1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành phố Vinh

71 515 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 426 KB

Nội dung

Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành phố Vinh

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Bảo hiểm xã hội(BHXH) là một trong những loại hình bảo hiểm ra đời khá sớm và đến nay đã được thực hiện ở tất cả các nước trên thế giới So với các loại hình bảo hiểm khác, chức năng và tính chất của BHXH có những điểm khác biệt do bản chất của nó chi phối.

ở nước ta, BHXH là một chính sách lớn trong hệ thống an sinh xã hội BHXH vừa mang tính kinh tế nhưng cũng mang tính nhân đạo của Nhà nước ta nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động trước những biến cố làm giảm hoặc mất thu nhập Mục tiêu của Nhà nước là mở rộng đối tượng tham gia BHXH cho mọi người dân nhưng hiện nay mục tiêu đó chưa được thực hiện vì nhiều nguyên nhân Trong công tác BHXH nói riêng còn có nhiều tồn tại cần được giải quyết.

BHXH cấp huyện là một bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý BHXH Việt Nam, là cơ sở đầu tiên để thực hiện công tác BHXH Thực hiện tốt hoạt động ở BHXH cấp huyện thì mới đảm bảo cho việc thực hiện của cả hệ thống BHXH thành phố Vinh lă cơ quan BHXH cấp huyện trực thuộc sự quản lý dọc của BHXH tỉnh Nghệ An Trong thời gian 4 tháng thực tập tại BHXH thành phố Vinh, em đã thu nhận được được một số kiến thức thực tế về công tác

BHXH và em đã tiến hành thực hiện chuyên đề thực tập về đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành phố Vinh” nhằm xem xét và nghiên cứu thực trạng hoạt động của BHXH TP Vinh

trong giai đoạn (1995-2002) để đóng góp một số giải pháp cho BHXH TP Vinh Bài viết được chia làm 3 chương:

- Chương 1: Lý luận chung về BHXH

- Chương 2: Thực trạng thực hiện BHXH trên địa bàn thành phố Vinh- Chương 3: Phương hướng hoạt động và những biện pháp chủ yếu

nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH TP Vinh.

Trong quá trình thực tập, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn của các cán bộ công tác tại cơ quan thực tập, các giáo viên trong bộ môn và đặc biệt là sự hướng dẫn của thầy giáo Mạc Văn tiến trong việc chọn đề tài và hoàn thành bài viết Nhưng do trình độ nhận thức và thời gian có hạn nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo trong bộ môn giúp bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH

I bhxh và sự cần thiết khách quan của bhxh

1 Sự cần thiết

Con người muốn tồn tại và phát triển được trước hết phải ăn, mặc, ở và đi lại v v Để thoả mãn những nhu cầu tối thiểu đó, người ta phải lao động để làm ra những sản phẩm cần thiết Khi sản phẩm tạo ra ngày càng nhiều thì đời sống con người ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, xã hội ngày càng văn minh hơn Như vậy, việc thoả mãn những nhu cầu sinh sống và phát triển của con người phụ thuộc vào chính khả năng lao động của họ Nhưng trong thực tế, con người không chỉ lúc nào cũng gặp thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện sinh sống bình thường Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn bất lợi, ít nhiều ngẫu nhiên phát sinh làm cho người ta bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc các điều kiện sinh sống khác Chẳng hạn, bất ngờ bị ốm đau hoặc bị tai nạn trong lao động, mất việc làm hay khi tuổi già khả năng lao động hay khả năng tự phục vụ bị suy giảm v v Khi rơi vào những trường hợp này, các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống không vì thế mà mất đi, trái lại có cái còn tăng lên, thậm chí còn xuất hiện thêm một số nhu cầu mới mhư: cần được khám và điều trị khi ốm đau; tai nạn thương tật nặng cần phải có người chăm sóc nuôi dưỡng v v Bởi vậy, muốn tồn tại và ổn định cuộc sống, con người và xã hội loài người phải tìm ra và thực tế đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau như: san sẻ, đùm bọc lẫn nhau trong một nội bộ cộng đồng; đi vay, đi mượn hoặc dựa vào sự cứu trợ của Nhà nước v v Rõ ràng, những cách đó là hoàn toàn thụ động và không chắc chắn.

Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, việc thuê mướn nhân công trở nên phổ biến Lúc đầu người chủ chỉ cam kết trả công lao động, nhưng về sau đã phải cam kết bảo đảm cho người làm thuê có một số thu nhập nhất định đẻ họ trang trải những nhu cầu cần thiết khi ốm đau, tai nạn, thai sản Trong thực tế, nhiều khi các trưòng hợp trên không xảy ra và người chủ không phải chi trả một đồng nào Nhưng cũng có khi xảy ra dồn dập, buộc họ một lúc phải bỏ ra trong một lúc nhiều khoản tiền lớn mà họ không muốn.Vì thế mâu thuẫn chủ- thợ phát sinh, giới thợ liên kết đấu tranh buộc chủ phải thực hiện cam kết Cuộc đấu tranh này diền ra ngày càng rộng lớn và có tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội Do vậy, Nhà nước đã phải đứng ra can thiệp và điều hoà mâu thuẫn Sự can thiệp này một mặt làm tăng vai trò của Nhà nước, mặt khác buộc các giới chủ và giới thợ phải đóng góp một khoản tiền nhất định hàng tháng được tính toán chặt chẽ dựa trên cơ sở xác suất rủi ro xảy ra đối với người làm thuê Số tiền đóng góp của cả chủ và thợ hình thành một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi quốc gia Qũy này còn được bổ sung từ ngân sách Nhà nước khi cần thiết nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi gặp phải những biến cố bất lợi Chính nhờ những mối quan hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bất lợi của

Trang 3

người lao động được dàn trải, cuộc sống của người lao động và gia đình họ ngày càng được đảm bảo ổn định Giới chủ cũng thấy mình có lợi và được bảo vệ, sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, tránh được những xáo trộn không cần thiết Vì vậy, nguồn quỹ tiền tệ tập trung được thiết lập ngày càng lớn và nhanh chóng Khả năng giải quyết các phát sinh lớn của quỹ ngày càng đảm bảo.

Toàn bộ những hoạt động với những mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ trên được thế giới quan niệm là BHXH đối với người lao động Như vậy, BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ góp phần đảm an toàn xã hội

2 Bản chất

- BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, nhất là trong xã hội mà sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê mướn lao động phát triển đến một mức độ nào đó Kinh tế càng phát triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn thiện Vì thế có thể nói kinh tế là nền tảng của BHXH hay BHXH không vượt quá trạng thái kinh tế của mỗi nước

- Mối quan hệ giữa cái bên trong BHXH phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và diễn ra giữa 3 bên: Bên tham gia BHXH, bên BHXHvà bên được BHXH Bên tham gia BHXHchỉ có thể là nguười lao động hoặc cả người lao động và người sử dụng lao động Bên BHXH (bên nhận nhiệm vụ BHXHthông thường là cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ Bên được BHXH là người lao động và gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng buộc cần thiết.

- Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trong BHXH có thể là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn trái với chủ quan của con người như : ốm đau, tai nạnlao động, bệnh nghề nghiệp Hoặc cũng có thể lã trường hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên như: tuổi già, thai sản v v Đồng thời những biến cố đó có thể diễn ra cả trong và ngoài lao động.

- Phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải những biến cố, rủi ro sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ một nguồn quỹ tập trung được tồn tích lại Nguồn quỹ này do bên tham gia BHXH đóng góp là chủ yếu, ngoài ra còn được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.

- Mục tiêu của BHXH là nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm Mục tiêu này đã được tổ chức quốc tế ILO cụ thể hoá như sau:

+ Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu sinh sống thiết yếu của họ.

+ Chăm sóc sức khoẻ và chống bệnh tật.

Trang 4

+ Xây dựng điều kiện sống đáp ứng các nhu cầu của dân cư và các nhu cầu đặc biệt của người già, người tàn tật và trẻ em.

3 Chức năng của Bảo Hiểm Xã Hội

BHXH là một bộ phận quan trọng trong chính sách bảo đảm xã hội của Đảng và Nhà nước ta, BHXH có những chức năng chủ yếu sau:

- Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham gia BHXH khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao động hoặc mất việc làm Sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp này chắc chắn sẽ xảy ra vì suy cho cùng, mất khả năng lao động sẽ đến với tất cả mọi người lao động khi hết tuổi lao động theo các điều kiện quy định của BHXH Còn mất việc làm và mất khả năng lao động tạm thời làm giảm hoặc mất thu nhập, người lao động cũng sẽ được hưởng trợ cấp BHXH với mức hưởng phụ thuộc vào các điều kiện cần thiết, thời điểm và thời hạn được hưởng phải đúng quy định Đây là chức năng cơ bản nhất của BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế tổ chức hoạt động của BHXH.

- Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH Tham gia BHXH không chỉ có người lao động mà cả người sử dụng lao động Các bên tham gia đều phải đóng góp vào quỹ BHXH Quỹ này dùng để trợ cấp cho một số người lao động tham gia khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập Số lượng những người này thường chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng số người tham gia đóng góp Như vậy, theo quy luật số đông bù số ít, BHXH thực hiện phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang Phân phối lại giữa những người có thu nhập cao và thấp, giữa người khỏe mạnh đang lao động với những người ốm yếu phải nghỉ việc v v Thực hiện chức năng này có nghĩa là BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội.

- Góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất nâưng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội Khi khoẻ mạnh tham gia lao động sản xuất, người lao động được chủ sủ dụng lao động trả lương hoặc tiền công Khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hoặc khi về già đã có BHXH trợ cấp thay thế nguồn thu nhập bị mất Vì thế cuộc sống của họ và gia đình họ luôn được đảm bảo ổn định và có chỗ dựa Do đó, người lao động luôn yên tâm, gắn bó tận tình với công việc, với nơi làm việc Từ đó, họ rất tích cực lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế Chức năng này biểu hiện như một đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động cá nhân và kéo theo năng suất lao động xã hội.

