1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài thảo luận Luật Lao Động Chương 5

20 119 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 70,17 KB

Nội dung

 Xác định và phân tích tổ chức đại diện tập thể người lao động: Sơ lược về lịch sử tổ chức công đoàn Việt Nam: Sự hình thành của tổ chức công đoàn nước ta gắn liền với sự hình thành và

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MÔN: LUẬT LAO ĐỘNG

BÀI THẢO LUẬN CHƯƠNG 5

LỚP: QTL43B2 NHÓM THỰC HIỆN:

Trang 2

LÝ THUYẾT 1

Câu 1: 1

Câu 2: 2

Câu 3: 9

Câu 4: 10

Câu 5: 13

Câu 6: 15

TÌNH HUỐNG 17

Câu 1: 17

Câu 2: 17

Câu 3: 17

Trang 3

LÝ THUYẾT

Câu 1: Theo quy định hiện hành của Việt Nam, hãy xác định và phân tích tổ chức đại diện tập thể người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động? Hãy chỉ ra điểm khác biệt giữa pháp luật lao động Việt Nam và các Công ước của ILO về tổ chức đại diện tập thể người lao động.

Xác định và phân tích tổ chức đại diện tập thể người lao động:

Sơ lược về lịch sử tổ chức công đoàn Việt Nam: Sự hình thành của tổ chức công đoàn nước ta gắn liền với sự hình thành và phát triển phong trào công nhân lao động

và phong trào cách mạng Việt Nam Từ khi thành lập đến nay, công đoàn Việt Nam ngày càng lớn mạnh và xứng đáng là tổ chức đại của giai cấp công nhân

Địa vị pháp lý: Được ghi nhận trong Hiến Pháp, Bộ Luật Lao Động (BLLĐ), Luật Công Đoàn và các văn bản hướng dẫn thi hành

Hệ thống tổ chức: Điều lệ công đoàn Việt Nam đã quy định rõ hệ thống tổ chức công đoàn Việt Nam gồm các cấp sau

- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam;

- Liên đoàn lao động tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng liên đoàn;

- Công đoàn cấp trên cơ sở; và

- Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn

Như vậy, tổ chức công đoàn được thành lập để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động

Xác định và phân tích tổ chức đại diện người sử dụng lao động.

Sơ lược về lịch sử hình thành: từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành lập thì vấn đề tổ chức đại diện người lao động đã được đề cập trong các văn bản pháp luật Tuy nhiên, trong những năm tồn tại nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung thì vấn đề này trở nên mờ nhạt Bước vào nền kinh tế thị trường thì vấn đề này lại được nhận thức và quan tâm hơn, rõ nét nhất là việc quy định vị trí của đại diện người sử dụng lao động trong Bộ luật Lao động

Trang 4

Theo các quy định hiện hành, tổ chức đại diện người sử dụng lao động hiện nay gồm: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (VCA)

Như vậy, tổ chức đại diện người sử dụng lao động được thành lập với chức năng,

nhiệm vụ đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động

trong quan hệ lao động

Điểm khác biệt giữa pháp luật lao động Việt Nam và các Công ước của ILO

về tổ chức đại diện tập thể người lao động.

Thứ nhất, việc tham gia của tổ chức công đoàn vào quá trình đàm phán, ký kết thỏa ước tập thể còn hạn chế

Thứ hai, về tài chính và điều kiện làm việc của cán bộ công đoàn Kinh phí hoạt động của tổ chức công đoàn do công đoàn viên và người sử dụng lao động đóng góp Thứ ba, về vai trò đại diện cho người lao động, tuy nhiên việc đại diện cho người lao động, đặc biệt là việc đại diện cho người lao động tại các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế

Thứ tư, các quy định của Việt Nam không cho phép người lao động được quyền

tự do tổ chức và gia nhập các tổ chức đại diện của người lao động

Như vậy, cho đến trước khi Bộ luật Lao động năm 2019 ra đời, một trong những điểm chưa phù hợp lớn trong quy định của pháp luật Việt Nam chính là việc không cho phép người lao động có quyền tự do thành lập và gia nhập tổ chức đại diện khác ngoài công đoàn theo hệ thống công đoàn Việt Nam

Câu 2: Hãy trình bày nội dung cơ bản của ILO về quyền tự do thương lượng tập thể Trên cơ sở đó, hãy chỉ ra điểm khác biệt so với quy định pháp luật lao động của Việt Nam.

