bảo cho tiến trình hội nhập diễn ra nhanh chóng và hiệu quả
Trong đó, mục đích chủ yếu là bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
Trang 33Điều 1 của Luật cạnh tranh năm 2004: “Luật này quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh,hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện
pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh”
Đối tượng áp dụng
Điều 2, Luật cạnh tranh:
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản
phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộcđộc quyền Nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam
- Hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam
Nhận định
Những người bán hàng rong không phải là đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh?
Sai Những người bán hàng rong là cá nhân kinh doanh, theo Điều 2, Luật cạnh tranh cũng là đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh
Xí nghiệp sản xuất vũ khí của quân đội không phải là đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh?
Sai
Là doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền Nhà nước, theo Điều 2, Luật cạnh tranh cũng là đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh
Công ty vệ sinh môi trường chuyên tưới cây ngoài đường không phải là đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh?
Cơ quan hành chính nhà nước không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật cạnh tranh?
Sai PHân biệt đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh
Hiệp hội ngành nghề, v/d: hiệp hội Taxi TPHCM là hiệp hội ngành v/d: Hiệp hội kiểm
toán là hiệp hội nghề Hiệp hội ngành nghề là đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh, do
bởi, tổ chức đó có thể có những chính sách làm ảnh hưởng đến chính sách của các doanh
nghiệp trong hoạt động đó
Trang 34Luật Cạnh tranh dược áp dụng cho cả những thương nhân thực tế (v/d: những người bánhàng rong)
Ngày 18/8
Các nguyên tắc của pháp luật cạnh tranh
- Luật cạnh tranh được xây dựng và thực thi dựa trên các nguyên lý cơ bản của kinh tếthị trường (tôn trọng tự do, bình đẳng, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cácchủ thể kinh doanh)
- Do tính chất của đối tượng điều chỉnh và phạm vi điều chỉnh, pháp luật cạnh tranhcòn có một số nguyên tắc đặc thù
o Nguyên tắc sử dụng tập quán trong kinh doanh: Khái niệm tập quán trong kinhdoanh được quy định tại khoản 4, Điều 3, Luật thương mại V/d: một chục làmười hay mười hai… Để xác định một hành vi có phải là cạnh tranh khônglành mạnh hay không, thì dựa vào tập quán trong kinh doanh
o Nguyên tắc ưu tiên áp dụng Luật cạnh tranh: trong trường hợp có sự mâu thuẫngiữa luật cạnh tranh và các luật khác, liên quan đến các vấn đề về cạnh tranh,thì sẽ áp dụng Luật cạnh tranh Thông thường, thì sẽ theo Luật ban hành vănbản quy phạm pháp luật (luật nào ban hành sau có hiệu lực áp dụng caohơn…) Tuy nhiên, cần chú ý đến nguyên tắc Luật chung & luật chuyên ngành
o Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng: thể hiện vai trò,
vị trí của luật cạnh tranh Mục đích cuối cùng của Luật cạnh tranh là để bảo vệquyền lợi của người tiêu dùng V.d: Công ty sữa yêu cầu đại lý sữa chỉ đượcbán sữa của mình, hành vi này vi phạm quyền được lựa chọn của người tiêudùng � ưu tiên bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, không bảo vệ quyền lợicủa doanh nghiệp
o Nguyên tắc xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh: khi xử lý vi phạm pháp luậtcạnh tranh, sẽ đặt vụ việc vào trong bối cảnh khi nó xảy ra V/d: Vinapco &Pacific Airlines Lúc vi phạm thì Vinapco có vị trí độc quyền thống lĩnh thịtrường, nhưng khi xử lý vụ việc, thì Vinapco không có vị trí độc quyền nữa.Khi giải quyết vụ việc, vẫn phải đặt vụ việc trong bối cảnh khi nó xảy ra -
CHƯƠNG II PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
Tên gọi của chế định
- Cạnh tranh bất hợp pháp
- Cạnh tranh bất chính
Trang 35- Cạnh tranh không lành mạnh
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh không chỉ mang tính chất vi phạm quy định phápluật, mà còn có thể là sự vi phạm chuẩn mực kinh doanh, đạo đức kinh doanh, tập quán,nên không thể sử dụng từ cạnh tranh bất hợp pháp
