Tổng hợp 10 Khóa luận tốt nghiệp ngành Công tác xã hội

Công tác xã hội (social work) là hoạt động mang tính chuyên môn, được thực hiện theo các nguyên tắc và phương pháp riêng nhằm hỗ trợ các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội và cộng đồng dân cư trong việc giải quyết các vấn đề của họ. Bài viết tổng hợp 10 bài khóa luận tốt nghiệp ngành công tác xã hội.

Nội dung chính

I. TOP đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành Công tác xã hội được đánh giá cao 

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành công tác xã hội của sinh viên một số trường Tp HCM

Ngành Công tác xã hội mới chỉ ở bước đầu hình thành, chưa được phát triển theo đúng ý nghĩa của nó trên các khía cạnh khác nhau. Chỉ trong vòng mười năm trở lại đây ngành CTXH mới thực sự được quan tâm và đầu tư phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam 

Khóa luận tốt nghiệp ngành công tác xã hội này được đánh giá có giá trị thực tiễn trọng việc định hướng nghề nghiệp, cũng như xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành cho học sinh sinh viên. từ đó quá trình hướng nghiệp cho học sinh sinh viên mới trở nên dễ dàng hơn. 

Download tài liệu

2. Tiến trình CTXH cá nhân trong việc hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau sinh đang nuôi con từ 0 đến 3 tuổi

Khóa luận tốt nghiệp ngành công tác xã hội này có 3 phần nghiên cứu chính sau: 

– Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

– Thực trạng hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau sinh đang nuôi con từ 0 – 3 tuổi 

– Tiến trình công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau sinh

Đây là bộ tài liệu mang tính chất thực tiễn cao, phân tích các vấn đề từ tổng thể đến chi tiết một cách chính xác

Download tài liệu

3. Thực trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành CTXH

Mỗi năm, có hàng ngàn sinh viên ngành Công tác xã hội tốt nghiệp ra trường. Một số trong số đó đã tìm được những công việc phù hợp với chuyên ngành mình được đào tạo. Tuy nhiên, cũng có không ít những sinh viên sau khi tốt nghiệp còn phải làm những công việc không đúng với chuyên ngành của mình

Chính vì vậy, khóa luận tốt nghiệp ngành công tác xã hội này sẽ nhằm góp phần chỉ ra những thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xã hội, cũng như những yếu tố tác động đến vấn đề việc làm của sinh viên tốt nghiệp. 

Download tài liệu

4. Phát triển đội ngũ giảng viên ngành Công tác xã hội trong các trường ĐH ở VN giai đoạn hiện nay

Mục đích của khóa luận tốt nghiệp ngành công tác xã hội: 

 – Tổng quan các nghiên cứu có liên quan về phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH ở các trƣờng đại học. Xác lập cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH trong các trường đại học.

– Khảo sát và đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH trong các trường đại học ở Việt Nam trong thời gian qua

– Đề xuất những giải pháp để phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH ở các trường đại học. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp, thử nghiệm giải pháp để chứng minh tính khả thi của giải pháp đã đề xuất.

Download tài liệu

5. Luận văn thạc sĩ ngành công tác xã hội: Mô hình từ các trường đại học tại Mỹ 

Trong khóa luận tốt nghiệp ngành công tác xã hội này, tác giả mong muốn góp phần tháo gỡ các vấn đề về mô hình luận văn thạc sĩ ngành CTXH. Bài viết gồm 3 phần: 

– Luận văn hay không luận văn 

– Mô hình luận văn và đồ án tốt nghiệp: nội dung, cấu trúc và đánh giá

– Ứng dụng vào chương trình thạc sĩ tại Việt Nam

Download tài liệu

6. CTXH với phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển kinh tế gia đình

Công tác xã hội với phụ nữ dân tộc thiểu số là lĩnh vực khoa học còn khá mới, nghề công tác xã hội đang được chú ý và coi trọng trong vấn đề giúp đỡ các đối tượng yếu thế gặp khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là về giáo dục và y tế. Khóa luận tốt nghiệp ngành công tác xã hội này được viết với mong muốn tìm hiểu thực trạng việc hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với phụ nữ dân tộc thiểu số. Từ đó tìm ra những nguyên nhân, yếu tố tích cực và tiêu cực tác động đến phụ nữ dân tộc thiểu số. Nhằm đưa ra các khuyến nghị, giải pháp công tác xã hội để hỗ trợ về giáo dụ và y tế.

