Ma túy là một hiểm họa lớn của nhân loại, không một quốc gia, một dân tộc, một đất nước nào có thể thoát khỏi vòng xoáy của nó. Buôn lậu ma túy, tàng trữ và sử dụng ma túy gây ra cho nền KTXH của đất nước, đời sống con người những hậu quả nghiêm trọng và vô cùng thảm khốc. Tình hình tệ nạn ma túy diễn biến rất phức tạp, có xu hướng gia tăng về số lượng người nghiện ma túy và các tội phạm ma túy.. Tại diễn đàn Liên Hợp quốc, ngài Boutros Gali – nguyên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã đánh giá: “Trong những năm gần đây, tình trang nghiện hút ma túy đang trở thành hiểm họa lớn của toàn nhân loại. Không một quốc gia, dân tộc nào thoát khỏi vòng xoáy của nó để tránh khỏi những hậu quả do nghiện hút và buôn lậu ma túy gây ra. Ma túy đang làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng, vắt kiệt nhân lực, tài chính, hủy diệt những tiềm năng quý báu khác mà lẽ ra phải được huy động cho việc phát triển kinh tế xã hội, đem lại ấm no, hạnh phúc cho mọi người. Ma túy đang làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống yên vui gia đình, gây xói mòn đạo lý, kinh tế, xã hội,... Nghiêm trọng hơn ma túy còn là tác nhân chủ yếu thúc đẩy căn bệnh thế kỷ HIVAIDS phát triển...” 25 Nguồn tin từ khảo sát của Bộ LĐTBXH cuối năm 2009, gần 70% người nghiện ma túy ở độ tuổi dưới 30 trong khi năm 1995 tỷ lệ này chỉ khoảng 42%. Hơn 95% người nghiện ma túy ở Việt Nam là nam giới. Tuy nhiên, tỷ lệ người nghiện là nữ giới cũng đang có xu hướng tăng trong những năm qua, độ tuổi của người nghiện ma túy cũng có xu hướng trẻ hóa. 21 Theo thống kê chưa đầy đủ về tình hình sử dụng ma túy bất hợp pháp trên toàn thế giới năm 2011, có khoảng từ 149 triệu người đến 272 triệu người tức 3,3% 6,1% dân số từ độ tuổi 15 64 sử dụng ma túy bất hợp pháp ít nhất 1 lầnnăm, khoảng 12 số đó là người nghiện thường xuyên, trong khi đó vào những năm 1990 chỉ khoảng từ 15 triệu người 39 triệu người nghiện. Có khoảng 125 triệu người 203 triệu người sử dụng cần sa, tăng 2,8% 4,5% so với năm 2009. Số người sử dụng cocain chiếm khoảng 0,3% 0,5% dân số thế giới trong độ tuổi 15 64 tuổi, tức là khoảng 14 triệu 20 triệu người. 4 Ở Việt Nam, cùng với các biện pháp phòng chống tội phạm buôn bán ma túy, Nhà nước ta cũng đồng thời quan tâm đến việc tổ chức cai nghiện, giúp cho những người sa vào còn đường nghiện ma túy có thể cắt cơn, phục hồi sức khỏe, hành vi và nhân cách để có thể tái hòa nhập cộng đồng. Công tác cai nghiện phục hồi sức khỏe tuy đạt được một số kết quả nhất định nhưng về cơ bản tính hiệu quả và bền vững chưa cao, tỉ lệ tái nghiện cao, có những nơi lên tới 80 – 90%. Song song với đó là trình độ dân trí không cao, thất nghiệp, không có việc làm ổn định cũng là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nghiện ma túy hiện nay. 8 Tuy nhiên, trên thực tế kết quả đạt được trong việc thực thi các văn bản chỉ thị và nghị quyết của Chính phủ cho người cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng còn nhiều hạn chế. Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu tại địa phương cùng với việc tham khảo tài liệu liên quan, tác giả nhận thấy rằng: Tỉnh Quảng Ninh là điểm nóng trong cả nước về người nghiện ma túy và lây nhiễm HIV do tiêm chích ma túy. Thành phố Hạ Long nằm giữa trung tâm tỉnh Quảng Ninh, có một vị trí địa lý và kinh tế xã hội đặc biệt quan trọng. Mặt khác, do trên địa bàn có khai thác nuôi trồng hải sản và kinh doanh các loại hình dịch vụ du lịch và khách sạn, từ đó nảy sinh nhiều lao động từ khắp nơi kéo đến. Cuộc sống xa gia đình tạm bợ, cộng với lối sống buông thả ăn chơi xa đọa của những lao động tại địa phương đã sa và con đường nghiện hút, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý người nghiện ma túy và sau cai nghiện ma túy. 45 Ở phường Bãi Cháy thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, theo sự tìm hiểu của tác giả đề tài này tại địa bàn: những người nghiện ma túy sau khi cai nghiện và trở về địa phương sinh sống có nhận được sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương cũng như các trung tâm chăm sóc sức khỏe y tế và các tổ chức có hoạt động trợ giúp người cai nghiện tái hòa nhập cộng động. Từ góc nhìn CTXH có thể thấy, đây là những động thái tích cực của Nhà nước cũng như của chính quyền địa phương để góp phần nâng cao hiệu quả phòng, chống và khắc phục hậu quả của tệ nạn ma túy cũng như đẩy mạnh các hoạt động trợ giúp cho người sau cai nghiện ma túy trở về địa phương sinh sống. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp rất nhiều những khó khăn, thách thức khi trở lại địa phương sinh sống. Mặc dù hiện nay cộng đồng, xã hội đã có cái nhìn bao dung hơn với những người cai nghiện ma túy muốn làm lại cuộc đời nhưng vẫn không tránh khỏi những rào cản nhất định về tâm lý và nhận thức. Không có việc làm, không có nghề nghiệp ổn định, xã hội chối bỏ, gia đình xa lánh, mặc cảm tự ti về chính bản thân mình, tỉ lệ tái nghiện ma túy cao, sức khỏe yếu... là những khó khăn mà người nghiện ma túy đang phải đối mặt sau khi tái hòa nhập cộng đồng. 9 CTXH là một nghề có thể giúp cá nhân và nhóm cải thiện chức năng xã hội phục vụ và và nâng cao đời sống của người yếu thế. Trong rất nhiều những vai trò của NVXH trong trợ giúp người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng, như vai trò là người đánh giá giám sát,vai trò người kết nối, vai trò là người giáo dục, vai trò tham vấn, vai trò tư vấn thì vai trò đánh giá và phân tích vấn đề là một vai trò cơ bản và bắt buộc và quyết định trực tiếp đến việc trợ giúp gười sau cai nghiện tự tin vượt qua những khó khăn, rào cản trong cuộc sống khi trở về tái hòa nhập cộng đồng. 65 Từ những lý do được phân tích ở trên và đi sâu vào những nghiên cứu tại địa bàn nghiên cứu, tác giả quyết định chọn đề tài “Thực trạng tái hòa nhập cộng đồng và những rào cản đối với việc tái hòa nhập cộng đồng của người sau cai nghiện ma túy từ góc nhìn công tác xã hội (nghiên cứu trường hợp phường Bãi Cháy – thành phố Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh)” là luận văn thạc sĩ chuyên ngành công tác xã hội. Nhằm mang đến cái nhìn bao quát hơn về những khó khăn mà người sau cai nghiện ma túy đang gặp phải cùng với đó là những mong muốn, nhu cầu của họ sau khi quay trở lại với cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu.