1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và một số giải pháp xóa đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải Phóng

72 804 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 632,5 KB

Nội dung

Luận văn : Thực trạng và một số giải pháp xóa đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải Phóng

Trang 1

1.1 Khái niệm nghèo, đói: 3

1.1.1 Theo quan niệm của Quốc tế 3

1.1.2 Quan niệm đói nghèo của Việt Nam (Theo Chương trình Quốcgia Xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005 và phương hướng từ năm2006-2010 của Thủ tướng Chính phủ năm 2000) 3

1.1.3 Một số khái niệm liên quan 3

1.1.4 Phương pháp xác định chuẩn nghèo đói và chuẩn mực nghèo đóigiai đoạn 2001-2005 và 2006-2010 3

1.1.5 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo 3

1.2 Quan điểm của Đảng, Nhà nước và địa phương về công tác xoá đóigiảm nghèo 3

2 Các yếu tố ảnh hưởng đến đói nghèo 3

2.1.Yếu tố khách quan 3

2.2 Yếu tố chủ quan 3

3 Ảnh hưởng của đói nghèo đến đời sống xã hội 3

4 Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của các nước trên thế giới và của cácđịa phương trong nước 3

4.1 Kinh nghiệm Xoá đói giảm nghèo của một số nước trên thế giới 3

4.2 Kinh nghiệm Xoá đói giảm nghèo của một số địa phương trong nước 3

5 Sự cần thiết phải xoá đói giảm nghèo ở huyện Như Thanh - Thanh Hoá 3

Phần 2: Đánh giá thực trạng đói nghèo ở huyện Như Thanh - tỉnh Thanhhoá giai đoạn 2001-2005 3

I Đặc điểm của huyện Như Thanh - Thanh Hoá 3

1 Đặc điểm tự nhiên 3

2 Đặc điểm kinh tế 3

3 Đặc điểm văn hoá, xã hội 3

Trang 2

II Đánh giá thực trạng đói nghèo ở huyện Như Thanh - Thanh Hoá 3

1 Quy mô đói nghèo giai đoạn 2002-2006 3

1.1 Giai đoạn 1997-2004 3

1.2 Giai đoạn 2005-2006 3

2 Cơ cấu đói nghèo phân theo các tiêu chí 3

2.1.Cơ cấu hộ nghèo phân theo loại hình kinh tế và đối tượng xã hội: 3

2.2 Cơ cấu tổng thu của nông hộ nghèo theo ngành nghề 3

2.3 Cơ cấu thu nhập của các nông hộ nghèo 3

2.4.Cơ cấu chi tiêu của các nông hộ nghèo 3

3 Phân bố đói nghèo trong huyện 3

4 Các nguyên nhân đói nghèo 3

4.1 Đối với Việt nam nói chung 3

4.1.1.Nguyên nhân lịch sử, khách quan: 3

4.1.2.Nguyên nhân chủ quan: 3

4.2 Nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo đói ở huyện Như Thanh Thanh Hoá 3

-4.2.1 Nhóm nguyên nhân do điều kiện kinh tế- xã hội 3

4.2.2 Do cơ chế chính sách chậm đổi mới và thiếu đồng bộ 3

4.2.3 Nguyên nhân chủ quan thuộc về người nghèo: 3

5 Đánh giá hiệu quả của các chính sách Xoá đói giảm nghèo của huyện vàtỉnh trong những năm qua 3

5.1 Chính sách hỗ trợ về y tế 3

5.2 Chính sách hỗ trợ về tín dụng cho hộ nghèo 3

5.3 Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở 3

5.4 Một số phong trào điển hình 3

III Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác xoá đói giảm nghèo ở huyệnNhư Thanh - tỉnh Thanh Hoá 3

1 Nhóm giải pháp cơ bản thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo 3

Trang 3

2 Nhóm giải pháp thông qua thực hiện các dự án 3

2.1 Nhóm các dự án giảm nghèo chung 3

2.1.1 Dự án tín dụng ưu đãi hộ nghèo 3

2.1.2 Hướng dẫn hộ nghèo cách làm ănvà khuyến nông, khuyến ngư 3

2.1.3 Xây dựng mô hình xoá đói giảm nghèo ở các xã nghèo 3

2.2.1 Cho vay vốn tín dụng ưu đãi 3

2.2.2 Hướng dẫn cách làm ăn cho hộ nghèo 3

2.2.3 Nhân rộng các điển hình sản xuất có hiệu quả, phù hợp với điềukiện kinh tế - xã hội của địa phương 3

2.4 Các chính sách về giáo dục cho người nghèo 3

3 Dự kiến kết quả 3

4 Những kiến nghị, đề xuất 3

4.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 3

4.2 Kiến nghị đối với tỉnh Thanh hoá 3

4.3 Kiến nghị đối với Uỷ ban nhân dân huyện Như Thanh - Thanh Hoá 3

KẾT LUẬN 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO 3

BẢN CAM ĐOAN 3

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang

Sơ đồ 1.1: Ảnh hưởng của nghèo đói đến đời sống xã hôi 3

Bảng 1.2:Bảng tổng hợp hộ nghèo đói qua từ năm1997 đến năm 2002 3

Bảng 2.2: Tổng hợp hộ nghèo còn lại năm 2005 theo tiêu chí cũ 3

Bảng 3.2: Chỉ tiêu phân loại hộ nghèo theo tiêu chí mới áp dụng cho các địa phương trong nước.(Đơn vị : đồng) 3

Bảng 4.2:Tổng hợp hộ nghèo năm 2006 theo tiêu chí mới 3

Bảng 5.2 : Thống kê các hộ nghèo năm 2006 3

Bảng 6.2 : Cơ cấu hộ nghèo phân theo loại hình kinh tế và đối tượng xã hội - năm 2005 3

Bảng 7.2: Cơ cấu tổng thu của nông hộ nghèo năm 2005 - theo ngành nghề 3

Bảng 8.2: Cơ cấu thu nhập của các nông hộ nghèo năm 2005 3

Bảng 9.2: Cơ cấu chi tiêu của các nông hộ nghèo (năm 2005) 3

Bảng 10.2 : Phân bố hộ nghèo theo đối tượng năm 2005 3

Bảng 11.2 : Phân bố các hộ nghèo trong huyện năm 2005 3

Bảng 12.2:Dự kiến kết quả đạt được trong năm 2007 3

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu Những năm gầnđây, nhờ những chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nướcta đã có những bước chuyển mình rất quan trọng Đặc biệt là vào năm 2006nước ta đã chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhấtthế giới WTO Những nhân tố đó đã làm cho nền kinh tế Việt Nam tăngtrưởng nhanh, đại bộ phận đời sống nhân dân đã được nâng lên một cách rõrệt Song, một bộ phận không nhỏ dân cư đặc biệt là dân cư ở vùng cao, vùngsâu, vùng xa đang chịu cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được những điềukiện tối thiểu của cuộc sống như ăn, ở, mặc, đi lại Chính vì vậy, sự phânhoá giàu nghèo ở nước ta ngày càng diễn ra mạnh mẽ Nó không chỉ là mốiquan tâm hàng đầu của những nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới, màđối với nước ta khi nền kinh tế đang có sự chuyển mình thì vấn đề phân hoágiàu nghèo càng được chú trọng hàng đầu Để có thể hoàn thành mục tiêuquốc gia là Xoá đói giảm nghèo thì thì trước tiên phải rút ngắn sự phân hoágiàu nghèo Đây không chỉ là nhiệm vụ của bộ máy lãnh đạo mà còn là nhiệmvụ của toàn thể nhân dân Phải phát huy truyền thống tinh hoa văn hoá ngườiViệt trong nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo.

Như Thanh - Thanh Hoá là một huyện miền núi thuộc tỉnh Thanh Hoá,huyện cũng có một nét chung đối với tất cả các địa phương khác đó là tìnhtrạng nghèo đói vẫn còn tồn tại Đời sống một bộ phận nhân dân vẫn đang rấtkhó khăn yếu kém Điều này cũng là một tất yếu đối với một huyện miền núimà nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp.Huyện mới được thành lập từnăm 1997 từ việc chia tách từ huyện Như Xuân Do đó, công tác xoá đói giảmnghèo đặc biệt quan tâm nhất là từ năm 1997 đến nay.