Download tài liệu

7. Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật sống tại cộng đồng

Việc chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật sống ở cộng đồng là việc làm cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của trẻ khuyết tật và những lợi ích của nghiên cứu mang lại nên tác giả quyết định chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành công tác xã hội: Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật sống tại cộng đồng với trường hợp điển hình tại xã Tân An, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang

Download tài liệu

8. Hoạt động kiểm huấn của nhân viên xã hội đối với sinh viên ngành CTXH, tại cơ các cơ sở trên địa bàn Hà Nội

Việc đào tạo và xây dựng đội ngũ kiểm huấn viên cũng như mạng lưới cơ sở xã hội hợp tác với nhà trường trong việc tổ chức và sắp xếp thực tập cho sinh viên là điều quan trọng và cần thiết không thể thiếu được. 

Khóa luận tốt nghiệp này phân tích tình hình hiện tại và đưa ra các giải pháp giải quyết những khó khăn mà hoạt động kiểm huấn gặp phải. 

Download tài liệu

9. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp gia đình có trẻ tự kỷ tiếp cận với các nguồn lực xã hội

Nếu như gia đình có trẻ tự kỷ chưa tiếp cận được với các nguồn lực xã hội dẫn đến việc chưa đảm bảo được một cách trọn vẹn quyền lợi cho trẻ em tự kỷ thì đó là một điều vô cùng thiếu sót. Chính vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp gia đình có trẻ tự kỷ tiếp cận với các nguồn lực xã hội để đi sâu tìm hiểu nhằm đưa ra các phương hướng giải quyết tình trạng này. 

Download tài liệu

10. Báo cáo tốt nghiệp ngành công tác xã hội: Phòng chống tệ nạn xã hội tại Hải Phòng

Khóa luận tốt nghiệp ngành công tác xã hội này phân tích những tổn thương tâm lý và tổn thương về sức khoẻ mà tệ nạn xã hội mang lại đối với người dân tại Hải Phòng. 

Download tài liệu

II. Phân biệt công tác xã hội với công tác từ thiện, cứu trợ xã hội, bảo đảm xã hội

1. Phân biệt công tác xã hội với công tác từ thiện

Công tác xã hội với công tác từ thiện là hai hoạt động về mặt hình thức cùng có những điểm giống nhau, đó là xuất phát từ lòng nhân đạo, lòng thương người và cùng giúp những người trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, giữa chúng lại có những khác nhau về căn bản do xuất phát từ những mục đích, cách tiếp cận cũng như phương pháp làm việc khác nhau. 

Về động cơ

Nếu như công tác từ thiện, động cơ của họ khi làm có thể xuất phát từ cá nhân, từ nhu cầu tâm lý muốn tự khẳng định, bù đắp, muốn tạo uy tín, cũng có thể là mang một màu sắc tôn giáo nào đó như làm phúc, để đức cho con cháu hoặc cũng có thể là muốn che giấu một điều gì đó,…thì ở Công tác xã hội, động cơ của nó khác hẳn, với quan niệm cho rằng, đây là một nghề phi lợi nhuận, con người và quyền của con người được đặt lên hàng đầu, cho dù họ là ai về địa vị, kinh tế hay tôn giáo,…thì chính họ và lợi ích của họ cũng sẽ được quan tâm như nhau.

Về mục đích 

Do xuất phát từ động cơ cho rằng đối tượng và lợi ích của con người chính là mối quan tâm hàng đầu, không có sự phân biệt cho nên trong công tác xã hội, mục đích chính là giúp đối tượng có vấn nạn phát huy tiềm năng của chính mình để vươn lên. Ở đây, vấn nạn của đối tượng sẽ được giải quyết tận gốc và toàn diện.

Trong khi đó hoạt động của công tác từ thiện chỉ mang tính chất nhất thời, cần làm ngay nhằm giúp đối tượng thoát ra khỏi hoàn cảnh khó khăn như hiện tại như: sự phân phối viện trợ của một cá nhân hay tổ chức nào đó cho những cá nhân, gia đình, cộng đồng hiện đang bị lũ lụt thiên tai, hoả hoạn,… Vậy nên công tác từ thiện không thể đáp ứng được nhu cầu của đối tượng. 

Về phương pháp

 Do công tác xã hội là một ngành khoa học ứng dụng nên nhân viên công tác xã hội – những người tham gia trực tiếp giúp đỡ đối tượng phải là những người được trang bị các kiến thức về chính sách xã hội, an sinh xã hội, lý thuyết về hành vi con người và môi trường, các kỹ năng trợ giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng, thái độ đạo đức nghề nghiệp,… cũng như những phương pháp can thiệp.

