LỜI MỞ ĐẦU -------- 1. Lý do chọn đề tài Sau 20 năm đổi mới cơ chế quản lý, Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - an ninh - quốc phòng. Nền kin
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾ LAO ĐỘNG & DÂN SỐ
- -LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
Ở HUYỆN VĨNH BẢO - THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Giáo viên hướng dẫn : TS Vũ Hoàng Ngân
Sinh viên thực hiện : Hoàng Thị Xuân Thuỷ
Hà Nội -2006
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU -
1 Lý do chọn đề tài
Sau 20 năm đổi mới cơ chế quản lý, Việt Nam đã đạt được những thànhtựu lớn trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - an ninh - quốc phòng.Nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh chóng, đời sống của đại bộ phận dân cưđược cải thiện rõ rệt Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tếthị trường, ảnh hưởng của quá trình phát triển kinh tế xã hội không đồng đềuđến tất cả các vùng, các nhóm dân cư Vì vậy, một bộ phận dân cư do cácnguyên nhân khác nhau chưa bắt kịp với sự thay đổi, gặp những khó khăntrong đời sống, sản xuất và trở thành người nghèo Xác định rõ tăng trưởngkinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội và môi trường, để thực hiện thànhcông mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020,Đảng và Nhà nước ta cần làm là đưa nước ta thoát khỏi nước nghèo và kémphát triển Vì vậy vấn đề xóa đói giảm nghèo (XĐGN) là một chủ trương lớn, lànhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, có gần 80%dân số sống ở nông thôn và trên 70% sống bằng nghề nông nghiệp, tỉ lệ đóinghèo còn cao nhưng phân bố không đều giữa các vùng, miền; nhưng bất kìnơi nào từ thành phố đến nông thôn, đồng bằng đến miền núi, vùng sâu vùng
xa vẫn tồn tại các hộ nghèo, người nghèo, xã nghèo
Hải Phòng là một thành phố thuộc Đồng bằng Sông Hồng của nước ta,một thành phố nông nghiệp với những điều kiện thuận lợi như cảng, biển, …
Trang 3nên có sự phân hóa giàu, nghèo rõ rệt đặc biệt giữa thành thị và nông thôn.Vĩnh Bảo là một huyện của thành phố Hải Phòng, tỉ lệ hộ đói nghèo trênđịa bàn còn khá cao chiếm trên 16% tổng số hộ trên toàn huyện Để bắt kịpvới tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, Vĩnh Bảo đang phấn đấulàm tốt công tác kinh tế - xã hội để xây dựng phát triển quê hương.
Xuất phát từ những yêu cầu và tình hình thực tế đói nghèo của huyệnVĩnh Bảo và trong thời gian thực tập tại Phòng Nội vụ – Lao động Thương binh
và Xã hội – Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo huyện,
em chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng và một số giải pháp
xóa đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải Phòng” Đây là
lĩnh vực đã được nghiên cứu nhiều song em vẫn mong muốn qua chuyên đềnày hiểu rõ hơn về thực trạng đói nghèo và công tác xoá đói giảm nghèo.Kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong khoa Kinh tế Laođộng và Dân số, cô giáo Vũ Hoàng Ngân và các cán bộ phòng Nội vụ Laođộng - Thương binh và xã hội huyện Vĩnh Bảo
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài là hệ thống hóa một số vấn đề lý luận vàthực tiễn về XĐGN, phân tích đánh giá thực trạng đói nghèo và XĐGN ởhuyện Vĩnh Bảo để từ đó rút ra những mặt đã đạt được, những tồn tại hạn chế
và những vấn đề đặt ra cần giải quyết Trên cơ sở đó đưa ra những quan điểm,phương hướng, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện XĐGN củahuyện Vĩnh Bảo trong giai đoạn 2006 – 2010
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là công tác xóa đói giảm nghèo của huyện VĩnhBảo – thành phố Hải Phòng
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các hộ gia đình nghèo của các xã, thịtrấn thuộc huyện Vĩnh Bảo trong thời gian từ năm 1995 – 2004
Trang 44 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, em sử dụng tổng hợp cácphương pháp nghiên cứu kết hợp với các phương pháp phân tích tổng hợp
số liệu thống kê, so sánh xử lý biểu đồ, bảng biểu
5 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận cơ bản về xóa đói giảm nghèo Chương 2: Thực trạng đói nghèo và xóa đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh
Bảo – thành phố Hải Phòng
Chương 3: Phương hướng và những giải pháp cơ bản để xóa đói giảm
nghèo ở huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải Phòng
Trang 5
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
-1.1 NHỮNG QUAN NIỆM CHUNG VỀ ĐÓI NGHÈO
1.1.1 Quan niệm chung
- Khái niệm về đói nghèo
Đói nghèo đã đang là một vấn đề nóng bỏng, nhức nhối có tính toàncầu Ngày nay, khi loài người đang bước vào thế kỷ 21, thế kỷ của côngnghiệp hóa – hiện đại hóa, sự giàu có của nhiều tập đoàn, nhiều cá nhân tănglên đồng thời cũng có nhiều quốc gia, nhiều vùng, nhiều dân tộc, nhiều giađình rơi vào cảnh đói nghèo, khốn quẫn Trên thế giới hiện nay có nhiềuquan niệm về đói nghèo Đói nghèo có thể được xem xét dựa trên khía cạnh
về kinh tế, văn hóa, xã hội chính trị… Có thể theo nghĩa hẹp chỉ gói gọntrong vấn đề thu nhập, chi tiêu, dinh dưỡng, giáo dục… hay theo nghĩa rộnghơn là sự phát triển toàn diện về mọi mặt của con người
Các hội nghị bàn về giảm đói nghèo trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương
do ESCAP tổ chức ở Băng Cốc tháng 9- 1993 đã đưa ra định nghĩa đói nghèo
như sau: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương”.
Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á: "Nghèo là tình trạng thiếu tài sản
cơ bản và cơ hội mà mỗi con người có quyền được hưởng, mọi người cầnđược tiếp cận với giáo dục cơ sở và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản"
Trang 6Ngoài ra Ngân hàng Phát triển Châu Á còn đưa ra hai khái niệm nghèo
- Chỉ tiêu đánh giá đói nghèo của thế giới
Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá đói nghèo trên thế giới, chủ yếu là sử dụngchỉ tiêu thu nhập quốc dân đầu người (GDP/người)
Nhưng chỉ dựa vào chỉ tiêu này thì chưa đủ điều kiện đánh giá toàndiện được đói nghèo Gần đây, để đánh gía đói nghèo của một số quốc gia,UNDP đã đưa ra chỉ số nghèo đói tổng hợp HPI ( Human Poverty Index) với
4 chỉ tiêu chính là:
- Tỷ lệ thất học
- Tỷ lệ những người chết dưới 40 tuổi
- Tỷ lệ người không được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản (nước sạch,chăm sóc y tế, dinh dưỡng)
- GDP bình quân tính theo đầu người (tính theo phương pháp PPP)
Trang 7- HPI như là một công cụ để tham khảo đánh giá tình trạng nghèo đóicủa một quốc gia.
- Chuẩn mực xác định đói nghèo của thế giới.
Chuẩn nghèo là một đại lượng thay đổi theo thời gian chứ không phải
là đại lượng bất biến Tháng 9/1995, tại Hội nghị thượng đỉnh về phát triển xãhội tổ chức tại Copenhagen (Đan Mạch), vấn đề về mối quan hệ giữa pháttriển kinh tế và xã hội đã đưa ra chuẩn đói nghèo: Những ai sống dưới mức 01USD (tính theo sức mua tương đương) một ngày, được coi là nghèo khổ vàkêu gọi các quốc gia hãy tấn công vào đói nghèo để giảm bớt số người nghèotrên thế giới Cùng thời gian này, Ngân hàng thế giới (WB) cũng đưa ra 3định hướng cơ bản cho giảm nghèo là tạo cơ hội cho người nghèo tăng thunhập, tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội, giảm tính dễ bịtổn thương cho người nghèo Nhằm giúp các quốc gia xây dựng chiến lượcgiảm nghèo toàn diện (CPRSP) đã tiến hành một loạt các ghiên cứu đánh giá
về vấn đề đói nghèo được các tổ chức quốc tế và các quốc gia thực hiện Đểthuận lợi cho việc so sánh quốc tế, người ta đưa ra hai mức chuẩn nghèo là 01USD/ ngày/người và 02 USD/ ngày/người Theo đó, nếu lấy mức01USD/1ngày/1 người thì vào thời điểm năm 1999 cả thế giới có khoảng 1,2
tỉ người nghèo và nếu lấy mức 02 USD/1ngày/1 người thì thế giới có khoảng2,8 tỉ người nghèo trên tổng dân số thế giới (khoảng 6 tỉ người) Ngoài ra,
WB và các tổ chức quốc tế cũng đưa ra khuyến nghị về chuẩn nghèo cho cácquốc gia như sau:
- Đối với các nước chậm phát triển: 0,5 USD/ ngày/ người
- Đối với các nước đang phát triển: 01 USD/ ngày / người
- Đối với các nước Châu Mỹ và nước đang phát triển ở mức khá: 02USD/ngày/người
- Đối với các nước Châu Âu: 4USD/ ngày/người
Trang 8- Đối với các nước công nghiệp: 14/ ngày/người.