- Gắn bó lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa người lao động với xã hội Trong thực tế lao động sản xuất, người lao động và người sử dụng lao động vốn có những mâu thuẫn nội tại khách quan về tiền lương, tiền công, thời gian lao động Thông qua BHXH, những mâu thuẫn đó sẽ

Trang 5

mà mình có lợi và được bảo vệ Từ đó làm cho họ hiểu nhau hơn và gắn bó lợi ích được với nhau Đối với Nhà nước và xã hội, chi cho BHXH là cách thức phải chi ít nhất và có hiệu quả nhất nhưng vẫn giải quyết được khó khăn về đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần làm cho sản xuất ổn định, kinh tế, chính trị xã hội được phát triển và an toàn hơn.

4 Tính chất của Bảo Hiểm Xã Hội

BHXH là bộ phận chủ yếu của hệ thống bảo đảm xã hội, vì vậy tính xã hội của nó thể hiện rất rõ Quỹ BHXH là một bộ phận của tổng sản phẩm quốc nội được xã hội tổ chức quản lí, bảo tồn và phân phối lại cho người lao động Thực chất quỹ BHXH là một phần trong tổng sản phẩm quốc nội, trong đó người lao động chỉ phải đóng góp một khoản nhỏ nhưng khi gặp rủi ro được cả cộng đồng trợ giúp để vượt qua khó khăn, hoạn nạn Kết quả của sự phân phối lại đó tạo ra được sự bình đẳng hơn về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội Chính từ đó góp phần tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng sức lao động, tạo thêm được nhiều điều kiện thúc đẩy sản xuất có hiệu quả, tạo thêm được nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập đồng thời phát triển tốt hơn các dịch vụ xã hội phục vụ cho con người như y tế, giáo dục, văn hoá Hoạt động BHXH không vì mục tiêu lợi nhận mà hoạt động vì mục đích bảo đảm sự phát triển lâu bền của nền kinh tế, góp phần ổn định và tiến bộ xã hội BHXH mang tính chất nhân đạo, nhân văn, dùng tiền đóng góp khi còn trẻ khoẻ để dùng vào lúc tuổi già, đau yếu Xét về lâu dài, mọi người lao động trong xã hội đều có quyền tham gia BHXH Và ngược lại, BHXH phải có trách nhiện bảo hiểm cho mọi người lao động và gia đình họ, kể cả khi họ đang còn trong độ tuổi lao động.

Tính xã hội của BHXH luôn gắn chặt với tính dịch vụ của nó Khi nền kinh tế – xã hội ngày càng phát triển thì tính dịch vụ và tính xã hội hoá của BHXH cũng ngày càng cao.

II Những nội dung cơ bản của BHXH

1 Khái niệm về BHXH

BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần đảm bảo an toàn xã hội.

2 Đối tượng của bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là một trong những loại hình bảo hiểm ra đời khá sớm và đến nay đã được thực hiện ở tất cả các nước trên thế giới Tuy BHXH ra đời

Trang 6

sớm như vậy nhưng một số khái niệm cơ bản của chúng như: đối tượng tham gia, đối tượng được bảo hiểm, đối tượng thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm đôi khi còn có sự nhầm lẫn và có nhiều quan điểm chưa thống nhất Có nhiều lúc còn lẫn lộn giữa đối tượng BHXH với đối tượng tham gia BHXH.

Như chúng ta đã biết, BHXH là một hệ thống đảm bảo khoản thu nhập bị giảm hoặc bị mất đi do người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm vì các nguyên nhân như: ốm đau, tai nạn, già yếu Chính vì vậy, đối tượng bảo hiểm xã hội chính là thu nhập của người lao động bị biến động giảm hoặc mất đi do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm

Người lao động trong quan hệ BHXH vừa là đối tượng tham gia, vừa là đối tượng được bảo hiểm và họ cũng là đối tượng được hưởng quyền lợi BHXH (chiếm phần lớn trong các trường hợp phát sinh trách nhiệm BHXH).

Đối tượng tham gia BHXH không chỉ có người lao động mà còn có người sử dụng lao động và Nhà nước Sở dĩ người sử dụng lao động tham gia vào BHXH là vì phần họ thấy được lợi ích thiết thực khi tham gia BHXH, một phần là do sự ép buộc của Nhà nước thông qua các văn bản quy phạm pháp luật Đối với Nhà nước thì khác, họ tham gia BHXH với tư cách là: chủ sở hữu lao động đối với tất cả công nhân viên chức và những người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước là người bảo hộ cho quỹ BHXH mà cụ thể là bảo hộ giá trị của quỹ BHXH, bảo hộ cho sự tăng trưởng của quỹ nhằm tạo sự ổn định cho quỹ và sự phát triển xã hội.

Đối tượng được bảo hiểm xã hội trong quan hệ BHXH ngoài người lao động còn có người sử dụng lao động Bởi vì, khi người lao động gặp rủi ro thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm giúp đỡ Điều này có nghĩa là họ phải bỏ ra một khoản chi phí cho ngưòi lao động, nhưng thực tế chi phí này nhanh chóng được cơ quan bảo hiểm hoàn trả lại.

Đối tượng được hưởng quyền lợi BHXH là ngưòi lao động trong trường hợp họ gặp rủi ro như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí Nhưng trong trường hợp người lao động bị tử vong hoặc sinh đẻ thì đối tượng hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội lại là thân nhân của người lao động như: bố, mẹ, con, vợ ( chồng).

3 Phạm vi bảo hiểm xã hội

Theo công ước 102 tháng 6 năm 1952 tại Giơnevơ của tổ chức lao động quốc tế ILO phạm vi của BHXH là trợ cấp cho 9 chế độ sau:

- Chăm sóc y tế - Trợ cấp ốm đau - Trợ cấp thất nghiệp

Trang 7

- Trợ cấp tuổi già

- Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp - Trợ cấp gia đình

- Trợ cấp thai sản - Trợ cấp khi tàn phế

- Trợ cấp cho người còn sống( trợ cấp mất người nuôi dưỡng)

Tuỳ điều kiện kinh tế xã hội mà mỗi nước tham gia công ước Giơnevơ thực hiện kiến nghị đó ở mức độ kác nhau.

ở nước ta theo điều lệ BHXH Việt Nam, BHXH nước ta hiện nay bao gồm 5 chế độ: chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất

4 Quỹ bảo hiểm xã hội

4.1 Khái niệm quỹ BHXH

Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngân sách Nhà nước.

Quỹ BHXH là tập hợp đóng góp bằng tiền của các bên tham gia bảo hiểm: người lao động, người sử dụng lao động, Nhà nước nhằm mục đích chi trả cho các chế độ BHXH và đảm bảo hoạt động của hệ thống BHXH.

4.2 Đặc điểm

- Là một quỹ tiền tệ tập trung, giữ vị trí là khâu tài chính trung gian trong hệ thống tài chính quốc gia Là tổ chức tái chính nằm giao thoa giữa ngân sách nhà nướcvới các tổ chức tài chính Nhà nước, tài chính doanh nghiệp và sau đó là tài chính dân cư.

- Phân phối quỹ BHXH vừa mang tính hoàn trả, vừa mang tính không hoàn trả Tính không hoàn trả của quỹ BHXH được áp dụng đối với người đã tham gia BHXH trong suốt quá trình lao động nhưng không ốm đau, tai nạn lao động, sinh con.

- Sự ra đời, tồn tại và phát triển của BHXH gắn liền với chức năng vốn có của nhà nước là vì quyền lợi của người lao động chứ không vì mục đích kiếm lời, đồng thời nó cũng phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội và điều kiện lịch sử trong từng thời kì của từng quốc gia Khi nền kinh tế càng phát triển thì càng có nhiều chế độBHXHđược thực hiện, và bản thân từng chế độ cùng được áp dụng rộng rãi hơn, nhu cầu thoả mãn về BHXH đối với người lao động càng được nâg caovà họ càng có khả năng tham gia vào nhiều chế độ bảo hiểm xã hội.

Trang 8

- Một mặt, quỹ BHXH mang tính tiêu dùng được thể hiện thông qua mục tiêu, mục đích của nó là chi trả cho các chế độ BHXH Nhưng mặt khác nó lại mang tính dự trữ vì thông thường, khi người lao động đóng góp vào quỹ BHXH thì họ không được quỹ này chi trả ngay khi gặp rủi ro mà phải có đủ thời gian dự bị.

- Hoạt động của quỹ BHXH đặt ra yêu cầu và hình thành tất yếu chế độ tiết kiệm bắt buộc của xã hội và người lao động dành cho ốm đau, hưu trí Đó cũng là quá trình phân phối lại thu nhập của cá nhân và cộng đồng.

BH : Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm.ĐLĐ : Đóng góp của người lao độngĐSDLĐ : Đóng góp của chủ sở hữu lao độngĐNN : Đóng góp và hỗ trợ của nhà nướcTĐT : Thu từ hoạt động đầu tư

TTT : Thu từ viện trợ TK : Thu khác

Trong nền kinh tế hàng hoá, trách nhiệm tham gia đóng góp BHXH cho người lao động được phân chia cho cả người sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở quan hệ lao động Điều này không phải là sự phân chia rủi ro, mà là lợi ích giữa hai bên Về phía người sử dụng lao động, sự đóng góp một phần BHXH cho người lao động sẽ tránh được thiệt hại kinh tế do phải chi ra một khoản tiền lớn khi có rủi ro xảy ra đối với người lao độngmà mình thuê mướn Đồng thời nó còn góp phần giảm bớt tình trạng tranh chấp, kiến tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa chủ– thợ Về phía người lao động, sự đóng góp một phần để BHXH cho mình vừa biểu hiện sự tự gánh chịu trực tiếp rủi ro của chính mình,vừa có ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi một cách chặt chẽ.

Trang 9

Mối quan hệ chủ - thợ trong BHXH thực chất là mối quan hệ lợi ích Vì thế, cũng như nhiều lĩnh vực khác trong quan hệ lao động, BHXH không thể thiếu được sự tham gia đóng góp của Nhà nước Trước hết các luật lệ của Nhà nước về BHXH là những chuẩn mực pháp lí mà cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải tuân theo, những tranh chấp chủ thợ trong lĩnh vực BHXH có cơ sở vững chắc để giải quyết Ngoài ra, bằng nhiều hình thức khác nhau, Nhà nước không chỉ tham gia đóng góp và hỗ trợ thêm cho quỹ BHXH, mà còn trở thành chỗ dựa để đảm báo cho hoạt động BHXH chắc chắn và ổn định.

