1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài thảo luận Luật Lao động Chương 7

15 71 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 55,8 KB

Nội dung

Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và

Trang 1

MÔN: LUẬT LAO ĐỘNG BÀI THẢO LUẬN CHƯƠNG VII: TIỀN LƯƠNG

LỚP: QTL43B.2 NHÓM THỰC HIỆN:

Trang 2

Câu 1: 1

Câu 2: 2

Câu 3: 3

Câu 4: 3

Câu 5: 5

Câu 6: 7

TÌNH HUỐNG 8

Tình huống 1 : 8

Tình huống 2 : 11

Tình huống 3: 13

Trang 3

LÝ THUYẾT

Câu 1: Hãy so sánh tiền lương của người lao động làm việc theo HĐLĐ với tiền lương của viên chức nhà nước và tiền công của người nhận gia công.

*Giống nhau: là khoản tiền dùng để chỉ sự trả công cho bất kỳ người lao động nào khi

thực hiện công việc nhất định

*Khác nhau:

Tiêu

chí

Tiền lương theo

HĐLĐ

( Được quy định từ

Điều 90 – Điều

103 BLLĐ 2012)

Tiền lương của viên chức nhà nước

(Được quy định tại Điều

12 Luật Viên chức 2010)

Tiền công của bên nhận gia

công.

(Được quy định từ Điều 542 đến 553 BLDS 2015, Điều

178 – 184 LTM 2005)

Bản

chất - Giá cả hàng hóasức lao động

- Đây không phải là quan

hệ mua bán hàng hóa sức lao động, mà tiền lương được trả tương ứng với

vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức

vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao

- Thực chất đây là hoạt động thương mại, tiền công là giá

cả để thực hiện dịch vụ đó

Căn

cứ

- Tiền lương trả

cho NLĐ căn cứ

vào năng suất lao

động và chất lượng

công việc

- Tiền lương trả căn cứ vào chức danh nghề nghiệp và chức vụ quản lý

- Tiền công trả căn cứ vào kết quả của sản phẩm gia công

Trang 4

độ

tiền

lươn

g

- Được pháp luật

quy định làm căn

cứ cho việc thỏa

thuận và tiến hành

trả lương

- Gồm nhóm các

quy định chủ yếu:

tiền lương tối

thiểu, hệ thống

thang lương, bảng

lương và các loại

phụ cấp lương

- Các chế độ cũng được pháp luật quy định cụ thể như tiền lương trong HĐLĐ

- Pháp luật không quy định các chế độ về tiền công, tiền công không bị chi phối bởi các quy định của pháp luật mà phần lớn do các bên thỏa thuận

Câu 2: Phân tích và đánh giá cơ sở xây dựng tiền lương tối thiểu theo pháp luật hiện hành.

Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ Mức lương tối thiểu bao gồm hai loại là lương tối thiểu vùng và lương tối thiểu ngành Theo Nghị định 103/2014/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 01/01/2015 như sau:

 3.100.000 đồng/tháng đối với vùng I;

 2.750.000 đồng/tháng đối với vùng II;

 2.400.000 đồng/tháng đối với vùng III;

 2.150.000 đồng/tháng đối với vùng IV

Mức lương tối thiểu ngành là mức lương áp dụng đối với từng ngành lao động cụ thể Lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố Theo Điều 91, Bộ Luật Lao động 2012, mức lương tối thiểu được xác định theo tháng, ngày và giờ Tuy nhiên trên thực tế, lương tối thiểu chỉ được xác định theo tháng Về cơ bản, Chính phủ đã có những điều chỉnh cần thiết với tiền lương tối thiểu khi có những thay đổi về mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng và cung cầu lao động Tuy nhiên, lương tối thiểu tăng còn phải tính đến dựa trên khả năng chi trả của ngân sách nhà nước và khả năng chi trả của doanh nghiệp

