Tôn giáo tín ngưỡng là một lĩnh vực rất quan trọng trong mọi nền văn hóa, liên quan đến yếu tố tâm linh, phản ánh những giá trị kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác, thể hiện một phần thế giới quan của con người. Trong các hình thái biểu hiện của tôn giáo tín ngưỡng, Shaman giáo là hình thức tôn giáo đặc biệt hình thành gắn liền với chế độ bộ lạc. “Đạo Shaman là tôn giáo đa thần trong tự nhiên. Người ta cho rằng mọi vật thể trong tự nhiên đều có linh hồn mà đời sống tâm thức của chúng được thể hiện trong các hiện tượng tự nhiên và trong tất cả mọi sự kiện, dù thuộc loài người hay thuộc cái gì khác, đều được qui là các hành động của những linh hồn” 4, tr.68. Trong Từ điển Bách khoa về tôn giáo cũng định nghĩa “Shaman là tôn giáo nguyên thủy của đa thần luận hay đa thần giáo với gốc rễ mạnh mẽ trong sự tôn sùng tự nhiên với sự thừa nhận chung trời là đấng tối thượng”. Việc tôn sùng tự nhiên và thừa nhận mọi vật đều có linh hồn, hay giữa hai thế thế giới của người sống và người chết đều có sự liên hệ và người sống, người chết có thể giao tiếp với nhau thông qua những người có khả năng đặc biệt tuy rằng ở mỗi quốc gia có sắc thái riêng nhưng đều ở mẫu số chung là Shaman giáo. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số trường hợp tiêu biểu ở Xiberi, Trung Quốc gọi là Vu (miền Bắc Trung Quốc) hay Nan (miền Nam Trung Quốc), Hàn Quốc Gut, Việt Nam với Lên Đồng, đó là những dạng thức của Shaman giáo. Những dạng thức này đều có đặc trưng chung của Shaman giáo đó là các thầy Shaman giáo tự đưa mình vào trạng thái ngây ngất để thực hiện việc xuất hồn của mình hay nhập hồn của thần linh với niềm tin là có thể thông quan với thần linh, tiếp nhận được sức mạnh từ thế giới siêu nhiên nhằm chữa bệnh, trừ tà, mưu cầu tài lộc. Lên Đồng là một nghi lễ đặc trưng nhất của tục thờ Mẫu và Gut là nghi lễ của Shaman giáo Hàn Quốc. Ở hai quốc gia, ta bắt gặp nhiều điểm tương đồng trong hai nghi lễ này, nó tạo nên nét đặc trưng riêng trong mẫu số chung Shaman giáo. Cả Lên Đồng và Gut đều là những vấn đề đang được nhiều nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình của những nhà nghiên cứu lớn như Ngô Đức Thịnh, Lê Thị Hảo, Mai Ngọc Trúc… Ngoài ra cũng có khá nhiều công trình của các nhà nghiên cứu nước ngoài về nghi lễ Lên Đồng của Việt Nam và so sánh với các nghi lễ thuộc Shaman giáo với các nước khác. Các công trình nghiên cứu đó đã phác họa lên một bức tranh toàn cảnh về một tôn giáo được coi là tôn giáo bản địa của Việt Nam – Đạo Mẫu. Đối với Hàn Quốc thì sức phổ biến và những hoạt động của nghi lễ Gut được công khai thừa nhận từ rất sớm, nó trở thành một nghề được Bộ Văn hóa Thông tin Hàn Quốc cấp phép. Trong quá trình tìm hiểu về tôn giáo và tín ngưỡng của hai quốc gia nói chung và Đạo Mẫu của Việt Nam, Shaman giáo của Hàn Quốc nói riêng chúng tôi nhận thấy có rất nhiều điểm tương đồng và khác biệt của hai loại hình tôn giáo này. Hiện tại ở Việt Nam qua khảo sát tài liệu chúng tôi thấy có rất ít công trình nghiên cứu so sánh giữa nghi lễ Lên Đồng của Việt Nam và Gut của Hàn Quốc. Hiện tại tổng thể có ba công trình của ba nhà nghiên cứu Laurel Kendall, Bùi Thị Thoa và Lee Geon. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ đưa ra những so sánh mang tính chung chung. Hơn nữa, vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị tích cực trong nghi lễ Lên Đồng của đạo Mẫu ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay là một bài toán khó. Trong khi đó, chính phủ Hàn quốc cũng đã và đang nỗ lực bảo tồn, phát huy và khai thác một cách có hiệu quả những giá trị văn hóa của Gut truyền thống vào phát triển du lịch. Trong bối cảnh đó, tôi lựa chọn đề tài “So sánh nghi lễ Lên Đồng của người Việt Nam và Gut của người Hàn Quốc (lấy trường hợp ở Hà Nội và Seoul)” để nghiên cứu vấn đề này một cách đầy đủ và chi tiết trên bình diện so sánh giữa hai nghi thức tôn giáo quan trọng này. Nghiên cứu này hy vọng sẽ góp phần cung cấp những thông tin rõ nét hơn về nghi lễ Lên Đồng của người Việt Nam và Gut của người Hàn Quốc. Đây sẽ là nguồn tư liệu hữu ích cho các nhà quản lý thực hiện công tác chuẩn bị và tiến hành giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc một cách hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng sẽ mở ra những hướng nghiên cứu mới về các nghi lễ nằm trong Shaman giáo của các quốc gia khác trong sự so sánh với nghi lễ Lên Đồng của Việt Nam.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
-BÙI LÊ KHÁNH CHI
SO SÁNH NGHI LỄ LÊN ĐỒNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM VÀ GUT CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC
(LẤY TRƯỜNG HỢP Ở HÀ NỘI VÀ SEOUL)
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Việt Nam học
Trang 2Hà Nội-2013
Trang 3ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
-BÙI LÊ KHÁNH CHI
SO SÁNH NGHI LỄ LÊN ĐỒNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM VÀ GUT CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC
(LẤY TRƯỜNG HỢP Ở HÀ NỘI VÀ SEOUL)
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 60 31 60
Người hướng dẫn khoa học: GS TS Ngô Đức Thịnh
Hà Nội - 2013
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến GS.TS Ngô ĐứcThịnh, người đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thựchiện luận văn
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô Viện Việt Nam học & Khoa họcphát triển – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trên nhiềuphương diện
Tôi trân trọng cảm ơn các thầy cô phản biện và các thầy cô giáo trong hội đồng
đã đọc, nhận xét và góp ý về luận văn
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cha mẹ, gia đình, anh em, bạn bè xa gần, đặc biệt
là những người bạn Hàn Quốc – những người đã luôn quan tâm và tạo mọi điềukiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này !
Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2013
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi chưa được bảo vệbất cứ một học vị nào Các số liệu, tài liệu được sử dụng trong luận văn là trungthực, bảo đảm tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2013
Tác giả
Bùi Lê Khánh Chi
Trang 6MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề (trong nước và ngoài nước) 3
3 Đối tượng, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 5
5 Cấu trúc của luận văn 5
B NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: NỀN TẢNG GUT CÁ NHÂN CỦA HÀN QUỐC, ĐẠO MẪU VIỆT NAM VÀ VIỆC PHÂN LOẠI GUT VÀ ĐỒNG 6
1.1 Nền tảng Gut cá nhân của Hàn Quốc và Đạo mẫu Việt Nam 6
1.1.1 Shaman giáo Hàn Quốc 6
1.1.1.1.Thờ các vị thần trong nhà 7
1.1.1.2 Thờ ông bà tổ tiên 9
1.1.1.3 Thờ thần làng 11
1.1.2 Đạo mẫu Việt Nam 12
1.1.2.1 Tục thờ nữ thần 13
1.1.2.2 Tục thờ Mẫu thần 15
1.1.2.3 Tam tòa thánh Mẫu 16
1.2 Phân loại Đồng của Việt Nam và Gut của Hàn Quốc 17
1.2.1 Phân loại đồng của Việt Nam 17
1.2.1.1 Thanh đồng 18
1.2.1.2 Đồng Cô 20
1.2.2 Phân loại Gut của Hàn Quốc 21
1.2.2.1.Gut quốc gia 25
1.2.2.2.Gut làng 26
1.2.2.3.Gut cá nhân và Saenamgut 29
CHƯƠNG 2: SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA NGHI LỄ LÊN ĐỒNG VÀ GUT (LẤY TRƯỜNG HỢP Ở SEOUL VÀ HÀ NỘI) 32
2.1 Con đường, mục đích của việc “ra Đồng”, “mời Đồng”, “đi Gut” và “mời Gut”32 2.1.1 Con đường và mục đích của việc “ra Đồng” và “đi Gut” 32
Trang 72.1.1.1 Ở Việt Nam 32
2.1.1.2 Ở Hàn Quốc 33
2.1.2 Mục đích của việc “mời Đồng” và “mời Gut” 36
2.2 Đối tượng cúng lễ, các giá nhập hồn và chức năng cơ bản của nghi thức nhập hồn 37
2.2.1 Đối tượng cúng lễ 37
2.2.2 Các giá nhập hồn và chức năng cơ bản của nghi thức nhập hồn 40
2.2.2.1 Các giá nhập hồn 40
2.2.2.2 Chức năng cơ bản của nghi thức nhập hồn 42
2.3 Vai trò của ông Đồng (bà Đồng), Mudang, Cận đồng và Ban cung văn 44
2.3.1 Vai trò của ông Đồng (bà Đồng) và Mudang 44
2.3.2 Vai trò của Cận đồng 47
2.3.3 Vai trò của Ban cung văn 48
2.4 Phương thức tiến hành nghi lễ Gut và Lên Đồng 49
2.4.1 Các yếu tố cơ bản trong buổi lễ 49
2.4.1.1 Trang phục và dụng cụ 49
2.4.1.2 Điệu múa và âm nhạc 51
2.4.1.3 Đồ lễ dâng cúng và cách bày đồ lễ 53
2.4.2 Thời gian và không gian diễn ra buổi lễ 64
2.4.2.1 Thời gian 64
2.4.2.2 Không gian 65
2.4.3 Diễn biến của buổi lễ Lên Đồng và Gut 68
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐƯỢC ĐẶT RA VÀ TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU.80 3.1 Lên Đồng và Gut – con đường giải thoát cho những dồn nén của xã hội hiện đại 80
3.2 Xu hướng thị trường hóa trong lễ Gut và Lên Đồng 86
3.3 Vấn đề bình đẳng giới và nữ quyền được phản ánh qua hiện tượng Lên Đồng.93 C KẾT LUẬN 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 110
PHỤ LỤC 111
Trang 868
Hình 2.5: Bàn thờ cúng đồ ăn cho yêu ma 68Hình 2.6: Không gian bài trí Saenamgut 72
Trang 9A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Tôn giáo tín ngưỡng là một lĩnh vực rất quan trọng trong mọi nền văn hóa,liên quan đến yếu tố tâm linh, phản ánh những giá trị kế thừa từ thế hệ này sang thế
hệ khác, thể hiện một phần thế giới quan của con người Trong các hình thái biểuhiện của tôn giáo tín ngưỡng, Shaman giáo là hình thức tôn giáo đặc biệt hình thànhgắn liền với chế độ bộ lạc “Đạo Shaman là tôn giáo đa thần trong tự nhiên Người
ta cho rằng mọi vật thể trong tự nhiên đều có linh hồn mà đời sống tâm thức củachúng được thể hiện trong các hiện tượng tự nhiên và trong tất cả mọi sự kiện, dùthuộc loài người hay thuộc cái gì khác, đều được qui là các hành động của nhữnglinh hồn” [4, tr.68] Trong Từ điển Bách khoa về tôn giáo cũng định nghĩa “Shaman
là tôn giáo nguyên thủy của đa thần luận hay đa thần giáo với gốc rễ mạnh mẽ trong
sự tôn sùng tự nhiên với sự thừa nhận chung trời là đấng tối thượng” Việc tôn sùng
tự nhiên và thừa nhận mọi vật đều có linh hồn, hay giữa hai thế thế giới của ngườisống và người chết đều có sự liên hệ và người sống, người chết có thể giao tiếp vớinhau thông qua những người có khả năng đặc biệt tuy rằng ở mỗi quốc gia có sắcthái riêng nhưng đều ở mẫu số chung là Shaman giáo Các nhà nghiên cứu đã đưa ramột số trường hợp tiêu biểu ở Xiberi, Trung Quốc gọi là Vu (miền Bắc TrungQuốc) hay Nan (miền Nam Trung Quốc), Hàn Quốc - Gut, Việt Nam với LênĐồng, đó là những dạng thức của Shaman giáo Những dạng thức này đều có đặctrưng chung của Shaman giáo đó là các thầy Shaman giáo tự đưa mình vào trạngthái ngây ngất để thực hiện việc xuất hồn của mình hay nhập hồn của thần linh vớiniềm tin là có thể thông quan với thần linh, tiếp nhận được sức mạnh từ thế giới siêunhiên nhằm chữa bệnh, trừ tà, mưu cầu tài lộc