Xoá đói giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội cơ bảnhướng vào phát triển con người, nhất là người nghèo, tạo cơ hội cho họ thamgia vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, để cho người nghèo

Trang 6

có cơ hội và điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội phát triển sản xuất tự vươnlên thoát khỏi nghèo đói.Như Thanh - Thanh Hoá là một trong những huyệnsớm triển khai thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo Từ những năm1999 Hội đồng nhân dân huyện đã có Nghị quyết số 2159/NĐ/HĐND ngày21/10/1999 về một số biện pháp, chính sách thực hiện chương trình xoá đóigiảm nghèo, Uỷ ban nhân dân huyện đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo xoáđói giảm nghèo từ các huyện đến các xã, dành nhiều ngân sách đầu tư cơ sởhạ tầng xã nghèo, lập quỹ cho vay Xoá đói giảm nghèo , xây dựng các môhình xoá đói giảm nghèo

Với lí do trên và qua tìm hiểu thực tế về các chủ trương chính sách củaĐảng và Nhà nước về công tác Xoá đói giảm nghèo ở huyện Như Thanh -Thanh Hoá Kết hợp với việc nghiên cứu các số liệu về thu nhập, việc làm,đời sống vật chất, tinh thần của hộ nghèo nói riêng và của nhân dân tronghuyện nói chung Với tư cách là một sinh viên thực tập tại huyện em nhậnthấy vấn đề nghèo đói của huyện là rất phổ biến, cần phải có những bước đithật chính xác mới có thể khắc phục được Chính vì vậy em đã chọn đề tài

chuyên đề thực tập là: “Thực trạng và giải pháp Xoá đói giảm nghèo ởhuyện Như Thanh – Thanh Hoá.”

Do phạm vi nghiên cứu và thời gian tìm hiểu có hạn nên chuyên đềthực tập không thể tránh được những thiếu sót hạn chế Em rất mong sự đónggóp ý kiến của giáo viên hướng dẫn thực tập tốt nghiệp và các chú các anhcông tác tại phòng Nội vụ- Lao động Thương binh và Xã hội để chuyên đềcủa em được hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn thực tập

tốt nghiệp: PGS.TS Trần Xuân Cầu , các chú, các anh đang công tác tại

phòng Nội vụ- LĐTB&XH huyện Như Thanh - Thanh Hoá- đã hướng dẫn emtrong suốt quá trình thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Trang 7

Phần 1: Sự cần thiết phải xoá đói giảm nghèo.

1 Khái niệm.

1.1 Khái niệm nghèo, đói:

1.1.1 Theo quan niệm của Quốc tế.

- Theo Uỷ ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương(ESCAP): Nghèo đói là trạng thái môt bộ phận dân cư không được hưởng vàthão mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đãđược xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tụctập quán của địa phương.

Khái niệm nghèo đói có thể chia theo hai cách khác nhau: Nghèo tuyệtđối và nghèo tương đối.

Nghèo tương đối là sự thõa mãn chưa đầy đủ nhu cầu cuộc sống của

con người như: cơm ăn chưa ngon, quần áo chưa mặc đẹp, nhà ở chưa k hangtrang hay nói cách khác là có sự so sánh về thoã mãn các nhu cầu cuộc sốnggiữa người này với người khác, vùng này với vùng khác.

Hộ nghèo tương đối không phải là đối tượng chủ yếu của chươngtrình Để giải quyết nghèo tương đối có chương trình, giải pháp khác tác độngđến như: Chương trình cho vay vốn giải quyết việc làm, phát triển kinh tếtrang trại, cho vay của ngân hàng chính sách, ngân hàng Nông nghiệp.

Trong những xã hội được gọi là thịnh vượng, nghèo được định nghĩadựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân Nghèo tương đối có thể được xem nhưlà việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho nhữngngười thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hộiđó.

Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụthuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc Người ta gọi là nghèotương đối chủ quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ

Trang 8

thuộc vào sự xác định khách quan Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất(tương đối), việc thiếu thốn tài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quantrọng hơn Việc nghèo đi về văn hóa-xã hội, thiếu tham gia vào cuộc sống xãhội do thiếu hụt tài chính một phần được các nhà xã hội học xem như là mộtthách thức xã hội nghiêm trọng.

Nghèo tuyệt đối là sự không thoã mãn những nhu cầu tối thiểu của con

người để duy trì cuộc sống như: Cơm ăn không đủ no, áo không đủ mặc, nhàcửa không bảo đảm chống được mưa nắng, thiên tai bão lũ không so sánhvới ai khác nhưng bản thân họ không đủ lượng calo cần thiết để duy trì cuộcsống.

Hộ nghèo tuyệt đối là đối tượng chủ yếu của chương trình, mục tiêu xoáđói giảm nghèo phải tác động Để xem xét mức độ nghèo đói chúng ta cầnthước đo gọi là chuẩn nghèo.

- Để có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề của các nước đang pháttriển, Ngân hàng thế giới, đã đưa ra khái niệm nghèo tuyệt đối Định nghĩakhái niệm nghèo tuyệt đối như sau: "Nghèo ở mức độ tuyệt đối là sống ởranh giới ngoài cùng của tồn tại Những người nghèo tuyệt đối là nhữngngười phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong t́nh trạngbỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộmay mắn của giới trí thức chúng ta."

Ranh giới cho nạn nghèo tương đối dựa vào nhiều số liệu thống kêkhác nhau cho một xã hội Một con số cho ranh giới của nạn nghèo đượcdùng trong chính trị và công chúng là 50% hay 60% của thu nhập trung bình.Vì thế từ năm 2001 trong các nước thành viên của Liên minh Châu Âu nhữngngười được coi là nghèo khi có ít hơn 60% trị trung bình của thu nhập ròngtương đương Lý luận của những người phê bình cho rằng con số này trênthực tế cho biết rất ít về chuẩn mực cuộc sống của con người Những ai hiện

Trang 9

tại có ít hơn 50% của thu nhập trung bình thì cũng vẫn có ít hơn 50% củatrung bình khi tất cả các thu nhập đều tăng gấp 10 lần Vì thế những người đóvẫn còn là nghèo tương đối Và khi những người giàu bỏ đi hay mất tiền củathì sẽ giảm trung bình của thu nhập đi và vì thế làm giảm thiểu nghèo tươngđối trong một nước Ngược lại nghèo tương đối sẽ tăng lên khi một ngườikhông nghèo có thể tăng được thu nhập ngay cả khi những người có thu nhậpkhác vẫn không có thay đổi Người ta còn phê bình là ranh giới nghèo trộn lẫnvấn đề nghèo với vấn đề phân bố thu nhập Vì một sự phân chia rõ ràng giữanghèo và giàu trên thực tế không có nên khái niệm ranh giới nguy cơ nghèocũng hay được dùng cho ranh giới nghèo tương đối.

Ngược với ranh giới nghèo tương đối, các phương án tính toán ranhgiới nghèo tuyệt đối đã đứng vững Các ranh giới nghèo tuyệt đối được tínhtoán một cách phức tạp bằng cách lập ra những giỏ hàng cần phải có để có thểtham gia vào cuộc sống xã hội.

Các ranh giới nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối đều không có thể xácđịnh được nếu như không có trị số tiêu chuẩn cho trước Việc chọn lựa mộtcon số phần trăm nhất định từ thu nhập trung bình và ngay cả việc xác địnhmột giỏ hàng đều không thể nào có thể được giải thích bằng các giá trị tự do.Vì thế mà chúng được quyết định qua những quá trình chính trị.

1.1.2 Quan niệm đói nghèo của Việt Nam (Theo Chương trình Quốc gia

Xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005 và phương hướng từ năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ năm 2000).

2006 Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thõa mãnmột phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng vớimức sống tối thiểu của cộng động xét trên mọi phương diện.

- Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tốithiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống.

Trang 10

- Xóa đói giảm nghèo là một chiến lược của Chính Phủ Việt Namnhằm giải quyết vấn đề đói nghèo và phát triển kinh tế tại Việt Nam Đóinghèo là vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, đồng thời là vấn đề xãhội nhạy cảm nhất Không thể lãng quên nhóm cộng đồng yếu thế, ít cơ hộitheo kịp tiến trình phát triển mà Chính phủ với việc cải cách, sửa đổi nhữngkhiếm khuyết của thể chế kinh tế để nhóm nghèo đói tự vươn lên xoá đóigiảm nghèo.

1.1.3 Một số khái niệm liên quan.

- Hộ nghèo: Là những hộ có thu nhập bình quân đầu người trong hộdưới ngưỡng đói nghèo.

Theo quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2000 của Bộtrưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, chuẩn nghèo giai đoạn 2001-2005 được quy định cho mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ cho từngvùng như sau:

+ Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/ tháng + Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng.

+ Thu nhập bình quân đầu người cao hơn thu nhập bình quân của cảnước.

+ Có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn tỷ lệ hộ nghèo trung bình của cả nước + Tự cân đối được ngân sách và tự giải quyết được các chính sách đóinghèo theo chuẩn nâng lên.

Trang 11

- Xã nghèo: Theo Quyết định số 587/2002/QĐ-LĐTBXH ngày22/05/2002 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về việc banhành tiêu chí xã nghèo giai đoạn 2001-2005 Quy định xã nghèo là xã có:

+ Tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên.