Phần lớn các nước trên thế giới, quỹ BHXH đều được hình thành từ các nguồn nêu trên.

Tuy nhiên, phương thức đóng góp và mức đóng góp của các bên tham gia BHXH có khác nhau.

Về phương thức đóng góp BHXH của người lao động và người sủ dụng lao động hiện vẫn còn hai quan điểm Quan điểm thứ nhất cho rằng, phải căn cứ vào mức lương cá nhânvà quỹ lương của cơ quan, doanh nghiệp Quan điểm thứ hai lại nêu lên, phải căn cứ vào mức thu nhập cơ bản của người lao động được cân đối chung trong toàn bộ nền kinh tế quốc để xác định mức đóng góp.

Về mức đóng góp BHXH, một số nước quy định người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí cho chế độ tai nạn lao động Chính phủ trả chi phí y tế và trợ cấp gia đình, các chế độ còn lại cả người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng góp mỗi bên một phần bằng nhau Một số nước khác lại quy định, Chính phủ bù thiếu cho quỹ BHXH hoặc chịu toàn bộ chi phí Quản lí BHXHv v

Nước ta, từ năm 1962 đến năm 19987, quỹ BHXH chỉ được hình thành từ hai nguồn: các xí nghiệp sản xuất vật chất đóng góp 4,7% quỹ lương của xí nghiệp, phần còn lại do ngân sách Nhà nước đài thọ Thực chất là không tồn tại quỹ BHXH độc lập Từ năm 1988 đến nay, các đơn vị sản xuất kinh doanh đóng góp 15% quỹ lương của đơn vị Sau khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, Chính phủ đã ban hành rộng rãi Nghị định 43/CP ngày 22/ 06/ 1993 và Điều lệ BHXH Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 12 /CP ngày 26/ 01/1995, trong các văn bản này đều quy định quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn sau đây:

- Người sử dụng lao động đóng góp 15% so với tổng quỹ tiền lương của những người tham gia BHXH trong đơn vị Trong đó 10% để chi trả các chế độ hưu trí, tử tuất và 5% để chi các chế độ ồm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Người lao động đóng bằng 5% tiền lương tháng để chi các chế độ hưu trí và tử tuất.

Trang 10

- Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động.

- Các nguồn khác.

Mức đóng góp BHXH thực chất là phí BHXH Phí BHXH là yếu tố quyết định sự cân đối thu chi quỹ BHXH Vì vậy, quỹ này phải được tính toán một cách khoa học Trong thực tế, việc tính phí BHXH là một nghiệp vụ chuyên sâu của BHXH và người ta thường sử dụng các phương pháp toán học khác nhau để xác định Khi tính phí BHXH, có thể có những căn cứ tính toán khác nhau:

- Dựa vào tiền lương và thang lương để xác định mức trợ cấp BHXH, từ đó có cơ sở xác định mức phí đóng.

- Quy định mức phí BHXH trước rồi từ đó mới xác định mức hưởng.

- Dựa vào nhu cầu khách quan của người lao động để xác định mức hưởng, rồi từ mức hưởng BHXH này có thể xác định được mức phí phải đóng.

- Mặc dù chỉ thuần tuý mang tính kĩ thuật nhưng xác định phí BHXH lại khá phức tạp vì nó liên quan cả đến người lao động, người sử dụng lao động và nhà nước Liên quan đến khả năng cân đối thu nhập của người lao động và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước Tuy nhiên, khi xác định phí BHXH vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc: cân bằng thu chi, lấy số đông bù số ít và có dự phòng Mức phí xác định phải được cân đối với mức hưởng, với nhu cầu BHXH và điều chỉnh sao cho tối ưu nhất.

Phí BHXH được xác định theo công thức: P = f1+f2+f3

Trong đó : P : Phí BHXH

f1: phí thuần túy trợ cấp BHXH f2 :phí dự phòng f3: phí quản lí

Phí thuần tuý trợ cấp BHXH cho cả chế độ ngắn hạn và dài hạn Đối với các chế độ BHXH ngắn hạn việc đóng và hưởng BHXH xảy ra trong thời gian ngắn ( thường là một năm ) như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động nhẹ Vì vậy, số đóng góp BHXH phải đủ cho số phát sinh chi trả trong năm Đối với chế độ BHXH dài hạn như : hưu trí, trợ cấp mất người nuôi dưỡng, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp nặng v v quá trình đóng và quá trình hưởng BHXH tương đối độc lập với nhau và diễn ra trong khoảng thời gian nhất định Cho nên sự cân bằng giữa đóng góp và hưởng BHXH phải được dàn trải trong cả thời kì dài Vì thế, ngoài phí thuần tuý phải có phí dự phòng để đảm bảo quỹ BHXH có dự trữ đủ lớn.

Trang 11

4.4 Mục đích sử dụng quỹ BHXH

Quỹ BHXH bao gồm 3 bộ phận: phí thuần, phí quản lí và phí dự trữ Như vậy quỹ BHXH được sử dụng cho 3 mục đích: chi trả, cho các chế độ BHXH cho việc quản lí hệ thống BHXH và chi trích lập quỹ dự phòng cho những trường hợp tổn thất lớn.

QC

BH = CTC + CQL + CDP+ CĐT+ CK

Trong đó: QC

BH : tổng chi BHXH

CTC : chi cho bộ máy quản lí CDP : chi lập quỹ dự phòng CĐT : chi đầu tư

CK : chi khác

Khoản chi thứ hai trong BHXH là chi cho việc quản lí nghiệp vụ BHXH Đây là nguồn chi không lớn trong cơ cấu chi bảo hiểm xã hội nhưng nó cũng là một khoản chi ngày càng tăng Bởi vì các chế độ BHXH ngày càng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người lao động, do đó đội ngũ cán bộ phục vụ BHXH ngày càng nhiều dẫn đến chi lương cán bộ ngày càng lớn Mặt khác, xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về điều kiện làm việc ngày càng tăng Vì vậy, chi phí cho việc xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc, trang thiết bị văn phòng ngày càng tăng lên.

Mục đích thứ ba của quỹ BHXH là chi dự trữ Thực chất đây là quá trình tích luỹ trong quá trình sử dụng bảo hiểm xã hội Định kì hàng tháng (quý, năm) cơ quan bảo hiểm xã hội tiến hành giữ lại một phần quỹ của mình để thành lập nên quỹ dự trữ BHXH Quỹ này chỉ được sử dụng trong trường hợp nhu cầu chi trả lớn dẫn đến thâm hụt quỹ bảo hiểm xã hội hoặc lúc đồng tiền mất giá.

Trang 12

Phạt Hỗ trợ của NN Thu nhập từ đầu tư Quỹ BHXH

Chi trả trợ cấp Phí quản lý Phí đầu tư Tài sản đầu tư

Trợ cấp ngắn hạn: Trợ cấp dài hạn Trợ cấp tai nạn lao động

- Chăm sóc y tế - Mất sức lao động - Mất sức tạm thời - Ốm đau - Tuổi già - Mất sức vĩnh viễn - Thai sản - Tuất - Trợ cấp người ăn theo

- Mai táng

5 Trách nhiệm và quyền hạn các bên tham gia bảo hiểm xã hội

Theo Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 về Điều lệ BHXH đối với người lao động trong các thành phần kinh tế thì quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia BHXH như sau:

a Người sử dụng lao động.

* Trách nhiệm:

- Đóng bảo hiểm xã hội đúng quy định.

- Trích tiền lương của người lao động để đóng BHXH đúng quy định.

- Xuất trình các tài liệu, hồ sơ và cung cấp thông tin liên quan khi có kiểm tra, thanh tra về BHXH của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

* Quyền hạn:

- Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng với quy định của Điều lệ của BHXH

Trang 13

- Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi cơ quan BHXH có hành vi vi phạm Điều lệ bảo hiểm xã hội.

b Người lao động

* Trách nhiệm:

- Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.

- Thực hiện đúng các quy định về việc lập hồ sơ để hưởng chế độ BHXH.- Bảo quản, sử dụng sổ BHXH và hồ sơ về BHXH theo đúng quy định.* Quyền hạn:

- Được nhận sổ bảo hiểm xã hội.

- Được nhận lương hưu hoặc trợ cấp kịp thời, đầy đủ, thuận tiện khi có đủ điều kiện hưởng BHXH theo quy định tại Điều lệ BHXH.

- Khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động hoặc tổ chức BHXH có hành vi vi phạm Điều lệ BHXH.

c Cơ quan bảo hiểm xã hội

* Trách nhiệm:

- Tổ chức thu, quản lí, sử dụng quỹ BHXH đúng quy định.

- Thực hiện các chế độ BHXH đúng quy định tại Điều lệ BHXH.

- Tổ chức việc trả lương hưu và trợ cấp BHXH kịp thời, đầy đủ, thuận tiện - Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại về bảo hiểm xã hội.

- Thông báo định kì hàng năm về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội đối với người lao động và sử dụng lao động.

* Quyền hạn:

- Trình Thủ Tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy định để quản lí việc thu, chi BHXH và để xác nhận đối tượng được hưởng các chế độ BHXH quy định tại Điều lệ bảo hiểm xã hội.

-Tổ chức phương thức quản lí quỹ BHXH để đảm bảo thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội có hiệu quả.

- Tuyên truyền, vận động để mọi người tham gia thực hiện BHXH.

-Từ chối việc chi trả chế độ BHXH cho các đối tượng được hưởng chế độ BHXH khi có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hành vi man trá làm giả hồ sơ tài liệu.

6 Tổ chức quản lý bảo hiểm xã hội

Trang 14

Theo nghị định 19/CP ngày 16/2/1995 của Chính phủ, hệ thống BHXH được thành lập đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, sự quản lí Nhà nước của Bộ lao động- thương binh xã hội và các cơ quan quản lí Nhà nước có liên quan, sự giám sát của tổ chức công đoàn.

