LÝ THUYẾTCâu 1: Hãy giải thích ngắn gọn các câu hỏi sau 1.1 Người sử dụng lao động có vi phạm pháp luật hay không khi quy định thời giờ làm việc tiêu chuẩn của người lao động trong một n
Trang 1KHOA QUẢN TRỊ
MÔN: LUẬT LAO ĐỘNG BÀI THẢO LUẬN CHƯƠNG VI: THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI
GIỜ NGHỈ NGƠI LỚP: QTL43B.2 NHÓM THỰC HIỆN:
MỤC LỤC
LÝ THUYẾT 1
Câu 1: 1
Câu 2: 3
Câu 3: 3
Câu 4: 5
Câu 5: 7
Trang 2BÀI TẬP 11
Bài tập 1: 11
Bài tập 2: 11
Bài tập 3: 12
Trang 3LÝ THUYẾT
Câu 1: Hãy giải thích ngắn gọn các câu hỏi sau
1.1 Người sử dụng lao động có vi phạm pháp luật hay không khi quy định thời giờ làm việc tiêu chuẩn của người lao động trong một ngày là 12 giờ?
Căn cứ theo Điều 104 BLLĐ 2012 thì:
- Thời giờ làm việc bình thường trong một ngày của người lao động là không quá
08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần
- Đối với loại công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời giờ làm việc được rút ngắn, giới hạn không quá 06 giờ trong 01 ngày
- Trường hợp làm việc theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày nhưng không quá 48 giờ trong một tuần
Như vậy, người sử dụng lao động sẽ vi phạm quy định của pháp luật lao động nếu quy định thời giờ làm việc tiêu chuẩn của người lao động trong một ngày là 12 giờ
1.2 Nếu người lao động đồng ý, người sử dụng lao động có quyền sử dụng người lao động làm thêm giờ vượt mức 300 giờ/năm hay không?
Trường hợp người lao động đồng ý, người sử dụng lao động vẫn không có quyền sử dụng người lao động làm thêm giờ vượt quá 300 giờ/năm
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 106 BLLĐ 2012
“2 Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ
các điều kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
Trang 4c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.”
Theo đó, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ 3 điều kiện; sự đồng ý của người lao động chỉ là 1 trong 3 điều kiện trên Vì vậy, việc chỉ được sự đồng ý của NLĐ là chưa đủ mà cần phải thỏa thêm 2 điều kiện còn lại đã quy định tại điểm b,c khoản 2 Điều 106 BLLĐ 2012 thì NSDLĐ mới được sử dụng NLĐ làm thêm giờ Tuy được quyền sử dụng NLĐ làm thêm giờ nhưng với trường hợp vượt mức 300 giờ/năm vẫn là vi phạm quy định của pháp luật
1.3 Người lao động làm việc trên 8 giờ/ngày có được xem là làm thêm giờ không?
Theo khoản 1 Điều 106 BLLĐ 2012, làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài TGLV bình thường được quy định trong pháp luật, TƯLĐTT hoặc theo nội quy lao động
Trường hợp người sử dụng lao động quy định làm việc theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ/ngày, không quá 48 giờ/tuần (Khoản 2 Điều 104 BLLĐ 2012) thì việc người lao động làm việc trên 8 giờ/ngày không được coi là làm thêm giờ
1.4 Người sử dụng lao động có bắt buộc phải bố trí cho người lao động nghỉ ít nhất một ngày cố định trong tuần hay không?
Người sử dụng lao động bắt buộc phải bố trí cho người lao động nghỉ ít nhất một ngày cố định trong tuần
Căn cứ vào Điều 110 BLLĐ 2012:
“1 Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2 Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.”
