Trẻ em là tương lai của đất nước. Chính vì thế mà trẻ em luôn cần được chăm sóc và quan tâm chu đáo. Đặc biệt, với công cuộc đã và đang đổi mới đất nước hiện nay làm cho xã hội ngày càng phát triển và văn minh hơn, chất lượng cuộc sống con người cũng theo đó mà dần được cải thiện. Những bậc phụ huynh có điều kiện chăm lo cho con mình hơn. Tuy nhiên, điều đó cũng kéo theo một hệ lụy đó là con người dành nhiều thời gian cho công việc, do đó mà họ ít có thời gian quan tâm đến con cái. Sự chăm sóc ấy mới dừng ở thể chất mà chưa thực sự chú ý đến tâm lý của trẻ. Rối nhiễu tâm trí (Mental Disorders) không phải là bệnh mà dùng để chỉ ra một hội chứng, một trạng thái sức khỏe. Khi dùng cụm từ RNTT người ta đề cập đến một tình trạng chung có biểu hiện lệch lạc về sức khỏe tâm thần trong một thời gian đủ dài vượt khỏi sự tự điều chỉnh trở lại cân bằng của cơ thể và cần phải có sự can thiệp chuyên môn để tránh vòng xoắn rối nhiễu nặng dần, dẫn đến các tổn thương khó hồi phục. RNTT ở trẻ em đang được xã hội quan tâm bởi tầm ảnh hưởng rộng của vấn đề này ở phạm vi cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Trẻ bị RNTT nếu không được phát hiện để có biện pháp kiểm soát sớm có thể phát triển gây tổn thương bệnh lý tâm thần suốt đời. RNTT nếu không được phát hiện, vòng xoắn rối nhiễu nặng dần lên, các triệu chứng trên trở nên rõ rệt và thường xuyên hơn, tác động rõ rệt đến sinh hoạt, học tập, làm việc và nảy sinh các bệnh thực thể khác. Nếu tiếp tục không được chẩn đoán và can thiệp kịp thời thì việc trị liệu sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
(Nghiên cứu trường hợp tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HỆ CHÍNH QUY
Khóa học: QH-2014-XNgành: Công tác xã hội
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa
Hà Nội - 2017
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận với đề tài “Ứng dụng phương pháp Côngtác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ trẻ RNTT hòa nhập cộng đồng” (Nghiêncứu trường hợp tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh) là công trìnhnghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị KimHoa Những tư liệu được sử dụng để thực hiện khóa luận là trung thực, cóxuất xứ rõ ràng
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về nộidung khóa luận này của mình
Tác giả
Ký tên
Đoàn Thị Hương
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến trẻ em rối nhiễu tâm trí 3
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 7
4 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 8
5 Đối tương, khách thể và phạm vi nghiên cứu 8
6 Phương pháp nghiên cứu 9
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 14
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 14
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 14
1.1.1 Các khái niệm công cụ liên quan 14
1.1.2 Lý thuyết ứng dụng trong đề tài 16
1.2 Sơ lược về trẻ rối nhiễu tâm trí 21
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ HÌNH THÀNH MÔ HÌNH TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO TRẺ RỐI NHIỄU TÂM TRÍ ÁP DỤNG TẠI TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH 22
2.1 Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn 22
2.1.1 Cơ sở khoa học 22
2.1.2 Cơ sở thực tiễn 22
2.2 Tổng quan về trung tâm 27
2.2.1 Lịch sử thành lập 27
2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm 27
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VÀO TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ 30
3.1 Hồ sơ TC 30
3.2 Các kỹ năng sử dụng trong quá trình thu thập thông tin 30
Trang 43.4 Tiến trình can thiệp 33
3.4.1 Giai đoạn 1: Tiếp cận TC 33
3.4.2 Giai đoạn 2: Thu thập thông tin 35
3.4.3 Giai đoạn 2: Đánh giá, chẩn đoán 37
3.4.4 Giai đoạn 4: Lập kế hoạch can thiệp/ Hỗ trợ 42
3.4.5 Giai đoạn 5: Triển khai kế hoạch 44
3.4.6 Giai đoạn 6: Lượng giá/ chuyển giao 47
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 50
3.1 Kết luận 50
3.2 Khuyến nghị 51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
PHỤ LỤC 56
Trang 6Bảng 1.2 Lập kế hoạch can thiệp hỗ trợ 37
Trang 7LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được sự hỗ trợ, hướng dẫn,giúp đỡ của nhiều cá nhân, tổ chức
Em chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa đã tận tình hỗ trợ
và định hướng nghiên cứu trong suốt quá trình em thực hiện đề tài khóa luận
Dù đã rất cố gắng và tâm huyết với đề tài nhưng do kiến thức của bảnthân về lĩnh vực nghiên cứu chưa thực sự chuyên sâu, thời gian nghiên cứu cònhạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được sựđóng góp ý kiến từ phía các thầy cô giáo để khóa luận của em được hoàn chỉnh vàchất lượng hơn
Hà Nội, tháng 12 năm 2017
Sinh viên
Đoàn Thị Hương
Trang 8PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Lý do chọn đề tài
Trẻ em là tương lai của đất nước Chính vì thế mà trẻ em luôn cần đượcchăm sóc và quan tâm chu đáo Đặc biệt, với công cuộc đã và đang đổi mớiđất nước hiện nay làm cho xã hội ngày càng phát triển và văn minh hơn, chấtlượng cuộc sống con người cũng theo đó mà dần được cải thiện Những bậcphụ huynh có điều kiện chăm lo cho con mình hơn Tuy nhiên, điều đó cũngkéo theo một hệ lụy đó là con người dành nhiều thời gian cho công việc, do
đó mà họ ít có thời gian quan tâm đến con cái Sự chăm sóc ấy mới dừng ởthể chất mà chưa thực sự chú ý đến tâm lý của trẻ Rối nhiễu tâm trí (MentalDisorders) không phải là bệnh mà dùng để chỉ ra một hội chứng, một trạngthái sức khỏe Khi dùng cụm từ RNTT người ta đề cập đến một tình trạngchung có biểu hiện lệch lạc về sức khỏe tâm thần trong một thời gian đủ dàivượt khỏi sự tự điều chỉnh trở lại cân bằng của cơ thể và cần phải có sự canthiệp chuyên môn để tránh vòng xoắn rối nhiễu nặng dần, dẫn đến các tổnthương khó hồi phục
RNTT ở trẻ em đang được xã hội quan tâm bởi tầm ảnh hưởng rộngcủa vấn đề này ở phạm vi cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội Trẻ bịRNTT nếu không được phát hiện để có biện pháp kiểm soát sớm có thể pháttriển gây tổn thương bệnh lý tâm thần suốt đời RNTT nếu không được pháthiện, vòng xoắn rối nhiễu nặng dần lên, các triệu chứng trên trở nên rõ rệt vàthường xuyên hơn, tác động rõ rệt đến sinh hoạt, học tập, làm việc và nảy sinhcác bệnh thực thể khác Nếu tiếp tục không được chẩn đoán và can thiệp kịpthời thì việc trị liệu sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều
Không chỉ vậy, RNTT trong những năm gần đây được nhắc đến nhiềuhơn, đặc biệt là với trẻ em Theo Tổ chức Y tế thế giới, RNTT là loại bệnhphổ biến nhất, đứng đầu trong danh sách bệnh tật của con người, vượt lên cảHIV/AIDS, các bệnh nhiễm trùng thông thường và tim mạch Theo báo cáocủa Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ trẻ em bị rối nhiễu tâm trí trong cộng
Trang 9đồng đã được nhận định là ở mức phổ biến từ 10% đến 20% ở các nước pháttriển (WHO 2001) Với các nước đang phát triển nơi còn rất nhiều trẻ emđang phải sống trong nghèo khổ, thiếu ăn, bệnh tật, bạo lực và chiến tranh,ước tính tỷ lệ này ít nhất cũng ở mức tương tự, nếu không nói là cao hơn
Theo Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD),
có tới 20% trẻ bị RNTT Những rối nhiễu từ nhẹ mà không được phát hiện vàđiều trị kịp thời sẽ làm tăng sự trầm trọng của các bệnh khác Theo số liệuđiều tra của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh, năm
2012, toàn tỉnh có 280.180 trẻ em, trong đó trẻ em có rối nhiễu tâm trí, chiếm10% Theo số liệu điều tra của Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninhtriển khai thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu, đề xuấtmột số giải pháp nhằm giảm thiểu rối nhiễu tâm trí trên địa bàn tỉnh QuảngNinh” thì trong tổng số 3.656 trẻ được sàng lọc, tỷ lệ RNTT nói chung chiếmkhoảng 10.0% Nói cách khác, cứ 10 trẻ thì có 1 trẻ có nguy cơ mắc rối nhiễutâm trí, trong đó tỷ lệ cao nhất là nhóm trẻ từ 11-16 tuổi (chiếm gần 17.0%),tiếp đến là nhóm trẻ 2-5 tuổi (chiếm khoảng 12.0%)
Từ những thực trạng trên, sinh viên lựa chọn nghiên cứu về trẻ RNTT
mà không là đối tượng trẻ em khác bởi hiện tượng RNTT ở trẻ em xảy rangày càng nhiều Trong khi đó, lâu nay, việc chăm sóc trẻ mới chỉ chú trọng
về mặt thể chất Thực tế trẻ mắc bệnh cùng những hệ quả nghiêm trọng của
nó cho thấy đây không còn là chuyện riêng dưới mỗi mái nhà RNTT ở trẻ em
có những biểu hiện bất thường ở trẻ ngay từ những năm đầu đời như: Quấykhóc thường xuyên, biếng ăn, bám mẹ, chậm nói, chơi một mình, mất tậptrung, không biết giao tiếp bằng mắt, tự làm đau bản thân… Nếu không đượcđiều trị thích hợp và hỗ trợ kịp thời sẽ khiến cho đời sống tình cảm và quan hệ
xã hội trở nên phức tạp hơn, tình trạng càng thêm trầm trọng, bệnh nhân dần
bị tách hẳn ra khỏi cuộc sống đời thường, một bộ phận sẽ tìm đến cái chếtbằng tự tử Bởi vậy, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời RNTT ở trẻ là rất cầnthiết Trẻ bị RNTT nếu không được phát hiện sớm để có biện pháp can thiệp,
Trang 10trị liệu kịp thời sẽ gây ra các tổn thương bệnh lý tâm thần khó hồi phục và trởthành gánh nặng cho gia đình và xã hội Đặc biệt đối với trẻ em, nếu khôngđược điều trị thích hợp và hỗ trợ kịp thời sẽ khiến cho đời sống tình cảm vàquan hệ xã hội trở nên phức tạp hơn, tình trạng càng thêm trầm trọng, ảnhhưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ Điều này khiến cho trẻ gặp rấtnhiều khó khăn trong quá trình hòa nhập cộng đồng về sau Hầu hết các emđều mang tâm lý mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp khi ra ngoài cộng đồng Điềunày còn khó khăn hơn khi không nhận được những sự sẻ chia, cảm thông từmọi người xung quanh.