Còn khái niệm cạnh tranh bất chính thì lại quá rộng
� Sử dụng thuật ngữ “cạnh tranh không lành mạnh” để thể hiện chế định này
1 Bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh
1.1 Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Điều 3, khoản 4, Luật Cạnh tranh: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”
1.2 Đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh
+) Chủ thể: phải là doanh nghiệp (Điều 2, Luật cạnh tranh: Doanh nghiệp là tổ chức, cánhân kinh doanh)
+) Hành vi:
o hành vi cạnh tranh, nghĩa là nhằm vào doanh nghiệp khác
o trái với chuẩn mực đạo đức kinh doanh (quy định trong pháp luật, tập quánkinh doanh, đạo đức kinh doanh)
+) Hậu quả: V.d: chất gây ung thư 3MPCP trong nước tương của 18 doanh nghiệp Công
ty X cho phô tô các bài báo này, phát cho các đại lý (Hành vi này tuy không vi phạmpháp luật, tập quán kinh doanh, còn về đạo đức kinh doanh thì khó xác định) Nhưngchúng ta xem xét liệu hành vi này có phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh haykhông Khi đó, chúng ta cần xem hậu quả của hành vi này, có ảnh hưởng đến lợi ích củaNhà nước, Doanh nghiệp khác hay Người tiêu dùng hay không? Hành vi này gây thiệt hạiđến môi trường kinh doanh, trật tự kinh doanh mà Nhà nước muốn xác lập; làm ảnhhưởng đến các doanh nghiệp khác; gây hoang mang cho người tiêu dùng, hạn chế quyềnlựa chọn của người tiêu dùng, công ty X có thể lợi dụng tình hình tăng giá bán gây thiệthại cho người tiêu dùng
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh
Điều 39, luật cạnh tranh
Hậu quả của hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Trang 36- Có đối tượng xâm hại cụ thể: V/d: nếu có công ty đưa ra sản phẩm nước khoáng làLavize, thì dễ gây nhầm lẫn với nước khoáng Lavie Gây nhầm lẫn cho khách hàng, vàgây ảnh hưởng đến nước khoáng Lavie v/d: hành vi dèm pha công ty khác, phải là dèmpha một công ty cụ thể, chứ không được nói chung chung V/d: đại diện của một ngânhàng nói là tất cả các ngân hàng Việt Nam đang có nguy cơ phá sản � không chỉ ra đốitượng cụ thể � không mang tính chất là hành vi cạnh tranh không lành mạnh
- Có thể là hiện thực (đã xảy ra), có thể chỉ là tiềm năng (có căn cứ để xác định rằng hậuquả chắc chắn sẽ xảy ra nếu không ngăn chặn hành vi): v/d: nếu có công ty đưa ra sảnphẩm nước khoáng là Lavize, thì dễ gây nhầm lẫn với nước khoáng Lavie � hậu quả hiệnthực (thiệt hại cho người tiêu dùng, uy tín của Lavie) V/d: hành vi thu thập thông tin bímật kinh doanh của đối thủ tiềm năng � hậu quả tiềm năng
Các dấu hiệu cơ bản của hành vi cạnh tranh không lành mạnh
- Là hành vi của doanh nghiệp nhằm mục đích cạnh tranh: v.d: tài xế taxi vì động cơ cánhân mà đe dọa hành khách phải đi xe taxi của mình thì không phải là cạnh tranh khônglành mạnh; còn nếu là chủ trương của hãng taxi đó thì là cạnh tranh không lành mạnh
- Hành vi đó phải nhằm vào đối thủ cạnh tranh cụ thể, xác định được
- Hành vi đó có biể uhiện trái với các chuẩn mực đạo đức kinh doanh, hoặc trái với phápluật
- Hành vi đó gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh hoặc cho ngườitiêu dung
Thực trạng
- Diễn ra trong tất cả các ngành kinh tế có tồn tại cạnh tranh
- Rất đa dạng
- Thủ đoạn ngày càng tinh vi
2 Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Pháp luật cạnh tranh
2.1 Các hành vi theo Luật cạnh tranh năm 2004
Được liệt kê cụ thể ở Điều 39, Luật cạnh tranh năm 2004 Trong đó khoản 10 là khoản
mở
- Chỉ dẫn gây nhầm lẫn
- Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh
- Ép buộc trong kinh doanh
- Gièm pha doanh nghiệp khác
Trang 37- Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
- Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
- Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
- Phân biệt đối xử của hiệp hội
- Bán hàng đa cấp bất chính
- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản 4, Điều
3, Luật cạnh tranh do Chính phủ quy định
Có thể phân loại các hành vi này theo các tiêu chí:
+) Căn cứ vào hậu quả của hành vi
- Chủ yếu gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh, v/d: gièm pha doanh nghiệp khác
- Chủ yếu gây thiệt hại cho người tiêu dùng, v/d: chỉ dẫn gây nhầm lẫn
