1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TRUYỀN THÔNG VỀ HÌNH ẢNH ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI, VĂN HÓA VIỆT CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH ĐỐI NGOẠI VTC10 NETVIET

140 112 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 709 KB

Nội dung

Theo ước tính, hiện nay có khoảng hơn 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở hơn 103 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Đó là một con số không nhỏ. Nguyện vọng chung của đại đa số người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) là ổn định cuộc sống, hòa nhập và thành đạt trong xã hội, cùng nhân dân trong nước tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa (CNH HĐH) đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến cộng đồng NVNONN; thường xuyên đề ra chủ trương, chính sách tích cực nhằm củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Nghị quyết 36NQTW ngày 26032004 của Bộ Chính trị về công tác đối với NVNONN khẳng định: “Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước”. Tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới cũng là vấn đề được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm. Chỉ thị số 26 – CTTw ngày 10092008 của Ban bí thư về tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới cũng đã nhấn mạnh: “Các phương tiện truyền thông đại chúng cần phải tăng cường giới thiệu quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam đến nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước có đông người Việt Nam định cư”. Nhận biết được nhu cầu thông tin về đất nước, con người, cập nhật văn hóa nguồn cội của NVNONN là vô cùng lớn; đồng thời xác định rõ tầm quan trọng của văn hóa Việt trong việc đoàn kết cộng đồng NVNONN cũng như phát huy vai trò cầu nối, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài của kiều bào; nhiều chương trình phát thanh, truyền hình, trang mạng điện tử hay những tạp chí về văn hóa đối ngoại đã ra đời và được kiều bào đón nhận như Kênh truyền hình đối ngoại VTV4, VTC10 – NetViet, Hệ phát thanh đối ngoại VOV5, Tạp chí Quê hương,.. Là một trong những kênh thông tin riêng dành cho NVNONN, các chương trình phát sóng trên kênh truyền hình VTC10 – NetViet đã làm khá tốt chức năng đáp ứng nhu cầu thông tin của kiều bào; đồng thời tôn vinh nền văn hóa, lịch sử, đất nước, con người Việt Nam tới với thế giới, mà đặc biệt là cộng đồng NVNONN. Chương trình Góc cuộc sống phát sóng vào 19h15 tối Chủ nhật hàng tuần, thời lượng 15 phút 1 số được ra đời vào năm 2009 nhằm mục đích giới thiệu những giá trị truyền thống mang tính bản sắc văn hóa của Việt Nam. Trong khi đó, chương trình Văn hóa dân tộc phát sóng vào 21h00 tối thứ Ba hàng tuần, có thời lượng 30 phút 1 số, ra đời vào năm 2010 nhằm mục đích tăng cường tinh thần đoàn kết dân tộc, truyền thống lịch sử, niềm tự hào dân tộc và nâng cao nhận thức giữ gìn, tôn vinh văn hóa Việt. Chương trình Phim tài liệu phát sóng vào 22h00 tối thứ Ba và thứ Năm hàng tuần, có thời lượng 30 phút 1 số, ra đời vào năm 2008 nhằm mục đích đưa lại cái nhìn toàn cảnh cho kiều bào xa quê cũng như khán giả nước ngoài những đặc trưng về kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, giáo dục Việt Nam; đồng thời đề cập đến những chính sách phát triển và hợp tác kinh tế Việt Nam thời kỳ hội nhập. Các chương trình đã phản ánh được nhiều nội dung khác nhau về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam; phần nào khơi dậy tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc đối với mỗi khán giả. Từ đó giúp nâng cao ý thức của người dân Việt Nam nói chung, NVNONN nói riêng trong việc giữ gìn và phát huy tiềm năng du lịch và văn hóa quốc gia. Cũng qua các chương trình này mà bạn bè quốc tế cũng hiểu sâu sắc hơn về Việt Nam thông qua các phong tục tập quán, lễ hội, thắng cảnh và bản sắc văn hóa của các vùng miền trên đất nước Việt Nam. Bên cạnh những thành công đạt được, các chương trình trên vẫn có những hạn chế trong việc truyền thông như nội dung thông tin chưa được phong phú; phạm vi phản ánh khá hẹp; hình ảnh của đất nước, con người, văn hóa Việt Nam chưa được quảng bá tương xứng với tầm vóc, vị thế của đất nước ta hiện nay sau những năm đổi mới. Để nâng cao hơn nữa chất lượng của VTC10 – NetViet nói chung và ba chương trình Góc cuộc sống, Văn hóa dân tộc, Phim tài liệu nói riêng trong việc truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt tới cộng đồng NVNONN, tác giả đã mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài: “Truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên kênh truyền hình đối ngoại VTC10 – NetViet” nhằm làm sáng tỏ hơn nữa thực trạng truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam cho NVNONN; trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp góp phần trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng truyền thông về chủ đề này trên 3 chương trình nói riêng và trên kênh truyền hình VTC10 – NetViet nói chung. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Theo khảo sát còn giới hạn của tác giả, cho đến nay, tại Việt Nam, những công trình nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học có liên quan trực tiếp đến đề tài :“Truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên kênh truyền hình đối ngoại VTC10 NetViet”chưa từng xuất hiện. Tuy nhiên, đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu, khóa luận, luận văn, bài nghiên cứu về công tác đối ngoại, chính sách đối ngoại, công tác thông tin đối ngoại trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Có thể phân chia các công trình nghiên cứu này theo các nhóm đề tài cụ thể như sau: Nhóm nghiên cứu về công tác đôí ngoại, chính sách đối ngoại, chủ yếu tập trung nghiên cứu về tình hình, đặc điểm của người Việt Nam ở nước ngoài. Những công trình tiêu biểu cho nhóm nghiên cứu này có thể kể đến: “Người Việt Nam ở ngước ngoài” của tác giả Trần Trọng Đăng Đàn – NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1997; “Người Việt Nam ở nước ngoài không chỉ có Việt kiều” của tác giả Trần Trọng Đăng Đàn – NXB Chính trị quốc gia, năm 2005; “Truyền thông đại chúng trong công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Phạm Minh Sơn và TS. Nguyễn Thị Quế, NXB Chính trị Hành chính, Hà Nội, năm 2009; “50 năm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (1959 – 2009)” của Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (UBNNVNVNONN), Bộ Ngoại giao xuất bản; Luận văn “Kênh VTV4, báo trực tuyến và công chúng người Việt Nam ở nước ngoài”(2011) của tác giả Lý Thị Hải Yến đã nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về nhu cầu tiếp nhận công chúng NVNONN (cụ thể ở Hàn Quốc, Nga, Mỹ), chỉ ra sự quan tâm của công chúng với các vấn đề trong nước để truyền tải, đồng thời luận văn cũng đã đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông tới đối tượng NVNONN. Nhóm nghiên cứu về đường lối, chủ trương, chính sách cuả Đảng và Nhà nước về công tác đối với NVNONN, đã có một số đề tài, đề án như: Đề tài cấp bộ về Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới giai đoạn từ nay đến 2020 vì sự nghiệp phát triển đất nước năm 2007 của Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài; Cuốn sách “Báo chí và ngoại giao” do TS. Dương Văn Quảng biên soạn – NXB Thế giới (2002); Bài viết của Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về NVNONN Nguyễn Thanh Sơn về “Kết quả 6 năm triển khai Nghị quyết 36NQTW của Bộ Chính trị về công tác đối với NVNONN” đã đánh giá những kết quả đạt được trên cả ba lĩnh vực: thông tin tuyên truyền, xây dựng chính sách và vận động cộng đồng. Trong đó, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã nhấn mạnh về vai trò quảng bá văn hóa Việt Nam và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong cộng đồng NVNONN là việc vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn toàn cầu hóa thông tin hiện nay. Nhóm nghiên cứu về Ngoại giao văn hóa, quảng bá hình ảnh quốc gia, gồm có một số công trình nghiên cứu: Luận văn “Quảng bá văn hóa Việt Nam cho người Việt Nam ở nước ngoài qua kênh VTV4” năm 2012 của tác giả Lê Thanh Thủy ( Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn); Khóa luận tốt nghiệp Ngoại giao văn hóa trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới năm 2009 của tác giả Tạ Thanh Thủy (Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Nhóm nghiên cứu về công tác thông tin đối ngoại; thông tin đối ngoại thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Có thể kể đến: Đề tài nghiên cứu cấp Bộ (Ban Tuyên giáo Trung Ương, 2007), “Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới; Công trình nghiên cứu của Dương Văn Quảng (2009) về “Vai trò của Báo chí trong công tác thông tin đối ngoại”; Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Thanh Hương (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2011) về “Công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài, thực trạng và giải pháp”;…. Tuy nhiên, về đề tài truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho đối tượng là NVNONN thật sự chưa có nhiều đề tài đi sâu về vấn đề này. Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt trên kênh truyền hình đối ngoại là một đề tài khó và khá mới mẻ. Tác giả thấy rằng, hiện nay, các kênh truyền hình đối ngoại vẫn chưa thực hiện việc khảo sát, đánh giá thực trạng một cách tổng quát, có hệ thống về công tác truyền thông; cũng như chưa đi sâu phân tích ưu, nhược điểm và căn nguyên của nó, từ đó đề xuất các giải pháp mang tính thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên truyền hình đối ngoại.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-ĐẶNG THÚY LAN

TRUYỀN THÔNG VỀ HÌNH ẢNH ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI, VĂN HÓA VIỆT CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH ĐỐI NGOẠI VTC10 - NETVIET

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội - 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-ĐẶNG THÚY LAN

TRUYỀN THÔNG VỀ HÌNH ẢNH ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI, VĂN HÓA VIỆT CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH ĐỐI NGOẠI VTC10 - NETVIET

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học

Mã số: 60320101

Người hướng dẫn khoa học: TS Trương Thị Kiên

Hà Nội – 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và là kết quảlao động của chính tác giả luận văn, dưới sự hướng dẫn của TS Trương Thị Kiên.Các số liệu điều tra, khảo sát cũng như kết quả nghiên cứu của luận văn chưatừng được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào

Hà Nội, tháng 02 năm 2016

Tác giả luận văn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình, tôi xin trân trọng cảm ơn Hội đồngkhoa học, Phòng đào tạo Sau đại học, Khoa Báo chí và Truyền thông – Trường Đạihọc Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình truyềnđạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình hoàn thành luận văn Thạc

sĩ Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS Trương Thị Kiên – người hướng dẫnkhoa học đã tận tình hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thiện luận văn Và xin cảm

ơn các phóng viên, biên tập viên tại Kênh truyền hình đối ngoại VTC10 –NETVIET, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quátrình tìm kiếm và khảo sát tài liệu

Mặc dù đã cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mongnhận được sự chỉ dẫn và góp ý để luận văn hoàn thiện hơn

Hà Nội, tháng 02 năm 2016

Tác giả luận văn

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài 7

7 Cấu trúc của luận văn 8

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CƠ BẢN VỀ TRUYỀN THÔNG VỀ HÌNH ẢNH ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI, VĂN HÓA VIỆT CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH ĐỐI NGOẠI 9

1.1 Về một số thuật ngữ được sử dụng 9

1.1.1 Hình ảnh đất nước, con người, văn hoá Việt 9

1.1.2 Người Việt Nam ở nước ngoài, kênh truyền hình đối ngoại 14

1.1.3 Truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt 15

1.2 Nhu cầu tiếp nhận thông tin về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt của người Việt Nam ở nước ngoài 17

1.2.1 Đặc điểm của người Việt Nam ở nước ngoài 17

1.2.2 Nhu cầu thông tin của người Việt Nam ở nước ngoài 19

1.3 Yêu cầu truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên truyền hình đối ngoại 20

1.3.1 Căn cứ đề xuất yêu cầu 20

1.3.2 Một số yêu cầu trong truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên truyền hình đối ngoại 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG VỀ HÌNH ẢNH ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI, VĂN HÓA VIỆT TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH ĐỐI NGOẠI VTC10 – NETVIET 33