Trang 5Tùy vào đặc thù của mỗi công việc mà người sử dụng lao động bố trí phù hợp thời gian nghỉ ngơi cho người lao động , đảm bảo thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi hợp tình hợp lý
Câu 2: Phân tích những biểu hiện của nguyên tắc bảo hộ các quyền và lợi ích hợp
pháp của NSDLĐ trong các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Thứ nhất, trong quan hệ pháp luật, các chủ thể đều phải chịu sự điều chỉnh chung của pháp luật, do vậy NSDLĐ cũng cần được bảo đảm những quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Thứ hai, NSDLĐ là một bên không thể thiếu để hình thành và duy trì QHLĐ, khi không đạt được lợi ích trong quá trình sử dụng lao động thì họ sẽ không thể tiếp tục đầu
tư sản xuất kinh doanh, không giải quyết việc làm cho người lao động (NLĐ) và ngưng trệ sự phát triển kinh tế đất nước Vì vậy, bảo vệ NSDLĐ sẽ dẫn đến QHLĐ có thể phát triển bền vững, NLĐ mới có điều kiện ổn định việc làm, đảm bảo cuộc sống;
Thứ ba, xuất phát từ xu thế chung trong quy định pháp luật lao động (PLLĐ) của các nước trên thế giới Thay vì chỉ cố gắng bảo vệ NLĐ với quan niệm bên yếu thế trong QHLĐ, các nước đã thay đổi và cân bằng lợi ích giữa hai chủ thể này;
Thứ tư, có sự tổ chức, quản lý và điều hành của NSDLĐ sẽ tạo ra môi trường lao động trình độ cao, có tính kỷ luật NLĐ sẽ làm việc với cường độ hợp lý để tạo ra của cải vật chất Khi đó lợi ích của NSDLĐ cũng được tăng lên và họ sẽ có điều kiện trả lương cho NLĐ cao hơn, bảo đảm cho NLĐ làm việc trong điều kiện tốt hơn
Câu 3: Phân tích những biểu hiện của nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa chính sách
kinh tế với chính sách xã hội trong các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước không chỉ chú trọng đến sự phát triển của nền kinh tế mà còn phải quan tâm đến các vấn đề xã hội cho NLĐ Điều đó đòi hỏi pháp luật lao động phải được xây dựng và áp dụng trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa các chính sách kinh tế và chính sách xã hội Nguyên tắc này thể hiện trong nhiều chế định của Luật lao động, đặc biệt là chế định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Trang 6*Đối với NLĐ:
̵q Pháp luật điều tiết độ dài của TGLV, TGNN nhằm bảo vệ sức khỏe NLĐ NSDLĐ thường có xu hướng kéo dài TGLV, vì vậy pháp luật quy định TGLV tối đa và quy định nhiều loại TGLV khác nhau ứng với điều kiện sức khỏe của mỗi NLĐ
̵q Pháp luật còn quy định TGNN hợp lý để tái tại sức lao động và đảm bảo các nhu cầu tinh thần khác của NLĐ, điển hình như: Nghỉ giữa ca, nghỉ chuyển ca, nghỉ hàng tuần…
Để đạt được ý nghĩa này, nhà nước đã phải căn cứ các đặc điểm về mặt tâm sinh lý con người để nghiên cứu cho ra TGLV và TGNN hợp lý Đây chính là biểu hiện rõ nét
của chính sách xã hội.
*Đối với NSDLĐ:
̵q Quy định về TGLV sẽ giúp cho NSDLĐ dựa trên đó tính toán tốt thời gian để có thể hoàn thành mục tiêu kinh doanh của mình
̵q Khi quy định về TGLV, TGNN nhà nước phải dựa vào năng suất lao động từng thời kì để đảm bảo NSDLĐ kinh doanh có lãi
Quy định về TGLV, TGNN được cân nhắc dựa trên những yếu tố đó, vì vậy nó phản ánh trực tiếp trình độ tổ chức và năng suất lao động của một nước Điều đó lý giải tại sao đất nước có nền kinh tế phát triển càng cao thì TGLV càng được rút ngắn Đây
chính là biểu hiện rõ nét của chính sách kinh tế trong các quy định pháp luật về
TGLV,TGNN
*Đối với Nhà nước:
̵q Quy định về TGLV,TGNN chính là công cụ điều tiết của Nhà nước, giúp bảo vệ sức lao động xã hội, vừa điều tiết cung cầu lao động: “ Nếu tất cả các công nhân đều làm việc ít đi thì sẽ có thêm công việc cho người khác”
̵q Việc điều tiết TGLV, TGNN còn đảm bảo sự phát triển kinh tế của đất nước, nó khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh
Các ý nghĩa này đan xen và liên quan mật thiết với nhau Để đạt được tất cả ý nghĩa đó thì đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, kết hợp hài hòa giữa các lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, mà điển hình là giữa lợi ích của NLĐ, của NSDLĐ và lợi ích chung của nhà nước Chính vì vậy, có thể nói nguyên tắc kết hợp hài hòa hài hòa giữa chính sách kinh tế
Trang 7với chính sách xã hội trong Luật lao động được thể hiện rõ nét trong chế định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Câu 4: Phân tích cơ sở xây dựng và ý nghĩa của các quy định về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi.