Chuẩn nghèo khuyến nghị nêu trên là căn cứ vào thu nhập và mức sống
cụ thể của từng khu vực, từng vùng; vì nếu thấp hơn mức đó con người không thểbảo đảm được mức sống tối thiểu và không tồn tại được
1.1.2 Quan niệm đói nghèo của Việt Nam
- Khái niệm về đói nghèo
Trên thế giới hiện nay có nhiều quan niệm về đói nghèo, ở mỗi quốc gia,mỗi vùng, mỗi nhóm dân cư lại có những quan niệm khác nhau về đói nghèo.Việt Nam nói chung vẫn là một nước đang phát triển, thu nhập bình quânđầu người nhìn chung còn thấp Chính vì vậy, qua nhiều cuộc khảo sát,nghiên cứu, các nhà quản lý ở các bộ, các ngành đã đi đến thống nhất cần cókhái niệm riêng, chuẩn mực riêng cho nghèo và đói Ở Việt Nam, bên cạnhkhái niệm “nghèo” còn sử dụng khái niệm “đói” để phân biệt mức độ rất nghèo củamột bộ phận dân cư
“Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểukhông thỏa mãn nhu cầu về ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp, …“
“ Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống nhỏ hơnmức sống tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống”
Đó là một bộ phận dân cư hàng năm thiếu ăn một số tháng trong năm, phảivay nợ và thiếu khả năng chi trả
Ngoài khái niệm về hộ nghèo, hộ đói, Việt Nam còn sử dụng khái niệmvùng nghèo, xã nghèo là nơi tỷ lệ hộ nghèo cao hơn nhiều và mức sống dân
cư thấp hơn nhiều so với mức sống chung của cả nước Tình trạng đó phổbiến ở các vùng nghèo có điều kiện tự nhiên không thuận lợi (đất xấu, thiêntai thường xuyên), kết cấu hạ tầng kém phát triển
Trang 9- Các chỉ tiêu đánh giá đói nghèo
Chỉ tiêu chính là thu nhập bình quân đầu người/ tháng (hoặc năm),được đo bằng chỉ tiêu giá trị hiện vật quy đổi, thường lấy lương hay gạo đểđánh giá Ngoài ra còn có các chỉ tiêu phụ: Dinh dưỡng bữa ăn, nhà ở, mặc vàcác điều kiện học tập, chữa bệnh, đi lại…
Để đánh giá một cách cụ thể về đói nghèo, Việt Nam còn đưa ra nhữngchỉ tiêu sau:
+ Chỉ tiêu thu nhập quốc dân đầu người (GDP/người)
+ Tuổi thọ
+ Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh
+ Tỷ lệ xoá mù chữ
+ Tỷ lệ thất học
- Chuẩn mực xác định nghèo đói của Việt Nam.
Chuẩn nghèo là thước đo mức sống của dân cư để phân biệt trong xãhội ai thuộc diện nghèo và ai không nghèo, để từ đó có chính sách trợ giúpcho những người nghèo tiếp cận với thành quả của sự phát triển kinh tế – xãhội và đảm bảo công bằng xã hội giữa các nhóm dân cư Vì thực tiễn và lýluận đều chỉ ra rằng: “Hậu quả của thiên tai, lũ lụt và khủng hoảng kinh tếngười nghèo là người chịu trước, còn thành quả của phát triển kinh tế - xã hộingười nghèo lại là người hưởng sau” Xuất phát từ khái niệm về nghèo đóicủa ESCAP và luận điểm cơ bản nêu trên, việc tiếp cận xác định chuẩn nghèophải dựa vào mức sống của dân cư trong từng giai đoạn cụ thể xem họ sốngnhư thế nào? với mức thu nhập, chi tiêu nào người dân chỉ đáp ứng được nhucầu cơ bản?, dưới mức đó thì các quyền cơ bản về sinh tồn của họ khôngđược đảm bảo, đòi hỏi Nhà nước và cộng đồng cần có biện pháp giúp đỡ ỞViệt Nam, qua từng thời kì, từng giai đoạn cũng đưa ra những chuẩn nghèokhác nhau Điều chỉnh chuẩn nghèo là một hoạt động có tiến trình trong công
Trang 10cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam Từ năm 1992 đến nay, chúng ta đã điềuchỉnh chuẩn nghèo theo hướng tăng dần trong 4 giai đoạn 1992-1996, 1996-
1997, 1998- 2000 và 2001-2005, theo công thức sau:
Chuẩn nghèo = chi tiêu cho LTTP + chi tiêu cho phi LTTP
Chúng tôi xin trình bày chuẩn nghèo đói của các giai đoạn để thấy sự thay đổi
- Chuẩn mực năm 1996
+ Hộ đói là hộ có thu nhập dưới 13 kg gạo/ người/ tháng, tương ứng với45.000đ
+ Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người / tháng:
+/ Dưới 15 kg gạo, tương ứng với 55.000đ đối với miền núi, nông thôn, hảiđảo
+/ Dưới 20 kg gạo, tương ứng với 70.000đ đối với vùng nông thôn, đồng bằng
và trung du
+/ Dưới 25 kg gạo, tương ứng với 90.000đ đối với thành thị
- Chuẩn nghèo năm 2000
Trước những thành tích của công cuộc giảm nghèo cũng như tốc độ tăngtrưởng kinh tế và mức sống, từ năm 2001 đã công bố chuẩn nghèo đói mới để áp
Trang 11dụng cho thời kì (2001- 2005), theo đó không tách riêng chuẩn đói nghèo (do
đã căn bản xóa được hộ đói)
Ngày 02/11/2000 Nhà nước đưa ra chuẩn mực nghèo mới được xácđịnh ở mức đói khác nhau tùy từng vùng, cụ thể bình quân đầu người / tháng
+ 80.000đ/ tháng ở vùng hải đảo, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.+ 100.000đ/tháng ở vùng nông thôn đồng bằng
+ 150.000đ/tháng ở thành thị
Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới mức quy địnhnêu trên được xác định là hộ nghèo
- Chuẩn mực năm 2005
Trong giai đoạn 2005 - 2010 trước những thay đổi to lớn về mặt kinh
tế, đời sống nhân dân đã từng bước được cải thiện, tại phiên họp thường kìvào ngày 27 và 28 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ, Bộ Lao động Thươngbinh và Xã hội đã trình bày báo cáo chuẩn nghèo giai đoạn (2006 – 2010).Chính phủ đã có Nghị quyết 06/ NQ–CP ngày 06/5/2005 nhất trí với phương
án chuẩn nghèo mới
+ Khu vực nông thôn: Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người
1.2 ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÓI NGHÈO
1.2.1 Đặc điểm của người nghèo, hộ nghèo
Trang 12Trong thực tế cuộc sống, người nghèo họ thiếu cơ hội và khả năng lựachọn cơ hội, ẩn mình trong giao tiếp, ngại tiếp xúc ở chỗ đông người, tự titrong quan hệ, chính vì lẽ đó mà người nghèo khó thoát khỏi cảnh nghèo vàcàng ngày càng nghèo hơn Họ không có cơ hội, điều kiện để phát triển ý kiếncủa mình Những người nghèo, hộ nghèo họ có một số đặc điểm sau:
- Tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm (thiếu ăn từ 3 - 6 tháng trongnăm), đây là hình thức nghèo đói cơ bản nhất ở nước ta, nhất là khu vực miềnnúi, vùng đồng bào dân tộc
- Người nghèo chủ yếu là người nông dân với trình độ học vấn thấp vàkhả năng tiếp cận thông tin, kỹ năng chuyên môn bị hạn chế
- Nhà ở tạm, siêu vẹo, dột nát, không đảm bảo an toàn trong mùa mưabão, bản thân gia đình không có khả năng tự làm mới hoặc sửa chữa
- Các hộ có nhiều con hoặc có ít lao động, con cái đến tuổi đi họckhông được đến trường, ốm đau không được khám chữa bệnh, nợ nần không
có khả năng chi trả
- Thiếu đất hoặc không có đất canh tác; thiếu vốn, kiến thức sản xuất
1.2.2 Nguyên nhân của đói nghèo
* Nguyên nhân khách quan
- Nguyên nhân khách quan về mặt tự nhiên
+ Đất đai: Đất canh tác ít, đất cằn cỗi ít màu mỡ, canh tác khó dẫn đếnnăng suất thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân Đặc biệt đốivới những người nông dân đất đai là tư liệu sản xuất chính, việc tích luỹ táisản xuất mở rộng bị hạn chế Vì vậy tỉ lệ nghèo đói ở nông thôn thường có xuhướng cao hơn thành thị
+ Đặc điểm tự nhiên khắc nghiệt, không thuận lợi cho sản xuất nôngnghiệp, bão lũ, hạn hán, sâu bệnh… ảnh hưởng đến mùa màng giao thông liên
Trang 13+ Vị trí địa lý ở vùng sâu, vùng xa hẻo lánh các cơ sở hạ tầng chưađược đầu tư xây dựng hoặc có nhưng chất lượng kém và nhỏ bé Do điều kiệnđịa lý họ bị bó buộc trong không gian mà ở đó mọi thứ đều kém phát triển,hạn chế tầm hiểu biết và nhận thức về tiến bộ xã hội, những thành tựu khoahọc… một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển và tiến bộ xã hội.