+ Chua đủ 3 trong 6 hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu (Bao gồm đườnggiao thông, trường học, trạm y tế, điện sinh hoạt, nước sạch, chợ) Cụ thể là:

 Dưới 30% số hộ sử dụng nước sạch. Dưới 50% số hộ sử dụng điện sinh hoạt.

 Chưa có đường ô tô đến trung tâm xã hoặc ô tô không đi lạiđược cả năm.

 Số phòng học( Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)chỉ đáp ứng được dưới 70% nhu cầu của học sinh hoặc phònghọc tạm bợ bằng tranh tre, nứa, lá.

 Chưa có trạm y tế xã hoặc có nhưng là nhà tạm. Chưa có chợ hoặc chợ tạm bợ.

- Hộ vượt nghèo hay hộ thoát nghèo: Là những hộ mà sau một qúa trìnhthực hiện chương trình Xoá đói giảm nghèo cuộc sống đã khá lên và mức thunhập đã ở trên chuẩn mực nghèo đói Hiện nay, ở một số địa phương có sửdụng khái niệm hộ thoát(hoặc vượt) đói và họ thoát nghèo Hộ thoát nghèođương nhiên không còn là hộ đói nghèo nữa Trong khi đó, hộ thoát nghèo đóicó thể đồng thời thoát hẳn nghèo(ở trên chuẩn nghèo), nhưng đa số trườnghợp thoát đói(rất nghèo) nhưng vẫn ở trong tình trạng nghèo.

- Số hộ nghèo giảm hay tăng trong một khoảng thời gian: Là hiếu sốgiữa tổng số hộ nghèo ở thời điểm đầu và cuối Như vậy, giảm số hộ đóinghèo khác với khái niệm số hộ vượt nghèo và thoát nghèo Số hộ thoátnghèo là số hộ ở đầu kỳ nhưng đến cuối kỳ vượt ra khỏi ngưỡng nghèo Trongkhi đó, số hộ nghèo giảm đi trong kỳ chỉ phản ánh đơn thuần chênh lệch về

Trang 12

mặt số lượng hộ nghèo, chưa phản ánh thật chính xác kết quả của việc thựchiện chương trình.

- Hộ tái nghèo: Là hộ vốn dĩ trước đây thuộc hộ nghèo và đã vượtnghèo nhưng do nguyên nhân nào đó lại rơi vào cảnh đói nghèo Ý nghĩa củakhái niệm này là phản ánh tính vững chắc hay tính bền vững của các giải phápxoá đói giảm nghèo Thực tế cho thấy, hầu hết các hộ tái nghèo chính là dogặp thiên tai bất khả kháng.

- Hộ nghèo mới hay là hộ mới vào danh sách nghèo: Là những hộ ở đầukì không thuộc danh sách đói nghèo nhưng đến cuối kỳ lại là hộ nghèo Nhưvậy, hộ mới bước vào danh sách nghèo bao gồm những hôn như sau: Hộnghèo chuyển tiếp từ nơi khác đến; hộ nghèo tách hộ; hộ trung bình khá vìmột lý do nào đó lại trở thành hộ nghèo hoặc hộ tía nghèo.

1.1.4 Phương pháp xác định chuẩn nghèo đói và chuẩn mực nghèo đóigiai đoạn 2001-2005 và 2006-2010.

* Phương pháp xác định chuẩn nghèo đói:

Có 3 căn cứ quan trọng để xác định chuẩn nghèo đói:

- Căn cứ vào nhu cầu tối thiểu, nhu cầu này được lượng hoá bằng mứcchi tiêu về lương thực,thực phẩm thiết yếu để duy trì cuộc sống với nhiệtlượng tiêu dùng từ 2.100-2.300 Kcal/người/ngày.

- Căn cứ vào mức thu nhập bình quân đầu người/tháng Trong đó đặcbiệt quan tâm đến thu nhập bình quân đầu người/tháng của nhóm có thu nhậpthấp(20 % số hộ).

- Căn cứ vào nguồn lực thực tế của quốc gia, của từng địa phương đãđược cụ thể hoá bằng mục tiêu chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo vàchương trình của từng địa phương để thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo Từ 3 căn cứ trên có thể cho thấy:

Trang 13

+ Xác định chuẩn nghèo đói phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện kinh tế xãhội, phong tục tập quán của từng quốc gia, từng địa phương, song trong đó cómột phần yếu tố chủ quan của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách.

+ Chuẩn nghèo phụ thuộc vào yếu tố khách quan trong đó có một phầnyếu tố chủ quan.

* Chuẩn mực nghèo đói giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010:

Chuẩn nghèo chỉ áp dụng cho 2 khu vực là:

Khu vực Nông thôn: Thu nhập bình quân 200.000đồng/người/tháng,được coi là nghèo.

Khu vực thành thị: Thu nhập bình quân 260.000đồng/người/tháng,được coi là nghèo.

1.1.5 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo.

- T ăng trưởng kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốcgia Nó là điều kiện cần thiết đầu tiên để khác phục tình trạng nghèo đói, lạchậu, để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư.

- Xoá đói giảm nghèo gắn với tăng trưởng kinh tế Bất cứ quốc gia nàocũng phải lấy nền quan tọng nhất của nó là phát triển tăng trưởng kinnh tế đểxoá đói giảm nghèo, chỉ có tăng trưởng kinh tế mới cho phép các quốc giatích luỹ để đầu tư cho xoá đói giảm nghèo vì xoá đói giảm nghèo cần rất

Trang 14

nhiều nguồn lực và trong nhiều năm Mặt khác tăng trưởng kinh tế phải vìngười nghèo, vùng nghèo thì mới lam fcho khoảng cách giầu nghèo một cáchhợp lý với tiến trình phát triển của xã hội Nếu tăng trưởng kinh tế không vìngười nghèo thì chính nó lại làm cho kh oảng cách giầu nghèo tăng thêm vàđiều này không phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên trongphân bố ngân sáchchúng ta không được thiên lệch về một hướng nào Nếutăng trưởng kinh tế quá nhanh thì nguồn ngân sách cho xoá đói giảm nghèo sẽít và người nghèo không theo kịp tiến trình phát triển kinh tế và ngược lại nếuchú trọng và công tác xoá đói giảm nghèo mà không quan tâm đến tăngtrưởng kinh tế thì càng làm cho người nghèo càng nghèo thêm.

Vì vậy, xoá đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản đảm bảo công bằng vàtăng trưởng bền vững vào tăng trưởng kinh tế trên diện rộng được coi là mộtbộ phận quan trọngcủa chiến lược và là nhiệm vụ chung của xã hội và chínhngười nghèo.

1.2 Quan điểm của Đảng, Nhà nước và địa phương về công tác xoá đóigiảm nghèo.

Xoá đói giảm nghèo được coi là sự nghiệp của toàn dân, là một chínhsách xã hội cơ bản, là hướng ưu tiên trong toàn bộ chính sách kinh tế xã hội Phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện xoá đói giảm nghèo bền vững,gắn xoá đòi giảm nghèo với các chương trình mục tiêu quốc gia và an sinh xãhội Xác đinh rõ các vùng trọng điểm, các hoạt đọng ưu tiên để tập trungnguồn lực đầu tư có hiệu quả.

Gắn xoá đói giảm nghèo cà giải quyết việc làm với thực hiện quy chếdân chủ ở cơ sở Tạo cơ hội và điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo, xãnghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản.

Phát huy nội lực chủ yếu , đồng thời tăng cường sự hợp tác quốc tế.

Trang 15

Xoá đói giảm nghèo được Đảng và Nhà nước coi là chương trình mụctiêu Quốc gia Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính bức xúc của mỗi địaphương, của mỗi quốc gia và mang tính toàn cầu, là trở ngại lớn đối với sựphát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung cũng như của huyện NhưThanh - Thanh Hoá nói riêng Thấy rõ tầm quan trọng của công tác Xoá đóigiảm nghèo nên ngay từ khi cách mạng mới thành công( Năm 1945) Đảng tađã coi nhiệm vụ chống nạn đói là một trong 6 nhiệm vụ cấp bách, trải qua gần60 năm xây dựng và phát triển, cho đến nay Xoá đói giảm nghèo đã trở thànhmục tiêu Quốc gia cuả Đảng, Nhà nước và địa phương hưởng ứng, quan tâmhàng đầu Xoá đói giảm nghèo là lĩnh vực mới với thời gian thực hiện chưadài, nhưng lại là vấn đề xã hội mang tính cấp thiết và đã có nhiều chính sách,giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả vấn đề đói nghèo, thông qua việc banhành các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể.

2 Các yếu tố ảnh hưởng đến đói nghèo.

Đói nghèo do nguyên rất nhiều nguyên nhân gây ra, vì vạy cũng có rấtnhiều yếu tố ảnh hưởng đến đói nghèo Trong đó phải kể đến một số yếu tố cơbản có ảnh hưởng đến đói nghèo của huyện như sau:

2.1.Yếu tố khách quan. Yếu tố tự nhiên.

Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp thuầntuý của huyện Trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp luôn bị rơivào tình cảnh mất mùa, có năm mất trắng ở một số xã đối với diện tích lúanước (năm 2005) Đây không chỉ là do thiên nhiên ngày càng biến đổi phứctạp khó lường mà nó còn do một phần bàn tay con người gây ra Việc thiếu ýthức trong bảo vệ rừng là một nguyên nhân điển hình gây ra nhiều lũ quét vàlốc xoáy Do tàn pha rừng và môi trường thiên nhiên nên tự nhiên không còntuân theo quy luật vốn có của nó nữa Chính việc này gây ra hiệu quả sản xuất

Trang 16

nông nghiệp tụt giảm đáng kể Không ai khác gánh chịu hậu quả này đó chínhlà người nông dân Khi rơi vào cảnh mất mùa thì người nghèo lại càng nghèohơn Bên cạnh đó, ngoài sản xuất nông nghiệp họ rất khó chuyển đổi canh tác.Một phần là vì địa hình phức tạp, và một phần là do khí hậu hạn chế khả năngcanh tác của họ Chính vì vậy nghèo đói vẫn còn tồn tại và một phần là điềukiện tự nhiên gây nên.

 Yếu tố kinh tế- xã hội.

Nền kinh tế non trẻ do việc huyện mới được thành lập không lâu, sự ổnđịnh cần thiết của nó cũng chỉ mới là bước đầu Để có thể tạo cơ hội chongười dân có nhiều việc làm hơn, có thu nhập cao hơn là từ nông nghiệpthuần tuý vẫn phải có thời gian Chính vì vậy khó có thể tránh khỏi sự chênhlệch về kinh tế cũng như là thu nhập của ngưòi dân so với các địa phươngkhác Thực tế cho thấy, khi kinh tế chưa thực sự ổn đinh, tác động của nó đếnđời sống người dân là rất lơn Nó không chỉ gây ra tình trạng thiếu việc, thiếucơ sở vật chất… mà còn kìm hãm chính sự phát triển của con người Như vậy,người dân rơi vào cảnh nghèo đói là một điều khó thể tránh khỏi Hiện tượngnày không chỉ xảy ra với huyện Như Thanh - Thanh Hoá mà còn xảy ra trênphạm vi tỉnh, cả nước và trên toàn thế giới Dẫu sao đây cũng chỉ là tác độngcủa nền kinh tế-xã hội đối với tình hình đói nghèo Tương lai thì cũng chínhnền kinh tế sẽ đặt bút xoá cho tình hình đói nghèo

 Yếu tố chính trị.

Thực tế công tác Xoá đói giảm nghèo ở huyện càn rất nhiều sự ủng hộtừ nhân dân trong huyện và của các địa phương khác Tức là có sự thống nhấtvề mọi mặt giữa trong và ngoài Tuy nhiên, huyện lại có thành phần dân cư đadạng, việc thống nhất được quan điểm của họ không thể trong thời gian ngắn.Nhất là nền chính trị của huyện đang non trẻ, bộ máy lãnh đạo chưa thể trơn

Trang 17

tru Cũng chính thực tế đó mà công tác Xoá đói giảm nghèo tại huyện vãn cònrất nhiều khó khăn, làm cho đói nghèo vẫn còn tồn tại

2.2 Yếu tố chủ quan

 Do cơ chế, chính sách các cấp.

Việc hoạch định ra những chính sách trên cơ sở chủ trương chính sách củaĐảng, Nhà nước và của tỉnh để áp dụng vào giải quyết thực tế đói nghèo củahuyện là không đơn giản Đối với bất cứ một chính sách nào cũng có 2 mặtcủa nó Vì vậy, trong qua trình thực hiện chương trình Xoá đói giảm nghèo,bản thân những chính sách của huyện có tác động ngược lại Tức là gây ratình trạng nghèo đói hơn, gây ra hoang mang cho người dân Tuy nhiên đâycũng là thực tế hiếm hoi và thời gian tác động tiêu cực là không dài Nhiềunăm qua huyện luôn nỗ lực trong chương trình Quốc gia Xoá đói giảm nghèovà đã đạt được rất nhiều thành tích điển hình Nhìn nhận từ thực tế cho ta thấythực trạng đói nghèo ngày một giảm và đi tới kiểm soát được.

 Do bản thân người nghèo.

Đã có những dự án lớn, có những chương trình lớn nhằm đẩy lùi nạnnghèo đói, tuy nhiên không phải chỉ có vậy là sẽ hết nghèo, hết đói Bản thânngười nghèo đều có thể quyết định cuộc sống của họ Tuy nhiên, trong thực tếdo có tâm lý chủ quan, trông chờ vào cấp trên từ đó nảy sinh tâm lý ỷ lại Họthiếu quyết tâm thoát nghèo nên đói nghèo vẫn tồn tại trong cuộc sống của họ.Đói nghèo chỉ có thể xoá được khi có sự nỗ lực từ chính bản thân ngườinghèo.

Trên đây chỉ là một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến vấn đề nghèo đói.Thực tế cho thấy nạn nghèo đói không thể giải quyết trong thời gian ngắn,chính vì vạy mà những yếu tố ảnh hưởng đến nó cũng sẽ thay đổi theo thựctrạng nghèo đói của từng nơi.

3.Ảnh hưởng của đói nghèo đến đời sống xã hội.

Trang 18

Vấn đề nghèo đói không chỉ gây ra những hậu quả cho bản thân ngườinghèo mà còn gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển chung của toànxã hội Ta có thể thấy được tác động của nghéo đói đến bản thân người nghèovà ảnh hưởng đến toàn xã hội thông qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Ảnh hưởng của nghèo đói đến đời sống xãhôi.

Bất bình đẳng xã hội Phá huỷ môi trường

( Nguồn:Tài liệu tập huấn Cán bộ Xoá đói giảm nghèo cấp huyện và 2006)

xă-Như vậy, muốn kinh tế phát triển được thì phải giải quyết được vấn đềnghèo đói.

Xoá đói giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội cơ bảnhướng vào phát triển con người, nhất là người nghèo, tạo cơ hội cho họ thamgia vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, để cho người nghèocó cơ hội và điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội phát triển sản xuất tự vươnlên thoát khỏi nghèo đói

Trang 19

4 Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của các nước trên thế giới và của các địaphương trong nước.

4.1 Kinh nghiệm Xoá đói giảm nghèo của một số nước trên thế giới.- Kinh nghiệm Xoá đói giảm nghèo của nước Mỹ.

Vào những năm 2000-2001 ở Mỹ có gần 20% dân số hay 44 triệungười nghèo Nạn đói nghèo diễn ra hết sức phức tạp đã làm cho đời sốngkinh tế- xã hội Mỹ thay đổi đáng kể Thống kê qua từng năm con số nhữngngười có thu nhập dưới rang giới nghèo liên tiếp tăng(mỗi năm tăng đến0,5%) Đây là dấu hiệu không tốt đối với nền kinh tế khổng lồ của Mỹ lúcnày Tuy nhiên cho đến năm 2005, ở Mỹ hiện tượng đói nghèo vẫn hoànhhành nhưng đã được khống chế và dần đi vào ổn định Theo số liệu từ bản báocáo của Cục điều tra dân số tháng 8 năm 2005 thì ở Mỹ con số những ngườicó thu nhập dưới ranh giới nghèo đã liên tục giảm mạnh qua các năm Hiệnnay chỉ có 10,7% dân số hay 37 triệu người nghèo và đã giảm đáng kể so vớinhững năm trước đó (giảm 2% so với năm 2004) Một gia đình 4 người đượccoi là nghèo khi chỉ có thể chi tiêu ít hơn 19.310 đo la Mỹ trong một năm Đốivới những người độc thân thì ranh giới này ở vào khoảng 9.650 đô la Nhưvậy thu nhập và chi tiêu của người dân đa số cao hơn rất nhiều so với mứcchuẩn nghèo của quốc gia Nhìn chung, bằng những giải pháp hiệu quả trongviệc cơ cấu lại công tác tạo việc làm và chú trọng chủ yếu vào nguồn nhân lựcthì Mỹ đã giảm đáng kể tình trạng nghèo đói tồn tại trong xã hội Bước đầu đãcải thiện và đi tới xoá bỏ hẳn tình trạng đói nghèo của đất nước.