Trang 6

2.1 Giới thiệu chung về các chương trình khảo sát trên kênh truyền hình đối ngoại VTC10 – NetViet 33

2.1.1 Giới thiệu về kênh truyền hình đối ngoại VTC10 –NetViet 33 2.1.2 Về chương trình “Góc cuộc sống”, “Văn hóa dân tộc” và “Phim tài liệu” 35

2.2 Thành công trong truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hoá Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên kênh truyền hình đối ngoại VTC10 – NetViet 36

2.2.1 Thành công về mặt nội dung truyền thông 36 2.2.2 Thành công về hình thức truyền thông 49

2.3 Hạn chế trong truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên kênh truyền hình đối ngoại VTC10 – NetViet 58

2.3.1 Hạn chế về nội dung 58 2.3.2 Hạn chế về hình thức 61

2.4 Nguyên nhân thành công, hạn chế trong truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên kênh truyền hình đối ngoại VTC10 – NetViet 63

2.4.1 Nguyên nhân thành công 63 2.4.2 Nguyên nhân hạn chế 65

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRUYỀN THÔNG VỀ HÌNH ẢNH ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI, VĂN HÓA VIỆT CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH ĐỐI NGOẠI 68 3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 68

3.1.1 Tâm lý tiếp nhận các chương trình truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt của người Việt Nam ở nước ngoài 68 3.1.2 Sự cạnh tranh của các chương trình truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt 68

Trang 7

3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên kênh truyền

hình đối ngoại 69

3.2.1 Tăng cường yếu tố hấp dẫn và phong phú trong nội dung thông tin 69

3.2.2 Mở rộng phạm vi phản ánh 70

3.2.3 Tiếp tục đa dạng hóa về chủ đề, đề tài 71

3.2.4 Chú trọng hơn về sử dụng ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh 72

3.2.5 Khai thác tối đa lợi thế của người dẫn chương trình 73

3.3 Một số đề xuất đối với cơ quan báo chí 73

3.3.1 Đối với cơ quan lãnh đạo báo chí và Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC 73

3.3.2 Đối với kênh VTC10 – NetViet 77

3.3.3 Đối với phóng viên, biên tập viên 82

KẾT LUẬN 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.2.2.1: Bảng khảo sát số lượng thể loại sử dụng trong 3 chương trình Góccuộc sống, Văn hóa dân tộc, Phim tài liệu 50Bảng 2.2.2.3: Bố cục chương trình Góc cuộc sống, Văn hóa dân tộc và Phim tài liệu 55

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Theo ước tính, hiện nay có khoảng hơn 4,5 triệu người Việt Nam đang sinhsống và làm việc ở hơn 103 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới Đó là mộtcon số không nhỏ Nguyện vọng chung của đại đa số người Việt Nam ở nước ngoài(NVNONN) là ổn định cuộc sống, hòa nhập và thành đạt trong xã hội, cùng nhândân trong nước tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng Công nghiệp hóa – Hiệnđại hóa (CNH - HĐH) đất nước

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến cộng đồng NVNONN; thườngxuyên đề ra chủ trương, chính sách tích cực nhằm củng cố khối đại đoàn kết dântộc Nghị quyết 36/NQ-TW ngày 26/03/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với

NVNONN khẳng định: “Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời

và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước”

Tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới cũng là vấn đềđược Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm Chỉ thị số 26 – CT/Tw ngày 10/09/2008 củaBan bí thư về tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình

hình mới cũng đã nhấn mạnh: “Các phương tiện truyền thông đại chúng cần phải tăng

cường giới thiệu quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam đến nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước có đông người Việt Nam định cư”.

Nhận biết được nhu cầu thông tin về đất nước, con người, cập nhật văn hóanguồn cội của NVNONN là vô cùng lớn; đồng thời xác định rõ tầm quan trọng củavăn hóa Việt trong việc đoàn kết cộng đồng NVNONN cũng như phát huy vai tròcầu nối, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài của kiều bào; nhiều chươngtrình phát thanh, truyền hình, trang mạng điện tử hay những tạp chí về văn hóa đối

ngoại đã ra đời và được kiều bào đón nhận như Kênh truyền hình đối ngoại VTV4,

VTC10 – NetViet, Hệ phát thanh đối ngoại VOV5, Tạp chí Quê hương,

Là một trong những kênh thông tin riêng dành cho NVNONN, các chươngtrình phát sóng trên kênh truyền hình VTC10 – NetViet đã làm khá tốt chức năng

Trang 11

đáp ứng nhu cầu thông tin của kiều bào; đồng thời tôn vinh nền văn hóa, lịch sử, đấtnước, con người Việt Nam tới với thế giới, mà đặc biệt là cộng đồng NVNONN.

Chương trình Góc cuộc sống phát sóng vào 19h15 tối Chủ nhật hàng tuần,

thời lượng 15 phút/ 1 số được ra đời vào năm 2009 nhằm mục đích giới thiệu nhữnggiá trị truyền thống mang tính bản sắc văn hóa của Việt Nam Trong khi đó, chương

trình Văn hóa dân tộc phát sóng vào 21h00 tối thứ Ba hàng tuần, có thời lượng 30

phút/ 1 số, ra đời vào năm 2010 nhằm mục đích tăng cường tinh thần đoàn kết dântộc, truyền thống lịch sử, niềm tự hào dân tộc và nâng cao nhận thức giữ gìn, tôn vinh

văn hóa Việt Chương trình Phim tài liệu phát sóng vào 22h00 tối thứ Ba và thứ Năm

hàng tuần, có thời lượng 30 phút/ 1 số, ra đời vào năm 2008 nhằm mục đích đưa lạicái nhìn toàn cảnh cho kiều bào xa quê cũng như khán giả nước ngoài những đặctrưng về kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, giáo dục Việt Nam; đồng thời đề cập đếnnhững chính sách phát triển và hợp tác kinh tế Việt Nam thời kỳ hội nhập

Các chương trình đã phản ánh được nhiều nội dung khác nhau về đất nước,con người và văn hóa Việt Nam; phần nào khơi dậy tình yêu quê hương, lòng tự hàodân tộc đối với mỗi khán giả Từ đó giúp nâng cao ý thức của người dân Việt Namnói chung, NVNONN nói riêng trong việc giữ gìn và phát huy tiềm năng du lịch vàvăn hóa quốc gia Cũng qua các chương trình này mà bạn bè quốc tế cũng hiểu sâusắc hơn về Việt Nam thông qua các phong tục tập quán, lễ hội, thắng cảnh và bảnsắc văn hóa của các vùng miền trên đất nước Việt Nam

Bên cạnh những thành công đạt được, các chương trình trên vẫn có nhữnghạn chế trong việc truyền thông như nội dung thông tin chưa được phong phú; phạm

vi phản ánh khá hẹp; hình ảnh của đất nước, con người, văn hóa Việt Nam chưađược quảng bá tương xứng với tầm vóc, vị thế của đất nước ta hiện nay sau nhữngnăm đổi mới

Để nâng cao hơn nữa chất lượng của VTC10 – NetViet nói chung và ba

chương trình Góc cuộc sống, Văn hóa dân tộc, Phim tài liệu nói riêng trong việc

truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt tới cộng đồng

NVNONN, tác giả đã mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài: “Truyền thông về hình

ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên kênh

Trang 12

truyền hình đối ngoại VTC10 – NetViet” nhằm làm sáng tỏ hơn nữa thực trạng

truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam cho NVNONN;trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp góp phần trực tiếp vào việc nâng cao chấtlượng truyền thông về chủ đề này trên 3 chương trình nói riêng và trên kênh truyềnhình VTC10 – NetViet nói chung

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Theo khảo sát còn giới hạn của tác giả, cho đến nay, tại Việt Nam, nhữngcông trình nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học có liên quan trực tiếp đến đề

tài :“Truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt

Nam ở nước ngoài trên kênh truyền hình đối ngoại VTC10 - NetViet”chưa từng

xuất hiện Tuy nhiên, đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu, khóa luận, luận văn, bàinghiên cứu về công tác đối ngoại, chính sách đối ngoại, công tác thông tin đối ngoạitrên các phương tiện truyền thông đại chúng Có thể phân chia các công trìnhnghiên cứu này theo các nhóm đề tài cụ thể như sau:

- Nhóm nghiên cứu về công tác đôí ngoại, chính sách đối ngoại, chủ yếu tậptrung nghiên cứu về tình hình, đặc điểm của người Việt Nam ở nước ngoài Những

công trình tiêu biểu cho nhóm nghiên cứu này có thể kể đến: “Người Việt Nam ở

ngước ngoài” của tác giả Trần Trọng Đăng Đàn – NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,

năm 1997; “Người Việt Nam ở nước ngoài không chỉ có Việt kiều” của tác giả Trần Trọng Đăng Đàn – NXB Chính trị quốc gia, năm 2005; “Truyền thông đại chúng

trong công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Phạm Minh

Sơn và TS Nguyễn Thị Quế, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội, năm 2009; “50

năm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (1959 – 2009)” của Ủy ban

nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (UBNNVNVNONN), Bộ Ngoại giao

xuất bản; Luận văn “Kênh VTV4, báo trực tuyến và công chúng người Việt Nam ở

nước ngoài”(2011) của tác giả Lý Thị Hải Yến đã nghiên cứu một cách toàn diện

và sâu sắc về nhu cầu tiếp nhận công chúng NVNONN (cụ thể ở Hàn Quốc, Nga,Mỹ), chỉ ra sự quan tâm của công chúng với các vấn đề trong nước để truyền tải,đồng thời luận văn cũng đã đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thôngtới đối tượng NVNONN

Trang 13

- Nhóm nghiên cứu về đường lối, chủ trương, chính sách cuả Đảng và Nhànước về công tác đối với NVNONN, đã có một số đề tài, đề án như: Đề tài cấp bộ

về Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới giai đoạn từ

nay đến 2020 vì sự nghiệp phát triển đất nước năm 2007 của Ủy ban nhà nước về

người Việt Nam ở nước ngoài; Cuốn sách “Báo chí và ngoại giao” do TS Dương

Văn Quảng biên soạn – NXB Thế giới (2002); Bài viết của Nguyên Thứ trưởng

Ngoại giao, chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về NVNONN Nguyễn Thanh Sơn về “Kết

quả 6 năm triển khai Nghị quyết 36/NQ-TW của Bộ Chính trị về công tác đối với NVNONN” đã đánh giá những kết quả đạt được trên cả ba lĩnh vực: thông tin tuyên

truyền, xây dựng chính sách và vận động cộng đồng Trong đó, Thứ trưởng NguyễnThanh Sơn đã nhấn mạnh về vai trò quảng bá văn hóa Việt Nam và gìn giữ bản sắcvăn hóa dân tộc trong cộng đồng NVNONN là việc vô cùng quan trọng, đặc biệt làtrong giai đoạn toàn cầu hóa thông tin hiện nay

- Nhóm nghiên cứu về Ngoại giao văn hóa, quảng bá hình ảnh quốc gia,

gồm có một số công trình nghiên cứu: Luận văn “Quảng bá văn hóa Việt Nam cho

người Việt Nam ở nước ngoài qua kênh VTV4” năm 2012 của tác giả Lê Thanh

Thủy ( Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn); Khóa luận tốt nghiệp Ngoại giao

văn hóa trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới năm 2009 của tác giả Tạ

Thanh Thủy (Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

- Nhóm nghiên cứu về công tác thông tin đối ngoại; thông tin đối ngoạithông qua các phương tiện truyền thông đại chúng Có thể kể đến: Đề tài nghiên cứu

cấp Bộ (Ban Tuyên giáo Trung Ương, 2007), “Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu

quả của công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới; Công trình nghiên cứu

của Dương Văn Quảng (2009) về “Vai trò của Báo chí trong công tác thông tin đối

ngoại”; Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Thanh Hương (Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn, 2011) về “Công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước

ngoài, thực trạng và giải pháp”;….

