1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Ngành Công tác xã hội Tiến trình công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau sinh đang nuôi con từ 0 đến 3 tuổi

113 41 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 726,5 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNĐể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Tiến trình công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau sinh đang nuôi con từ 0 đến 3 tuổ

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Tiến trình công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau sinh đang nuôi con từ 0 đến 3 tuổi tại xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh”, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ủy ban nhân dân xã Quảng

Lợi, các ban ngành đoàn thể, Hội Liên Hiệp phụ nữ xã, Ban Dân số vàKHHGĐ, bác sĩ, y tá tại trạm y tế xã Quảng Lợi cùng người dân tại địaphương, đặc biệt là gia đình và những người phụ nữ sau sinh đang nuôi con từ

0 đến 3 tuổi đã tạo điều kiện giúp đỡ em tiến hành các khảo sát cho đề tàinghiên cứu Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến Giảngviên – Thạc sĩ ……… đã tận tình truyền dạy kiếnthức, quan tâm chỉ bảo và cung cấp những thông tin quý giá trong suốt thờigian hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này

Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn, dù đã cố gắng nhưng dokiến thức và kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều, cũng như do hạn chế về khảnăng soạn thảo, khả năng trình bày, viết bài nên bài khóa luận không tránhkhỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định Em rất mong nhận được sự đóng góp

ý kiến của các thầy, cô giáo và bạn bè quan tâm để bài khóa luận được hoànthiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng … năm ………

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 8

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 4

3 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 7

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 9

5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9

6 Câu hỏi nghiên cứu: 10

7 Giả thuyết nghiên cứu 11

8 Phương pháp nghiên cứu 11

B NỘI DUNG 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 16

1 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 16

1.1 Lý thuyết nhu cầu: 17

1.1.1 Nhu cầu sinh học 18

1.1.2 Nhu cầu được an toàn 19

1.1.3 Nhu cầu xã hội 19

Trang 4

1.1.4 Nhu cầu tự trọng 20

1.1.5 Nhu cầu tự khẳng định mình 20

1.2 Lý thuyết vai trò 21

2 Các khái niệm công cụ 23

2.1 Khái niệm công tác xã hội 23

2.2 Khái niệm công tác xã hội cá nhân 24

2.3 Khái niệm kiến thức 25

2.4.Kiến thức chăm sóc sức khỏe 25

2.5 Khái niệm Phụ nữ 26

2.6 Khái niệm Phụ nữ sau sinh 26

3 Một số văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề nghiên cứu 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỖ TRỢ KIẾN THỨC CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO PHỤ NỮ SAU SINH ĐANG NUÔI CON TỪ 0 ĐẾN 3 TUỔI TẠI XÃ QUẢNG LỢI, HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH 33

2.1 Tổng quan về cơ sở thực tập: xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh

33 2.1.1 Lịch sử hình thành 33

2.1.2 Mục đích của cơ sở( đơn vị) thực tập 34

Trang 5

2.1.3 Mô tả và đánh giá các mô hình dịch vụ mà cơ sở thực tập này đang thực hiện

35

2.2 Đặc điểm và nhu cầu hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe của phụ nữ sau sinh đang nuôi con từ 0 đến 3 tuổi tại xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh 37 2.2.1.Đặc điểm của nhóm phụ nữ sau sinh:……… … 40

2.2.2 Đặc điểm về nhu cầu hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ sau sinh đang nuôi con từ 0 đến 3 tuổi tại xã Quảng Lợi,

huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh: 43

2.3 Những chương trình, chính sách đã và đang được thực hiện hỗ trợ tại địaphương về chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sức khỏe phụ nữ sau sinh đang nuôicon từ 0 đến 3 tuổi:……… ……40

2.4 Những nhân tố tác động ảnh hưởng đến thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ sau sinh tại xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà, tỉnh

Quảng Ninh 49 2.2.4.1 Yếu tố chủ quan 49 2.2.4.2 Yếu tố khách quan 53

CHƯƠNG 3: TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG VIỆC HỖ TRỢ KIẾN THỨC CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO PHỤ NỮ SAU SINH TẠI XÃ QUẢNG LỢI, HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH 57

Trang 6

3.1 Tiến trình công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau sinh đang nuôi con từu 0 đến 3 tuổi tại xã

Quảng Lợi, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh 57

3.1.1 Tiếp cận và bước đầu xác định vấn đề của thân chủ 58

3.1.2 Tìm hiểu, phân tích những vấn đề của thân chủ 62

3.1.3 Phân tích nguyên nhân và xác định vấn đê ưu tiên 73

3.1.4 Lập kế hoạch giải quyết vấn đề cho những vấn đề theo thứ tự ưu tiên

80 3.1.5 Triển khai kế hoạch 84

3.1.6 Lượng giá 89

3.1.7 Kết thúc 90

3.2 Vai trò của nhân viên công tác xã hội 91

3.2.1 Vai trò là người kết nối 91

3.2.2 Vai trò là người tham vấn 92

3.2.3 Vai trò là nhà giáo dục 92

KẾT LUẬN……….87

KHUYẾN NGHỊ 96

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN CÁN BỘ PHỤ NỮ, DÂN SỐ, BÁC SĨ, Y TẾ 1

Trang 7

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN GIA ĐÌNH PHỤ NỮ SAU SINH ĐANG NUÔI CON TỪ 1 THÁNG TUỔI ĐẾN 3 TUỔI (Dành cho chồng) 3

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN GIA ĐÌNH PHỤ NỮ SAU SINH ĐANG NUÔI CON TỪ 1 THÁNG TUỔI ĐẾN 3 TUỔI (Dành cho mẹ chồng và mẹ đẻ) 6

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN PHỤ NỮ ĐANG NUÔI CON TỪ 2 THÁNG TUỔI ĐẾN 3 TUỔI 8

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN PHỤ NỮ SAU SINH TRONG 6 TUẦN ĐẦU 10

Trang 9

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trên Thế giới

Mỗi năm có khoảng 530.000 phụ nữ bị tử vong trong quá trình mang thai

và sinh nở, hơn 3 triệu trẻ sơ sinh chết non, hàng triệu trẻ sơ sinh tử vongtrong ngày đầu hoặc tuần đầu sau sinh, 640 triệu phụ nữ ốm yếu do liên quanđến thai nghén, 64 triệu phụ nữ gặp biến chứng khi sinh Theo Quỹ Nhi đồngLiên Hiệp Quốc ở các nước đang phát triển, nguy cơ tử vong do các biếnchứng liên quan đến thai nghén và sinh đẻ là 1/76 so với 1/8.000 ở các nướccông nghiệp Tử vong ở các nước đang phát triển xảy ra ở giai đoạn trướcsinh chiếm 23,9%; giai đoạn trong sinh là 15,5% và giai đoạn sau sinh là60,6%

Trên thế giới việc thực hiện chăm sóc sức khỏe sau sinh chiếm tỷ lệ kháthấp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố Theo một kết quả nghiên cứu, phần lớnnhững phụ nữ Palestine coi việc thăm khám sau sinh là cần thiết chiếm 66,1%nhưng chỉ có 36,6% có khám lại sau sinh Bởi 85% phụ nữ cho rằng họ không

bị bệnh, họ hoàn toàn khỏe mạnh, không cần phải khám lại sau sinh; 15,5%không khám lại sau sinh do không được bác sĩ dặn khám lại Tại Nepan tỷ lệphụ nữ khám lại sau sinh ở mức thấp 34%, chỉ 19% được khám lại trong vòng

48 giờ sau sinh Nghiên cứu tiến hành tại Bangledesh, tỷ lệ bà mẹ khám thai

là 93% nhưng tỷ lệ khám lại sau sinh chỉ là 28%

Một nghiên cứu khác cho thấy cứ 7 phụ nữ Mỹ thì có khoảng 1 ngườitrầm cảm trước lúc có bầu, trong thời gian mang thai và sau khi sinh em bé,kết quả còn phát hiện thêm rằng hơn một nửa số phụ nữ trầm cảm sau sinh

Trang 10

cũng từng trải qua cơn trầm cảm trước khi có bầu và trong suốt thời gianmang thai.

