Sau một thời kỳ dài của lịch sử, Việt Nam gần như chỉ quan hệ trong phạm vi các nước xã hội chủ nghĩa; và đến khi thống nhất giữa hai miền Nam Bắc cho tới cuối những năm 1980, ở Việt Nam đã bắt đầu thực hiện công cuộc Đổi mới một cách toàn diện về mọi mặt, trong đó có các chính sách mở cửa đất nước. Tuy nhiên, chính sách mở cửa thực sự áp dụng một cách triệt để là vào những năm 1990, bởi ngoài con đường bước vào tiến trình hội nhập sâu rộng trên trường quốc tế, Việt Nam không còn lựa chọn nào khác tốt hơn cho sự phát triển của đất nước trong xu thế toàn cầu hóa của cả thế giới. Đó là bước đi mang tính chất quyết định, sống còn cho vận mệnh phát triển của cả quốc gia. Đi kèm theo đó chính là kết quả cho sự phát triển về mọi mặt từ kinh tế, chính trị đến xã hội và văn hóa,... Đối với kinh tế, hàng hóa và nông sản của Việt Nam đã có lượng xuất khẩu lớn ra nước ngoài; chính trị luôn ổn định; ngoại giao được mở rộng với sự gia nhập vào rất nhiều tổ chức lớn trong khu vực cũng như trên thế giới, tiêu biểu như ASEAN, WTO. Cùng với bước tiến ấy, xã hội và văn hóa Việt Nam với sự giao lưu và hội nhập mạnh mẽ cũng đã có những biến đổi to lớn. Đó chính là tiền đề, là nền tảng để Đảng và Chính phủ đặt ra các con đường phát triển tổng thể xã hội một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực về đời sống xã hội, trong đó có một quyết định rất quan trọng chính là sách lược và chiến lược phát triển về văn hóa và lấy trọng tâm là đảm bảo được và gìn giữ được các truyền thống mang tính bản sắc văn hóa dân tộc nhưng vẫn hội nhập sâu rộng được khu vực và trên trường quốc tế. Cùng với sự giao lưu, hội nhập một cách mạnh mẽ về đời sống, xã hội và văn hóa, vấn đề nghiên cứu và phát triển khoa học mang tính xã hội nói chung và văn hóa nói riêng luôn luôn được chú trọng. Nằm trên một bước đi chung, các nhà văn hóa Việt, các nhà nghiên cứu văn hóa đã có rất nhiều công trình, nhiều vùng, nhiều phạm vi nghiên cứu, trong đó có nghiên cứu làng xã, bởi vì làng xã là nền tảng xã hội, là bức tranh thu nhỏ của quốc gia Việt Nam. Làng vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại, vừa có giá trị trong quá khứ và vừa có giá trị mang tính quyết định trong tương lai. Đó là cơ tầng cho một sự phát triển bền vững của xã hội truyền thống cho đến tận bây giờ. Việc nghiên cứu các vấn đề xung quanh làng xã luôn nằm trên bước đi chung ấy, và đề tài “Biểu tượng lũy tre, giếng nước, sân đình trong cấu trúc làng truyền thống châu thổ sông Hồng” chính là góp một phần để làm sáng tỏ hơn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, định vị bản sắc văn hóa Việt và từ đó giúp ích cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học với đề tài “Biểu tượng lũy tre – giếng nước – sân đình trong cấu trúc làng truyền thống châu thổ sông Hồng” là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng của bản thân và
được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy, bạn bè và người thân Qua
Trang 3trang viết này tác giả xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua.
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo - TS Mai Minh Tân đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, khoa Việt Nam học và Tiếng Việt đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành Luận văn.
Tác giả
Vũ Thị Hằng
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Các dữ liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng,
đã công bố theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi
tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Tác giả
Vũ Thị Hằng
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1 Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài 4
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
3 Mục đích nghiên cứu và giới hạn nghiên cứu 9
4 Phương pháp luận nghiên cứu và cơ sở tư liệu 13
5 Những đóng góp cơ bản của luận văn 15
6 Cấu trúc luận văn 16
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CƠ TẦNG TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ LÀNG TRUYỀN THỐNG CỦA NÓ 17
1.1 Cơ tầng tự nhiên 17
1.2 Cơ tầng xã hội 19
1.2.1 Cơ tầng xã hội thời phong kiến 19
1.2.2 Cơ tầng xã hội Việt Nam hiện nay 20
1.2.3 Cấu trúc sản xuất 20
1.3 Đặc trưng văn hóa vùng 23
1.4 Giới thiệu về làng truyền thống châu thổ sông Hồng 25
Tiểu kết chương 1 26
CHƯƠNG 2 CẤU TRÚC LÀNG TRUYỀN THỐNG CHÂU THỔ SÔNG HỒNG 27
2.1 Quá trình hình thành làng châu thổ sông Hồng 27
2.2 Các hình thức quần cư tạo thành làng 29
2.3 Cấu trúc làng truyền thống châu thổ sông Hồng 30
2.3.1 Cấu trúc không gian 30
2.3.2 Cấu trúc xã hội 32
2.4 Phân chia làng truyền thống châu thổ sông Hồng 36
2.4.1 Phân chia theo nghề nghiệp 36
2.4.2 Phân chia theo vị trí chính trị, thứ bậc xã hội và tuổi tác 37
2.5 Đặc trưng làng truyền thống châu thổ sông Hồng 40
Trang 62.5.1 Tính cộng đồng 40
2.5.2 Tính tự trị và tính cục bộ 43
2.5.3 Tính năng động và sức ỳ của làng xã 46
2.6 Sinh hoạt nội bộ làng truyền thống châu thổ sông Hồng 47
2.6.1 Các tổ chức tập thể 47
2.6.2 Sinh hoạt cộng đồng trong làng xã 48
Tiểu kết chương 2 50
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN MỘT SỐ BIỂU TƯỢNG CỦA LÀNG TRUYỀN THỐNG CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ GIỚI THIỆU BIỂU TƯỢNG LŨY TRE, GIẾNG NƯỚC, SÂN ĐÌNH 52
3.1 Khái niệm biểu tượng 52
3.2 Tổng quan một số biểu tượng của làng truyền thống châu thổ sông Hồng 53
3.2.1 Cổng làng 53
3.2.2 Đường làng 54
3.2 Giới thiệu biểu tượng lũy tre, giếng nước, sân đình 58
3.3.1 Biểu tượng lũy tre 58
3.3.2 Biểu tượng giếng nước 59
3.3.3 Đình làng 60
Tiểu kết chương 3 61
CHƯƠNG 4 GIÁ TRỊ CỦA BIỂU TƯỢNG LŨY TRE, GIẾNG NƯỚC, SÂN ĐÌNH TRONG CẤU TRÚC LÀNG TRUYỀN THỐNG CHÂU THỔ SÔNG HỒNG, HIỆN TRẠNG VÀ TƯƠNG LAI 63
4.1 Lũy tre từ tính ích dụng đến tính biểu tượng 63
4.1.1 Tính ích dụng 63
4.1.2 Tính biểu tượng 67
4.2 Giếng nước từ tính ích dụng đến biểu tượng 71
4.2.1 Lịch sử hình thành và tính ích dụng của giếng 71
4.2.2 Tính biểu tượng của giếng làng 74
4.3 Đình làng từ tính ích dụng đến tính biểu tượng 78
Trang 74.3.1 Nguồn gốc đình làng 78
4.3.2 Cảnh quan, kiến trúc Đình làng 79
4.3.3 Chức năng đình làng 85
4.4 Hiện trạng và tương lai 94
4.4.1 Tính tiếp biến văn hóa của các biểu tượng 94
4.4.2 Hiện trạng và tương lai 95
4.4.3 Tính tích cực và tiêu cực của những tiếp biến 97
4.4.4 Đề xuất giải pháp 98
Tiểu kết chương 4 100
PHẦN KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107 PHỤ LỤC
Trang 8có những biến đổi to lớn Đó chính là tiền đề, là nền tảng để Đảng và Chính phủ đặt
ra các con đường phát triển tổng thể xã hội một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực vềđời sống xã hội, trong đó có một quyết định rất quan trọng chính là sách lược vàchiến lược phát triển về văn hóa và lấy trọng tâm là đảm bảo được và gìn giữ đượccác truyền thống mang tính bản sắc văn hóa dân tộc nhưng vẫn hội nhập sâu rộngđược khu vực và trên trường quốc tế
Cùng với sự giao lưu, hội nhập một cách mạnh mẽ về đời sống, xã hội và vănhóa, vấn đề nghiên cứu và phát triển khoa học mang tính xã hội nói chung và vănhóa nói riêng luôn luôn được chú trọng Nằm trên một bước đi chung, các nhà vănhóa Việt, các nhà nghiên cứu văn hóa đã có rất nhiều công trình, nhiều vùng, nhiềuphạm vi nghiên cứu, trong đó có nghiên cứu làng xã, bởi vì làng xã là nền tảng xã
Trang 9hội, là bức tranh thu nhỏ của quốc gia Việt Nam Làng vừa mang tính truyền thống,vừa mang tính hiện đại, vừa có giá trị trong quá khứ và vừa có giá trị mang tínhquyết định trong tương lai Đó là cơ tầng cho một sự phát triển bền vững của xã hộitruyền thống cho đến tận bây giờ Việc nghiên cứu các vấn đề xung quanh làng xã
luôn nằm trên bước đi chung ấy, và đề tài “Biểu tượng lũy tre, giếng nước, sân đình
trong cấu trúc làng truyền thống châu thổ sông Hồng” chính là góp một phần để
làm sáng tỏ hơn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, định vị bản sắc văn hóaViệt và từ đó giúp ích cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế
1.2 Giá trị thực tiễn
Từ làng xã, lên huyện là cả một hệ thống nằm trong một sách lược, mộtchiến lược chung của Đảng và Chính phủ về con đường giữ gìn và phát triển bảnsắc dân tộc, bảo lưu những gì mang tính giá trị, mang tính truyền thống, để từ đóhội nhập và phát triển; và nhờ vậy đã tạo thành động lực mang tính nội sinh của xãhội Việt Nam để phát triển Làng xã luôn luôn là điểm khởi đầu và cũng là điểm kếtthúc trong cấu trúc xã hội từ xưa đến nay Tuy nhiên, trong bất kỳ một xã hội nào thì
tế bào đầu tiên, hạt nhân đầu tiên của xã hội cũng chính là gia đình Nhưng tùy theotừng dân tộc, từng quốc gia, từng khu vực, từng cấu trúc xã hội khác nhau mà xácđịnh nền tảng của trong xã hội đó là cái gì Với điều kiện tự nhiên cùng sự biếnthiên trong nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn, làng xã chính là nền tảng để cấu trúc nên
xã hội Việt Nam từ lịch sử cho đến hiện tại Luôn tồn tại như một tiền đề bất thànhvăn từ ngàn đời nay ở Việt Nam, làng như là một quốc gia thu nhỏ về mọi mặt
Nghiên cứu đề tài “Biểu tượng lũy tre, giếng nước, sân đình trong cấu trúc làng
truyền thống châu thổ sông Hồng” góp phần khẳng định một cách mạnh mẽ về mặt
lý thuyết làng chính là cơ tầng, là nền tảng, là nơi để cộng cảm, để từ đó thấy đượcgiá trị của lý thuyết này cho đến bây giờ vẫn tồn tại trong tiềm thức được bộc lộ qua
quy luật ứng xử của từ bao đời nay của người dân Việt như “bán anh em xa mua
láng giềng gần”,… và hệ thống liên kết nội tại của dòng tộc ở trong làng vẫn còn
nguyên vẹn “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, mở rộng ra chính là “nhiễu điều
phủ lấy giá gương”,… chính là ở trong giá trị này, để từ đó có thể phát triển từ trong
Trang 10lịch sử đến đượng đại, hiện tại và tương lai.