Tuy nhiên, về đề tài truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóaViệt cho đối tượng là NVNONN thật sự chưa có nhiều đề tài đi sâu về vấn đề này.Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng

Trang 14

truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt trên kênh truyền hìnhđối ngoại là một đề tài khó và khá mới mẻ Tác giả thấy rằng, hiện nay, các kênhtruyền hình đối ngoại vẫn chưa thực hiện việc khảo sát, đánh giá thực trạng mộtcách tổng quát, có hệ thống về công tác truyền thông; cũng như chưa đi sâu phântích ưu, nhược điểm và căn nguyên của nó, từ đó đề xuất các giải pháp mang tínhthực tiễn nhằm nâng cao chất lượng truyền thông về hình ảnh đất nước, con người,văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên truyền hình đối ngoại.

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Thông qua việc khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng truyền thông vềhình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên

3 chương trình Góc cuộc sống, Văn hóa dân tộc và Phim tài liệu Bên cạnh đó, Luận văn mong muốn chỉ ra những yếu tố quyết định chất lượng chương trình Góc

cuộc sống, Văn hóa dân tộc và Phim tài liệu, nội dung truyền thông, hình thức

truyền thông, những ưu – nhược điểm, nguyên nhân thành công – hạn chế; đề xuấtmột số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả truyền thông về nộidung này trên 3 chương trình nói riêng, các chương trình truyền hình đối ngoại nóichung cũng như đưa ra một vài phát hiện mới để phục vụ cho công tác truyền thông

về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt tới cộng đồng NVNONN của KênhVTC10 – NetViet

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã nêu, tác giả sẽ thực hiện những nhiệm

vụ sau:

- Làm rõ một số thuật ngữ: thông tin, đối ngoại, người Việt Nam ở nướcngoài; truyền thông, hình ảnh đất nước, hình ảnh con người, hình ảnh văn hóa;truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt; …

- Làm rõ quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về thông tin đối ngoại

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng và chất lượng truyền thông về

hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho NVNONN của 3 chương trình Góc

cuộc sống, Văn hóa dân tộc và Phim tài liệu trên kênh truyền hình đối ngoại VTC10

- NetViet, rút ra những thành công, hạn chế, nguyên nhân thành công, hạn chế

Trang 15

- Khảo sát hoạt động nghề nghiệp của những người tham gia vào quy trìnhsản xuất 3 chương trình trên; tổng kết, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơnnữa chất lượng, hiệu quả truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa

Việt cho NVNONN trên 3 chương trình Góc cuộc sống, Văn hóa dân tộc và Phim

tài liệu nói riêng, trên Kênh truyền hình đối ngoại VTC10 – NETVIET nói chung.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là truyền thông về hình ảnh đất nước, con

người, văn hóa Việt Nam trên kênh truyền hình VTC10 – NetViet, ở các khía cạnh

nội dung, hình thức truyền thông

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu, khảo sát của đề tài được giới hạn trong ba chương

trình Góc cuộc sống, Văn hóa dân tộc và Phim tài liệu, phát sóng trên kênh VTC10

– NetViet, thời gian từ tháng 1/2014 đến tháng 1/2015

5 Phương pháp nghiên cứu

- Trong quá trình thực hiện, Luận văn sẽ vận dụng tổng hợp các phươngpháp nghiên cứu sau đây:

+ Phương pháp đọc, phân tích tài liệu: Đọc, tìm hiểu và phân tích tài liệu

có liên quan đến NVNONN; nghiên cứu văn kiện, nghị quyết chính sách của Đảng

và nhà nước trong việc thông tin về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt trêncác phương tiện truyền thông đại chúng tới NVNONN; đọc và nghiên cứu tài liệu

về kênh VTC10 – NetViet; đọc và tham khảo kịch bản của 3 chương trình khảo sát

để tìm hiểu về nội dung, hình thức và phương thức thực hiện chương trình

+ Phương pháp thống kê: Thống kê số lượng chủ đề, đề tài phản ánh nội

dung truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho NVNONN

được sử dụng trong chương trình Góc cuộc sống, Văn hóa dân tộc và Phim tài liệu

nhằm căn cứ vào đó, rút ra những nhận xét, đánh giá về chất lượng nội dung, hìnhthức truyền thông

+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích những yếu tố về mặt nội dung, hình thức truyền thông được sử dụng trong chương trình Góc cuộc sống, Văn

Trang 16

hóa dân tộc và Phim tài liệu, từ đó rút ra những kết luận khoa học cần thiết phục vụ

cho các luận điểm được triển khai trong luận văn

+ Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn 15 phóng viên, biên tập viên trực tiếp sản xuất và biên tập chương trình Góc cuộc sống, Văn hóa dân tộc, và Phim tài

liệu trên kênh truyền hình đối ngoại VTC10 – NetViet để hiểu rõ cách thức họ đang

áp dụng để truyền thông có chất lượng về nội dung được nghiên cứu trong đề tài

+ Các phương pháp khác: Khảo sát qua mạng dạng survey online, thư điện

tử, gửi 200 phiếu câu hỏi đến tận tay khán giả là kiều bào, thu về 130 phiếu; …được sử dụng đối với công chúng NVNONN nhằm thu thập những ý kiến nhận xét,đánh giá, đề xuất, kiến nghị của đối tượng tiếp nhận, bổ sung luận điểm cần thiếtcho việc triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu được áp dụng trong luận văn

6 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa khoa học

Được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta vềcông tác thông tin đối ngoại; kế thừa những quan điểm lý luận về sản xuất chươngtrình truyền hình, tác giả hy vọng luận văn sẽ góp phần làm rõ hơn tầm quan trọngtrong việc truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam choNVNONN trong giai đoạn hiện nay Đồng thời, đặt ra những yêu cầu cần thiết vềnội dung, hình thức truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa ViệtNam trên các chương trình truyền hình đối ngoại

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Nếu được thực hiện thành công, đề tài có thể trở thành tài liệu tham khảocho các nhà quản lý trong việc hoạch định những chính sách thông tin đối ngoại;cung cấp dữ liệu thực tế; tạo cơ sở cho các nhà lãnh đạo Đài truyền hình Kỹ thuật sốVTC, các phóng viên, biên tập viên trực tiếp sản xuất chương trình xem xét để điều

chỉnh, nâng cao chất lượng ba chương trình Góc cuộc sống, Văn hóa dân tộc và

Phim tài liệu nói riêng; các chương trình truyền hình đối ngoại của VTC10

-NetViet nói chung Ngoài ra, luận văn còn có thể trở thành tài liệu tham khảo chocác đồng nghiệp và sinh viên báo chí tại các cơ sở đào tạo báo chí

Trang 17

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận vănđược chia làm ba chương như sau:

- Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên truyền hình đối ngoại

- Chương 2: Thực trạng truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt trên kênh truyền hình đối ngoại VTC10 - NetViet

- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên truyền hình đối ngoại

Trang 18

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CƠ BẢN VỀ TRUYỀN THÔNG VỀ HÌNH ẢNH ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI, VĂN HÓA VIỆT CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI TRÊN KÊNH TRUYỀN

HÌNH ĐỐI NGOẠI

1.1 Về một số thuật ngữ được sử dụng

1.1.1 Hình ảnh đất nước, con người, văn hoá Việt

1.1.1.1 Hình ảnh đất nước Việt Nam

Mỗi một dân tộc có một cách hiểu riêng về đất nước của mình và cách yêunước của mỗi dân tộc một khác Trong cuốn Đại cương về văn hóa Việt Nam của

TS Phạm Thái Việt (chủ biên) có đề cập đến cách hiểu “đất nước” trong quan niệm

của người Việt Nam: “Ý niệm về nước, đất nước, lãnh thổ, về dân tộc và về chủ

quyền của người Việt đã ra đời từ rất sớm, và thường xuyên được hun đúc trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm Những yếu tố đó đã hình thành nên một truyền thống văn hóa nhà nước và dân tộc riêng có của Việt Nam” [33, tr.95].

Cũng trong cuốn sách trên, tác giả nhận xét rằng: “Ở Việt Nam, các vùng đất

khác nhau được cai quản bởi các phìa tạo, và không theo chế độ cha truyền con nối Khi có giặc ngoại xâm, các phìa tạo tập hợp lại với nhau để cùng chống giặc.Sau khi đánh đuổi quân thù ra ngoài bờ cõi, ai lại về nhà nấy Thế nên ông vua của Việt Nam chỉ là một vị thủ lĩnh mang tính chất danh nghĩa, không có quyền cai trị đất đai ngoài vùng của mình Bởi vậy, đất nước không phải của vua hay của bất cứ dòng họ nào mà là của chính người dân” [33, tr.97].

Trong thời hiện đại, để được biết đến rộng rãi trên trường quốc tế với nhữnghình ảnh tích cực, một điều mà quốc gia nào cũng quan tâm là tạo dựng và quảng bá

xúc tiến, giới thiệu hình ảnh đất nước ra nước ngoài Đây là một nỗ lực định vị

điểm đến cho quốc gia

Trong thời đại ngày nay, việc tạo dựng hình ảnh quốc gia được các nước cânnhắc kỹ lưỡng và đầu tư triển khai với sự hỗ trợ của công nghệ truyền thông tiêntiến nhất

Trang 19

Đối với Việt Nam, một hình ảnh đất nước yêu chuộng hòa bình và vô cùngxinh đẹp đang được thế giới nói chung và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài(NVNONN) nói riêng biết đến một cách rộng rãi hơn chính nhờ những hoạt độngtruyền thông đầy mới mẻ, sáng tạo, ý nghĩa trên truyền hình.

Trong lĩnh vực du lịch, Việt Nam được biết đến như một điểm đến hấp dẫn vớihình ảnh đất nước tuyệt đẹp qua phong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, nhiều di sản thiênnhiên và văn hoá đặc sắc, người dân thân thiện hiếu khách, ẩm thực phong phú đadạng Những nỗ lực định vị điểm đến của du lịch Việt Nam đựơc thể hiện thôngqua các “Chương trình hành động du lịch” cấp quốc gia với những khẩu hiệu rõràng, những năm đầu thế kỷ XXI là “Việt Nam - điểm đến của thiên niên kỷ mới”;sau đó khẩu hiệu đã được cụ thể hơn nhằm làm khác biệt sản phẩm du lịch ViệtNam với các nước khác trong khu vực và trên thế giới “Việt Nam - điểm đến thânthiện và an toàn”, đây cũng là cách làm nổi bật thế mạnh du lịch của đất nước ViệtNam; và khẩu hiệu hiện nay là “Việt Nam - vẻ đẹp tiềm ẩn” Gần đây nhất, chươngtrình kích cầu tiêu dùng của ngành du lịch nhằm thu hút khách trong thời kỳ khủnghoảng tài chính là “Việt Nam chào đón bạn” đã góp phần chuyển tải một thông điệpcuốn hút đối với du khách nước ngoài

Trong lĩnh vực ẩm thực, hình ảnh đất nước Việt Nam được bạn bè trên thế giớibiết đến và đặc biệt yêu thích qua những món ăn ngon, những loại hoa quả đặctrưng cho từng vùng miền

Trong lĩnh vực kinh tế, hình ảnh đất nước Việt Nam được thế giới biết đến làmột nền kinh tế đang ngày một phát triển Những thành tựu của sự nghiệp đổi mới,công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và trong công tác đối ngoại đã góp phần làmcho các nước trên thế giới biết đến Việt Nam như một nền kinh tế có tốc độ tăngtrưởng cao, chính trị ổn định, với lực lượng lao động trẻ, thông minh sáng tạo.Như vậy, theo tác giả hiểu, hình ảnh đất nước Việt Nam là những hình ảnhliên tưởng của mọi người về Việt Nam qua các lĩnh vực như chính sách kinh tế,chính trị, xã hội, giáo dục, du lịch, bản sắc văn hoá và tính cách con người ViệtNam Đặc biệt, hình ảnh đất nước theo đúng nghĩa là quốc gia tích cực sẽ làm cho

bạn bè thêm yêu Việt Nam - và chính đó là một lá chắn vững chắc bảo vệ Tổ quốc

Trang 20

1.1.1.2 Hình ảnh con người Việt Nam

Trong bài viết “Văn hóa và an ninh con người” của GS.TSKH Trần NgọcThêm, được in trong cuốn Những vấn đề Khoa học Xã hội & Nhân văn – Chuyên

đề Văn hoá học, Tp.HCM - Nxb Đại học Quốc gia, 2013; tác giả cho rằng: “Con

người là trung tâm của mối quan hệ bộ ba: tự nhiên - xã hội - văn hóa Con người

là sản phẩm của tự nhiên Con người liên kết với nhau tạo thành xã hội Con người

và xã hội sáng tạo ra văn hóa Văn hóa gắn liền với con người Nét đặc trưng phân biệt con người với giới tự nhiên nói chung và các loài động vật khác nói riêng chính là ở chỗ nó là một động vật có văn hóa”.