Lên Đồng là một nghi lễ đặc trưng nhất của tục thờ Mẫu và Gut là nghi lễcủa Shaman giáo Hàn Quốc Ở hai quốc gia, ta bắt gặp nhiều điểm tương đồngtrong hai nghi lễ này, nó tạo nên nét đặc trưng riêng trong mẫu số chung Shamangiáo Cả Lên Đồng và Gut đều là những vấn đề đang được nhiều nhà nghiên cứuđặc biệt quan tâm Ở Việt Nam đã có nhiều công trình của những nhà nghiên cứulớn như Ngô Đức Thịnh, Lê Thị Hảo, Mai Ngọc Trúc… Ngoài ra cũng có khá nhiều
Trang 10công trình của các nhà nghiên cứu nước ngoài về nghi lễ Lên Đồng của Việt Nam
và so sánh với các nghi lễ thuộc Shaman giáo với các nước khác Các công trìnhnghiên cứu đó đã phác họa lên một bức tranh toàn cảnh về một tôn giáo được coi làtôn giáo bản địa của Việt Nam – Đạo Mẫu Đối với Hàn Quốc thì sức phổ biến vànhững hoạt động của nghi lễ Gut được công khai thừa nhận từ rất sớm, nó trở thànhmột nghề được Bộ Văn hóa Thông tin Hàn Quốc cấp phép
Trong quá trình tìm hiểu về tôn giáo và tín ngưỡng của hai quốc gia nóichung và Đạo Mẫu của Việt Nam, Shaman giáo của Hàn Quốc nói riêng chúng tôinhận thấy có rất nhiều điểm tương đồng và khác biệt của hai loại hình tôn giáo này.Hiện tại ở Việt Nam qua khảo sát tài liệu chúng tôi thấy có rất ít công trình nghiêncứu so sánh giữa nghi lễ Lên Đồng của Việt Nam và Gut của Hàn Quốc Hiện tạitổng thể có ba công trình của ba nhà nghiên cứu Laurel Kendall, Bùi Thị Thoa vàLee Geon Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ đưa ra những so sánh mangtính chung chung Hơn nữa, vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị tích cực trongnghi lễ Lên Đồng của đạo Mẫu ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay là một bài toánkhó Trong khi đó, chính phủ Hàn quốc cũng đã và đang nỗ lực bảo tồn, phát huy vàkhai thác một cách có hiệu quả những giá trị văn hóa của Gut truyền thống vào pháttriển du lịch Trong bối cảnh đó, tôi lựa chọn đề tài “So sánh nghi lễ Lên Đồng củangười Việt Nam và Gut của người Hàn Quốc (lấy trường hợp ở Hà Nội và Seoul)”
để nghiên cứu vấn đề này một cách đầy đủ và chi tiết trên bình diện so sánh giữa hainghi thức tôn giáo quan trọng này
Nghiên cứu này hy vọng sẽ góp phần cung cấp những thông tin rõ nét hơn vềnghi lễ Lên Đồng của người Việt Nam và Gut của người Hàn Quốc Đây sẽ lànguồn tư liệu hữu ích cho các nhà quản lý thực hiện công tác chuẩn bị và tiến hànhgiao lưu văn hóa giữa hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc một cách hiệu quả hơn.Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng sẽ mở ra những hướng nghiên cứu mới về cácnghi lễ nằm trong Shaman giáo của các quốc gia khác trong sự so sánh với nghi lễLên Đồng của Việt Nam
Trang 112 Lịch sử nghiên cứu vấn đề (trong nước và ngoài nước)
Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về Đạo Mẫu và Shaman giáo HànQuốc ở Việt Nam và Hàn Quốc Tại Việt Nam, các nghiên cứu về Đạo Mẫu có thể
kể đến công trình gồm hai tập “Đạo Mẫu Việt Nam” của Ngô Đức Thịnh Trong
công trình này ông trình bày một bức tranh khá đầy đủ, chi tiết về Đạo Mẫu, và lờicác bài Chầu văn, giúp người đọc hình dung được một cách khá toàn diện và có cái
nhìn trực tiếp về Đạo Mẫu Việt Nam Bên cạnh đó còn có “Lên Đồng hành trình của thần linh và thân phận”, công trình này là sự tái hiện lại một buổi hầu đồng xen
lẫn những đánh giá của tác giả, và những vấn đề mới được đề cập Ngoài ra còn cócác nhà nghiên cứu như Nguyễn Kim Hiền, Nguyễn Thị Hiền, Lê Hồng Lý…vớinhững công trình đã được đăng tải trên website http://www.daomauvietnam.com.vn
về Đạo Mẫu ở Việt Nam
Về tài liệu Hàn Quốc, đáng chú ý là công trình của Hong Tae Han có tiêu đề
“Thế giới Mudang Gut của chúng tôi” do Viện Dân tộc xuất bản năm 2009 Cuốn
sách đã đề cập đến những khía cạnh và ý nghĩa được biểu hiện từ trong sân khấu
trình diễn Gut, và Gut ở một số địa phương tiêu biểu Cuốn “Shaman giáo Hàn Quốc” trình bày một cách khái quát về lịch sử, và quá trình phát triển của Shaman giáo ở Hàn Quốc Đặc biệt đáng quan tâm là cuốn “Gut cá nhân – Saenamgut” trình
bày khá tỉ mỉ về nghi lễ Gut cá nhân - Gut ở Seoul
Riêng vấn đề so sánh nghi lễ Lên Đồng của Việt Nam và Gut của Hàn Quốc
đã được đề cập trong ba nghiên cứu sau: Thứ nhất là công trình “Khi nào Gut giống Lên Đồng vài điểm tương đồng giữa Hàn Quốc và Việt Nam” của Laurel Kendall.
Trong công trình này tác giả chủ yếu so sánh sự giống và khác nhau trên phươngdiện về các yếu tố cơ bản của một buổi lễ hầu đồng và Gut Thứ hai là công trình
của Bùi Thị Hoa, “Những tương đồng và khác biệt trong “Lên Đồng” của người Việt và “Gut” của người Hàn” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 6
(112), 2010 Bài viết đưa ra sự so sánh một cách khái quát nhất về hai nghi lễ này
Thứ ba là khóa luận tốt nghiệp của Lee Yeon với đề tài “Lễ Lên Đồng của Việt Nam
và một vài đối sánh với Gut của Hàn Quốc” Tác giả tập trung nghiên cứu về lễ Lên
Trang 12Đồng của Việt Nam, trong đó có đưa ra một số điểm so sánh trong yếu tố cơ bảncủa buổi lễ
Vấn đề so sánh giữa Lên Đồng và Gut chưa được nghiên cứu một cách hoànchỉnh, có chăng chỉ dừng lại ở ba công trình đã kể trên, mà ở đó các tác giả mới chỉđưa ra sự đối sánh một cách khái quát giữa Lên Đồng và Gut Hơn nữa, do Gutđược chia ra làm nhiều loại tùy thuộc vào việc phân chia dựa theo cơ sở nào, vì vậycác công trình trên có hạn chế là chưa nêu ra được sự so sánh giữa Lên Đồng củaViệt Nam với trường hợp nghiên cứu cụ thể nào trong Gut của Hàn Quốc Điều đó
sẽ gây ra lầm tưởng rằng Gut của Hàn Quốc chỉ có một loại Hy vọng rằng, nghiêncứu này sẽ góp phần bổ sung một phần nào đó những thiếu sót trên và tạo đà tiếptục cho những hướng nghiên cứu mới về nghi lễ Lên Đồng và Gut
3 Đối tượng, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghi lễ Lên Đồng và Gut;
- Các ông Đồng, bà Đồng và con nhang đệ tử theo hầu Đồng
3.2.Phạm vi nghiên cứu
- Nghi lễ Lên Đồng ở Hà Nội (Việt Nam): Tập trung nghiên cứu các nguồn
tư liệu đã được công bố, đặc biệt là công trình của GS Ngô Đức Thịnh Ngoài ra,chủ yếu tiến hành khảo sát các buổi lễ Lên Đồng trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnhlân cận;
- Nghi lễ Saenamgut của Seoul (Hàn Quốc): Do hạn chế về mặt kinh phí, nênkhảo sát dựa trên tài liệu tiếng Hàn là chủ yếu
3.3 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về nền tảng Gut Hàn Quốc ngày nay, Đạo Mẫu của Việt Nam vàviệc phân loại Gut, phân loại Đồng
Nghiên cứu tập trung vào việc so sánh những điểm giống và khác nhau trongcách phân loại, các yếu tố cơ bản trong buổi lễ và diễn biến, cách thức của buổi lễLên Đồng của Việt Nam và Gut của Hàn Quốc Thông qua đó đề xuất một số vấn
đề cần tiếp tục nghiên cứu
Trang 134 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp hồi cứu và phân tích và tổng hợp tài liệu:
- Thu thập, tổng hợp, đánh giá, phân tích các tài liệu, các kết quả nghiên cứu
điều tra đã được công bố trong và ngoài nước;
- Đọc và dịch tài liệu từ nguyên bản tiếng Hàn Đây là những công trình quan
trọng nhất về nghiên cứu Gut
Phương pháp quan sát, khảo sát trên thực tế:
- Tham gia trải nghiệm, chứng kiến và quan sát các buổi lễ Lên Đồng trên địa
bàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận;
- Tiến hành phỏng vấn một số ông Đồng, bà Đồng, Cận Đồng và những con
nhang đệ tử;
Phương pháp so sánh
- Tiến hành phân tích so sánh nhằm chỉ ra những điểm tương đồng về nguồn
gốc và bản chất cũng như những điểm dị biệt khác
5 Cấu trúc của luận văn
Luận văn có cấu trúc theo quy định và bao gồm ba chương:
Chương 1: Nền tảng Gut cá nhân của Hàn Quốc, Đạo mẫu Việt Nam và việc phânloại Gut và Đồng
Chương 2: Sự giống nhau và khác nhau giữa nghi lễ Lên Đồng và Gut (lấy trườnghợp ở Hà Nội và Seoul)
Chương 3: Một số vấn đề được đặt ra và tiếp tục nghiên cứu
Trang 14B NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NỀN TẢNG GUT CÁ NHÂN CỦA HÀN QUỐC, ĐẠO MẪU
VIỆT NAM VÀ VIỆC PHÂN LOẠI GUT VÀ ĐỒNG 1.1 Nền tảng Gut cá nhân của Hàn Quốc và Đạo mẫu Việt Nam
1.1.1 Shaman giáo Hàn Quốc
Nền văn hóa thời đồ đá mới được nhiều người cho rằng nó xuất hiện trên bánđảo Hàn và khoảng 6000 năm trước Công nguyên [6, tr.67] Vào khoảng năm 3000trước Công nguyên người Tungus nói tiếng Altai theo làn sóng di dân của các bộlạc và thị tộc từ Trung Á qua Siberia sang Mãn Châu và di chuyển xuống bán đảoHàn Họ được coi là những người đầu tiên mang đạo Shaman – một giáo phái thờcúng các thần linh đến với bán đảo Hàn [6, tr.13]
Trong cuốn Korea – Its history & culture có viết “sự xuất hiện của Đạo
Shaman, yếu tố cốt lõi của ý niệm tôn giáo Hàn Quốc trong thời kỳ đồ đá mới, là cốgắng nguyên thủy nhằm tìm hiểu cấu trúc nguyên khai và siêu hình của thế giới” [6,tr.68] Được coi là tôn giáo bản địa nguyên thủy của Hàn Quốc và xuất hiện sớmtrên bán đảo Hàn, đạo Shaman là chỗ dựa tinh thần cho những người dân từ buổinguyên sơ, nó lý giải các hiện tượng siêu nhiên, siêu hình của thế giới Người hiệnthân của sự cố gắng nguyên thủy nhằm kiểm soát thiên nhiên bằng cách can thiệpvào cấu trúc nguyên khai ấy là các Đạo sĩ Shaman – các thầy tế của tôn giáo này.Bằng những kỹ năng xuất thần đặc biệt của các Đạo sĩ các thần linh, ma quỷ và conngười hiện tại có được mối lien hệ với nhau
Shaman giáo ngự trị trên bán đảo Hàn và được coi là quốc giáo cho đếnkhoảng năm 372, khi Phật giáo du nhập từ nước Tấn1 vào Goguryo và vào Baekjaekhoảng năm 384 Shaman giáo không bị mất đi vai trò của mình trong đời sống tâmlinh của người dân ngay cả khi Phật giáo du nhập cho đến thời hoàng kim (vàokhoảng thời gian sau khi thống nhất ba vương quốc Baekjae, Goguryo, Shilla) Lúcnày, Shaman giáo vẫn tiếp tục phát triển và thậm chí trong giai đoạn này nó trở nênthịnh hành với thuật bói toán Tam quốc thống nhất, đất đai được mở mang, các
1 Nước Tấn (265-420): là một trong sáu triều đại tiếp theo sau thời Tam Quốc và trước thời Nam Bắc triều ở Trung Quốc Đây là một quốc gia hùng mạnh trong một thời gian ngắn đã thống nhất vùng Đông Bắc Trung Quốc.