Với những lý do trên, sinh viên quyết định lựa chọn đề tài “Ứng dụng
phương pháp công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ trẻ RNTT hòa nhập cộng đồng” (Nghiên cứu trường hợp tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh
Quảng Ninh)
2 Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến trẻ em RNTT
Tình hình nghiên cứu trên thế giới về các công trình liên quan đến trẻ RNTT:
Thứ nhất, những nghiên cứu về RNTT
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều nhà khoa học trên thế giới tiến hành những nghiên cứu về RNTT Có thể nêu một số dẫn chứng như sau:
Hướng nghiên cứu về nguyên nhân dẫn tới RNTT
Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã tậptrung vào việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến RNTT Dựa vào các nghiên cứu
cụ thể, các nhà nghiên cứu đã bước đầu đưa ra những nhận định, những giảthuyết khoa học theo quan điểm và lập trường nghiên cứu của cá nhân vềnguyên nhân dẫn đến RNTT của trẻ Hội đồng nghiên cứu Y tế và Sức khỏe
Úc (National Health and Medical Research Council - NHMRC) (2001),nghiên cứu về nguyên nhân của RNTT ở trẻ và đưa ra một số nguyên nhânsau: 1) Các nguyên nhân về gen/di truyền; 2) Các nhân tố môi trường; 3)Những bất thường về sinh lý; 4) Bất thường về tâm lý
Trang 11Hướng nghiên cứu mô tả về RNTT và tỷ lệ mắc RNTT
Từ việc mô tả chung nhất các biểu hiện của RNTT, nghiên cứu của cácnhà khoa học trên thế giới đã đi sâu tìm hiểu từng biểu hiện cụ thể của bệnh.Đại diện cho hướng nghiên cứu này có các nhà khoa học như: Gaspard Itard,Hugh Blair, Eugen Bleuler, Hans Asperger, Leo Kanner v.v
Đã có khá nhiều nghiên cứu về tỷ lệ mắc RNTT trên thế giới Theo báocáo của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ trẻ em bị RNTT trong cộng đồng
đã được nhận định là ở mức phổ biến từ 10% đến 20% ở các nước phát triển(WHO 2001)
Hướng nghiên cứu về các biện pháp giáo dục và trị liệu RNTT
Các nghiên cứu về phương pháp giáo dục và trị liệu cho trẻ RNTT khá
đa dạng và phong phú
Phương pháp ABA (Applied Behavior Analysis - Phân tích hành vi ứngdụng) Đây là một trong số những phương pháp khá hữu hiệu để dạy trẻ tự kỷ
Từ đầu những năm 1960, ABA đã được hàng trăm nhà trị liệu sử dụng để dạy
kỹ năng giao tiếp, kỹ năng vui chơi, kỹ năng tương tác xã hội, kiến thức họcđường, tự chăm sóc bản thân, kỹ năng làm việc và những kỹ năng sống trongcộng đồng Những kĩ năng đặc biệt được dạy bằng cách chia các hành vi rathành từng bước nhỏ, dạy một bước trong một thời điểm và củng cố bước đó.Nhiều nghiên cứu cho thấy ABA cải thiện đáng kể tiến bộ của trẻ, đặc biệt làcải thiện ngôn ngữ và khả năng nhận thức cho trẻ Phương pháp ABA do tácgiả Ivar Lovaas và các bạn đồng nghiệp đã nghiên cứu và phát triển vàonhững năm 1990
Phương pháp TEACCH (Treatment and Education Autistic ChildrenCommunication Handicap - Trị liệu và giáo dục trẻ tự kỷ và trẻ khuyết tật vềgiao tiếp) là phương pháp giáo dục và dạy dỗ dành cho trẻ tự kỷ và mắcchứng rối loạn, khó khăn trong việc diễn tả mình và trong quan hệ tiếp xúcvới người khác TEACCH là một cách tiếp cận theo suốt cuộc đời nhằm giúpnhững người bị tự kỷ mà mục tiêu của nó là trang bị cho trẻ một cuộc sống
Trang 12hữu ích trong cộng đồng Phương pháp TEACCH luôn tập trung vào cá nhân,xây dựng trên những kỹ năng và cơ sở có sẵn Chương trình TEACCH luônbao gồm: đánh giám kế hoạch giáo dục cá nhân, đào tạo kỹ năng xã hội, kỹnăng nghề nghiệp, hướng dẫn phụ huynh, tư vấn cho nhà trường Bên cạnh
đó, các khả năng học hỏi của trẻ còn được đánh giá bằng PEP
Phương pháp PECS (Pictures Exchange Communication System - Hệthống giao tiếp trao đổi hình) PECS là một công cụ tốt giúp trẻ giao tiếpkhông lời PECS cho phép trẻ lựa chọn và giao tiếp nhu cầu Hệ thống giaotiếp trao đổi hình ảnh là một công cụ hết sức quan trọng trong việc can thiệpchứng tự kỷ Trong PECS, ngôn ngữ lời nói được thay thế bằng sử dụng thẻhình cho giao tiếp Khi trẻ tự kỷ chưa có ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ bị hạn chế,hình ảnh sẽ giúp trẻ yêu cầu người khác và thực hiện yêu cầu của người khác.Hình ảnh lúc này là trung gian để chuyển tải thông tin diễn ra mối quan hệtương tác giữa trẻ tự kỷ và người lớn Theo các chuyên gia về phương phápnày thì tình trạng giao tiếp của trẻ khá lên rất nhiều khi sử dụng phương phápPECS Đây được coi là phương pháp hỗ trợ cho ngôn ngữ trong giao tiếp vàgóp phần hình thành ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ
Thứ hai, các nghiên cứu trên thế giới về những vấn đề liên quan đến công tác xã hội đối với vấn đề RNTT ở trẻ em:
Theo báo cáo của Bộ Y tế Trung Quốc, nước này có khoảng trên 1,6triệu trẻ em RNTT (2006) Với đặc trưng là để lại hậu quả lâu dài trong suốtcuộc đời nếu không được phát hiện và can thiệp sớm Về mặt nhân văn đây làvấn đề xã hội cần hỗ trợ, can thiệp; về mặt kinh tế xã hội, việc can thiệp sớm
sẽ giúp giảm bớt gánh nặng kinh tế xã hội Nghiên cứu của Mỹ cho biết con
số đánh giá đối với những trẻ sinh vào năm 2000, toàn bộ chi phí chi suốtcuộc đời một đứa trẻ có vấn đề về sức khỏe tâm thần là 3,74 triệu đô la Mỹ,trong đó chi phí lớn nhất là mất sức lao động chiếm 60% tổng chi phí Nhưvậy, với số lượng lớn trẻ em RNTT, tổn hại do không có khả năng lao động làmột con số rất lớn
Trang 13Sự tham gia của công tác xã hội trong việc nghiên cứu, hỗ trợ trẻ emRNTT cũng như gia đình có trẻ em RNTT trên thế giới đã và đang dành đượcnhiều sự quan tâm của các nhà hoạt động công tác xã hội cũng như các tổchức xã hội khác Điều này khẳng định tầm quan trọng của chuyên ngànhcông tác xã hội trong lĩnh vực tư vấn, can thiệp, trị liệu cho trẻ em RNTT.
Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam về các công trình nghiên cứu liên quan đến trẻ em RNTT
Ở Việt Nam, từ năm 2000 trở lại đây, vấn đề trẻ em RNTT đã đượcnhiều tác giả nghiên cứu quan tâm Theo đó, các trung tâm dạy trẻ em RNTTlần lượt ra đời, các bệnh viện mở ra các khoa để can thiệp, trị liệu cho trẻ emRNTT
Năm 2013, trong 02 cuốn tài liệu “Kỹ năng chăm sóc trẻ em RNTTdành cho cha mẹ” và “Kỹ năng tư vấn, can thiệp, trị liệu cho trẻ em RNTTdành cho nhân viên công tác xã hội” do Trung tâm công tác xã hội tỉnh QuảngNinh thực hiện đã đưa ra những thông tin cơ bản về các vấn đề RNTT thườnggặp ở trẻ em; những kiến thức kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ và quy trìnhkhám, đánh giá và điều trị, cải thiện tình hình cho các trẻ em RNTT
Luận án tiến sĩ chuyên ngành tâm lý học xã hội “Rối nhiễu tâm lý trẻ emsống trong gia đình có bạo lực” của tác giả Nguyễn Bá Đạt bảo vệ năm 2014
đã đưa ra được thực trạng rối nhiễu tâm lý ở trẻ em sống trong gia đình bạolực và phân tích các yếu tố ảnh hưởng làm gia tăng hoặc giảm nhẹ RNTT ởtrẻ em, thử nghiệm biện pháp can thiệp nhóm làm giảm RNTT ở một số trẻ
em sống trong gia đình bạo lực
Bác Sĩ Trần Tuấn trong năm 2006 đã có tài liệu viết tổng quan về yếu
tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm trí ở trẻ em tại Hội nghị cập nhật kiến thứcnhi khoa lần thứ ba, chuyên đề “Rối loạn tâm thần ở trẻ em - Phát hiện vàđiều trị” Hội Nhi khoa Việt Nam; Đại học Y Hà Nội, 5/10/2006
Tại Quảng Ninh cũng đã có một số mô hình, nghiên cứu về tình hình trẻ
em RNTT, cụ thể:
Trang 14Luận văn thạc sĩ với đề tài “Công tác xã hội đối với trẻ em RNTT từthực tiễn Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh” của Đinh Thị HươngThảo đã chỉ ra tiêu chuẩn chẩn đoán RNTT ở trẻ em; thực trạng, nguyên nhân
và nhu cầu của trẻ RNTT cũng như vai trò của nhân viên CTXH đối với trẻRNTT
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu, đề xuất một số giảipháp nhằm giảm thiểu hội chứng RNTT trẻ em trên địa bản tỉnh Quảng Ninh,năm 2013” do Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh thựchiện đã mô tả được thực trạng gánh nặng RNTT trẻ em trên địa bàn tỉnh;nguyên nhân trẻ RNTT, các yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ ; khả năng đápứng của hệ thống công tác xã hội trong công tác phòng chống RNTT trẻ em
Đề án Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh “Hỗ trợ phát triển giáodục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ trong các cơ sở giáo dục trên địabàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020” với mục tiêu chung là hỗ trợ phát triểngiáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, tự kỷ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàntỉnh nhằm thúc đẩy và tăng cường chất lượng giáo dục hòa nhập; thực hiệnquyền và cơ hội của trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ được chăm sóc, giáo dục thườngxuyên, có chất lượng
Từ kết quả nghiên cứu của các đề tài trên, tác giả nhận thấy rằng, các
đề tài nghiên cứu này đều chưa đề cập đến khía cạnh kết hợp sự tham gia củacác nguồn lực gia đình, xã hội vào hỗ trợ trẻ em RNTT; chưa nói đến vai trò,quy trình nghiệp vụ mà nhân viên công tác xã hội sử dụng để hỗ trợ trẻ emRNTT giảm thiểu những hành vi bất thường trong giao tiếp, hay chưa kết nốiđược các dịch vụ xã hội trong công tác xã hội để hỗ trợ trẻ em RNTT cũngnhư gia đình trẻ
Tuy nhiên, đó cũng là những tài liệu bổ ích để tôi đi sâu nghiên cứu và
thực hiện nghiên cứu đề tài: " Ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ trẻ RNTT hòa nhập cộng đồng".
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 153.1 Mục tiêu
- Tiếp cận thân chủ thành công
- Nhận diện được những vấn đề mà thân chủ đang gặp phải là gì vàvấn đề đó ảnh hưởng như thế nào trong việc hòa nhập cộng đồng của thân chủ
- Đưa ra được chương trình và kế hoạch can thiệp cụ thể, chi tiếtnhằm giải quyết được vấn đề của thân chủ
- Trên cơ sở đó đưa ra đề xuất, khuyến nghị những việc cần làm để nângcao
hiệu quả hoạt động cho mô hình
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý thuyết, thao tác hóa các khái niệm
- Xác định cơ sở lý luận nghiên cứu về công tác xã hội đối với trẻ emRNTT
- Ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trợ giúp trẻ emRNTT tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh quảng Ninh
- Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị giúp cho hoạt động công tác
xã hội đối với trẻ em RNTT tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninhđạt được hiệu quả cao hơn
4 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu góp phần cùng với Trung tâm Công tác xã hội tỉnhQuảng Ninh xây dựng và hoàn thiện chương trình can thiệp giúp trẻ tăngcường khả năng phục hồi và hòa nhập cộng đồng
Kết quả nghiên cứu giúp nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng vềvai trò của nghề CTXH, các nhân viên của nghề CTXH, các nhân viênCTXH, cũng như vai trò của hệ thống cung cấp dịch vụ CTXH trong họađộng trợ giúp trẻ RNTT
5 Đối tương, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 16Ứng dụng phương pháp Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ trẻRNTT hòa nhập cộng đồng tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh.
5.2 Khách thể nghiên cứu
Trẻ em RNTT, bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ chính, cán bộ, nhân viêncông tác xã hội tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh
5.3 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: 29/8/2017- 1/10/2017
- Địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm Côngtác xã hội tỉnh Quảng Ninh
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Sử dụng phương pháp Công tác xãhội để xây dựng chương trình và can thiệp với thân chủ Trong tiến trìnhcan thiệp, tôi đã tiến hành thực hiện tiến trình công tác xã hội cá nhân baogồm 6 bước để can thiệp giải quyết vấn đề Thông qua việc ứng dụng cácphương pháp và kỹ năng công tác xã hội kết hợp với việc vận dụng lý thuyết
đã học vào quá trình can thiệp cho thân chủ
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát được sử dụng nhằm mục đích thu thập nhữngthông tin thực nghiệm cho nghiên cứu Thông qua quan sát, nhân viên côngtác xã hội có thể thấy được những khó khăn, hạn chế trong cuộc sống của trẻRNTT để có những định hướng chính xác hơn trong việc hỗ trợ, can thiệp trịliệu tâm lý cho trẻ rối nhiễu Cụ thể, NVXH sẽ tiến hành quan sát một số khía
cạnh sau: Quan sát hành vi, thái độ của trẻ thông qua các hoạt động vui chơi;
Quan sát sự tương tác của trẻ với mọi người xung quanh; Quan sát ngôn ngữ
sử dụng của trẻ; Quan sát giao tiếp mắt, chỉ tay và các cử chỉ khác của trẻ
Đối với thân chủ: Khi tiếp xúc với thân chủ, tôi quan sát các biểu hiện
của thân chủ, đánh giá những điểm mạnh điểm yếu của thân chủ Việc nàygiúp cho tôi tìm thấy năng lực bên trong của thân chủ Bên cạnh đó, tôi cũng
Trang 17chú ý quan sát những bài tập trị liệu của thân chủ, quan sát thái độ của thânchủ, quan sát mức độ tiến triển qua những buổi trị liệu.