Tại Việt Nam

Tỷ lệ của các bà mẹ khám lại sau sinh thấp hơn nhiều so với tỷ lệ khámthai, dao động từ 23,8% - 70% phụ thuộc từng địa phương Chất lượng chămsóc sau sinh cũng không đáp ứng được nhu cầu của bà mẹ Chỉ 31% đượckhuyến khích nhận các thăm khám thường xuyên trong vòng 42 ngày sau đẻ.Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe tại Việt nam giaiđoạn 2000- 2005 của Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc, thì hầu hết các phụ nữ tửvong ở trong giai đoạn sau sinh hơn 80% là chết ngay trong ngày đầu tiên sau

đẻ Số còn lại chủ yếu chết trong tuần lễ đầu tiên Tỷ lệ tử vong ở các bà mẹcòn cao 69/100.000 trẻ đẻ sống

Hơn nữa bệnh trầm cảm sau sinh chiếm khoảng 13% các bà mẹ sau sinhcon, mức độ nặng nhẹ khác nhau, nhưng lại ít được sự quan tâm từ phía ngườichồng, gia đình, người thân, cộng đồng và xã hội Sau sinh, cơ thể người phụ

nữ có sự thay đổi lớn về tâm lý, sinh lý Người mẹ trải qua một thời gian ởtrong tâm trạng chờ đợi mong mỏi con ra đời, vui mừng đón chào thiên thần

bé nhỏ nhưng có một tỷ lệ khoảng 85% các bà mẹ có những cảm giác buồnthoáng qua

Xã hội ngày càng phát triển việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏecộng đồng nói chung cũng như chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ em nóiriêng luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta Trong Đại hội lần thứ

III của Đảng (1960) đã khẳng định: “Con người là vốn quý nhất của chế độ

xã hội chủ nghĩa Bảo vệ và bồi dưỡng sức khỏe của con người là nghĩa vụ và

Trang 11

vì thế mà Đảng và Chính phủ ta rất coi trọng công tác y tế và công tác thể dục thể thao” Năm 1976, Đại hội lần thứ IV của Đảng đã mở đầu cho việc thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực y tế bằng việc khẳng định: “Sức khỏe của nhân dân, tương lai của giống nòi là mối quan tâm thường xuyên của Đảng

và Nhà nước ta, là trách nhiệm của tất cả các ngành, các đoàn thể, là trách nhiệm và lợi ích thiết thân của mỗi công dân”.

Thời kỳ sau sinh là một giai đoạn vô cùng quan trọng do có thay đổi mạnh

mẽ về thể chất, sinh lý, cảm xúc đồng thời với sự nảy sinh các mối quan hệmới và bước chuyển đổi vai từ “Người phụ nữ” trở thành người mẹ Đây cũng

là giai đoạn mà sức khỏe của người mẹ và của trẻ sơ sinh cần được quan tâmnhiều nhất

Việc mang thai và sinh đẻ của phụ nữ bao giờ cũng đi kèm với sự thay đổiđột ngột các hooc môn trong cơ thể người phụ nữ và sự thay đổi này đã tácđộng đến các cơ quan điều hòa cảm xúc Về mặt tâm lý, sự ra đời của đứa trẻđược coi như một sự kiện tâm lý đặc biệt đối với hầu hết các bà mẹ trẻ việcthể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ, lo toan, chăm sóc con suốt 24/24 giờ , dườngnhư quá kiệt sức của bà mẹ trẻ, kể cả những lần sinh sau Theo thống kê có80% phụ nữ thay đổi về tính khí sau khi sinh Sau sinh cơ thể người phụ nữ cónhững sự thay đổi, như theo thống kê có đến 90% phụ nữ bị rạn da, nguyênnhân là do sinh ở hoặc tăng cân Sau khi sinh nhiều phụ nữ phải thức đêmchăm sóc con và ăn uống không đủ chất dinh dưỡng làm cơ thể mệt mỏi suynhược, những cơn đau đầu lâu ngày Việc thiếu kinh nghiệm trong chăm sóccon cái dẫn đến thần kinh căng thẳng, nặng hơn là vấn đề trầm cảm sau sinh.Sau sinh cơ thể người phụ nữ có nguy cơ mắc phải 12 bệnh hậu sản (như đaubụng dưới sau sinh, sốt sau sinh, táo bón, đau đầu, nhiễm trùng đường tiếtniệu…)

Trang 12

Trong năm 2015 đã có những vụ việc đau lòng xảy ra vì lí do trầm cảmsau sinh người mẹ gây thảm án đau lòng ở Bắc Giang( hồi cuối tháng 12 năm2015); có phụ nữ tử tự hồi tháng 7 năm 2015; hay cũng vì trầm cảm sau sinhngười mẹ đã nhập viện tâm thần, có những người mẹ muốn hại con… Trầmcảm sau sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bà mẹ, đặc biệt là sự pháttriển trí tuệ, cảm xúc và thể chất của đứa trẻ.

Thực hiện chủ trương Chính sách của Đảng và Nhà nước về Kế hoạch hóagia đình mỗi cặp vợ chồng chủ yếu sinh từ một đến hai con Tuy nhiên việcchăm sóc sức khỏe sau sinh cho phụ nữ vẫn chưa được sự quan tâm của chínhcác bà mẹ và gia đình bên cạnh đó hiện nay có các bà mẹ có nhu cầu cần được

sự hỗ trợ và quan tâm để có thể tham gia các lớp tập huấn, có môi trườngcùng nhau trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề chăm sóc sức khỏe sau sinhcủa bản thân cũng như việc chăm sóc nuôi dạy con nhỏ

Từ những vấn đề thực tế đó, em chọn đề tài “Tiến trình Công tác xã hội với cá nhân trong việc hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau sinh đang nuôi con từ 0 đến 3 tuổi tại xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh” Nhằm tìm hiểu về đặc điểm, nhu cầu, những chương chình

chính sách và những yếu tố tác động ảnh hưởng đến việc hỗ trợ kiến thứcchăm sóc sức khỏe phụ nữ sau sinh đang nuôi con từ 0 đến 3 tuổi để từ đó vậndụng những kiến thức, kỹ năng của nhân viên công tác xã hội trong việc kếtnối, tham vấn và giáo dục, để giúp cho phụ nữ sau sinh tại địa phương có cơhội chia sẻ, giải tỏa tâm lý, học hỏi và trau dồi những kiến thức về chăm sócsức khỏe và nuôi dạy con cái một cách tốt nhất