Trang 15công trình như chùa chiền được trùng tu và xây mới Triều đình và cả người dânđều phải nhờ đến những ông thầy Shaman để bói đất Không chỉ có người dân đitheo Shaman giáo mà còn có cả những thành viên trong hoàng tộc và giới thượnglưu Shaman giáo vẫn tồn tại song song cùng với sự hưng thịnh của Phật giáo từ thế
kỷ thứ VI Đến khoảng thế kỷ XVI hai nhà Nho học lớn của Hàn Quốc là Yi Hwang
và Yi I đã lập ra hai phe Tân nho giáo đối lập ở bán đảo Hàn Khi Tân nho giáođược chấp nhận như là tín ngưỡng quốc gia thì lúc này Phật giáo và các tôn giáokhác đều bị triều đình coi nhẹ Tuy nhiên, đạo Shaman vẫn ngự trị trong tâm thứctôn giáo của người dân Hàn cho đến tận ngày nay
Người ta cho rằng cũng giống như tất cả những tôn giáo thời kỳ ban sơ khác,Shaman giáo ở Hàn Quốc bao gồm những tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ nhữngtác động siêu nhiên cũng như từ thế giới tự nhiên ảnh hưởng đến đời sống của ngườiHàn Họ không thể lý giải được các hiện tượng tự nhiên, không biết cách chống đỡ,khắc phục những hiện tượng đó, chính vì thế mà họ phải cầu cứu đi tìm sự trợ giúp
từ các thần linh Thần linh hiển thị từ các con sông, dãy núi, đến cây cỏ hoa lá Các
“tín ngưỡng bình dân” này kèm theo các nghi lễ tôn giáo tạo nên một sự sùng kính
có tính chất tôn giáo đặc biệt
1.1.1.1.Thờ các vị thần trong nhà
Cũng giống như người Việt Nam, người Hàn Quốc quan niệm rằng trongmỗi gia đình đều có các vị thần, các vị thần này không giống nhau ở mỗi gia đình.Thần có thể trú ngụ ở khắp mọi nơi, có thần ở sân nhà, vườn, cửa nhà, trên mái nhà,bếp, nhà vệ sinh, chuồng gia súc… thậm chí thần có thể trú ngụ ở trong vại đựnggạo, chum chứa nước, lọ đựng mắm muối… Thần linh có mặt ở khắp mọi nơi mọilúc cùng với sinh hoạt của con người, xung quanh có sự tồn tại song song cả thầnlinh và ma quỷ Ma quỷ luôn rình rập và có thể xâm nhập vào trong nhà bất cứ lúcnào, chính vì thế người Hàn quan niệm rằng từ những vật dụng nhỏ nhất hay nhữngngóc ngách của căn nhà cho đến những vật dụng lớn và từ cổng vào nhà đều có thầnlinh ngự trị để che chở và xua đuổi tà ma Để thần linh luôn bảo vệ họ thì trong mộtnăm họ thường tiến hành việc cúng lễ các vị thần
Trang 16Tuy có rất nhiều các vị thần trong căn nhà nhưng người Hàn thường tiếnhành cúng lễ các vị thần chủ đạo đó là Chosang (Tổ thần), Songji (Hộ thần),Chowang (Thần bếp), Toju (Thần mái hiên), và Up (Thần tài) Tất cả những nghi lễthờ cúng các thần trong nhà người ta gọi là Gosa Việc cúng các vị thần trên đượctiến hành cũng khá là đơn giản, vật cúng thường là gạo, nước trắng hoặc rượu, hoalàm từ giấy, đặc biệt trong các đồ cúng lễ không thể thiếu bánh T’eok – một loạibánh truyền thống của Hàn Quốc được làm từ bột nếp, ngoài ra còn có cả cá khô.Người Hàn Quốc đa phần không có bàn thờ lớn như thường thấy trong các gia đình
ở Việt Nam Bàn thờ để cúng được chuẩn bị trong hôm tiến hành cúng lễ, đó chỉ làmột chiếc bàn con bày vừa đủ những đồ cúng trên Điều đặc biệt là thông thườngngười Hàn Quốc không cúng riêng lẻ các vị thần vào ngày khác nhau mà cúngchung vào một ngày, và thường là cúng vào ngày lễ Tạ ơn (vào tháng 10 âm lịch).Cũng vì cúng vào cùng một ngày, và không có sự phân chia đẳng cấp, vị trí, chứcnăng của các vị thần nên người ta chỉ chuẩn bị một bàn thờ và cúng luân chuyển.Khi cúng đến các vị thần nào thị họ đặt bàn thờ vào vị trí mà vị thần ấy ngự trị Tổthần được gọi một cách kính cẩn là “Bà”, có vai trò rất lớn là làm cho đất đai màu
mỡ, được mùa và giúp đỡ những người hiếm muộn có thể sinh con Tổ thần ngự trị
ở trong các phòng, vì thế bình gạo được phủ một tờ giấy trắng để cúng tổ thần đượcđặt ở trong góc căn phòng [4, tr.96] Hộ thần là vị thần bảo vệ cho những ngườitrong gia đình khỏi những điều bất hạnh, vì thế mà ngoài việc cúng Hộ thần vàocùng ngày với các thần khác người ta còn cúng vào những ngày như sinh nhật, hoặckhi được biếu những đồ ăn thì phải dâng cho hộ thần trước khi ăn Bàn thờ cúng Hộthần được đặt ở vị trí góc nhà, hoặc trên cột nhà Nếu là trên cột nhà thì người tadán lên một tờ giấy trắng – đó là vật tượng trưng cho Hộ thần Ở Việt Nam vị thầnđược cúng trong bếp đó là Ông Đầu rau, còn ở Hàn Quốc thì đó là Thần bếp Nhữngchiếc chén nhỏ đựng nước là tượng trưng cho Thần bếp Trong quan niệm củangười Hàn thì Thần bếp mang tính âm và được gọi là “Bà” giống như Tổ thần Vịthần mang lại sự an toàn cho ngôi nhà và tài lộc cho gia đình là Thần mái hiên vàThần tài Hai vị thần này được đặt cạnh nhau ở sân sau gần nhà kho Tượng trưngcho Thần mái hiên là một bó rơm buộc túm lên, còn Thần tài là một ụ rơm, người
Trang 17Hàn Quốc cho rằng bên trong ụ rơm ấy có một con rắn Nếu con rắn đó còn trong ụrơm thì tức là tài lộc vẫn còn, nếu con rắn ra khỏi ụ rơm tức là tài lộc cũng giảm sút
đi Hai vị thần này rất được người Hàn coi trọng và thờ nhiều tại nhiều địa phương[4, tr.98]
Trong gia đình, các vị thần đa phần là mang tính Âm, được gọi là “Bà”, dịudàng, nhân hậu Điều này có lẽ xuất phát từ một xã hội được tổ chức theo chế độMẫu hệ dưới một nền kinh tế nông nghiệp từ thời kỳ đồ đá trên bán đảo Hàn Đây
có lẽ cũng là một lý giải cho lý do tại sao hầu hết những người thực hiện nghi lễ Gut
ở Hàn Quốc là phụ nữ, và người đảm đương việc cúng viếng các vị thần trong nhàcũng là phụ nữ
Một trong những mục đích tiến hành lễ Gut là cầu sự may mắn và thịnhvượng cho gia đình Một số vị thần ngự trị trong nhà gia chủ cũng được hiển linhqua thân xác của Mudang Các vị thần thường được chọn lựa để cúng bái trong buổi
lễ Gut là Hộ thần và Thần lửa Khác với lễ Lên Đồng của Việt Nam các buổi lễ Gutdiễn ra không phải do Mudang tự tổ chức lên mà phải được lời mời từ phía các giađình Mudang làm lễ cho gia chủ vì thế các vị thần cai ngự trong gia đình ấy phảiđược cầu khấn để thần mang lại những điều may mắn tốt đẹp cho gia chủ
1.1.1.2 Thờ ông bà tổ tiên
Để tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên người Hàn thực hiện ba nghi lễ cơ bản được gọi
là Gije, Ch’arye và Myoje Ba nghi lễ này là ba loại của Jesa (nghi lễ thờ cúng tổtiên) Thời gian diễn ra việc cúng lễ không được qui định là thời gian nào, mà tùythuộc vào mỗi gia đình là khác nhau Lễ Gije và Ch’arye được thực hiện ở trongnhà còn lễ Myoje thực hiện ở mộ người mất Trước đây thì lễ Gije thực hiện vàođêm trước của ngày giỗ và lễ Ch’arye vào mỗi buổi sáng sớm của ngày đặc biệt nào
đó Nhưng ngày nay thì người Hàn đã giản tiện đi và thực hiện các nghi lễ vào buổisáng sớm Một số gia đình Hàn thực hiện những nghi lễ này vào những dịp lễ nhưTrung thu, ngày Hansik (Hàn thực), ngày Dano (ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch), hay
105 ngày sau Đông chí
Người ta thấy vật thờ cúng quan trọng trong các lễ trên là một tấm bảng đượclàm bằng gỗ hoặc thay vào đó là một tờ giấy Trên tấm gỗ hay tờ giấy người ta ghi
Trang 18tên, vị trí của người trong tổ tiên sau đó dán lên phía sau bàn thờ và đến cuối buổi lễ
tờ giấy này sẽ được đốt đi Điều này có vẻ như trái ngược với người Việt Họthường viết tên, tuổi, vị trí của những người đang sống vào tờ giấy gọi là “sớ”, tờgiấy này cũng được đốt đi sau khi kết thúc buổi lễ Trên bàn cúng đồ lễ được sắpxếp theo vị trí nhất định, những đồ ăn nào phải đặt ở phía Đông hay đồ ăn nào đặt ởphía Tây, ví dụ hoa quả có màu đỏ thì phải xếp riêng ở phía Đông, hoa quả có màutrắng phải xếp ở phía Tây Một hàng thức ăn được xếp riêng, rồi đến hàng hoa quả,tiếp theo là rau, cháo và một số loại thịt cá, phía sau là những bát cơm cùng thìađũa Phía trước bàn cúng là một bàn nhang , phía trước bàn này có một khay đựngnhững chén rượu [14, tr.126] Với cùng một quan niệm như người Việt Nam là ông
