Các hình thức trợ giúp người nghèo

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp xóa đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải Phòng (Trang 51 - 56)

- Trợ giúp bằng nguồn huy động tại địa phương

Đã trợ giúp cho 16.200 lượt hộ nghèo vay vốn bằng tiền mặt, hiện vật quy ra tiền là: 3,99 tỷ đồng (trong đó tiền mặt là 1,59 tỷ đồng, bằng hiện vật là

2,4 tỷ đồng; gồm 670,7 tấn thóc, 1.200 tấn phân bón, 1.850 con lợn giống và 32.900 con cá giống).

Riêng hợp tác xã đã trợ giúp 2.800 hộ nghèo vay vốn với số tiền là 950 triệu đồng. Trong đó tiền mặt là 390 triệu đồng, bằng vật tư như thóc giống, phân bón, thuốc trừ sâu, cây con giống là 560 triệu đồng.

- Trợ giúp bằng vay vốn của Nhà nước

Sau khi thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo tính từ năm 2000 đến nay mỗi năm có trên 9 nghìn lượt hộ được vay vốn, hiện nay dư nợ trên 19 tỷ đồng.

Vay vốn từ nguồn quỹ quốc gia theo Nghị quyết số 120/CP của Chính phủ. Hiện số dự án đến nay là 42 dự án với số dư nợ là 3.240 triệu đồng, với số lao động là 3.005 lao động, giải quyết được việc làm, tăng thu nhập.

- Trợ giúp bằng cấp Thẻ bảo hiểm y tế

Thực hiện hỗ trợ về y tế chủ yếu dưới hình thức khám chữa bệnh miễn phí và cung cấp sổ hộ nghèo, thẻ BHYT cho hộ nghèo. Các hình thức khác trợ giúp hộ nghèo như mỗi năm số Thẻ bảo hiểm y tế cấp cho người nghèo từ 9.000 thẻ đến trên 1 vạn thẻ, với số tiền mỗi năm từ 350 triệu đến trên 400 triệu đồng. Do được cấp Thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh, nhiều bệnh nhân nghèo mắc bệnh hiểm nghèo đã được cứu chữa khỏi bệnh, giảm bớt những khó khăn về chi phí chữa bệnh cho những người nghèo.

Thực hiện quyết định số 139/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, huyện đã cấp 4.350 giấy khám chữa bệnh miễn phí. Việc khám chữa bệnh cho người nghèo thông qua thẻ BHYT và giấy khám bệnh miễn phí đã tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận dịch vụ y tế, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ cho người nghèo, giúp họ yên tâm làm ăn, sản xuất kinh doanh.

Hàng năm Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo đã chỉ đạo Phòng Giáo dục kết hợp với các ngành, các địa phương, các trường phổ thông tại 30 xã, thị trấn vận động tạo điều kiện cho các cháu học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn bỏ học tiếp tục cắp sách tới trường, đã giúp cho 500 – 600 cháu được mượn sách giáo khoa không phải trả tiền. Tại các trường học, các thầy cô giáo đã đóng góp quỹ xây dựng quỹ XĐGN, quỹ ân nghĩa, quỹ vì tuổi thơ; đặc biệt nhận đỡ đầu 80 học sinh nghèo, xin tài trợ mở 2 lớp học tình thương cho 70 cháu, … Vốn đầu tư của chính sách hỗ trợ về giáo dục được phân bổ cho các dự án chủ yếu: miễn giảm học phí, miễn giảm khoản đóng góp, trợ cấp học bổng…

- Trợ giúp bằng hướng dẫn kỹ thuật và đào tạo nghề

Đã chỉ đạo Trung tâm dạy nghề chiêu sinh và đã mở trên 300 lớp đào tạo và tạo việc làm cho con em trong huyện trên 16.000 người theo học 18 ngành nghề khác nhau. Sau khi ra trường đã có trên 9.000 người có việc làm ổn định. Thực hiện tập huấn kỹ thuật cho nông dân, xây dựng mô hình để hướng dẫn người nông dân kỹ thuật trồng trọt, canh tác, chăn nuôi. Áp dụng những giống mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi. Đưa cơ cấu giống mới vào sản xuất phù hợp với thời vụ và điều kiện canh tác của từng xã trong huyện.

- Trợ giúp bằng vật chất

Theo kết quả điều tra, một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo là thiếu vốn, phương tiện sản xuất. Năm 2001, số hộ nghèo thiếu vốn sản xuất chiếm tỉ lớn 63% = 6.386 hộ. Huyện đã trích quỹ xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ gia đình nghèo phương tiện sản xuất nông nghiệp và trợ giúp thóc gạo để cho người nghèo thoát khỏi tình trạng thiếu ăn vào những tháng giáp hạt.