Đối với cán bộ, nhân viên trung tâm: Tôi quan sát xem cách thức thể
hiện vai trò và kỹ năng chuyên môn của mỗi thành viên Quan sát thái độ củacác cán bộ trong quá trình hỗ trợ trẻ Qua đó, tôi có thể học hỏi thêm về cáchlàm việc nghiêm túc và hiệu quả, các điều phối công việc và quản lý thời giancủa mình
Nhân viên xã hội trực tiếp trị liệu cho trẻ: Quan sát các kỹ năng và
chuyên môn của nhân viên trị liệu, thái độ cũng như cách xử lý tình huốngcủa nhân viên trị liệu đối với trẻ
6.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp này được sử dụng kết hợp với các phương pháp khácnhư: quan sát, phân tích tài liệu… để có được những thông tin có chiều sâu,đặc biệt là trong việc khai thác thông tin liên quan đến nhu cầu, mong muốncủa nhóm đối tượng, những rào cản về sự tự ti, những khó khăn của họ gặpphải trong cuộc sống khi có con bị khuyết tật
Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập thông tin đầy đủ, chính xáchơn về thái độ của cha, mẹ trẻ trong việc chăm sóc và giáo dục con khi trẻ bịRNTT, nhận thức về vai trò, trách nhiệm của gia đình đối với trẻ, quyền củatrẻ khuyết tật…
Trong nghiên cứu này, nhà nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu 08 trườnghợp, trong đó có: 01 người là lãnh đạo Trung tâm, 01 người là Trưởng phòng Canthiệp - Hỗ trợ, 03 người là nhân viên phòng khám tại trung tâm, 03 người là phụhuynh học sinh tại trung tâm
Trang 18- Quá trình thành lập Trung tâm
- Cơ sở khoa học, thực tiễn
- Số lượng cán bộ nhân viên trong trung tâmTrưởng phòng
Can thiệp- Hỗ
trợ
01 - Số lượng nhân viên trong phòng
- Nhiệm vụ của từng nhân viên
- Có bao nhiêu nhân viên trực tiếp thâm gia vàoviệc trị liệu, hỗ trợ trẻ
- Thời gian thành lập phòng trị liệu tại trung tâm
- Mục đích, mục tiêu của phòng trị liệu
- Đối tượng trẻ đến trị liệu
- Kế hoạch hoạt động của phòng trị liệuNhân viên trị
liệu tại Trung
tâm
03 Tìm hiểu thông tin về nhân viên:
- Thời gian công tác tại trung tâm
- Chuyên môn chính được đào tạo
- Đã từng trị liệu cho bao nhiêu trẻ
- Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình trịliệu
Thông tin về đối tượng đến trị liệu:
- Thành phần đối tượng (giới tính, độ tuổi)
- Tình trạng bệnh, tâm lý
- Mức độ tham gia
- Đặc điểm của đối tượng (thể chất, tâm lý, nhậnthức)
Thông tin về hoạt động của phòng trị liệu:
- Cách thức lên kế hoạch trị liệu đối với từng trẻ
- Những phương pháp đánh giá khi tiếp nhận trẻ
- Kế hoạch trị liệu cho trẻ trong thời gian bao lâu
- Phương pháp đánh giá trẻ sau khi trị liệu
- Những kết quả đạt được sau khi trị liệuPhụ huynh của 03 Thông tin về thân chủ:
Trang 19trẻ - Tên, tuổi, ngày sinh, quê quán
- Đã cho con đi khám ở những chỗ nào?
- Thời gian đến trị liệu
Thông tin về gia đình trẻ
- Bố mẹ làm nghề gì, gia đình có mấy người
- Môi trường sống xung quanh trẻ
- Trước lúc sinh và sau khi sinh sức khỏe mẹ cótốt không? Có dung thuốc gì trong quá trìnhmang thai và sau khi sinh con không?
Bảng 1: Đề cương phỏng vấn sâu
6.3 Phương pháp phân tích tài liệu
Thu thập, phân tích tài liệu là một phương pháp được sử dụng khá phổbiến trong các đề tài nghiên cứu Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả đã sửdụng phương pháp phân tích tài liệu trên cơ sở có sự sàng lọc để thu thậpthông tin, số liệu, để xem xét, phân tích các cơ sở lý luận phục vụ cho đề tàinghiên cứu
Để có số liệu cụ thể, chính xác về các vấn đề liên quan, tác giả nghiêncứu đã tìm hiểu một số tài liệu như: các nghiên cứu về vai trò của nhân viên
xã hội hoạt động trong lĩnh vực trợ giúp trẻ em RNTT trong và ngoài nước;tài liệu tập huấn chuyên đề cho cha, mẹ trẻ của Trung tâm trợ giúp gia đình vàtrẻ rói nhiễu tâm trí; báo cáo tổng kết hàng năm của trung tâm Công tác xã hộitỉnh Quảng Ninh và các tài liệu liên quan khác Sử dụng phương pháp phântích tài liệu giúp tác giả có cái nhìn tổng quát về vấn đề nghiên cứu; qua đótác giả tìm cho mình cái nhìn mới, cách tiếp cận mới và hướng nghiên cứu
Trang 20mới cho đề tài của mình.
6.4 Phương pháp công tác xã hội cá nhân
Tiến trình CTXH cá nhân dùng trong nghiên cứu thực nghiệm với trẻ
em RNTT Tiến trình công tác xã hội cá nhân là quá trình bao gồm các bướccủa các hoạt động do nhân viên công tác xã hội và đối tượng thực hiện để giảiquyết vấn đề Đây là những bước chuyển tiếp theo thứ tự logic, nhưng trongquá trình giúp đỡ có những bước kéo dài suốt quá trình như thu thập dữ liệu,thẩm định và lượng giá Tiến trình công tác xã hội cá nhân bao gồm 7 bước đólà:
Bước 1: Tiếp cận đối tượng và xác định vấn đề ban đầu
Bước 2: Thu thập thông tin
Trang 21PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1 Các khái niệm công cụ liên quan
a Khái niệm trẻ em
Có nhiều khái niệm về trẻ em:
Theo Điều 1, Công Ước về Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc thì: “Trẻ
em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó qui định tuổi thành niên sớm hơn”
Pháp luật của Việt Nam cũng có các quy định liên quan đến việc xácđịnh đối tượng trẻ em, nhằm đảm bảo những nghĩa vụ và quyền lợi tốt nhất của
trẻ em Theo Luật trẻ em năm 2016: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”.
Như vậy, khái niệm trẻ em có thể được hiểu là: Trẻ em là những ngườidưới 16 tuổi
trong khuôn khổ nghiên cứu quốc tế về nghèo khổ trẻ em Young Lives tiếnhành tại Việt Nam và được diễn giải chi tiết lần đầu tiên trên báo Sức KhỏeĐời Sống (cơ quan ngôn luận của Bộ Y Tế) năm 2007
Theo Nguyễn Đình Chắt đăng trên tạp chí khoa học Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh - số 8 năm 2015 thì: RNTT là rối loạn tâm thần thể nhẹ dẫn đến mất khả năng kiểm soát hành vi khiến cho chủ thể không thể hiện được thái độ, thực hiện được các hành vi ứng xử như những người khác vẫn thể hiện và thực hiện một cách bình thường.
c. Khái niệm trẻ em RNTT
Trang 22RNTT trẻ em là sự xáo trộn, mất cân bằng trong đời sống tâm lý, biểuhiện thành những cảm xúc, nhận thức và hành vi kém thích nghi, gây ra sựphiền muộn cho chính bản thân trẻ em và những người thân xung quanh, cảntrở trẻ em thực hiện các hoạt động trong gia đình và nhà trường
Khái niệm RNTT ở trẻ em giúp các bậc cha mẹ nhìn nhận khách quanhơn về những biểu hiện bất thường ở trẻ ngay từ những năm đầu đời như:quấy khóc thường xuyên, biếng ăn, bám mẹ, chậm nói… hoặc biểu hiện lơđãng, nghịch ngợm, quậy phá, giảm sút trong kết quả học tập ở trẻ độ tuổi họcđường
d Khái niệm hòa nhập cộng đồng
Hòa nhập cộng đồng là quá trình tác động tích cực của cha mẹ, ngườithân và xã hội; cùng với đó là sự cố gắng và nỗ lực của bản thân trẻ để trẻ cóthể sinh hoạt và có đời sống tinh thần bình thường như bao trẻ em khác; cókhả năng giao tiếp và trở thành người có ích cho xã hội
e Khái niệm Công tác xã hội cá nhân
CTXH cá nhân là một trong những phương pháp cơ bản của CTXH Córất nhiều định nghĩa liên quan đến CTXH với cá nhân Sau đây là một sốđịnh nghĩa của một số tác giả, tổ chức tiêu biểu:
CTXH cá nhân được định nghĩa là“hệ thống giá trị và phương pháp được các nhân viên xã hội chuyên nghiệp sử dụng, trong đó các khái niệm
về tâm lý xã hội, hành vi và hệ thống được chuyển thành các kỹ năng giúp
đỡ cá nhân và gia đình giải quyết những vấn đề về nội tâm lý, quan hệ giữa các cá nhân, kinh tế xã hội và môi trường thông qua các mối quan hệ một - một (Farley O.W, 2000)
CTXH cá nhân là hoạt động dịch vụ xã hội trực tiếp hướng đến cácthân chủ do các nhân viên cộng đồng thực hiện Các nhân viên này phải cócác kỹ năng trong việc giải quyết các vấn đề về nguồn lực, các vấn đề về xãhội và xúc cảm Đây là một hoạt động mang tính chuyên ngành để qua đó cácnhu cầu của thân chủ được đánh giá trong các bối cảnh xã hội và quan hệ xã
Trang 23hội của cá nhân đó Nhân viên xã hội cá nhân hướng đến nâng cao sức mạnhcủa các thân chủ nhằm giải quyết các vấn đề và đối mặt các vấn đề một cáchhiệu quả trong môi trường sống của thân chủ Các dịch vụ thông qua nhânviên xã hội bao trùm nhiều vấn đề từ việc trợ giúp về vật chất đến các vấn đề
tham vấn phức hợp (Trích từ Specht và Vickery, Integrating Social Work Methods 1977 Allen and Unwin London).