Sơ đồ 2: Mô hình cơ cấu tổ chức BHXH việt nam

ở Trương ương : Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương( gọi chung là tỉnh) là BHXH tỉnh trực thuộc BHXH Việt Nam.

ở các quận, huyện, thị xã thành phố trực thuộc tỉnh( gọi chung là huyện) là BHXH huyện trực thuộc BHXH tỉnh.

Chính phủ

BỘ LĐTB VÀ XH BHXHVN

Trang 15

Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Tổng giám đốc quản lí và điều hành thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc thu bảo hiểm xã hội theo quy định của Bộ luật lao động, Điều lệ BHXH và các quy định của Chính phủ.

- Quản lí quỹ BHXH và tổ chức việc chi trả BHXH cho người tham gia BHXH được đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn.

- Được quyền từ chối việc chi trả các chế độ BHXH cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH khi có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi man trá, làm giả hồ sơ, tài liệu để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, đồng thời ra văn bản thông báo việc từ chối chi trả đó cho đương sự, cơ quan sử dụng lao động và cơ quan pháp luật

- Bồi thường mọi khoản thu chi sai các quy định của Nhà nước về BHXH cho các đối tượng tham gia BHXH và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện dự án và biện pháp để bảo tồn giá trị và tăng cường quỹ BHXH theo quy định của Chính phủ.

- Trình thủ tướng Chính phủ quyết định về mức chi phí quản lí, định mức lệ phí thu, chi quỹ BHXH và các quy định khác có liên quan đến hoạt động BHXH và tổ chức thực hiện các quy định nói trên

- Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có liên quan việc sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội phù hợp với tình hình của đất nước trong từng giai đoạn

- Lưu giữ hồ sơ, cấp và quản lí sổ BHXH.

- Tổ chức thực hiện công tác thống kê, hạch toán, kế toán; hướng dẫn nghiệp vụ, thu, chi bảo hiểm xã hội và kiểm tra việc thực hiện; tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, giải thích các chế độ, chính sách về BHXH.

- Kiểm tra việc thực hiện các chế độ thu, chi BHXH.

- Giải quyết kịp thời các khiếu nại của người tham gia BHXH về việc thực hiện các chế độ, chính sách BHXH.

- Thực hiện việc hợp tác quốc tế về sự nghiệp BHXH theo quy định của Chính phủ.

- Quản lí tổ chức, viên chức, tài chính, cơ sở vật chất của BHXH Việt Nam theo quy định của Nhà nước.

- Thực hiện việc báo cáo định kì về thu, chi và các hoạt động về BHXH cho Bộ lao động - thương binh và xã hội và Bộ tài chính.

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quan hệ trực tiếp với cá cơ quan Nhà nước và các đoàn thể nhân dân ở Trung ương và địa phương, với các bên tham

Trang 16

gia BHXH để giải quyết các vấn đề có liên quan đến BHXH theo quy định của Bộ Luật lao động, Điều lệ BHXH.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Thủ Tướng Chính phủ giao cho.Cơ cấu tổ chức bộ máy giúp Tổng giám đốc BHXH Việt Nam như sau:- Ban quản lí chế độ chính sách BHXH

- Ban quản lí thu BHXH.- Ban quản lí chi BHXH.- Ban kiểm tra – pháp chế.- Ban kế hoạch—tài chính.- Ban tổ chức cán bộ.

- Văn phòng.

- Trung tâm thông tin- khoa học.

Nhiệm vụ, quyền hạn và biên chế của các đơn vị nói trên do Tổng giám đốc quy định.

Việc bổ nhiệm, miễm nhiệm chức vụ lãnh đạo của các tổ chức nói trên do Tổng giám đốc quyết định.

Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện các nhiệm vụ về BHXH trên địa bàn tỉnh theo quy định của Tổng giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam Bảo hiểm xã hội tỉnh do một giám đốc quản lí và điều hành Giúp việc giám đốc có 1 – 2 phó giám đốc Giám đốc, phó giám đốc BHXH tỉnh do Tổng giám đốc BHXH Việt Nam bổ nhiệm và miễm nhiệm.

Nhiệm vụ, quyền hạn, biên chế các phòng chuyên môn nghiệp vụ nói trên do Tổng giám đốc BHXH Việt Nam quyết định.

Bảo hiểm xã hội huyện có nhiệm vụ tiếp nhận đăng ký hưởng chế độ bảo hiểm xã hội do BHXH tỉnh chuyển đến; thực hiện việc đôn đốc, theo dõi nộp BHXH đối với người sử dụng lao động và người lao động trên địa bàn; tổ chức mạng lưới hoặc trực tiếp chi trả các chế độ BHXH cho người được hưởng trên địa bàn huyện.

Bảo hiểm xã hội huyện do một giám đốc quản lí và điều hành Các huyện có khối lượng công việc nhiều có thể có phó giám đốc giúp việc do giám đốc BHXH huyện bổ nhiệm và miễn nhiệm theo phân cấp của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam.

Bảo hiểm xã hội huyện không có cơ cấu tổ chức phòng Biên chế của BHXH huyện do giám đốc BHXH tỉnh quyết định trong phạm vi tổng biên chế của BHXH tỉnh được Tổng giám đốc phân bổ.

Trang 17

Giám đốc BHXH huyện quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng viên chức thuộc quyền quản lí.

Việc thành lập BHXH huyện do Tổng giám đốc BHXH Việt Nam quy định căn cứ vào khối lượng công việc, số lượng người và đơn vị tham gia BHXH trên địa bàn Tại những nơi chưa có đủ điều kiện thành lập BHXH huyện thì giám đốc BHXH Tỉnh cử người đại diện tại huyện để thực hiện việc chi trả và đôn đốc theo dõi việc thu chi, nộp BHXH trên địa bàn.

III quá trình hình thành và phát triển của bảo hiểm xã hội.

1 Trên thế giới

Bảo hiểm xã hội đã xuất hiện từ rất lâu mà mầm mống của nó từ thế kỉ XIII ở Nam Âu khi nền công nghiệp và kinh tế hàng hoá đã bắt đầu phát triển Tuy nhiên ban đầu BHXH chỉ mang tính chất sơ khai, với phạm vi nhỏ hẹp Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIII một số nghiệp đoàn thợ thủ công ra đời, để bảo vệ lẫn nhau trong hoạt động nghề nghiệp họ đã thành lập nên các quỹ tương trợ để giúp đỡ lẫn nhau ở Anh năm 1973 đã thành lập hội “bằng hữu” để giúp đỡ các hội viên khi bị ốm đau, tai nạn nghề nghiệp.

Năm 1883, nước Phổ ( Cộng hoà liên bang Đức ngày nay) đã ban hành luật bảo hiểm ốm đau đầu tiên trên thế giới, đánh dấu sự ra đời của BHXH Bảo hiểm xã hội đã trở thành một trong những quyền của con người và được xã hội thừa nhận Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp Quốc ( 10/12/1948) đã nghi: “ Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng BHXH” Ngày 4/6/1952, tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã kí công ước Giơnevơ (102) về “Bảo hiểm xã hội cho người lao động” đã khẳng định tất yếu các nước phải tiến hành BHXH cho người lao động và gia đình họ Theo công ước 102 tháng 6 năm 1952 tại Giơnevơ của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) phạm vi của BHXH là trợ cấp cho 9 chế độ sau:

- Chăm sóc y tế- Trợ cấp ốm đau- Trợ cấp thất nghiệp- Trợ cấp tuổi già

- Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp- Trợ cấp gia đình

- Trợ cấp thai sản- Trợ cấp khi tàn phế

- Trợ cấp cho người còn sống( trợ cấp mất người nuôi dưỡng)

Trang 18

Nhưng trên thực tế không phải nước nào cũng thực hiện được toàn bộ 9 chế độ trên và không phải nước nào cũng có phạm vi, đối tượng, nguồn hình thành quỹ giống nhau Có nghĩa là việc thực hiện BHXH ở những nước khác nhau thì khác nhau, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng nước và và hoàn cảnh cụ thể của mỗi giai đoạn phát triển mà mỗi nước có hình thức áp dụng khác nhau cho phù hợp.

Trên thế giới có 35 nước thực hiện được 9 chế độ, 37 nước chưa thực hiện được chế độ thứ 3 ( trợ cấp thất nghiệp), 67 nước chưa thực hiện được chế độ thứ 3 và thứ 6 ( trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp gia đình).

2 Tại Việt Nam

Bảo hiểm xã hội có mầm mống dưới thời phong kiến Pháp thuộc Sau cách mạng tháng 8/1945 Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà -nay là nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đã ban hành sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947 thực hiện bảo hiểm ốm đau, tai nạn lao động và hưu trí Các chế độ này được thực hiện đối với những người làm việc trong các cơ quan từ cơ sở đến Trung ương

Tuy nhiên, do chiến tranh và khả năng kinh tế có hạn nên chỉ một bộ phận lao động xã hội được hưởng quyền lợi BHXH

Sau khi hoà bình lập lại, ngày 27/12/ 1961 Nhà nước ban hành Nghị định 128/CP của Chính phủ về “Điều lệ tạm thời thực hiện các chế độ BHXH đối với công nhân viên chức” và được thực hiện từ ngày 1/1/1962 Sau hơn 20 năm thực hiện BHXH đối với công nhân viên chức, các chế độ bảo hiểm xã hội đã bộc lộ nhiều hạn chế Do đó ngày 18/9/1985 Chính phủ (lúc đó là Hội Đồng Bộ Trưởng) đã ban hành Nghị định 236/HĐBT về việc sửa đổi, bổ sung chính sách và chế độ BHXH đối với người lao động Nội dung chủ yếu của Nghị định này là điều chỉnh mức đóng và hưởng BHXH.

Tuy nhiên chính sách BHXH ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế không phù hợp với cơ chế mới Vì vậy, ngày 22/6/1993 Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/CP quy định tạm thời về các chế độ BHXH áp dụng cho các thành phần kinh tế , đánh dấu một bước đổi mới của BHXH Việt Nam.