Nguyên nhân về mặt tự nhiên này cho thấy rõ nguyên nhân đói nghèo ởnông thôn cao hơn thành thị Vì vậy lao động trong nông nghiệp gặp nhiềukhó khăn, sản xuất phi nông nghiệp không thuận lợi vì họ bị rơi vào thế cô lậpvới bên ngoài khó tiếp cận được với các nguồn lực phát triển như tín dụng,khoa học công nghệ…
- Nguyên nhân khách quan về mặt xã hội
+ Môi trường kinh tế - xã hội
Nguyên nhân về chiến tranh: Chiến tranh đi qua để lại những hậu quảnặng nề và dai dẳng: Người chết, môi trường bị hủy hoại, nền kinh tế bị suykiệt Đây chính là một trong những nguyên nhân của vấn đề đói nghèo và cácvấn đề xã hội khác phát sinh
Nguyên nhân về xã hội: Cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí, các cơ sở vậtchất khác hết sức thấp kém, gây cản trở cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹthuật vào sản suất ở nông thôn, các vùng dân tộc còn tồn tại nhiều phong tục,tập quán lạc hậu cả trong sản xuất và trong cuộc sống, kém hiểu biết gây cảntrở, khó khăn cho công tác xóa đói giảm nghèo Các vấn đề y tế, giáo dục pháttriển yếu kém, trật tự an ninh không đảm bảo, các tệ nạn xã hội có xu hướnggia tăng dẫn đến bệnh tật, làm cho người nghèo rơi vào cảnh túng quấn, nợnần Nguyên nhân này cho thấy rõ hơn vì sao nghèo đói ở nông thôn, miềnnúi cao hơn rất nhiều so với thành thị và công tác xoá đói giảm nghèo tiếnhành khó không có hiệu quả, không bền vững
* Nguyên nhân chủ quan: Thuộc về người lao động
- Không có kinh nghiệm làm ăn, sản xuất
Trang 14Do trình độ học vấn thấp kém và không tự nâng cao trình độ của bảnthân, việc làm chủ yếu trong khu vực nông nghiệp với tình trạng việc làmkhông ổn định; không biết làm ăn kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hóa,không có năng lực hiểu biết về thị trường Không năng động giải quyết việclàm, lười lao động Do vậy mức thu nhập của họ hầu như chỉ đảm bảo nhucầu dinh dưỡng tối thiểu và họ không có điều kiện để nâng cao trình độ củamình trong tương lai để thoát nghèo Để giúp những người này thoát nghèocần có chính sách đào tạo, hướng dẫn làm ăn một cách trực tiếp cụ thể… nhưvậy họ mới tự đầu tư sản xuất giúp họ thoát nghèo.
- Nguồn lực hạn chế và nghèo nàn
Người nghèo thường thiếu nguồn lực, họ rơi vào vòng luẩn quẩn củanghèo đói và thiếu nguồn lực Người nghèo có khả năng tiếp tục nghèo vì họkhông thể đầu tư vào nguồn vốn nhân lực của họ Các hộ nghèo có rất ít đấtđai và tình trạng không có đất có xu hướng gia tăng, vì vậy ảnh hưởng đếnkhả năng đa dạng hóa sản xuất, họ vẫn sản xuất theo phương thức tự cung tựcấp nên năng suất thấp, giá trị không cao Người nghèo không có cơ hội tiếpcận với các dịch vụ sản xuất như khuyến nông, phòng dịch bệnh, giống mới,thị trường…Người nghèo thiếu khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng Sự hạnchế của nguồn vốn là một trong những yếu tố rất quan trọng đối với sản xuất,đưa công nghệ, thay đổi giống chất lượng cao
- Nguyên nhân về dân số
Một trong những nguyên nhân của đói nghèo là do hộ nghèo thườngđông con, sinh đẻ nhiều, sức khoẻ yếu, bố mẹ không đủ khả năng làm kinh tế
vì vậy họ không có điều kiện cho con cái học tập, tiếp cận tiến bộ xã hội.Đông con vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của đói nghèo Tỷ lệ sinh trongcác hộ gia đình nghèo còn rất cao vì họ không có kiến thức cũng như điềukiện tiếp cận với các biện phấp sức khỏe sinh sản, biện pháp kế hoạch hoá gia
Trang 15đình Do đông con nên thiếu nguồn lực về lao động, số con còn nhỏ nên tìnhtrạng người làm thì ít, người ăn thì nhiều Thiếu lao động nên nguồn thu nhậpkhông đáp ứng được những nhu cầu hàng ngày của số nhân khẩu trong giađình nên họ dễ rơi vào tình trạng nghèo đói.
- Rủi ro ốm đau, tai nạn
Gặp những bất thường trong cuộc sống: Ốm đau bệnh tật, hỏa hoạn…cần một khoản kinh phí lớn Bị rủi ro có thể xảy ra trong làm kinh tế, trongđời sống xã hội, gánh nặng chi phí, bảo vệ sức khoẻ đối với người nghèo cũng
là cái bẫy đẩy họ vào vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo Họ phải chịu hai gánhnặng, một là mất đi nguồn thu nhập, hai là chi phí thuốc thang chữa bệnh chongười ốm Đối với những hộ nghèo, vấn đề bệnh tật, tai nạn luôn là nhữngvấn đề lớn bởi chi phí chữa bệnh rất cao có những gia đình phải bán tài sản,vay mượn để chữa trị Sau khi qua khỏi tai nạn bệnh tật… thì sức khoẻ yếuhơn ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người nghèo do mất đi nguồn laođộng và chi trả chi phí cho việc chữa chạy Các đột biến về chi phí chữa bệnhdẫn đến người nghèo rơi vào tình trạng túng quẫn
* Nguyên nhân do chính sách của địa phương, Nhà nước
Những hạn chế của chính sách vĩ mô và chính sách cải cách ảnh hưởngkhá mạnh mẽ đến tình trạng đói nghèo trong cả nước nói chung, trong các địaphương nói riêng Chính sách cải cách nền kinh tế mở cửa và hội nhập, tựdohoá thương mại tạo ra những động lực tốt cho nền kinh tế phát triển Tuynhiên để đáp ứng với môi trường ấy thì đòi hỏi cả người cán bộ và công nhânmột trình độ ngày càng cao Do đó tỉ lệ người nghèo thất nghiệp càng lớn do
họ không có trình độ vì vậy họ càng nghèo hơn Chính sách phát triển kinh tế
vĩ mô không chú ý đúng mức đến vấn đề công bằng trong tăng trưởng Cácchính sách chưa phù hợp, không đồng bộ Việc triển khai thực hiện chươngtrình còn yếu kém
Trang 161.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến xóa đói giảm nghèo
Xóa đói giảm nghèo là một mục tiêu chung mang tính chất lâu dài Bất
kể đâu, khu vực nào đều tồn tại đói nghèo nhưng ở mức độ khác nhau Tácđộng đến công tác xóa đói giảm nghèo gồm một số nhân tố cơ bản sau:
Một là cơ chế, chính sách và sự lãnh đạo của Chính phủ, địa phương
Việc ban hành một số chính sách, cơ chế của Nhà nước và địa phương tácđộng khá lớn đến vấn đề xóa đói giảm nghèo Thiết lập cơ chế quản lý đúng đắntạo điều kiện cho công tác xóa đói giảm nghèo có hiệu quả cao nhất Chính sáchphù hợp và tiến hành đồng bộ thì khuyến khích mạnh sự chủ động, tự vươn lêncủa người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo …Việc quản lý chương trình được tổchức từ trung ương đến địa phương đến các xã, thôn bản nhằm tạo sự quan tâm sátsao đối với người nghèo Mở rộng và tạo điều kiện thông thoáng trong việc vayvốn tín dụng để có vốn làm ăn sản xuất kinh doanh, cần tăng nguồn vốn bằng việckêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân
Hai là các cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo
Đảng và Nhà nước đưa ra những chủ trương chính sách là ở tầm vĩ môcòn việc tiến hành, thực hiện lại phụ thuộc vào các địa phương, mà việc đóphụ thuộc lớn vào các cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương.Các cán bộ nếu được đào tạo đầy đủ, có khả năng chuyên môn giỏi và kinhnghiệm thực tiễn sẽ dễ dàng tiếp xúc với người dân để tuyên truyền, đưa cácchủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến từng gia đình giúp họ nắmbắt kịp thời Thực tế hiện nay cho thấy, số cán bộ được đào tạo làm việcchuyên môn về công tác xoá đói giảm nghèo còn ít, chủ yếu là đảm nhiệmthêm Do vậy những chính sách chủ trương của Nhà nước vẫn chưa được phổbiến cụ thể sâu sát đến người nghèo
Ba là bản thân người nghèo
Trang 17Sự cố gắng vươn lên của chính người nghèo, hộ nghèo là nhân tố tạonên sự thành công hay thất bại của chương trình xóa đói giảm nghèo Nhưngbản thân họ lại là những cản trở việc thoát nghèo vì:
- Bản thân họ không tự nâng cao trình độ dân trí, không ứng dụng cáctiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, không năng động giải quyết việc làm,lười lao động, một số cờ bạc rượu chè Tư tưởng ỷ lại trông chờ vào sự trợgiúp, hỗ trợ của Nhà nước
- Do chưa nhận thức được vai trò của các dự án, chương trình xoá đóigiảm nghèo nên nhiều người nghèo, hộ nghèo còn từ chối sự giúp đỡ, đầu tưcủa chương trình
Tư tưởng lạc hậu trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày Sinh nhiều con,trọng nam khinh nữ Các hộ nghèo thường dễ bị tổn thương, bởi những khókhăn hàng ngày và những biến động thường xảy ra đối với cá nhân, gia đình haycộng đồng
1.3 QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC TA VỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
- Xoá đói giảm nghèo phải gắn liền với tăng trưởng kinh tế
Đây là cơ sở quan trọng cho xoá đói giảm nghèo Bất cứ quốc gia nàocũng phải lấy cái nền quan trọng là tăng trưởng kinh tế Chỉ có tăng trưởngkinh tế mới cho phép các quốc gia tích luỹ để đầu tư cho xoá đói giảm nghèo
vì xoá đói giảm nghèo đòi hỏi nguồn lực lớn trong nhiều năm Tăng trưởngkinh tế phải vì người nghèo vùng nghèo thì mới làm cho khoảng cách giàunghèo thu hẹp lại Nếu tăng trưởng kinh tế không vì người nghèo thì lại làmcho khoảng cách giàu nghèo sâu sắc hơn Không phù hợp với định hướng chủnghĩa xã hội
- Gắn xoá đói giảm nghèo với công bằng xã hội: Ưu tiên phát triển các
xã nghèo, hộ nghèo, đặc biệt là các xã vùng cao biên giới, hải đảo vùng sâuvùng xa, vùng căn cứ cách mạng Mục tiêu phấn đấu của Quốc gia là xâydựng đất nước giàu mạnh công bằng văn minh thì chính là thu hẹp khoảngcách giàu nghèo một cách hợp lý tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở các
Trang 18xã nghèo giúp đỡ các hộ nghèo phát triển kinh tế hoà nhập với cuộc sốngcộng đồng Giúp họ có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như: Y tế,giáo dục, văn hoá Chiến lược xoá đói giảm nghèo chính là nhằm giải quyếtnhững cái thiếu hụt mà các chương trình chiến lược khác chưa giải quyết hếtđược Ưu tiên đầu tư vào các xã nghèo, người nghèo chính là góp phần bảođảm công bằng xã hội.
- Phát huy nội lực, nguồn lực tại chỗ là chủ yếu tranh thủ sự trợ giúp từbên ngoài cộng đồng quốc tế
Nguồn lực bản thân quốc gia, của từng địa phương phải đóng vai tròquyết định Nguồn lực hỗ trợ bên ngoài cộng đồng Quốc tế đóng vai trò quantrọng thúc đẩy tiến trình xoá đói giảm nghèo Địa phương chủ động cân đốinguồn lực tại chỗ, phát huy sức mạnh của cộng đồng để tạo nguồn lực, lồngghép các chương trình dự án tiến tới xoá đói giảm nghèo
- Xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo
Xoá đói giảm nghèo là trách nhiệm của các cấp các ngành của toàn xãhội và của chính bản thân người nghèo Đối tượng phải biết tự vươn lên cùngvới sự trợ giúp tạo điều kiện thuận lợi của cộng đồng Xoá đói giảm nghèomang tính nhân văn nhân đạo sâu sắc Là nhiệm vụ cấp bách của Đảng Nhànước ta Nó là động lực thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế của đất nướcthể hiện bản chất tốt đẹp của CNXH, đảm bảo công bằng ổn định xã hội.Chính vì vậy cần có sự tham gia tích cực của cả cộng đồng
- Ý nghĩa của công tác xoá đói giảm nghèo
Đi sâu nghiên cứu vấn đề này thấy được sự bất bình đẳng trong việcđáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người Trong xã hội vẫn còn tồn tại một
bộ phận lớn cư không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cuộc sống ở mức tốithiểu Từ vấn đề này ta phải tìm được các giải pháp giảm thiểu tối đa sự bấtbình đẳng này trong xã hội đảm bảo công bằng xã hội Làm cho toàn thể nhândân có thể đáp ứng được nhu cầu cơ bản của mình ở mức thấp nhất Góp phầnvào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước
Trang 19Các mối quan hệ được thể hiện qua sơ đồ sau:
1.4 CÁC CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
Giảm đói nghèo là một trong những chính sách xã hội cơ bản đượcĐảng và nhà nước đặc biệt quan tâm Cùng với quá trình đổi mới, tăng trưởngphải tiến hành công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, hạnchế sự phân cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng
Giảm tình trạng nghèo khổ của dân cư là một vấn đề cực kì phức tạpbởi nghèo khổ thường kéo theo sự trì trệ lạc hậu, chậm tiến về phát triển kinh
tế gây ra tình trạng nợ nần, lạm phát, thất nghiệp Do vậy, chống đói nghèo làmột yêu cầu đặt ra cho tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế Trong nhữngnăm qua Đảng và Nhà nước đã cụ thể hóa từng chính sách, cơ chế, chươngtrình, dự án và kế hoạch nhằm tập trung phát triển nông nghiệp nông thôn …
nó được cụ thể qua các chương trình xóa đói giảm nghèo sau:
1.4.1 Chương trình 135
Chương trình Phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miềnnúi và vùng sâu, vùng xa (được gọi là chương trình 135) được Thủ tướng
Đói nghèo
Suy dinh dưỡng
Thất học
Tệ nạn xã hội
Ô nhiễm môi trường
Trang 20Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998nhằm tăng cường hoạt động xóa đói giảm nghèo cho các xã đặc biệt khó khănmiền núi và vùng sâu vùng xa tại 53 tỉnh Đến năm 2000 Thủ tướng Chínhphủ ban hành Quyết định số 138/2000/QĐ- TTg ngày 29/11/2000 về việc hợpnhất dự án định canh định cư, dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khókhăn, Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi cùng vào chương trình135.