Trong quá trình bảo lưu văn hóa truyền thống luôn có một vấn đề, một thựctại xuất hiện và tồn tại Đó là khi mở cửa hội nhập và phát triển một cách nhanhchóng, hiện đại thì làng cổ xưa vốn mang trong mình những nét đặc trưng riêng biệtvới lũy tre bao quanh làng và tất cả những giá trị truyền thống tồn tại xung quanh nó
đã, đang ít nhiều bị mai một, phá vỡ, kể cả cấu trúc nội tại của nó về mặt huyếtthống, dòng họ, đinh, giáp,… cũng bị lung lay một cách mạnh mẽ Nó như là mộtlàn sóng lớn, mang đậm từ tính có thể hút và cuốn đi tất cả các giá trị hàm chứa yếu
tố bản sắc dân tộc Chính vì vậy, quá trình nghiên cứu từ hệ thống mang tính biểutượng rất cần phải đi sâu vào những liên kết mang tính tâm linh, tình cảm, cộngđồng Điều đó góp phần bảo lưu được các giá trị truyền thống vốn có từ lâu đời ởtrong nội tại làng xã của Việt Nam Những gì tốt đẹp cần cố gắng gìn giữ và bảo lưu
và những gì chưa phù hợp với thời đại thì điều chỉnh lại cho phù hợp để thích ứngvới xu thế mới
Cho đến thời điểm hiện tại, cùng với quá trình giao lưu và tiếp biến về mọimặt trong đời sống, luôn song hành với nó là một xu thế tất yếu cho sự phát triển vềcông nghiệp hóa và hiện đại hóa Đó chính là quá trình đô thị hóa cùng với làn sóng
di cư mang tính cơ học từ nông thôn ra thành thị Điều đó đã tác động lớn về mặtnền tảng văn hóa làng xã, và đã làm cho nền tảng tưởng chừng như kiên cố bất dibất dịch trong suốt chiều dài lịch sử đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa, lung lay,phá vỡ Việc nghiên cứu về những gì liên quan đến yếu tố làng xã khẳng định lạimột lần nữa nét đặc trưng của biểu tượng cho làng Hay nói cách khác, đó là biểutượng của cả một nền giá trị truyền thống đậm đà đã trường tồn từ lâu đời ở làng xãViệt Nam Đó như là một lời mời đến thế hệ trẻ hãy quay trở lại và yêu một lũy tre
làng, yêu lại nơi chôn rau cắt rốn của mình, như trong bài thơ “Quê hương” của
Nguyễn Trung Quân
“Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”
Trang 112 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Không phải chỉ đến bây giờ, khi xã hội mở cửa, khi Đảng và Chính phủ đặt
ra các chiến lược văn hóa thì vấn đề nghiên cứu về làng mới được quan tâm Do tầmquan trọng và tầm ảnh hưởng của vấn đề mà đề tài liên quan đến làng Việt đã được
các sử gia thời phong kiến có những nghiên cứu nhất định như “Đại Nam nhất
thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục” hay “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú Nhưng hầu như các tác phẩm này chỉ
mang tính địa giới và sơ lược một phần về làng Việt Hướng nghiên cứu chủ yếucủa các tác giả trên chủ yếu tập trung dưới góc độ riêng lẻ để cấu thành làng hoặccác chức năng riêng rẽ của làng mà hầu như không có được tổng quát Ví dụ nhưnghiên cứu về Việt Nam cổ dưới thời Văn Lang chỉ tập trung về ruộng làng, lạc điềnhoặc tìm hiểu về một phần đời sống làng hoặc văn hóa làng như phong tục hay tìmhiểu dưới góc độ cư trú làng là địa vực, ruộng đất,…
Do sức ảnh hưởng của làng xã đến mọi mặt của xã hội Việt Nam là rất lớnnên không chỉ có các công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam mà các nướcphương Tây hay nước láng giềng như Trung Quốc, Nhật Bản cũng đã có nhiềunghiên cứu về làng Việt
Làng Việt là đối tượng nghiên cứu của các thương nhân và giáo sĩ phương
Tây từ thế kỷ XVII, XVIII như các cuốn sách “Mô tả Vương quốc Đàng ngoài” của S.Baron, “Lịch sử Đàng ngoài” của Richard,… và đây mới chỉ là những ghi chép có
đề cập đến làng Việt, chưa trở thành đề tài nghiên cứu cụ thể về làng
Đến thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, với mục đích là phục vụ cho công cuộc đô
hộ của thực dân Pháp ở Việt Nam mà đã có thêm một số tác phẩm của các tác giả
người Pháp như P.Ory với “Làng xã An Nam ở Bắc Kỳ”, “Thành bang An Nam” của C.Briffaut, P.Gourou với “Nông dân vùng đồng bằng Bắc Kỳ”,…Sau chiến tranh
Thế giới lần thứ nhất, bên cạnh những học giả người Pháp thì Việt Nam đã xuấthiện một số tác giả có những công trình nghiên cứu về làng Việt như Nguyễn Văn
Huyên với “Nghiên cứu về làng An Nam”, “Việc làng” của Ngô Tất Tố hay những
Trang 12bài báo của Hoàng Đạo đăng trong tập “Bùn lầy đọng nước” của tạp chí Phong hóa.
Những tác phẩm nghiên cứu về làng trong giai đoạn này chủ yếu tập trung nghiên
cứu về cấu trúc trong làng hoặc các tổ chức làng xã Hay như trong cuốn “Việt Nam
phong tục” của Phan Kế Bính nặng về tính mô tả hoặc “Việt Nam văn hóa sử cương” của Đào Duy Anh nghiêng về tường giải, chỉ dẫn.
Cách mạng tháng Tám thành công, đã xuất hiện một số tác phẩm tiêu biểu
như “Làng xóm Việt Nam” của Toan Ánh, “Kinh tế làng xã Việt Nam” của Vũ Quốc
Thúc Ngoài ra, trong giai đoạn này, Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp đã có cuốn
sách đầu tiên nghiên cứu làng Việt theo quan điểm Mác xít là cuốn “Vấn đề dân
cày” xuất bản năm 1937 đã mô tả thực trạng quan hệ sở hữu ruộng đất ở nông thôn
Việt Nam dưới thời Pháp thuộc
Tuy nhiên, từ sau phong trào tập thể hóa ở nông thôn và cuộc cải cách ruộngđất, những vấn đề về làng Việt đã thực sự được các học giả quan tâm đặc biệt Tiêu
biểu như cuốn “Xã thôn Việt Nam” của Nguyễn Hồng Phong, hay “Nông thôn Việt
Nam” trong lịch sử của Viện sử học Đặc biệt có Trần Từ đã có cuốn sách được cho
là nghiên cứu về làng xã sâu sắc nhất trước những năm 1980 là cuốn “Cơ cấu tổ
chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ”.