Theo Bùi Thị Xuân Mai, CTXH cá nhân trước hết được khẳng địnhnhư là một phương pháp chuyên nghiệp được các nhân viên xã hội sử dụng để
hỗ trợ cá nhân vượt qua khó khăn trong việc thực hiện các chức năng xã hộicủa họ Với phương pháp này nhân viên xã hội can thiệp giải quyết vấn đềcủa cá nhân trong mối quan hệ tương tác với môi trường xã hội của cá nhân
đó Gia đình cũng được coi như một trường hợp (một case) với các mối quan
hệ đặc thù giữa các cá nhân trong gia đình đó, vì thế đã được xếp vào phươngpháp CTXH cá nhân Như vậy cá nhân có thể được hiểu rộng hơn là một casehay một trường hợp cụ thể, cần sự quan tâm sâu sắc Vì thế trong phươngpháp này, nhân viên xã hội có điều kiện nhấn mạnh vào nguyên tắc cá thể hóa
sự giúp đỡ đối với thân chủ là một cá nhân hay đối với trường hợp là cả giađình
1.1.2 Lý thuyết ứng dụng trong đề tài
Trong phạm vi đề tài này, sinh viên sử dụng các lý thuyết chính sau:
Abraham Maslow (1908-1970), nhà tâm lý học gốc Do Thái là nhà tiênphong trong trường phái Tâm lý học nhân văn bởi hệ thống lý thuyết về thangbậc nhu cầu Lý thuyết này có tầm ảnh hưởng rộng rãi và được ứng dụng ởnhiều lĩnh vực khoa học
Maslow đã chia các nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc: nhu cầu cơbản, nhu cầu về an toàn, nhu cầu về xã hội, nhu cầu về được quý trọng và nhucầu được thể hiện mình
Trang 24Nhu cầu cơ bản (basic needs): Đây là những nhu cầu sinh học Bao
gồm cả nhu cầu về không khí, nước uống, thức ăn, quần áo, nhà ở, nghỉngơi… Nếu nhu cầu này không đạt đực thì sẽ không thể tiến thêm ở bậc nhucầu tiếp theo
Nhu cầu an toàn (safety needs): Khi tất cả các nhu cầu sinh học được
thỏa mãn và không còn làm cho con người lo lắng, bận tâm thì nhu cầu cho sự
an toàn có thể phát sinh Đó là được sống trong thế giới hòa bình, không cóchiến tranh, bạo lực, các hiểm họa, xung đột vũ trang…
Nhu cầu xã hội (social needs): Khi nhu cầu sinh học và nhu cầ an toàn được đáp ứng thì nhu cầu xã hội như tình cảm, tình yêu xuất hiện Là con
người trong xã hội, con người có các nhu cầu giao tiếp, nhu cầu sự yêuthương, chia sẻ Họ không muốn sự cô đơn, bị bỏ ra ngoài lề xã hội, họ mongmuốn có hạnh phúc gia đình, tham gia và thuộc vào một nhóm nào đó (giađình, bạn bè, cộng đồng)
Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs): Khi ba loại nhu cầu trên
được đáp ứng, nhu cầu lòng tự trọng có thể phát sinh Tự tôn trọng là giá trịcủa chính cá nhân mỗi người, được người khác tôn trọng chính là sự mongmuốn được người khác thừa nhận giá trị của mình, được chấp nhận có vị trítrong một nhóm người, cộng đồng, xã hội Khi những nhu cầu này được thỏamãn, con người cảm thấy tự tin chính mình và cảm thấy mình có giá trị như làmột con người trên thế giới, không thua gì ai cả Nếu không được như thế, khinhững nhu cầu này mất đi, con người cảm thấy kém cỏi, yếu đuối, bất lực và
vô giá trị
Nhu cầu được thể hiện mình (self- actualizing needs): Khi tất cả các nhu
cầu nói trên được thỏa mãn, thì nhu cầu muốn hiện thực hóa, tự chứng tỏ bảnthân xuất hiện Maslow mô tả việc tự chứng tỏ bản thân như là nhu cầu vốn dĩcủa con người và họ có khả làm được điều đó, có nghĩa họ được “sinh ra là đểthể hiện chính mình” Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn tự khẳng định
Trang 25mình và được xã hội tạo điều kiện để hoàn thiện, phát triển cá nhân [7, tr83]
Hệ thống nhu cầu của Maslow được thể hiện dưới hình thức kim tựtháp Nhu cầu ở bậc thấp thì xếp ở phía dưới Các nhu cầu trên luôn có sự tồntại và đan xen lẫn nhau Chính vì vậy, thang bậc nhu cầu của Maslow có ýnghĩa rất quan trọng trong việc ứng dụng khi can thiệp để xác định, đánh giánhu cầu thực tế của thân chủ Khi xác định được những nhu cầu nào là quantrọng và cần được đáp ứng đầu tiên thì nhân viên xã hội sẽ có cơ sở để thiếtlập kế hoạch can thiệp và huy động các nguồn lực liên quan Có thể nói, quátrình thực hành công tác xã hội là quá trình trợ giúp thân chủ trong việc đápứng và tự đáp ứng một cách bền vững những nhu cầu còn thiếu hụt của mình
Nhân viên xã hội khi trợ giúp các nhóm đối tượng yếu thế cần xem xétnhững nhu cầu của họ, nếu thấy nhu cầu nào họ chưa được đáp ứng và cầngiúp họ làm gì để đáp ứng được nhu cầu đó để đảm bảo cho cá nhân được tồntại và phát triển Trong nghiên cứu này, sinh viên lựa chọn thuyết nhu cầu đểxem xét những nhu cầu, mong muốn của trẻ RNTT, từ đó có thể xem các hoạtđộng trong CTXH hiện nay có đáp ứng được các nhu cầu của trẻ hay không
Từ đó, có thể đề xuất các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ
Đại diện cho thuyết thân chủ trọng tâm là Carl Rogers - nhà tâm lý họclâm sàng (1902 - 1987) Ông là một trong những nhà tâm lý học lớn nhất thế
kỷ XX Cách tiếp cận thân chủ trọng tâm (Client - centred therapy) được ra đời
và phát triển vào những năm cuối của thập kỷ 40 Rogers cũng chịu ảnh hưởngbởi trào lưu tư tưởng của Roosevelt vào thập niên 1930, từ đó hình thành nênquan điểm lạc quan của Rogers về bản chất con người và niềm tin rằng conngười cần phải được đối xử một cách tôn trọng và có lý lẽ ngay cả khi hành vicủa họ không phải lúc nào cũng hợp lý.Lý thuyết của ông được biết đến rộngrãi vào thập kỷ 60 và 70 là sự tiến bộ về trị liệu tâm lý trong phong trào củatrường phái nhân văn.Thuyết Thân chủ trọng tâm là thuyết lấy con người làm
Trang 26trung tâm, thuyết tập trung vào làm rõ cái “tôi” tìm kiếm sự thể hiện chochính bản thân mình.Thuyết này rất quan trọng trong trị liệu tâm lý, tham vấncho thân chủ [7, tr 89]
Lý thuyết này cho rằng cá nhân có khó khăn tâm lý xã hội là do họ tậpnhiễm cách ứng xử không phù hợp Nhiệm vụ của nhà tham vấn trong quá trìnhgiúp đỡ là hỗ trợ họ tháo bỏ những rào cản trong môi trường xã hội, giúp họ hiểuđược chính mình, chấp nhận hoàn cảnh và tự điều chỉnh bản thân để đạt đượctrạng thái cân bằng
Trị liệu thân chủ trọng tâm dựa trên quan điểm tích cực của mỗi ngườirằng mỗi thân chủ luôn vận động để hoàn thiện bản thân Trong nghiên cứu củamình tôi sử dụng thuyết thân chủ trọng tâm với mục đích là tạo ra được bầukhông khí an toàn và tin tưởng, tạo ra một môi trường thuận lợi cho phép thânchủ học cách hành động để đạt đến sự tự khuyến khích và tự hiện thực hoá,giúp họ tự khám phá bản thân, tự ý thức được hoàn cảnh, vấn đề và tiềm năngcủa mình Nhiệm vụ của nhân viên xã hội là giúp thân chủ nhận biết được tiềmnăng của chính họ, giúp thân chủ rỡ bỏ những "rào cản tâm lý" đang hạn chế
sự bày tỏ khuynh hướng tích cực vốn có và giúp thân chủ làm sáng tỏ, hiểu rõbản thân và tự hiện thực hoá những tiềm năng của bản thân, tạo điều kiện dễdàng cho sự phát triển tâm lý lành mạnh ở thân chủ Thân chủ được xem như
là một chủ thể có hiểu biết, họ phải được hiểu, được chấp nhận để nhân viên
xã hội có thể cung cấp những loại hình trợ giúp họ được tốt hơn
Theo từ điển tiếng việt: “Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố cùng loại,hoặc cùng chức năng có quan hệ, hoặc liên quan đến nhau chặt chẽ làm thànhmột hệ thống thống nhất” Khái niệm này nhấn mạnh đến hệ thống là một tậphợp gồm nhiều yếu tố cùng loại hoặc cùng chức năng có quan hệ hoặc liên hệvới nhau một cách chặt chẽ làm thành một thể thống nhất Theo định nghĩacủa lý thuyết công tác xã hội hiện đại: “Hệ thống là tập hợp các thành tố đượcsắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất” Như vậy, có
Trang 27thể hiểu hệ thống là một tập hợp các phần tử (hay bộ phận) có liên hệ vớinhau, tác động qua lại với nhau và với môi trường một cách có quy luật để tạothành một thể thống nhất, có thể thực hiện một số chức năng hay mục tiêunhất định.