Tuy vậy, chỉ khi Bộ luật lao động được Quốc Hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 15/6/1994, điều lệ tạm thời về BHXH theo Nghị định 12/CP của Chính phủ ban hành ngày 26/1/1995 và Nghị định 45/CP ban hành ngày 15/7/1995 cho các đối tượng hưởng BHXH là công nhân viên chức và lực lượng vũ trang, bảo hiểm xã hội Việt Nam thực sự đổi mới nội dung, phương thức hoạt động cũng như tổ chức quản lý.

Các văn bản trên đã quy định cụ thể các chế độ bảo hiểm xã hội được áp dụng qua các giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước

Trang 19

Về hệ thống tổ chức quản lí:

- Trước năm 1995 do hai nghành quản lí Ngành Lao động Thương binh Xã hội quản lí việc thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất, còn liên đoàn lao động Việt Nam quản lí chi trả chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ ngơi Từ năm 1995 đến nay Chính phủ đã cho phép sát nhập bộ phận làm công tác BHXH ở hai ngành lại thành tổ chức mới đó là BHXH Việt Nam, là cơ quan trực thuộc Chính phủ có hệ thống dọc ở cấp tỉnh và huyện ở các địa phương Về nguồn tài chính hình thành quỹ BHXH chia làm hai giai đoạn:

- Thời kì 1962- 1993: trong giai đoạn này, quỹ BHXH được hính thành từ nguồn thu tiền đóng BHXH với quy định chỉ có người sử dụng lao động đóng và tỉ lệ đóng là 4,7% quỹ lương, trong đó :1% do ngành lao động Thương binh xã hội và Bộ tài chính quản lí để chi trả các chế độ hưu trí, tử tuất; 3,7% do Tổng Liên Đoàn Lao động quản lí để chi trả các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động Đén năm 1987 được nâng lên 15%, trong đó 8% do nghành lao động TBXH quản lí, 2% để lại đơn vị để trợ cấp khó khăn đột xuất, 5% do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam quản lí.

Đặc điểm nổi bật là trước năm 1987 tỷ lệ đóng góp thấp, số người hưởng chế độ BHXH ít song tỷ trọng ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho mục tiêu này lớn Sau năm 1987 tỷ lệ này được nâng lên song số người hưởng tăng lên, đặc biệt từ năm 1990 với việc thực hiện các Quyết định 176/ HĐBT và 111/CP của Chính phủ về giảm biên chế khu vực nhà nước nên số người hưởng BHXH tăng đòi hỏi ngân sách Nhà nước phải chi bù rất lớn

Thời kì 1993 đến nay được đánh dấu bằng việc ban hành Nghị định 43/CP ngày 1/4/1993 của Chính phủ Theo Nghị định này mức thu quỹ BHXH được nâng lên 20% trong đó một sự thay đổi căn bản đó là: người lao động phải đóng 5%, 15% còn lại do người sử dụng lao động đóng Quỹ BHXH trở thành nguồn tài chính tập trung tương đối độc lập với ngân sách Nhà nước Ngoài ra quỹ BHXH còn được bổ sung từ việc sử dụng tiền nhàn rỗi đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh sinh lời Khoản đầu tư này đang thấp và sẽ được tăng dần trong các năm tiếp theo

Tổng các nguồn thu BHXH tăng nhanh do cả hai nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ và tiền đóng BHXH của đơn vị sử dụng lao động và người lao động Đó là kết quả hoạt động của việc thực hiện điều lệ BHXH ban hành theo Nghị định 12/CP theo tổ chức mới Việc hình thành một hệ thống BHXH tập trung đảm bảo thu phí BHXH kịp thời và đầy đủ hơn làm tăng khá nhanh quỹ BHXH Nguồn từ ngân sách Nhà nước để chi trả cho những người hưởng BHXH trước tháng 1 năm 1995.

Nhìn chung sự hình thành quỹ BHXH đã dần dần đi vào ổn định, mang tính quy luật chung Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân ngân sách nhà nước phải hỗ trợ kéo dài nhiều năm, nhưng xu hướng giảm dần, còn chi BHXH từ quỹ (chi

Trang 20

cho những người về nghỉ hưu sau 1/1/1995) sẽ tăng lên do vậy cần phải có các giải pháp để tăng nhanh nguồn thu BHXH

Hiện nay các hoạt động đầu tư được Chính phủ cho phép:

- Mua trái phiếu tín phiếu của kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại Nhà nước.

- Cho vay( Ngân sách Nhà nước vay), quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia vay, các ngân hàng thương mại Nhà nước vay.

- Đầu tư vào một số dự án và Doanh nghiệp lớn của Nhà nước được Chính phủ cho phép.

Tiền sinh lời được sử dụng như sau:

- Trích 50% trong 5 năm để bổ sung vốn đầu tư từ xây dựng cơ sở vật chất toàn hệ thống.

- Trích 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi bằng 3 tháng lương thực tế toàn ngành.

-Phần còn lại bổ sung vào quỹ BHXH.

IV Mối quan hệ giữa BHXH với chính sách xã hội và chính sách kinh tế.

1 Mối quan hệ giữa BHXH với chính sách xã hội

Chính sách xã hội là một vấn đề rộng lớn, được cụ thể hoá và thể chế hoá bằng pháp luật, phản ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung và từng nhóm xã hội nói riêng, nhằm mục đích cao nhất là thoả mãn những nhu cầu ngày càng tăng về đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân chính sách xã hội bao trùm lên mọi cuộc sống của con người Trong hệ thống các chính sách xã hội thì BHXH là một chính sách quan trọng Chính sách BHXH và các chính sách xã hội khác có mối quan hệ biện chứng với nhau, các chính sách này hỗ trợ lẫn nhau để giải quyết các vấn đề xã hội Thực hiện tốt các chính sách xã hội sẽ góp phần thực hiện tốt chính sách BHXH và ngược lại thực hiện tốt chính sách BHXH sẽ góp phần thực hiện tốt các chính sách xã hội khác Chẳng hạn như chính sách tiền lương là cơ sở để xác định mức đóng BHXH, vì vậy mức tiền lương phải đảm bảo đủ trang trải các nhu cầu cơ bản của người lao động và phần đóng BHXH do đó chính sách tiền lương hợp lí sẽ góp phần thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội

Chính sách việc làm có liên quan đến chính sách BHXH được thể hiện khá rõ nét, số người làm việc ngày càng nhiều và mức thu nhập ổn định sẽ tạo cho BHXH có nguồn thu ổn định; ngược lại chính sách giảm biên chế, chính sách giảm lao động làm việc trong các doanh nghiệp như quyết định 176/HĐBT, quyết định 111/CP dẫn đến tăng số người về nghỉ chế độ làm tăng nguồn chi

Trang 21

BHXH như hiện nay ngân sách hàng năm phải cấp bù rất lớn Ngoài ra chính sách BHXH cũng có tác động lớn đến chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình, chính sách đối với những người tham gia chiến trường B,C,K.

2.Mối quan hệ giữa BHXH với chính sách kinh tế

Mối quan hệ giữa chính sách BHXH với chính sách kinh tế được thể hiện ở chỗ hai loại chính sách này có giới hạn hợp lí Nếu không xác định được giới hạn hợp lí này sẽ dẫn đến hoặc là xây dựng một hệ thống BHXH không phù hợp khả năng và trình độ phát triển của nền kinh tế làm cho chính sách BHXH thực thi không cao, tác động tiêu cực đến nền sản xuất xã hội Hoặc nếu chỉ tập trung phát triển kinh tế, coi trọng yếu tố năng suất lao động mà không đầu tư thoả đáng cho chính sách xã hội trong đó có chính sách BHXH sẽ làm mất ổn định xã hội Bởi vậy thực hiện tốt chính sách BHXH sẽ tạo điều kiện để giải phóng năng lực sản xuất, tạo năng suất lao động cao, sản xuất ổn định Mối quan hệ giữa chính sách BHXH với chính sách kinh tế còn thể hiện thông qua mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội Tăng trưởng kinh tế tự thân nó không dẫn tới tiến bộ xã hội và càng không dẫn tới công bằng xã hội một cách trực tiếp, mặc dù tăng trưởng kinh tế ở một mức độ nào đó có thể thúc đẩy tiến bộ xã hội Tăng trưởng kinh tế phải qua khâu phân phối mới đưa các chính sách BHXH nói riêng và phúc lợi xã hội nói chung tới các tầng lớp dân cư tăng trưởng kinh tế là một điều kiện quan trọng để thực hiện chính sách BHXH có hiệu quả Ngược lại khi xem xét chính sách BHXH dưới góc độ một chính sách kinh tế khi hoạch định chính sách BHXH không hợp lí, xây dựng mức đóng BHXH không phù hợp sẽ làm nâng giá thành sản phẩm lên cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm, hạn chế tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên giữa tăng trưởng kinh tế và chính sách BHXH cũng có sự mâu thuẫn Qúa trình nâng cao hiệu quả kinh tế thường xuất hiện các hiện tượng cố tình không thực hiện chính sách BHXH cho người lao động như đóng BHXH không đứng mức thu nhập, kí hợp đồng lao động ngắn hạn, trang bị bảo hộ lao động không đảm bảo gây ra tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp Việc giải quyết hài hoà mối quan hệ này phụ thuộc vào bản chất chế độ chính trị xã hội và năng lực quản lí của Nhà nước trong việc tạo điều kiện tối ưu sự kết hợp sự phát triển kinh tế với việc thoả mãn ngày càng cao nhu cầu của xã hội gắn liền tiến bộ xã hội với sự phát triển toàn diện con người

Trang 22

chươngII thực trạng thực hiện BHXH trên địa bànthành phố Vinh ( từ 1995 đến 2002)

I đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến thực hiện công tác bhxh trên địa bàn thành phố vinh.

Vinh nằm ở vùng khí hậu chuyển tiếp Bắc Nam phân biệt bốn mùa rõ rệt, mùa hè có gió Tây nam nóng và khô kéo dài, mùa thu và đầu mùa đông thường có gió bão và lũ lụt.