Trang 5

Đánh giá: Các chính sách về tiền lương tối thiểu còn mang tính chất chung chung

và thay đổi thường xuyên Ý thức chấp hành các quy định về mức tiền lương tối thiểu của người sử dụng lao động còn hạn chế Người sử dụng lao động với vị thế là nhà kinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận nên thường hạn chế các quyền lợi của người lao động, đặc biệt là về tiền lương Các hình thức xử phạt vi phạm quy định về tiền lương chưa đủ mạnh để răn đe các đối tượng vi phạm Công tác thanh tra, giám sát việc chấp hành các quy định về mức tiền lương tối thiểu chưa thực sự sâu sát và đem lại hiệu quả cao Tổ chức công đoàn chưa thể hiện được vai trò, vị trí và sứ mệnh của mình trong việc đảm bảo quyền lợi của người lao động

Câu 3: Hãy chỉ ra mối quan hệ giữa các loại tiền lương tối thiểu? Theo bạn, Nhà nước có nên thống nhất tiền lương cơ sở và tiền lương tối thiểu vùng hay không? Vì sao?

Điểm chung: Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ

Theo nhóm, không nên thống nhất tiền lương cơ sở và lương tối thiểu vùng vì mức sống, trình độ phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội các vùng là không giống nhau nên có gây là nhiều sự không phù hợp trong trả lương Gây khó khăn có cá nhân , tổ chức sử dụng người lao động trong việc trả lương

Câu 4: Hãy xác định cơ cấu tiền lương theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thứ nhất, mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu

vùng

Ở thời điểm hiện tại, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định 157/2018/NĐ-CP Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2020 khi Nghị định 90/2019/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực thì mức lương tối thiểu vùng có sự thay đổi nhất định Cụ thể như sau:

Vùng Mức lương tối thiểu vùng năm

2019 ( áp dụng từ 01/01/2019 đến 01/01/2020)

Mức lương tối thiểu vùng năm

2020 ( áp dụng từ ngày 01/01/2020)

Vùng I 4.180.000 đồng/tháng 4.420.000 đồng/tháng

Vùng II 3.710.000 đồng/tháng 3.920.000 đồng/tháng

Trang 6

Vùng III 3.250.000 đồng/tháng 3.430.000 đồng/tháng

Vùng IV 2.920.000 đồng/tháng 3.070.000 đồng/tháng

Thứ hai, việc trả lương phải đầy đủ và đúng hạn

Người lao động được người sử dụng lao động trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 1 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương

Thứ ba, căn cứ trả tiền lương trả cho người lao động

Tiền lương trả cho người lao động được căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện

Thứ tư, về hình thức trả lương

Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán Trường hợp thay đổi hình thức trả lương, thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày

Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân

Câu 5: Phân tích và đánh giá việc áp dụng các quy định về việc xây dựng thang lương, bảng lương theo pháp luật hiện hành

Căn cứ theo Điều 93 BLLĐ 2012, NSDLĐ có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động Khi xây dựng thang lương, bảng lương người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại

cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động

Trang 7

Theo quy định tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP: Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương được xác định như sau:

“1 Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp

vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.

2 Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.

3 Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:

a) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

b) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

c) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.”

Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11/11/2014 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp

Trang 8

tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015)

- Đối tượng áp dụng gồm: Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không đăng ký lại hoặc chưa chuyển đổi theo quy định); hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã,

tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và

cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này)

- Căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định 103/2014/NĐ-CP và các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng lao động với người lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế của doanh nghiệp, doanh nghiệp phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở và người lao động để thỏa thuận, xác định mức điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương, mức lương ghi trong hợp đồng lao động và mức lương trả cho người lao động cho phù hợp, bảo đảm các quy định của pháp luật lao động và tương quan hợp lý tiền lương giữa lao động chưa qua đào tạo với lao động đã qua đào tạo và lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, giữa lao động mới tuyển dụng với lao động có thâm niên làm việc tại doanh nghiệp

- Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động Các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp

Câu 6: Phân tích và đánh giá việc áp dụng các quy định về quy chế tiền thưởng tại doanh nghiệp hiện nay.