Lý thuyết hệ thống coi mỗi hệ thống có một ranh giới nhất định; một hệthống có thể bao gồm các hệ thống phụ và nằm trong mọi hệ thống lớn; các
hệ thống có thể trao đổi với nhau hay khép kín; một tác động đầu vào sẽ dẫntới một sản phẩm đầu ra qua hệ thống; một hệ thống có thể ổn định hay biếnđộng [7, tr 86]
Do đó, con người là một bộ phận của xã hội, đồng thời cũng tạo nênnhững phần tử nhỏ hơn Ngoài ra, các hệ thống có sự liên hệ chặt chẽ vớinhau và tác động qua lại lẫn nhau Nếu một hệ thống thay đổi sẽ kéo theo sựthay đổi của các hệ thống khác
Thuyết này được áp dụng cho các hệ thống xã hội như nhóm, các giađình, các xã hội cũng như các hệ thống sinh học Lý thuyết hệ thống trongcông tác xã hội nhấn mạnh yếu tố xã hội, nó được sử dụng để làm việc với cáthể, làm cho các cá nhân có hành vi phù hợp với xã hội
Qua đây có thể thấy rằng, thuyết hệ thống có ý nghĩa rất lớn Thuyết hệthống cung cấp cho nhân viên xã hội có cái nhìn toàn diện về vấn đề thân chủđang gặp phải và có kế hoạch giúp đỡ họ một cách hiệu quả Thuyết này quantrọng trong việc xác định những yếu tố trong hệ thống sinh thái mà thân chủđang sống, nhân viên xã hội sẽ nhìn nhận xem thân chủ liên hệ chặt chẽ vớiyếu tố nào, chưa chặt chẽ với yếu tố nào Hệ thống gia đình, bạn bè, trườnglớp là những nguồn lực giúp đỡ trẻ RNTT trong quá trình trị liệu, đó là nhữngđiểm tựa, nguồn động viên của trẻ Sự phối hợp chặt chẽ với gia đình và nhânviên CTXH sẽ giúp cho trẻ có những điều kiện để phát triển tốt nhất Từ đó,song song với quá trình can thiệp với từng vấn đề cụ thể, nhân viên công tác
xã hội có thể kết hợp, huy động được các nguồn lực có sẵn, những hệ thống
Trang 28chính sách cần thiết còn ẩn hoặc thân chủ chưa có điều kiện để tiếp nhận đểgiúp cho quá trình can thiệp hiệu quả.
1.2 Sơ lược về trẻ RNTT
RNTT trẻ em là sự xáo trộn, mất cân bằng trong đời sống tâm lý, biểuhiện thành những cảm xúc, nhận thức và hành vi kém thích nghi, gây ra sựphiền muộn cho chính bản thân trẻ em và những người thân xung quanh, cảntrở trẻ em thực hiện các hoạt động trong gia đình và nhà trường
Khái niệm RNTT ở trẻ em giúp các bậc cha mẹ nhìn nhận khách quanhơn về những biểu hiện bất thường ở trẻ ngay từ những năm đầu đời như:quấy khóc thường xuyên, biếng ăn, bám mẹ, chậm nói… hoặc biểu hiện lơđãng, nghịch ngợm, quậy phá, giảm sút trong kết quả học tập ở trẻ độ tuổi họcđường
Ở mức độ nhẹ, RNTT thể hiện dưới dạng các triệu chứng rất chungchung như: nhức đầu, mệt mỏi không có nguyên nhân rõ ràng, chán ăn, họctập sút kém, làm việc rất khó tập trung, cáu giận vô cớ hoặc lo lắng quá mức.Hiện tượng chán ăn, khóc đêm ở trẻ nhỏ; đau đầu, mất ngủ, đái dầm, bỏ học ởtrẻ lớn; nặng nữa là trầm ngâm hoặc kích động, quậy phá trong một khoảngthời gian đủ dài vượt quá ngưỡng cơ thể tự điều chỉnh Giai đoạn này bệnhthường bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh thực thể khác hoặc bị bỏ qua Nếukhông được phát hiện, vòng xoắn rối nhiễu nặng dần lên, các triệu chứng trêntrở nên rõ rệt và thường xuyên hơn, tác động rõ rệt đến sinh hoạt, học tập, làmviệc và nảy sinh các bệnh thực thể khác Nếu tiếp tục không được chẩn đoán
và can thiệp kịp thời, người bệnh có thể rơi vào trạng thái cô đơn, dần xa lánhbạn bè, người thân, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, bỏ học, bỏ nhà đi langthang, có hành động hủy hoại thân thể hoặc toan tính tự tử
Trang 29CHƯƠNG 2: CƠ SỞ HÌNH THÀNH MÔ HÌNH TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO TRẺ RNTT ÁP DỤNG TẠI TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI
TỈNH QUẢNG NINH 2.1 Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn
2.1.1 Cơ sở khoa học
RNTT ở trẻ em được các bậc cha mẹ, người lớn nhìn nhận như lànhững biểu hiện bất thường ở trẻ ngay từ những năm đầu đời như quấy khócthường xuyên, biếng ăn, lơ đãng, bám mẹ, chậm nói, nghịch ngợm quá mức,thiếu tập trung Các biểu hiện này được đề cập ngay từ giai đoạn đầu của trẻ,điều này sẽ giúp cho can thiệp có hiệu quả tốt hơn, ít gây các biến chứng đốivới quãng đời sau này của trẻ Phòng chống RNTT ở trẻ em được xem là mộtnội dung vừa có ý nghĩa nhân đạo vừa có ý nghĩa kinh tế xã hội Bản thân trẻ
em bị RNTT hoặc trẻ em có nguy cơ cao mắc RNTT chính là nhóm yếu thếcần sự hỗ trợ kịp thời từ các ban ngành liên quan Y học ngày nay nhận thấy
để điều trị khỏi hoặc giữ ổn định cho trẻ bị RNTT nhằm giúp trẻ hòa nhập vớicuộc sống thường ngày chính là sự kết hợp giữa hóa dược trị liệu, tâm lý trịliệu và can thiệp môi trường sống Hay nói một cách khác, việc điều trị RNTTkhông chỉ trông đợi vào vai trò của bác sĩ tâm thần mà trọng tâm là phòngchống thông qua giảm các yếu tố nguy cơ, tăng cường yếu tố tích cực thôngqua các trị liệu không dùng thuốc và cải thiện môi trường sống Vì thế với vaitrò là cán bộ công tác xã hội mà mục tiêu cụ thể chính là nhắm tới hỗ trợ chonhóm trẻ RNTT và nhóm nguy cơ cao trở thành một hoạt động thiết yếu
2.1.2 Cơ sở thực tiễn
Xuất phát từ nhu cầu của gia đình trẻ
Nhu cầu của con người trong xã hội rất đa dạng và phong phú Theo thuyết nhu cầu của A Maslow thì nhu cầu được phân chia thành 5 bậc Khi nhu cầu bậc thấp được đáp ứng thì lại nảy sinh ra nhu cầu cao hơn
Trang 30Ngoài nhu cầu được hỗ trợ về kinh tế, đa số phụ huynh còn có mong
muốn được hỗ trợ trong cuộc sống hàng ngày Đó có thể kể đến là việc
trông, chăm sóc những đứa trẻ hay giúp đỡ công việc nhà Bởi trẻ RNTT nhucầu chăm sóc là rất lớn, hầu hết trẻ không tự phục vụ được những nhu cầuthiết yếu của bản thân như việc vệ sinh, ăn uống Kể cả việc trẻ khó ghi nhớđường, số nhà, số điện thoại của gia đình Trẻ có những hành vi tăng động,không biết để làm chủ bản thân… nên rất cần có một người giám sát trẻ liêntục Điều này cần sự chia sẻ của các thành viên trong gia đình, những ngườihàng xóm hay bạn bè
“Vào mỗi buổi tối rảnh hay vào cuối tuần, chị muốn đưa cháu ra ngoài thay đổi không khí, làm quen với môi trường xã hội, nhưng cứ đi ra ngoài là không kiểm soát được cháu vì cháu cứ chạy đi, chỉ cần lơ đãng một chút là cháu chạy đi ngay, có khi còn giật đồ chơi, phá hoại đồ của người khác Có lần cho cháu vào quán ăn sữa chua, cháu hất cả bàn làm vỡ hết cốc chén”
(Phụ huynh cháu Nguyễn Thành N- 9 tuổi mắc hội chứng tự kỷ kèm theo tăngđộng)
Trẻ RNTT cần nhiều thời gian để được chăm sóc, do đó các thành viên
trong gia đình phải sắp xếp công việc, thời gian hợp lý: “Anh với chị hầu như dạy cháu vào buổi tối vì ban ngày cháu cũng đi học ở trung tâm Tối anh với chị thay nhau mỗi người dạy một tiếng cho cháu đỡ chán Anh đã phải nghĩ việc một năm để ở nhà chăm sóc cũng như làm công việc nhà” (Phụ huynh
cháu Nguyễn Khánh C) Ngoài việc trị liệu tại trung tâm cho trẻ RNTT thìviệc phối hợp giữa gia đình và trung tâm là việc rất cần thiết, đòi hỏi sự cốgắng, nỗ lực của cả hai bên
Khi gia đình có trẻ RNTT, các bậc cha mẹ luôn lo lắng, hoang mang;
họ không hiểu nhiều về rối nhiễu nên không biết rõ về tình trạng của con.Cũng từ việc thiếu hiểu biết đó nên cha, mẹ không biết cách để phát triểnnhững mặt mạnh của con, không biết cách hoặc không đủ điều kiện đi tìm cácdịch vụ hỗ trợ cho con Do đó trẻ RNTT sẽ bị thiệt thòi rất nhiều bởi trẻ
Trang 31RNTT đa phần chỉ lộ ra bằng hành vi, bằng sự nhận thức hạn chế và một số ítnhững kỹ năng xã hội… Những khó khăn này không thể mang ra soi chiếuhay bằng các xét nghiệm y học như chụp Xquang, siêu âm… mà thấy được.