2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Trang 13

Đã có rất nhiều chương trình, các đề tài nghiên cứu, báo cáo, luận án vàcác bài báo viết về chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sức khỏe sinh sản dành cho

phụ nữ sau sinh được thực hiện ở trên thế giới và Việt Nam như:

Một công trình đáng chú ý là: “Phân tích tình hình phụ nữ và trẻ em củaUNICEP” đã phản ánh tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam có ảnh hưởngđến hệ thống chăm sóc sức khỏe và tình trạng sức khỏe của phụ nữ và trẻ emViệt Nam

Hội nghị dân số thế giới Cairo (Ai cập) năm 1994 cũng đã đề cập tới vấn

đề chăm sóc sức khỏe sinh sản sau khi định nghĩa chính thức về sức khỏe sinhsản được thống nhất phổ biến đến mọi quốc gia trên thế giới và là mối quantâm của toàn xã hội Hội nghị phụ nữ thế giới lần thứ tư tổ chức ở Bắc Kinh(Trung Quốc) các đại biểu của nhiều quốc gia đã nhất trí cho rằng bình đẳnggiới và vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ có quan hệ mật thiếtvới nhau Đay là một trong những vấn đề then chốt trong việc đánh giá nhữngtiến bộ về mặt xã hội của các nước đối với vấn đề phụ nữ

Trên thế giới có các chương trình về chăm sóc sức khỏe phụ nữ như “ Sứckhỏe bà mẹ và sơ sinh” của UNICEF; chương trình nghị sự về phụ nữ và trẻ

em gái do Quỹ Dân số và kế hoạch hóa gia đình( Bộ y tế), Trung tâm Thanhthiếu niên trung ương đoàn tổ chức; Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe sinh sản/ kếhoạch hóa gia đình cho người dân dễ bị tổn thương trong thiên tai củaUNFPA

Ở Việt Nam cũng đã có những chương trình như “Chương trình Chăm sócsức khỏe Phụ nữ Việt Nam” do Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam – vănphòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức; chương trình “ Phát độngchương trình chăm sóc sức khỏe phụ nữ Việt Nam”…

Trang 14

Các đề tài nghiên cứu, báo cáo, luận án và các bài báo viết về chăm sócsức khỏe phụ nữ sau sinh như:

+ Tài liệu tuyên truyền, chăm sóc sức khỏe sau sinh cho phụ nữ tại trạm

y tế xã, ban Dân số và KHHGD

+ Các văn bản pháp lý: Quyền của phụ nữ trong hệ thống pháp luật Việt

Nam:

 Quyền của phụ nữ trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992

và Hiến pháp sửa đổi năm 2013

 Quyền của phụ nữ trong các văn bản pháp luật: Luật bình đẳng giới, Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Hình sự

+ Các báo cáo, luận án:

 Luận án Thực trạng chăm sóc sau sinh của bà mẹ ở hai bệnh viện trênđịa bàn Hà Nội và đánh giá mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà của tác giảPhạm Hương Lan năm 2014

 Đề tài: Tìm hiểu kiến thức chăm sóc sau sinh và trẻ sơ sinh của các bà

mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã thủy phương - Huế do Phạm Duy Hoan vàNguyễn Thị Rỡ thực hiện

 Đề tài Thực hành về chăm sóc sức khoẻ mẹ trước, trong, sau sinh vàchăm sóc trẻ sơ sinh của bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại 3 xã Phủ Lý, HợpThành, Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, năm 2003

Trang 15

 Luận văn Phân tích kết quả chăm sóc sức khỏe sinh sản tạo tỉnh VĩnhPhúc từ năm 2008 đến năm 2012.

+ Chương trình nghiên cứu:

 Nghiên cứu kiến thức và thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinhcủa các bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại yên bái năm 2012

Tất cả những cuộc nghiên cứu, báo cáo đó chủ yếu dựa trên góc độ y tế,

xã hội và xã hội học mang tính tìm hiểu, khái quát mà chưa có sự đi sâu vàoviệc can thiệp, xử lý trường hợp để hiểu và đáp ứng nhu cầu của cá nhân phụ

3 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Trang 16

3.1)Ý nghĩa lý luận:

Trên cơ sở tiếp cận từ góc độ công tác xã hội đề tài: “ Tiến trình công tác

xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sausinh” nhằm vận dụng những kiến thức chuyên ngành công tác xã hội và hệthống các kiến thức trong giáo trình về công tác xã hội, các chương trình, dự

án có liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ để làm cơ sở mô

tả, phân tích, giải thích cho vấn đề nghiên cứu

Thông qua đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng của việc chăm sóc sức khỏecũng như chăm sóc sức khỏe sinh sản đặc biệt là chăm sóc sức khỏe sau sinhcủa phụ nữ tại địa phương vùng sâu, vùng xa về mức độ nhận thức, thái độ,hành vi và nhu cầu của phụ nữ đối với công tác chăm sóc sức khỏe sau sinh,những yếu tố tác động đến việc chăm sóc sức khỏe sau sinh của phụ nữ Để từ

đó có biện pháp can thiệp, cung cấp, giáo dục những kiến thức chăm sóc sứckhỏe phụ nữ sau sinh và chăm sóc em bé Làm sáng tỏ một số lĩnh vực nghiêncứu xã hội và sức khỏe sinh sản, chăm sóc sức khỏe sau sinh tạo tiền đề chonhững nghiên cứu sau này

3.2) Ý nghĩa thực tiễn

Phụ nữ sau sinh có cơ hội được tiếp thu, chia sẻ, trao đổi và trau dồi thêmnhững kiến thức về chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sức khỏe sau sinh của bảnthân cũng như nuôi dạy con cái

Từ việc tìm hiểu thực trạng, nhu cầu của phụ nữ sau sinh giúp cho côngtác hội phụ nữ, y tế, dân số hoạt động được hiệu quả hơn Nâng cao chấtlượng dân số, giảm thiểu một số nguy cơ như các bệnh sau sinh của phụ nữ,

kế hoạch hóa gia đình

Trang 17

Bản thân tác giả có cơ hội vận dụng những kiến thức và kỹ năng công tác

xã hội vào thực tiễn Thấy được vai trò và tầm quan trọng của nhân viên côngtác xã hội trong việc hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau sinh

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu.