bà tổ tiên luôn hiển linh để phù hộ cho con cháu trong gia đình chính vì thế trongđời sống hàng ngày gia đình sinh hoạt như thế nào thì khi dâng cúng lên ông bà tổtiên cũng là những thứ đó Trong một số ngày lễ trọng đại như ngày giỗ, Tết thìdường như phần lễ cúng của người Việt phức tạp và nhiều lễ vật hơn Ngoài hươnghoa, rượu, đồ ăn mặn ra thì người ta còn cúng đồ vàng mã như: nhà, xe, tiền…đượclàm bằng giấy cho tổ tiên, điều này xuất phát từ quan niệm trên trần gian con cháuđược hưởng như thế nào thì ông bà dưới suối vàng cũng được dùng những thứ đó,nếu không ông bà sẽ hiện về và trách tội
Nghi lễ thờ cúng tổ tiên biểu hiện lòng tôn kính với các thế hệ ông bà tổ tiên.Thực hiện nghi lễ này như một sự xác nhận mối quan hệ ruột thịt giữa người đangsống và người đã mất, mối liên hệ gia đình này sẽ được kéo dài qua các thế hệ Nghi
lễ thờ cúng tổ tiên được xem là phần trọn vẹn của những giá trị tinh thần của đấtnước được đặt với cái tên “Hàn Quốc - đất nước của những lễ nghi”, nhấn mạnh trật
tự từ trên xuống dưới, từ người cao tuổi nhất đến người ít tuổi nhất bao gồm cảngười đã khuất và người nối dõi [14, tr.126] Để linh hồn của những người đã khuấtđược siêu độ và sống mãi trong tâm thức trần thế dường như tập tục thờ cúng đơnthuần trong ngày giỗ hay mỗi dịp lễ trong năm là chưa đủ và đôi khi những ngườitrong gia đình thấy rằng bản thân họ không đủ khả năng để siêu độ cho người chếthay cầu gọi sự hiển linh của ông bà tổ tiên Shaman giáo ban đầu theo dòng di cưcủa người Tungus thì nó là nghi lễ thờ cúng các thần tự nhiên, bài trừ ma quỉ thông
Trang 19qua các thầy Mudang, và nó đã được hòa nhập cùng tập tục thờ cúng tổ tiên củangười Hàn để thực hiện nhiệm vụ siêu độ cho người đã khuất và gọi hồn ông bà tổtiên Đây được coi là mục đích chính mà các gia đình mời làm lễ Gut trongSaenamgut (Gut cá nhân) của người Hàn Quốc Tục thờ ông bà tổ tiên đã trở thànhnền tảng cho Gut cá nhân, đặc biệt là Saenamgut ở Seoul phát triển
1.1.1.3 Thờ thần làng
Hàn Quốc với diện tích đồi núi chiếm khoảng trên 70% nên nói chung hầuhết vị thần được thờ trong các làng là thần núi Người dân Hàn Quốc tin rằng thầnnúi là vị thần mà có thể quan sát được khắp mọi nơi trong làng và chi phối không íttrong việc thu hoạch mùa màng Là một trong những vị thần quan trọng trong tínngưỡng dân gian Hàn Quốc, thần núi được gọi là Sanshin hay là Sanshinyeong.Những nhà nghiên cứu cho rằng tín ngưỡng dân gian này có thể có từ thế kỷ thứnhất trước Công nguyên và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền thuyết Tangun.Theo truyền thuyết, người lập nước đầu tiên của nhân dân Hàn Quốc là Tangun Saukhi vị vua này qua đời đã trở thành thần núi ở vùng Asadal (thủ đô của Hàn Quốcthời cổ đại) Hàng năm người dân vùng này vẫn cúng tế thần núi vào ngày rằmtháng giêng [14, tr.129]
Theo Hwang Gwi Yeon và Trịnh Cẩm Lan (2002) thì từ xa xưa việc thờ thầnlàng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố môi trường, nó chi phối không ít đến sinh
kế của dân làng Cũng giống như Việt Nam, người dân sống ở vùng nào thì thờ thầnlàng của vùng đó Chẳng hạn như những người sống ở vùng núi và thảo nguyên thìthường có xu hướng thờ thần núi, còn những người dân chài ở vùng biển thì thờ vàcúng tế thần rồng Thần rồng là vị thần mang đến những cơn mưa tưới mát cho đấtđai cây cỏ vào những thời điểm hạn hán trong năm Vào thời điểm này, người ta tổchức những nghi lễ đặc biệt để cúng thần rồng, thần mưa, cầu mong có một mùamàng bội thu, sung túc
Thần Đất được người dân Hàn tổ chức nghi lễ cúng vào ngày tết Âm lịch.Trong ngày này những người dân trong làng tập hợp nhau lại thành đoàn và mang lễvật đến nhà người đứng đầu trong làng và nhẩy múa xung quanh sân nhà người đó.Sau đó sẽ đi đến từng nhà trong làng, và vẫn vừa đi vừa nhảy múa Người ta tin
Trang 20rằng, những hành động như vậy là để thần Đất hiểu được lòng tôn kính và ước vọngcủa họ Thần Đất sẽ ban phúc cho từng gia đình.
Lễ làng thường được tổ chức vào buổi sáng tinh mơ những ngày trong thánggiêng, tùy từng làng lựa chọn ngày nhất định để tổ chức Tháng giêng là tháng màngười dân Hàn tổ chức hàng loạt các nghi lễ để cúng các thần để cầu mong mộtcuộc sống bình yên cho cả năm
Thực hiện các nghi lễ thờ cúng thần làng là những quan chức đặc biệt chuyênthực hiện những hoạt động liên quan tới lễ làng Những người đó phải là người cóchức phận, có danh tiếng và tư cách hoàn hảo Họ sẽ là người đọc lời khấn và đốtnhững mẩu giấy trắng để cầu mong hạnh phúc và may mắn cho dân làng Các đạo sĩShaman sẽ làm những công việc tiếp theo của buổi lễ Họ sẽ là người dâng lên thầnrượu, đồ ăn thức uống và nhảy múa để mua vui cho các thần Các vị thần bảo vệcho cuộc sống của người dân trong làng, chính vì thế khi gia đình nào thực hiệnnghi lễ Gut cá nhân thì không thể không mời các vị thần linh đó Các vị thần làngkhông những che chở đem lại cuộc sống ấm no cho những người dân đang sinhsống mà còn bảo vệ cho những người đã khuất tại khu làng đấy Mối quan hệ có thứbậc giữa các vị thần, từ thần làng đến thần trong ngôi nhà, đến ông bà tổ tiên đượcsắp xếp có trật tự trong lễ Gut cá nhân của Hàn Quốc
1.1.2 Đạo mẫu Việt Nam
Đầu thế kỷ XX đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Nữ thần, Mẫu thần,hầu hết là những công trình của người Pháp Ngoài ra còn có những công trình củangười Chăm và một số nhà nghiên cứu Việt Nam lúc bấy giờ như Nguyễn VănHuyên, Phan Kế Bính, Nhất Lang… Có nhiều ý kiến trái chiều về tục Lên Đồng vànguồn gốc của Đạo mẫu Vào khoảng những năm 60 – 80 của thế kỷ XX việcnghiên cứu tôn giáo tín ngưỡng và đặc biệt là nghiên cứu về Đạo mẫu nói chung vàtục Lên Đồng nói riêng dường như bị “ngưng đọng” lại bởi chính sách cấm kỵ củachính phủ và sự lên án của xã hội coi tín ngưỡng này là mê tín dị đoan, gây nhiềubất cập trong xã hội Chính vì thế mà việc nghiên cứu cũng như các công trình xuấtbản trong thời kỳ này gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế
Trang 21Sang đến cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX và bước vào đầu thế kỷ XXI, tôngiáo tín ngưỡng mới thực sự được “sống dậy” Theo đó việc nghiên cứu về các hìnhthức Shaman giáo dường như còn dở dang của những năm trước được tiếp tục Năm
2001 là năm đánh dấu bước phát triển quan trọng của công cuộc nghiên cứu cùng
với thành quả tiêu biểu được ban bố trong hội thảo quốc tế “Đạo Mẫu và lễ hội Phủ Giầy” Tiếp đến là năm 2003 tại Hội thảo ở Chicago cũng có tiểu ban về “Lên Đồng
ở Việt Nam sau đổi mới” Đây là dịp để những học giả trên thế giới biết đến ĐạoMẫu của Việt Nam và những học giả Việt Nam có thêm nhận thức về tính đa dạngcủa Đạo Mẫu được thể hiện trong các dân tộc Việt Nam, đồng thời có thể so sánhvới các dân tộc, các nước ở khu vực Đông Á
Đạo Mẫu được coi là tín ngưỡng bản địa của Việt Nam cũng giống như Guttruyền thống của Hàn Quốc Nền tảng để hình thành nên Gut của Hàn Quốc và ĐạoMẫu của Việt Nam là khác nhau Dưới đây chúng tôi xin tóm lược lại công trìnhnghiên cứu của GS Ngô Đức Thịnh về nền tảng của Đạo Mẫu được trích trong
cuốn “Đạo Mẫu” và “Đạo Mẫu Việt Nam”.