Bảng 2.17: Số hộ được hỗ trợ bằng vật chất năm 2005 của huyện Vĩnh Bảo

Bò (con) Gạo (kg)

Số hộ 60 2.498

Bảng 2.18: Số hộ được vay vốn XĐGN của huyện Vĩnh Bảo

Năm 1999 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2004 Số lượt hộ được vay vốn 9.200 12.500 15.300 16.200

Nguồn: Phòng Nội vụ lao động thương binh xã hội huyện Vĩnh Bảo

Qua phân tích số liệu trên cho thấy một số xã của huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhưng tốc độ giảm nhanh. Để có được thành công này, huyện Vĩnh Bảo đã thực hiện chương trình XĐGN một cách có hiệu quả, góp phần nâng cao mức sống của người dân

Công tác trợ giúp cho người nghèo được thực hiện ngày càng có hiệu quả cao. Huyện đã hỗ trợ cho người nghèo cả về vật chất, phương tiện sản xuất cũng như là lương thực. Số lượt hộ được vay vốn xoá đói giảm nghèo ngày càng tăng giúp họ có điều kiện sản xuất, cải thiện đời sống và thoát nghèo. Số hộ nghèo của huyện giảm một cách đáng kể.

Chương trình xoá nhà tranh vách đất cho hộ nghèo là một trong những chương trình mang ý nghĩa lớn về các mặt kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, đồng thời là một trong những chương trình trọng tâm chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND và UBND thành phố Hải Phòng từ năm 2003 đến nay.

Là một huyện xa thành phố, huyện kinh tế nông nghiệp thuần nông, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo, hộ nhà tranh vách đất cao so với mặt bằng chung của thành phố, đời sống của nhân dân trong huyện còn gặp nhiều khó khăn.

Với đặc thù trên, thực hiện Chỉ thị số 15/CP ngày 24/3/2003 của Ban Thường vụ Thành uỷ, Kế hoạch số 1467/KH-UB ngày 28/4/2003 của UBND thành phố Hải Phòng về cuộc vận động trợ giúp các hộ nghèo xoá nhà tranh vách đất giai đoạn 2003 - 2005.

Được sự quan tâm chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQVN thành phố, các ban ngành, các tổ chức xã hội của thành phố, Huyện uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQVN huyện Vĩnh Bảo có kế hoạch và coi đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm chỉ đạo của huyện để chỉ đạo các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và 30 xã, thị trấn cùng các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện đến nay đạt được kết quả như sau:

Bảng 2.19: Số hộ được xóa nhà tranh, nhà dột nát huyện Vĩnh Bảo

Đơn vị tính: Nhà

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

311 847 574

Nguồn: Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Vĩnh Bảo

Để thực hiện xóa nhà tranh vách đất, nhà dột nát theo quy định của Nhà nước. - Năm 2003: hỗ trợ 02 triệu đồng.

- Năm 2004: hỗ trợ 03 triệu đồng. - Năm 2005: hỗ trợ 04 triệu đồng.

Tuy số hộ được xóa nhà tranh vách đất, nhà dột nát chưa cao nhưng đã góp phần cải thiện cuộc sống cho hộ nghèo, giúp họ có mái nhà ổn định, yên tâm làm ăn, phát triển kinh tế gia đình.

Tóm lại: Những năm qua thực hiện đường lối đổi mới và các chính sách của Đảng và Nhà nước, huyện nhà đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, trong đó có chương trình xóa đói giảm nghèo.

Qua thực hiện chương trình XĐGN huyện đã thu được những kết quả đáng khích lệ, chương trình đã huy động được tổng nguồn lực là 36 tỷ đồng (kể cả ngày công, giống cây con, vật tư, … ). Với tư tưởng chỉ đạo là xã hội

hóa chương trình XĐGN, các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội đã phát triển sâu rộng thành phong trào XĐGN.

Chương trình XĐGN góp phần chuyển dịch mức sống của cộng đồng dân cư huyện nhà nói riêng và toàn thành phố nói chung. Cụ thể tỷ lệ nghèo giảm xuống 17,55% năm 2002 (năm 2001 theo điều tra là 21,66%), tỷ lệ hộ khá giàu tăng lên 14%, đến nay không còn hộ đói, 100% các hộ diện chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình nơi cư trú. Các mô hình xoá đói giảm nghèo đã hình thành và phát huy tác dụng, các tổ chức đoàn thể quần chúng như: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên đã phát động những phong trào xây dựng xoá đói giảm nghèo.

Chương trình xoá đói giảm nghèo đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở, các xã chỉ đạo thực hiện tích cực. Giải pháp xoá đói giảm nghèo bước đầu được thực hiện và đi vào cuộc sống như: hỗ trợ về y tế, hướng dẫn cách làm ăn, vay vốn ưu đãi… tạo thuận lợi cho công tác xoá đói giảm nghèo và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các xã để phát triển sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân trong huyện.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đó, chương trình XĐGN cũng còn bộc lộ những tồn tại cả về nhận thức và chỉ đạo trong các cấp ủy Đảng và chính quyền cần phải sớm được khắc phục.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp xóa đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải Phòng (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w