Từ công cuộc Đổi Mới năm 1986, khi xã hội mở cửa, Đảng và Chính phủ đãgiành một sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực văn hóa thì bắt đầu từ đây là giai đoạn
nở rộ những công trình nghiên cứu về làng Việt Tiêu biểu như Trường Đại họcTổng hợp Hà Nội đã có cuộc Hội thảo khoa học Làng xã và vấn đề xây dựng nôngthôn mới, Ban Nông nghiệp Trung ương và Bộ Nông nghiệp có công trình Nghiêncứu tổng kết phong trào hợp tác hóa nông nghiệp
Năm 1998, Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần I được tổ chức tại Hà Nội cótiểu ban nông thôn và làng xã Việt Nam đã thu hút được rất nhiều học giả trongnước tham gia và học giả nước ngoài nghiên cứu
Nghiên cứu về làng xã Việt Nam đã có một quá trình rất dài và đặc biệt pháttriển trong mấy chục năm gần đây Dù xuất phát từ những mục đích khác nhau
Trang 13nhưng cũng đã cung cấp được rất nhiều tư liệu mới và những nhận định chuyên sâu
về làng Việt Mặc dù vậy, các tác giả khi tiếp cận về làng và văn hóa làng chỉ tậptrung dưới các góc độ chuyên môn riêng lẻ khác nhau, và hầu như chưa có một tácphẩm nào mang tính hiện hữu về biểu tượng văn hóa trong làng truyền thống Cũng
có tác giả công bố công trình về hội làng, về hương ước và nếp sống, phong tục, tôngiáo,… Cũng có tác giả đi sâu vào góc độ văn hóa dân gian, văn học nghệ thuật, sânkhấu dân gian, nhưng chưa có nghiên cứu nào đặt biểu tượng văn hóa vào cấu trúclàng Việt để thực hiện thành chuyên luận Các biểu tượng văn hóa như lũy tre, giếngnước hay sân đình chỉ chủ yếu được đề cập đến trong thơ ca, ca dao, tục ngữ Hơn nữa,đặt vấn đề này trong một mối tương quan với biểu tượng mang tính văn hóa trong cấutrúc làng truyền thống chưa có và vì vậy càng cần phải tìm tòi, nghiên cứu
3 Mục đích nghiên cứu và giới hạn nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Làng Việt vốn mang trong mình một tầm quan trọng rất lớn nên từ giai đoạntrung đại cho đến ngày nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, các hội thảo khoahọc để trao đổi, tìm tòi về nó Nhưng các công trình đó mới chỉ dừng lại ở từng góc
độ nhất định trong cách tiếp cận vấn đề mà chưa có một đề tài cụ thể nào mang tínhchuyên môn hóa về một số hình tượng đã trường tồn theo thời gian, song hành với
cả quá trình lịch sử của dân tộc như cây đa, lũy tre, giếng nước hay mái đình trong
làng Việt từ ngàn đời nay Chính bởi vậy, chúng tôi chọn đề tài “Biểu tượng lũy tre,
giếng nước, sân đình trong cấu trúc làng truyền thống châu thổ sông Hồng” để
nâng nó lên trong một giá trị mang tính biểu tượng, thể hiện một cách rõ nét nhấtsức sống mãnh liệt của các giá trị vật chất cũng như tinh thần đã từng xuất hiện vàtồn tại theo thời gian trong tâm thức người dân đất Việt cho đến tận ngày nay
Với đề tài “Biểu tượng lũy tre, giếng nước, sân đình trong cấu trúc làng
truyền thống châu thổ sông Hồng”, ngay bản thân nó khi đưa vào trong biểu tượng
đã có giá trị mang tính lý thuyết cao Đó là lí do mà chúng tôi hi vọng đặt ra đượcnhững vấn đề mang tính lý thuyết về giá trị biểu tượng văn hóa của lũy tre, giếng
Trang 14nước, sân đình trong lịch sử Việt Nam, trong quá khứ cũng như trong tương lai.Không những thế, hi vọng với đề tài này, có thể khẳng đinh một lý thuyết đậm đặc tínhvăn hóa: Văn hóa vùng Đông Nam Á ngoài đặc trưng lúa nước, nhà sàn và trống đồngthì làng xã cũng là một trong bốn đặc trưng cơ bản nhất của đặc trưng vùng.
Về mặt thực tiễn, khi đã khẳng định được tính trường tồn của các biểu tượnglũy tre, giếng nước, sân đình trong cấu trúc làng truyền thống châu thổ sông Hồng,với những đóng góp của nó ngay lập tức sẽ trở thành một giá trị mang tính thực tiễncao Điều đó là một phần trong việc xác định và củng cố thêm đặc trưng mang tínhbản sắc của lũy tre, giếng nước cũng như sân đình và diện mạo làng xã nói chung,
để từ đó giáo dục thế hệ trẻ để không xa rời cội rễ của dân tộc và của chính mình
Không chỉ hướng tới củng cố về mặt lý thuyết và thực tiễn, mà với đề tài
“Biểu tượng lũy tre, giếng nước, sân đình trong cấu trúc làng truyền thống châu thổ sông Hồng” ngay bản thân nội tại của nó đã mang một giá trị lớn Bởi vì tất cả
các nghiên cứu trước kia đều không cùng nằm trong một hệ thống, không tập trungmang tính chuyên môn nên vì vậy tương đối rời rạc Đối với nghiên cứu này, chúngtôi có thể hệ thống hóa lại tất cả những thành quả của các học giả trước đó Trên cơ
sở của những gì chưa rõ ràng hoặc còn thiếu, chúng tôi sẽ cố gắng bổ sung bằngnhững khảo sát cụ thể như điền dã dân tộc học đến một số làng ở châu thổ sôngHồng Từ đó có thể đề xuất được những giải pháp để làm sao có thể bảo tồn đượcgiá trị của lũy tre, giếng nước, sân đình trước hiện trạng về mặt bản chất chúng đang
bị mai một ngày càng nghiêm trọng
3.2 Giới hạn đề tài nghiên cứu
Mặc dù đề tài là “Biểu tượng lũy tre, giếng nước, sân đình trong cấu trúc
làng truyền thống châu thổ sông Hồng”, nhưng để hiểu rõ cả ba biểu tượng cần phải
đặt chúng trong một tổng thể, một mối liên hệ liên quan Đó là không gian cư trú,địa bàn cư trú, không gian sản xuất của làng và các giá trị về mặt biểu tượng tâmlinh Xét về khía cạnh tâm linh, ở trong một ngôi làng Việt bất kỳ ở châu thổ sôngHồng, biểu tượng cho tâm linh của làng không chỉ là đình mà còn là đền, chùa
Trang 15làng, miếu làng Thu hẹp lại trong dòng họ thì có nhà thờ họ (từ đường), và nhỏnhất là bàn thờ gia tiên đều có trong mỗi hộ gia đình của làng
Làng Việt từ ngàn đời nay, tụ cư là một đặc tính đặc biệt và bến nước chính
là nơi quy tụ đầu tiên của các thành viên trong một làng Con người sống, tồn tạiđều cần đến nước, bến nước là nơi cung cấp nguồn nước đầu tiên cho cả làng Haynói cách khác, bến nước chính là khởi thủy của giếng làng sau này
Sự quy tụ của các thành viên trong mỗi làng lại với nhau không thể thiếu lũytre Tre làng không chỉ là ranh giới bao quanh, bảo vệ địa bàn cư trú của dân làng
mà nó còn hiện hữu với tần suất rất lớn trong đời sống sinh hoạt vật chất của ngườidân trong làng Ngoài ra, làng muốn sinh tồn một cách bền vững được thì đầm làng,sông làng, đường làng, ao làng, ngõ làng,… là những hình ảnh không thể thiếu được
để cấu tạo nên làng
Mặc dù lũy tre, giếng nước, sân đình là biểu tượng nhưng nhân tố quan trọngnhất vẫn là con người Chính vì thế, việc nghiên cứu về con người trong làng là mộtcách thức không thể thiếu được trong quá trình tìm hiểu thêm những hoạt động củacác biểu tượng cần nghiên cứu Để làm được điều đó, chúng tôi đặt nó trong hoạtđộng của những không gian văn hóa và những hoạt động văn hóa Một lẽ tất yếudẫn đến là sự liên kết về cấu trúc nội tại như họ, giáp, đinh hay hương ước, bởi đâychính là mắt xích xuyên suốt của làng
Đối tượng chính của đề tài nghiên cứu là về biểu tượng văn hóa, nhưng cácbiểu tượng văn hóa này lại nằm trong không gian cư trú cụ thể như ngôi làng hayngôi nhà, Mở rộng hơn nữa là không gian sản xuất là ruộng, vườn,… và địa bànsản xuất Điều đó cho thấy rằng, lũy tre, giếng nước, sân đình là một thực thể tồntại trong mối liên hệ mật thiết với các thực thể khác trong một cấu trúc nhất định.Không những thế, khi lấy lũy tre là một thực thể để nghiên cứu về giá trị của nótrong ngôi làng Việt, chúng tôi có thể đi vào tìm hiểu về tất cả các thực thể tồntại bên trong lũy tre làng là gia đình, dòng tộc, đường làng, ngõ xóm, chùa làng,đền, đình, miếu,…và các thực thể ở bên ngoài lũy tre như cổng làng, ruộng làng,
Trang 16nghĩa địa,…
Khởi thủy của giếng nước chính là bến nước Bến nước là nơi đầu tiên cungcấp nước sinh hoạt cho cả dân làng Theo cơ chế sinh học của con người, nguồnnước chính là nguồn sống, và nguồn nước còn quan trọng hơn bao giờ hết đối vớimột đất nước nằm trọn trong vùng khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa Vì thế bến nướchay giếng nước sau này không chỉ đơn thuần là nơi cung cấp nước, tạo nguồn sốngcho người dân trong làng mà chính bản thân nó đã trở thành một thực thể tồn tạiliên quan đến sinh hoạt vật chất và sinh hoạt tinh thần của người dân Hay nói cáchkhác, giếng nước chính là điểm quy tụ mang tính tập trung, nhưng khởi nguồn đểcon người tụ cư là bến nước, dòng sông và men theo đó là con đường.Với tầm quantrọng đó, dựa vào địa điểm của giếng nước mà mọi ngôi làng Việt đều có thể phânchia và hình thành cấu trúc của làng theo hình vành khăn, xương cá hay răng lược.Bởi nguyên lý để cấu trúc thành làng là phải dựa vào nguồn nước mới có thể tạothành làng
Giới hạn không chỉ là bó hẹp lại khi nghiên cứu các thực thể trung tâm trongluận văn mà liên kết và tồn tại song hành với nó là các giá trị về nhiều mặt nhưnhững biểu tượng tâm linh trong ngôi làng Ngoài ra còn có những biểu tượng quy