1.1.2.1 Tục thờ nữ thần
Theo quan niệm vũ trụ luận phương Đông cổ đại thì “âm dương tương sinh,tương khắc” Người Việt đã đồng nhất coi thần Đất, thần Nước, thần Núi, thầnLúa…với Âm và mang tính nữ, hay tính Mẹ Vì thế mà trong dân gian vẫn thườnggọi là Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Lúa…chứ không dùng chữ “cha” – tính Dương để chỉnhiều hiện tượng vũ trụ và tự nhiên Bởi lẽ, người Việt và các dân tộc anh em trênđất nước vốn là cư dân nông nghiệp trồng lúa, sống trong vùng khí hậu nhiệt đới giómùa Đây là đặc điểm quan trọng có ảnh hưởng tới quan niệm, lối nghĩ, nếp sống cơbản của nông dân Họ nhận thấy rằng tự nhiên là cái vốn lẽ, nó luôn luôn vận động
và không ngừng tái tạo, sản sinh ra những cái mới, đồng thời bổ trợ cho nhau.Thuộc tính của tự nhiên là “bảo trữ, sinh sôi và sáng tạo”
Khắp cả nước gần như nơi đâu cũng có các di tích thờ Nữ thần Có rất nhiều
nữ thần với từng vai trò khác nhau Với vai trò tạo lập có thể kể đến các Nữ thầnnhư Nữ thần Mặt trời, Nữ thần Mặt trăng, Nữ Oa Mẹ Âu Cơ, Bố Lạc Long Quân đãsinh thành ra dân tộc Việt Nam, hay Bà Mẹ sinh ra quả bầu trong đó chứa tổ tiên
Trang 22của các dân tộc Thái, Khơ Mú Còn đối với người Dao, hay nhiều dân tộc ở TâyNguyên thì thủy tổ của họ là con cháu sinh ra từ người phụ nữ và con chó thần Các
Bà Mẹ có vai trò sinh sôi và đồng thời cũng là các vị thần sáng tạo ra văn hóa vàcác giá trị văn hóa Sinh ra các dân tộc ở nước ta và cũng cho họ nhiều ngành nghề
để duy trì cuộc sống Cùng với sự phát triển của sản xuất và phân công lao động,nhiều hoạt động sản xuất và ngành nghề mới xuất hiện gắn với vai trò của ngườiphụ nữ kể cả trên thực tế cũng như trên biểu tượng và thế giới tâm linh Các Nữthần là tổ sư các nghề truyền thống như nghề dệt, làm muối, nghề mộc, làm bánh,các nghề gia công…Ở mỗi làng nghề đều tôn thờ vị tổ sư của mình, như làng nghềlàm gốm, làng trạm vàng, bạc, nghề đúc đồng, nghề làm nón…
Đối với một xã hội với nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu thì người phụ nữ cóvai trò đặc biệt quan trọng và quan trọng hơn tất cả Trong khi người đàn ông thamgia vào các hoạt động săn bắn, hái lượm, khi có chiến tranh thì ra trận, người phụ
nữ là người thường trực ở nhà, là người lao động chủ yếu với nghề nông, đồng thời
họ là người quán xuyến mọi việc trong gia đình Cũng giống như Hàn Quốc, theonhiều ý kiến cho rằng xã hội Việt Nam để lại những tàn dư rõ nét chứng tỏ một thờichế độ mẫu hệ và mẫu quyền đã từng tồn tại Bước vào thời kỳ phong kiến, khoảng
từ thế thế kỷ X, tuy chế độ phụ quyền đã thay thế chế độ mẫu quyền và phải chịunhiều áp chế tư tưởng đè nặng nhưng người phụ nữ vẫn giữ một vai trò đặc biệtquan trọng trong gia đình và xã hội Sống trong một nhà nước lấy Nho giáo làm nềntảng nhưng quyền lợi của người phụ nữ vẫn còn được đề cao và bênh vực nhờ vào
Bộ luật Hồng Đức (1478) Trong bộ luật có nhiều điều luật thể hiện được quyềnbình đẳng và tự quyết của người phụ nữ như luật về hôn nhân, thừa kế tài sản Xuyên suốt thời gian có thể thấy được rằng người phụ nữ đặc biệt được đề cao
và có vai trò rất lớn Trong đời sống tinh thần và tâm linh, phụ nữ đã trở thành các
Nữ thần và được tôn thờ, trong đó có các vị thần được tôn vinh là Mẫu, Thánh Mẫu Nói tóm lại, cơ sở để hình thành việc thờ Nữ thần là dựa vào nền kinh tế nôngnghiệp, xã hội tàn dư mẫu hệ với vai trò to lớn của người phụ nữ trong lao động sảnxuất, chiến đấu và sáng tạo văn hóa Việc tôn thờ Nữ thần là hình thức nhân thầnhóa tự nhiên Các yếu tố có trong tự nhiên có vai trò quan trọng liên quan, ảnh
Trang 23hưởng trực tiếp đến đời sống con người, đặc biệt là đối với cư dân nông nghiệp đãđược nhân thần hóa thành các “Mẹ” để thể hiện niềm tôn kính, sự trân trọng củangười dân
1.1.2.2 Tục thờ Mẫu thần
Theo GS Ngô Đức Thịnh (2007), Mẫu thần là Nữ thần, nhưng không phải tất
cả nữ thần đều là Mẫu thần [24, tr.17] Điều này nghĩa là Mẫu thần không đồngnhất với Nữ thần và chỉ có một số Nữ thần được tôn vinh là Mẫu thần
Bản thân khái niệm “tín ngưỡng thờ Mẫu” hiện nay vẫn còn nhiều quan điểmkhông đồng nhất Dưới đây chúng tôi xin đưa ra cách lý giải về thuật ngữ “Mẫu”được dùng để về tín ngưỡng dân gian của người Việt theo đa số học giả Thuật ngữ
“Mẫu” là một danh từ gốc Hán Việt được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau “Mẫu”
có thể được hiểu theo nghĩa thông thường là “mẹ”, “mụ”, “mạ” hay “mế”, “má”,đây là cách gọi của từng vùng miền Bắc – Trung – Nam, dùng để chỉ người phụ nữ
đã sinh thành ra một người nào đó, là tiếng xưng hô của người con đối với người
mẹ đã sinh thành ra mình “Mẫu” được hiểu theo nghĩa rộng hơn đó là sự tôn vinh,tôn xưng một nhân vật nữ nào đó như: Mẫu Âu Cơ, Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu nghi thiênhạ… Mẫu cũng được dùng để chỉ sự sinh sôi nảy nở, sinh hóa không ngừng củavạn vật (đặc biệt là những yếu tố mà sự sinh sôi nảy nở của nó ảnh hưởng mật thiếtđến đời sống của con người) như xưng danh: Mẹ đất, Mẹ nước, Mẹ lúa, Mẹ cá, Mẹcây… Trong tất cả những cách hiểu đó Mẫu không mang trong mình tính sáng thế
mà chỉ mang ý nghĩa đùm bọc, che chở, bao dung, độ lượng, nuôi dưỡng, và sinhsôi nảy nở cho con người và vạn vật Có lẽ chính từ những ý nghĩa đó của Mẫu mà
số người tìm đến với tín ngưỡng thờ Mẫu không hề suy giảm trong lịch sử cũng như
ở hiện tại
Với niềm tin thiêng liêng vào quyền năng của Mẫu – đấng sáng tạo, bảo trợcho sự tồn tại và trưởng thành của vũ trụ, thiên nhiên và con người thì tín ngưỡngthờ Mẫu được xem như một lớp để Đạo Mẫu hình thành và phát triển
1.1.2.3 Tam tòa thánh Mẫu
Nguồn gốc lịch sử của Đạo Mẫu không được ghi rõ ràng trong sách vở Cóngười cho rằng Đạo Mẫu có nguồn gốc từ thời tiền sử, khi người Việt thờ các thần
Trang 24linh thiên nhiên, các thần linh này được kết hợp lại trong khái niệm Thánh Mẫu hay
Nữ thần Theo thời gian, khái niệm Thánh Mẫu được mở rộng để bao hàm cả các nữanh hùng trong dân gian – những người phụ nữ có thật có công trạng với tổ quốc.Những nhân vật lịch sử này được kính trọng, tôn thờ, và cuối cùng được thần thánhhóa để thành một trong các hiện thân của Thánh Mẫu
Có thể tạm gọi là buổi sơ khai của Đạo Mẫu là thờ các Nữ thần thiên nhiênriêng biệt Các Nữ thần này là các vị thần thiên nhiên và không có đặc điểm của conngười đặc biệt là đặc điểm của người Mẹ Những đặc điểm của người Mẹ đã đượcbiểu hiện trong lớp Mẫu thần, như Mẹ Âu Cơ – người mẹ của dân tộc Việt, nguyênphi Ỷ Lan, Bà Trưng, Bà Triệu… Dưới nền tảng của tục thờ Nữ thần và Mẫu thần,thì việc thờ Thánh Mẫu Tam Phủ - Tứ Phủ được phát triển Tam Phủ hay Tứ Phủ ởđây không phải là con số đơn vị của đền , phủ mà là ba hay bốn thành tố của vũ trụ.Tam Phủ gồm Trời (Thiên phủ), Đất (Địa phủ), Nước (Thoải phủ), Tứ Phủ bao gồmthêm Núi rừng (Nhạc phủ)
Trong Tam Tòa Thánh Mẫu thì Mẫu Liễu Hạnh là vị thánh xuất hiện muộnnhất nhưng lại trở thành vị thần chủ đạo của Đạo Mẫu Bà là Mẫu Thượng Thiênnhưng cũng có thể hóa thân vào Mẫu Thượng Ngàn Mẫu Liễu Hạnh hội tụ cả haiyếu tố là thần linh và con người Sự tích về Thánh Mẫu Liễu Hạnh có vẻ như cũnggiống như motip những câu chuyện cổ tích mà ta thường gặp Có nhiều dị bản về sựxuất hiện của Thánh Mẫu nhưng được biết đến nhiều hơn cả là câu chuyện kể vềThánh Mẫu Liễu Hạnh là công chúa – con của Ngọc Hoàng Thượng Đế, do lỡ taylàm vỡ chén ngọc mà bị đày xuống trần làm con gái nhà họ Lê vào năm 1557 (ởNam Định ngày nay) Dưới trần, bà có cuộc sống ngắn ngủi, lấy chồng, sinh connăm 18 tuổi và chết vào năm 21 tuổi Do bà yêu cuộc sống trần tục nên NgọcHoàng cho bà tái sinh lần nữa Trong kiếp mới bà du ngoạn khắp mọi miền đấtnước, thượng ngoại phong cảnh thiên nhiên, gặp gỡ nhiều người Bà thực hiệnnhiều phép màu giúp dân chống quan quân xâm lược Bà trở thành lãnh tụ của nhândân và thậm chí bà còn tranh đấu với vua chúa Bà đã trở thành vị Thánh Mẫu quantrọng nhất và là một hình mẫu mực cho phụ nữ Việt Nam Cho dù cuộc đời của bàđược giải nghĩa theo cách nào thì Mẫu Liễu đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh
Trang 25của phụ nữ Không cam chịu thực hiện những giáo lý hà khắc của Khổng giáo, đềcao quyền tự do độc lập tư tưởng, đòi sự công bằng xã hội trong thời loạn lạc của thế
kỷ XVII – XIX Bà được coi là vị thần cảm thông độ lượng nhất Chính vì vậy mà bàđược nâng lên vị trí quan trọng nhất, cai quản các vị thần ở dưới và thế giới con người
1.2 Phân loại Đồng của Việt Nam và Gut của Hàn Quốc
1.2.1 Phân loại Đồng của Việt Nam
Ở Việt Nam chia làm ba vùng miền Bắc – Trung – Nam, nhưng không có sựkhác nhau rõ nét về việc Lên Đồng ở ba miền Lên Đồng ở Bắc Bộ và Nam Bộ hầuhết là giống nhau bởi người Việt từ miền Bắc di cư vào trong Nam xây dựng ở cácthời kỳ khác nhau Có thể vì được tiếp nhận từ những người dân Bắc di cư vào nênLên Đồng ở miền Nam có phần đơn giản, dân dã và tính trường qui không chặt chẽnhư ngoài Bắc Nhưng ngược lại thì tính sinh hoạt văn hóa rõ nét hơn thông quacung cách hát Chầu Văn, giao tiếp giữa người Lên Đồng với con nhang đệ tử ngồi
dự Chính vì thế mà Lên Đồng ở miền Nam có phần mang tính biểu diễn, điểm sinhhoạt văn hóa là nhiều hơn
Với miền Trung cụ thể là ở Huế, việc phân loại Lên Đồng có vẻ rõ nét hơn.Người ta chia ra làm hai loại Lên Đồng đó là Đồng lễ và Đồng vui Cách gọi nàytương ứng với tính bất ngờ diễn ra trong buổi lễ chứ không căn cứ theo bất cứ mụcđích nào được lên kế hoạch từ trước của buổi lễ Điều này nghĩa là Đồng lễ là LênĐồng trong một không khí trang trọng và các vị thần linh Tứ phủ về nhập hồn docác ông Đồng bà Đồng thực hiện một mình trong suốt buổi lễ Về cơ bản thì loạiĐồng này không khác gì so với Lên Đồng ở miền Bắc và Nam Còn Đồng vui làviệc Lên Đồng tập thể do hiện tượng nhiều người cùng bị “ốp đồng” một lúc Khi bị
ốp đồng họ cùng đứng lên nhảy múa mỗi người một kiểu theo cách của riêng mình.Theo tôi thì việc phân chia thành hai loại Lên Đồng ở Huế cũng chưa thật sự thấyđược điểm khác biệt rõ nét Bởi theo chúng tôi quan sát thì hiện tượng bị ốp đồngcũng xảy ra trong nhiều buổi lễ Lên Đồng ở miền Bắc và miền Nam, đó là hiệntượng diễn ra bất ngờ không có chủ đích của một số người tham dự lễ Đồng
Trang 26Trong cuốn “Lên Đồng – hành trình của thần linh và thân phận” GS Ngô Đức
Thịnh đã chia Lên Đồng thành hai dòng đó là dòng Đồng cô và dòng Thanh đồng
Cụ thể như sau:
1.2.1.1 Thanh Đồng