+) Căn cứ vào Điều 10bis, Công ước Paris
- Nhóm hành vi mang tính chất dụ dỗ, lôi kéo, v.d: khuyến mại không lành mạnh
- Nhóm hành vi mang tính chất công kích, v/d: dèm pha doanh nghiệp khác
- Nhóm hành vi mang tính chất lừa dối, v/d: quảng cáo sai sự thật
Phân tích các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cụ thể
1) Chỉ dẫn gây nhầm lẫn
Điều 40, Luật cạnh tranh 2004
- Chủ thể: phải là doanh nghiệp
- Hành vi: hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn,làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ, nhằm mục đích cạnhtranh (v.d: tên thương mại, nhãn hiệu, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý…)/hành vi kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ có chỉ dẫn gây nhầm lẫn Trong luậtcạnh tranh không có quy định chỉ dẫn thương mại, tham chiếu sang Luật sở hữu trítuệ
- Hậu quả: chủ yếu nhằm vào khách hàng, thu hút khách hàng mua hàng hoặc sửdụng dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn
Vụ việc: nước mắm Phú Quốc, nước mắm cá cơm Phú Quốc Cty ở TPHCM, sảnxuất nước mắm, lấy tên là nước mắm cá cơm Phú Quốc Chỉ dẫn địa lý “nướcmắm Phú Quốc” đã được đăng ký bảo hộ Luật sư của Cty TPHCM biện hộ, đây lànước mắm, làm từ cá cơm nhập từ Phú Quốc Thẩm phán xử lý vụ việc này, yêucầu Cty ở TPHCM phải thêm chữ “sản xuất tại TPHCM” với kích cỡ tương đương
Trang 38vào đằng sau chữ “nước mắm cá cơm Phú Quốc” để tránh gây lầm lẫn cho kháchhàng
Vụ việc: Công ty sản xuất ti vi lấy tên là SONNY Đây là hành vi sử dụng chỉ dẫngây nhầm lẫn � vi phạm Luật cạnh tranh
Vụ việc: Nếu công ty sản xuất quạt lấy tên là quạt SONY, trước hết hành vi này viphạm Luật sở hữu trí tuệ Tiếp đó, đây cũng là cạnh tranh không lành mạnh, dùrằng SONY không sản xuất quạt, nhưng là cạnh tranh với các doanh nghiệp sảnxuất quạt khác trong ngành � vi phạm Luật cạnh tranh
Vụ việc: Công ty sản xuất ti vi lấy tên là SONY � vi phạm Luật hình sự (làm giảsản phẩm)
2) Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh
Khái niệm bí mật kinh doanh: được đưa ra tại khoản 10, Điều 3, Luật cạnh tranh
2004
- Không phải là hiểu biết thông thường
- Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho ngườinắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sửdụng thông tin đó
- Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bịtiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được
V/d: bí quyết nấu ăn, nếu như được bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thôngtin không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được thì mới là bí mật kinh doanh;còn nếu như v/d đầu bếp đưa công thức nấu ăn quảng bá trên tivi � không phải là
bí mật kinh doanh
V/d: danh sách khách hàng của một công ty có thể là bí mật kinh doanh, có thểkhông phải là bí mật kinh doanh, tùy vào tình huống cụ thể
V/d: thông tin dự thầu, trước khi mở thầu thì là bí mật kinh doanh
Khái niệm bí mật kinh doanh có nội hàm khá rộng và không chỉ là những đốitượng của sở hữu công nghiệp Những thông tin nhạy cảm vềth ị trường, danh sáchđại diện hay khách hàng của doanh nghiệp, hồ sơ dự thầu, bản thiết kế… đều cóthể là những tàii lệu riêng được lưu giữ với chế độ bảo mật
Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh
Điều 41, Luật cạnh tranh 2004
+ Hành vi tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó: là
hành vi thuộc đối thủ cạnh tranh
+ Hành vi tiết lộ, sử dụng bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu
bí mật kinh doanh: có 2 trường hợp: (i) tiết lộ: do hoạt động nghề nghiệp của mình
mà biết được bí mật kinh doanh, v/d: kiểm toán khi thực hiện kiểm toán biết được
Trang 39giá cả của công ty, sau đó tiết lộ cho đối thủ cạnh tranh; (ii) sử dụng: hành vi củađối thủ cạnh tranh
+ Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa
vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó:
+ Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người
này làm thủ tục theo quy định củap háp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh, xin cấp phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm:
Nhận định
Lôi kéo, tuyển nhân viên chủ chốt của đối thủ cạnh tranh là hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh?