Nó đòi hỏi sự quan sát tinh tế trong nhiều ngày, nhiều hoạt động từ đó mới có
thể chẩn đoán được Như vậy, nhu cầu về kiến thức là một nhu cầu tối quan
trọng của đa số các bậc phụ huynh Họ mong muốn có được những kiến thức
cơ bản về cách phát hiện sớm, cách ứng phó với những rối nhiễu, việc pháttriển tâm lý lứa tuổi, cách chơi với con…Để có được những kiến thức đó, họmong muốn được tham gia vào các câu lạc bộ, các diễn đàn chia sẻ kinhnghiệm, được tham gia các buổi tập huấn do các nhà chuyên môn tổ chức…Kiến thức và những kinh nghiệm thực tế giữa các bậc phụ huynh sẽ là những
tài liệu quý báu để giúp họ có thể hỗ trợ con mình tốt hơn: “Chú đến đây để đăng ký vào câu lạc bộ của trung tâm để nghe cán bộ hướng dẫn về cách chăm sóc trẻ, chứ ở nhà cứ để con chơi mà không biết cách làm cùng con cũng không yên tâm” (Phụ huynh cháu Bùi Văn T- 12 tuổi)
Có những phụ huynh tỏ rõ sự đau khổ khi phát hiện ra con bị RNTT khi
con lên 5 tuổi Cô Nguyễn Thị H chia sẻ: “Cả hai vợ chồng chị đều mải miết
đi làm, để cháu ở nhà bà nội trông, nhưng ở nhà bà còn làm nhiều việc nên hầu như thời gian của cháu là xem tivi, xem hoạt hình Đi làm về không thấy con quấn bố mẹ, cũng không tỏ ra mừng rỡ Con cũng ít nói, chỉ nói được vài
từ vu vơ, thích chơi một mình Cho đến khi chị kể lại cho bạn ở cùng cơ quan thì bạn nói cho con đi khám đi, khéo bị tự kỷ rồi Lúc đó chị đã tranh cãi và phủ nhận rằng con mình không thể bị tự kỷ Cho đến tháng trước, chị đưa cháu đến trung tâm để khám thì được kết luận là cháu bị RNTT” (Phụ huynh
Trang 32ra đời nhằm tăng cường hiểu biết về chứng tự kỷ và xây dựng năng lực chocác cha mẹ của trẻ RNTT ở Trung tâm
Ngoài việc mong muốn những người trong cuộc chia sẻ với nhau, các
cha, mẹ có con KTTT luôn có mong muốn nhận được sự cảm thông, chia sẻ
của cộng đồng Cộng đồng xã hội chia sẻ để họ giảm bớt đi sự tự ti, mặc cảm,
để họ thấy rằng con của mình không bị cô lập, không bị tách biệt với thế giớitrẻ thơ Tâm lý của các phụ huynh khi có con RNTT luôn nặng nề, áp lực từnhiều phía hoặc do chính bản thân họ tạo áp lực cho mình Đôi khi nhữngmặc cảm đó lại chính do tâm lý đổ lỗi cho nhau của chính các thành viêntrong gia đình
Điều này khiến các bậc phụ huynh luôn rơi vào trạng thái căng thẳng,stress tâm lý nặng nề Do vậy, cộng đồng cần cảm thông với những khó khăn củatrẻ cũng như của gia đình trẻ Cộng đồng ở đây được đề cập đến cả phạm vi hẹp
và rộng, từ hàng xóm, bạn bè, các cơ quan đoàn thể địa phương và nói rộng ra làcộng đồng xã hội
Bên cạnh đó, việc giải quyết những nhu cầu trên của các bậc phụ huynh
là việc vô cùng cần thiết Đây cũng là một trong những tiền đề của mô hình trịliệu tâm lý cho trẻ RNTT
Cơ sở vật chất của Mô hình:
Hiện nay Mô hình trị liệu tâm lý cho trẻ em RNTT đã được trang bị đầy
đủ cơ sở vật chất, các thiết bị đồ dùng chuyên môn để phục vụ cho hoạt độngtiếp nhận, sàng lọc, can thiệp, trị liệu tâm lý cho trẻ em RNTT, trẻ em tự kỷnhư: Hệ thống phòng làm việc thực hiện nhiệm vụ (03 phòng) thực hiện hoạtđộng đón tiếp, sàng lọc và trị liệu tâm lý cho trẻ, 01 phòng sử dụng cho trẻluyện tập và chơi theo nhóm; tủ đựng đồ; tủ đựng tài liệu; các thiết bị, đồdùng chuyên môn để khám sàng lọc và trị liệu tâm lý thường xuyên cho trẻ;
đồ chơi cho trẻ; tài liệu hướng dẫn can thiệp, trị liệu cho cán bộ thực hiện; sổtiếp nhận thông tin các đối tượng có nhu cầu cần trợ giúp
Đội ngũ nhân viên tham gia và thời gian sàng lọc, trị liệu tâm lý
Trang 33- Nhân sự tham gia Mô hình: Gồm 06 chuyên viên và nhân viên củaphòng Can thiệp - Hỗ trợ, đây là đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản vềchuyên ngành công tác xã hội, tâm lý, được tham gia nhiều lớp tập huấn về kỹnăng sàng lọc, đánh giá, can thiệp, trị liệu tâm lý cho trẻ em RNTT, trẻ em tự
kỷ và đã được các đơn vị chuyên môn cấp chứng nhận như: Trung tâmNghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD); Văn phòng tham vấn
và trị liệu Tâm lý trẻ em thuộc TW Hội khoa học tâm lý - Giáo dục Việt Nam
- Thời gian trực tiếp nhận, sàng lọc, đánh giá chuyên sâu cho trẻ: Tất cảcác ngày trong tuần (Theo giờ hành chính);
- Thời gian can thiệp, trị liệu tâm lý thường xuyên tại Trung tâm Côngtác xã hội: 75 phút/ca trị liệu, trong giờ hành chính các ngày tuần
Quy trình thực hiện hoạt động của Mô hình
Bước 1 Tiếp nhận thông tin và đón tiếp:
Bước 2 Đánh giá, sàng lọc và tư vấn cho đối tượng:
Bước 3: Xây dựng kế hoạch trị liệu tâm lý cho trẻ em có RNTT, trẻ em
tự kỷ tại Trung tâm:
Bước 4: Thực hiện hoạt động trị liệu tâm lý cho trẻ em:
Bước 5: Đánh giá kết quả trị liệu
Trang 342.2 Tổng quan về trung tâm
2.2.1 Lịch sử thành lập
Được sự quan tâm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UNICEF
và Tỉnh uỷ, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Trung tâm Công tác
xã hội Trẻ em được thành lập theo quyết định số 58/QĐ-UBND ngày12/01/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, do đồng chí Vũ Đức Đam,
Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định (Nay đồng chí đang giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ) Sau quá trình hoạt động, nhận thấy sự gia tăng nhu cầu của
các đối tượng, đặc biệt là các đối tượng yếu thế như người cao tuổi, ngườikhuyết tật, người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS, trẻ em có hoàn cảnh đặcbiệt, người nghiện ma túy… vượt quá chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm.Bên cạnh đó, sau khi có Đề án 32 ngày 25-3-2010 về phát triển nghề CTXH
và Đề án 1215 năm 2011 về Chăm sóc phục hồi chức năng cho người tâmthần, RNTT dựa vào cộng đồng
Chính vì vậy, Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã xây dựng đề ánchuyển đổi từ “Trung tâm Công tác xã hội Trẻ em” thành “Trung tâm Côngtác xã hội tỉnh Quảng Ninh”, được thành lập theo Quyết định Số 4028/QĐ-UBND ngày 29/12/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh vẫn giữnguyên bộ máy, cán bộ công nhân viên cũng như cơ sở vật chất tại Trung tâm
2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm
2.2.2.1 Chức năng
Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh là đơn vị sự nghiệp trựcthuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, có chức năng tổ chức thực hiệncác hoạt động nhằm phục vụ cho việc thực hiện quản lý Nhà nước của Sở vềlĩnh vực Công tác xã hội theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện cáchoạt động thuộc lĩnh vực công tác xã hội đối với cá nhân, gia đình, nhóm và
cộng đồng.