Trong quá khứ, hình ảnh con người Việt Nam là hình ảnh anh hùng bất khuấttrong thời chiến tranh.Trong thời kỳ hội nhập, hình ảnh con người Việt Nam là hìnhảnh người Việt Nam hiện đại, năng động, giàu sức trẻ và trí tuệ

Những tính cách truyền thống như lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, coi trọngtình nghĩa, cần cù, hiếu học đã tạo nên nét đặc trưng của con người ViệtNam

Như vậy, hình ảnh con người Việt Nam, hiểu một cách tương đối là hình ảnh

về con người Việt Nam cần cù, thông minh và sáng tạo trong lao động; các danhnhân văn hóa – lịch sử; các nhà khoa học, văn nghệ sĩ tiêu biểu; hay được thể hiệnqua những tấm gương dựng nước và giữ nước, những tấm gương lao động thời kỳđổi mới, những gương mặt trong cuộc sống sinh hoạt đời thường

1.1.1.3 Hình ảnh văn hóa Việt Nam

Trong các tác phẩm kinh điển, chỉ có vài lần Mác và Ăng-ghen trực tiếp nhắcđến thuật ngữ văn hóa Cũng dễ hiểu bởi ở thời các ông, văn hóa học chưa xuấthiện, còn khái niệm văn hóa thì vẫn chưa hoàn toàn tách khỏi văn minh và thuật ngữculture đôi khi vẫn được hiểu là trồng trọt, gieo trồng

Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về dân tộc học, nói chung được hìnhthành từ tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán cùng một số nănglực và thói quen khác mà con người có được với tư cách là thành viên của xã hội.Đến đây, cần dừng lại để xác định rõ nội hàm của khái niệm “văn hóa” Địnhnghĩa văn hóa thì có rất nhiều, song tựu trung lại thì văn hóa có hai nghĩa chính

Trang 21

Trong công trình “Được sáng tạo bởi nhân loại”, Iu.V.Brômlây và

R.C.Pađôlưi đã khẳng định: Văn hóa trong ý nghĩa rộng rãi nhất của từ này, đó là

tất cả những cái đã và đang được tạo ra bởi nhân loại; hoặc trong tác phẩm Tìm về

bản sắc văn hóa Việt Nam của tác giả Trần Ngọc Thêm đã định nghĩa: “Văn hóa là

một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [28, tr.45]

Như vậy, với cách định nghĩa trên thì nội hàm của khái niệm văn hóa baogồm: Thứ nhất, đó là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ranhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người và vì con người Thứ hai, những giá trị

mà con người sáng tạo ra đó phải mang tính nhân tính - nghĩa là nó phải mang tínhngười Điều đó có nghĩa là có những giá trị do con người sáng tạo ra nó không phải

là giá trị văn hóa bởi vì nó không mang tính người, nó hủy hoại cuộc sống của conngười, do đó không được cộng đồng chấp nhận như: bom nguyên tử, các vũ khí giếtngười hay chủ nghĩa khủng bố; một vấn đề nổi cộm trong giai đoạn hiện nay

Với định nghĩa giá trị về văn hóa trên, chúng ta có thể sử dụng để nghiên cứu

về hình ảnh văn hóa thông qua lối sống, lối suy nghĩ, lối ứng xử của một dân tộc,một cồng đồng người Ví dụ như nghiên cứu hình ảnh văn hóa Việt Nam là chúng tanghiên cứu về lối sống của dân tộc Việt Nam Ngoài ra, với định nghĩa trên cũnggiúp phân biệt được đâu là giá trị văn hóa, đâu không phải là giá trị văn hóa

Sự hiện diện văn hoá của một đất nước tại một quốc gia chính là hình ảnh ấntượng của quốc gia đó trong lòng khách du lịch Hình ảnh ấn tượng đó có thể là mộtcông trình kiến trúc, tác phẩm âm nhạc, thơ văn, hội hoạ, điêu khắc, có thể là mộtdanh thắng thiên nhiên, một nhân vật nổi tiếng, một phong tục tập quán, một lễ hội,những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, công nghiệp, một con vật, một loài cây, loàihoa, thậm chí là một món ăn, một loại đồ uống Một quốc gia có thể có một hìnhảnh đặc trưng tiêu biểu, nhưng nhìn chung, các quốc gia thường có nhiều hình ảnhmang tính đặc trưng Ví dụ, khi nhắc đến Pháp, điều mà ai cũng nghĩ đến đó là thápEiffel, rượu vang Bordeaux; nói đến Australia, người ta sẽ nghĩ đến Nhà hát vỏ sòSydney, đến chuột túi Kangaroo; nói đến Nhật Bản là núi Phú Sỹ, rượu Sakê, trà

Trang 22

đạo; nói đến Hàn Quốc không thể không nhắc đến món kim chi; nói đến Cuba, đó là

xì gà, là bãi biển trong xanh, là mía đường; nói đến nước Nga, đó là điện Kremlin,

là rượu Vottka, âm nhạc Tchaikovsky; nói đến Tây Ban Nha là những trận đấu bòtót nẩy lửa Những hình ảnh về một xứ sở nào đó sẽ được người dân các xứ sở khácđón nhận, ghi nhận và lưu giữ để trở thành biểu tượng Khi có một sự tác động nhấtđịnh, biểu tượng đó sẽ hiện diện trong đầu óc con người theo quy luật liên tưởng.Đối với Việt Nam, hình ảnh văn hóa Việt thể hiện qua những giá trị văn hoácủa ngàn năm văn hiến; là truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước vẻ vang,bất khuất của dân tộc, là phong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, thơ mộng; là lòng nhân hậu

và mến khách của người dân Việt Nam; là sự tinh xảo của các sản phẩm thủ công

mỹ nghệ; các di sản đựơc thế giới công nhận, những cô gái duyên dáng trong tà áodài dân tộc, chiếc nón bài thơ và nụ cười thân thiện trên môi với món phở cuốn nổitiếng;…

Tác giả G.V Cu-do-nhet-xốp trong cuốn “Báo chí truyền hình – Tập 1”

cũng đã khẳng định: “Ở mức độ khác nhau, mọi chương trình truyền hình đều đưa

người xem tiếp cận với văn hóa” [1, tr.76].

Như vậy, nói đến hình ảnh văn hóa là nói đến những giá trị văn hóa ngàn nămnhư phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, ẩm thực, du lịch, làngnghề, trò chơi dân gian, dân ca dân vũ,… của nhân dân Việt Nam, trong đó nhấnmạnh đề cao đến vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam

Tóm lại, trong luận văn này, tác giả tiếp cận nghiên cứu về hình ảnh đất nước,con người, văn hóa Việt là tiếp cận đến những con người Việt Nam của quá khứ vàhiện đại; đến lối sống của con người Việt Nam hàng ngày như ăn, mặc, ở, đi lại, ;đến đất nước Việt Nam đang đổi thay từng ngày về kinh tế - chính trị - xã hội – giáodục – khoa học; đến văn hóa Việt Nam thể hiện qua các phong tục tập quán, tôngiáo, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, dân ca,….mang đậm bảnsắc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam Bởi lẽ, công tác truyền thông vềhình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt ngày nay không chỉ là vì diện mạo củađất nước Việt Nam mà còn là một trong những động lực quan trọng dẫn dắt sự pháttriển của nền kinh tế, thương mại, du lịch,…

Trang 23

1.1.2 Người Việt Nam ở nước ngoài, kênh truyền hình đối ngoại

1.1.2.1 Người Việt Nam ở nước ngoài

Khái niệm người Việt Nam ở nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nướcngoài theo pháp luật Việt Nam được hiểu tương đối thông nhất Theo điều 3, khoản

3, Nghị định số 138/2006/NĐ-CP quy định: “Người Việt Nam định cư ở nướcngoài” là người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam đang cư trú, làm ăn,sinh sống lâu dài ở nước ngoài"

Khái niệm này được khẳng định lại tại điều 3, khoản 3, Luật quốc tịch ViệtNam năm 2008 như sau: "Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân ViệtNam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài"

Như vậy, theo khái niệm trên, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm

2 loại là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ởnước ngoài

- Công dân Việt Nam là những người có quốc tịch Việt Nam (Điều 49 Hiếnpháp năm 1992)

- Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng cóquốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắchuyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài (Điều 3khoản 4 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008)

1.1.2.2 Thông tin, đối ngoại, thông tin đối ngoại, kênh truyền hình đối ngoại

- Thông tin, đối ngoại, thông tin đối ngoại:

Có thể nói, thông tin đối ngoại là một khái niệm khá mới mẻ ở nước ta, đặc

biệt xuất hiện với tần số ngày càng nhiều trong mười năm trở lại đây Khái niệm về

thông tin đối ngoại đến nay vẫn gây nhiều tranh luận, bàn cãi về nội hàm, phạm vi

của nó và chưa thống nhất về cách định nghĩa

Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, 2002: Thông tin là truyền

cho nhau để biết [44, tr.953], đối ngoại là đối với nước ngoài, bên ngoài, đường lối, chính sách, sự giao thiệp của Nhà nước, của một tổ chức [44, tr.338] Như vậy,

ở trong định nghĩa này, đã chỉ ra nội hàm của thông tin và đối ngoại, tuy nhiên sựgắn kết để cho ra đời một định nghĩa hoàn chỉnh, mang tính khoa học, đầy đủ ýnghĩa và nội hàm của nó thì vẫn chưa chỉ ra được

Trang 24

Có quan điểm cho rằng: Thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng

của công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta nhằm làm cho các nước, người nước ngoài (bao gồm cả người nước ngoài đang sinh sống, công tác tại Việt Nam), người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài hiểu về đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương, chính sách và thành tựu đổi mới của ra, trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc

[43]

Quy chế Quản lý Nhà nước về thông tin đối ngoại, định nghĩa rằng: “Thông

tin đối ngoại là thông tin quảng bá hình ảnh quốc gia, đất nước, con người, lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam; thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước Việt Nam ra thế giới và thông tin về thế giới vào Việt Nam” [42] Như vậy, lần đầu tiên, một định nghĩa chính thức về thông tin đối ngoại được đưa vào khẳng định trong văn bản quy phạm pháp luật, thể hiện khá

đầy đủ về nội dung của nó

- Kênh truyền hình đối ngoại: là kênh truyền hình dành cho người nước ngoài,người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.Nội dung các chương trình phát sóng trên kênh truyền hình đối ngoại bao gồm tintức, sự kiện trong nước, các chương trình thiếu nhi, Việt Nam - Đất nước, Conngười, các chương trình du lịch, văn hóa Kênh truyền hình đối ngoại được phátsóng bằng tiếng Việt, tiếng Anh hoặc với phụ đề tiếng Anh và một số thứ tiếng kháccủa các quốc gia trên thế giới

1.1.3 Truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt

Truyền thông là thuật ngữ rất phổ biến trong thời đại khoa học kỹ thuật ngàycàng phát triển với vai trò của thông tin có ý nghĩa to lớn trong một xã hội mở

Trong bài viết Bàn về cách tiếp cận liên ngành báo chí và thông tin đối ngoại của

tác giả Lê Thanh Bình – Thái Đức Khải ( Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 1 (84),

3/2011; tr 245-259) khái quát rằng: Truyền thông là một quá trình tập hợp, lựa

Trang 25

chọn và chia sẻ những biểu tượng nhằm giúp người tiếp nhận giải thích từ nhận thức của riêng họ một ý nghĩ tương tự như trong ý nghĩ của nhà truyền thông”