Nếu nhân viên chủ chốt này là người nắm giữ bí mật kinh doanh, thì là hành
vi thu thập thông tin bí mật kinh doanh hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh.Nếu nhân viên chủ chốt này không nắm giữ bí mật kinh doanh (mà chỉ là người có khả năng quản lý điều hành thôi), thì không phải là hành vi thu thập thông tin bí mật kinh doanh
Sử dụng danh sách bệnh nhân của bệnh viện lấy bằng cách lừa dối để gửi thư mời là hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh?
Nếu như danh sách này là bí mật kinh doanh xâm phạm
Nếu danh sách này không phải là bí mật kinh doanh không xâm phạmPhải đăng ký bí mật kinh doanh?
Theo khoản 10, Điều 3, bí mật kinh doanh chỉ có 3 dấu hiệu… , không bao 3) Ép buộc trong kinh doanh
Điều 42, Luật cạnh tranh quy định: “Cấm doanh nghiệp ép buộc khách hàng, đốitác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc
họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó”
+ Chủ thể: doanh nghiệp
+ Hành vi: đe dọa hoặc cưỡng ép khách hàng, đối tác kinh doanh của doanhnghiệp khác để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệpđó
+ Hậu quả: chủ yếu nhằm vào đối thủ cạnh tranh
v/d: một công ty sữa yêu cầu đại lý chỉ được bán sữa của công ty mình, khôngđược bán sữa của công ty khác Hành vi này chưa cấu thành hành vi ép buộc trongkinh doanh Nếu như doanh nghiệp này đưa ra những đe dọa như phạt hợp đồng,giảm hoa hồng… thì mới cấu thành hành vi ép buộc trong kinh doanh
Trang 40Vụ việc: quán Cây Dừa, đã được công ty sản xuất bia Tiger đầu tư trang bị quán.Trong hợp đồng tài trợ có điều khoản, quán Cây Dừa không được bán bia của công
ty khác Sau này, khi quán Cây Dừa bán bia Laser, thì công ty sản xuất bia Tigerkiện quán Cây Dừa đã vi phạm hợp đồng Quán Cây Dừa thuê luật sư kiện lại rằngcông ty sản xuất bia Tiger đã có hành vi ép buộc trong kinh doanh
http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20040408/tai-sao-quan-cay-dua-bi-kien/27917.html
Vụ việc: hiện tượng các nhà hàng ven đường cấu kết với các tài xế xe đường dài,
để ép buộc khách hàng vào ăn cơm của mình
4) Gièm pha doanh nghiệp khác
Điều 43, Luật Cạnh tranh quy định: “Cấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệpkhác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gâyảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp đó”
+ Chủ thể: doanh nghiệp
+ Hành vi: trực tiếp, gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực
+ Hậu quả: gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp đó Như vậy, đ/v hành vi gièm pha doanh nghiệp khác, thìphải có hậu quả thực tế xảy ra
Vụ việc: công ty sản xuất bình Inox Sơn Hà đã làm công văn gửi cho các đại lý,nhà phân phối, khuyến cáo không nên phân phối bình Toàn Mỹ, vì bình của Toàn
Mỹ có chứa chất gây ung thư Trong trường hợp này là hành vi trực tiếp (công văngửi cho các đại lý, nhà phân phối), đưa thông tin sai sự thật (…)
Vụ việc: giám đốc ACB bị tung tin là bị bắt, dẫn đến hàng ngàn người đến ACBrút tiền Trong vụ việc này, không phát hiện được ai là người tung tin
Vụ việc: Vitecfood đã cho in ấn và phát tán kết quả xét nghiệm hàm lượng MPCP � đây không phải là hành vi gièm pha, vì thông tin là đúng sự thật, nhưng
3-là hành vi cạnh tranh không 3-lành mạnh
Vụ việc: Phạm Thị Thu Hà, tự xưng là tình nguyện viên, do Cty Thăng Long ủyquyền, đã liên hệ và sử dụng dụng cụ tự có tiến hành “kiểm tra chất lượng” đối vớicác loại nước khoáng mang nhãn hiệu LaVie tại các đơn vị khách hàng đang sửdụng sả nphẩm của Cty Lavie > Cty Thăng Long đã có hành vi gián tiếp (sử dụngtình nguyện viên), sử dụng thiết bị tự chế (không trung thực), gây ảnh hưởng đến
uy tín của Lavie � hành vi gièm pha, cạnh tranh không lành mạnh
http://anninhthudo.vn/kinh-doanh/khi-doanh-nghiep-giem-pha-khong-co-y/311002.antd
Vụ việc: nệm Kim Đan khuyến cáo với khách hàng là không nên nằm nệm lò xo vìkhông tốt cho sức khỏe � không phải là hành vi gièm pha, không phải là hành vicạnh tranh Nhưng nó là hành vi vi phạm Luật quảng cáo (Quảng cáo công kích)