Sau đó sử dụng những phương pháp này (đã được học từ trường lớp và từ thực tiễn) để giúp đỡ đối tượng, trong khi ở công tác từ thiện chỉ là những hoạt động  phân bổ mang tính chu kì. 

Về mối quan hệ

Với quan điểm nghề nghiệp của ngành là những quan điểm vì con người, vì mục đích cho sự an sinh của con người và những biện pháp đi đến mục đích đó mà trong quan hệ với đối tượng, mối quan hệ của người nhân viên xã hội với đối tượng trong công tác Xã hội là mối quan hệ bình đẳng, mật thiết và tôn trọng. Ở đây nhân viên xã hội tìm hiểu nhu cầu của đối tượng, dùng những kiến thức, kĩ năng của mình phát huy tiềm năng của đối tượng và làm cùng họ.

Tôn trọng và khuyến khích đối tượng chủ động  tham cũng như tự quyết lấy vấn đề của chính mình. Trong khi đó ở hoạt động từ thiện, mối quan hệ này khác hẳn, nó là mối quan hệ nhất thời từ trên xuống, thậm có khi mang tính ban ơn. Ở đây người giúp đỡ chủ động quyết định, áp đặt có khi làm thay cho đối tượng còn đối tượng thụ động ngồi chờ.

Về kết quả

Xuất phát từ động cơ, mục đích, phương pháp và mối quan hệ khác nhau mà kết quả của hai hoạt động này khác hẳn nhau. Trong khi ở hoạt động công tác xã hội do xuất phát từ nhu cầu của đối tượng, thấu hiểu được những nguồn lực của chính họ và những rủi ro hay nguy cơ có thể xảy ra mà nhân viên Công tác xã hội có thể giúp đỡ một cách tốt nhất, vì thế vấn đề cốt lõi của đối tượng được giải quyết.

Đối tượng từ đó có thể tự đứng vững trên đôi chân của mình sau khi được giúp đỡ. Trong khi đó ở hoạt động từ thiện, việc giúp đỡ này chỉ mang tính chất xoa dịu nhất thời, nhu cầu chính vẫn chưa được giải quyết được, thậm chí đối tượng còn mang tính ỷ lại, chờ đợi. 

2. Phân biệt công tác xã hội với cứu trợ xã hội

Nếu như công tác xã hội là một nghề, một dịch vụ xã hội cung ứng cho cá nhân, gia đình cá nhân ấy, cho một nhóm người, một cộng đồng khi gặp khó khăn mà tự họ không tìm ra lối giải quyết thì cứu trợ xã hội là sự giúp đỡ của nhà nước, xã hội, cộng đồng thông qua các chính sách, chế độ, biện pháp và hình thức khác nhau cho các thành viên của xã hội khi họ gặp những khó khăn, rủi ro, bất hạnh trọng cuộc sống hoặc những nguyên nhân khác nhau dẫn đến mất một phần hoặc toàn bộ tài sản, thu nhập,…nhằm tạo điều kiện để họ có thể vượt qua khó khăn, đảm bảo cho cuộc sống, sinh hoạt, tự mình vươn lên hoà nhập trở lại với cộng đồng và xã hội.

Cứu trợ xã hội bao gồm: cứu tế xã hội và trợ giúp xã hội. 

Cứu tế xã hội: là cứu giúp cho các thành viên của xã hội khi họ gặp những rủi ro bất hạnh mà cuộc sống bị đe dọa nghiêm trọng. Nếu không có sự cứu tế thì những đối tượng gặp khó khăn và gia đình của họ có thể bị nguy hại đến cuộc sống, có thể dẫn đến cái chết. 

Trợ giúp xã hội: là sự hỗ trợ thêm bằng tiền, hiện vật hoặc các điều kiện vật chất tinh thần khác của cộng đồng xã hội cho các đối tượng khi gặp phải những khó khăn hoặc sa sút nào đó. Họ có thể vẫn cố gắng để tự lo liệu cuộc sống nhưng nếu không có sự giúp đỡ thì cuộc sống của họ khó khăn hơn và dễ rơi vào tình cảnh bần cùng. 

Mong rằng với những thông tin mà 123doc vừa chia sẻ, bạn đọc đã hiểu rõ hơn và có thêm gợi ý để hoàn thiện tốt khóa luận tốt nghiệp ngành công tác xã hội của mình.