Nếu hình ảnh đất nước Việt Nam là hình ảnh quốc gia thể hiện qua các lĩnhvực như chính sách kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, du lịch, bản sắc văn hoá vàtính cách con người Việt Nam thì truyền thông về hình ảnh đất nước Việt Namnghĩa là quảng bá về đất nước Việt Nam đang ngày càng phát triển về kinh tế, ổnđịnh về mặt chính trị - xã hội, giáo dục được nâng cao, quan tâm phát triển du lịch,bản sắc văn hóa được coi trọng và giữ gìn, con người thân thiện và mến khách.Nếu hình ảnh con người Việt Nam là hình ảnh về con người Việt Nam cần cù,thông minh và sáng tạo trong lao động; các danh nhân văn hóa – lịch sử; các nhàkhoa học, văn nghệ sĩ tiêu biểu; hay được thể hiện qua những tấm gương dựng nước

và giữ nước, những tấm gương lao động thời kỳ đổi mới, những gương mặt trongcuộc sống sinh hoạt đời thường; thì truyền thông về hình ảnh con người Việt Nam

là giới thiệu đến vẻ đẹp giản dị, lòng hiếu khách, sự cần cù, thông minh, sáng tạocủa con người Việt Nam trong lao động hàng ngày; đồng thời giới thiệu về nhữngtấm gương danh nhân văn hóa – lịch sử, nhà khoa học, anh hùng lao động thời kỳđổi mới, gương mặt văn - nghệ sĩ; hay đơn giản là thói quen của con người trongnếp ăn, nếp ở, cách suy nghĩ, ứng xử và mối quan hệ trong xã hội

Nếu hình ảnh văn hóa Việt Nam là những giá trị văn hóa ngàn năm như phongtục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, ẩm thực, du lịch, làng nghề, trò chơidân gian, dân ca dân vũ; thì truyền thông về hình ảnh văn hóa Việt Nam là hoạtđộng thông tin, truyền thông, quảng bá hình ảnh một dân tộc Việt Nam có nền vănhóa đa dạng và giàu bản sắc, thể hiện qua các phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hộitruyền thống, ẩm thực, du lịch, trò chơi dân gian, dân ca,…được con người và đấtnước Việt Nam tôn trọng và gìn giữ qua thời gian

Như vậy, truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt theo tácgiả hiểu không chỉ là thông tin đơn thuần mà còn là hoạt động quảng bá nhằmkhuếch tán, nhân rộng, tôn vinh các giá trị, các thông điệp có nội dung văn hóa tớicông chúng nhằm mục đích tuyên truyền về mặt tư tưởng cho đồng bào, thay đổi

Trang 26

hành vi và nhận thức của đồng bào; tôn vinh các giá trị văn hóa của Việt Nam tớicác nước trên thế giới, góp phần phát triển đất nước.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa thông tin như hiện nay, việc truyền thông về hìnhảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài càng đặt

ra cấp thiết hơn bao giờ hết Đây là một công cụ đắc lực để phổ biến đường lốichính sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới, đặc biệt là chính sáchđại đoàn kết dân tộc cũng như chính sách đối với cộng đồng NVNONN; để giớithiệu về Việt Nam, về vị trí địa lý, lịch sử, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ViệtNam, giúp kiều bào hiểu rõ hơn về tình hình mọi mặt trong nước, từ đó khơi dậyniềm tự tôn dân tộc và tình yêu quê hương, đất nước của mỗi người dân xa xứ.Cùng với đó, đẩy lùi những thông tin văn hóa phản động trong đời sống của cộngđồng, nâng cao ý thức cộng đồng, tăng cường đoàn kết tương trợ, giúp đỡ nhautrong việc ổn định cuộc sống, gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam; đặc biệt là duy trìbảo tồn tiếng Việt, hướng về Tổ quốc

Đối với những người con xa Tổ quốc, hình ảnh quê hương đọng lại trong ký

ức của họ không chỉ là một ngôi chùa, mái đình, cây đa, bến nước, con đò,… màcòn là những lễ hội truyền thống của quê hương, những phong tục có từ ngàn đời ởcác vùng miền – đó là hồn của đất nước Và công tác truyền thông về hình ảnh đấtnước, con người, văn hóa Việt cho NVNONN chính là việc chuyển tải đến kiều bàonhững hình ảnh đó, đặc biệt hơn khi kiều bào cũng có vai trò tích cực trong việc làmphong phú thêm những hình ảnh về đất nước, con người, văn hóa Việt ấy

Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù sống ở nước ngoài, đồng bào ta vẫn mangtrong mình văn hóa Việt Nam (VN), là đại diện cho văn hóa VN, đồng thời là nhân

tố quảng bá VN một cách trực tiếp và thường xuyên đến nhân dân các nước Dovậy, việc truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt tới cộng đồngNVNONN không những đáp ứng nhu cầu về văn hóa, tinh thần trong mối liên hệvới đất nước, mà còn thông qua họ quảng bá một cách sinh động về hình ảnh đấtnước, con người, văn hóa Việt tới bạn bè thế giới

1.2 Nhu cầu tiếp nhận thông tin về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt của người Việt Nam ở nước ngoài

1.2.1 Đặc điểm của người Việt Nam ở nước ngoài

Trang 27

Theo số liệu thống kê đưa ra tại Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lầnthứ hai với chủ đề “Tầm nhìn đến năm 2020 - Cộng đồng người Việt Nam ở nướcngoài hội nhập và phát triển cùng đất nước” do Bộ Ngoại giao, Ủy ban Nhà nước vềngười Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) tổ chức khai mạc sáng 27/9/2012 tại

TP.HCM cho biết: cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục tăng về số

lượng và mở rộng địa bàn cư trú; có hơn 4,5 triệu người Việt đang sinh sống, lao động, học tập tại 103 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có hơn 80% kiều bào ở các nước công nghiệp phát triển Số người ra đi khỏi đất nước diễn ra trong những giai đoạn và hoàn cảnh lịch sử rất khác nhau, do đó, suy nghĩ, tình cảm, thái độ của họ với đất nước cũng khác nhau

Cộng đồng NVNONN là cộng đồng năng động, nhanh chóng hòa nhập và đại

đa số có xu hướng định cư lâu dài ở nước sở tại, chủ yếu là Mỹ, Australia, Canada,các nước Tây Âu (khoảng 80% đã nhập quốc tịch nước cư trú nhưng hầu hết chưathôi quốc tịch Việt Nam), trong khi phần lớn người Việt tại Nga, Đông Âu vẫn coicuộc sống là tạm cư, khi có điều kiện sẽ trở về nước

Tuy nhiên, cộng đồng NVNONN là cộng đồng phức tạp về thành phần xã hội,

xu hướng chính trị và đa dạng về nghề nghiệp, tôn giáo, dân tộc, đặc biệt bị chiphối, phân hóa bởi sự khác biệt về tầng lớp, chính kiến, hoàn cảnh ra đi cũng như

cư trú ở các địa bàn khác nhau Chính vì vậy, tính liên kết, gắn bó trong cộng đồngkhông cao; cộng đồng sinh sống phân tán, sinh hoạt cộng đồng có khó khăn, việcduy trì tiếng Việt và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống đang là tháchthức lớn đối với tương lai của cộng đồng

Từ 1990 đến nay, tình hình đất nước ngày càng ổn định và phát triển, chínhsách xuất nhập cảnh cũng trở nên thoáng hơn Người Việt Nam ra nước ngoài chủyếu theo các hình thức du học, được thân nhân bảo lãnh, kết hôn với người nướcngoài, lao động xuất khẩu Trong thời gian từ 1998 – 2005 đã có tổng cộng gần400.000 lượt lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng tại các nướcHàn Quốc, Đài Loan, Malaysia và một số quốc gia Trung Đông

Ở nhiều nước, người Việt Nam sống tập trung thành những cộng đồng lớn như

ở Mỹ, Pháp, Australia, Canada, Lào, Thái Lan, Campuchia Đây là những môi

Trang 28

trường thuận lợi để NVNONN tổ chức sinh hoạt cộng đồng như các lễ hội truyềnthống, duy trì ngôn ngữ tiếng Việt nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.Đáng chú ý là dù sống ở bất cứ nơi nào trên thế giới, cộng đồng luôn duy trì mốiquan hệ gần gũi với quê hương, đất nước, mong muốn đất nước phát triển và hộinhập quốc tế nhanh chóng, đồng thời họ vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc và phẩm cáchcon người Việt nam, giúp đỡ nhau làm ăn, sinh sống, học tập và hướng về đất nước.Điều này càng được thể hiện rõ khi các Hội người Việt Nam ở nước ngoài ra đờivới mục đích phát huy truyền thống yêu nước, tích cực vận động bà con ở nướcngoài đoàn kết tương trợ, giúp đỡ nhau như giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trongquá trình hội nhập vào nước định cư, góp phần vào công cuộc bảo vệ và xây dựngđất nước.

1.2.2 Nhu cầu thông tin của người Việt Nam ở nước ngoài

Công tác truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt choNVNONN đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của công tác thông tin đốingoại nhằm vào những đối tượng có những đặc điểm riêng biệt Đó là những đốitượng khác nhau về hoàn cảnh, về nơi định cư, về ý thức chính trị, mức độ thành đạtkhông đồng đều ở các địa bàn khác nhau Tuy nhiên, họ có điểm chung là tình cảmquê hương, đất nước, yêu cầu giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, giữgìn tiếng Việt,…

Nếu so với các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, thì người ViệtNam sinh sống ở nước ngoài chỉ sau Trung Quốc Đây là một lượng khán giả không

hề nhỏ với những nhu cầu thông tin từ đa dạng về tình hình đất nước Cũng trong

hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ hai với chủ đề “Tầm nhìn đến năm

2020 - Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hội nhập và phát triển cùng đất nước” đã chỉ ra mong muốn được cập nhật những tin tức, sự kiện quan trọng trong

đời sống chính trị - xã hội – đất nước, được thưởng thức những bộ phim, nhữngchương trình văn hóa, văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc của đại đa số kiều bào Một

số gia đình định cư lâu năm ở nước ngoài còn có nhu cầu sử dụng truyền hình tiếngViệt như một công cụ hữu hiệu để dạy con cái học tiếng mẹ đẻ

Trang 29

Như một lẽ tự nhiên “nước chảy về nguồn”, mỗi người con đất Việt ở phươngtrời nào vẫn không nguôi trong lòng một nỗi nhớ quê hương Ai không đủ điều kiệntrở về thăm quê hương thì báo chí đã trở thành cầu nối nối những người con xa xứvới quê hương, xóa nhòa mọi khoảng cách Chính vì vậy, việc chuyển tải thông tinquê hương cho những người con xa xứ đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách để hìnhảnh quê hương trở nên gần gũi hơn với bà con Việt kiều Kiều bào luôn mong muốngìn giữ và lo lắng cho sự bảo tồn những giá trị của một nền văn hóa đậm đà truyềnthống dân tộc với những làng nghề, những di tích lịch sử, những lễ hội, những danhlam thắng cảnh, những phong tục tập quán mang đậm hồn Việt Đây cũng chính làdiện mạo tinh thần của đất nước Nó là cái vô hình được duy trì và tồn tại trong đờisống của đất nước, trong sinh hoạt của nhân dân, thể hiện qua nếp ăn, nếp ở, nếpnghĩ của người Việt Nam, qua phong tục, tập quán, kiến trúc, âm nhạc, của từngvùng, miền.