tụ, tụ cư, những biểu tượng về ranh giới và những biểu tượng về liên kết Từ đó cóthể thấy được ba đối tượng chính trong luận văn là biểu tượng lũy tre, giếng nước,sân đình Nhưng trước khi trở thành biểu tượng, sự xuất hiện và tồn tại của chúngtrong cả một chiều dài lịch sử đều nằm trong một tổng thể, một mối liên kết bềnchặt với các thực thể khác Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi không chỉ tập trungphân tích ba biểu tượng mà còn tìm hiểu thêm nhiều biểu tượng khác trong mối liênquan với cấu trúc làng truyền thống châu thổ sông Hồng
Mặc dù đối tượng nghiên cứu của luận văn là cấu trúc làng truyền thống châuthổ sông Hồng, nhưng châu thổ sông Hồng là một khái niệm rất rộng Trong luậnvăn, chúng tôi không sử dụng khái niệm đồng bằng Bắc bộ thay cho châu thổ sôngHồng là vì khái niệm đồng bằng mang tính sản xuất nhiều hơn, còn châu thổ là kháiniệm rộng, bao trùm cả văn hóa – điều đó phù hợp với hướng tiếp cận và nghiên
Trang 17cứu luận văn Lí do thứ hai là bởi vì miền Bắc vốn dĩ là vùng đất không bằng phẳngnên nếu canh tác sản xuất và sinh hoạt cần có vùng, đê bao, bờ ngăn để ngăn nước
thẩm thấu Trong công trình “Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm” của GS.Trần
Quốc Vượng cho rằng “châu thổ Bắc bộ không bằng phẳng nên không gọi là đồngbằng Trừ một tỉnh Thái Bình không có núi, tất cả các tỉnh khác nhau của châu thổBắc bộ đều có địa hình núi đồi xen kẽ châu thổ và thung lũng” Chính bởi hai lí dotrên nên chúng tôi lựa chọn tên đề tài là châu thổ sông Hồng thay cho đồng bằngBắc bộ
Tuy hướng tiếp cận và phân tích luận văn là “cấu trúc làng truyền thống”,nhưng thực tại các làng bây giờ chỉ còn lưu giữ một số nét truyền thống nhất định
và đã bị mai một rất nhiều Cổng làng trong quá khứ giờ đã được thay thế bằngcổng chào bê tông cốt thép, lũy tre làng đã bị dỡ bỏ để thay thế bằng hàng rào thép,đặc biệt là ngôi nhà tranh vách đất ngày xưa đã được những ngôi nhà tầng thế chỗ.Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào qua thời gian cũng bị bào mòn và thay đổi đểphù hợp với bước tiến nhân loại Nhưng riêng về ngôi làng Việt truyền thống, từ lâuđời, nó đã in dấu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam Tuy hiện tại cóthể có nhiều biến đổi, nhưng chấp nhận nó với diện mạo của truyền thống trong sựthay đổi của hiện đại sẽ giúp cách tiếp cận vấn đề trở nên sâu sắc hơn bởi các yếu tố
và các biểu tượng tâm linh vẫn được người dân lưu truyền và luôn được các cơ quanchức năng khuyến khích bảo tồn, lưu giữ một cách khoa học nhất
4 Phương pháp luận nghiên cứu và cơ sở tư liệu
4.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Để nghiên cứu về vấn đề này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp tổng hợpliên ngành để có thể dùng nhiều tiêu chuẩn của các ngành khoa học như văn hóa,lịch sử, văn học, khảo cổ học, folklore,…Đây là phương pháp được sử dụng xuyênsuốt trong luận văn Với phương pháp này, chúng tôi có thể tiếp cận các vấn đề ởnhiều phương diện khác nhau một cách chân thực và khoa học nhất Bởi vì đây làmột vấn đề vừa mang tính thực tiễn, vừa mang tính lý thuyết, vừa mang tính lịch sử,
Trang 18vừa mang tính hiện đại và vừa mang tính tương lai Chính vì vậy nên một phươngpháp nghiên cứu sẽ không đáp ứng được Hơn nữa, khi nói làng là một quốc gia thunhỏ, nó sẽ liên quan đến rất nhiều ngành khác nhau Đó là lí do khi nghiên cứu vấn đề này,chúng tôi đã sử dụng phương pháp tổng hợp liên ngành xuyên suốt luận văn.
Ngoài phương pháp chính là tổng hợp liên ngành, với luận văn, chúng tôi sửdụng phương pháp điền dã dân tộc học (khảo sát thực địa) qua một số làng nhưlàng Văn La (Hà Đông), làng Văn Phú (Hà Đông), làng Triều Khúc (Hà Nội), làngĐường Lâm (Hà Nội), …để có thể tìm hiểu được quá trình biến đổi làng truyềnthống trong thời hiện đại
Phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại cũng được sử dụng cùng vớiphương pháp điền dã dân tộc học để thấy được sự thay đổi theo thời gian của làngViệt châu thổ sông Hồng
Phương pháp thống kê, điều tra xã hội học,… được sử dụng qua đó làm cơ sở
dữ liệu để phân tích và so sánh, từ đó có cái nhìn tổng quan hơn về làng truyềnthống châu thổ sông Hồng qua nhiều khía cạnh tiếp cận
4.2 Cơ sở tư liệu
Nguồn tài liệu mang tính lý thuyết được sử dụng xuyên suốt trong luậnvăn.Trên cơ sở nghiên cứu đã có về tính lý thuyết văn hóa, văn học, lịch sử,… Cóthể nói với đề tài làng truyền thống hầu như không được đề cập đến trong bất kỳmột cuốn sử chính thức của một triều đại nhất định nào Tuy nhiên, với một số bộ
sử cũ như “ Đại Nam thực lục” hay “Đại Việt sử ký toàn thư”,… cũng có thể tìm
được một số thông tin về làng xã dưới các góc độ riêng lẻ khác nhau như cơ cấu tổchức, luật pháp, địa chính,…
Bên cạnh các bộ chính sử, một nguồn tài liệu quan trọng khác là các công
trình khảo cứu của các học giả lớn trước đây như “Vũ trung tùy bút” của Phạm Đình
Hổ, “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú, Tuy mức độ thông tin
xuất hiện chưa được trọn vẹn song người nghiên cứu có thể tìm thấy được cuộcsống của một số làng xã tiêu biểu được phản ánh trong các công trình này
Trang 19Tìm hiểu về làng Việt truyền thống, càng ngược về quá khứ nguồn tư liệu sẽcàng nghèo nàn Cho đến thời kỳ cận đại và hiện đại, ngày càng có nhiều công trìnhnghiên cứu, số liệu thống kê được tập hợp và lưu trữ tương đối phong phú về đờisống nhiều mặt ở làng quê và làm cơ sở cho những nghiên cứu về làng Việt truyềnthống Nhưng tất cả các nguồn tư liệu trên cũng chưa thể phản ánh đúng mực đờisống làng xã diễn ra, đặc biệt là trong thời kỳ hiện đại Vì vậy, ngoài hệ thống tưliệu mang tính lý thuyết, hệ thống tư liệu mang tính thực tiễn là vô cùng quan trọng.
Nguồn tư liệu đến từ thực tiễn là điền dã dân tộc học là vô cùng phong phú
Đó là dựa vào gia phả, hương ước, câu đối ở các đình, đền, chùa, văn chỉ, miếu ,nhà thờ họ (từ đường) của một số làng thực địa Ngoài ra còn có tư liệu vật chất baogồm các di tích, di vật được sản sinh ra trong cuộc sống làng quê và nó là hiện thâncho làng quê đó Làng Việt thường có đình, đền, miếu, văn chỉ,… là các di tích vềvăn hóa – tín ngưỡng Ngoài ra, trong một họ còn có nhà thờ họ và bàn thờ gia tiêntại mỗi gia đình Trong làng có nhà, đường, cầu, cống,… đều là chứng tích vật chấtcủa làng quê Việt Làng thường có cổng làng, ngõ, cây đa, bến nước, ao làng, giếnglàng, lũy tre, ruộng làng,… đều thuộc phạm vi quản lý của làng
Ngoài ra còn có nguồn tư liệu dã sử bao gồm các truyền thuyết dân gian vềlịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của làng, lịch sử dòng họ, lịch sử các ngành nghề,các truyền thuyết về vị Thần Thành hoàng làng; các bài hát, ca dao, câu đối về cácvùng đất và địa danh của làng,… Cũng có nhiều tài liệu thuộc dạng truyền miệngphản ánh tương đối khách quan về cuộc sống nơi làng quê của người dân Việt tronglũy tre làng Nhưng đặc điểm chung của tư liệu này thường mang tính ước lệ hoặcgiải thích cảm tính Tuy nhiên, nếu có sự so sánh, đối chiếu với các tư liệu loại khácthì nguồn tư liệu truyền miệng cũng có thể cung cấp một nguồn thông tin dồi dào,phong phú và sinh động để có thể tìm hiểu về cuộc sống trong lũy tre làng phía saunhững câu chuyện dân gian mang màu sắc huyền ảo
5 Những đóng góp cơ bản của luận văn
Luận văn là một công trình nghiên cứu có hệ thống về đề tài làng xã Qua đó,
Trang 20chúng tôi đã tổng hợp, hệ thống hóa được các kết quả của các học giả đi trước và đề
ra được những bổ khuyết, bởi những nghiên cứu trước đều chủ yếu tìm hiểu dướimột góc độ nhất định và chưa đưa biểu tượng vào để nghiên cứu Với đề tài này sẽ
là một đề tài chuyên sâu và có hệ thống đầu tiên trong việc đưa hình ảnh trở thànhbiểu tượng trong cấu trúc làng truyền thống châu thổ sông Hồng
Ngoài ra chúng tôi còn đưa vào luận văn được một số khảo sát điền dã thực
tế ở một số làng cụ thể để thấy được sự thay đổi của làng truyền thống trong thời kỳhiện đại ngày nay Qua đó có thể tiếp cận được những chuyển dịch văn hóa để cóthể dự đoán được những thiên di văn hóa của các biểu tượng văn hóa ở thời đại mới
và đề xuất những ý kiến bảo tồn và bảo lưu văn hóa, góp phần định vị được tư duy
và nhận thức của thế hệ trẻ về giá trị của biểu tượng văn hóa truyền thống
6 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm bốn phần lớn: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận vàphần phụ lục, tài liệu tham khảo
Phần nội dung gồm bốn chương:
- Chương 1: Tổng quan về cơ tầng tự nhiên và xã hội châu thổ sông Hồng
và làng truyền thống của nó
- Chương 2: Cấu trúc làng truyền thống châu thổ sông Hồng