Bên cạnh đó, Trung tâm cùng với những chức năng chính, đó là:
Trang 35Phòng ngừa: Thực hiện khảo sát, nghiên cứu đánh giá để phát hiện
những vấn đề cần hỗ trợ và thực hiện các hoạt động liên quan đến việc kiểmsoát và loại bỏ những vấn đề có hại đến việc thực hiện chức năng xã hội
Can thiệp hỗ trợ: Thực hiện các hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho đối
tượng bị tổn thương và các hoạt động hỗ trợ dài hạn nhằm góp phần phục hồichức năng xã hội của đối tượng
Phục hồi: Thực hiện các hoạt động nhằm đưa các đối tượng về trạng
thái bình thường trong thực hiện chức năng xã hội
Phát triển: Thực hiện các hoạt động giúp các đối tượng sử dụng tối đa
tiềm năng và năng lực của mình, đồng thời tăng cường hiệu quả các nguồnlực xã hội hoặc cộng đồng để các đối tượng tái hòa nhập xã hội; hỗ trợ pháttriển cộng đồng
2.2.2.2 Nhiệm vụ
Cùng với những chức năng chính của Trung tâm CTXH tỉnh QuảngNinh thì Trung tâm cũng đặt ra những nhiệm vụ chính, đó là:
Thực hiện các hoạt động về giáo dục xã hội và nâng cao năng lực.
Nhiệm vụ này nhằm giúp những người có hoàn cảnh đặc biệt phát triển khảnăng tự giải quyết vấn đề của mình, bao gồm cả giáo dục kỹ năng làm cha mẹcho những gia đình có nhu cầu, đào tạo kỹ năng sống cho trẻ em, người chưathành niên Xây dựng các chương trình đào tạo và tài liệu tập huấn về côngtác xã hội
Truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng.
Các hoạt động truyền thông được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cáccấp lãnh đạo về cộng đồng và các vấn đề xã hội góp phần thực hiện tốt chínhsách an sinh xã hội Tham vấn, tư vấn và truyền thông qua điện thoại, websitecho tất cả các đối tượng có nhu cầu
Hoạt động quản lý trường hợp đối với các đối tượng cần trợ giúp Tiếp
nhận sàng lọc và phân loại đối tượng, thực hiện các biện pháp ngăn chặn, loại
bỏ các nguy cơ dẫn đến đối tượng bị xâm hại hay bạo lực
Trang 36Phát triển cộng đồng Trung tâm tham gia hỗ trợ cộng đồng, xác định
vấn đề của cộng đồng, tham gia xây dựng các dự án cộng đồng, huy độngnguồn lực, bày tỏ ý kiến, tham gia nghiên cứu các vấn đề và nhu cầu xã hộicủa cộng đồng, cứu trợ thảm họa, thiên tai…
Tham gia thực hiện các chương trình, chính sách an sinh xã hội Phối
hợp thực hiện các nghiên cứu liên quan đến phúc lợi xã hội, bảo trợ xã hội,chăm sóc trẻ em… Tham gia nghiên cứu khoa học, đề xuất các cơ quan cóthẩm quyền trong các lĩnh vực liện quan đến công tác xã hội
Thực hiện các hoạt động liên quan đến phòng, chống tệ nạn xã hội Tổ
chức các hoạt động công tác xã hội nhằm hỗ trợ Trung tâm cai nghiện, Trungtâm phục hồi nhân phẩm cho người bán dâm, người nghiện ma túy và phụ nữ
bị buôn bán qua biên giới trở về tái hòa nhập cộng đồng
Trợ giúp gia đình và tư vấn, hỗ trợ thúc đẩy bình đẳng giới
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Lao động Thương binh
và Xã hội và Ủy ban nhân dân tỉnh giao theo quy định của pháp luật.
Trang 37CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VÀO
TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ 3.1 Hồ sơ TC
Họ tên TC: Nguyễn Khánh C Ngày sinh:
Nghề nghiệp: Kinh doanh
Địa chỉ: Tổ 4- Khu 7 phường Hồng
Hà
3.2 Các kỹ năng sử dụng trong quá trình thu thập thông tin
Kỹ năng Thu thập thông tin: Trên cơ sở trao đổi trực tiếp với phụ
huynh, cô giáo của trẻ, tôi đã tiến hành thu thập các thông tin có liên quan đếnthân chủ (TC) Nguồn thông tin chủ yếu thu thập được là từ bố mẹ của thânchủ
Kỹ năng quan sát: Đây là một trong những kỹ năng được sử dụng
nhiều và rất hiệu quả Kỹ năng này được sử dụng lần đầu khi tôi gặp TC tạiphòng trị liệu RNTT của Trung tâm Kỹ năng này còn được sử dụng nhiều khitiến hành vãng gia TC và khi cùng TC thực hiện hoạt động can thiệp trị liệu
Kỹ năng vãng gia: Sau khi có được những thông tin cơ bản về TC,
được sự đồng ý của gia đình TC,tôi đã tiến hành vãng gia TC, qua đó cànghiểu rõ hơn về môi trường sống hiện tại cũng như cuộc sống thường ngày củabé
Kỹ năng đặt câu hỏi: Có thể nói đây là kỹ năng luôn luôn thường trực
và không thể thiếu khi muốn thu thập thông tin nào đó Với kỹ năng sử dụngnhững câu hỏi đóng, mở, kết hợp, tôi đã có được các thông tin cần thiết về TC
và một số thông tin có liên quan như: tâm trạng của các thành viên trong gia
Trang 38đình, những mong muốn, hy vọng cũng như những nỗ lực mà gia đình đã làmnhằm cải thiện tình trạng cho TC, kết quả đạt được và cả những khó khăn gặpphải.
Kỹ năng tạo lập mối quan hệ: Đây là một trong những kỹ năng được
sử dụng xuyên suốt trong quá trình hỗ trợ thân chủ Qua cử chỉ, thái độ, lờinói, ánh mắt tất cả đều thể hiện sự tôn trọng và mong muốn được giúp đỡ
TC dù kết quả chỉ là một sự cải thiện nhỏ nhất cho em
Ngoài các kỹ năng trên, tôi đã sử dụng nhiều kỹ năng khác kết hợp vào
để có thể có được những thông tin cần thiết, cụ thể và xác thực nhất Qua đó
có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề TC đang gặp phải
Trang 393.3 Sơ đồ sinh thái
Sơ đồ 2: Sơ đồ sinh thái
Biểu đồ sinh thái là công cụ dùng để mô tả các mối quan hệ của thânchủ với các yếu tố xã hội tác động vào thân chủ Qua biểu đồ ta có thể thấyđược mối quan hệ của thân chủ và bố mẹ có mối quan hệ thân thiết, tác động
3
Thân chủ
Bà nội
Chínhquyền địaphươngGiáo
viên chủ nhiệm
1
2 3
Chú thích:
Môi trường gia đình Mối quan hệ thân thiết
Môi trường trường học Mối quan hệ một chiều
Môi trường cộng đồng Mối quan hệ bình thường
1
2
3
Trang 40mạnh mẽ qua lại với thân chủ Bên cạnh đó, thông qua biểu đồ này, ta có thểthấy rõ các mối quan hệ xung quanh thân chủ từ những mối quan hệ thân thiếtcho đến mối quan hệ lỏng lẻo, và cả những mối quan hệ không có tác động gìqua lại với thân chủ Từ đó, ta có thể dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạchgiúp đỡ thân chủ.
3.4 Tiến trình can thiệp
3.4.1 Giai đoạn 1: Tiếp cận TC
Nhờ có sự giúp đỡ của ban lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội tỉnhQuảng Ninh, cũng như Trưởng phòng Can thiệp- Hỗ trợ là người trực tiếp hỗtrợ, tôi đã có cơ hội được gặp gỡ, giao lưu, tiếp xúc và làm việc với các trẻRNTT tại trung tâm Qua một thời gian quan sát và tìm hiểu, tôi đã lựa chọnđược TC đó là em Nguyễn Khánh C
Nhận được sự đồng ý của Trưởng phòng Can thiệp- Hỗ trợ, sinh viên
đã được sắp xếp với giáo viên dạy TC Ở giai đoạn tiếp nhận, NVXH đã có sựđánh giá sơ bộ về vấn đề của TC thông qua tiến hành tìm hiểu những mốiquan tâm và những thông tin trong hồ sơ của TC Việc này rất quan trọng bởi
nó định hướng để NVXH có thể làm những bước tiếp theo
Sau khi đã có những thông tin ban đầu về TC, NVXH ghi chép hồ sơban đầu bao gồm các thông tin cơ bản như họ tên, tuổi, giới tính, hoàn cảnhgia đình, quê quán, tình trạng về thể chất/ tinh thần Qua việc quan sát, bướcđầu tôi đã tiếp cận được với TC của mình
TC dễ tiếp cận, thân thiện, hợp tác
TC ngoan ngoãn và phối hợp tốt
Khả năng bắt chước khá tốt