Đối với những người Việt Nam sống xa Tổ Quốc, hình ảnh quê hương vànhững đổi mới của đất nước luôn là động lực to lớn thúc đẩy bà con hướng về cộinguồn Tuy nhiên, mất một thời gian dài, việc chuyển tải thông tin chưa được đầy

đủ đã hạn chế khá nhiều về sự hiểu biết về đất nước Việt Nam trong thời đại mới,chưa đưa lại được cái nhìn toàn cảnh về văn hóa, con người, kinh tế Việt nam khiếnkiều bào trở nên khó khăn trong mối liên hệ với đất nước Vì vậy, nhiệm vụ đáp ứngnhu cầu thông tin cho kiều bào cần được đẩy mạnh và tập trung theo đúng tinh thầncủa những quan điểm, đường lối, chính sách mà Đảng và Nhà nước ta đề ra

1.3 Yêu cầu truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên truyền hình đối ngoại

1.3.1 Căn cứ đề xuất yêu cầu

1.3.1.1 Định hướng của Đảng, Nhà nước về công tác truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài

Nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc truyền thông về hình ảnh đất nước, conngười, văn hóa Việt cho NVNONN, Nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin – Truyền

thông Đỗ Quý Doãn nhận định: Có thể nói, một vấn đề đặt ra rất lớn đối với bà con

Việt Nam sống xa Tổ Quốc là làm sao để giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa

Trang 30

dân tộc trong cộng đồng NVNONN Bởi hiện nay, trong gần 4 triệu người Việt Nam

ở xa Tổ Quốc, ngoài thế hệ thứ nhất, thế hệ thứ hai, đã xuất hiện thế hệ thứ ba, thứ tư… Cho nên làm sao để bản sắc Việt Nam, văn hóa Việt Nam không mất đi trong cộng đồng kiều bào là một vấn đề rất lớn và đó cũng chính là một nhiệm vụ của vấn

đề thông tin ra nước ngoài để góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”.

Ngoài ra, trong các chỉ thị, nghị quyết cụ thể, Đảng và Nhà nước ta cũng đãnhấn mạnh và nêu cao vai trò của việc quảng bá văn hóa Việt Nam, truyền thông vềhình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho NVNONN

Chỉ thị đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại, số 11 – CT/TUngày 13/06/1992 của Ban Bí thư khóa VII, một trong những nội dung chủ yếu củacông tác thông tin đối ngoại mà Chỉ thị đưa ra có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực

văn hóa, đó là: “thông tin về đất nước, con người, lịch sử và nền văn hóa lâu đời

hết sức phong phú của các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam Tùy từng địa bàn, đối tượng và yêu cầu từng lúc mà xác định nội dung và hình thức thông tin cho thích hợp, có trọng tâm, trọng điểm”.

Nghị quyết 36 – NQ/TW ngày 26/03/2004 của Bộ Chính trị về công tác đốivới NVNONN đã chỉ đạo công tác thông tin cho cộng đồng phải tôn vinh được lòng

tự hào, tự tôn dân tộc, tình cảm quê hương cội nguồn của người Việt Nam ở xa TổQuốc, phát huy tinh thần đoàn kết đùm bọc lẫn nhau, phản ánh đầy đủ tâm tư, tình

cảm của NVNONN: “Đảng và Nhà nước mong muốn, khuyến khích NVNONN hội

nhập và thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp nước sở tại, chăm lo xây dựng cuộc sống, làm ăn thành đạt, nêu cao tinh thần tự trọng và tự hào dân tộc, giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc Việt Nam, đoàn kết đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương…”

Nghị quyết số 16 – NQ/TW ngày 01/08/2007 của Hội nghị TW 5 khóa X nêu

rõ “Tăng cường và nâng cao hoạt động thông tin đối ngoại Tiếp tục tăng thời

lượng phát thanh, truyền hình, báo điện tử ra các nước, các khu vực, đưa được nhiều thông tin và sản phẩm văn hóa có nội dung tốt đến với đồng bào nước ngoài

và bạn bè quốc tế; tăng cường giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến nhiều nước trên thế giới”

Trang 31

Chỉ thị của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tinđối ngoại trong tình hình mới, số 26 – CT/ Tw ngày 10/09/2008, trong đó nhấn

mạnh: “Các phương tiện truyền thông đại chúng cần phải tăng cường giới thiệu

quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam đến nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước có đông người Việt Nam định cư” và xác định: “Huy động mọi lực lượng, mọi khả năng để mở rộng và đa dạng hóa các phương thức thông tin đối ngoại”

Xây dựng Chiến lược quốc gia về thông tin đối ngoại trên truyền hình trongthời kỳ mới nhằm quảng bá hình ảnh một đất nước Việt Nam hoà bình, hữu nghị, ổnđịnh và phát triển năng động, giàu tiềm năng hợp tác, một thành viên tích cực, cótrách nhiệm của cộng đồng quốc tế Tăng cường thông tin trên truyền hình giúpnhân dân thế giới và NVNONN hiểu đúng về các chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách của Nhà nước, về đất nước, con người Việt Nam

Như vậy, Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến công tác thông tin, truyền thôngcho đồng bào người Việt Nam ở nước ngoài Nhìn chung, các chủ trương, chínhsách đều tập trung vào nội dung truyền thông là phải giữ gìn và phát huy được bảnsắc văn hóa dân tộc trong cộng đồng NVNONN; đồng thời nhấn mạnh đến vai tròcủa kiều bào và công tác truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóaViệt cho NVNONN

Trong bối cảnh toàn cầu hóa thông tin như hiện nay, việc truyền thông về hìnhảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài càng đặt

ra cấp thiết hơn bao giờ hết Bởi như chúng ta đã biết, văn hóa là cái gốc của dântộc, mất văn hóa là mất nguồn cội, mất tất cả Bên cạnh đó, việc truyền thông vềhình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt tới NVNONN là một công cụ đắc lực đểphổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới, đặcbiệt là chính sách đại đoàn kết dân tộc cũng như chính sách đối với cộng đồngNVNONN; để giới thiệu về Việt Nam, về vị trí địa lý, lịch sử, truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc Việt Nam, giúp kiều bào hiểu rõ hơn về tình hình mọi mặt trong nước,

từ đó khơi dậy niềm tự tôn dân tộc và tình yêu quê hương, đất nước của mỗi ngườidân xa xứ Cùng với đó, đẩy lùi những thông tin văn hóa phản động trong đời sống

Trang 32

của cộng đồng, nâng cao ý thức cộng đồng, tăng cường đoàn kết tương trợ, giúp đỡnhau trong việc ổn định cuộc sống, gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam; đặc biệt làduy trì bảo tồn tiếng Việt, hướng về Tổ Quốc.

1.3.1.2 Yêu cầu đặc thù của thông tin trên truyền hình

Trong cuốn Lý luận truyền hình, PGS.TS Dương Xuân Sơn nhận xét: “Truyềnhình mặc dù là một loại hình báo chí nhưng bên cạnh những đặc điểm chung củabáo chí nó còn có những đặc điểm riêng biệt mang đặc trưng của truyền hình” [27,tr.15] Những đặc trưng này chính là yêu cầu mà nhà báo và đài truyền hình phảituân thủ khi truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho ngườiViệt Nam ở nước ngoài trên truyền hình

Đặc điểm của thông tin trên truyền hình là tính thời sự, tính chính xác, tínhphổ cập và quảng bá; truyền hình có khả năng thuyết phục công chúng, khả năng tácđộng dư luận xã hội mạnh mẽ và trở thành diễn đàn của nhân dân; đặc biệt là đặctrưng ngôn ngữ hình ảnh kết hợp âm thanh; sống động, hấp dẫn,… Cho nên, từnhững đặc điểm đó của truyền hình, đòi hỏi nhà báo truyền hình phải nắm vững nhucầu thông tin của đối tượng để xây dựng chương trình Bất cứ một nhà báo nào cũngđều có những quy chuẩn về nghề nghiệp và đạo đức Đối với phóng viên làm truyềnhình đối ngoại cũng có một số yêu cầu riêng cho đặc trưng nghề nghiệp của mình:

- Phải hiểu rõ đặc trưng của truyền hình là loại hình thông tin có cả hình vàtiếng, phục vụ nhu cầu thông tin bằng cả thính giác và thị giác cho kiều bào Điềunày đòi hỏi phóng viên truyền hình ngoài tư duy ngôn ngữ phải có tư duy hình ảnh,thêm vào đó việc làm chương trình truyền hình phải có sự kết hợp của tập thể,không thể hoạt động riêng lẻ như báo viết và các thông tin đưa ra cũng phải đượcxem xét kỹ lưỡng trước khi thực hiện

- Thách thức của báo chí, đặc biệt là báo truyền hình hiện nay là phải nhanh,nhạy, chính xác và kịp thời Đó là yêu cầu rất lớn đối với nhà báo truyền hình.Trước hết, muốn nhanh nhạy thì phóng viên phải vào cuộc thực sự, phải hòa nhậpvào cuộc sống, xã hội để phát hiện ra những vấn đề mà khán giả có nhu cầu thôngtin, quan tâm Thứ hai là phải đưa tin chính xác, khách quan Đặc điểm của báo chícách mạng là tính chính xác Không phải mọi thông tin đến với chúng ta đều chính

Trang 33

xác, vì mỗi người có thể có cách nhìn khác nhau Nhưng người làm báo thì phải đưatin chính xác và phải kiểm chứng thông tin, chính sự chính xác sẽ đưa uy tín của cơquan báo chí lên cao.

- Phóng viên truyền hình phải có sự nhạy cảm với sự kiện, xác định ngay được

là thông tin nào có thể đưa được, thông tin nào không, cần khai thác ở mặt nào, cầnphải lấy những hình ảnh nào để phục vụ ý tưởng thông điệp của mình

- Phóng viên truyền hình phải làm quen với các thiết bị kỹ thuật đặc chủng củatruyền hình như máy quay, bàn dựng, kỹ xảo… Đồng thời phải có kiến thức vềnhững thiết bị ấy để thực hiện thao tác nghiệp vụ nhanh chóng và thuần thục, phục

vụ nghề nghiệp tốt hơn

- Phóng viên truyền hình cần đặc biệt chú ý đến vấn đề đạo đức của người làmbáo Đối với người làm báo thì yêu cầu cao nhất chính là đạo đức làm báo Nhà báophải phản ánh trung thực mọi thông tin, nhưng không phải thông tin nào cũng có thểđặt lên mặt báo Nhà báo phải có những bài viết sắc nét, thể hiện tính chiến đấu, tiênphong và đạo đức của mình để xã hội phát triển tốt lên Không được bóp méo sựthật, không vì lợi ích các nhân mà làm tổn hại cho xã hội, đặc biệt phải luôn tuânthủ các nguyên tắc nghề nghiệp báo chí; hướng tới mục tiêu chung và vì một xã hộitốt đẹp hơn

1.3.1.3 Nhu cầu và năng lực tiếp nhận của kiều bào

Với khán giả là kiều bào, thông thường xem truyền hình chỉ để biết thông tinthì những nghiên cứu nhu cầu, sở thích của họ cũng cho chúng ta nhiều điều bổ íchtrong việc nâng cao chất lượng chương trình truyền thông Đây là vấn đề quan trọngnhất trong nhận thức của những người làm truyền hình đối ngoại, bởi việc nghiêncứu sự khác biệt giữa năng lực của những người làm chương trình – nơi cung cấpthông tin với nhu cầu và năng lực tiếp nhận thông tin của kiều bào sẽ là căn cứ chonhững cải tiến về mặt nội dung, hình thức, giúp những người làm truyền hình đốingoại lựa chọn thể loại nhằm nâng cao chất lượng chương trình truyền thông vềhình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài điđúng hướng và trúng đích

1.3.1.4 Đặc thù thông tin về lĩnh vực văn hoá trên báo chí

Trang 34

Hoạt động của báo chí, đặc biệt là báo chí truyền hình ảnh hưởng rất sâu rộngtới các lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa, nhất là trong bối cảnh hiện nay Nhiệm

vụ của báo chí truyền hình Việt Nam trong thời đại bùng nổ thông tin, đặc biệt làtrong truyền thông quảng bá về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt ra nướcngoài là làm thế nào để giữ được bản sắc độc đáo của văn hóa dân tộc đồng thờimang tính nhân loại phổ biến, hiện đại hóa để làm giàu thêm cho chính mình bằngtinh hoa văn hóa thế giới trong khi vẫn nhất quán với chính mình Tri thức văn hoácủa mỗi quốc gia trở thành tài sản chung của cả nhân loại, làm giàu cho nhau bằng

sự thâm nhập, tái sinh rồi lại trở về với văn hoá dân tộc, gõ cửa mỗi tâm hồn theonhiều phương thức, phương tiện khác nhau Thông qua lĩnh vực văn hóa, báo chítruyền hình đối ngoại có khả năng đánh thức trong mỗi khán giả những rung cảmsâu xa nhất, những liên tưởng kì thú nhất Bằng cách ấy, báo chí truyền hình đốingoại nối liền những trái tim, nối liền những nền văn hoá khác biệt Mỗi chươngtrình sẽ ẩn chứa giá trị văn hoá Việt với một vẻ đẹp bình dị mà sâu xa Nó khôngchỉ cung cấp thông tin, không nhằm đơn thuần giải trí, mà còn góp phần bồi dưỡngnguồn nhân lực, nâng cao nhận thức cho khán giả, cung cấp kiến thức sâu rộng chokiều bào xa gần Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng luôn đón chờ mỗichương trình có nội dung truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóaViệt với bao khao khát và tin cậy sẻ chia