Chương trình bao gồm 5 nhiệm vụ trọng yếu đó là:
- Quy hoạch bố trí dân cư cần thiết
- Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, khai thác tốt mọi nguồn lực
- Phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp quy hoạch sản suất
- Quy hoạch các trung tâm cụm xã
- Đào tạo cán bộ cơ sở, nâng cao trình độ quản lý
Chương trình 135 có thể được xem là một công cụ đặc biệt phục vụcho tập trung nguồn lực xóa đói giảm nghèo và các hoạt động vào các khuvực địa lý cụ thể Trên thực tế, chính quyền đã đơn giản hóa các thủ tục đầu
tư các dự án công trình hạ tầng cơ sở trong chương trình Vì vậy chương trìnhmục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và chương trình 135 có trùng nhau vềđịa lý và công tác điều phối, lồng ghép cả hai chương trình được thực hiệnthông qua công tác lập kế hoạch hàng năm tại các địa phương, đặc biệt là cấptỉnh
1.4.2 Chương trình 143
Mục tiêu của chương trình 143 đó là :
- Giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%, sử dụng chuẩn nghèo mới của
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tức là trung bình 1,5 – 2% mỗi năm vàxóa hoàn toàn nạn đói kinh niên
Trang 21- Bảo đảm các xã nghèo có các công trình hạ tầng cơ sở cơ bản nhưthủy lợi nhỏ, trường học, trạm xá, đường, điện, nước và chợ.
- Tạo 1,4 – 1,5 triệu việc làm mỗi năm
- Giảm tỷ lệ thất nghiệp tại thành thị xuống dưới 6% và nâng cao tỷ lệ
sử dụng thời gian lao động lên 80% vào năm 2005
Phạm vi và đối tượng:
Chương trình được thực hiện trong cả nước vào tất cả các hộ nghèođược xác định theo chuẩn nghèo của Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội
Nội dung của chương trình 143:
Chương trình được thực hiện với các chính sách và dự án như sau:Các chính sách
1 Chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế
2 Chính sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục
3 Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn
4 Chính sách an sinh xã hội trợ giúp các đối tượng yếu thế
5 Hỗ trợ người nghèo về nhà ở
6 Hỗ trợ công cụ và đất sản xuất cho người nghèo
7 Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp
Nhóm các dự án xóa đói giảm nghèo chung:
1 Dự án tín dụng cho người nghèo vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh
2 Hướng dẫn cho người nghèo cách làm ăn khuyến nông, khuyến lâm,khuyến ngư
3 Xây dựng mô hình xóa đói giảm nghèo cho các xã nghèo
Trang 224 Nhóm các dự án xóa đói giảm nghèo cho các xã nghèo (ngoàichương trình 135).
5 Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng các xã nghèo
6 Hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề ở các xã nghèo
7 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo và cán
bộ xã nghèo
8 Ổn định dân di cư và xây dựng vùng kinh tế mới ở các xã nghèo
9 Dự án định canh định cư ở các xã nghèo
1.5 MỘT SỐ KINH NGHIỆM XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH THÀNH
1.5.1 Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hà Nam
Hà Nam là một tỉnh nằm trong khu vực đồng băng Sông Hồng với hơn90% nhân dân sống ở nông thôn và làm nghề nông Đói nghèo cũng là mộtvấn đè mà tỉnh luôn quan tâm rà soát Qua quá trình thực hiện xóa đói giảmnghèo tỉnh đã đạt được một số thành tựu nhất định, qua đó thấy được một sốkinh nghiệm sau:
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thông thương kinh tế xã hội
- Xây dựng mô hình gia đình, thôn, xóm, xã, phường xóa đói giảmnghèo có hiệu quả như mô hình tiết kiệm, tín dụng của Hội phụ nữ, mô hìnhThanh niên lập nghiệp của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, mô hìnhphát triển kinh tế trang trại của Hội nông dân
- Hoạt động lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội với chươngtrình xóa đói giảm nghèo đã giúp cho khoảng 20% hộ nông dân được hưởngthụ từ chương trình 120, 327…
Từ sau năm 1986 Việt Nam phát triển theo nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế đất nước đã có sự phát triển tăng trưởng
Trang 23đáng kể, đời sống nhân dân được từng bước thay đổi nhưng tỉ lệ đói nghèovẫn cao Đại hội VIII của Đảng đã chỉ rõ: Xoá đói giảm nghèo là một trongnhững chương trình vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài Mục tiêu xoáđói giảm nghèo do Đại hội VIII đề ra là: giảm tỉ lệ người nghèo xuống dướicòn khoảng 10% năm 2000, bình quân giảm 300 ngàn hộ/năm Sau quá trìnhthực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo theo sự chỉ đạo của Đảng và Nhànước, năm 2004 tỉ lệ nghèo đói của cả nước là 8% giảm gần 10% so với năm
2000 Công tác xoá đói giảm nghèo của Việt Nam được các nước đánh giá là
sự thành công nhất trong phát triển kinh tế
Hiện nay, nước ta đứng trước một thời cơ lớn hay vận hội phát triểnkinh tế thuận lợi Song đồng thời cũng phải đối mặt với những thách thức gaygắt Vấn đề xóa đói nghèo là một trong những nội dung cần thiết và cần đượcgiải quyết trong quá trình công nghiệp hóa đất nước Qua thực tiễn 10 nămxóa đói giảm nghèo có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Trước hết là nhận thức về trách nhiệm và quyết tâm cao xóa đói giảmnghèo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và chính ngườinghèo
- Chủ động phát huy sáng tạo thu hút được các nguồn lực tại chỗ Đồngthời tập trung nguồn lực cho các mục tiêu trọng điểm là xóa các hộ đói kinhniên, xây dựng cơ sở hạ tầng, tín dụng, y tế, giáo dục…
- Tổ chức tốt việc điều tra, khảo sát, phân tích đúng nguyên nhân đểxây dựng kế hoạch hóa, biện pháp cụ thể …như mô hình xã hội hóa nhà ở chongười nghèo, Nhà nước tạo cơ chế hỗ trợ một phần nguồn lực, kêu gọi sự ủng
hộ của xã hội và sự nỗ lực của chính người nghèo Xây dựng mô hình liên kếtgiữa doanh nghiệp, xã và nông dân xây dựng vùng nguyên liệu bao tiêu sản phẩm
- Nhà nước thực hiện chính sách mở rộng hợp tác quốc tế về xóa đóigiảm nghèo để tranh thủ kinh nghiệm, nguồn lực, kĩ thuật và thông tin về xóađói giảm nghèo để ứng dụng vào thực tiễn nước ta
Trang 241.5.2 Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh
Từ đầu những năm 90 đến nay, tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai chương trìnhxóa đói giảm nghèo Chương trình đã mang lại lợi ích thiết thực, số hộ đói,nghèo giảm nhanh, các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh
đã đúc rút được nhiều bài học bổ ích
- Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng kinh tế - xã hội được chọn xâydựng mô hình Nội dung được khảo sát, đánh giá là: Đất đai tài nguyên vàmức độ khai thác, tận dụng; cơ cấu dân số, lao động cả số và chất lượng; hiệntrạng kết cấu hạ tầng; các nguồn lực có thể động viên; thực trạng đói nghèo vànguyên nhân đói nghèo
- Xây dựng và thực hiện các chương trình dự án theo hướng bảo đảm tínhbền vững xóa đói giảm nghèo, gắn xóa đói giảm nghèo với xây dựng nông thôn mới
- Chuyển giao những hiểu biết về phương pháp công tác phát triểncộng đồng, bồi dưỡng nâng cao kiến thức mà trọng tâm là khuyến nông, lâm
và ngư nghiệp, hướng dẫn cách làm ăn, phương pháp xây dựng và tổ chứcthực hiện các chương trình dự án
- Xây dựng các nhóm nòng cốt, các nhóm nhỏ của tổ chức cộng đồng,gắn xây dựng và củng cố các tổ chức chính trị – xã hội; xây dựng các câu lạc
bộ của những người khá giả, của các tổ chức quần chúng để giúp đỡ ngườinghèo Đồng thời xây dựng các câu lạc bộ của chính người nghèo để cùngnhau xóa đói giảm nghèo…
1.5.3 Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng có tỷ lệ đói nghèocao, công tác xóa đói giảm nghèo trong những năm gần đây đã có những kếtquả tốt Qua quá trình thực hiện đã rút ra một số kinh nghiệm sau:
Trang 25- Đầu tư đồng bộ, dứt điểm các cơ sở hạ tầng thiết yếu là nhân tố rấtquan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo điều kiện để tuyên truyềnnhững chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đưa tiến bộ văn minhvào vùng đồng bào dân tộc, góp phần phát triển sản xuất, nâng cao đời sống mọimặt của dân cư.