Nội dung cơ bản của ILO về quyền tự do thương lượng tập thể:

Quyền tổ chức và thương lượng tập thể có thể được thiết lập ở nhiều cấp độ với mức độ cụ thể hóa khác nhau Tuy nhiên, cơ bản nhất và phổ biến nhất là những nội dung được nêu trong Công ước số 87, Công ước số 154 và quan trọng nhất là Công ước số 98 của ILO Những nội dung cơ bản này thể hiện trong các điểm chính sau:

Trang 5

Theo định nghĩa tại Công ước số 154 của ILO về thương lượng tập thể, thương lượng tập thể là tất cả các cuộc đàm phán diễn ra giữa một bên là một người sử dụng lao động, một nhóm người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động với một bên là một hay nhiều tổ chức của người lao động, để: (a) xác lập các điều kiện lao động và điều khoản sử dụng lao động; và/hoặc (b) điều chỉnh mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động; và/hoặc (c) điều chỉnh mối quan hệ giữa người sử dụng lao động hoặc tổ chức của họ với một tổ chức của người lao động hay nhiều tổ chức của người lao động

Thương lượng tập thể là cơ chế then chốt để xác lập tiền lương và điều kiện làm việc trong một nền kinh tế thị trường Công ước số 98 đặt ra những nguyên tắc cơ bản

để thương lượng tập thể phát huy hiệu quả đối với người lao động, người sử dụng lao động và toàn xã hội Nếu thành viên hay lãnh đạo công đoàn lo sợ phải đối diện với sự phân biệt đối xử từ người sử dụng lao động do tham gia các hoạt động của công đoàn và/hoặc là thành viên công đoàn, công đoàn sẽ không thể thực hiện chức năng thương lượng tập thể với người sử dụng lao động một cách thực chất Công ước số 98 đòi hỏi phải có những biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa và giải quyết vấn đề phân biệt đối xử chống công đoàn

Bên cạnh đó hệ thống thương lượng tập thể chỉ có thể vận hành một cách thực chất khi công đoàn độc lập và không chịu sự can thiệp của người sử dụng lao động Công ước số 98 đòi hỏi phải có các biện pháp hiệu quả để đảm bảo các tổ chức của người lao động và người sử dụng lao động không bị can thiệp bởi bên còn lại

Cuối cùng, Công ước số 98 đòi hỏi chính phủ, các tổ chức của người lao động và người sử dụng lao động xây dựng và sử dụng các thể thức để thúc đẩy thương lượng

tự nguyện

Công ước số 87

Điều 2 Người lao động và người sử dụng lao động, không phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào, có quyền được thành lập và gia nhập các tổ chức theo sự lựa chọn của mình

mà không phải xin phép trước, với một điều kiện duy nhất là phải tuân theo điều lệ của chính tổ chức đó

Điều 3.1 Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động có quyền lập

ra điều lệ và quy tắc, bầu đại diện, tổ chức việc điều hành, tổ chức các hoạt động và soạn thảo chương trình hoạt động của mình

Trang 6

Điều 5 Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động có quyền thành lập và gia nhập các liên đoàn, tổng liên đoàn, và mọi tổ chức, liên đoàn hoặc tổng liên đoàn đó đều có quyền gia nhập các tổ chức quốc tế của người lao động và người sử dụng lao động

Điều 8.1 Khi thực hiện những quyền được quy định trong Công ước này, người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức tương ứng của họ, cũng như mọi người

và mọi tập thể có tổ chức khác, đều phải tôn trọng pháp luật quốc gia

Điều 11 Mọi Thành viên của Tổ chức Lao động Quốc tế mà tại đó Công ước này có hiệu lực, cam kết áp dụng mọi biện pháp cần thiết và thích hợp để bảo đảm rằng người lao động và người sử dụng lao động có thể tự do thực hiện quyền được tổ chức