Vinh có vị thế thuận lợi về giao thông, nằm trên tuyến giao lưu kinh tế Bắc nam, Đông-Tây tuyến đi Lào và Thái Lan Với hệ thống đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, gần sân bay, có cảng Bến Thuỷ, nếu được đầu tư, cải tạo sẽ có tàu lớn vào để vận chuyển hàng.

Là trung tâm kinh tế, văn hoá của tỉnh Nghệ An song Vinh vẫn mang sắc thái của thành phố công nông nghiệp, nhưng cũng có đất để trồng lúa, rau và cây công nghiệp.

Tóm lại, với điều kiện tự nhiên như trên, Vinh hoàn toàn có đủ điều kiện để trở thành một trong những trung tâm giao lưu kinh tế văn hoá của tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung.

2 Đặc điểm kinh tế xã hội.

Thành phố Vinh có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế, là đô thị loại 2 vừa được xây dựng lại sau chiến tranh, đất đai cho quy hoạch là nhiều Song trên thực tế khai thác những tiềm năng còn hạn chế Thu ngân sách hàng năm đạt thấp Đời sống của dân cư tuy có được cải thiện so với trước đây nhưng vẫn thuộc dạng có mức thu nhập thấp so với cả nước Thời gian qua thành uỷ, UBND thành phố Vinh cùng với ban ngành và các phường xã đã có nhiều cố

Trang 23

gắng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đối với vùng nội thành khuyến khích các hộ mở rộng cơ sở sản xuất thủ công nghiệp củng cố cơ sở dạy nghề nhằm tạo ra nhiều cơ sở làm việc mới.

Thành phố Vinh có dân số 224.536 người, là thành phố có số dân chưa đông so với loại đô thị Nguồn bổ sung lao động hàng năm rất lớn, khoảng 2.000 người

Thành phố Vinh nói riêng, Nghệ An nói chung là quê hương có truyền thống hiếu học, đã đóng góp cho đất nước nhiều nhân tài, nhiều trường hợp giữ những vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị kinh tế ở trong nước Tuy vậy trong chiến tranh, Vinh là thành phố bị tàn phá nặng nề, các cơ sở sản xuất đều bị phá huỷ, sức người sức của được huy động một cách tối đa Hiện nay với nguồn bổ sung lao động hàng năm lớn chủ yếu là học sinh hết học phổ thông và diện hoàn thành nghĩa vụ quân sự về Trình độ học vấn tay nghề còn thấp Vấn đề tạo công ăn việc làm để số lao động này có thu nhập nuôi sống bản thân và thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước đang là gánh nặng đối với cấp uỷ và chính quyền thành phố Vinh.

II Hệ thống quản lý và bộ máy hoạt động của bhxh tP vinh 1 Hệ thống quản lý.

BHXH Thành phố Vinh là cơ quan bảo hiểm cấp huyện do đó, theo quy định chung của Chính phủ và BHXH Việt Nam nó chịu sự quản lý trực tiếp của BHXH cấp tỉnh tương ứng là BHXH tỉnh Nghệ An, theo ngành dọc và của phòng LĐ&TBXH thành phố vinh theo ngành ngang.

Hàng năm, BHXH thành phố Vinh chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ BHXH Nghệ An về kế hoạch thu, chi BHXH cho các đối tượng tham gia Ngược lại, thông qua BHXH thành phố Vinh mà BHXH tỉnh Nghệ An nắm được số đối tượng tham gia và được hưởng từ đó đề ra các chỉ tiêu cho những năm tới chính xác hơn.

Trang 24

Sơ đồ3: vị trí của BHXH TP Vinh trong hệ thống tổ chức quản lý BHXH

Hội đồng quản lý BHXH

2.1 Chức năng, nhiệm vụ của BHXH thành phố Vinh

Theo quyết định số 01 ngày 16/07/1995 của BHXH tỉnh Nghệ An, BHXH thành phố Vinh đã được thành lập và đi vào hoạt động nhằm thực hiện các nhiệm vụ do BHXH tỉnh Nghệ An giao cho bao gồm:

- Lập kế hoạch thu, chi BHXH, chi quản lý bộ máy theo quý, năm gửi BHXH tỉnh.

- Theo dõi kết qủa đóng BHXH trên từng đơn vị, từng người lao động trong từng tháng Trên cơ sở đó thực hiện 3 chế độ BHXH là: ốm đau, thai sản và nghỉ dưỡng sức.

- Đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và người tham gia BHXH trên địa bàn nộp đầy đủ, kịp thời ghi sổ xác nhận số thu BHXH cho người lao động

- Tổ chức thực hiện việc chi trả lương và trợ cấp cho các đối tượng hưởng BHXH đảm bảo an toàn, đầy đủ, đúng hạn.

Chính phủ

BỘ LĐTB VÀ XH BHXHVN

Trang 25

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chi trả BHXH của đơn vị cơ sở, thu hồi các khoản chi sai chế độ và báo cáo cơ quan BHXH cấp trên.

- Theo dõi di biến động các đối tượng được hưởng BHXH theo từng tháng.- Lưu trữ hồ sơ các đối tượng được hưởng BHXH theo phân cấp của thành phố.

- Lập báo cáo quyết toán quý, năm về thu, chi BHXH, chi quản lý bộ máy gửi BHXH tỉnh, thành phố.

- Phối hợp với bộ phận thu và bộ phận chế độ để tiếp nhận hồ sơ chi 3 chế độ(ốm đau, thai sản và nghỉ dưỡng sức) Thông qua đơn vị sử dụng lao động để chi trả cho người được hưởng Nộp kịp thời tiền thu BHXH vào tài khoản của BHXH tỉnh.

- Thực hiện chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu tàI chính, chế độ kế toán của đơn vị theo quy định của nhà nước và cơ quan BHXH cấp trên Thực hiện nghiêm túc chế độ giao nhận và quản lý tiền mặt theo quy định của bộ tài chính.

- Theo dõi lưu trữ chứng từ sổ sách kế toán theo quy định của bộ tài chính quản lý tài sản của cơ quan và thực hiện một số nhiệm vụ khác do giám đốc giao.

b Bộ phận quản lý thu(Do ông Ngô Phúc Đường, phó giám đốc phụ trách)

Bộ phận này có chức năng:

- Hướng dẫn đơnvị sử dụng lao động lập danh sách lao động, tiền lương đăng ký nộp BHXH Tổ chức phối hợp tốt với các ngành, các cấp địa phương để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền BHXH theo điều lệ BHXH và các văn bản hướng dẫn của các bộ, các ngành và cơ quan BHXH cấp trên.

- Tổ chức xét duyệt hồ sơ theo phân cấp của BHXH tỉnh và đề nghị BHXH tỉnh xét cấp sổ BHXH cho ngươì lao độngtham gia BHXH Quản lý danh sách lao động, tiền lương, theo dõi sự biến động tăng giảm Hàng quý tiến hành đối

Trang 26

chiếu công nợ với đơn vị, xác nhận kịp thời trên sổ BHXH khi có thay đổi chức danh, địa điểm và mức đóng BHXH.

- Định kỳ hàng quý tổng hợp tình hình thực hiện của các đơn vị báo cáo giám đốc và trình BHXH tỉnh xét duyệt Phối hợp với bộ phận chế độ để xét hưởng 3 chế độ(ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức).

- Tuyên truyền chủ trương chính sách BHXH cho các đơn vị và người lao động, đôn đốc thu nộp, kiểm tra việc thực hiện trích nộp ở các đơn vị và thực hiện một số nhiệm vụ khác do giám đốc giao

c Bộ phận quản lý chế độ ( do bà Bùi Thi Kim Oanh phụ trách)

Bộ phận này có nhiệm vụ:

- Quản lý hồ sơ đối tượng hưởng BHXH dài hạn trên địa bàn, tiếp nhận hồ sơ do BHXH tỉnh chuyển về Theo dõi biến động tăng giảm của từng loại đối tượng tham gia, thông báo cho đối tượng và bộ phận kế hoạch tài chính để cắt giảm kịp thời đối tượng chết và hết hạn hưởng.

- Cung cấp hồ sơ cho bộ phận kế hoạch tài chính để tăng, giảm mức hưởng của đối tượng khi có quyết định của BHXH tỉnh.

- Tổng hợp các kiến nghị, đề xuất những bất hợp lý về mức hưởng của đối tượng, hướng dẫn đối tượng và ban chi trả phường, xã lập hồ sơ tuất trình cấp trên xét duyệt giải quyết.

- Xét duyệt 3 chế độ ốm đau, thai sản và nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ cho các đối tượng ở các đơn vị Tổng hợp cung cấp hồ sơ cho bộ phận kế hoạch tài chính chuyển tiền cho đơn vị để chi trả cho đối tượng được hưởng, kiểm tra việc thực hiện chi trả ở các đơn vị.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do giám đốc giao.

BHXH thành phố Vinh do giám đốc , ông Nguyễn Quang Quyết quản lý điều hành, giúp việc giám đốc có Phó giám đốc phụ trách quản lý thu và trưởng các bộ phận Phó giám đốc được giám đốc phân công chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân công từ khâu tổ chức thực hiện đến việc giám sat kiểm tra.

Trang 27

Sơ đồ 4: Tổ chức bộ máy hoạt động của BHXH TP Vinh

III Tình hình công tác quản lý thu BHXH của BHXH thành phố Vinh giai đoạn 1995-2002.

Ngày 16/02/1995 Chính phủ ra Nghị định số 19/CP thành lập tổ chức BHXH Việt Nam, trên cơ sở tách bộ phận làm công tác BHXH của 2 ngành LĐTB&XH và liên đoàn lao động thành một tổ chức mới Theo quy định, BHXH Việt Nam có 3 cấp: TW; tỉnh, thành phố; quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh Nhưng mãi đến tháng 7/1995 BHXH thành phố Vinh mới có quyết định được thành lập và chính thức di vào hoạt động từ tháng 10/1995, tức là cơ quan chỉ thực hiện nghiệp vụ thu BHXH từ tháng 10/1995.