 Đối tượng nghiên cứu là tiến trình công tác xã hội cá nhân trong việc

hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau sinh đang nuôi con từ 0

đến 3 tuổi tại xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh

 Khách thể nghiên cứu:

Phụ nữ sau sinh hiện đang nuôi con từ 0 tuần tuổi đến 3 tuổi tại xã Quảng

Lợi, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh

Gia đình của phụ nữ sau sinh đang nuôi con từ 0 đến 3 tuổi tại xã Quảng

Lợi, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh bao gồm chồng, mẹ chồng và mẹ đẻ.Nhân viên công tác xã hội, cán bộ phụ nữ, dân số, các bác sỹ, nhân viên

y tế tại địa phương

 Phạm vi nghiên cứu

Địa điểm: xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh

Thời gian: từ ngày 17 tháng 02 năm 2016 đến ngày 20 tháng 04 năm2016

5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

a) Mục đích nghiên cứu:

Nhằm hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau sinh đang nuôicon từ 0 đến 3 tuổi tại xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh

b) Nhiệm vụ nghiên cứu:

Tìm hiểu về thực trạng của vấn đề ngiên cứu tại địa phương: Đặc điểm,

số lượng, cơ cấu, nhu cầu cần hỗ trợ, phân tích tâm – sinh – xã của phụ nữ sausinh…

Trang 18

Tìm hiểu và đánh giá các mô hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chăm sócsức khỏe sau sinh mà cơ sở thực tập đã và đang triển khai: Các chính sách;nguồn nội lực và ngoại lực để thực hiện; các dịch vụ văn hóa, y tế, xã hộidành cho phụ nữ sau sinh cũng như mức độ hài lòng của nhóm đối tượng vềchất lượng của các mô hình, dịch vụ này.

Tìm hiểu các yếu tố tác động đến việc hỗ trợ kiến thức về chăm sóc sứckhỏe của phụ nữ sau sinh đang nuôi con từ 0 đến 3 tuổi tại xã Quảng Lợi,huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh

Qua vệc nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích và đánh giá vận dụng vai trò củanhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe chophụ nữ sau sinh đang nuôi con từ 0 đến 3 tuổi thông qua tiến trình can thiệp

cá nhân

6 Câu hỏi nghiên cứu:

Câu hỏi 1: Thực trạng về nhận thức chăm sóc sức khỏe của phụ nữ sausinh tại xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh đang diễn ra như thếnào?

Câu hỏi 2: Hiện nay tại cơ sở đang có những mô hình dịch vụ chăm sócsức khỏe nào cho phụ nữ sau sinh? Các chính sách và nguồn lực nào đã vàđang được áp dụng tại cơ sở? Hiệu quả như thế nào?

Câu hỏi 3: Nguyên nhân gì dẫn đến tình trạng thiếu kiến thức chăm sócsức khỏe của phụ nữ sau sinh

Câu hỏi 4: Nhân viên công tác xã hội có vai trò như thế nào trong việc hỗtrợ kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau sinh tại xã Quảng Lợi, huyện

Trang 19

7 Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Thực trạng về nhận thức chăm sóc sức khỏe của phụ nữ sau

sinh tại địa phương đang có rất nhiều vấn đề cần giải quyết

Giả thuyết 2: Các mô hình, dịch vụ( các chính sách, nguồn lực, các dịch

vụ về y tế, văn hóa, xã hội) chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau sinh tại địaphương đang được thực hiện tốt

Giả thuyết 3: Điều kiện kinh tế và nhận thức là hai yếu tố chính tác động

đến nhận thức chăm sóc sức khỏe của phụ nữ sau sinh

Giả thuyết 4: Nhân viên công tác xã hội có vai trò quan trọng trong việc

hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau sinh như nhà giáo dục,người kết nối

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1) Phương pháp thu thập thông tin:

8.1.1 Phương pháp Phỏng vấn sâu:

Nhằm mang lại thông tin có tính chất chiều sâu hơn thì phương phápphỏng vấn sâu là phương pháp có vai trò quan trọng trong việc thu thậpnhững thông tin đó Đây là phương pháp tác động tâm lý xã hội trực tiếp giữangười đi hỏi và người được hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục đích

và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu

Phương pháp này áp dụng vào việc tìm hiểu và nắm bắt những nhu cầu,tâm tư nguyện vọng của bản thân những người phụ nữ sau sinh NVXH sửdụng những câu hỏi đã chuẩn bị trước để phỏng vấn trực tiếp phụ nữ sau sinhhoặc gia đình phụ nữ sau sinh nhằm đánh giá những nhu cầu về tâm lý, sinh

Trang 20

lý, mối quan hệ xã hội của phụ nữ sau sinh và phỏng vấn những người đanglàm việc trực tiếp với nhóm phụ nữ này để biết rằng thực sự nhu cầu của phụ

nữ sau sinh khi tìm đến họ là gì? Và họ đánh giá vai trò của một nhân viêncông tác xã hội ra sao? Những khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình côngtác tại cộng đồng.… Dựa vào đó mà nghiên cứu đưa ra được xác thực và chitiết hơn

Với đề tài này, em tiến hành phỏng vấn sâu tổng cộng 21 người: Phỏngvấn những người phụ nữ sau sinh trong 6 tuần đầu( 2 người); Phỏng vấnnhững người phụ nữ sau sinh đang nuôi con nhỏ từ 2 tháng đến 3 tuổi( 8người); và 4 cuộc phỏng vấn sau đối với gia đình phụ nữ sau sinh( chồng) và

2 cuộc với mẹ chổng, mẹ đẻ Để tìm hiểu về thực trạng, nhu cầu, việc hỗ trợkiến thức chăm sóc sức khỏe phụ nữ sau sinh, những yếu tố tác động đến hiệuquả hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe dành cho phụ nữ sau sinh tại địaphương

Với cán bộ dân số, cán bộ phụ nữ cùng bác sĩ và nhân viên y tế sẽ sử dụnghình thức là phỏng vấn sâu để học hỏi thêm kinh nghiệm làm việc với phụ nữsau sinh và tìm hiểu về công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho phụ nữsau sinh tại địa bàn( phỏng vấn 5 cuộc gồm y tá/ bác sĩ – phụ trách mảngchăm sóc sức khỏe sinh sản, cán bộ dân số, cán bộ phụ nữ, y tế khe bản)

8.1.2 Phương pháp Phân tích tài liệu

Đây là phương pháp mà NVXH dựa vào để có những nhận định ban đầucũng như là tìm hiểu chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu của mình Khi tìm tớiđịa bàn nghiên cứu NVXH phải tìm hiểu, cũng như đã có trước những tìmhiểu về tài liệu liên quan để không bỡ ngỡ trong quá trình làm việc Trong quá

Trang 21

liệu tại cơ sở thực tập để tăng thêm kiến thức và bổ sung vào bài nghiên cứu.

Và điều quan trọng là NVXH qua đó phải biết thu thập lại những thông tin vàtài liệu quan trọng, phục vụ công tác nghiên cứu của mình

Những tài liệu liên quan của địa phương:

1 Sổ tay theo dõi dân số xã hàng tháng, hàng quý của cán bộ dân số

2 Quản lý số nhân khẩu, số hộ khẩu, số nam, nữ của toàn xã- theo tàiliệu bên công an xã

3 Báo cáo công tác cuối năm của Hội Phụ nữ xã

4 Báo cáo công tác tuyên truyền, giáo dục kế hoạch hóa gia đình và trẻ

Phương pháp này giúp cho NVXH có thể quan sát được hành vi, cử chỉ,cảm xúc, thái độ, ánh mắt… của chính người phụ nữ sau sinh đang nuôi con

từ 0 đến 3 tuổi, gia đình của nhóm phụ nữ này Qua phương pháp quan sát,

Trang 22

NVXH có thể nhìn nhận và đưa ra cách xử lí phù hợp Cũng như trong quátrình làm việc với những cán bộ, nhân viên tại cơ sở thực tập

8.2 Phương pháp can thiệp:

Phương pháp CTXH với cá nhân.

“CTXH cá nhân là một phương pháp can thiệp (của CTXH) quan tâm đếnnhững vấn đề về nhân cách mà một thân chủ cảm nghiệm Mục đích củaCTXHCN là phục hồi, củng cố và phát triển sự thực hành bình thường củachức năng xã hội của cá nhân và gia đình NVXH thực hiện điều này bằngcách giúp tiếp cận các tài nguyên cần thiết Về nội tâm, về quan hệ giữa người

và người, và kinh tế xã hội Phương pháp này tập trung vào các mối liên hệ vềtâm lý xã hội, bối cảnh xã hội trong đó vấn đề của cá nhân và gia đình diễn ra

*) Tiến trình công tác xã hội cá nhân gồm 7 bước:

 Bước 1: Tiếp cận và bước xác định vấn đề của thân chủ

 Bước 2: Tìm hiểu, phân tích thông tin về thân chủ

Trang 23

 Bước 4: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề cho những vấn đề theo thứu

tự ưu tiên

 Bước 5: Triển khai các hoạt động trợ giúp thân chủ giải quyết vấn đề

 Bước 6: Lượng giá về các hoạt động và kết quả đạt được

Trang 24

B NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

CTXH là một ngành khoa học, tập hợp nhiều kiến thức, lý thuyết, môitrường và xã hội Là hoạt động mang tính chuyên nghiệp Vì nó là mộtngành khoa học do đó, nó chứa đựng trong đó những cơ sở mang tính lý luận,làm tiền đề cho mọi hoạt động trong ngành Đó chính là hệ thống lý thuyếttrong CTXH Hệ thống này đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp choNVXH có nền tảng để nhìn nhận trạng thái tâm lý, vấn đề, nhu cầu của từngthân chủ khác nhau Để tìm ra nhũng giải pháp, phương pháp trị liệu vànhững trợ giúp phù hợp, kịp thời nhằm thay đổi, phát triển con người

Có thể hiểu hệ thống lý thuyết đó chính là tập hợp những khái niệm, địnhnghĩa liên quan với nhau để giải thích thế giới một cách có hệ thống Lýthuyết trong CTXH chính là kim chỉ nam, là công cụ hữu hiệu để người nhânviên có thể thành hành nghề một cách hiệu quả

CTXH là một khoa học mang tính liên ngành Do đó, ngoài những lýthuyết được xuất phát từ chính ngành CTXH thì nó còn vay mượn và vậndụng lý thuyết của các ngành khoa học khác như: Xã hội học, tâm lý học,

Mỗi lý thuyết trong CTXH hay trong vay mượn các ngành khoa học cóliên quan khác thì đều có những nội dung và bản chất khác nhau Do đó, nó

có thể trợ giúp được cho nhiều thân chủ Tùy vào từng trường hợp cụ thể,từng lĩnh vực, từng vấn đề mà người NVXH áp dụng lý thuyết riêng Trongkhi áp dụng vào thực tiễn, không phải áp dụng cứng nhắc một lý thuyết nào

Trang 25

quả và mang tính chuyên môn cao Cũng có thể đạt thân chủ, đạt vấn đề củathân chủ trong nhiều khía cạnh khác nhau và vận dụng các lý thuyết của cácngành khoa học đó làm nổi bật lên vấn đề và tạo ra cho họ những cách ứng xử

đa dạng trong việc đối phó với tình huống hiện tại và tự mình giải quyếtnhững vấn đề trong tương lai

Là một NVXH chuyên nghiệp cần phải thường xuyên trau dồi cho mìnhnhững kiến thức của các lý thuyết trong và ngoài ngành để hiểu và nắm rõđược vai trò của từng lý thuyết và vận dụng được lý thuyết trong thực hànhnghề nghiệp của mình Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả có vận dụng một

số lý thuyết trong CTXH vào để hỗ trợ cho quá trình tìm hiểu và nghiên cứu

mô hình của mình như: Lý thuyết nhu cầu, lý thuyết vai trò

1.1.Lý thuyết nhu cầu:

Tiếp cận theo nhu cầu là một hướng tiếp cận theo quan điểm nhân vănhiện sinh Cách tiếp cận này cũng gần gũi với thân chủ trọng tâm, song tậptrung vào việc tìm kiếm, thức tỉnh cũng như hỗ trợ để thân chủ tự chủ đạtđược những nhu cầu mà họ cần được giải quyết để họ có cuộc sống tốt đẹphơn

Như khẳng định của thuyết nhu cầu Maslow trong bậc thang nhu cầu, đểtồn tại con người cần phải đáp ứng các nhu cầu cần thiết thiết yếu cơ bản cầncho sự sống như ăn, mặc, ở và chăm sóc y tết… để phát triển con người cầnđược đáp ứng các nhu cầu cao hơn như: Nhu cầu được an toàn, được thuộc vềmột nhóm, được tôn trọng, được hoàn thiện Tiếp cận theo nhu cầu trong làmviệc cá nhân, NVCTXH cần nắm được những nhu cầu của con người về mặt

lý thuyết Tuy nhiên đối với mỗi con người khác nhau, trong từng hoàn cảnhkhông giống nhau lại nảy sinh những nhu cầu khác biệt Thậm chí những

Trang 26

người gặp phải vấn đề như nhau nhưng nhu cầu của họ có thể khác nhau.NVCTXH cần lắng nghe để tìm hiểu nhu cầu của từng đối tượng để có những

hỗ trợ phù hợp

Tháp nhu cầu của Abraham Maslow (1908- 1970) chia nhu cầu của con

người thành 5 thứ bậc từ thấp đến cao.

1.1.1 Nhu cầu sinh học.

Đây là những nhu cầu đáp ứng cho sự tồn tại về thể chất của con người đó

là những nhu cầu về sinh lý, nhu cầu được ăn uống, đi lại, được ở, được cókhông khí để thở Có thể nói đây là những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhấtcủa con người bởi vì đây là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự tồn tại và pháttriển của con người Maslow cho rằng những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ

không xuất hiện được khi những nhu cầu cơ bản này được giải quyết

Ứng dụng nhu cầu sinh học vào đề tài ngiên cứu của mình, để em tìm hiểu

về nhu cầu sinh học của phụ nữ sau sinh tại địa phương bao gồm: có đủ cơm

ăn áo mặc cho bản thân và các thành viên trong gia đình của mình, có mái nhàche mưa, che nắng, chiếc xe máy để thuận tiện cho việc đi lại, xây một ngôinhà mới kiên cố hơn,…

Trang 27

“ Chị và anh đang mong muốn tiết kiệm tiền để mua một chiếc xe máy, thuận tiện cho việc đi làm của anh hay lâu lâu cả nhà có công việc đi…”