Công ước số 98

Điều 1

1 Người lao động phải được hưởng sự bảo vệ thích đáng trước những hành vi phân biệt đối xử chống lại công đoàn trong việc làm của họ

2 Sự bảo vệ đó phải được áp dụng trước hết đối với những hành vi nhằm:

a) làm cho việc làm của người lao động phụ thuộc vào điều kiện là người đó không được gia nhập công đoàn hoặc phải từ bỏ tư cách đoàn viên công đoàn;

b) sa thải hoặc gây tổn hại cho người lao động với lý do là đoàn viên công đoàn, hoặc tham gia các hoạt động công đoàn ngoài giờ làm việc hoặc với sự đồng ý của người sử dụng lao động trong giờ làm việc

Điều 2

1 Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động phải được hưởng sự bảo vệ thích đáng chống lại mọi hành vi can thiệp của bên kia hoặc của những phái viên hay thành viên của bên kia trong quá trình thành lập, hoạt động hoặc điều hành hoạt động của mình

2 Cụ thể, những hành vi được coi là can thiệp theo định nghĩa của Điều này, là những hành vi nhằm thúc đẩy việc thành lập tổ chức của người lao động do người sử dụng lao động hay tổ chức của người sử dụng lao động chi phối, hoặc nhằm hỗ trợ tổ chức của người lao động bằng tài chính hay bằng những biện pháp khác, với ý đồ đặt các tổ

Trang 7

chức đó dưới sự kiểm soát của người sử dụng lao động hay tổ chức của người sử dụng lao động

Điều 3 Nếu cần thiết, phải thiết lập bộ máy phù hợp với điều kiện quốc gia, để đảm bảo cho việc tôn trọng quyền tổ chức đã được xác định trong các điều trên

Điều 4 Nếu cần thiết, phải có những biện pháp phù hợp với điều kiện quốc gia để khuyến khích và xúc tiến việc xây dựng và tận dụng đầy đủ các thể thức thương lượng

tự nguyện giữa một bên là người sử dụng lao động và các tổ chức của người sử dụng lao động với một bên là các tổ chức của người lao động, nhằm quy định những điều khoản và điều kiện về sử dụng lao động bằng thỏa ước lao động tập thể

Bên cạnh đó, Tuyên bố năm 1998 của ILO tuyên bố rằng tất cả các thành viên, dù đã phê chuẩn hay chưa phê chuẩn các Công ước này, đều có nghĩa vụ, với tư cách là thành viên của Tổ chức phải tôn trọng, thúc đẩy và hiện thực hóa một cách có thành ý phù hợp với Điều lệ, các nguyên tắc liên quan tới các quyền cơ bản và là nội dung của các Công ước, bao gồm:

(a) tự do liên kết và thừa nhận một cách thực chất quyền thương lượng tập thể;

(b) xóa bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc;

(c) xóa bỏ một cách có hiệu quả lao động trẻ em;

(d) xóa bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp

*Các cấp độ xác lập quyền tổ chức và thương lượng tập thể:

Về hình thức quyền tổ chức và thương lượng tập thể có thể được xác lập ở nhiều cấp độ khác nhau:

- Các công ước quốc tế: Quyền tổ chức và thương lượng tập thể được quy định

trong cặp công ước cơ bản là Công ước số 87 (1948) và Công ước số 89 (1949) của ILO Sau đó, được Hội nghị Lao động Quốc tế của ILO nhắc lại trong Tuyên bố năm

1998 rằng tất cả các nước thành viên ILO dù phê chuẩn hay chưa phê chuẩn cũng phải

có trách nhiệm thực hiện các nguyên tắc và quyền cơ bản này

- Các hiệp định thương mại tự do (FTA): Các FTA thế hệ mới thường viện dẫn

nội dung Tuyên bố năm 1998 như là một trong những điều khoản cơ bản đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng dựa trên nền tảng chi phí đạo đức công bằng Các hiệp định thương mại tự do TPP và EVFTA đều viện dẫn Tuyên bố này