- Chương 3: Tổng quan một số biểu tượng của làng truyền thống châu thổsông Hồng và giới thiệu biểu tượng lũy tre, giếng nước, sân đình
- Chương 4: Giá trị của biểu tượng lũy tre, giếng nước, sân đình trong cấutrúc làng truyền thống châu thổ sông Hồng, hiện trạng và tương lai
Trang 21CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CƠ TẦNG TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CHÂU THỔ SÔNG
HỒNG VÀ LÀNG TRUYỀN THỐNG CỦA NÓ
1.1 Cơ tầng tự nhiên
Việt Nam là quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam Á,ven biển Thái Bình Dương, tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, giáp Lào,Campuchia ở phía Tây và phía Đông giáp biển Đông Là quốc gia có trường độtương đối dài, khoảng 15 vĩ độ Dựa vào cấu trúc địa lý và quá trình lịch sử, ViệtNam chia làm ba miền Bắc, Trung và miền Nam
Nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn.Tuy nhiên, khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm ở Việt Nam lại không thuần nhất trên toànlãnh thổ đất nước mà nó được biểu hiện rõ ràng nhất tại khu vực miền Bắc, đặc biệt
là vùng châu thổ sông Hồng với dạng khí hậu bốn mùa cụ thể, điều đó khiến chovùng này cấy được ít vụ lúa hơn một số vùng khác trên cả nước
Việt Nam nói chung và khu vực châu thổ sông Hồng nói riêng luôn luôn đónmột lượng bức xạ mặt trời lớn, số giờ nắng từ 1400 đến 3000 giờ trong năm Bởi vìnắng nhiều nên đây là khu vực được đón lượng mưa rất lớn, mưa chủ yếu tập trungvào mùa hè trong năm Là khu vực ảnh hưởng bởi gió mùa, cộng thêm sự phức tạpcủa địa hình, châu thổ sông Hồng luôn gặp bất lợi về thời tiết như bão, lũ lụt,…
Là khu vực có vũ lượng hàng năm rất cao, cộng thêm địa hình phức tạp vớimạng lưới sông ngòi dày đặc gồm hệ thống các sông như sông Hồng, sông TháiBình, sông Mã , hồ rất nhiều, đường bờ biển rất dài cùng hệ thống mương mángtưới tiêu dày đặc nên châu thổ sông Hồng từ xa xưa đã là khu vực mang một đặctrưng văn hóa vùng đậm nét cho đến tận ngày nay, đó là văn hóa nước Chính yếu tốnước đã tạo ra một sắc thái riêng biệt trong tập quán cư trú, canh tác và sinh hoạt,sản xuất của cư dân trong vùng Nếu như phương Tây mang đặc trưng văn hóa làdương thì phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng, hay cụ thể là vùng châu thổ
Trang 22sông Hồng với đặc trưng văn hóa là mang tính thái âm rõ rệt Ảnh hưởng của tính
âm trong môi trường tự nhiên đã khiến cho nội tại của nó tạo điều kiện tiên quyết,quyết định đặc trưng văn hóa sản xuất và đời sống tâm linh của người dân vùngchâu thổ sông Hồng
Điều kiện tự nhiên không những là yếu tố then chốt quyết định văn hóa sảnxuất của vùng mà nó còn ảnh hưởng lớn đến phân bố thực vật trong vùng Chính sựphân bố thực vật lại tác động trực tiếp đến loại hình sản xuất và đời sống tâm linhcủa cư dân Trong điều kiện địa lý và khí hậu của châu thổ sông Hồng, nơi nào đểhoang dại một thời gian, nơi đó những loại cây hoang như dương xỉ, mây, chànhrành, sẽ mọc rất nhiều Ngoài ra, để bảo vệ những cây có bóng mát ở các khu vựcsinh hoạt chung, người dân thường tôn cây đó làm thần cây đa, ma cây gạo,…Thảmthực vật chính ở các vùng đất ruộng là các loại cây cỏ, ở ven biển là rừng ngập mặnnhư sú vẹt,…Nhưng có một đặc điểm chung của thảm thực vật châu thổ sông Hồngchủ yếu là thảo mộc, ít cây đại thụ Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, bão, lũ lụt xảy
ra thường xuyên là yếu tố để người dân trong vùng lựa chọn các loại cây ngắn ngày,mang tính chất mùa vụ để đáp ứng nhu cầu sản xuất và nhu cầu sinh tồn của mình.Cây lúa, ngô, các loại đỗ, đậu, chính là sản phẩm của quá trình sản xuất thích ứngvới điều kiện tự nhiên Hay nói cách khác, loại hình sản xuất và phương thức sảnxuất của người dân châu thổ sông Hồng đã là yếu tố quan trọng trong việc hìnhthành văn hóa tiểu nông, văn hóa thảo mộc Ngoài ra, để chống chọi với tự nhiên vàthích ứng với tự nhiên, cây tre chính là sự lựa chọn tốt nhất của người dân trongvùng Tre với đặc tính thân dẻo, rễ chắc, mọc thành lũy, thành rào, là cây trồng lýtưởng để đối phó với bão, lũ hàng năm Nếu như ở Nga, người dân có cây sồi (câylớn) để làm nhà thì ở Việt Nam, hình ảnh những ngôi nhà tre đã trở thành một biểutượng đặc trưng cho châu thổ sông Hồng
Điều kiện tự nhiên không chỉ ảnh hưởng tới sự phân bố thảm thực vật, mà nócòn ảnh hưởng rất lớn đến loại hình chăn nuôi của nhân dân Văn hóa nước là điềukiện tiên quyết để hình thành văn hóa tiểu nông, trong đó có chăn nuôi Khôngnhững cây trồng mang tính mùa vụ mà loại hình chăn nuôi trong vùng cũng vậy
Trang 23Lợn, gà, vịt,…là gia súc, gia cầm chính của người dân trong vùng bởi tính chất ngắnhạn trong thời gian phát triển của chúng Ở châu thổ sông Hồng ít thấy những đàn
dê, đàn bò mang tính chất quy mô, câu nói “con trâu là đầu cơ nghiệp” là một minhchứng
1.2 Cơ tầng xã hội
1.2.1 Cơ tầng xã hội thời phong kiến
Trong quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến, các công xãnông thôn dần bị phong kiến hóa và trở thành các đơn vị hành chính cơ sở của chính
quyền phong kiến Theo đó, theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư” ghi chép, dưới thời
Văn Lang, nhà nước được chia thành 14 bộ theo hệ thống ba cấp là Trung Ương –
Bộ (bộ lạc) – công xã nông thôn Công xã nông thôn là những đơn vị dân cư liên kếtvới nhau bởi quan hệ huyết thống và quan hệ láng giềng, trong đó quan hệ lánggiềng là chủ yếu Đứng đầu công xã là Bồ chính (già làng) Bên cạnh Bồ chính làhội đồng các thành viên được cử ra để tổ chức mọi hoạt động của công xã
Thời Bắc thuộc kéo dài hơn 1000 năm, xâm chiếm và đô hộ, biến nước ÂuLạc thành châu quận Năm 905, nhân cơ hội nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ làmột hào trưởng, được nhân dân ủng hộ đã tự xưng làm Tiết độ sứ, giành đượcquyền làm chủ đất nước Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con ông Khúc Hạo nốinghiệp cha, tiến hành một số cải cách quan trọng: Đổi “hương” làm “giáp”, lậpthêm 150 giáp, nâng tổng số giáp lên 314 và đặt mỗi giáp một quản giáp và một phótri giáp Đồng thời chia cả nước thành các đơn vị hành chính lệ thuộc từ lớn đến nhỏ
là lộ, phủ, châu, giáp, xã: đặt ra các chức Chánh lệnh trưởng, Tá lệnh trưởng đểtrông coi các xã; lại định ra hộ tịch, lập sổ khai hộ khẩu kê rõ họ, tên, quê quán
Năm 938, Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chấmdứt hơn 1000 năm Bắc thuộc Hệ thống các đơn vị hành chính thời Ngô vẫn nhưthời kỳ họ Khúc nắm quyền cai trị Nhà Đinh lập hệ thống quản lý hành chính gồm
4 cấp: Triều đình (cấp trung ương), đạo (thay cho lộ), phủ - châu và cấp cơ sở gồmgiáp, xã Nhà Tiền Lê vẫn giữ nguyên cho các đơn vị hành chính như thời Đinh, đến
Trang 24năm Ứng Thiên thứ 9 (1002) mới đổi 10 đạo làm 10 lộ, cấp dưới có phủ, châu, giáp,
xã Vào thời Lý, chia nước làm 24 lộ Tên thôn mới xuất hiện với tư cách là mộtđơn vị tụ cư dưới hương ấp, có nghĩa là thôn cũng được coi như là làng hay ít nhấtcũng là đơn vị tụ cư tương đương với làng
Nhà Trần sắp đặt lại các đơn vị hành chính địa phương gồm 3 cấp: phủ lộ,huyện châu, hương xã Thời kỳ đầu nhà Trần đổi 24 lộ thời Lý làm 12 lộ Năm
1242, Trần Thái Tông tiến hành phân chia thành các xã lớn, xã nhỏ và đặc các chứcđại tư xã, tiểu tư xã là các quan thay mặt Nhà nước quản lý từ một đến bốn xã
Nhà Hồ chia nước làm lộ và trấn thống hạt phủ, phủ thống hạt châu, châuthống hạt huyện, huyện thống hạt xã Sau khi đánh đuổi được quân Minh, khôi phụcđộc lập, Lê Lợi chia cả nước làm 5 đạo: Nam đạo, Bắc đạo, Đông đạo, Tây đạo, Hảiđạo và chia các lộ, trấn, phủ, châu, huyện lệ thuộc vào các đạo và tiến hành tổ chứclại làng xã Đến năm 1446, Lê Thánh Tông tiến hành cải cách lại bộ máy quản lýhành chính, đổi chức xã quan (quản lí xã) thành xã trưởng Gia đình là tế bào của xãhội, là đơn vị sản xuất cơ bản nhất trong nền kinh tế tiểu nông và tổ chức quản lýlàng xã đều theo đơn vị hộ gia đình
1.2.2 Cơ tầng xã hội Việt Nam hiện nay
Năm 1980, Việt Nam có Hiến pháp mới Tại đây quy định rằng: Các đơn vịhành chính của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính tươngđương Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộcTrung ương chia thành quận, huyện và thị xã Huyện chia thành xã và thị trấn; thànhphố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành phường (chương
IX, Điều 113)
1.2.3 Cấu trúc sản xuất
Việt Nam nói chung và khu vực châu thổ sông Hồng nói riêng nằm trọntrong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một nền khí hậu khắc nghiệt nóng ẩmmưa nhiều nên đời sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất của người dân chủ
Trang 25yếu phụ thuộc vào tự nhiên, cụ thể hơn thì hoạt động khai thác tự nhiên chính làđiểm nổi bật trong cấu trúc sản xuất của vùng.