Trích phỏng vấn sau PNSS

1.1.2 Nhu cầu được an toàn.

Đó là nhu cầu con người cần phải được đảm bảo sự an toàn về tính mạngcủa bản thân trước những khó khăn của cuộc sống xã hội cũng như trong điềukiện tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh… Con người luôn cần sự che chở vàbảo vệ để đạt được sự an toàn cả về thể chất lẫn tinh thần Đó chính là nhucầu hướng tới sự ổn định trong mọi mặt cuộc sống để phát triên cá nhân tôt

hơn

Vận dụng nhu cầu này vào đề tài nghiên cứu của mình khi tìm hiểu vềnhững nhu cầu của phụ nữ sau sinh từ phía cán bộ, bác sĩ, bản thân phụ nữ sausinh đều mong muốn được tham gia vào các chương trình thăm khám chữabệnh, để biết về tình hình sức khỏe của bản thân, học tham gia các lớp tậphuấn, nghe hướng dẫn qua phương tiện truyền thông của thôn về các căn bệnh

lây nhiểm và cách phòng tránh

“ Hằng năm ở trạm y tế mình tổ chức các đợt khám phụ khoa chị đều tham gia để xem mình có mắc bệnh phụ khoa gì không? Nghe hướng dẫn tuyên truyền về việc sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục…” Trích phỏng vấn sâu chị Phạm Thị T, PNSS 1.1.3 Nhu cầu xã hội.

Đây là nhu cầu thiên về mặt tình cảm của con người Trong cuộc sống conngười không tồn tại một mình vì vậy họ cần có sự yêu thương, chia sẻ củanhững người xung quanh và đó chính là động lực cho cuộc sống Nhu cầu nàyđược thể hiện thông qua quá trình giao tiếp của con người với người khác,

Trang 28

thông qua sự giao lưu, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tìm việc làm,

thông qua việc tham gia các câu lạc bộ…

Vận dụng nhu cầu xã hội vào đề tài nghiên cứu của mình em tìm hiểu nhucầu xã hội của phụ nữ sau sinh tại địa phương như: mối quan hệ với hàngxóm, bạn bè, mối quan hệ tương tác với các tổ chức xa hội như hội phụ nữ,

cán bộ dân số, y tế, chính quyền địa phương,…

“ Chị em hội viên phụ nữ cũng mong muốn có một câu lạc bộ để cùng nhau giao lưu văn hóa, văn nghệ, trao đổi những kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe…” Trích phỏng vấn sâu chị Nguyễn Thị T cán bộ phụ nữ 1.1.4 Nhu cầu tự trọng.

Đây là nhu cầu được người khác nhìn nhận đúng giá trị của mình, đượcngười khác tôn trọng mình thông qua những việc làm, hành động mà bản thân

đã mang lại Thông qua đó nó còn thể hiện nhu cầu được người khác đặt sựtin tưởng vào bản thân mình Nhu cầu này được đáp ứng giúp cho con ngườicảm thấy mình có vị trí đứng trong xã hội, có trách nhiệm hơn với xã hội, với

những người khác trong xã hội

Áp dụng nhu cầu này vào đề tài, nhân viên xã hội thể hiện sự tôn trọngđối với mọi người tại địa phương thông qua việc lễ phép, kính trọng, luôn họchỏi và lắng nghe sự góp ý từ mọi người

1.1.5 Nhu cầu tự khẳng định mình.

Đó là nhu cầu con người được sử dụng khả năng của mình, những tiềmnăng của bản thân trong cuộc sống cụ thể nhất là trong khi học tập và làm

việc để mang lại những thành quả nhất định

Theo thuyết nhu cầu của Maslow thì nếu những nhu cầu cơ bản được đápứng thì con người mới có cơ hội đạt đến những nhu cầu cao hơn Bất kỳ nhu

Trang 29

cầu nào cũng có vai trò quan trọng nên không thể xem nhẹ hay xem nặng nhu

cầu nào

Vận dụng lý thuyết này vào đề tài nghiên cứu: “ Tiến trình công tác xã hội

cá nhân trong việc hỗ trợ kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau sinh cócon từ 0 đến 3 tuổi tại xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh” cóthể vận dụng ở nhiều góc độ khác nhau PNSS mỗi người sẽ có một hoàncảnh sống và điều kiện sống khác nhau vì vậy mà nhu cầu của mỗi PNSScũng sẽ khác nhau, thì nhu cầu của họ là được cung cấp thêm những kiến thức

về dinh dưỡng cho sức khỏe của bản thân, chăm sóc trẻ còn những ngườiPNSS không có điều kiện kinh tế cộng thêm hoàn cảnh gia đình và khôngđược mấy sự quan tâm giúp đỡ thì họ không chỉ có nhu cầu như đủ tiền chăm

lo dinh dưỡng cho bản thân và con cái, lại thêm nhu cầu được giải tỏa tâm lícăng thẳng và cần sự giúp đỡ của mọi người Vì vậy, với lý thuyết này ta cóthể tìm ra được những nhu cầu thực sự của PNSS để có kế hoạch hỗ trợ tốtnhất

1.2.Lý thuyết vai trò

Theo từ điển xã hội học thì “Vai trò là những tập hợp những kỳ vọng ởtrong trong xã hội gắn với hành vi của những người có địa vị” ở mức đọ nàythì mỗi vai trò riêng là một tổ hợp hay nhóm các kỳ vọng hành vi Tuy nhiên,

ở mỗi trường phái lại có cách hiểu riêng:

Theo thuyết tương tác thì: Vai trò là kết quả của quá trình tương tác mangtính học hỏi sáng tạo, bất kỳ vai trò khác không phải bao giờ cũng thực hiệnvững chắc mà luôn có sự linh hoạt trong các vai trò

Theo trường phái cấu trúc chức năng thì: Vai trò là những lối ứng xử đađược quy định sẵn và áp dụng tương ứng với các vị trí xã hội xác định

Trang 30

Theo trường phái xung đột thì: Vai trò là những thái độ có ý thức của các

cá nhân trước hoàn cảnh sống và cơ cấu xã hội trong đó cá nhân tham gia cóảnh hưởng nhiều tới cách ứng xử của các cá nhân khác và cách vận hành của

xã hội

Vai trò được chia ra làm ba phương diện cơ bản như sau:

- Thứ nhất: Vai trò như là phương diện động lực của vị thế, địa vị ( haynói cách khác là nó gắn liền với địa vị

 Thứ hai: Vai trò là mẫu hành vi (hay vai trò gắn với hành vi)

 Thứ ba: Vai trò là tổ hợp kỳ vọng hướng vào chủ nhân của địa vị (hay

nó gắn với cá nhân)

Mỗi con người trong một xã hội đều có vai trò nhất định tương ứng với vịtrí, địa vị của họ trong xã hội Họ hành động hướng theo sự kỳ vọng vủa mọingười để làm tốt vai trò của mình, vai trò mà xã hội gán cho họ Vai trò xã hộikhông chỉ liên quan đến việc những hành vi xã hội quan sát xem cá nhân cóthực hiện hay không trong thực tế Chúng ta luôn có ý thức về những cái màmỗi người sẽ phải làm, hành vi nào đúng đắn hay thích hợp là chuẩn mực giátrị Nhưng đòi hỏi quan trọng nhất sẽ làm ngoài thói quen, mà là nhữngchuẩn mực gồm có những điều mà một người ở địa vị cụ thể buộc phải làm

Như vậy Vai trò xã hội không chỉ là việc người đó thực hiện những vấn đềnảy sinh mà còn là chuẩn mực gồm những điều họ buộc phải làm khi ở địa vị

đó để chứng tỏ bản thân mình và thể hiện trách nhiệm của mình

Trang 31

Theo Balph Linton thì vai trò là hành vi hướng tới sự mong đợi của nhữngngười khác xung quanh Mỗi cá nhân trong xã hội đều đảm nhận những vaitrò khác nhau nhằm thực hiện chức năng xã hội của mình.