- Phải kết hợp chặt chẽ giữa việc ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật,hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, thực hiện khuyến nông với việc hỗ trợvay vốn tín dụng Kinh nghiệm cho thấy rằng người nghèo thường không biếtcách làm ăn, nên họ không có khả năng tiếp nhận nguồn vốn tín dụng Chính
vì thế, nhiều địa phương người nghèo không sử dụng hết vốn vay, do khôngbiết để làm gì, sử dụng nguồn vốn này ra sao
- Công tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức điều hành ở cấp xã có vai tròquyết định việc thực hiện có hiệu qủa các giải pháp xóa đói giảm nghèo Cấp
ủy, chính quyền địa phương có nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa củacông tác xóa đói giảm nghèo, coi đây là sự nghiệp của toàn xã hội
Trang 26CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
Ở HUYỆN VĨNH BẢO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Huyện Vĩnh Bảo nằm ở vị trí giao cắt của Quốc lộ 10 và Tỉnh lộ 17.Quốc lộ 10 nối liền một số đô thị lớn của đồng bằng Sông Hồng: Thành phốHải Phòng, Thị xã Thái Bình và thành phố Nam Định; Tỉnh lộ 17 chạy từ GiaLộc - Hải Dương, qua Bến Phà Chanh gặp Quốc lộ 10 tại trung tâm huyệnVĩnh Bảo rồi chạy tiếp đến Cống Một xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo
Vĩnh Bảo là cửa ngõ phía tây nam của thành phố Hải Phòng có tuyến đường
10 chạy qua nối liền các tỉnh duyên hải Bắc Bộ từ Ninh Bình qua Nam Định, TháiBình đến cụm cảng Hải Phòng - Quảng Ninh tạo thành cánh cung duyên hải có ýnghĩa về kinh tế, chính trị, anh ninh quốc phòng Vĩnh Bảo nằm trong vùng ảnhhưởng trực tiếp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Hà Nội - Hải Phòng - QuảngNinh, có hệ thống sông ngòi thuận lợi cho giao lưu kinh tế
Trang 27Những năm qua, việc cải tạo và nâng công suất cụm cảng biển HảiPhòng, Cái Lân và một số cảng biển mới ở khu vực Bắc Bộ cùng với việc cảitạo, nâng cấp đường 10, gắn liền với việc xây dựng hoàn chỉnh các cầu trêntuyến đường này như: Tân Đệ, Quý Cao, Tiên Cựu đã mở ra những điều kiệnthuận lợi mới cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Bảo.
2.1.1.2 Tài nguyên đất đai
Theo số liệu thống kê năm 2004, huyện Vĩnh Bảo có tổng diện tích tựnhiên là: 18.054,5ha; diện tích đất nông nghiệp là rất lớn:12.896ha (71,4%);đất chuyên dùng là 3.198 ha, chiếm 17,7%; đất ở chiếm 873 ha, chiếm 4,8%;đất khác là 1.087 ha, chiếm 6,1%
Đất đai của Vĩnh Bảo được hình thành chủ yếu do việc bồi tụ phù sacủa Sông Thái Bình và hệ thống Sông Hồng, đất đai của Vĩnh Bảo mang sắcthái giao lưu giữa hai bên phù sa của hệ thống sông nói trên, khá thuận lợi choviệc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, thuận lợi cho sự sinh trưởng vàphát triển một tập đoàn cây trồng phong phú, đa dạng như: lúa, ngô khoai,cói, đậu tương, dưa hấu, bí đỏ, cà chua
Vĩnh Bảo là huyện đồng bằng, không có đồi núi, có địa hình tương đốibằng phẳng, đất có thành phần cơ giới nhẹ chiếm tới 40% và phân bố tậptrung ở một số khu vực thượng nguồn Sông Hoá, Sông Luộc thuận lợi choviệc canh tác 3 vụ và trong tương lai là cơ sở để phát triển các vùng cây tậptrung, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản
Trang 28Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Vĩnh Bảo năm 2003
Nguồn: Số liệu của Phòng Thống kê huyện Vĩnh Bảo
2.1.1.3 Tài nguyên nước
Ngoài các con sông lớn tự nhiên bao quanh huyện như Sông Thái Bình,Sông Hoá, Sông Luộc, huyện còn có hệ thống sông đào như: Sông ChanhDương, sông Kinh Đông đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu, đồngthời còn là nơi cung cấp đánh bắt hải sản, cung cấp phù sa cho đồng ruộng,tạo ra các bãi bồi để nuôi trồng thuỷ sản và hệ thống sông ngòi này góp phầnlàm phong phú thêm hệ thống giao thông của huyện Vĩnh Bảo
2.1.1.4 Khí hậu
Vĩnh Bảo mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởngcủa biển nên hình thành hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh, khô hanh từ tháng 11đến tháng 3 năm sau, mùa hè nóng ẩm
Trang 29Do là huyện đồng bằng nên huyện Vĩnh Bảo rất khan hiếm nguồn tàinguyên khoáng sản (nếu có thì rất nhỏ không đủ để đầu tư khai thác) Đây làmột trong những nhân tố tác động mạnh mẽ đến cơ cấu kinh tế của huyện, đặcbiệt là cho phát triển các cơ sở công nghiệp.
2.1.2 Đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá
* Đặc điểm về dân số - lao động
Huyện Vĩnh Bảo có gần 100 ngàn người trong độ tuổi lao động, chiếmkhoảng 51% tổng số dân, trong đó lao động nông nghiệp vẫn là chủ yếu,
chiếm khoảng 85% tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế của
huyện, chất lượng nguồn lao động nhìn chung còn hạn chế, lao động phổthông chiếm đại bộ phận, để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thịtrường trong giai đoạn thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá thìvấn đề đào tạo mới và đào tạo lại nguồn lao động đang trở thành cấp bách
Bảng 2.2: Dân số - lao động của huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
1 Lao động nông nghiệp 86.455 85.632 85.648
2 Lao động phi nông
nghiệp
Nguồn: Số liệu Phòng Thống kê huyện Vĩnh Bảo
Trang 30Qua số liệu thống kê các năm ở bảng trên, dân số của huyện Vĩnh Bảokhá đông, bình quân là 103 người/km2 Tốc độ tăng dân số những năm gần đây(2001 - 2003) tương đối thấp và chủ yếu là dân bản xứ, tỷ lệ tăng cơ học khôngđáng kể.
Nhìn vào Bảng 2.2, ta thấy số hộ toàn huyện qua các năm thay đổikhông đáng kể, trung bình là 49.658 hộ, nhưng trong số đó hộ nông nghiệpchiếm tỷ lệ cao, trung bình là 89,6%
Lực lượng lao động năm 2002 là 95.630 người, giảm so với năm 2001 là
970 người Trong đó lao động nông nghiệp chiếm 89,5% và lao động phi nôngnghiệp là 10,5% (năm 2001) Như vậy, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ rấtcao gần 90%, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện
* Giáo dục, y tế, văn hoá
Giáo dục - đào tạo là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng nhằm
đào tạo nguồn trí thức cho cả nước nói chung và huyện Vĩnh Bảo nói riêng, vìvậy công tác giáo dục - đào tạo được huyện quan tâm đầu tư, xây dựng Nềngiáo dục của huyện trong những năm qua có sự phát triển mạnh mẽ cả về sốlượng và chất lượng, góp phần nâng cao dân trí Đảng bộ huyện đã tập trung chỉđạo công tác giáo dục từ cấp mầm non đến Phổ thông trung học Năm 2002 -
2003, huyện đã có 02 trong 05 trường PTTH đạt trường chuẩn quốc gia
Ngoài 05 trường PTTH, huyện đã xây dựng 02 trường bán công, 01trung tâm giáo dục thường xuyên, 30 xã, thị trấn của huyện đã có trường mẫugiáo, tiểu học, THCS Năm học 2002 - 2003, tổng số lớp học (từ mẫu giáođến THCS) là 1.349 lớp, bằng 41.641 học sinh, số giáo viên là 1.873 giáoviên
Trang 31Bảng 2.3: Thống kê về trường, lớp, giáo viên, học sinh
huyện Vĩnh Bảo năm 2003
Nguồn: Số liệu của Phòng Thống kê huyện Vĩnh Bảo
Số liệu bảng trên cho thấy, trung bình mỗi xã, thị trấn đều có 01Trường Mầm non, tiểu học và THCS, với số lớp học tương đối đầy đủ