Chỉ sau một thời gian ngắn kể từ khi BHXH thành phố Vinh được thành lập, cơ quan BHXH đã thực sự tiến hành nghiệp vụ thu BHXH một cách nghiêm túc Công tác này trước đây do sở tài chính và Cục thuế thực hiện, việc thu BHXh phải căn cứ vào danh sách lao động, tổng quỹ lương, mức lương của từng người lao động nên bước đầu thực hiện cơ quan gặp rất nhiều khó khăn Do vậy, để thực hiện được một cách đầy đủ công tác thu BHXH thì nhất thiết phải làm từ công đoạn đầu tiên là thiết lập danh sách lao động của các đơn vị, cùng với tổng quỹ lương hàng tháng của người lao động.

Theo điều lệ BHXH quy định thì việc đóng BHXH phải được theo dõi, ghi chép kết quả của từng đơn vị, từng người lao động Theo đó, chủ sử dụng lao động đóng 15% quỹ tiền lương của đơn vị và người lao động đóng 5% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH Những năm qua và năm 2002 với các hình thức, biện pháp được tổ chức triển khai nhằm hoàn thành chỉ tiêu thu BHXH tại BHXH thành phố Vinh là:

- Rà soát nắm lại số cơ sở đóng trên địa bàn từng phường thuộc thành phố quản lý.

- Phân công cán bộ chuyên quản quản lý từng khu vực nhất định về các đơn vị trên địa bàn nhằm đôn đốc và nắm tình hình thực hiện việc trích đóng BHXH theo luật định.

Giám đốc

Phó Giám đốc

Kế hoạch tài chính QL chế độ QL thu

Trang 28

- BHXH thành phố đã tổ chức lại thành 4 nhóm, mỗi nhóm từ 2 đến 3 cán bộ viên chức, đến từng cơ sở để đối chiếu danh sách từng người lao động với bậc lương hiện hưởng, đối chiếu với phần đã đóng, số còn nợ đọng từ những năm trước đều được chuyển sang năm 2002 và được đôn đốc nhắc nhở bằng công văn hoặc trực tiếp làm việc với lãnh đạo để có biện pháp thực hiện nghĩa vụ trích đóng quỹ BHXH làm cơ sở thực hiện giải quyết quyền lợi của người lao động.

- Vào sổ cập nhật theo dõi đối chiếu việc thực hiện trích đóng BHXH của từng đơn vị kịp thời.

- Có kế hoạch phối hợp với các ngành tổ chức kiểm tra việc thực hiện điều lệ BHXH theo chỉ thị 15 của Bộ tài chính về tăng cường công tác lãnh đạo thực hiện các chính sách BHXH với người lao động.

- Triển khai tổ chức vận động các doanh nghiệp tư nhân thực hiện đăng ký đóng BHXH cho người lao động, hướng dẫn cơ sở tổ chức thực hiện tốt các quyền lợi cho người lao động theo luật định và điều lệ BHXH quy định.

Cụ thể BHXH thành phố Vinh đã tổ chức quá trình thu BHXH thành 4 bước:

1.Quá trình thực hiện nghiệp vụ quản lý thu ở BHXH thành phố Vinh Bước 1: Nắm đối tượng

Bước này BHXH thành phố Vinh cần xác định đối tượng phảI nộp BHXH.- Có 2 loai đối tượng phải nộp BHXH là:

+ Người sử dụng lao động+ Người lao động

- Phương pháp nắm đối tượng:

Có 2 phương pháp năm đối tượng là phương pháp chủ động và phương pháp thụ động

+ Phương pháp chủ động: là dựa vào luật lệ, các tiêu chuẩn của đơn vị sử dụng lao động và người lao động phải tham gia bắt buộc Tổ chức điều tra nắm tình hình, biết trước về đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc, chủ động mời họ tới đăng ký nộp BHXH Nếu họ không tới thì tìm cách tác động để họ thực hiện nghĩa vụ nộp BHXH cho người lao động.

+ Phương pháp thụ động là chờ người lao động đến đăng ký nộp BHXH Nắm số đối tượng và số người tham gia BHXH chỉ khi họ tự đến đăng ký nộp BHXH.

Muốn chủ động nắm đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc ta có thể thu thập thông tin qua các cơ quan sau:

Trang 29

- Sở kế hoạch đầu tư và các sở chủ quản nơi cấp giấy phép thành lập các đơn vị, doanh nghiệp.

- Chi cục thuế tỉnh nơi cấp giấy phép kinh doanh, đăng ký nộp thuế.

- Cấp uỷ, UBND tỉnh, thành phố, huyện nơi quản lý hành chính tại địa phương.

- Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố.

- Bưu điên: hầu hết các đơn vị hiện nay muốn hoạt động đều phải có điện thoại.

Bước 2: Lập kế hoạch thu

Hiện nay, kế hoạch thu BHXH được lập theo 2 bước:+ Bước 1: Lập và giao sổ kiểm tra.

+ Bước 2: Điều chỉnh kế hoạch và giao chính thức Muốn lập được kế hoạch phải nắm được:

- Số lao động tham gia BHXH

- Mức lương của từng người lao động và mức lương bình quân của đơn vị- Mức thu từng đối tượng

- Tỷ lệ tăng lương tự nhiên

- Khả năng tăng giảm lao động và thu hồi nợ BHXH

Bước 3: Triển khai thực hiện kế hoạch thu BHXH.

b Thời điểm thu tiền:

- Đối với các doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp: phải nộp hàng tháng vaơ kỳ phát lương cuối cùng trong tháng.

- Đối với người Việt Nam làm việc tại nước ngoài: Đóng BHXH 6 tháng 1 lần.

c Chuyển tiền thu BHXH lên cấp trên:

- Mỗi tháng chuyển 3 lần vào các ngày 10, 20 và cuối tháng.

Trang 30

- Định kỳ 15 ngày 1 lần BHXH Việt Nam phảI chuyển toàn bộ số tiền BHXH đã thu vào tài khoản tiền gưỉ quỹ BHXH mở tại hệ thống kho bạc nhà nước.

e Báo cáo kết quả thu nộp:

- Lập báo cáo kết quả thu nộp BHXH theo biểu mẫu nộp cho BHXH tỉnh vào các ngày 12, 22 và ngày 2 của tháng liền kề.

Bước 4: Xác nhận số đã thu(nộp) đối với người lao động:

Căn cứ số tiền đã thu BHXH của từng đơn vị sử dụng lao động sau khi đã đối chiếu, tiến hành:

- Ghi sổ BHXH cho từng người lao động khi có biến động về tiền lương, phụ cấp và giải quyết chế độ(với người đã có sổ BHXH).

- Ghi giấy xác nhận đã nộp BHXH cho người lao động chưa có sổ BHXH khi họ di chuyển đi làm việc ở nơi khác.

Để đánh giá đúng thực trạng công tác thu ở BHXH thành phố Vinh, chuyên đề tập trung phân tích trên các nội dung sau:

- Quản lý đối tượng tham gia- Quản lý quỹ lương trích nộp- Quản lý nguồn thu BHXH

2 Quản lý đối tượng tham gia

2.1 Đối tượng phải nộp BHXH

a Người sử dụng lao động

- Doanh nghiệp quốc doanh phải đóng 15% tổng quỹ lương của đơn vị.

- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh sử dụng trên 10 lao động: Phải đóng 15% tổng quỹ lương của người tham gia.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp: Phải đóng 15% tổng quỹ lương của người tham gia.

- Các tổ chức kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan đảng, đoàn thể: Phải đóng 15% tổng quỹ lương của người tham gia.

Trang 31

- Các đơn vị sự nghiệp gán thu bù chi, đơn vị sự nghiệp hưởng nguồn thu bằng viện trợ nước ngoài để trả lương cho công nhân viên chức trong đơn vị: Phải đóng 15% tổng quỹ lương của người tham gia.

- Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan đảng, đoàn thể, hội quần chúng , dân cử từ TW đến cấp huyện phải đóng 15% tổng quỹ lương của người tham gia.

- Các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức Quốc tế đặt tại Việt Nam phải đóng 15% tổng quỹ lương của người tham gia BHXH.

- UBND xã, phường phải đóng 10% tổng quỹ sinh hoạt phí của người tham gia BHXH.

b Người lao động: Người làm việc tại:

- Doanh nghiệp quốc doanh phải đóng 5% tiền lương tháng.

- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên đóng 5% tiền lương tháng.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp đóng 5% tiền lương tháng

- Các tổ chức kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp (gọi là đơn vị có thu ) phải đóng 5% tiền lương tháng.

- Các cơ quan hành chính sự nghiệp (quản lý nhà nước, cơ quan Đảng, đoàn thể, hội quần chúng, dân cử đến cấp huyện ) phải đóng 5% tiền lương tháng.

- Cán bộ chủ chốt ở xã, phường phải đóng 5% mức sinh hoạt phí hàng tháng.

- Người Việt nam lao động ở nước ngoài phải đóng 15 % mức tiền lương đã đóng BHXH trước khi ra nươcs ngoài làm việc đối với người lao động đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc ở trong nước Còn đối với đối tượng lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc ở trong nước phải đóng 15% của 2 lần mức tiền lương tối thiểu.

2.2Kết quả đạt được

Quản lý đối tượng tham gia BHXH là một vấn đề quan trọng của nghiệp vụ thu BHXH Đây là cơ sở hình thành nguồn thu cũng là thể hiện vai trò của BHXH trong việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động Như đã biết, BHXH là hoạt động dựa trên nguyên tắc “số đông bù số ít” và mục tiêu của nhà nước là BHXH mở rộngđối với mọi người dân do đó: càng mở rộng dược diện đối tượng tham gia càng tốt Qua theo dõi đối tượng tham gia BHXH tại thành phố Vinh như sau:

Trang 32

Lao động nhìn chung là tăng đều qua các năm ngoại trừ năm 1997 và 2002 giảm và năm 2001 tăng mạnh hơn.

Nguyên nhân: Năm 1997 thành phố đã bàn giao về tỉnh quản lý 63 đơn vị với tổng số lao động là 12.808 người và đến năm 2002 thành phố lại bàn giao thêm một số đơn vị thuộc khối xây dựng có quy mô lớn cho tỉnh quản lý nên số lao động tham gia trong 2 năm này có giảm đị.