Dòng Thanh Đồng là dòng thờ Đức Thánh Trần (hay phủ Trần Triều) ThanhĐồng được xem như cái bóng để các Đức Thánh Trần và các vị quan hầu cận củaNgài nhập vào, bao gồm năm vị quan lớn theo thứ tự là Quan Đệ Nhất (Trần QuốcHiến, Quan Đệ Nhị (Trần Quốc Nghiễm), Quan Đệ Tam (Trần Quốc Tảng), Quan
Đệ Tứ (Trần Quốc Uy), Quan Đệ Ngũ (Phạm Ngũ Lão)
Trong dòng Thanh Đồng này các quan lớn hiển linh nhập vào thân xác củaông Đồng bà Đồng với mục đích để chữa bệnh, trị ma tà Điều này là sự khác biệt
rõ nét với dòng Đồng Cô Trong hầu hết những lần nhập đồng Đức Thánh Trần rấthiếm khi hiển linh, thường là bốn vị quan lớn nhập đồng và mượn uy danh của ĐứcThánh Trần để chữa bệnh và trừ tà ma
Một điều khác biệt giữa dòng Thanh Đồng và dòng Đồng Cô đó là trong mỗivấn đồng của dòng Thanh Đồng thì chỉ một giá đồng của một vị thánh về nhậpđồng, còn với dòng Đồng Cô thì trong một vấn đồng có nhiều vị thánh nhập đồng
Và khi vị quan lớn nào đó về nhập đồng thì ban cung văn chỉ dùng trống và thanh lalàm nền cho các bài tấu được ngâm lên Do không có các bài văn chầu mà chỉ là cácbài tấu nên ban cung văn không dùng các loại nhạc cụ khác ngoài trống và thanh lanhư đàn nguyệt, đàn tranh, sáo như dòng Đồng Cô
Khi bị mắc loại bệnh mà dùng thuốc thang cũng không khỏi, nhất là nhữnghiện tượng một số trẻ em có những biểu hiện theo dân gian gọi là bị ma nhập nhưkhóc ròng rã suốt đêm, không chịu ăn uống, hoặc chạy đến chơi ở những nơi có mộhuyệt một cách vô thức như bị ai đó xui khiến và điểu khiển… thì một buổi lễ LênĐồng của dòng Thanh Đồng được tổ chức đơn giản hơn dòng Đồng Cô Quan sát vàthấy rằng nếu như ở dòng Đồng Cô thì đa phần lễ vật là do ông Đồng bà Đồngchuẩn bị toàn bộ, những con nhang đệ tử hoặc những người tham dự chỉ chuẩn bị lễvật khi đến giá mà họ mang căn mạng để xin lộc hoặc cầu những gì mà họ mongmuốn Còn ở dòng Thanh Đồng những lễ vật dâng lên các Ngài là do những người
Trang 27thân của người bị bệnh chuẩn bị và mang tới, như một sự bày tỏ lòng thành Lễ vậtthường là đơn giản tùy theo từng hoàn cảnh bao gồm lễ chay và lễ mặn Lễ chay gồm
có hoa quả, trầu cau, rượu, hương hoa, còn lễ mặn gồm có xôi, thịt lợn, muối
Vì là buổi lễ Đồng với mục đích là chữa bệnh nên hầu như có ít người tham
dự, chỉ có người nhà của bệnh nhân và hai người phục vụ ông Đồng bà Đồng cùngvới hai ba người chơi trống nhạc Bước vào buổi lễ ông Đồng bà Đồng dùng rượu
để tầy uế mặt mũi chân tay bằng cách xoa rượu lên, sau đó uống ba chén rượu Khi
vị Quan lớn nào đó nhập vào đầu tiên Ngài sẽ phán nguyên nhân mắc bệnh, đó là do
ma quỉ đã ám hại và sẽ tìm ra con ma đó là ma gì, cư trú ở đâu sau đó sẽ cho nhữngphương thuốc để chữa Những phương thuốc mà Ngài chỉ dặn đó là những bài thuốcNam Để xua đuổi con ma đó Thanh Đồng phải làm những hành động cũng mangtính ma thuật như xiên lềnh qua má, đi trên lưỡi gươm sắc, lưỡi cày nung đỏ…Những hành động này cũng tương tự như một loại Gut có tên là Jakdudagi (작두타기) của Hàn Quốc Trong Jakdudagi để chứng minh uy lực của các thầnMudang sẽ đứng trên một lưỡi dao hoặc kiếm sắc để làm cho con ma sợ hãi và xuađuổi chúng đi
Hình thức Lên Đồng của dòng Thanh Đồng được phát triển vào những nămkhi đất nước chưa thống nhất, ở những vùng nông thôn Cuộc sống của đa phầnngười dân còn nghèo nàn, lạc hậu nên không có tiền để chữa trị và cùng với đó làtrình độ hiểu biết còn hạn chế nên những gia đình có người bị bệnh tin vào nhữngthầy Đồng, thầy cúng là có thể chữa khỏi được bệnh Bộ phận những người giầu có,tri thức thì bất lực với một số bệnh do Khoa học kỹ thuật chưa phát triển, không ítngười vẫn tìm đến thầy Đồng như một sự giải thoát tâm lý và một chút hi vọngmong manh cuối cùng vào phép nhiệm màu trong hoàn cảnh lúc bấy giờ Có một sốthầy Đồng có chút kiến thức về y thuật và các bài thuốc dân gian nên đã may mắnchữa được bệnh Có không ít trường hợp trở thành mê tín dị đoan và gây nên trườnghợp đáng tiếc xảy ra Theo như lời kể của bà Tô Thị Minh ở Vũ Trọng Phụng,Thanh Xuân, Hà Nội thì mẹ của bà bị bệnh, gia đình đã mời thầy Đồng đến làm lễtại sân nhà Và một cảnh đau lòng diễn ra là bên trong nhà người bệnh thì đang hấphối, bên ngoài sân thầy Đồng vẫn đang đọc những lời khấn đuổi tà ma
Trang 28Hình thức Lên Đồng của dòng Thanh Đồng giờ đây không còn được phânbiệt rõ ràng với dòng Đồng Cô nữa mà nó bị biến tướng, giảm bớt tính ma thuật phủthủy đi hoặc đã được hòa quện với dòng Đồng Cô thành một dòng đồng Ngày nayrất hãn hữu người ta mới gặp những buổi lễ Lên Đồng với mục đích trị bệnh nữa,điều này góp phần làm cho việc phân loại đồng không còn rõ nét Lên Đồng ngàynay chủ yếu là hình thức nhập hồn Thánh Trần và những tùy thuộc của Ngài cùngvới thần linh Tứ phủ
1.2.1.2 Đồng Cô
Đây là dòng Đồng được diễn ra chủ yếu và hình thức này vẫn được duy trì chotới ngày nay Đồng Cô được xem như những “cái bóng” mà các thần linh Tứ Phủnhập vào Trước đây dòng Đồng Cô được phân biệt với dòng Thanh Đồng ở đốitượng thần linh nhập hồn và mục đích thực hiện nghi lễ Dòng Đồng cô chủ yếu làthần linh Tứ Phủ nhập hồn và mục đích là cầu tài lộc
Ông Đồng bà Đồng thuộc dòng này không có biệt tài bốc thuốc chữa bệnh nhưdòng Thanh Đồng nhưng đa phần là họ biết xem bói và đoán tài vận Thường thì đểchứng tỏ khả năng của mình hoặc để thu hút con nhang đệ tử mới thì ông Đồng bàĐồng thường phán một điều gì đó hoặc xem bói qua cho người mới đến Họ khôngxem bằng trầu cau, cành lá, hoặc bài tây mà họ thường chỉ nhìn mặt và phán Như
có thần linh mách bảo và nói cho ông Đồng bà Đồng biết về quá khứ hay tương laicủa người đó Nếu người đó đang gặp vấn đề gì thì lý do tại sao và họ sẽ tìm cáchgiải quyết Như trường hợp một người thân trong gia đình của tôi, được giới thiệuđến cô Đồng Loan hiện sống tại Nam Sách – Hải Dương Ngay cái nhìn trong lầngặp đầu tiên cô đồng Loan đã phán rằng nhà người thân của tôi có cái nợ Tam Bảo,
vì thế tiền vào một lại ra mười mắc nợ Tam Bảo từ kiếp trước Muốn thoát khỏikiếp nợ thì cô Đồng sẽ làm lễ “trả nợ Tam Bảo” giúp Và thực hiện theo lời côĐồng một buổi lễ được lựa chọn vào một ngày tốt lành để diễn ra
Nếu như với dòng Thanh Đồng một buổi lễ được diễn ra là do gia đìnhnhững người có bệnh tật mời ông Đồng bà Đồng đến làm lễ thì với dòng Đồng Cônhững buổi hầu đồng được tổ chức là do ông Đồng bà Đồng hoặc cũng do một giađình, một nhóm con nhang đệ tử mời ông Đồng bà Đồng làm lễ Đa phần con nhang
Trang 29đệ tử là những người làm công việc liên quan đến kinh doanh buôn bán Ngoài racòn có những người vì những lý do như gia đình gặp vấn đề gì không may mắn, đểgiải tỏa những căng thẳng trong cuộc sống hoặc cũng có những người tham gia lễđồng là phụ nữ giàu có đua theo chúng bạn
Trong mỗi vấn đồng của dòng Đồng Cô có nhiều vị thánh nhập đồng nêncon nhang đệ tử nào có căn mạng của vị thánh nào thì sẽ lên xin tài lộc ở vị thánh
đó Chúng tôi sẽ xin đề cập cụ thể hơn ở các giá đồng Về cơ bản các bước thựchiện các giá đồng của ngày nay không có gì khác so với trước kia, có chăng chỉkhác ở số lượng người trong ban cung văn với nhạc cụ nhiều và đa dạng hơn, haytrang phục của thầy Đồng được chuẩn bị chu đáo và đẹp hơn Nếu như trước đâythầy Đồng chỉ cần dùng một chiếc khăn phủ diện và một vài dụng cụ như hương,kiếm, gươm là có thể thực hiện được các giá đồng nhưng ngày nay thì các thầyĐồng đã sắm cho mình những bộ trang phục và dụng cụ phù hợp với từng giá đồng
và không có sự lặp lại Điều này một phần chứng minh cho chất lượng cuộc sống,nhu cầu của con người phát triển hơn trước rất nhiều
Như đã nói trên, hiện nay không có sự phân biệt rõ nét giữa dòng Thanh đồng
và Đồng cô Hai dòng này đã được pha trộn vào nhau bởi mục đích thực hiện mộtbuổi lễ ngày nay không còn chỉ để chữa bệnh mà còn là cầu sức khỏe tài lộc và hóagiải những điều không may Cùng với đó là những bước chuẩn bị cũng như thựchiện nghi lễ không có sự khác nhau lắm giữa các địa phương đặc biệt là khu vựcmiền Bắc So với việc phân loại Gut của Hàn Quốc thì việc phân loại Lên Đồng ởViệt Nam không phức tạp và rõ nét
1.2.2 Phân loại Gut của Hàn Quốc
Việc phân loại Gut như thế nào là khác nhau tùy thuộc vào tiêu chuẩn và cáchnhìn nhận về Gut truyền thống Đa phần các học giả chia Gut theo qui mô, mục đíchtiến hành lễ Gut, vùng địa lý, và đơn vị hành chính
Dưới đây là bảng phân loại Gut theo qui mô của Jeong Sang Jun:
Trang 30Bảng 1.1: Phân loại Gut theo quy mô
Gut quốc gia
- Hiện nay vẫn còn Mudang theo trường phái
cũ này
Bak’at Gut (바깥굿) và Woebang Gut (외방굿)
- Mudang nhận lời người trong cung thực hiện
lễ Gut ở ngoại vi Seoul hay ở địa phương khác
- Lễ Gut này thường hay tổ chức ở phường
Hu-am (후암동) ngày nay – nơi có đền thờ thần
- Đây là Gut được tiến hành trước khi NaerimGut (내림굿) diễn ra để cho con người thấyđược điểm đặc biệt xuất hiện ở một người nào
đó có thể trở thành Mudang thì các Mudang tổchức Gut để lấy giúp năng lực xem có nhậpthần đuổi được tạp quỷ hay không
Naerim Gut (내림굿)vàGangsin Gut (강신굿)
- Sau Hoju Gut (허주굿) diễn ra thì ở Gut nàythần linh giáng xuống nhập vào Mudang
Jinjeok Gut (진적굿)
- Là Gut dành cho những thần linh mà bản thânMudang tôn thờ được Mudang cử hành nghi lễvào hàng năm hoặc cách năm
Trang 31Cheonsin Gut
(천신굿)
Cheonsin Gut (천신굿)
- Đây là loại Gut cầu mong những may mắnmới, diễn ra vào mỗi mùa trong năm, thườngdành cho quý tộc thượng lưu, người giầu
Jaesu Gut (재수굿)
- Là Gut dành cho đối tượng thuộc tầng lớpdưới của Cheonsin Gut (천신굿)
Jinwogi Gut
(진오기굿)
Shanggwesaenam(쌍궤새남)Sangjinwogi (상진오기)
- Là Gut dành cho đối tượng thuộc tầng lớpgiầu có, thượng lưu trong xã hội
- Là Gut cúng người chết thể hiện sự phân hóa
rõ về giai cấp
Ilsaenam (일새남)
- Là Gut dành cho đối tượng thuộc tầng lớptrung lưu
Pyongjinwogi(평진오기)
- Là Gut dành cho những người chết thuộc tầnglớp hạ lưu
- - Là Gut tập thể : dân làng tổ chức để cầu được
bảo vệ, thu hoạch nông nghiệp hoặc ngưnghiệp
Yongsin Gut
(용신굿)
- - Là Gut thờ thần sông, thần biển ở các vùng
miền sông nước
- - Là Gut để xua hẳn loại bệnh truyền nhiễm sau
13 ngày khỏi bệnh (tiền than là bệnh đậu mùa)
Byong Gut Woohwan Gut - Là Gut thực hiện khi đã khỏi bệnh
Trang 32(병굿) (우환굿)
Pudakgori (푸닥거리)
- Woohwan Gut : Dành cho thượng lưu
- Pudakgori: Dành cho bình dân
Pungnong
Gut (풍농굿)
- - Là Gut cầu mong được mùa bội thu trong
nông nghiệp Gut được thực hiện ở nơi cao, cócây trồng
- - Là Gut để tế lễ tổ tiên khi gia đình có việc
hoan hỉ như cưới xin, lễ mừng thọ 60 tuổi
Nguồn: Lee Sun Ja (2005),Nghiên cứu phương án cho việc công diễn Gut truyền thống, tr.160.