Trang 9

Các chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nắng lương và các chế độ khuyến khích đối với NLĐ được thỏa thuận trong HĐLĐ, TƯLĐTT (nếu có) hoặc quy định trong quy chế của NSDLĐ Việc ghi nhận rõ ràng trong HĐLĐ, TƯLĐTT hoặc quy định trong quy chế của NSDLĐ không những có ý nghĩa về mặt quản lý các khoản chi trong doanh nghiệp

và quản lý lao động mà còn đóng góp vai trò không nhỏ để doanh nghiệp được trừ chi phí hợp lý khi tính TTNDN

Ngoài ra, NSDLĐ có thể xét thưởng cho NLĐ căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của NLĐ NSDLĐ cần ban hành quy chế thưởng để xác định rõ số tiền thưởng, cách thức chi trả tiền thưởng

và tham khảo ý kiến của BCHCĐ cơ sở hoặc BCHCĐ cấp trên trực tiếp ở nơi chưa có BCHCĐ cơ sở về quy chế thưởng, và sau đó cần công bố công khai tại nơi làm việc Đây cũng là cơ sở pháp lý để tiền thưởng được xem là chi phí được trừ khi tính TTNDN

Trang 10

TÌNH HUỐNG

Tình huống 1 :

Yêu cầu thanh toán 04 tháng tiền lương (11/2016, 2/2017, 4/2017 và 7/2017) và tiền lãi chậm thanh toán tính đến ngày 31/8/2017

*Về 4 tháng tiền lương :

Căn cứ vào Điều 96 BLLĐ 2012 về nguyên tắc trả lương thì NLĐ được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng hạn Ở đây, Công ty P còn nợ ông Thành tiền lương và phụ cấp cho 04 tháng, bao gồm các tháng: 11/2016 là 6.300.000 đồng/tháng; tháng 2/2017 là 7.500.000 đồng/tháng; tháng 4/2017 là 7.200.000 đồng/tháng; tháng 07/2017 là 7.300.000 đồng/tháng Như vậy Công ty P có trách nhiệm thanh toán 04 tháng tiền lương còn nợ cho ông Thành

*Về tiền lãi chậm thanh toán :

Căn cứ vào đoạn 2 Điều 96 BLLĐ 2012 được hướng dẫn tại Điều 24 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP thì Công ty P phải trả lãi suất chậm thanh toán cho ông Thành Cụ thể khoản tiền trả thêm ít nhất bằng số tiền trả chậm (trong tình huống trên lần lượt là 6tr3, 7tr5, 7tr2, 7tr3) nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi Công ty P mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương Tuy nhiên, cần căn cứ vào lý do thanh toán chậm tiền lương

TH1: Công ty do gặp phải trường hợp đặc biệt hoặc lý do bất khả kháng dẫn đến không thể trả lương cho ông ông Thành

Theo Khoản 2 Điều 24 Nghị định 05/2015 quy định về nguyên tắc trả lương cho người lao động:

“2 Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01

Trang 11

tháng Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau:

c) Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương”.

Công ty còn nợ 4 tháng tiền lương của ông Thành nên yêu cầu của ông sẽ được chấp nhận và tiền lãi dựa theo hướng dẫn tại điều này

TH2: Công ty không gặp khó khăn nhưng cố ý không trả tiền lương đúng hạn cho ông Thành:

Tình huống có tình tiết tòa án đã thông báo cho người đại diện theo pháp luật của công ty (ông Cường) về yêu cầu khởi kiện của ông Thành, mời tham gia hòa giải nhưng ông Cường lại vắng mặt không có lý do Ông Cường tiếp tục không xuất hiện tại phiên xét xử vụ án lần hai, đồng thời phía công ty cũng không nêu ra các trường hợp đặc biệt hoặc các lý do bất khả kháng dẫn tới việc công ty không thể trả lương cho ông Thành đúng thời hạn Như vậy có thể xem là việc không trả lương đủ cho ông Thành là việc làm mang tính cố ý của công ty

Theo Khoản 3 và 7 Điều 13 Nghị định 88/2015/NĐ-CP:

“3 Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; …

7 Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;

Ngày đăng: 19/03/2022, 13:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w