1.3.2 Một số yêu cầu trong truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên truyền hình đối ngoại

1.3.2.1 Yêu cầu về nội dung truyền thông

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nướcngoài, cần phải tiến hành các giải pháp một cách đồng bộ theo tinh thần Kết luận số

16 của Bộ Chính trị ngày 14/12/2012 về “Chiến lược phát triển công tác thông tinđối ngoại giai đoạn 2011 - 2020” và Chỉ thị số 26 ngày 10/9/2008 của Ban Bí thư về

“Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hìnhmới" Theo đó, cần tập trung làm tốt những yêu cầu truyền thông về hình ảnh đấtnước, con người, văn hóa Việt ở các nội dung như sau:

Trang 35

- Các kênh truyền hình cần xác định rõ những nội dung chính cần truyềnthông, những giá trị nổi bật của nền văn hóa và con người Việt Nam trong công tácquảng bá hình ảnh Việt Nam để tập trung truyền thông Tránh tuyên truyền chungchung, thiếu sức thu hút với người nước ngoài Ví dụ: Hiện nay người nước ngoàirất quan tâm đến du lịch ẩm thực, du lịch sinh thái tại Việt Nam, vì vậy cần có biệnpháp đẩy mạnh công tác truyền thông về khía cạnh này

- Xác định những địa bàn và nhóm đối tượng cần tập trung truyền thông Cầnchú trọng những nước có quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, những địa bàn

có nhiều tiềm năng, các nước có nhiều người Việt Nam sinh sống, học tập và làmviệc Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ đối tác chiến lược với nhiều nước lớn trênthế giới, đây là điều kiện rất thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động truyền thông quảng

bá về đất nước và con người Việt Nam đến các quốc gia này Đồng thời cũng phảixác định rõ những chương trình phục vụ cho từng nhóm đối tượng kiều bào đangsinh sống ở từng vùng, miền tại các quốc gia, khu vực trên thế giới Ví dụ như kiềubào đang sinh sống ở Mỹ thì cần những chương trình truyền hình có chủ đề gì; kiềubào đang sinh sống ở Nhật Bản cần những chương trình truyền hình có chủ đề gì;…

- Xác định rõ nhóm đối tượng khán giả kiều bào để xây dựng từng chươngtrình truyền thông, quảng bá về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt như:chương trình về văn hóa dân tộc, các lễ hội truyền thống, các chương trình dạyTiếng Việt, chương trình cho giới trẻ,…nhằm thu hút sự quan tâm theo dõi từ cộngđồng NVNONN

- Triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền đối ngoại nhằm quảng bá vềViệt Nam nhân các sự kiện lớn của đất nước cũng như khu vực và quốc tế tổ chứctại Việt Nam; truyền thông và thực hiện các chương trình truyền hình có liên quanđến các hoạt động kỷ niệm năm chẵn, năm tròn thiết lập quan hệ ngoại giao giữaViệt Nam với các nước; các hoạt động đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đốingoại nhân dân; các hoạt động quảng bá tại nước ngoài như hội chợ, triển lãm, giaolưu; xúc tiến du lịch, hợp tác văn hóa, thể thao;

- Các đài truyền hình, kênh truyền hình đối ngoại cần đẩy mạnh công tác tuyêntruyền, phát sóng các chương trình truyền hình thông tin về các chuyến thăm của

Trang 36

lãnh đạo Việt Nam ra nước ngoài, lãnh đạo các nước đến Việt Nam và một số sựkiện quan trọng khác, qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác truyền thông

về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho NVNONN

Cụ thể hơn, khi truyền thông về hình ảnh đất nước thì chú trọng đến những đềtài về kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học, giáo dục, du lịch, bản sắc văn hóa đượccoi trọng và giữ gìn, con người thân thiện và mến khách,… để thấy một đất nướcViệt Nam đang đổi mới và trên đà phát triển từng ngày

Khi truyền thông về hình ảnh con người thì chú trọng về đề tài là nhữnggương mặt tiêu biếu, những con người Việt Nam thành danh trên trường quốc tế,những con người của các vùng miền trong cả nước; về lối sống, thói quen, tínngưỡng, phong tục tập quán mà mỗi người dân Việt Nam vẫn thực hiện hàng ngày;cũng như những câu chuyện gia đình, công việc, …xoay quanh cuộc sống của họ.Khi truyền thông về hình ảnh văn hoá Việt thì chú trọng đề tài là những phongtục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, món ăn truyền thống, trò chơitruyền thống, …mang đậm bản sắc văn hóa Việt để khơi dậy tình yêu và niềm tựhào về quê hương, đất nước Việt Nam trong mỗi người con Rồng cháu Lạc, đồngbào người Việt Nam ở nước ngoài

1.3.2.2 Yêu cầu về hình thức truyền thông

- Thời lượng và kết cấu: Yêu cầu tổng thời lượng phát sóng kênh chương trìnhtruyền hình tiến tới đạt trên 20 giờ/ngày Thời lượng chương trình tự sản xuất tốithiểu đạt 60% thời lượng kênh chương trình trong 1 ngày Các chương trình chuyên

đề, truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho NVNONN cóthời lượng tối thiểu là 10 phút/ 1 chương trình và tối đa là 30 phút/ 1 chương trìnhnhằm tránh cảm giác Không chỉ vậy, với các chương trình cho nước ngoài, cần cóthời lượng từ ngắn hoặc vừa phải, không nên dài quá Bởi đa số kiều bào là nhữngngười sống xa Tổ Quốc đã lâu năm, với mỗi chương trình có thời lượng ngắn sẽkhiến khán giả tiếp thu được lượng thông tin mà chương trình đưa ra có hiệu quảhơn và dễ ghi nhớ hơn

Kết cấu của một chương trình tương ứng với lượng thời gian của chương trìnhđó.Thời lượng giữa các phần được phân bổ hợp lý và cân đối Kết cấu chương trình

Trang 37

dành cho kiều bào nên phân chia rõ ràng thành từng mục, từng phần với những nộidung cụ thể Mở đầu chương trình có thể sẽ là phần nêu lên thực trạng của vấn đề,nội dung mà chương trình đó đề cập đến Nội dung đó là gì, diễn ra như thế nào?Người làm chương trình có nhiệm vụ đưa đến cho khán giả một cái nhìn chân thựcnhất về vấn đề đang xảy ra để họ hiểu nội dung mà chương trình đó đang đề cậpđến Phần thứ hai của chương trình sẽ nêu những nội dung chính, trọng tâm nhất, có

sự xuất hiện của nhân vật và ý kiến đánh giá của chuyên gia Tất cả sẽ được giớithiệu, đề cập đầy đủ và thỏa đáng ở phần này

Một chương trình có kết cấu chặt chẽ giữa các phần, các mục sẽ tạo ra đượctính hấp dẫn, lôi cuốn khán giả Trong chương trình truyền hình cho NVNONN,muốn tạo được sự cuốn hút khán giả thì phải có sự sắp xếp hợp lý giữa các tin, bài,chuyên mục, kết hợp giữa lời nói, tiếng động và âm thanh

- Hệ thống thể loại: ưu tiên thể loại phóng sự và phim tài liệu, ký sự, vì nhữngchương trình có sử dụng các thể loại này hầu hết đều lột tả chân thực hơi thở cuộcsống, sự vận động và phát triển của xã hội, phù hợp với sở thích và nhu cầu củakiều bào

- Ngôn ngữ truyền hình:

+ Đảm bảo hình ảnh trên truyền hình phải sắc nét, có chất lượng cao

Hình ảnh trong truyền hình vừa là phương tiện vừa là nội dung thể hiện ý đồ

tư tưởng của tác phẩm Hình ảnh trong truyền hình phản ánh không gian ba chiềulên mặt phảng hai chiều của truyền hình Khác với hình ảnh tĩnh tại của các nghệthuật tạo hình như hội họa, nhiếp ảnh Hình ảnh trong truyền hình là hình ảnh động

có thực đã qua xử lý kỹ thuật Vì đa số kiều bào có cơ hội tiếp cận nhiều kênhtruyền thông hiện đại, kỹ thuật cao ở nước ngoài, đặc biệt là các nước phát triển vềtruyền hình như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Nga, hình ảnh độ sắc nét, chất lượng cao; do

đó, nếu truyền hình ở Việt Nam không chú trọng về mặt kỹ thuật quay phim và chấtlượng đường truyền, hình ảnh bị mờ nhoè, mất nét, sẽ khiến khán giả không cóhứng thú theo dõi, dẫn đến hiệu quả truyền thông không cao và công tác thông tin,tuyên truyền về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ởnước ngoài sẽ không thành công như mong muốn

Trang 38

Bên cạnh đó, sự sắp xếp hình ảnh trong các chương trình truyền thông cho kiềubào sẽ giúp khán giả tăng cường tư duy, phát hiện được tính ẩn dụ của hình ảnh.Chính vì vậy, chương trình truyền hình đối ngoại cần phải lựa chọn những hình ảnhtruyền thông đắt nhất để phản ánh rõ nội dung và bản chất của thông tin truyền thông.+ Ngôn ngữ âm thanh sống động, có sự kết hợp linh hoạt giữa lời nói, tiếngđộng và âm nhạc

Âm thanh đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền thông cho người ViệtNam ở nước ngoài về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Ba yếu tố của âmthanh (lời bình, tiếng động, âm nhạc) được sử dụng trong truyền hình đối ngoạinhằm thông tin phản ánh cuộc sống Nhờ sự trợ giúp của âm thanh, mà các chươngtrình truyền hình cho kiều bào trở nên sống động hơn, tạo cảm giác thân quen, gầngũi cho người xem

Khi thực hiện chương trình cho kiều bào, cũng cần chú ý đến yếu tố tiếngđộng hiện trường bao gồm âm thanh của thiên nhiên ( mưa, gió, nước chảy…), âmthanh do sinh hoạt con người tạo nên( tiếng dụng cụ lao động, máy móc, tiếng reohò…), tiếng động nhân tạo… Bởi đây là những yếu tố có tác dụng làm tăng sự gợicảm, tính chân thực của chương trình, tác động vào nhận thức, tình cảm của ngườixem truyền hình là kiều bào Tuy nhiên, việc sử dụng tiếng động phải đúng cường

độ, đúng lúc Việc sử dụng tiếng động quá to, át lời bình sẽ gây cảm giác khó chịucho khán giả

1.3.2.3 Yêu cầu đối với người làm truyền hình

Từ những yêu cầu về nội dung và hình thức truyền thông về hình ảnh đấtnước, con người, văn hóa Việt đã đặt ra nhiệm vụ cho đội ngũ những người làm báotruyền hình đối ngoại về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Cụ thể:

- Người làm truyền hình đối ngoại phải có kỹ năng, kiến thức chuyên môn vềbáo chí nói chung và báo chí truyền hình đối ngoại nói riêng để có thể tìm tòi, pháthiện ra những chủ đề hay, mới; chuyển tải những vấn đề đó một cách sinh động, hấpdẫn trên truyền hình để công tác truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, vănhóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài đạt hiệu quả

Trang 39

- Người làm truyền hình đối ngoại phải có kiến thức văn hoá, am hiểu conngười, đất nước, văn hoá Việt Nam; phải có tình yêu đất nước, con người, văn hoáViệt; có trình độ, năng lực báo chí để truyền thông hấp dẫn, sinh động về đất nước,con người, văn hoá Việt; có kỹ thuật truyền hình, có đạo đức nghề nghiệp.