Ngoài những bài học kinh nghiệm thu được từ công tác Xoá đói giảmnghèo của Mỹ chúng ta cũng cần nghiên cứu các bài học kinh nghiệm đắt giácủa các nước khác trên thế giới như Đức, Áo… Những nước này không chỉ códân cư đông đúc mà thành phần dân cư cũng rất phức tạp do chịu nhiều đợtsóng di cư khổng lồ trong những thập niên vừa qua Tuy nhiên, việc Xoá đói

Trang 20

giảm nghèo tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng quốc gia, những bài học đó chỉlà cơ sở để nghiên cứu, việc áp dụng được hay không còn phả xem xét rấtnhiều ở từng khía cạnh và thời kỳ cụ thể của nước ta

4.2 Kinh nghiệm Xoá đói giảm nghèo của một số địa phương trong nước.- Kinh nghiệm góp phần xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Đồng Nai : Đưa"những cái thiếu" về nông thôn, đến tận tay người nghèo

Đồng Nai được xem là một trong những địa phương thành công nhất trongviệc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo Bài học kinh nghiệm củatỉnh thì nhiều, nhưng dưới góc nhìn của Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèoChính phủ, thì các chính sách "đem cái chữ đến cho người nghèo", "gắn chếbiến nông sản với vùng nguyên liệu" và "đưa ngân hàng về cơ sở" của ĐồngNai là những nét nổi bật

+)Dạy chữ, dạy nghề cho người nghèo

Trước khi triển khai thực hiện giải pháp nâng cao dân trí cho người nghèo,tỉnh đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị về xây dựng trường lớp ở nông thôn, cácvùng khó khăn và tiến đến kiên cố hóa Có cái nền vững chắc như vậy cùngvới phong trào xã hội hóa giáo dục của tỉnh diễn ra mạnh mẽ đã tác động đếný thức của người dân, đặc biệt là nông dân trong việc chăm lo cho sự nghiệpgiáo dục và đào tạo Nhờ vậy, đến nay hầu hết các em tuổi từ 18 trở xuốngđều có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở.

Tỉnh cũng chủ trương bên cạnh với công tác dạy chữ cần quan tâm đếndạy nghề để giúp người dân có việc làm, thu nhập ổn định, thoát nghèo bềnvững Sở Lao động, thương binh và xã hội cùng ngành giáo dục - đào tạo đãtổ chức được nhiều trường, khóa, lớp đào tạo nghề ngay tại các doanh nghiệp,tại các xã vùng sâu, vùng xa để người dân nghèo, trình độ văn hóa chưa caođược học những ngành nghề phù hợp Hiện nay, ngoài các trung tâm học tậpcộng đồng có dạy nghề thì ở tất cả các huyện, thị xã trong tỉnh đều có nhiều

Trang 21

trường, lớp dạy nghề trên các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp Tỉnhcũng tiến hành nhiều chương trình tài trợ, hỗ trợ dạy nghề và giới thiệu việclàm cho con em đồng bào dân tộc, gia đình chính sách, bộ đội xuất ngũ Ướctính, bình quân mỗi năm có trên 1.000 học viên của tỉnh được đào tạo nghềmiễn phí và giới thiệu việc làm có thu nhập ổn định.

+) Đưa ngân hàng, nhà máy về với nông thôn

Chương trình cung ứng vốn cho người nghèo của Đồng Nai đã triểnkhai thực hiện từ năm 1994 Đặc biệt, năm 2003, ngân hàng chính sách xã hộira đời thì mạng lưới của nó không chỉ dừng lại ở tỉnh, huyện mà còn mở nhiềuđiểm giao dịch tại các xã để tiếp cận dân Một cách tiếp cận và mở rộng chovay khác của ngân hàng chính sách hội là liên kết với các tổ chức đoàn thể,như: Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiếnbinh để mở ra những kênh chuyển tải vốn đến người vay nhanh chóng, kịpthời Với cách làm này, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đã giải đáp đượcmột phần bài toán "ngân hàng thừa tiền, nông dân thiếu vốn"

Những bài học kinh nghiệm trên đây về công tác xóa đói giảm nghèo ởĐồng Nai chưa phải là tất cả nhưng cũng rất quan trọng đóng góp vào côngcuộc xóa đói giảm nghèo trong tỉnh đạt kết quả tốt đẹp.

- Kinh nghiệm Xoá đói giảm nghèo của huyện Nông Cống- Thanh hoá.Từ khi thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về Xoá đói giảmnghèo, mỗi năm huyện đã giải quyết cho trên 15.000 lượt hộ nghèo được vayvốn sản xuất với tổng số tiền trên 60 tỷ đồng, quan tâm tổ chức thực hiện cóhiệu quả các dự án vốn vay giải quyết việc làm, vốn tương trợ, hỗ trợ lẫn nhaucủa các tổ chức hội Việc sử dụng vốn có hiệu qủa, đến nay hầu hết các hộ đãtrả được nợ vay, số hộ nợ quá hạn không nhiều.

Những hộ nghèo thiếu đất sản xuất được tập trung giải quyết để hộnghèo có đất và tư liệu sản xuất.Tập huấn kiến thức sản xuất các loại cây

Trang 22

trồng, con nuôi cho hơn 20.000 lượt người nghèo bằng nhiều hình thức như đitham quan các mô hình tiên tiến, hội nghị hội thảo đầu bừo, chuyển giao khoahọc kỹ thuật Đã có hơn 10.000 hộ nghèo sử dụng giống mới, kỹ thuật canhtác mới trong chăn nuôi trồng trọt Thực hiện chính sách trợ giá một số loạigiống mới cho hộ nghèo như: Lúa vụ mùa là 5.000đ/kg, lúa vụ chiêm là3.000đ/kg, Ngô vụ đông là 3.000đ/kg Trợ giá, trợ cước cho các sản phẩmthếit yếu như : muối, dầu hoả, phân bón, giấy vở học sinh, than đá trong 5năm là 3 tỷ đồng.

Đã cấp 30.000 thẻ KCB cho người nghèo theo Quyết định 139 củaChính phủ Hàng năm có trên 15.000 lượt người nghèo được KCB miễn giảmphí tại cơ sơ y tế cấp huyện và gần 1000 lượt người được KCB miễn giảm phíở các tuyến y tế cấp trên Số trẻ em được đúng độ tuổi là 8.479 em = 95,4%.Trong thời gian qua huyện đã tiếp nhận hỗ trợ cho 535 hôộổn định dân cưthuộc diện di dân từ các huyện và tỉnh khác.Huyện đã tổ chức được 12 lớp tậphuấn nâng cao năng lực Xoá đói giảm nghèo cho trưởng thôn với 450 họcviên, hàng năm tập huấn cho cán bộ làm công tác Xoá đói giảm nghèo của 34xã, thị trấn.

Thực hiện cuộc vận động toàn dân hỗ trợ giúp đỡ hộ nghèo về nhà ở,trong 2 năm 2004-2005 đã hỗ trợ xây dựng được 1290 ngôi nhà cho hộ nghèo.Kết quả sau thời gian thực hiện mục tiêu giảm nghèo đã giảm được 18.08%hộ = 2.775 hộ thoát nghèo, nhưng cũng có 156 hộ thoát nghèo Đến cuối năm2005 còn 15% hộ nghèo = 2.630 hộ đạt 100% kế hoạch

Có được kết quả trên là do có sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷĐảng- HĐND-UBND-MTTQ và các đoàn thể, sự nổ lực cố gắng của các banchỉ đạo, tập thể, các nhân, các phòng, ban ngành, cơ quan đơn vị đã góp phầnkhông nhỏ giảm tỷ lệ hộ nghèo theo đúng chỉ tiêu hàng năm đã đặt ra như: XãMinh thọ, thị trấn Chuối, Xã Vạn Hoà, Xã Thăng long Trong đó, những đơn

Trang 23

vị tiêu biểu xuất sắc là Hội nông dân, Phòng nông nghiệp, Phong Nội LĐTB&XH và mốt số cơ quan đoàn thể khác.

vụ-5 Sự cần thiết phải xoá đói giảm nghèo ở huyện Như Thanh - Thanh Hoá.Nhìn nhận thực tế những tổn thất mà nghèo đói gây ra đối với Việt namnói chung và địa phương nói riêng, chúng ta có thể khẳng định tầm quantrọng của công tác Xoá đói giảm nghèo.Một quy luật tất yếu đó là khi vấn đềnghèo đói được giải quyết thì đời sống của nhân dân nói riêng và nền kinh tếnói chung đều tăng lên Nếu như không còn nghèo đói thì xã hội sẽ bền vữngphát triển

Tỉnh Thanh hoá nói chung và huyện Như Thanh - Thanh Hoá nói riêngcũng không nằm ngoài quy luật đó Nạn đói nghèo làm cho đời sống nhân dângặp rất nhiều khó khăn.Thực tế cho thấy khi người dân không có đủ điều kiệntối thiểu cho cuộc sống thì đời sống hàng ngày của họ vô cùng khó khăn Họchỉ có một mục đích duy nhất là duy trì cuộc sống ngoài ra không có mụcđích nào khác Như vậy, họ không quan tâm đến đời sống kinh tế xã hội xungquanh thay đổi như thế nào Điều đó gây ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát củanền kinh tế địa phương nói riêng và của huyện và tỉnh nói chung

Nghèo đói không chỉ là vấn đề cấp bách cần giải quyết của địa phươngnói riêng mà nó còn là mục tiêu hàng đầu của đất nước ta Trong suốt nhữngthập kỷ qua, tình trạng nghèo đói kèo dài làm cho cuộc sống nhân dân gặp vôvàn khó khăn Nó gây ra những tệ nạn xã hội, những thách thức đối với toànthể xã hội, nó tác động xấu đến nhận thức của con người Nhìn chung nó kìmhãm sự phát triển của con người về mọi mặt Từ đó nó làm cho nền kinh tế xãhội càng trở nên trì truệ hơn Chính vì vậy, Xoá đói giảm nghèo rất cần thiếtvà đòi hỏi phải duy trì trong suốt thời gian dài, không thể ngày một ngày hai.