Cách phân loại trên theo tôi chưa thật sự rõ ràng, bởi có sự trộn lẫn giữa phânloại Gut theo mục đích tiến hành Gut và theo vùng Dựa theo mục đích, nội dungtiến hành lễ Gut cũng có thể phân loại Gut thành 6 loại như sau:
1) Jaesu Gut (재수굿): Hầu hết các loại Gut khác của Hàn Quốc đều dành chonhững người bệnh hoặc người đã chết, nhưng Jaesu Gut (재수굿) là Gut để cầu sựmay mắn, sức khỏe và của cải
2) Naerim Gut (내림굿): Đây là loại Gut chỉ có những Mudang “đi Gut” theocách Giáng Thần Vu (không phải do truyền nối từ mẹ sang con) Khu vực HoàngHải là trung tâm của Naerim Gut Naerim Gut (내림굿) được thực hiện với mụcđích xua đuổi ma quỉ nhập vào người Để thể hiện uy lực của Thần thì Mudang sẽđứng trên lưỡi gươm, liềm hoặc dao sắc bằng chân trần Nếu dưới chân Mudang bịchảy máu thì Mudang sẽ dừng buổi lễ Gut hôm đó lại, coi như việc xua đuổi ma quỉkhông thành công
3) Uhwan Gut (우환굿): Là Gut được thực hiện khi Mudang đã khỏi bệnh Bất
kỳ ai khi trước khi trở thành Mudang đều trải qua một loại bệnh mà người ta gọi là
Trang 33“thần bệnh” Việc họ bị mắc bệnh đã cho họ khả năng chữa bệnh cho người khác.
Để chữa được bệnh thì họ phải xoa dịu và sau đó là xua đuổi ma quỉ đi và cũng phải
an ủi, mua vui cho các vị Thần
4) Jinogwi Gut (지노귀굿): Đây là loại Gut được tiến hành ở Seoul và
Gyonggi-do (경기도) Đây là Gut để thiên độ cho người chết Lễ Gut này là để làm yên lòngnhững linh hồn, và tin vào một thế giới có linh hồn Jinogwi Gut (지노귀굿) có haiđặc trưng đó là có hai bàn thờ, một là dành cho người chết, hai là dành cho Saja (사자-thần chết)– người có nhiệm vụ đưa người chết sang thế giới bên kia
5) Byolsin Gut (별신굿): khác với Gut phục vụ mục đích của cá nhân hay giađình, đây là Gut cúng thần hoàng làng Lễ Gut được thực hiện là để an ủi thần làng
và thể hiện lòng tin vào Thần
Tuy nhiên, tất cả những cách phân loại này đều chưa thực sự bao quát và hợp
lý Theo tôi, phân loại Gut theo cách dưới đây là cách phân loại và thuận lợi cho việc so sánh hơn cả
1.2.2.1 Gut quốc gia (나라굿)
Gut truyền thống của Hàn Quốc xuất hiện trong thời kỳ bắt đầu có nhà nước.Nara Gut (나라굿) là Gut được thực hiện do yêu cầu của Hoàng cung NhữngMudang được giao nhiệm vụ thực hiện Gut này được gọi là Nara Mudang (나라무당-Mudang quốc gia) gọi tắt là Gukmu (국무) Nara Gut được chia làm bahình thái khác nhau là:
1) Nara Gut (나라굿): Theo nghĩa hẹp là Gut quốc gia Là loại Gut xuất phát
từ trong cung và thuộc về Hoàng cung
2) Nara Jedang Kut (나라제당굿): Vào thời Hoàng tổ Joseon Hoàng cung thiếtlập nơi thực hiện Gut ở bên ngoài cung được gọi là Jedang Gut mà được thực hiện
ở Jedang do những Mudang theo trường phái cũ ở phía Tây đảm đương
3) Bakkat Gut (바깥굿) và Woebang Gut (외방굿): là Gut được những Mudangthực hiện ở địa phương hoặc vùng ngoại ô Seoul do yêu cầu của Hoàng cung Gut
Trang 34này được thực hiện cụ thể là ở khu lăng mộ thờ thần hộ mệnh của vùngWusujaeseonang (우수재서낭) (Huam-dong 후암동 ngày nay)
Dongmaeng (동맹)1 và Yeonggo(영고)2 là những nghi lễ được gọi chung là Quốcchúng đại hội Vào thời Mahan (마한)3, có những lễ hội được tổ chức vào tháng 5
và tháng 10 của quốc gia nhưng nó không phải là Nara Gut để tạ ơn mùa vụ và cầumột năm thịnh vượng Khi tổ chức lễ Yeonggo ở thời Buyeo thì trên toàn quốc tất
cả mọi việc có liên quan đến sự trừng phạt tội nhân đều được ngừng lại và người bịkết án tù sẽ được ân xá Đối với nghi lễ Dongmaeng ở thời Goguryo, được đón tiếpSusin (수신), đây là Jumong (주몽) – người sáng lập ra Goguryo Thần thoại kiếnquốc của Jumong được cho là nội dung chủ yếu của Nara Gut Hiện nay trong cácbuổi biểu diễn nghi lễ Gut người ta thấy ít khi đưa Nara Gut vào biểu diễn, chủ yếunhất là Gut cá nhân
1.2.2.2.Gut làng (마을굿)
Maeul Gut (마을굿) dịch ra tiếng Việt có nghĩa là Gut làng Đây là một trongnhững nghi lễ của Gut Hàn Quốc phân theo đơn vị hành chính Đó là buổi lễ mangtính chất cộng đồng được tiến hành ở quy mô một làng hay vài làng liền kề nhau.Gut làng được định nghĩa là một loại hình nghi lễ do người dân của một làng haymột số làng trong cùng một khu vực tiến hành nhắm mục đích cầu mong một cuộcsống bình an cho dân làng, giải quyết những vấn đề chung mang tính chất cộngđồng Gut làng không chỉ được hiểu là nghi lễ cúng tế mà nó còn có các hoạt độnggiải trí, hội họp, các hoạt động nhằm đoàn kết sức mạnh của dân làng…
Gut làng được tổ chức vào một điểm nhất định trong một năm mà làng đó quiđịnh ra Do Gut làng bao gồm nhiều loại khác nhau với mục đích khác nhau nên
1 Dongmaeng: Là nghi lễ mang tính quốc gia được thực hiện để tạ ơn mùa vụ vào tháng 10 hàng năm dưới
3 Thời Mahan (마한): Nhằm ngăn chặn sự lớn mạnh của Goguryo thì Buyeo đã thiết lập quan hệ hữu hảo với
Trung Quốc vào năm 49 sau CN Vương triều liên kết có ý nghĩa cuối cùng là Chin ở vùng phía Nam châu thổ sông Hàn và bắt đầu được nhắc đến trong các thư tịch vào thể kỷ II trước CN Chin nhanh chóng tổ chức lại thành quốc gia có tên là Samhan ( 삼한) bao gồm có Mahan (마한), Jinhan(진한) và Byonhan(변한)
Trang 35thời gian tiến hành trong năm cũng không đồng nhất Có thể chia ra các loại Gutlàng và thời gian tổ chức như sau:
Jesa Gut (제사굿): là những nghi lễ cúng bái chung của dân làng mang đậmtính chất lễ nghi với mục đích cầu cuộc sống bình an cho dân làng Thôngthường tháng giêng là tháng chuẩn bị để bắt đầu một năm mới, mùa vụ mới,
họ còn quan niệm một năm trôi qua cũng là kết thúc một chu kì của cuộcsống nên để bắt đầu một chu kỳ mới thì việc tiến hành nghi lễ cầu xin thầnlinh được tổ chức vào đầu năm mới
Nodong Gut (노동굿): là nghi lễ cúng bái liên quan nhiều đến các hoạt độnglao động sản xuất Lễ này thường được tổ chức vào tháng năm, sáu – đây làthời gian mà người nông dân chuẩn bị làm đất, gieo hạt Ở những vùng biển,ngư dân tiến hành lễ này khoảng tháng chín, mười, bắt đầu là lễ đưa thuyền
ra khơi cho đến khi thuyền đánh được đầy cá trở về bình yên và bán hết được
số cá đánh bắt được mới kết thúc lễ
Nori Gut (노리굿): là những nghi lễ cúng bái kèm theo các các trò chơi dângian Lễ này thường được tiến hành vào ngày rằm tháng giêng và rằm thángbảy
Hoeui Gut (회의굿): là những nghi lễ cúng bái cùng với việc tập trung hộihọp dân làng Lễ này được tiến hành vào ngày cuối cùng của một năm.Những người dân họp nhau lại cũng xem xét những sự kiện chính xảy ra vớidân làng trong một năm qua và cùng nhau bàn bạc giải quyết, khắc phụcnhững điều không hay để đón một năm mới không còn những điều khôngmay đó
Gunsa Gut (군사굿): là những nghi lễ đoàn kết tạo nên sức mạnh và cầu xinsức mạnh cho cả dân làng đương đầu với những nguy cơ ngoại xâm Nghi lễđược tổ chức vào những ngày đầu năm để khơi dậy sức mạnh của dân làng
và duy trì sức mạnh ấy cho cả năm
Địa điểm để tiến hành Gut làng phải là một vị trí đặc biệt ở trong làng, nơi đómang tính chất thiêng liêng của thần làng và tuyệt đối phải được cách ly, không bịxâm phạm trong quá trình tiến hành nghi lễ Với những loại Gut làng thì có địa
Trang 36điểm tiến hành phù hợp, như với Jesa Gut thì nơi diễn ra nghi lễ người ta gọi làJedang (제당), đó là hòn đá ở ngọn núi phía sau làng hay ở biển Nodong Gut thì lạiđược tiến hành ở nơi thờ thần làng và ở nơi tập trung lao động sản xuất… Ngàynay, địa điểm tiến hành Gut làng không như ngày xưa Trong xã hội hiện đại Gutlàng đang dần mất đi, người ta duy trì hình thức này bằng kịch hóa, chính vì thế mànơi diễn ra Gut làng là những sân khấu tại các làng đó.