Theo Parsons, dùng phức hợp địa vị vai trò như là đơn vị cơ bản của hệthống là một thành tố mang tính cấu trúc của hệ thống xã hội và vai trò củacái mà tác nhân hoạt động thực hiện ở vị trí như thế

Vận dụng lý thuyết vai trò có ý nghĩa quan trọng trong công tác tuyên truyềngiáo dục sức khỏe cho phụ nữ sau sinh tại xã Quảng Lợi NVXH vận dụng lý thuyếtnày giúp PNSS hiểu được vai trò làm mẹ của mình, đứa con mình có đang khỏemạnh hay không, trí tuệ và phát triển bình thường được hay không chính là phụthuộc vào cơ thể chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc của các bà mẹ Vì vậy, mỗingười PNSS cần ý thức được vai trò thiêng liêng của mình để không ngừng traudồi, bổ sung thêm những kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho không chỉ mình màcòn để chăm sóc con sao cho tốt nhất Ngoài ra, thông qua đây cũng cho NVXHbiết được họ có vai trò quan trọng như thế nào trong quá trình hỗ trợ những ngườiPNSS sau này, họ cần làm gì để hoàn thành tốt nhất vai trò này Hơn nữa là nhữngcán bộ y tế, cán bộ dân số, phụ nữ các ban ngành đoàn thể có thể thông qua côngtác này mà nắm rõ vai trò, vị trí của mình cũng như tổ chức để có những hoạch địnhchính xác và hiệu quả nhất trong công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe choPNSS trên địa bàn để giúp phụ nữ sau sinh có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏesau sinh cho bản thân, chăm sóc con và những cách giải tỏa tâm lí căng thẳng bởinhững vấn đề, những lo toan của cuộc sống

2 Các khái niệm công cụ

Để làm rõ và tiến hành nghiên cứu đề tài, em đã sử dụng các khái niệmcông cụ như sau: Công tác xã hội, công tác xã hội cá nhân, kiến thức, chămsóc sức khỏe, Phụ nữ, Phụ nữ sau sinh

Trang 32

2.1 ) Khái niệm công tác xã hội

Khái niệm 1: Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW): Công tác

xã hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng đểnhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chứcnăng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ(Zastrow, 1996: 5)

CTXH tồn tại để cung cấp các dịch vụ xã hội mang tính hiệu quả và nhân đạocho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội giúp họ tăng năng lực vàcải thiện cuộc sống (Zastrow, 1999: )

Khái niệm 2: Theo Cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh (trích từ tài liệu hội

thảo 2004): CTXH nhằm giúp cá nhân và cộng đồng TỰ GIÚP Nó khôngphải là một hành động ban bố của từ thiện mà nhằm phát huy sứ mệnh của hệthống thân chủ (cá nhân, nhóm và cộng đồng) để họ tự giải quyết vấn đề củamình

Khái niệm 3: Theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: CTXH góp

phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chếphát sinh các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xãhội, hướng tới một xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân vàxây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến

2.2 Khái niệm công tác xã hội cá nhân

Theo định nghĩa của hiệp hội Công tác xã hội thế giới

Sách giáo khoa/ bách khoa về công tác xã hội của Philipin “ Công tác xãhội cá nhân là một hình thức cá biệt hóa việc giúp đơ con người đối phó với

Trang 33

những vấn đề cá nhân thường liên quan đến sự sa sút hay gẫy đổ trong việcthực hiện các chức năng xã hội một cách đầy đủ”.

Theo cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh “ Công tác xã hội cá nhân là mộtphương pháp can thiệp( của công tác xã hội) quan tâm đến những vấn đề vềnhân cách mà thân chủ cảm nghiệm Mục đích của Công tác xã hội cá nhân làphục hồi, củng cố và phát hiện sự thực hành bình thường các chức năng xãhội của cá nhân và gia đình”

2.3 Khái niệm kiến thức

Theo từ điển Bách khoa toàn thư “Tri thức hay kiến thức (tiếng Anh:knowledge) bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, hay kỹ năng có đượcnhờ trải nghiệm hay thông qua giáo dục Trong tiếng Việt, cả "tri" lẫn "thức"đều có nghĩa là biết Tri thức có thể chỉ sự hiểu biết về một đối tượng, về mặt

lý thuyết hay thực hành Nó có thể ẩn tàng, chẳng hạn những kỹ năng haynăng lực thực hành, hay tường minh, như những hiểu biết lý thuyết về một đối

tượng; nó có thể ít nhiều mang tính hình thức hay có tính hệ thống

Kiến thức là điều hiểu biết do tìm hiểu, học tập mà nên: kiến thức khoa

học kiến thức văn hóa có kiến thức nuôi con

2.4.Kiến thức chăm sóc sức khỏe

*) Sức khỏe

Định nghĩa về sức khỏe do Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO )

“Sức khoẻ không chỉ là tình trạng không bệnh, tật của cơ thể, mà còn làtrạng thái tinh thần bình an, tâm lý thoải mái với tất cả các mối quan hệ trong

cuộc sống”

Trong đó, sức khỏe thể chất được thể hiện một cách tổng quát là sự sảng

khoái, thoái mái về thể chất, càng sảng khoái và thoải mái về thể chất thì cósức khỏe thể chất càng tốt

Trang 34

Sức khỏe tinh thần là sự hiện thân về mặt giao tiếp xã hội, tinh cảm và

tinh thần nó được thể hiện ở sự sảng khoái, cảm giác dễ chịu, cảm xúc vui

tươi, thanh thản, những ý nghĩ lạc quan, quan niệm sống tích cực, chủ động

Sức khỏe xã hội được thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ xã

hội chằng chịt, phức tạp,giữa các thành viên trong cộng đồng là sự chấp nhận

và tán thành của xã hội, đối với các thành viên của xã hội càng được hòa nhậpvới mọi người, càng được mọi người yêu mến thì có sức khỏe xã hội càng tốt

và ngược lại

Chăm sóc sức khỏe (tiếng Anh: Healthcare), là việc quan tâm, rèn luyện để có sức khỏe tốt nhất cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng thông qua kiến thức, thái độ và kỹ năng thwucj hành của con người về sức khỏe.