Xoá đói giảm nghèo là chương trình Quốc gia và được triển khai đếntất cả các địa phương trong nước Mục đích lớn nhất của chương trình đó là

Trang 24

giải quyết mọi vấn đề để đưa cuộc sống nhân dân lên bằng hoặc cao hơn mứcsống trugn bình Hiện nay chương trình đã thực hiện ở tất cả các xã, thị trấntrong huyện Tuy nhiên, bước đầu của chương trình mới chỉ thu được kết quảlà không còn xoá đói mà chỉ còn nhiệm vụ là giảm nghèo Đây cũng có thểcoi là thành công bước đầu của chương trình Song không vì vậy mà sự cầnthiết của nhiệm vụ giảm nghèo lại giảm đi Nếu nghèo không giảm thì nhữnghộ thuộc diện hộ nghèo rất có thể trở thành hộ đói, như vậy thì sự nỗ lực củacán bộ và nhân dân xem như đổ xuống sông xuống biển Chính vì vậy, phảiluôn thấy được sự cần thiết của công tác Xoá đói giảm nghèo Nó không chỉmang lại cho người nghèo một cuộc sống tốt đẹp hơn, bên cạnh đó nó có tácđộng tích cực đến mọi mặt của đời sống xã hội.

Từ những phân tích trên ta có thể kết luận rằng công tác Xoá đói giảmnghèo rất quan trọng và thực sự cần thiết Sự phát triển của toàn bộ nền kinhtế cũng như toàn bộ đời sống của nhân dân trong huyện phụ thuộc vào hiệuquả của chương trình quốc gia Xoá đói giảm nghèo Nhìn chung, trong nhữngnăm vừa qua đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện Điều nàycàng làm cho vai trò của Xoá đói giảm nghèo trong huyện quan trọng hơn vềmọi mặt.

Trang 25

Phần 2: Đánh giá thực trạng đói nghèo ở huyện Như Thanh - tỉnh Thanhhoá giai đoạn 2001-2005.

I Đặc điểm của huyện Như Thanh - Thanh Hoá 1 Đặc điểm tự nhiên.

Như Thanh - Thanh Hoá là huyện miền núi, nằm ở phía tây nam củatỉnh Thanh Hoá Được thành lập theo Nghị Định 72/CP, ngày 18/11/1996 củaChính Phủ Huyện mới chính thức đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính từtháng 01 năm 1997 Toàn huyện có 16 xã và 1 thị trấn Trong đó có 5 xãthuộc chương trình 135 Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 58.733,42ha, trong đó đất nông nghiệp là 42.116,30 ha, đất phi nông nghiệp là 6.847,56ha, còn lại là đất chưa sử dụng 9.769,56 ha Dân số của huyện theo số liệuthống kê vào ngày 01/2006 là 85.227 người, trong đó có 40.669 người trongđộ tuổi lao động Với 4 dân tộc anh em là Kinh, Thái, Mường, Thổ NhưThanh - Thanh Hoá còn có một số di tích lịch sử và khu du lịch sinh thái nổitiếng như: Lò cao kháng chiến, chùa thờ bà Triệu Thị Trinh, vườn Quốc giaBến En.

Với điều kiên như vậy thì đời sống của nhân dân trong huyện chủ yếudựa vào sản xuất Nông- Lâm nghiệp Bên cạnh đó Huyện cũng đang tích cựctận dụng thế mạnh tự nhiên của mình để phát triển thêm nhiều ngành kinh tếkhác tiềm năng như du lich, khu công nghiệp chế biến lương thực thựcphẩm

2 Đặc điểm kinh tế.

Gần 10 năm thành lập và phát triển, nền kinh tế của huyện tăng trưởngkhá và tương đối toàn diện Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 11,5%vượt 1,5%(Kế hoạch năm là 10%), thu nhập bình quân đầu người đạt 2,37triệu đồng/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng, các chương

Trang 26

trình dự án thực hiện đã có những hiệu quả nhất định Kết cấu hạ tầng phụcvụ cho phát triển kinh tế được tăng cường, một số mục đã vượt kế hoạch.Diện tích gieo trồng năm 1997 là 9.435 ha, năm 2004 là 12.423 ha, giá trị sảnxuất tính theo đầu người đến năm 2004 là 339 kg/người/năm Cơ cấu kinh tếnông- lâm, tiểu thủ công nghiệp, thương mại- dịch vụ đã có bước chuyển dịchcơ bản Năm 1997 tỷ lệ tương ứng là 81,6%; 7,5%; 10,9%, đến năm 2004 là74,2%; 11,4%, 14,4% Trong đó sản xuất nông lâm chú trọng đưa giống lúamới vào sản xuất chính, chuyển dịch và mở rộng vùng nguyên liệu mía :2.978 ha phục vụ cho nhà máy mía đường Nông Cống Gần 1.000 ha Dứaphục vụ cho nhà máy xuất khẩu nước dứa cô được xây dựng tại Như Thanh -Thanh Hoá Trong chăn nuôi tiếp tục phát triển đầu tư con, cũng như số lượngxuất chuồng, lai tạo giống có chất lượng tốt, bước đầu đã đưa mô hình chănnuôi lợn hướng nạc xuất khẩu ở một số xã với tổng đàn lợn là 134 con Nétnổi bật trong sản xuất nông - lâm nghiệp là trang trại rừng, toàn huyện có 144trang trại cấp tỉnh và gần 300 trang trại nhỏ khác Hàng hoá xuất khẩu năm1997 là 220.000 USD đến năm 2004 là 753.000 USD, chủ yếu là quặng Crômvà lạc vỏ Kết cấu hạ tằn được đầu tư, trong 8 năm qua đã đầu tư được hơn100 tỷ đồng, xây dựng 70 công trình phục vụ cho hoạt động quản lý Nhà nướcvà phát triển dân sinh kinh tế Nâng cấp 25 km quốc lộ 45, tu sửa và cait tạo81 đường liên xã, kiên cố hoá được 63,7 km kênh mương nội đồng, 100%công sở được xây dựng, kiên cố được 16 trạm hạ thế, 30km đường dây caothế Đến nay đã có 16/17 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia, 17/17 xã, thị trấncó điện thoại.

3 Đặc điểm văn hoá, xã hội.

Kinh tế phát triển là nhân tố phát triển văn hoá, giáo dục Thực hiệnNghị Quyết Trung ương khóa XII và khoá XIII và các Nghị Quyết văn hoá,giáo dục các cấp Năm 1997 huyện đã công nhận và hoàn thành phổ cập tiểu

Trang 27

học chồn mù chữ Đến nay, toàn huyện có 84 trường tiểu học, 912 lớp và28.756 học sinh Số trường lớp cơ bản đã được kiên cố hoá, số trường tranhtre nứa còn 3%, không có tìng trạng học ca 3 Có 9 xã hoàn thành phổ cập cơbản và 3 trường đạt chuẩn quốc gia Toàn huyện có 174 thôn bản, trong đó có169 làng bản khai trương, xây dựng làng văn hoá Đã có 25 làng được côngnhận làng văn hoá cấp huyện, 3 làng được công nhận cấp tỉnh

Công tác chăm lo sức khoẻ cho nhân dân được chú trọng, cơ bản đã đẩy lùiđược bệnh sốt rét, tỷ lê giường bệnh trên 1 vạn dân là 20, 10 trên 6 trạm xácấp xã đã có bác sỹ, chất lượng khám, chữa bệnh được đảm bảo, làm tốt côngtác y tế dự phòng , vệ sinh an toàn thực phẩm Thực hiện tốt chương trình mởrộng, 85% gia đình gia đình được sử dụng nước sạch, số trẻ em suy dinhdưỡng còn 27%.

Với kết quả trên, huyện nhà 4 năm liền được Chính phủ tặng cờ thi đuađơn vị dẫn đầu các huyện miền núi(1998-2001) và được tặng thưởng Huânchương Lao động hạng nhì Kế thừa và phát huy thành tựu kinh tế xã hội luôngiữ mức tăng trên 10% Vì vậy đời sống của nhân dân trong huyện luôn đượcnâng cao, an ninh chính trị ngày càng được giữ vững.