Còn lại, nhìn chung lao động tham gia BHXH hàng năm đều tăng là điều đáng mừng.

+ Đối với khối doanh nghiệp Nhà nước: Khối này luôn chiếm đa số trong

tổng số lao động tham gia ở BHXH thành phố Vinh Lao động tham gia thuộc khối này thường chiếm hơn 50% tổng số lao động tham gia trên địa bàn Tuy nhiên, tỷ trọng người tham gia của khối trong tổng thể lại có xu hướng giảm qua các năm Cụ thể: năm 1996 số tham gia là 27.228 người chiếm 74,5% so với tổng toàn bộ nhưng đên năm 1997 số tham gia còn lại là 15.296 người chiềm 61,7% mặc dù trong số đó có một lực lượng lớn người tham gia được chuyển về cho BHXH tỉnh quản lý đến năm 1998 số lao động tham gia còn lại là 15.060 người chiếm 59,9% so với tổng thể Đến năm 1999 số người tham gia giảm mạnh xuống còn 14.859 người, chiếm 58% Đến năm 2002 số tham gia của khối này chỉ còn là 13.404 người chiếm 48.6%.

Qua số liệu theo dõi và báo cáo thu được từ cơ quan BHXH, đối tượng tham gia của khối này có xu hướng giảm vì một số nguyên nhân như: ban đầu chủ yếu là tồn tại các doanh nghiệp thuộc doanh nghiệp nhà nước, do tư duy lạc hậu, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, các doanh nghiệp thuộc khối này không chịu vận động, tìm tòi hướng sản xuất kinh doanh nên hoạt động kinh doanh trở nên đình trệ, thua lỗ kém hiệu quả Được sự chỉ đạo và khuyến khích từ phía nhà nước, các doanh nghiệp thuộc khối này tiến hành cổ phần hoá đổi mới hoạt động vì vậy số doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn có xu hướng giảm và tăng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh Một số doanh nghiệp do thua lỗ kéo dài nên buộc phải giải thể Số còn lại tuy điều kiện sản xuất còn nhỏ hẹp, máy móc còn lạc hậu nhưng cũng cố gắng tham gia BHXH và nhờ đó mà kết quả tham gia của người lao động trong khối đã tăng lên ở năm 2001 là 16.214 người chiếm 58% so với tổng thể Tuy nhiên số lao động tham gia năm 2002 của khối lại giảm đi do Thành phố chuyển một số doanh nghiệp thuộc khối cho tỉnh quản lý.

+ Đối với khối HCSN, Đảng, đoàn thể và phường xã: Khối này có số đối tượng tham gia tương đối ổn định, mặc dù cố giảm ở một số năm: 1997, 2001 và 2002 do chuyển đối tượng tham gia cho BHXH tỉnh quản lý Còn lại, số lao

Trang 33

tham gia BHXH do được UBND thành phố giao cho cân đối thu chi, thiếu tỉnh cấp bù Qua số liệu ta thấy khối này có đối tượng tham gia cao thứ 2 trong tổng thể.

+ Đối với khối sự nghiệp có thu: Khối này cũng có vị trí khá quan trọng trong nguồn thu Đối tượng tham gia thuộc khối này cũng có xu hướng tăng do lực lượng lao động được thu hút vào ngành này hàng năm tương đối lớn và khả năng về mặt tài chính của khối cũng khá ổn định do đó đối tượng tham gia của khối cũng có xu hướng tăng.

+ Đối với khối ngoài quốc doanh: Đây là khối có nhiều chuyển biến và chuyển biến mạnh nhất so với tổng thể tuy rằng tỷ trọng của nó trong tổng thể là thấp nhất Qua số liệu ta thấy: 2 năm 1996, 1997 chưa có lao động của khối này tham gia, năm 1998 bắt đầu tham gia với 140 lao động chiếm 0.6% nhưng đến năm 2002 thì số tham gia là 4.279 chiếm 15,5% tổng thể.

So với 4 khối thì tốc đọ tăng của khối này là cao nhất thể hiện nguồn lực có thể khai thác đối với khối này.

Bảng1: Đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn TP Vinh qua các năm

HCSNĐảng- Đoàn

ĐVSNcó thu

DN ngoài Quốc doanh

1996 27.228

1997 15.296

1998 15.560

59,9 7.527 29,9 2.248 8,9 140 0,6 25.134

1999 14.859

58,0 7.616 29,7 2.312 9,0 821 3,2 25.608

2000 14.657

56,0 7.704 29,5 2.373 9,1 1.396 5,3 26.130

2001 16.214

58,0 7.666 27,6 2.300 8,3 1.558 5,6 27.738

Trang 34

2002 13.404

48,6 7.538 27,4 2.339 8,5 4.279 15,5 27.560

(Nguồn: Báo cáo thu các năm của BHXH thành phố Vinh)

Trang 35

Bảng 2: Tăng giảm đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn thành phố Vinh

Năm Đối tượng tham gia(người)

Mức tăng liên hoàn

Tốc độ tăng liên hoàn( %)

(Nguồn: Báo cáo thu các năm của BHXH thành phố Vinh)

Trên đây ta mới chỉ xem xét đến đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn TP Vinh và tiếp theo chúng ta sẽ theo dõi quỹ lương trích nộp trên địa bàn thành phố.

3 Quản lý quỹ lương trích nộp BHXH

3.1 Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH và cách xác định tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng

Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là lương cấp bậc, chức vụ, hợp đồng và các khoản phụ cấp: chức vụ, đắt đỏ, thâm niên, tái cử, bảo lưu(nếu có) của từng người Các khoản phu cấp ngoài quy định trên không thuộc diện phải đóng BHXH và cũng không được đóng để tính vào tiền lương hưởng BHXH.

Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả thấp, tiền lương tháng trả cho người lao động không đủ mức lương cấp bậc, chức vụ của từng người để dăng ký đóng BHXH theo mức tiền lương đơn vị thực trả cho người lao động nhưng mức lương đóng cho từng người không được tháp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định Mức lương tối thiểu theo thông tư 06 hướng dẫn thực hiện nghị định 25/CP, 26/CP từ ngày 01/04/1993 đến 30/12/1996 là 120.000đ/tháng và mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định 06/CP ngày 21/1/1997 và nghị định 28/CP ngày 28/3/1997 là 144.000đ/tháng Nghị định 175/CP ngày 15/12/1999 là 180.000đ/ tháng đến nghị định 77/2000/NĐ-CP

Ngày đăng: 08/11/2012, 09:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình kinh tế bảo hiểm ĐHKTQD Khác
4. Điều lệ hoạt động của BHXH Việt Nam Khác
5. Các văn bản luật của một số loại hình bảo hiểm Khác
6. Tạp chí bảo hiểm xã hội Việt Nam Khác
7. Một số tài liệu khác Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 4: Tổ chức bộ máy hoạt động của BHXH TP Vinh - Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành phố Vinh
Sơ đồ 4 Tổ chức bộ máy hoạt động của BHXH TP Vinh (Trang 27)
Bảng1: Đối tượng tham gia BHXH trờn địa bàn TP Vinh qua cỏc năm - Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành phố Vinh
Bảng 1 Đối tượng tham gia BHXH trờn địa bàn TP Vinh qua cỏc năm (Trang 33)
Bảng 2: Tăng giảm đối tượng tham gia BHXH trờn địa bàn thành phố Vinh - Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành phố Vinh
Bảng 2 Tăng giảm đối tượng tham gia BHXH trờn địa bàn thành phố Vinh (Trang 35)
Bảng 3: Tổng quỹ lương trớch nộp của cỏc đơnvị trờn địa bàn - Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành phố Vinh
Bảng 3 Tổng quỹ lương trớch nộp của cỏc đơnvị trờn địa bàn (Trang 37)
Bảng 4: Thực hiện kế hoạch thu BHXH - Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành phố Vinh
Bảng 4 Thực hiện kế hoạch thu BHXH (Trang 39)
Bảng 4: Thực hiện kế hoạch thu BHXH - Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành phố Vinh
Bảng 4 Thực hiện kế hoạch thu BHXH (Trang 39)
Bảng5: Tỡnh hỡnh nợ đọng phớ BHXH của cỏc khối - Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành phố Vinh
Bảng 5 Tỡnh hỡnh nợ đọng phớ BHXH của cỏc khối (Trang 40)
Bảng 6: Biến động nguồn nợ phớ - Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành phố Vinh
Bảng 6 Biến động nguồn nợ phớ (Trang 40)
Bảng 6: Biến động nguồn nợ phí - Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành phố Vinh
Bảng 6 Biến động nguồn nợ phí (Trang 40)
Bảng 8: Mức trợ cấp hàng thỏng - Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành phố Vinh
Bảng 8 Mức trợ cấp hàng thỏng (Trang 47)
Bảng 8:    Mức trợ cấp hàng tháng - Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành phố Vinh
Bảng 8 Mức trợ cấp hàng tháng (Trang 47)
Bảng 9: Nguồn chi trợ cấp - Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành phố Vinh
Bảng 9 Nguồn chi trợ cấp (Trang 50)
Bảng 9: Nguồn chi trợ cấp - Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành phố Vinh
Bảng 9 Nguồn chi trợ cấp (Trang 50)
Bảng 10: Chi trả ngắn hạn - Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành phố Vinh
Bảng 10 Chi trả ngắn hạn (Trang 51)
Bảng 11: Chi trả dài hạn - Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành phố Vinh
Bảng 11 Chi trả dài hạn (Trang 51)
Bảng 11: Chi trả dài hạn - Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành phố Vinh
Bảng 11 Chi trả dài hạn (Trang 51)
Bảng 12: Mức hưởng BHXH theo cụng ước 102 - Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành phố Vinh
Bảng 12 Mức hưởng BHXH theo cụng ước 102 (Trang 52)
Bảng 12: Mức hưởng BHXH theo công ước 102 - Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành phố Vinh
Bảng 12 Mức hưởng BHXH theo công ước 102 (Trang 52)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w