Cơ sở xây dựng:
*Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ NLĐ trong lĩnh vực LĐ:
Bảo vệ người lao động là nguyên tắc quan trọng nhất của pháp luật lao động Ngay
từ những năm đầu phát triển kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước ta đã xác định động
lực và mục tiêu chính của sự phát triển là “Vì con người, phát huy nhân tố con người,
trước hết là người lao động” Tuy nhiên, trên thực tế người lao động thường có vị thế bất
bình đẳng so với người sử dụng lao động
Về phương diện kinh tế, người sử dụng lao động là người bỏ vốn, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động kinh doanh, quyết định về công nghệ, quy mô hoạt động…nên
họ hoàn toàn chủ động về kế hoạch việc làm, phân phối lợi nhuận cũng như sắp xếp, phân bổ thời gian làm việc, nghỉ ngơi cho người lao động Do vậy, về mặt pháp lý,
người sử dụng lao động “có quyền tuyển chọn lao động, bố trí, điều hành lao động theo
nhu cầu sản xuất, kinh doanh” (Điều 8 BLLĐ) Như vậy ở một mức độ nhất định, người
lao động bị phụ thuộc vào người sử dụng lao động về phương diện kinh tế cũng như về mặt pháp lý
Vì vậy, cần có sự điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
để bảo vệ NLĐ, tránh sự lạm dụng sức lao động từ phía NSDLĐ
*Xuất phát từ sự tác động của nền kinh tế thị trường:
Trong lĩnh vực lao động, kinh tế thị trường đã mở ra điều kiện thuận lợi để phát huy các nguồn lực, tạo nhiều việc làm cho người lao động đồng thời thúc đẩy năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Điều đó đã tạo ra một nền kinh tế đa dạng, năng động, có tốc độ phát triển cao Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu linh hoạt của thị trường, các nhà kinh doanh (người sử dụng lao động) thường xuyên phải hay đổi kế hoạch, quy mô sản xuất…Đặc biệt khi mục đích cao nhất là lợi nhuận, người sử dụng lao động thường có xu hướng kéo dài thời gian làm việc, giảm thời giờ nghỉ ngơi Điều đó không những ảnh
Trang 8hưởng tới sức khỏe, tới khả năng tái sản xuất sức lao động mà còn ảnh hưởng đến các nhu cầu khác trong đời sống, ảnh hưởng đến khả năng phát triển toàn diện của người lao động Vì vậy, các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã trở thành một trong những nội dung cơ bản trong luật lao động ở các quốc gia, để sử dụng sức lao động hợp
lý, làm cơ sở bảo vệ người lao động trong những trường hợp cần thiết
*Xuất phát từ bản chất nhà nước pháp quyền XHCN mà nước ta đang xây dựng:
Về mặt lý thuyết kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) được xác
định với mục tiêu: “Thực hiện dân giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội
nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hóa, kỉ cương, xóa bỏ áp lực, bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc”.
Thực tế cho thấy, Việt Nam chưa có kinh nghiệm quản lý kinh tế thị trường Hầu hết, người sử dụng lao động chưa nhận thức đầy đủ về người lao động trong chiến lược đầu tư lâu dài Vì vậy, việc lựa chọn kinh tế thị trường định hướng XHCN với những chỉ tiêu trên là hướng phát triển phù hợp Để đạt được mục tiêu đề ra, Nhà nước phải bằng pháp luật lao động để bảo vệ người lao động Có nghĩa là định hướng XHCN phải trên cơ sở luật pháp, với tư cách là công cụ của Nhà nước pháp quyền Các quyền và lợi ích của người lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi phải được pháp luật hóa, đảm bảo thực hiện trên các cơ sở của pháp luật
Ý nghĩa:
*Đối với NLĐ:
̵q Tạo điều kiện cho NLĐ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao động trong quanhệ, đồng thời giúp NLĐ bố trí, sử dụng quỹ thời gian một cách hợp lý
̵q Có ý nghĩa trong bảo hộ lao động, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho NLĐ
*Đối với NSDLĐ:
̵q Đảm bảo hoàn thành mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra
̵q Phản ánh trình độ tổ chức và năng suất LĐ của một đất nước
*Đối với Nhà nước:
Trang 9̵q Là công cụ điều tiết của Nhà nước để bảo vệ sức lao động xã hội, nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia
̵q Điều tiết cung cầu lao động xã hội
Câu 5: Đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về thời giờ làm thêm giờ?