Gut làng được thực hiện bởi những người có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếptới các nghi lễ sẽ thực hiện Những người này được gọi là Hội đồng làng – có quyềnquyết định cao nhất trong làng Người thực hiện nghi lễ chính được Hội đồng lànglựa chọn kỹ càng từ chính những người trong nội bộ Người này phải có chức phận,
có danh tiếng và có tư cách hoàn hảo Trước buổi lễ, người thực hiện nghi lễ chínhphải tắm rửa bằng nước lạnh để giữ cho mình có một tâm hồn và thể xác trong sạch.Nếu không đảm bảo được điều này bản thân người đó và toàn bộ dân làng sẽ phảinhận sự phẫn nộ của các vị thần Khi tiến hành nghi lễ, ngoài người có chức phậntrong làng ra còn có các đạo sĩ Shaman Họ sẽ làm nhiệm vụ nhảy múa, mua vuicho các thần và cầu xin các thần ban cho cả làng một năm phồn thịnh, may mắn vàkhông có thiên tai bệnh tật Trong Gut làng các đạo sĩ Shaman sử dụng nông nhạc1
để kêu gọi thần linh
Trong Shaman giáo của Hàn Quốc thì Gut làng có một vị trí khá đặc biệt Nó
có chức năng hợp nhất những người dân trong làng, gắn kết họ lại, làm cho mọingười có cảm giác như xích lại gần nhau hơn trong mối quan hệ khăng khít không
1
Nông nhạc là âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc thường do nông dân tổ chức chơi mỗi khi nông nhàn, đến giai đoạn cận hiện đại, nó được đưa ra thử nghiệm biểu diễn dưới hình thức Samullori (사무노리) Tiếng Hàn Quốc “Sa” có nghĩa là số 4 do đó có thể hiểu Samullori là một trò chơi sử dụng 4 loại nhạc cụ gồm: chiêng, trống, trống cơm, phèng và thường được diễn ra ở những khoảng đất rộng rãi để mọi người dân trong làng có thể ngồi quây quanh cùng thưởng thức Đội hình biểu diễn thường có tối thiểu từ 4 nghệ sĩ được mặc các trang phục rực rỡ sắc màu thường bao gồm các màu: đỏ, đen, vàng, xanh, trắng tượng trưng cho âm dương ngũ hành Người xem không chỉ đến để thưởng thức âm nhạc mà còn được chiêm ngưỡng những màn múa đầy uyển chuyển.
Trang 37thể tách rời Bởi cũng giống như Việt Nam, Hàn Quốc cũng là một đất nước nôngnghiệp truyền thống, đơn vị làng cũng là một kiểu kết cấu vững chắc bằng yếu tốhuyết thống và cộng đồng
1.2.2.3 Gut cá nhân và Saenamgut (새남굿)
Theo phạm vi tiến hành và mục đích tiến hành của các buổi lễ Gut mà HànQuốc chia ra làm ba loại lễ chính như đã nêu Gut cá nhân là nghi lễ được tổ chứctrong phạm vi của một gia đình, một người trong gia đình sẽ đứng ra tổ chức buổi lễbằng cách mời các Mudang về làm lễ cho gia đình mình Gut cá nhân được tiếnhành không giống nhau giữa các tỉnh hay khu vực Ở đây chúng tôi xin tập trungvào Gut cá nhân ở Seoul
Gut cá nhân ở Seoul được gọi là Seoul Gut hay Hanyang Gut (한양굿) Dotoàn bộ vùng Gyonggi (경기일대)1 sát nhập vào Seoul nên ngày nay phạm vi củaSeoul Gut đã được mở rộng hơn đáng kể Seoul Gut còn được gọi là Saenamgut –đây là một dòng thuộc Chondogut (천도굿) Gut cá nhân còn có những tên gọi khácnhau Ở Gyonggi-do gọi là “Jinogwi (진오귀)”, ở Chungchon-do (충천도) gọi làOgu Gut (오구굿), ở Hamgyong-do (함경도) gọi là Mangmugi Gut (망무기굿), ởPyongAn-do (평안도) gọi là SuWang Gut (수왕굿), ở Hwanghae-do (황해도) gọi
là Jinogi (진오기), ở Gangwon-do (강원도) gọi là Ogujari (오구자리), ởGyongsang-do (경상도) gọi là Ogwi Gut (오귀굿), ở Jonra-do (전라도) gọi làShitgim Gut (씻김굿), và ở Jeju-do (제주도) gọi là Siwangmaji (시왕맞이) v.v Thế nhưng, tên gọi chỉ là khác nhau giữa những vùng miền còn ý nghĩa chung củaGut thì vẫn giống nhau ở phần nội dung nghi lễ của tôn giáo đó là đưa người chếtđến cõi cực lạc
Seoul Gut đã được nhắc đến trong những tài liệu của nhiều trường pháinghiên cứu từ rất lâu Việc phân loại Seoul Gut là dựa vào phân loại theo địa lý vàdựa vào cách phân loại từ 4 giá trị Cách phân loại theo địa lý được chấp nhận nhiềunhất được gọi là “3 phần của Seoul Gut” Điều này nghĩa là phân biệt Seoul Gut
1Gyonggi: Năm 1963 Gyonggi được sát nhập vào Seoul
Trang 38theo 3 vùng thuộc Seoul đó là Wangsipri (왕십리) lấy Wangsipri (왕십리) làmtrung tâm, Noteul (노들) lấy Noryangjin (노량진) làm trung tâm, Gupabal (구파발) lấy Gupabal (구파발) làm trung tâm Cũng có trường hợp gọi 3 phần trên
là Gaksiljeomje (각실점제), Seodaenbakkje (서댄밖제), Nodeulje (노들제) Cáchphân loại thứ 2 được gọi là “phân loại từ 4 giá trị” tức là dựa theo 4 hướng Đông,Tây, Nam, Bắc Phần hướng Đông gọi là Wangsipri (왕십리), phần hướng Tây làMapo (마포), phần hướng Nam là Maljukgeori (말죽거리), phần hướng Bắc làGupabal (구파발)
Ngoài ra còn có hai cách phân loại khác Thứ nhất là Gungan Gut (궁안굿),
đó là Gut mà Mudang được mời đến cung điện, Gut này được phân biệt với Gutthuộc bên ngoài cung điện Những Nomudang (노무당) ngày nay – người mà tônnhững Gungan Mudang (궁안무당) là thầy đã thảo luận và đưa ra phương thứcphân loại này Thứ hai là phân loại Gut ở bên trong Tứ đại môn và Gut ở bên ngoài
Tứ đại môn Những Mudang trình diễn Gut trong Tứ đại môn thì có uy lực hơnnhững Mudang trình diễn bên ngoài Tứ đại môn Tuy nhiên những tài liệu nói đếnviệc phân biệt một cách đa dạng như vậy lại được xem là không mang nét đặc sắc
và không chỉ ra được nét riêng đặc trưng của mỗi loại Theo các nhà nghiên cứu thìlời giải đáp cụ thể cho điều này là phải có nghiên cứu so sánh đối chiếu tài liệu vớiđiều tra cụ thể Ở đây chủ yếu là tập trung phân loại theo góc độ địa lý, mà theo khuvực địa lý thì những Mudang sống và hành nghề tại khu vực nào thì sẽ bị chi phốitheo thời đại tại khu vực đó, đồng thời họ đã truyền bá tài liệu của vùng đó mộtcách khác so với các vùng khác Ngày nay, người ta vẫn đang tìm hiểu những đặctrưng riêng của Seoul Gut so với Gut của các vùng khác, sơ bộ có thể thấy nhữngđặc trưng như sau: Thứ nhất, những trang phục được sử dụng trong Seoul Gut rấtsang trọng và tao nhã, nó thể hiện mối quan hệ sâu sắc với quan phục trong triều đạiJoseon (조선) Thứ hai, nhạc khí và điệu hát trong Seoul Gut cũng có liên quan đếnnhạc cung đình và điệu hát có nội dung từ sự tích Bari Gongju (바리공주) Thứ ba,
có thể nói rằng Seoul Kut không chỉ chỉn chu mà nó còn được thăng hoa với tính
Trang 39nghệ thuật cao Thứ tư, trang phục sử dụng trong Seoul Gut là những trang phục màquan văn võ mặc trong cung điện của triều Joseon1 Trên trang phục của Seoul Gut,nét ảnh hưởng từ trang phục cung đình không chỉ có màu sắc sang trọng và nhữngtrang trí trên trang phục cũng tao nhã mà còn rất tinh tế Chủng loại của trang phụctrong mỗi bước thực hiện lễ Gut rất đa dạng và đó là trang phục được mặc theo mỗi
vị thần linh Nó cũng giống với trang phục cung đình của triều đại Joseon và đikèm theo đó là những phụ kiện như mũ mão, đai
Gut cá nhân của Hàn Quốc nói chung và Saenamgut ở Seoul nói riêng đượcphân biệt rõ ràng với Gut quốc gia và Gut làng, ngoài ra Gut ở Seoul còn mangnhững đặc trưng riêng khác với các tỉnh thành khác Chính vì thế mà Seoul được coinhư tỉnh có Gut cá nhân phát triển mạnh mẽ nhất Ngày nay Saenamgut được gìngiữ và bảo tồn như một loại hình nghệ thuật trình diễn đặc sắc của Hàn Quốc
1 Các trang phục này gồm có: 1) Hongcheolrik (홍철릭)là trang phục màu hồng mà quan văn võ trong triều
đại Joseon dùng; 2)Namcheolrik ( 남철릭)là trang phục màu xanh; 3) Byolsangot (별상옷) là trang phục
thần Thọ, Lộc, Bình an dùng; 4) Jeonbok ( 전복) là chiến phục của quan võ.
Trang 40CHƯƠNG 2: SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA NGHI LỄ LÊN ĐỒNG
VÀ GUT (LẤY TRƯỜNG HỢP Ở HÀ NỘI VÀ SEOUL)
2.1 Con đường, mục đích của việc “ra Đồng”, “mời Đồng”, “đi Gut” và “mời Gut”
2.1.1 Con đường và mục đích của việc “ra Đồng” và “đi Gut”
“phải ra Đồng, trở thành ông Đồng, bà Đồng hay không?” Trả lời cho câu hỏi này,chúng tôi đã có dịp tiếp xúc với một số ông Đồng bà Đồng trên địa bàn Hà Nội làmột số vùng lân cận Họ kể lại cho chúng tôi nghe về lý do và quá trình “ra Đồng”của chính bản thân họ Có một điều rất rõ ràng rằng đa phần bản thân những người
đó không muốn ra trình Đồng để trở thành ông Đồng bà Đồng, và một số rất ít khác
là do trong nhà có người là Đồng thầy và chỉ dạy cho con cái họ
Gặp cô Đồng tên Loan ở Nam Sách – Hải Dương, cô kể lại rằng: cô xuất thân
từ một gia đình nông dân thuần chất, lấy chồng sớm và có một con trai Cô làmnghề bán cá ở chợ Một ngày cô bị ốm và sốt nặng mê man, gia đình đưa đi bệnhviện và được kết luận rằng cô bị chứng cảm thông thường, chỉ cần về uống thuốc hạsốt và một vài thứ thuốc khác là khỏi Trở về nhà tình trạng của cô không thuyêngiảm và bị nặng hơn, cô có những biểu hiện như một người bị điên, người nhà đãnhốt cô vào một căn phòng và cô thường xuyên đập đầu vào tường Trong giấc mơ,
cô mơ có một ông tiên dạy cho cô những điệu múa rất đẹp, cô hóa thành nàng tiên
và suốt ngày nhảy múa Sau đêm hôm đó cô tìm đến một bà Đồng thầy như lờimách bảo của người quen Bà Đồng thầy đã phán rằng căn mạng của cô rất nặng vàphải ra trình đồng Cô được Đồng thầy làm lễ hầu mở phủ Từ đó cô trở thành một
bà Đồng và hàng năm đều phải tổ chức lễ hầu Thông thường với nhiều trường hợpkhác thì người ra trình đồng phải đến một ngôi đền mà họ theo để “học việc”, hoặc
đi theo Đồng thầy trong các buổi lễ để xem Đồng thầy làm lễ hoặc nhẩy múa như