II Đánh giá thực trạng đói nghèo ở huyện Như Thanh - Thanh Hoá.1 Quy mô đói nghèo giai đoạn 2002-2006.

1.1 Giai đoạn 1997-2004.

Đây là giai đoạn khó khăn nhất của chương trình xóa đói giảm nghèo.Lý do quan trọng nhất là việc huyện vùă được hình thành, bản chất của đờisống kinh tế xã hội chủ yếu dựa vào nông nghiệp là chính Ta có thể thấy quymô đói nghèo thông qua bảng tổng hợp hộ nghèo đói từ năm 1997 đến năm2002.

Trang 28

Bảng 1.2:Bảng tổng hợp hộ nghèo đói qua từ năm1997 đến năm 2002

Tổng số hộ toàn huyện Hộ 45.567 45.876 46.876 47.369 47.693 47.978Tổng số hộ nghèo Hộ 1.156 1.000 936 876 786 650Số hộ thoát nghèo Hộ 123 124 126 130 135 150

(Nguồn số liệu thống kê Phòng Nội vụ-LĐTBXH năm 2002./)

Qua bảng trên ta thấy rằng, số hộ nghèo từ năm 1997 đến năm 2002 cóxu hướng giảm, đây cũng là xu hướng tất yếu của chương trình quốc gia xoáđói giảm nghèo Ngay như tất cả các nước trên thế giới nói chung và Việtnam nói riêng khi bắt đầu thực hiện chính sách Xoá đói giảm nghèo thì số hộnghèo qua các năm đều giảm.Nhìn vào bảng số liệu ta có thể phân tích tìnhhình nghèo đói của huyện qua các năm dựa vào tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo trên cơsở số hộ thoát nghèo Năm 1997 tỷ lệ hộ nghèo là 17% và liên tục giảm quacác năm, đến năm 2001 là 9,28% và chỉ còn 8,01 % vào năm 2002 Song songvới tỷ lệ hộ nghèo gảim thì số hộ thoát nghèo cũng giảm đáng kể, năm 1997là 123 hộ và 135 hộ vào năm2001, đến năm 2002 đã tăng lên 150 hộ Từ thựctế đó có thể khẳng định hiệu quả của công tác Xoá đói giảm nghèo trongnhững năm qua.Tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo vẫn chưa giảm một cách đáng kể vìvậy số hộ thoát nghèo qua các năm vẫn chưa tăng rõ rệt Không thể phủ nhậnnỗ lực của toàn thể nhân dân cũng như các cấp chính quyền trong huyện.Song vẫn có nhiều khe hở trong cách thức thực hiện Chương trình quốc giaXoá đói giảm nghèo Nếu những vấn đề này được khắc phục thì hiệu quả củacông tác Xoá đói giảm nghèo còn thể hiện rõ nét hơn rất nhiều.

Như chúng ta đã biết để phân loại hộ nghèo có thể phân loại theo 2 tiêuchí là tiêu chí cũ và tiêu chí mới Chính vì vậy quy mô đói nghèo cũng chịuảnh hưởng bởi việc phân loại theo tiêu chí.

Trang 29

Phân loại hộ nghèo theo tiêu chí cũ thực hiện từ năm 2005 trở lại.

Theo chuẩn cũ huyện có tỷ lệ hộ đói nghèo là 37% (vào năm 1997),hàng năm tỷ lệ hộ nghèo đói thay đổi cả về quy mô và số lượng Cho đến năm2005 trở lại thì các tiêu chí về xã nghèo, hộ nghèo được tính theo tiêu chí cũ.

- Năm 2002: Toàn huyện có 16.960 hộ, trong đó có 4.570 hộ đói nghèochiếm 29,37% tổng số hộ trong toàn huyện.

- Năm 2003: Toàn huyện có 16.138 hộ , trong đó có 4.276 hộ đói nghèochiếm 225.7% tổng số hộ trong toàn huyện.

- Năm 2004: Toàn huyện có 16.161 hộ, trong đó có 3.520 hộ đói nghèo,chiếm 21.1% tổng số hộ trong toàn huyện.

- Đến năm 2005, năm cuối cùng thực hiện công tác Xoá đói giảmnghèo giai đoạn (2001-2005) toàn huyện có 2.630 hộ nghèo chiếm 15% tổngsố hộ trong toàn huyện.

* Về xã nghèo.

- Việc xác định xã nghèo được xác định dựa vào 2 nhóm chính đó là:Tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên và có 6 công trình hạ tầng thiết yếu (Điện,đường, trường, trạm, chợ, nước sạch sinh hoạt) ở dưới chuẩn Như vậy tínhđến năm 2001 toàn huyện có 5 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% đến dưới 30%, 5xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 30% đến dưới 40%, 7 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trởlên và đặc biệt trong đó có 1 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 60%.

* Cơ sở hạ tầng thiết yếu: Theo báo cáo của một số ngành và địaphương, tính đến năm 2001:

Trang 30

- Điện: Còn 2 xã chưa có trạm cấp điện đến trung tâm xã hoặc nguồnDiezen, chiếm 30,5%.

- Đường giao thông đến trung tâm xã: còn 1 xã xe ô tô chưa đến đượcquanh năm, chiếm 9,16%

- Trường học: còn khoảng 236 phòng học tạm, tranh tre, và thiếukhoảng 120 phòng học.

- Chợ hoặc trung tâm cụm xã: Còn 2 xã chưa có một trong 2 công trìnhtrên, chiếm 48,09%.

- Nước sạch dùng cho sinh hoạt nông thôn: có khoảng 34%-35% số ngườikhông được dùng nước sạch, ở vùng cao và vùng sâu tỷ lệ này còn thấp hơn.

Ta có thể nhìn nhận rõ hơn qua bảng tổng hợp dưới đây.

Bảng 2.2: Tổng hợp hộ nghèo còn lại năm 2005 theo tiêu chí cũ

TTĐơn vịTổngsố hộ

Hộ nghèo năm 2001

Hộ nghèo năm 2005

Ghichú

Trang 31

Nhìn chung quy mô đói nghèo của các xã và thị trấn không đồng đềunhau Năm 2001 xã có số hộ nghèo cao nhất là Xuân Thái (60%) và xã có tỷlệ hộ nghèo thấp nhất là Hải Vân (12%) Đên năm 2005 xã Xuân Thái vẫnchưa thể thoát khỏi cảnh nghèo đói gay gắt và vẫn là xã có tỷ lệ hộ nghèo caonhất (36,8%).Tuy nhiên với lợi thế mới được chia tách thì thị trấn Bến Sungcó tỷ lệ nghèo thấp nhất và sau Thị trấn vẫn là Hải Vân Ngoài những xã trênthì các xã khác vấn đề nghèo đói cũng diễn biến khá phức tạp Tuy nhiên đểcó một cách nhìn tổng thể ta chỉ xoay quanh những xã trọng điểm Có sựchênh lệch lớn về quy mô các hộ đói nghèo có thể kể đến một trong cácnguyên nhân sau: đó là điều kiện tự nhiên khác biệt nhau, các xã vùng núi caobao giờ cũng khó khăn hơn vì thực chất đời sống của người dân chủ yếu dựavào nông nghiệp; Các xã nghèo đại bộ phận dân cư mới di chuyển đến, chưaquen vơí lối sống thuần nông, thuần tuý và còn có rất nhiều nguyên nhânkhác Nhìn một cách tổng thể thì toàn huyện tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí cũ làtương đối cao năm 2001 là 33,08%(tương ứng với 5.348 hộ nghèo trên tổngsố 17.541 hộ toàn huyện) Đến năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 15%(tương ứng với 2.630 hộ nghèo trên tổng số 17.541 hộ toàn huyện) Kết quảđem lại khá nhiều điều khả quan, tuy nhiên thực tế vẫn cho thấy huyện là mộttrong những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao, quy mô các hộ nghèo lớn (Với tiêuchí phân loại cũ).

1.2 Giai đoạn 2005-2006

Việc phân loại hộ nghèo theo tiêu chí mới bắt đầu áp dụng vào giaiđoạn 2006-2010 Như vậy để có thể thấy được tình trạng đói nghèo của huyệnkể từ năm 2006 như thế nào và hiệu quả của chương trình xoá đói giảm nghèocó thực sự như thực tế hay không thì cần phân tích cả số liệu về hộ nghèonăm 2006

Trang 32

Phân loại hộ nghèo theo tiêu chí mới: Theo Quyết định số

143/200/QĐ-TTg và Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chínhphủ thì phân loại hộ nghèo theo theo tiêu chí mới được căn cứ như sau và ápdụng theo các chỉ tiêu và chuẩn mức như bảng dưới đây Tuy nhiên, tuỳ thuộcvào đặc điểm cụ thể của từng địa phương trong toàn quốc mà chuẩn nghèomới có thể thay đổi.