Trang 8

- Các bộ quy tắc ứng xử (CoC): Các bộ quy tắc ứng xử được coi như những tiêu

chuẩn đạo đức kinh doanh toàn cầu mà doanh nghiệp phải thực hiện Các tiêu chuẩn này xuất phát từ thiện ý của người tiêu dùng nhằm đảm bảo cho những NLĐ tham gia chuỗi cung ứng được đối xử công bằng thông qua việc đảm bảo các quyền lao động Ngoài 8 Công ước cơ bản các CoC thường viện dẫn thêm nội dung của các công ước khác, chẳng hạn: thù lao lao động; thời giờ làm việc, nghỉ ngơi; kỷ luật lao động,…

- Luật pháp quốc gia: Luật pháp quốc gia phải phù hợp với các nghĩa vụ và cam

kết quốc tế, trong đó đặc biệt là: nghĩa vụ thành viên ILO, các Công ước quốc tế đã phê chuẩn và các FTA đã ký kết Do đó, luật pháp quốc gia đóng vai trò triển khai và đảm bảo thực hiện các quyền lao động mà quốc gia đó đã cam kết hoặc có nghĩa vụ phải thực hiện

- Thỏa ước lao động tập thể: Trên cơ sở luật pháp quốc gia các tổ chức đại diện

của NLĐ và NSDLĐ tiến hành thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể Thỏa ước lao động tập thể xác lập những quyền lao động cụ thể phù hợp với điều kiện lao động đặc thù ở từng ngành, từng doanh nghiệp

- Hợp đồng lao động: Hợp đồng lao động cá nhân không được trái với pháp luật

và thỏa ước lao động tập thể Hợp đồng lao động xác lập các quyền lao động đối với

cá nhân NLĐ, NSDLĐ trong QHLĐ tại nơi làm việc

*Cơ chế thực thi và đảm bảo quyền lao động:

Các cơ quan xác lập quyền lao động đều có cơ chế để đảm bảo thực thi quyền lao động mà mình đã xác lập Tuy nhiên, tất cả các quyền lao động cuối cùng đều được triển khai tại nơi làm việc Vì vậy, các quyền lao động chỉ có ý nghĩa và được thực thi hiệu quả nếu có sự giám sát chặt chẽ và thường xuyên ngay tại nơi làm việc Việc giám sát đó không ai làm tốt hơn chính NLĐ và tổ chức đại diện của họ trong doanh nghiệp

Chính vì vậy, việc thành lập nên các tổ chức đại diện thực sự của NLĐ tại nơi làm việc vừa là quyền của NLĐ nhưng cũng vừa là cơ chế để đảm bảo thực thi hiệu quả các quyền lao động khác

Điểm khác biệt của pháp luật Việt Nam:

Thứ nhất, pháp luật lao động Việt Nam đang thu hẹp quyền thành lập tổ chức

công đoàn của NLĐ

Trang 9

Trong các tiêu chuẩn lao động quốc tế, quyền công đoàn được ghi nhận cho phép

“tất cả mọi người đều có quyền, cùng với người khác thành lập các công đoàn hay gia nhập vào các công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình” Vấn đề này cũng được điều chỉnh trong Công ước quốc tế các Quyền kinh tế xã hội và văn hóa năm 1966 và Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị năm 1966

Tuy nhiên, pháp luật lao động Việt Nam không thừa nhận quyền tự do liên kết đối với NLĐ nước ngoài Điều này lý giải bởi: “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của NLĐ, được thành lập trên cơ sở tự nguyện,

là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những NLĐ khác (sau đây gọi chung là NLĐ)…”

Tổ chức công đoàn Việt Nam là tổ chức nằm trong hệ thống chính trị của Nhà nước Việt Nam, vừa mang tính chính trị vừa mang tính quần chúng thực hiện chức năng đại diện và bảo vệ quyền lợi của NLĐ khi tham gia vào QHLĐ