Am hiểu về văn hóa dân tộc và văn hóa thế giới giúp người làm truyền hìnhđối ngoại sáng tạo báo chí, góp phần định hình phong cách Người Việt Nam ởnước ngoài cũng là công chúng của báo chí truyền hình Việt Nam, đặc biệt là truyềnhình đối ngoại; họ vốn có thiên hướng tư duy giàu màu sắc hình tượng, trạng thái tưduy thiên về hình tượng hóa ấy là cơ sở cho mối quan hệ tương tác mật thiết giữavăn hóa và báo chí Cho nên tác phẩm báo chí truyền hình đối ngoại muốn thànhcông là phải mang hơi thở sự sống, là phải nói đúng nói hay, là phải phản ánh hiệnthực cuộc sống không chỉ trên bình diện hiện thời, mà còn chú trọng chiều sâu đadiện đa tầng

- Để nâng cao tính chuyên nghiệp của báo chí truyền hình đối ngoại, ngườilàm truyền hình đối ngoại không chỉ phải có vốn văn hóa dân tộc sâu sắc, mà cònphải trang bị cho mình vốn văn hóa xã hội mang tính quốc tế thông qua kĩ năng khaithác và sử dụng tri thức văn hóa nhân loại Vấn đề này lại càng trở nên cấp thiết khibáo chí Việt Nam bước vào thời kì hội nhập quốc tế, thế giới đang trở nên “phẳng”bởi sự bùng nổ thông tin

- Văn hóa đã đem đến cho báo chí nguồn nội lực và sức mạnh để báo chí hoànthành sứ mệnh lịch sử của mình, từ hệ thống đề tài bất tận đến cả một kho tàng điểntích vô giá với bao nhiêu tri thức của nhân loại xưa và nay Tri thức văn hóa cầnđược người làm truyền hình đối ngoại khai thác và vận dụng trong tất cả các nộidung của tác phẩm báo chí truyền hình đối ngoại, có thể là từ việc đặt tên chươngtrình bằng thành ngữ tục ngữ, bằng ca dao - nhưng sáng tạo kết tinh trí tuệ và tìnhcảm của nhân dân Khi hóa thân vào tác phẩm báo chí, những sáng tạo ấy hoặc được

sử dụng y nguyên hoặc tái tạo lại nó khiến chương trình truyền hình cho người ViệtNam ở nước ngoài vừa quen thuộc vừa mới mẻ hấp dẫn, thu hút sự chú ý của côngchúng Chúng lặn sâu vào ngòi bút của người làm truyền hình đối ngoại, hóa thântrong tên chương trình, trong nội dung chương trình, hay trong lời dẫn của MC các

Trang 40

chương trình truyền hình đối ngoại Đôi khi điển tích, điển cố văn chương, câuchuyện truyền thuyết,… vốn giàu giá trị biểu cảm, giàu hình ảnh sinh động được sửdụng để kết thúc chương trình truyền hình cho kiều bào sẽ có tác động tâm lý đốivới người xem rất lớn và đạt hiệu quả truyền thông về hình ảnh đất nước, conngười, văn hóa Việt rất cao.

+ Người làm truyền hình đối ngoại cần phải đặc biệt chú ý đến ngôn ngữ lờinói, lời bình, lời dẫn hiện nay khi xây dựng chương trình; đó là đảm bảo tính dễnghe, dễ hiểu, dễ nhớ, đảm bảo khán giả có thể nghe được một cách rõ ràng, phát

âm tròn vành rõ chữ, không ngọng, không nhịu; chất giọng không được đậm đặctiếng địa phương khiến người nghe khó hiểu; tốc độ vừa phải, không nhanh quá,không chậm quá; sắc giọng phù hợp với sắc thái thông tin Vì kiều bào là nhữngngười sống xa Tổ Quốc đã lâu, ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của họ là ngôn ngữcủa đất nước nơi họ đang sinh sống, học tập và làm việc Do vậy, việc chú ý đếncách phát âm và ngôn ngữ sẽ giúp họ hiểu đúng và đủ những thông tin mà chươngtrình và những người làm truyền hình đối ngoại đang truyền đạt

Tiểu kết chương 1

Chương 1 của luận văn đã trình bày về một số thuật ngữ và vai trò của truyềnthông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nướcngoài; giới thiệu các phương tiện thực hiện truyền thông về hình ảnh đất nước, conngười, văn hóa Việt hiệu quả, đặc biệt là truyền thông cho người Việt Nam ở nướcngoài; Đặc điểm và nhu cầu tiếp nhận thông tin về hình ảnh đất nước, con người,văn hóa Việt của người Việt Nam ở nước ngoài; năng lực đáp ứng thông tin chokiều bào trên báo chí Việt Nam hiện nay; Định hướng của Đảng, nhà nước về côngtác truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam

ở nước ngoài Đáng chú ý, trong chương 1, tác giả đã tập trung làm rõ một số yêucầu trong truyền thông về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt choNVNONN trên truyền hình như yêu cầu về nội dung, hình thức Về nội dung, cầnxác định rõ những giá trị nổi bật của nền văn hóa và con người Việt Nam trongcông tác quảng bá hình ảnh Việt Nam để tập trung truyền thông đồng thời xây dựng

hệ thống các chương trình truyền hình đa dạng về nội dung, đề cập đến công tác

Ngày đăng: 23/03/2020, 15:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. G.V. Cudơnhétxốp – X.L.Xvích – A.la.Iurốpxkia (2004), Báo chí truyền hình – Tập 1, Nxb Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí truyềnhình – Tập 1
Tác giả: G.V. Cudơnhétxốp – X.L.Xvích – A.la.Iurốpxkia
Nhà XB: Nxb Thông tấn
Năm: 2004
2. G.V. Cudơnhétxốp – X.L.Xvích – A.la.Iurốpxkia (2004), Báo chí truyền hình – Tập 2, Nxb Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí truyềnhình – Tập 2
Tác giả: G.V. Cudơnhétxốp – X.L.Xvích – A.la.Iurốpxkia
Nhà XB: Nxb Thông tấn
Năm: 2004
3. Michael Schudson (2003), Sức mạnh của tin tức truyền thông, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà NộiTác giả người Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức mạnh của tin tức truyền thông
Tác giả: Michael Schudson
Nhà XB: NxbChính trị Quốc gia
Năm: 2003
4. Phạm Hải Bằng (2010), Hỗ trợ cộng đồng người Việt nam ở nước ngoài giữ gìn bản sắc văn hóa và duy trì tiếng Việt, website quehuongonline.vn, 02/11/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỗ trợ cộng đồng người Việt nam ở nước ngoàigiữ gìn bản sắc văn hóa và duy trì tiếng Việt
Tác giả: Phạm Hải Bằng
Năm: 2010
6. Lê Thanh Bình - Thái Đức Khải (2011), Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 1, Bàn về cách tiếp cận liên ngành báo chí và thông tin đối ngoại, 3/2011; tr 245- 259 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về cách tiếp cận liên ngành báo chí và thông tin đối ngoại
Tác giả: Lê Thanh Bình - Thái Đức Khải
Năm: 2011
7. Lê Thanh Bình (2012), Báo chí và Thông tin đối ngoại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí và Thông tin đối ngoại
Tác giả: Lê Thanh Bình
Nhà XB: Nxb Chính trịQuốc gia
Năm: 2012
8. Nguyễn Phú Bình (2000), Thông tin đối ngoại cần chú ý tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, Thông tấn – Nôi san nghiệp vụ TTXVN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin đối ngoại cần chú ý tới cộng đồngngười Việt Nam ở nước ngoài
Tác giả: Nguyễn Phú Bình
Năm: 2000
9. Bạch Ngọc Chiến (2008), Vai trò của truyền thông trong công tác Ngoại giao Văn hóa, Hội thảo “Ngoại giao Văn hóa vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế, phục vụ hòa bình, hội nhập và phát triển bền vững” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của truyền thông trong công tác Ngoạigiao Văn hóa", Hội thảo “Ngoại giao Văn hóa vì một bản sắc Việt Nam trên trườngquốc tế, phục vụ hòa bình, hội nhập và phát triển bền vững
Tác giả: Bạch Ngọc Chiến
Năm: 2008
10. Nguyễn Mạnh Cường (2011), Tham luận Chính sách đối với cộng đồng NVNONN, Hội nghị về di cư quốc tế, xây dựng và quản lý dữ liệu cho hoạch định chính sách (1-2/6/2011), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tham luận Chính sách đối với cộng đồngNVNONN
Tác giả: Nguyễn Mạnh Cường
Năm: 2011
11. TS. Trần Trọng Đăng Đàn (2006), Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đầu thế kỷ XXI: Số liệu và Bình luận, website quehuongonline.vn, 23/03/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cộng đồng người Việt Nam ở nướcngoài đầu thế kỷ XXI: Số liệu và Bình luận
Tác giả: TS. Trần Trọng Đăng Đàn
Năm: 2006
12. TS. Trần Trọng Đăng Đàn (1997), Người Việt nam ở nước ngoài, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Việt nam ở nước ngoài
Tác giả: TS. Trần Trọng Đăng Đàn
Nhà XB: NxbChính trị quốc gia
Năm: 1997
13. TS. Trần Trọng Đăng Đàn (23/3/2006), Tư liệu tham khảo: Người Việt Nam ở nước ngoài đầu thế kỷ XXI: Số liệu và bình luận , website Tạp chí quê hương http://quehuongonline.vn/VietNam/Home/Uy-ban-Nha-nuoc-ve-nguoi-Viet-Nam-o-nuoc-ngoai/Gioi-thieu-chung-/2006/03/23F125BB/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư liệu tham khảo: Người ViệtNam ở nước ngoài đầu thế kỷ XXI: Số liệu và bình luận
14. Hương Giang (2011), Kiều bào kiến nghị đẩy mạnh hỗ trợ giữ gìn bản sắc Việt, Báo Thanh niên online Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiều bào kiến nghị đẩy mạnh hỗ trợ giữ gìn bảnsắc Việt
Tác giả: Hương Giang
Năm: 2011
16. Hoàng Hồng Hạnh (2008), Công tác biên tập các chuyên mục dành cho người Việt Nam ở nước ngoài trên Kênh VTV4 – Đài THVN, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Báo chí – Tuyên truyền Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác biên tập các chuyên mục dành chongười Việt Nam ở nước ngoài trên Kênh VTV4 – Đài THVN
Tác giả: Hoàng Hồng Hạnh
Năm: 2008
17. Vũ Quang Hào (2005), Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ báo chí
Tác giả: Vũ Quang Hào
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia HàNội
Năm: 2005
20. TS Dương Văn Quảng (2002), Báo chí và ngoại giao, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí và ngoại giao
Tác giả: TS Dương Văn Quảng
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2002
22. Nguyễn Thanh Sơn (2009), 50 năm công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài – những bài học kinh nghiệm, Tạp chí thông tin đối ngoại, số 9, tr.9-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 50 năm công tác đối với người Việt Nam ởnước ngoài – những bài học kinh nghiệm
Tác giả: Nguyễn Thanh Sơn
Năm: 2009
23. Phạm Minh Sơn – Nguyễn Thị Quế (2009), Truyền thông đại chúng trong công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay , Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông đại chúngtrong công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay
Tác giả: Phạm Minh Sơn – Nguyễn Thị Quế
Nhà XB: Nxb Chính trị - Hànhchính
Năm: 2009
24. Nguyễn Thanh Sơn (2010), Kết quả 6 năm triển khai Nghị quyết 36/NQ-TW của Bộ Chính trị về công tác đối với NVNONN, Tạp chí quê hương, ngày 4/11/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả 6 năm triển khai Nghị quyết36/NQ-TW của Bộ Chính trị về công tác đối với NVNONN
Tác giả: Nguyễn Thanh Sơn
Năm: 2010
25. PGS.TS Dương Xuân Sơn (2009), Giáo trình Báo chí truyền hình, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Báo chí truyền hình
Tác giả: PGS.TS Dương Xuân Sơn
Nhà XB: NXBĐại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2009

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w