Các quy định về làm thêm giờ của BLLĐ 2012 đã bộc lộ những bất cập, chưa thực
sự đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn Vì vậy, việc thi hành BLLĐ 2012 tại các đơn vị
sử dụng lao động trong thời gian vừa qua còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc, thậm chí là vi phạm pháp luật Cụ thể như sau:
Một là, theo quy định hiện hành, NSDLĐ có thể sử dụng lao động là người cao tuổi
làm thêm giờ như những NLĐ trong độ tuổi lao động Quy định này là không hợp lý nhìn
từ góc độ bảo vệ sức khỏe cho NLĐ cao tuổi và nhìn từ góc độ giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trong độ tuổi lao động
Hai là, việc giới hạn số giờ làm thêm không quá 30 giờ trong một tháng và không
quá 200 giờ trong một năm (trường hợp đặc biệt mới được phép sử dụng lao động làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm) như hiện nay là chưa thực sự phù hợp, tính khả thi thấp Điều này thể hiện ở những điểm chính sau đây:
̵q Hiện tại, trình độ lao động xã hội, năng suất lao động, thu nhập và mức sống của NLĐ ở Việt Nam còn rất thấp, thậm chí có những chỉ số thấp nhất so với các nước trong khu vực (năng suất lao động) Với xu hướng rút ngắn thời giờ làm việc bình thường mà Nhà nước lại giới hạn quá thấp số giờ làm thêm thì bài toán về năng suất lao động, thu nhập và mức sống của NLĐ sẽ khó có thể tìm ra lời giải
̵q Chính sự giới hạn quá chặt chẽ này đã gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, nhất
là những doanh nghiệp có nhiều công việc có tính chất mùa vụ, gia công theo đơn đặt hàng (dệt may, da giầy, chế biến thủy sản, sản xuất hàng xuất khẩu…) khi công việc dồn vào một số thời điểm trong năm, nhu cầu làm thêm giờ rất lớn, nếu không sử dụng lao động làm thêm giờ quá 30 giờ trong một tháng, quá 200 giờ, 300 giờ trong một năm thì không thể giải quyết hết công việc, ảnh hưởng đến quyền lợi của NSDLĐ, NLĐ, khách hàng, người tiêu dùng và xã hội Điều này lý giải cho hiện tượng vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc nói chung, làm thêm giờ nói riêng diễn ra khá phổ biến trong các doanh nghiệp - vi phạm mới giải quyết được nhu cầu cần thiết của các bên trong quan hệ lao
Trang 10động Thực tế, nhiều đơn vị sử dụng lao động đã sử dụng NLĐ làm thêm giờ vượt quá giới hạn do pháp luật quy định hoặc vận dụng nhiều cách khác nhau để né tránh quy định của pháp luật (giao việc cho NLĐ làm tại nhà và không thanh toán theo chế độ làm thêm giờ; thực tế vẫn sử dụng lao động làm thêm giờ nhưng hạch toán chi phí - mà thực chất là tiền lương làm thêm giờ - vào các khoản khác không phải là tiền lương làm thêm giờ, như
“xử lý” hóa đơn chứng từ cho hợp lệ; ép định mức lao động để NLĐ phải tự kéo dài thời gian làm việc thì mới có thể hoàn thành nhiệm vụ mà không được tính và thanh toán chế
độ làm thêm giờ…)
̵q Việc giới hạn số giờ làm thêm như trên cũng tạo ra khoảng cách về môi trường pháp lý giữa nước ta và các nước trong khu vực (nhìn chung các nước trong khu vực đều nới lỏng giới hạn số giờ này so với nước ta, thậm chí có nước không giới hạn số giờ làm thêm) Khoảng cách này đã làm cho lợi thế cạnh tranh, thu hút đầu tư của nước ta giảm so với các nước
Ba là, quy định điều kiện và thủ tục làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm còn
quá chặt chẽ về điều kiện, nặng nề về thủ tục hành chính dẫn đến khó thực hiện trên thực
tế hoặc các doanh nghiệp lợi dụng vào sự thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý nhà nước
về lao động để không tuân thủ pháp luật Theo Báo cáo tổng kết đánh giá ba năm thi hành BLLĐ năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, một số doanh nghiệp khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ không thông báo bằng văn bản về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đặc biệt là ở các doanh nghiệp sản xuất theo thời vụ, đơn đặt hàng như may mặc, giày da
Bốn là, một số quy định chưa rõ ràng gây ra những cách hiểu và áp dụng khác nhau
trên thực tế Cụ thể:
̵q Quy định về thời gian nghỉ bù theo điểm c khoản 2 Điều 106 của BLLĐ năm 2012
và cách tính lương làm thêm giờ cho NLĐ trong trường hợp này có hai vấn đề chưa rõ ràng: (i) NSDLĐ có phải bố trí cho NLĐ nghỉ bù đủ số giờ mà NLĐ không được nghỉ (do phải làm thêm) hay không; (ii) đối với những giờ làm thêm đã được bố trí nghỉ bù, NLĐ có được hưởng phần chênh lệch của tiền lương làm thêm giờ hay không; từ đó dẫn đến hai cách hiểu và áp dụng khác nhau Quan điểm thứ nhất cho rằng, việc có bố trí cho NLĐ nghỉ bù hay không còn tùy thuộc vào tình hình thực tế, do NSDLĐ tự quyết định và NSDLĐ không phải thanh toán phần chênh lệch của tiền lương làm thêm giờ đối với những giờ đã bố trí cho NLĐ nghỉ bù Quan điểm thứ hai cho rằng, việc có bố trí cho