Thực trạng đói nghèo của huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp xóa đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải Phòng (Trang 36 - 42)

2.2.1.1. Quy mô

giao lưu thuận lợi với các địa phương trong nước và quốc tế. Thành phố Hải Phòng bao gồm 13 quận, huyện và thị xã, trong đó 5 quận nội thành, 7 huyện ngoại thành và 1 thị xã. Những năm qua Hải Phòng đã không ngừng phát triển được Trung ương Đảng và Chính phủ xác định là cực tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc, một trong điểm kinh tế phát triển biển đảo có vị trí trọng yếu cả về kinh tế và quốc phòng an ninh, là đô thị loại I cấp quốc gia.

Từ khi Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XII được ban hành, Đảng bộ và nhân dân Hải Phòng đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, giành được nhiều thành tựu quan trọng. Bên cạnh những thắng lợi quan trọng trên, do chi phối của quy luật vận động xã hội một bộ phận nhân dân của thành phố do nhiều nguyên nhân rủi ro, bất hạnh khác nhau và do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường đem lại, vẫn còn phải sống trong cảnh nghèo.

Bảng 2.6: Tỷ lệ hộ nghèo các quận, huyện thành phố Hải Phòng năm 2000

STT Đơn vị quận, huyện Tỷ lệ hộ nghèo (%)

1 Quận Hồng Bàng 6,9

2 Quận Ngô Quyền 6,3

3 Quận Lê Chân 7,2

4 Quận Hải An 8,1

5 Quận Kiến An 7,9

6 Huyện Cát Hải 17,64

7 Huyện An Lão 19,86

8 Huyện Kiến Thụy 18,57

9 Huyện Vĩnh Bảo 21,66

10 Huyện Tiên Lãng 22,34

11 Huyện An Dương 20,01

12 Huyện Thủy Nguyên 19,35

13 Thị xã Đồ Sơn 16,82

Tiêu chí nghèo 2001-2005 chưa đáp ứng yêu cầu tối thiểu của cuộc sống (đối với nông thôn 3.300đ/người/ngày, đối với thành phố là 5.000đ/người/ngày). Cho nên một số quận đã cơ bản không còn hộ nghèo, tuy nhiên tỷ lệ nghèo không đồng đều.

Tỷ lệ đói nghèo trung bình của thành phố là trên 14% (2000) nhưng qua bảng số liệu trên mức chênh lệch đói nghèo giữa các quận, huyện là rất cao, thể hiện rõ sự phân hóa giàu nghèo mức sống giữa thành thị và nông thôn. Hầu hết các quận nội thành tỷ lệ hộ nghèo thấp trong vòng từ 7-9% nhưng ở nông thôn tỷ lệ này rất cao, gấp hơn 3 lần so với thành thị. Trong đó huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo là hai huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trên 20%. Thông qua kết quả điều tra nghiên cứu thực tế ở địa bàn huyện, qua đánh giá của các nghiên cứu có thể nói Vĩnh Bảo là huyện có số hộ nghèo cao nhất từ trước tới nay. Với đặc thù đất hẹp, người đông lại không có nghề phụ dân cư sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp do đó thu nhập bình quân của các hộ là không cao. Số hộ nghèo của Vĩnh Bảo trong những năm gần đây có xu hướng giảm nhưng tỉ lệ này vẫn cao. Vĩnh Bảo là một huyện thuần nông với dân số đông 185.419 người (năm 2002) chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, bao gồm 49.659 hộ (năm 2002) tỷ lệ hộ nghèo cao 8.269 hộ, chiếm 17,55% (năm 2002). Số hộ nghèo đói trên tập trung rải rác ở 30 xã - thị trấn trong huyện. Tuy nhiên theo chuẩn mực của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội thì hiện nay trên địa bàn huyện không còn xã nào thuộc diện xã nghèo. Xã có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất trên địa bàn huyện hiện nay là xã Dũng Tiễn chiếm 18,58% (năm 2003) số hộ nghèo cả huyện.