Mặc dù số trường, lớp đã đầy đủ nhưng cơ sở vật chất còn thiếu và cũ kỹ, lạchậu Đồ dùng học tập, thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác giảng dạy còn ít,học sinh và giáo viên chỉ học chay bằng lý thuyết, số giờ thực hành rất ít vànếu có thì học sinh chỉ biết sơ qua Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đạihoá thì việc đào tạo về ngoại ngữ và tin học là rất cần thiết nhưng đến nay cảhuyện chỉ có một số trường tiến hành giảng dạy, chủ yếu là học sinh THCS vàTHPT nhưng cơ sở vật chất thiếu đồng bộ, máy vi tính thì cũ, chất lượng kém,giờ thực hành ít, do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học củahọc sinh, hạn chế sự tiếp xúc, mở rộng hiểu biết của học sinh
Trang 32Bảng 2.4: Số cán bộ y tế huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
Nguồn: Phòng thống kê huyện Vĩnh Bảo
Tổng số cán bộ y tế là 322 người, nhưng số bác sĩ thấp (57 người),chiếm 17,7%, như vậy trung bình cứ 1.000 người dân thì có 1,7 cán bộ y tế,trong đó 0,3 bác sĩ Qua số liệu trên cho thấy mức độ người dân được chămsóc y tế còn thấp Mặc dù đã được đầu tư trang thiết bị và mở rộng hệ thống y
tế tới tất cả các xã, thị trấn nhưng cơ sở vật chất phục vụ y tế còn thiếu thốn,đặc biệt là ở các Trạm y tế xã thiếu cả về cán bộ lẫn thiết bị y tế Chủ yếu làcác y tá và họ làm những công việc đơn giản như sơ cứu, cấp phát thuốc.Trung tâm y tế huyện còn thiếu máy móc, thiết bị hiện đại để chuẩn đoán,điều trị bệnh Điều nảy ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề chăm sóc sức khoẻcho người dân, dẫn đến chi phí khám chữa bệnh cao vì nếu mắc bệnh nặng họphải ra tuyến trên
* Cơ sở hạ tầng
Về giao thông
Mạng lưới giao thông đường bộ huỵên Vĩnh Bảo phân bố khá hợp lý,nên đã tạo được mạng lưới giao thông tương đối đồng bộ, quốc lộ 10 chạyqua địa bàn huyện Vĩnh Bảo từ cầu Quý Cao đến cầu Nghìn, tuy không dài,nhưng là trục giao thông chính của huyện Quốc lộ 10 được cải tạo nâng cấpthành đường cấp 3 vùng đồng bằng, nên đường rộng 12 mét, kết cấu mặtđường là cấp cao chủ yếu, tốc độ thiết kế là 80 km/h
Tỉnh lộ 17 thuộc huyện Vĩnh Bảo dài 24 km bắt đầu từ bến phà NinhGiang (Bến Chanh Chử) đến cống 1 xã Trấn Dương, đường 17 là trục đườngchính của huyện, xuyên suốt chiều dài của huyện theo hướng Tây Bắc - ĐôngNam Đường chạy qua 50% số xã của huyện, phía Nam của tuyến đường nay
Trang 33giáp với tỉnh Thái Bình có tuyến đường hàng hoá Với hai cầu phao đò đăng sông Hoá và mở rộng bến phà Ninh Giang làm cho sự giao lưu giữa huyệnVĩnh Bảo, huyện Thái Thuỵ (có cảng biển Diêm Điền) của tỉnh Thái Bình vớiHải Phòng - Hải Dương - Hà Nội được phát triển mạnh mẽ từ đó tuyến đường
-17 không chỉ riêng là đường tỉnh lộ mà còn mang tính chất là đường liên tỉnh.Toàn huyện đã trải nhựa được 185 km đường trục huyện và đường trục xã, đãhoàn thành dự án dải nhựa đường 17A, có 100% số xã có đường ô tô vàotrung tâm xã; đường liên thôn được bê tông cấp phối trên 200 km đã gópphần tạo sự thuận lợi trong giao lưu trao đổi văn hoá, kinh tế giữa các vùngtrong huyện và với các tỉnh lân cận
Thuỷ lợi
Hệ thống thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp khá hoàn chỉnh, tổng diện tíchđất làm thuỷ lợi của huyện là 1.436 ha (không tính sông lớn tự nhiên baoquanh huyện) nhờ có hệ thống sông bao bọc nên việc cung cấp nước tưới tiêucho các vùng trên địa bàn huyện tương đối thuận lợi công trình đầu mối tướigồmcó cống Chanh Chử, cống Ba Đồng một và cống Ba Đồng hai, cốngĐồng Ngừ, lấy nước sông cung cấp vào hệ thống kênh chính cung cấp nướctưới cho sản xuất thông qua một hệ thống các kênh mương trục chính nhưkênh Chanh Dương chạy dọc huyện dài 25,5 km, kênh Ba Đồng dài 7,5 km vàkênh Đơn dài 3,5 km, kênh Bạch dài 6,5 km, kênh Chanh Chử dài 7,5 km,kênh An Ninh dài 8 km ngoài ra trên địa bàn huyện còn có một hệ thốngkênh cấp một gồm 17 tuyến với tổng chiều dài 85,4 km và hệ thống kênhmương nội đồng phục vụ cấp thoát nước, tại các cửa kênh mương ra các sônglớn có một số cống tiêu nước như cống một (Trấn Dương), cống Bích Động,công Đơn và 3 trạm bơm tiêu lớn ở 3 vùng là trạm bơm Thượng Đồng (14máy công suất 4000 m3/ h) Trạm bơm Cộng Hiền, 04 máy công suất4.000m3/h; Trạm bơm Xi Phông Gò Công (công suất 5,6 m3/h) Ngoài ra trênđịa bàn huyện có tổng cộng 141 trạm bơm nhỏ nội đồng phục vụ tưới cục bộ,
Trang 34tuy vậy đối với các vùng trồng rau màu hệ thống thuỷ lợi hiện tại chưa đápứng được việc chủ động cung cấp nước cũng như tiêu nước đối với diện tíchrau màu.
Hệ thống điện
Hệ thống điện nông thôn đã phủ đều khắp 30 xã và thị trấn trong huyệnvới 100% số hộ được sử dụng điện Năm 2000 đã nâng cấp trạm biến thếtrung gian lên 110 kw công suất 25.000 KVA và cải tạo lưới điện sinh hoạtnông thôn cho xã Hòa Bình và thị trấn Vĩnh Bảo, còn lại hệ thống điện đãđược xây dựng từ lâu nay đã xuống cấp, hệ thống mạng lưới cung cấp điệnhiện tại đủ phục vụ nhu cầu tiêu dùng dân cư với cơ cấu tiêu dùng hiện tại chủyếu cho sinh hoạt song do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đồngthời ngày càng đáp ứng đời sống dân sinh cho nhân dân thì cần phải được đầu
tư cải tạo cơ bản hệ thống mạng lưới điện hiện tại
Hệ thống cấp thoát nước
Hệ thống cung cấp nước sạch cho sinh hoạt dân cư mới được phát triểncung cấp cho người dân thuộc khu vực thị trấn Vĩnh Bảo, các khu vực dân cưnông thôn người dân tự giải quyết nguồn cung cấp sinh hoạt với trên 80% số
hộ sử dụng nước giếng khoan, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải hầu nhưchưa có, nước thải sinh hoạt và sản xuất, chảy tự do vào các kênh tiêu nước,
do vậy nó không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề bảo vệ nuôi trồng mà còn đe dọa ônhiễm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp
Cơ sở dịch vụ sản xuất nông nghiệp
- Trên địa bàn huyện có Công ty giống cây trồng cùng với hệ thốngdịch vụ sản xuất nông nghiệp bao gồm: Trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thựcvật, trạm thú y và hệ thống dịch vụ của 30 hợp tác xã nông nghiệp tronghuyện Hàng năm đã cung ứng đủ các loại giống cây trồng mới cho các hộnông dân theo đặc điểm sinh thái của các tiểu vùng sản xuất Mạng lưới dịch
Trang 35vụ phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y bao gồm nhiều thành phần kinh tếtham gia, đã đưa nhanh những ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nôngnghiệp đặc biệt những tiến bộ về giống cây trồng, gia súc, những kỹ thuật tiến
bộ về phân bón, sử dụng các chất kích thích sinh trưởng những tiến bộ về bảo
vệ thực vật, phòng và chữa bệnh cho gia súc được nhân dân áp dụng nhanhchóng, có hiệu quả
Cơ sở phục vụ đời sống dân sinh
Hệ thống hạ tầng thông tin viễn thông đã có bước phát triển đủ đảmbảo cung cấp thông tin viễn thông thông suốt đến tất cả các xã trong huyện.Tất cả các xã đều đã lắp đặt hệ thống thông tin bưu điện, thông qua các điêmbưu điện văn hóa xã Hệ thống điện thoại đã và đang phát triển đến các xã,thôn xóm, cụm dân cư và một bộ phận dân cư, nhờ hệ thống giao thông pháttriển thông suốt đến các xã nên hệ thống bưu chính, thông tin từ thành phố vềhuyện và xã có thể thực hiện nhanh chóng