2.5) Khái niệm Phụ nữ

Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nữ giới là một khái niệm chung để chỉ một người, một nhóm người haytoàn bộ những người trong xã hội mà một cách tự nhiên, mang những đặcđiểm giới tính được xã hội thừa nhận về khả năng mang thai và sinh nở khi cơ

thể họ hoàn thiện và chức năng giới tính hoạt động bình thường

Nữ giới, phân biệt với nam giới, là một trong hai giới tính truyền thống,

cơ bản và đặc trưng của loài người.Nhìn theo khía cạnh sinh học, nữ giới chỉnhững người thuộc giống cái Phụ nữ chỉ một, một nhóm hay tất cả nữ giới đãtrưởng thành, hoặc được cho là đã trưởng thành về mặt xã hội Nó cho thấymột cái nhìn ít nhất là trung lập, hoặc thể hiện thiện cảm, sự trân trọng nhấtđịnh từ phía người sử dụng Nó đề cập đến, hoặc hướng người ta đến nhữngmặt tốt, hoặc ít nhất là không xấu, đến những giá trị, những đóng góp, những

ảnh hưởng tích cực từ những nữ giới này

2.6 Khái niệm Phụ nữ sau sinh

Được tính từ khi đứa trẻ được sinh ra cho đến 6 tuần sau đẻ, và quan trọng

Trang 35

vẫn còn tồn tại , ảnh hưởng cho sức khỏe thai phụ như nhiễm khuẩn hậu sản,băng huyết, nhiễm độc thai nghén Thêm vào đó xuất hiện những vấn đề mớiliên quan tới dinh dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh Thời kỳ này bà mẹ cần đượcnghỉ ngơi và ăn uống bồi dưỡng để phục hồi sức khỏe và nhiều sữa cho conbú.

Chăm sóc sau sinh là chăm sóc cho bà mẹ bao gồm chăm sóc giai đoạnsau sinh, dinh dưỡng và cho con bú Về mặt lý thuyết, phụ nữ sau sinh cầnphải được khám 2 lần: một lần trong ngày đầu tiên và một lần trong vòng 42ngày sau sinh

Trong đề tài này, em sẽ tìm hiểu nhóm phụ nữ trong giai đoạn từ khi sinhđứa trẻ ra cho đến dưới 5 tuổi

3 Một số văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề nghiên cứu

 Theo trang tin tức Pháp luật “Quy định về chế độ thai sản năm 2015”

có quy định rõ:

Điều kiện hưởng: Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc

một trong các trường hợp sau đây:

 Lao động nữ mang thai;

 Lao động nữ sinh con;

 Người lao động nhận nuôi con dưới bốn tháng tuổi;

 Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản

Quyền lợi hưởng :

Thời gian hưởng

Trang 36

Khám thai (tính theo ngày làm việc, nếu ngày nghỉ trùng vào các ngày nghỉ hàng tuần, lễ, Tết thì không được tính hưởng trợ cấp):

 Tối đa 5 lần trong một thai kỳ

 Mỗi lần khám: Nghỉ 1 ngày (hoặc 2 ngày nếu thai bệnh lý hoặc cơ sở

y tế thuộc vùng sâu, vùng xa)

Sẩy thai, nạo hút thai, thai chết lưu (tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần)

 Nghỉ 10 ngày nếu thai dưới 1 tháng

 Nghỉ 20 ngày nếu thai từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng

 Nghỉ 40 ngày nếu thai từ đủ 3 tháng đến dưới 6 tháng

 Nghỉ 50 ngày nếu thai trên 6 tháng

Khi sinh con: (tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần):

 Nghỉ hưởng chế độ thai sản 6 tháng

 Trường hợp sinh đôi trở lên, từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con người

mẹ được nghỉ thêm 01 tháng

Sau khi sinh, con chết:

 Nghỉ 90 ngày kể từ ngày sinh, nếu con chết dưới 60 ngày tuổi;

 Nghỉ 30 ngày kể từ ngày con chết, nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên

Trang 37

- Mức trợ cấp bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

- Nếu đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng khi khám thai, sảy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện KHH dân số là mức bình quân tiền lương, tiền công của các tháng đã đóng BHXH

- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH, thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH

Trợ cấp một lần: khi lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi

con nuôi dưới 4 tháng tuổi: Bằng 2 tháng lương cơ sở cho mỗi con

Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con:

Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con:

- Sau khi sinh con đã nghỉ ít nhất được 04 tháng;

- Có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động

- Được người sử dụng lao động đồng ý

Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng chế độ thai sản cho đến hết thời hạn theo quy định

Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản:

Trang 38

a/ Điều kiện: Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 30, khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội màsức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

b/ Thời gian nghỉ:

- Tối đa 10 ngày/năm nếu sinh đôi trở lên

- Tối đa 7 ngày/năm nếu sinh con phải phẫu thuật

- Nghỉ 5 ngày/năm cho các trường hợp khác

c/ Mức hưởng:

- 25% lương cơ sở/ngày (nếu nghỉ tại nhà)

- 40% lương cơ sở/ngày (nếu nghỉ tập trung)

 Quyết định phê duyệt chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt

Nam giai đoạn 2011-2020 của Thủ tướng Chính phủ

Đã đưa ra các chủ chương, mục tiêu và giải pháp liên quan đến vấn đề dân

số và chăm sóc sức khỏe như:

*) Quan điểm:

a) Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011

-2020 là một nội dung quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất

lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội

b) Giải quyết đồng bộ các vấn đề dân số, sức khỏe sinh sản, tập trungnâng cao chất lượng dân số, cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em, phát huy lợithế của cơ cấu “dân số vàng”, chủ động điều chỉnh tốc độ tăng dân số và kiểmsoát tỷ số giới tính khi sinh

c) Giải pháp cơ bản để thực hiện công tác dân số, chăm sóc sức khỏe

Trang 39

thông chuyển đổi hành vi, cung cấp dịch vụ dự phòng tích cực, chủ động,công bằng, bình đẳng và chế tài kiên quyết, hiệu quả đối với các đơn vị, cánhân hoạt động dịch vụ vi phạm các quy định về chẩn đoán và lựa chọn giới

tính thai nhi

d) Đầu tư cho công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản là đầu tư chophát triển bền vững, mang lại hiệu quả trực tiếp về kinh tế, xã hội và môitrường Tăng mức đầu tư từ ngân sách nhà nước, tích cực tranh thủ các nguồnviện trợ và huy động sự đóng góp của nhân dân; ưu tiên nguồn lực cho vùng

sâu, vùng xa, miền núi, vùng ven biển và hải đảo

đ) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền;nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước; huy động sự tham gia của toàn xã hội;tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy để thực hiện có hiệu quả công tác

dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản

*) Mục tiêu tổng quát: Nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức

khỏe sinh sản, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơcấu dân số và phân bố dân số, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

*) Các dự án của chiến lược:

- Dự án Truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số và kế hoạch hóa gia

đình

- Dự án Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

- Dự án Nâng cao chất lượng giống nòi

- Dự án Nâng cao năng lực quản lý chương trình dân số và kế hoạch hóa

gia đình

- Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

- Đề án Tổng thể nâng cao chất lượng dân số

- Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển đến năm 2020(đã được phê duyệt tại Quyết định số 52/2009/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm

2009 của Thủ tướng Chính phủ)

- Dự án Truyền thông chuyển đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe bà mẹ vàtrẻ em, sức khỏe sinh sản

Trang 40

- Dự án Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

- Dự án Phòng, chống nhiễm khuẩn, ung thư đường sinh sản

Ngày đăng: 05/03/2022, 14:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w