Một trong những trung tâm nông nghiệp sớm nhất của loài người là khu vựcĐông Nam Á, trong đó có Việt Nam Từ cuối thời kỳ đá mới, cách ngày nay khoảng
6000 năm, con người đã bắt đầu tiến vào giai đoạn trồng lúa nước Quá trình khaiphá châu thổ sông Hồng gắn liền với kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước Quá trìnhnày phát triển từ văn hóa Phùng Nguyên cách này nay khoảng 4000 năm và cho đếnvăn hóa Đông Sơn, vùng châu thổ sông Hồng về căn bản đã được khai phá toàn bộ
và đã trở thành các đồng ruộng, làng xóm
Khi tiến dần xuống đồng bằng để phát triển lúa nước Với một điều kiện tựnhiên khắc nghiệt của vùng, con người bước đầu tiên là cần phải chế ngự thiênnhiên để sản xuất, sinh hoạt và sinh tồn Chủ động nguồn nước và ngăn nước bằngbiện pháp đắp đê là cách thức duy nhất để có thể tồn tại và phát triển tại nơi đây Từngàn đời xưa, người Việt đã luôn coi trọng việc sản xuất nông nghiệp, nhất là vấn
đề nước luôn được đặt lên hàng đầu bởi thiên tai, bão lũ luôn là mối đe dọa thườngtrực cho cả một cộng đồng dân cư Ngay từ thời Hùng Vương, người dân đã biết đắp đêlàm thủy lợi Trải qua một quá trình thời gian lâu dài, hệ thống đê ngày càng được nângcao và hoàn chỉnh, tạo thành một mạng lưới đê điều bao quanh khu vực châu thổ gồmnhiều sông lớn như sông Hồng và sông Thái Bình với các chi lưu của chúng
Trong suốt chiều dài lịch sử, tục ngữ, ca dao và dân ca của người Việt đãnhắc rất nhiều đến các kinh nghiệm trồng cấy, khai thác thiên nhiên để từ một vùngchâu thổ hoang dã trở thành một vùng đất trù phú với vựa lúa lớn nuôi dưỡng mộtcộng đồng cư dân trong suốt một quá trình dài mấy ngàn năm
Nông nghiệp Việt Nam nói chung và nền sản xuất nông nghiệp vùng châuthổ sông Hồng nói riêng đều là nền tiểu nông mang tính nhỏ lẻ, manh mún và mùa
vụ Tính chất mùa vụ không những biểu hiện qua hai vụ mùa của cây lúa nước màcác cây lương thực, họ đỗ, họ đậu, khoai, sắn,… cũng là một minh chứng rõ ràngcho nền tiểu nông ấy Cũng không phải ngẫu nhiên nền sản xuất của cư dân từ xa
Trang 26xưa đã mang tính mùa vụ, bởi ngoài phụ thuộc vào nguồn nước, thời tiết, khí hậukhắc nghiệt ra thì người dân không còn phương pháp nào tốt hơn cho sự phát triểncủa nghề trồng trọt Các loại hoa màu như khoai, sẵn, đỗ, đậu,… thường được trồngvào các vụ thu đông trên những thửa ruộng và tận dụng lượng phù sa của các bãi vensông Đây là lượng lương thực bổ sung cho sản lượng lúa còn thấp kém và là nguồnthức ăn chính cho gia súc, cũng là giải pháp tối ưu cho người dân vượt qua được tìnhtrạng đói kém, thiếu lương thực khi mà các kĩ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu.
Vào thời kỳ văn hóa Hòa Bình, nghề làm vườn đã xuất hiện và được duy trìcho đến ngày nay Trong các làng quê, hộ gia đình nào cũng có ít nhất một mảnhvườn trồng các cây ăn quả như chuối, bưởi, mít, cau,…cùng các loại rau quả và gia
vị như bầu, bí, cà, rau mùi, húng, tía tô,…Những loại rau gia vị này được người dântrồng không chỉ để làm cho khẩu vị ăn trong bữa cơm thêm phần đậm đà mà chúngcòn là các vị thuốc nam để chữa các bệnh liên quan đến thời tiết ảnh hưởng đến sứckhỏe Ngoài việc trồng các cây ngắn hạn, người Việt còn trồng thêm một số loại câydài hạn để lấy bóng và lấy gỗ và phục vụ cho quá trình tự cung tự cấp trong sinhhoạt thường nhật như tre, xoan, mít,…
Trong cấu trúc của mỗi ngôi nhà làng Việt vùng châu thổ sông Hồng đềukhông thể thiếu vườn cây, chuồng lợn, chuồng gà và ao Đó là một bộ phận liên kếtkhông thể tách rời trong khai thác tự nhiên phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu sinhhoạt và tồn tại của người Việt
Từ ngàn đời nay, trong kinh tế và sinh hoạt của người Việt ở vùng châu thổluôn mang tính tự cung tự cấp rất cao Tính chất đó được biểu hiện sinh động quaviệc chăn nuôi trong mỗi hộ gia đình nhỏ lẻ Chăn nuôi gia súc của người dân tronglàng xã thường mang tính manh mún Nhà nào cũng có một số con lợn, một đàn gàhoặc thêm một vài con vịt, nhà nào kinh tế khá giả hơn thì có thêm con trâu “contrâu là đầu cơ nghiệp” Công việc chăn nuôi không chỉ để lấy thực phẩm cho bữa ăn
mà còn để bán lấy tiền cho những sinh hoạt lớn của gia đình, lấy phân để cải tạoruộng, vườn,… Bởi thiên nhiên của vùng châu thổ rất khắc nghiệt nên đã có nhiềulúc người nông dân đã đặt vị trí của cái ao trong gia đình lên trên đầu tiên “nhất
Trang 27canh trì, nhì canh viên, tam canh điền” Ao là nơi cung cấp nước sinh hoạt, nướctưới cho cây trồng Không những thế, người dân còn nuôi cá để lấy thực phẩm.Hàng năm, thường là vào dịp cuối năm, mỗi hộ gia đình sẽ tát ao để bắt cá và thaynguồn nước mới cho ao Ao còn là nguồn cung cấp tôm, tép, cua, ốc cho mỗi bữa ăncủa người Việt Người dân còn dùng ao như một mảnh vườn trên nước cho sinhhoạt của cả người và vật nuôi Ngoài ao của mỗi hộ gia đình, trong làng thường cósông làng, đầm làng, kênh, mương rất nhiều Quá trình khai thác tự nhiên của ngườidân trong vùng không chỉ là trồng trọt mà còn là đánh bắt và sản xuất cùng nhữnghoạt động mang tính nhỏ lẻ như mò cua bắt ốc để phục vụ cho đời sống sinh hoạt.
Nền sản xuất nông nghiệp của người nông dân trong các làng xã tại vùngchâu thổ sông Hồng luôn mang tính mùa vụ, vì vậy ngoài thời gian làm mùa mộtnăm hai vụ thì thời gian còn lại gọi là thời gian nông nhàn Vừa để khỏa lấp quãngthời gian nhàn rỗi đó và vừa làm ra kinh tế phục vụ cho sinh hoạt, trên cơ sở củanền kinh tế nông nghiệp lúa nước, các nghề phụ đã được ra đời và khi phát triểnchúng trở thành các ngành thủ công nghiệp Bởi vì xuất hiện và phát triển từ khásớm nên trong sản xuất nghề phụ, đã xuất hiện nhiều làng mang tính chuyên mônhóa cao, trải qua một quá trình phát triển lâu dài, những làng đó trở thành làng thủcông nghiệp Khi thủ công nghiệp phát triển thì càng ngày nó càng có xu hướngtách khỏi sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên nó vẫn chưa thể tách rời ra một cách dứtkhoát mà ngược lại, quy mô và sự phát triển của nó đều có ảnh hưởng từ sản xuấtnông nghiệp Bởi trong quá trình sản xuất thủ công nghiệp, bản thân nó tạo ra hànghóa để trao đổi với khu vực sản xuất của nông nghiệp Đó cũng là tiền đề để tạo nêncác tiểu thương, và khi nó đạt đến một quy mô nhất định sẽ tạo thành các chợ quê
để người dân trao đổi hàng hóa với nhau nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt ngàycàng được nâng cao Đó là điểm khởi đầu cho một nét trong văn hóa sinh hoạtngười Việt về mặt kinh tế ở vùng châu thổ sông Hồng
1.3 Đặc trưng văn hóa vùng
Châu thổ sông Hồng là vùng văn hóa cổ, đồng thời là cái nôi hình thành dântộc Việt, là nguồn gốc của các nên văn hóa lớn như văn hóa Đông Sơn, văn hóa
Trang 28Thăng Long và Hà Nội Tiêu biểu cho các nền văn hóa ấy là trung tâm Đông Sơn –Đông Đô – Thăng Long – Hà Nội quy tụ tại châu thổ sông Hồng, đỉnh cao là vănhóa Đại Việt dưới thời Lý – Trần – Lê đã tạo thành một trung tâm văn hóa quantrọng, góp phần gây dựng nên những thành tựu lớn lao và tiêu biểu.