Việc hạn chế NLĐ nước ngoài được thực thi quyền tự do liên kết là một sự mâu thuẫn với quy định quốc tế Điều này cho thấy sự không tương thích của pháp luật lao động Việt Nam với hệ thống pháp luật các quốc gia khác trên thế giới Ngoài ra, việc không thừa nhận người nước ngoài có quyền công đoàn cho thấy sự không bình đẳng

về quyền của NLĐ khi tham gia QHLĐ

Thứ hai, thừa nhận một tổ chức công đoàn duy nhất trực thuộc Tổng Liên đoàn

Lao động Việt Nam

Pháp luật quốc tế ghi nhận: “Mọi người có quyền tự do thành lập các công đoàn, các liên hiệp công đoàn quốc gia và quyền hợp thành liên đoàn, tổng liên đoàn”

Theo yêu cầu của Hiệp định CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), các quốc gia thực hiện tất cả các tiêu chuẩn lao động quốc

tế theo tuyên bố của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về những nguyên tắc và quyền

cơ bản tại nơi làm việc năm 1998: “Mỗi bên phải thông qua và duy trì trong các quy chế và quy định của mình các quyền dưới đây như được nêu trong Tuyên bố ILO: a) Quyền tự do liên kết và công nhận hiệu quả thương lượng tập thể”… Hiệp định CPTPP cũng ghi nhận thời gian không áp dụng trừng phạt thương mại là 5 năm kể từ ngày Hiệp định CPTPP có hiệu lực đối với việc thành lập tổ chức công đoàn độc lập; thời gian không trừng phạt thương mại là 7 năm kể từ ngày Hiệp định CPTPP có hiệu

Trang 10

lực đối với nghĩa vụ cho phép các tổ chức của NLĐ tại cơ sở được phép liên kết với nhau

Việc chỉ thừa nhận một tổ chức công đoàn duy nhất theo pháp luật hiện hành cho thấy các vấn đề sau:

- Tổ chức công đoàn chưa phát huy được hết nội lực khi tham gia vào QHLĐ để thực hiện vai trò đại diện và bảo vệ quyền lợi cho tập thể lao động, thiếu đi tính cạnh tranh trong tổ chức và hoạt động

- Chưa đa dạng hóa các loại hình tổ chức đại diện để NLĐ được quyền lựa chọn cho mình một tổ chức phù hợp trong quá trình đại diện tại doanh nghiệp

- Hiện nay, pháp luật cũng đã thừa nhận tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp cơ

sở được quyền đại diện cho tập thể lao động những nơi doanh nghiệp không thành lập

tổ chức công đoàn cơ sở Tuy nhiên, tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là một

tổ chức được Nhà nước trao quyền, nhân lực để bảo đảm thực thi vai trò đại diện tập thể lao động với số lượng các doanh nghiệp đóng trên địa bàn chưa tương xứng Chính vì vậy, vai trò đại diện của tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở mặc dù đã được quy định nhưng chưa phát huy hiệu quả trên thực tế

Thứ ba, theo yêu cầu của Hiệp định CPTPP, tổ chức công đoàn hoạt động độc

lập

Tính độc lập của tổ chức công đoàn thể hiện trên phương diện độc lập về cơ cấu

tổ chức và độc lập về phương thức hoạt động cũng như vấn đề về tài chính Hiệp định CPTPP ghi nhận thông qua Tuyên bố của ILO: “Các cơ quan có thẩm quyền phải tránh mọi sự can thiệp có tính chất hạn chế quyền đó hoặc cản trở việc thi hành hợp pháp quyền đó” và “Các tổ chức của NLĐ không thể bị bất cứ một cơ quan hành chính nào buộc phải giải tán hoặc đình chỉ”

Ngoài ra, Hiệp định CPTPP cũng ghi nhận: “Khi một doanh nghiệp có cả những đại diện công đoàn và những đại diện được bầu ra thì phải có những biện pháp thích hợp, mỗi khi cần thiết, để bảo đảm rằng sự có mặt của các đại diện được bầu không được dùng để làm suy yếu vị trí của các công đoàn hoặc của các tổ chức đại diện lao động của họ và để khuyến khích sự hợp tác trong mọi vấn đề thích đáng giữa một bên

là các đại diện được bầu và một bên là các cơ quan hữu quan và các đại diện của họ”

Ngày đăng: 19/03/2022, 13:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w