Bảng 2.7: Số hộ nghèo đói của huyện Vĩnh Bảo qua các năm 2002 – 2004

Diện nghèo, đói Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ

Nghèo 8.269 17,55 5.998 12,06 4.275 8,55

Nguồn: Phòng Nội vụ lao động thương binh xã hội huyện Vĩnh Bảo

Theo số liệu thống kê bảng trên, tỷ lệ nghèo của huyện Vĩnh Bảo còn khá cao, năm 2002 là 17,55%, cao hơn mức trung bình của thành phố là 3,55% (cả thành phố là 14%). Năm 2003, tỷ lệ nghèo trung bình của cả nước là 9,51% thì tỷ lệ đói nghèo của huyện Vĩnh Bảo là 12,06%, cao hơn 2,55%. Năm 2004 tỷ lệ đói nghèo giảm khá lớn là 3,51% so với năm 2003 và đặc biệt số hộ đói đã không còn. Đây là một kết quả khả quan trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện, tuy nhiên con số 8,55% vẫn còn khá cao hơn mức trung bình của cả nước năm 2004 (8%).

Năm 2004, Vĩnh Bảo không còn hộ đói trong khi đó năm 2002 còn chiếm số lượng 135 hộ.

Thực trạng đói nghèo được thể hiện qua thực tế đời sống của các hộ nghèo. Người nghèo sống trong những nhà tranh, vách đất, nhà tạm; bữa ăn hàng ngày còn thiếu chất dinh dưỡng, có khi phải ăn độn ngô, độn khoai, sắn; nhiều hộ đến những ngày giáp hạt phải đi vay thóc, gạo, có hộ không có đất ở, họ phải làm những ngôi nhà tạm bợ ở bên bờ sông, bờ đê hoặc trên những con thuyền nhỏ để sinh sống qua ngày.

Theo báo cáo của Phòng Nội vụ – Lao động Thương binh và Xã hội huyện Vĩnh Bảo năm 2002 cả huyện có 5.987 hộ sống trong nhà tranh, nhà dột nát, 4.763 hộ không có phương tiện đi lại tối thiểu (xe đạp).

2.2.1.2. Cơ cấu

Mặc dù nằm cùng trong một huyện nhưng mỗi xã, thị trấn có mức sống và tỷ lệ hộ đói nghèo lại khác nhau. Có sự khác biệt đó là do nhiều nguyên nhân như: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên (đất đai, sông hồ, …), trình độ dân trí, …

Bảng 8.2: Phân loại mức độ nghèo đói của các xã, thị trấn huyện Vĩnh Bảo

Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2003 Năm 2004

Số xã Tỷ lệ Số xã Tỷ lệ Số xã Tỷ lệ

Dưới 8% 0 0 2 6,7 10 33,3

Từ 8-16% 06 16,7 18 60 20 66,7

Từ 16 -24% 16 53,3 09 30 0 0

Từ 24% trở lên 09 30 01 3,3 0 0

Nguồn: Số liệu Phòng Nội vụ – Lao động Thương binh và Xã hội huyện Vĩnh Bảo

Đói nghèo được đem ra so sánh là mức đói nghèo trung bình của thành phố Hải Phòng. Theo mức này ta nhận thấy mức độ đói nghèo có sự chênh lệch khá lớn, năm 2001 không có một xã nào có tỷ lệ đói nghèo dưới mức 8%, số xã từ 8-16% chỉ có 05 xã, chiếm 16,7% đó là các xã Liên Am, Vĩnh Phong, Thị trấn, …số xã có tỷ lệ đói nghèo từ 16-24% chiếm hơn 50% số xã của huyện, tỷ lệ đói nghèo cao gần gấp 3 lần tỷ lệ đói nghèo của thành phố. Như vậy, năm 2001 tỷ lệ đói nghèo của huyện rất cao. Nguyên nhân dẫn tới sự phân loại mức độ nghèo giữa các xã trong huyện do vị trí các xã khác nhau. Xa trung tâm huyện như xã Dũng Tiến, Giang Biên. Các xã Thắng Thuỷ, Cổ Am do nằm quanh hệ thống đê điều của huyện nên mùa màng rất hay gặp rủi ro trong mùa mưa lũ. Một số xã thì thiếu vốn, phương tiện sản xuất, trình độ dân trí thấp.