Vào cuối thời đá mới, lớp cư dân ở đây qua một quá trình giao lưu, tiếp biến
đã hình thành nên cộng đồng người Lạc Việt, chủ nhân của văn hóa tiền Đông Sơn.Nơi đây, trải qua mấy nghìn năm với một quá trình giao tiếp văn hóa giữa nền vănminh Đông Sơn và văn minh Trung Hoa cổ đại thông qua nhiều hình thức đã có sựbiến thiên mạnh mẽ
Là cội nguồn và đồng thời cũng là trung tâm đời sống chính trị, văn hóa,kinh tế của đất nước, cư dân vùng châu thổ sông Hồng đã hình thành và phát triểnnhững truyền thống văn hóa lâu đời được bộc lộ hết sức tinh tế qua nhiều khía cạnhkhác nhau như trong văn hóa sinh hoạt vật chất, văn hóa sinh hoạt tinh thần, vănhóa tâm linh,….Đó chính là lối ứng xử tinh tế với môi trường tự nhiên và môitrường xã hội, với văn hóa bản địa và văn hóa ngoại lai
Châu thổ sông Hồng là vùng đất mang trong mình truyền thống lâu đời, nó làtrung tâm của cả nước trong suốt quá trình lịch sử lâu dài Chính vì vậy sức ảnhhưởng và lan tỏa của nó là rất lớn đến các vùng miền khác trên cả nước Nơi đây đãchứng kiến những sự biến động lớn lao của lịch sử, sự thay đổi, sự chuyển mìnhcủa xã hội Việt, do đó nó luôn mang trong mình một truyền thống đậm đà tính bảnsắc nhưng đồng thời cũng là nơi tiếp thu văn hóa ngoại lai qua nhiều cách thức,nhiều quá trình khác nhau
Tại khu vực châu thổ sông Hồng nói riêng và ở Việt Nam nói chung, từ ngànđời nay, từ khi con người đắt đầu bước chân xuống đồng bằng để khai phá nhằmthích ứng với điều kiện tự nhiên để sinh tồn, theo dòng thời gian đã vô tình tạo nênmột diện mạo văn hóa rất đặc trưng Đó là văn hóa làng xã Làng từ xa xưa đã được
ví như một quốc gia thu nhỏ với đặc tính tự trị tuyệt đối, mà ở đó người dân có thểchung sống với nhau vì lợi ích chung của cộng đồng, thậm chí phép vua có thể thua
Trang 29cả lệ làng Vì sự tồn tại đặc biệt của làng Việt mà trong suốt hơn một nghìn năm bịchính quyền phong kiến phương Bắc đô hộ nhưng chúng không thể đưa bàn tay vớixuống tận làng để quản lý được Đó cũng là lí do mà dù trải qua một quá trình mấtnước rất lâu, nhưng dân tộc Việt chưa bao giờ bị mất làng và cũng chưa bao giờ bịđồng hóa bởi tập đoàn phong kiến Trung Hoa, vẫn luôn gìn giữ một cách tương đốiđầy đủ bản sắc của dân tộc mình.
1.4 Giới thiệu về làng truyền thống châu thổ sông Hồng
“Làng” là danh từ (theo tiếng Nôm), dùng để chỉ đơn vị tụ cư nhỏ nhấtnhưng chặt chẽ và hoàn thiện nhất của người Việt Trong buổi đầu được gọi là các
Kẻ, Chạ, Chiềng của người Việt cổ, về sau được gọi là làng, còn ở khu vực miền núiđược gọi là bản, mường, buôn,…
Nói đến làng xã truyền thống Việt Nam thì đại diện chính là làng xã vùngchâu thổ sông Hồng - cái nôi của văn hóa Việt Với lịch sử phát triển và văn hóa khátương đồng, các làng xã vùng Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh có lịch sử hình thànhkhoảng từ 1000-4000 năm Muộn hơn là các làng ở Hải Phòng, Thái Bình, muộnnhất hình thành ở Kim Sơn, Tiền Hải, Hải Hậu
Làng xã cổ truyền châu thổ sông Hồng theo cách nói của GS Ngô Đức
Thịnh trong cuốn “Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam” là một “tổ
chức xã hội tương ứng của những người nông dân đồng bằng Bắc bộ” Làng là mộtđơn vị cộng cư có một vùng đất chung của cư dân nông nghiệp, một hình thức tổchức xã hội nông nghiệp tiểu nông tự cấp, tự túc Mặt khác làng là mẫu hình xã hộiphù hợp, là cơ chế thích ứng với sản xuất tiểu nông, với gia đình tông tộc, giatrưởng, đảm bảo cho sự cân bằng bền vững của xã hội nông nghiệp ấy Làng đượchình thành, được tổ chức chủ yếu dựa vào hai nguyên lý: cội nguồn và cùng chỗ
Làng Việt châu thổ sông Hồng xuất hiện cuối thời nguyên thuỷ, đầu thờidựng nước, là sản phẩm của nông nghiệp lúa nước Trải qua quá trình phát triển,làng dần trở thành một đơn vị xã hội cơ bản Với sự hình thành các mối quan hệ vềhuyết thống, sự liên kết những người cùng sinh sống theo địa vực, chống chọi với
Trang 30thiên nhiên, khai phá đồng bằng đã tạo nên tính cộng đồng riêng biệt của làng xã.
Sự gắn bó giữa con người và con người trong cộng đồng làng quê không chỉ là quan
hệ sở hữu trên đất làng và trên những di sản vật thể chung như đình làng hay chùalàng,… mà còn là sự gắn bó các quan hệ về tâm linh, tình cảm, về chuẩn mực đạođức, xã hội
Tiểu kết chương 1
Việt Nam là một quốc gia ven biển mang khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưanhiều cùng hệ thống sông ngòi chằng chịt nên nước là yếu tố chi phối đặc trưngquốc gia từ thuở lập quốc Do vũ lượng lớn cộng với miền khí hậu nhiệt đới nênthích hợp để phát triển các loại cây thảo mộc đặc biệt là canh tác lúa nước Ngoàilúa nước, người Việt còn trồng thêm các loại cây hoa màu, lương thực khác nhưngô, khoai, sắn để cung cấp lương thực, thực phẩm Tất cả các loại cây trồng đều cóđiểm chung là mang tính chất mùa vụ nhằm thích ứng với miền khí hậu của ViệtNam Tính chất mùa vụ không chỉ có trong trồng trọt mà chăn nuôi cũng vậy NgườiViệt từ xa xưa chỉ chăn nuôi các loại gia súc gia cầm ngắn hạn như lợn, gà, vịt,…nên kinh tế Việt Nam nói chung và châu thổ sông Hồng nói riêng hoàn toàn mangtính chất tự cung tự cấp trong đơn vị gia đình
Quá trình khai phá châu thổ sông Hồng gắn liền với cây lúa nước Kể từ vănhóa Phùng Nguyên cách ngày nay 4000 năm cho đến văn hóa Đông Sơn, người Việt
cổ đã di cư từ vùng núi cao, trung du xuống đồng bằng khai phá, hợp tác cùng nhauđắp đê chế ngự thiên nhiên để canh tác sản xuất, cùng nhau lập làng, dựng nhà, sinhhoạt cộng đồng,… Chính vì vậy, làng là cái nôi của văn hóa Việt, là một sản phẩmcủa nông nghiệp lúa nước Với đặc trưng riêng biệt của mình, trong thời kỳ Bắcthuộc 1000 năm, làng xã chính là nơi lưu giữ, gìn giữ, bảo tồn bản sắc dân tộc “mấtnước nhưng không mất làng”
Trang 31CHƯƠNG 2 CẤU TRÚC LÀNG TRUYỀN THỐNG CHÂU THỔ SÔNG HỒNG
2.1 Quá trình hình thành làng châu thổ sông Hồng
Cách ngày nay hoảng 4000 năm vào thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên, ở nước
ta đã xảy ra quá trình tan rã của công xã thị tộc và thay thế là quá trình hình thànhcông xã nông thôn và hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước đầu tiên, vàokhoảng thiên niên kỷ I TCN Xưa kia, công xã thị tộc (công xã nguyên thủy) dokhông còn phù hợp với sự phát triển của sản xuất, với bước tiến của lịch sử nên đã
bị tan rã Tuy nhiên, các thiết chế của nó không hoàn toàn bị mất đi mà vẫn đượclưu giữ một phần trong hình thái của công xã nông thôn bao gồm sự tồn tại củanhững người trong dòng họ (thị tộc) khác nhau Công xã nông thôn không dựa trên
cơ sở cùng chung huyết thống mà dựa trên cơ sở cùng chung sống trong một địavực cư trú tức là làng
Trong lịch sử, vốn dĩ khi con người sống du canh du cư thì làng xã chưa thể rađời Nhưng khi công xã nguyên thủy tan rã và thay vào đó là công xã nông thôn thìchính là quá trình hình thành làng Việt Quá trình đó được xác lập khi nghề nông xuấthiện cùng với sự ra đời và phát triển của nghề lúa nước Khi mà con người từ vùngthượng du về châu thổ để làm nông nghiệp, dịch chuyển từ quan hệ huyết thống sangquan hệ láng giềng – địa vực Với một điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, buộc họ phảihợp tác với nhau trong việc khai phá đất đai, đào kênh, mương, đắp đê,… để chống lũ
và chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên trong vùng Những công việc ấy khôngthể thực hiện được bởi một người hay một gia đình, mà nó đòi hỏi sự cố kết của mộtcộng đồng người dân Sự cố kết ấy đã hình thành nên các đơn vị tụ cư nhỏ là làng vớiquan hệ láng giềng – địa vực và chế độ sở hữu công cộng về ruộng đất
Công xã nông thôn lấy nông nghiệp gắn liền với thủ công nghiệp, làng xómgắn liền với ruộng đất nên nó mang tính ổn định rất lớn, tạo thành tinh thần truyền