Bảng 3.2: Chỉ tiêu phân loại hộ nghèo theo tiêu chí mới áp dụng cho

các địa phương trong nước.(Đơn vị : đồng).

Khu vực nông thôn miền núi và hải đảo

Khu vực nông thôn đồng bằng

Trang 33

nhận rõ thực trạng đói nghèo của huyện khi so sánh với các huyện khác trongnước.

Bảng 4.2:Tổng hợp hộ nghèo năm 2006 theo tiêu chí mới

TTĐơn vịTổngsố hộ

Hộ nghèo năm 2005

Hộ nghèo năm 2006

(Nguồn số liệu thống kê Phòng Nội vụ-LĐTBXH đầu năm 2007./)

Nghiên cứu số liệu từ năm 2005 trở lại ta có thể thất rõ thực trạng đóinghèo của huyện Như Thanh - Thanh Hoá trong những năm qua Mặc dùTỉnh và huyện đã có rất nhiều giải pháp thực hiện Chương trình xoá đói giảmnghèo, tuy nhiên tình trạng nghèo đói vẫn tồn tại Song không thể phủ nhậnhiệu quả của chươgn trình xoá đói giảm nghèo và sự nỗ lực của toàn thể cánbộ và nhân dân trong huyện.

Trang 34

Để thấy rõ được thực trạng đói nghèo của huyện và hiệu quả chươngtrình xoá đói giảm nghèo thực hiện trong những năm qua ta có thể phân tíchsố liệu về tình hình nghèo đói năm 2006

Từ năm 2005 đến năm 2006 việc thống kê các hộ nghèo theo tiêu chímới của đầu năm luôn đi kèm theo kế hoạch giảm nghèo của huyện trong nămđó Như vậy có thể thấy rõ hơn hiệu quả của công tác Xoá đói giảm nghèothực tế của huyện.

Bảng 5.2 : Thống kê các hộ nghèo năm 2006

TTĐơn vịTổngsố hộ

Hộ nghèo đầunăm 2006

KH giảm nghèo năm 2006

(Nguồn số liệu thống kê Phòng Nội vụ-LĐTBXH năm 2006./)

Dựa vào bảng 3 và bảng 4 ở trên ta thấy rằng khi áp dụng cách phânloại hộ nghèo theo tiêu chí mới thì tỷ lệ hộ nghèo rất cao Điều này cũng phảnánh đúng thực tế Vì khi phân loại theo tiêu chí mới về các hộ và xã nghèo đòi

Trang 35

hỏi cao hơn về mọi mặt so với tiêu chí cũ Chính lí do đó làm cho tỷ lệ hộnghèo cao hơn ở năm 2006 so với các năm trước đó Năm 2006 là năm đầutiên thực hiện chương trình giảm nghèo theo tiêu chí mới(giai đoạn 2006-2010), tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện cao (44,19%) Trong khi đó điều kiện về cơsở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ ở hầu hết các địa phương Bên cạnh đóngành nghề phụ chưa phát triển, trình độ dân trí còn thấp, đại bộ phận ngườinghèo chưa có ý thức tự vươn lên thoát nghèo.

Không chỉ do phân loại hộ nghèo theo tiêu chí mới làm cho tỷ lệ họnghèo tăng lên, có thể nói một trong những lý do quan trọng nhất làm cho quymô đói nghèo năm 2006 tăng cao đó là ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 7tháng 12/2005 Thiệt hại do bão gây ra không chỉ về tái sản mà còn cả về conngười đã làm cho hộ nghèo lại càng nghèo hơn Họ rơi vào cảnh thiếu đóitriền miên, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế xã hội Tuy nhiên, sau đóhuyện đã có những chính sách cứu đói và hỗ trợ về mọi mặt để nhân dân ổnđịnh đời sống, vì vậy mà kê hoạch giảm nghèo năm 2006 là tương đối hợp lý.Nếu năm 2006 đạt được như kế hoạch thì quy mô đói nghèo sẽ gairm đáng kể.Và vì vậy hiệu quả bước đầu của giai đoạn 2006-2010 của chương trình quốcgia xoá đói giảm nghèo là một tiền đề quan trọng cho cả giai đoạn.

Huyện được chia tách từ năm 1997, khi mới được chia tách huyện có34% hộ nghèo và 1,66% hộ chính sách Xác định được thực tế đó hàng nămkê hoạch giảm nghèo của Huyện Uỷ và Uỷ ban nhân dân đều hướng mục tiêulà giảm từ 3-4%/năm Đây là một thách thức tuy nhiên nó cũng là động lựcthúc đẩy công tác Xoá đói giảm nghèo của huyện.

2 Cơ cấu đói nghèo phân theo các tiêu chí

Có nhiều hình thức và phương pháp để đáng giá thực trạng cơ cấu đóinghèo của huyện.Tuỳ thuộc vào quy mô các hộ nghèo khác nhau mà việc hình

Trang 36

thành nên các cơ cấu hộ nghèo cũng đa dạng và khác biệt nhau Thực tế chothấy có các loại cơ cấu đói nghèo cơ bản như sau:

2.1.Cơ cấu hộ nghèo phân theo loại hình kinh tế và đối tượng xã hội: Cơ cấu hộ nghèo phân theo loại hình kinh tế có nghĩa là xem xét trongcác loại hình kinh tế tỷ lệ hộ nghèo cao thấp như thế nào Và nhờ việc phântích này người ta đánh giá được chất lượng của các loại hình kinh tế nói đangtồn tại trong nề kinh tế của địa phương

Cơ cấu hộ nghèo phân theo đối tượng xã hội thì đa dạng và khó đánhgiá hơn phân loại theo loại hình kinh tế Cơ cấu hộ nghèo hộ nghoè phân theođối tượng xã hội tức là xem xét xem trong các đối tượng xã hội của huyện tỷlệ hộ nghèo cao thấp như thế nào, qua đó thấy được những đối tượng nào cầnphải có những biện pháp can thiệp ngay về tình trạng nghèo đói

Để thấy được hộ nghèo thực chất trong cơ cấu chung của nền kinh tếhuyện và trong các thành phần xã hội ta có thể phân tích thống kê sau:

Bảng 6.2 : Cơ cấu hộ nghèo phân theo loại hình kinh tế và đối tượng xã hội năm 2005

2 Phân theo đối tượng xã hội

Hộ gia đình chính sách, NCCHộ gia đình dân tộc

Hộ già cả, neo đơnHộ đối tượng khác

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng12/ 2005-Sở LĐTBXH)

Ngày đăng: 06/12/2012, 16:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.2:Tổng hợp hộ nghèo năm 2006 theo tiêu chí mới - Thực trạng và một số giải pháp xóa đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải Phóng
Bảng 4.2 Tổng hợp hộ nghèo năm 2006 theo tiêu chí mới (Trang 31)
Bảng 5. 2: Thống kê các hộ nghèo năm 2006 - Thực trạng và một số giải pháp xóa đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải Phóng
Bảng 5. 2: Thống kê các hộ nghèo năm 2006 (Trang 32)
2.1.Cơ cấu hộ nghèo phân theo loại hình kinh tế và đối tượng xã hội: Cơ cấu hộ nghèo phân theo loại hình kinh tế có nghĩa là xem xét trong  các loại hình kinh tế tỷ lệ hộ nghèo cao thấp như thế nào - Thực trạng và một số giải pháp xóa đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải Phóng
2.1. Cơ cấu hộ nghèo phân theo loại hình kinh tế và đối tượng xã hội: Cơ cấu hộ nghèo phân theo loại hình kinh tế có nghĩa là xem xét trong các loại hình kinh tế tỷ lệ hộ nghèo cao thấp như thế nào (Trang 34)
Bảng 8.2: Cơ cấu thu nhập của các nông hộ nghèo năm 2005 - Thực trạng và một số giải pháp xóa đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải Phóng
Bảng 8.2 Cơ cấu thu nhập của các nông hộ nghèo năm 2005 (Trang 39)
Bảng 9.2: Cơ cấu chi tiêu của các nông hộ nghèo (năm 2005) - Thực trạng và một số giải pháp xóa đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải Phóng
Bảng 9.2 Cơ cấu chi tiêu của các nông hộ nghèo (năm 2005) (Trang 42)
Bảng 11. 2: Phân bố các hộ nghèo trong huyện năm 2005. - Thực trạng và một số giải pháp xóa đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải Phóng
Bảng 11. 2: Phân bố các hộ nghèo trong huyện năm 2005 (Trang 45)
Bảng 12.2:Dự kiến kết quả đạt được trong năm 2007. - Thực trạng và một số giải pháp xóa đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải Phóng
Bảng 12.2 Dự kiến kết quả đạt được trong năm 2007 (Trang 62)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w