Đến năm 2003, thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, tỷ lệ nghèo đói của huyện giảm một cách nhanh chóng, chỉ còn 8,55%, các xã trước đây có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 16% nay đã không còn, đặc biệt là xã Dũng Tiến năm 2001 tỷ lệ hộ nghèo đói là 28,45% thì đến năm 2004 giảm xuống còn 10,43%; Xã Giang Biên từ 27,24% (năm 2001) xuống mức 11,49% (năm 2004).

Có thể nói qua 4 năm huyện Vĩnh Bảo đã đạt được kết quả cao trong công tác xóa đói giảm nghèo.

Tỷ lệ nghèo đói của huyện còn có thể xét theo độ tuổi của từng hộ và tính chất công việc của mỗi hộ.

Bảng 2.9: Số hộ nghèo phân theo độ tuổi của chủ hộ năm 2003 của huyện Vĩnh Bảo

Phân loại theo độ tuổi Số hộ (người) Tỷ lệ (%)

- Dưới 25 540 9 - Từ 25-35 1.139 19 - Từ 35-45 1.679 28 - Từ 45-55 1.859 31 - Trên 55 781 13 Tổng: 5.998 100

Nguồn: Số liệu Phòng Nội vụ – Lao động Thương binh và Xã hội huyện Vĩnh Bảo

Bảng trên phản ánh đúng thực tế của một huyện thuần nông như Vĩnh Bảo. Những hộ trong độ tuổi 35-45, 45-55 có tỷ lệ nghèo cao nhất. Nguyên nhân ở đây là trình độ dân trí của họ thấp, không được học hành, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp theo phương thức thủ công, độc canh. Khi bước vào thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất của họ rất chậm. Những hộ dưới 25 tuổi tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn do họ đã năng động, biết tìm tòi, học hỏi cách làm ăn mới.

Bảng 2.10: Số hộ nghèo phân theo tính chất công việc năm 2004 của huyện Vĩnh Bảo

Tính chất công việc Số hộ

- Hộ thuần nông 3.373

- Hộ phi nông nghiệp 902

Nguồn: Phòng thống kê lao động huyện Vĩnh Bảo

Năm 2004 cả huyện có 4.275 hộ nghèo, thì hộ thuần nông là 3.373 hộ, chiếm gần 80% tổng hộ nghèo. Đây là một thực tế mà chính quyền huyện và các xã, thị trấn cần phải đặc biệt quan tâm để tìm ra nguyên nhân giúp các hộ

nông nghiệp cách thức làm ăn, vươn lên thoát nghèo (như thiếu đất, vốn, công cụ sản xuất). So với các quận, huyện khác trong thành phố, Vĩnh Bảo có nhiều hạn chế trong phát triển kinh tế do đặc điểm tự nhiên và xã hội. Như huyện Thuỷ Nguyên, Kiến Thuỵ mặc dù không phải giáp ranh với thành phố nhưng kinh tế xã hội của các huyện vẫn phát triển mạnh, có sự phát triển đó có thể thấy do Thuỷ Nguyên có nguồn tài nguyên núi đá vôi được khai thác lấy đá làm nguyên liệu xây dựng, và xây dựng nhà máy xi măng Chinfon, đem lại lợi ích kinh tế cao hơn so với sản xuất nông nghiệp. Thị xã Đồ Sơn, với khu du lịch biển đã phát triển nhiều loại hình dịch vụ thu hút và hấp dẫn khách du lịch trong nước và nước ngoài đem lại nguồn thu nhập cao cho thị xã nói chung và nhân dân nói riêng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp xóa đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải Phòng (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w