Nguồn: Số liệu lấy từ Phòng Thống kê huyện Vĩnh Bảo
Với diện tích đất nông nghiệp chiếm 71,4% tổng diện tích đất của toànhuyện và chủ yếu là đất phù sa bồi đắp Nông nghiệp huyện Vĩnh Bảo chủyếu là trồng cây lương thực, hoa màu như lúa, ngô, khoai, sắn nên giá trị thấphơn cây công nghiệp Huyện chỉ có nghề truyền thống là trồng cây thuốc làonhưng rất vất vả, phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên rủi ro cao
Trang 36Cũng như sự phát triển cung của cả nước, cơ cấu sản xuất nông nghiệpluôn cao nhất: Năm 2001 là 67%, năm 2003 là 65,5% Sản xuất công nghiệp
và dịch vụ còn thấp, do địa bàn huyện không có nhà máy, khu công nghiệp, như các huyện khác mà sản xuất công nghiệp chủ yếu là nghề truyền thống
Qua phân tích những đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện VĩnhBảo ngoài những yếu tố tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội củahuyện nói chung, tình trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo nóiriêng còn một số vấn đề tồn tại:
+ Dân số - lao động - việc làm
Mặc dù đã đẩy mạnh việc thực hiện công tác kế hoạch hoá gia đìnhnhưng dân số huyện Vĩnh Bảo còn khá đông ảnh hưởng đến đời sống vật chấttinh thần của nhân dân Số lao động chưa có việc làm còn cao, những ngườichưa có việc làm chủ yếu là việc làm không ổn định Đây là một đặc điểm hạnchế sự phát triển kinh tế xã hội của huyện và ảnh hưởng đến công tác xoá đóigiảm nghèo
+ Cơ sở hạ tầng
Trong những năm qua được sự đầu tư của thành phố huyện Vĩnh Bảo
đã củng cố xây dựng một số cơ sở hạ tầng nhưng nhìn chung vẫn còn nhỏ bé
Hệ thống đê điều, mương máng tưới tiêu ruộng đồng chưa đáp ứng nhu cầusản xuất nông nghiệp và an toàn cho nhân dân trong huyện trong mùa mưa lũ
Hệ thống nước sạch mới chỉ phục vụ cho nhân dân thị trấn, hệ thống cấp thoátnước sinh hoạt chưa được xây dựng thành đường ống kín mà để chảy tự do,
do đó đời sống nhân dân trong huyện chưa đảm bảo, dễ gây bệnh tật ảnhhưởng trực tiếp đến sức khoẻ người dân và ô nhiễm cho nguồn nước cho sảnxuất nông nghiệp
2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN VĨNH BẢO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.2.1 Thực trạng đói nghèo của huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
2.2.1.1 Quy mô
Trang 37Thành phố Hải Phòng nằm ở vị trí trung tâm vùng duyên hải Bắc bộ, làđầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc,giao lưu thuận lợi với các địa phương trong nước và quốc tế Thành phố HảiPhòng bao gồm 13 quận, huyện và thị xã, trong đó 5 quận nội thành, 7 huyệnngoại thành và 1 thị xã Những năm qua Hải Phòng đã không ngừng phát triểnđược Trung ương Đảng và Chính phủ xác định là cực tăng trưởng của vùngkinh tế động lực phía Bắc, một trong điểm kinh tế phát triển biển đảo có vị trítrọng yếu cả về kinh tế và quốc phòng an ninh, là đô thị loại I cấp quốc gia.
Từ khi Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộthành phố lần thứ XII được ban hành, Đảng bộ và nhân dân Hải Phòng đãkhắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, giành được nhiều thành tựu quan trọng.Bên cạnh những thắng lợi quan trọng trên, do chi phối của quy luật vận động
xã hội một bộ phận nhân dân của thành phố do nhiều nguyên nhân rủi ro, bấthạnh khác nhau và do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường đem lại, vẫncòn phải sống trong cảnh nghèo
Bảng 2.6: Tỷ lệ hộ nghèo các quận, huyện thành phố Hải Phòng năm 2000
Trang 38Tiêu chí nghèo 2001-2005 chưa đáp ứng yêu cầu tối thiểu của cuộcsống (đối với nông thôn 3.300đ/người/ngày, đối với thành phố là5.000đ/người/ngày) Cho nên một số quận đã cơ bản không còn hộ nghèo, tuynhiên tỷ lệ nghèo không đồng đều
Tỷ lệ đói nghèo trung bình của thành phố là trên 14% (2000) nhưngqua bảng số liệu trên mức chênh lệch đói nghèo giữa các quận, huyện là rấtcao, thể hiện rõ sự phân hóa giàu nghèo mức sống giữa thành thị và nôngthôn Hầu hết các quận nội thành tỷ lệ hộ nghèo thấp trong vòng từ 7-9%nhưng ở nông thôn tỷ lệ này rất cao, gấp hơn 3 lần so với thành thị Trong đóhuyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo là hai huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trên 20%.Thông qua kết quả điều tra nghiên cứu thực tế ở địa bàn huyện, qua đánh giácủa các nghiên cứu có thể nói Vĩnh Bảo là huyện có số hộ nghèo cao nhất từtrước tới nay Với đặc thù đất hẹp, người đông lại không có nghề phụ dân cưsinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp do đó thu nhập bình quân của các hộ làkhông cao Số hộ nghèo của Vĩnh Bảo trong những năm gần đây có xu hướnggiảm nhưng tỉ lệ này vẫn cao Vĩnh Bảo là một huyện thuần nông với dân sốđông 185.419 người (năm 2002) chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, bao gồm49.659 hộ (năm 2002) tỷ lệ hộ nghèo cao 8.269 hộ, chiếm 17,55% (năm 2002) Số
hộ nghèo đói trên tập trung rải rác ở 30 xã - thị trấn trong huyện Tuy nhiên theochuẩn mực của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội thì hiện nay trên địa bànhuyện không còn xã nào thuộc diện xã nghèo Xã có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất trên địabàn huyện hiện nay là xã Dũng Tiễn chiếm 18,58% (năm 2003) số hộ nghèo cảhuyện
Bảng 2.7: Số hộ nghèo đói của huyện Vĩnh Bảo qua các năm 2002 – 2004
Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ
Nghèo 8.269 17,55 5.998 12,06 4.275 8,55
Trang 39Nguồn: Phòng Nội vụ lao động thương binh xã hội huyện Vĩnh Bảo
Theo số liệu thống kê bảng trên, tỷ lệ nghèo của huyện Vĩnh Bảo cònkhá cao, năm 2002 là 17,55%, cao hơn mức trung bình của thành phố là3,55% (cả thành phố là 14%) Năm 2003, tỷ lệ nghèo trung bình của cả nước
là 9,51% thì tỷ lệ đói nghèo của huyện Vĩnh Bảo là 12,06%, cao hơn 2,55%.Năm 2004 tỷ lệ đói nghèo giảm khá lớn là 3,51% so với năm 2003 và đặc biệt
số hộ đói đã không còn Đây là một kết quả khả quan trong công cuộc xóa đóigiảm nghèo của huyện, tuy nhiên con số 8,55% vẫn còn khá cao hơn mứctrung bình của cả nước năm 2004 (8%)
Năm 2004, Vĩnh Bảo không còn hộ đói trong khi đó năm 2002 cònchiếm số lượng 135 hộ
Thực trạng đói nghèo được thể hiện qua thực tế đời sống của các hộnghèo Người nghèo sống trong những nhà tranh, vách đất, nhà tạm; bữa ănhàng ngày còn thiếu chất dinh dưỡng, có khi phải ăn độn ngô, độn khoai, sắn;nhiều hộ đến những ngày giáp hạt phải đi vay thóc, gạo, có hộ không có đất ở,
họ phải làm những ngôi nhà tạm bợ ở bên bờ sông, bờ đê hoặc trên những conthuyền nhỏ để sinh sống qua ngày
Theo báo cáo của Phòng Nội vụ – Lao động Thương binh và Xã hộihuyện Vĩnh Bảo năm 2002 cả huyện có 5.987 hộ sống trong nhà tranh, nhàdột nát, 4.763 hộ không có phương tiện đi lại tối thiểu (xe đạp)
2.2.1.2 Cơ cấu
Mặc dù nằm cùng trong một huyện nhưng mỗi xã, thị trấn có mức sống
và tỷ lệ hộ đói nghèo lại khác nhau Có sự khác biệt đó là do nhiều nguyênnhân như: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên (đất đai, sông hồ, …), trình độ dân trí, …
Với tổng số 30 xã, thị trấn tỷ lệ hộ đói nghèo phân theo các mức độ khác nhau