Trang 32thống nơi công xã hay chính là xóm làng Làng xã truyền thống là đơn vị tụ cư, lànơi mà cộng đồng dân cư dựa trên quan hệ láng giềng có sự kết hợp với quan hệhuyết thống tạo nên một môi trường sinh hoạt gắn bó với cuộc sống của người dân
từ bao đời nay Làng được hình thành dần trong thời lỳ Văn Lang – Âu Lạc Đếnthời kỳ Bắc thuộc, làng đã được củng cố thêm và trở thành cơ sở vững chắc trong xãhội Việt Nam lúc bấy giờ
Trong tiến trình lịch sử, quá trình hình thành và mở rộng làng mới luôn đượcdiễn ra liên tục Các làng luôn luôn được tăng thêm bằng cách tách những làng đôngdân lâp ra làng mới để tiện cho công tác quản lý của nhà nước Hay như vào năm
1490, Lê Thánh Tông ban hành thể lệ tách xã cũ, lập xã mới khi một xã dân số tănglên trên 500 hộ thì được gọi là đại xã, nếu đại xã tăng lên thành 600 hộ thì tách số
hộ này ra để có thể lập thành một tiểu xã mới và chia tài sản chung, thường là ruộngđất công dựa theo tỉ lệ số hộ Cũng có khi trong nội bộ của làng xã, do yêu cầu cấpthiết của việc mưu sinh, những người dân trong làng xã xin phép nhà nước đượctách ra thành những làng xã mới bên cạnh làng xã cũ và tên gọi của các làng xã nàythường lấy tên gốc của làng xã cũ cộng vào tên mới của vùng đất hoặc tên của một
họ tộc nào đó, gọi là “lệ tách xã” theo nhu cầu của làng xã
Hiện tượng hình thành làng mới đôi khi do áp lực về dân số và đất đai tạonên Trong trường hợp dân số quá đông nhưng diện tích đất đai canh tác lại hạn chếthì một bộ phận dân cư đi tìm một chỗ tụ cư mới Trải qua một quá trình, dần dầnkhi đầy đủ số dân đinh, họ xin nhà nước được lập làng mới Làng mới này thườngđược gọi là Tân Lập Khi bãi sông, bãi biển bồi lên, từng nhà và từng họ sẽ trích ramột phần dân đinh của mình đi ra đó để giữ đất mới và tạo thành làng Dù làng mớiđược tạo ra dưới bất kì hình thức nào thì cũng luôn được nhà nước khuyến khích,ủng hộ bằng cách miễn giảm thuế cho người dân trong làng mới đó khoảng 3 năm,phụ thuộc vào nhiều yếu tố và giai đoạn khác nhau
Có làng khai khẩn những vùng đất hoang xung quanh làng mình, đến khi dân
số đông lên thì làng xin nhà nước lập ra một làng mới và được gọi là biệt triện.Hoặc khi một làng đất đai canh tác chỉ có giới hạn nhưng dân số làng tăng lên theo
Trang 33thời gian thì có người buộc phải di dời đi nơi khác bằng cách có một người có chứcsắc đứng ra tìm một khoảnh đất nào đó, sau đó xin nhà nước để khai khẩn và lậplàng Sau khi nhà nước đồng ý, có thể mang theo gia đình và tìm thêm nhiều ngườidân sang vùng đất mới và lập làng mới Nhà nước cũng tạo điều kiện tối đa vàkhuyến khích những cuộc khai khẩn như thế
Ngoài ra, cách thức hình thành nên một làng mới còn do chủ trương củachính quyền phong kiến về khẩn hoang lập đồn điền hoặc điền trang thái ấp,… Khi
đó triều đình sẽ cử một vị quan mang dân đi khẩn hoang để tạo thành làng Cáchthức này rất phổ biến dưới triều nhà Nguyễn Trong giai đoạn này, triều đình nhàNguyễn đã cử Nguyễn Công Trứ đứng đầu phụ trách việc đi khai khẩn vùng đấtmới Ông đã có công lớn trong việc khai khẩn ra huyện Kim Sơn, Tiền Hải – TháiBình và huyện Hải Hậu – Nam Định ngày nay
2.2 Các hình thức quần cư tạo thành làng
Một số tiêu chí cơ bản để người nông dân châu thổ sông Hồng có thể tụ cư
Và làng trên cơ sở của tâm điểm đó để tạo thành các hình thức làng khác nhau nhưhình vành khăn, xương cá, bàn cờ,… Hoặc khu vực đó ở điều kiện tự nhiên có tâmđiểm là một dòng sông thì dòng sông đó chính là tâm điểm để người dân bám vào
đó để hình thành làng Có khi đó là những thành quả của cải tạo xã hội như conđường trục hoặc một triền đê, người nông dân có thể tụ cư quanh triền đê đó để tạothành làng
Trang 34Tiêu chuẩn thứ hai thuộc về lao động sản xuất và khai thác thiên nhiên.Người dân dựa vào nghề nghiệp mà mình có sẵn bằng những phương thức sản xuất
cụ thể để từ đó sẽ chọn một địa điểm có thể đáp ứng nhu cầu khai thác sản xuất đểsinh tồn Ví dụ người nông dân có nghề đánh bắt cá, chăn nuôi các động vật thủycầm sẽ chọn nơi có hồ, sông để quần cư lại và tạo thành làng Nhưng nếu là cư dânthuần nông thì buộc phải chinh phục tự nhiên để tạo thành một làng mới
Tiêu chí thứ ba căn cứ vào con người, nghĩa là lực lượng sản xuất, số hộ, sốđinh, số nhân khẩu ban đầu đi đến để tụ cư đều tạo ra được hình thái để tạo thànhlàng Ví dụ lực lượng ban đầu khai phá làng khoảng 100 hộ thì địa bàn chiếm lĩnh
sẽ tương đối phong phú, có đầy đủ phương thức để khai thác, nếu số nhân khẩu nhỏhơn thì người dân sẽ tụ cư vào một điểm cụ thể sau đó trải qua thời gian sẽ lan rộng
ra dần dần
Tiêu chí thứ bốn là căn cứ vào đặc trưng khu biệt của các nhân lực trong nội
bộ của các nhân khẩu Ví dụ bản thân nội tại của các nhân khẩu khi đến để hìnhthành làng đã tồn tại các nhóm, các nhóm có thể cùng có quan hệ huyết thống hoặc
có mối quan hệ nhất định và mỗi nhóm sẽ chọn một vị trí đinh cư để khai phá làng.Khi đó, hình dáng của làng mới đã cơ bản được hình thành Hình thức này phù hợpvới địa hình là các triền đê, các đầm, hồ để từ đó có thể dễ dàng phân chia thành cácchòm, các chi riêng biệt
Tiêu chí thứ năm mang tính phụ trợ nhưng lại mang tính quyết định Khingười dân đến khai phá một địa điểm nhất định để tạo thành làng phải xin phép vàchịu sự chi phối của địa phương quản lý khu vực đó Từ đó, hình thức của làng cơbản được hình thành
2.3 Cấu trúc làng truyền thống châu thổ sông Hồng
2.3.1 Cấu trúc không gian
Cấu trúc làng truyền thống châu thổ sông Hồng thường gắn với hình ảnh con
đê làng, cổng làng, đình làng, cây đa, bến nước, những khu nhà vườn, ao chuồngkhép kín và cuộc sống của người dân cân bằng, gần gũi với thiên nhiên Cấu trúc
Trang 35này thuận tiện cho cuộc sống canh tác lúa nước nói riêng và sản xuất nông nghiệpnói chung của người Việt và qua bao đời đã trở thành không gian nông thôn điểnhình mang đậm dấu ấn văn hoá.
Các làng xã vùng châu thổ Sông Hồng thường có cấu trúc giống nhau Xét vềmặt tổng thể, làng nằm trọn trong một khu vực đất cao ráo có luỹ tre bao bọc, xungquanh là đồng ruộng Các bộ phận cấu thành chủ yếu của làng gồm có lũy tre, cổnglàng – nhà ở – các công trình công cộng (đình, điếm, quán, văn chỉ…) – công trìnhtôn giáo (chùa, miếu, phủ…) – giếng, ao làng – cây xanh trong làng – đồng ruộng –nghĩa địa
Làng thường chỉ có một đến hai cổng chính nối với đường liên xã, còn lại làcổng của đường ra cánh đồng Hệ thống đường trong một số trường hợp phụ thuộcvào con sông làng, tức là dựa vào sông của làng để hình thành đường đi Đườnglàng thường rộng 2,4 -3,5m, đường chính rộng khoảng 5m (phần đường lát 3-3,5m).Đường lát gạch đỏ, gạch lát nghiêng, có thể vận chuyển lúa, nông sản bằng phươngtiện xe trâu bò kéo
Tuy nhiên, nhận diện làng truyền thống châu thổ sông Hồng cho đến thờiđiểm hiện tại, hình ảnh đã in vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt đầu tiênchính là luỹ tre bao quanh làng Tre vừa tạo bóng xanh mát lại vừa là bức tườngthành vững chắc bảo vệ làng xóm khỏi nạn giặc dã, cướp bóc và chống quân xâmlược cũng như bão lũ thiên tai Đồng thời lũy tre làng cùng với cây đa làng cũngchính là điểm định vị từ xa đầu tiên cho những người dân trong làng ấy Bên cạnhlũy tre xanh, cổng làng là công trình quan trọng trong đời sống vật chất và đời sốngtâm linh ở các làng quê Mỗi cổng làng đều có kiến trúc riêng, quy mô của cổnglàng phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của làng đó nhưng nó luôn hài hoà với chínhkhông gian nội tại của làng quê
Trong cấu trúc ở những ngôi làng truyền thống còn có một công trình là nơisinh hoạt cộng đồng đó là giếng làng Giếng làng thường được xây ở đầu làng haygiữa làng Trong tâm thức của người xưa, giếng làng như con mắt của làng, là tấm
Trang 36gương phản chiếu hình ảnh cuộc sống thanh bình của làng quê Vùng châu thổ sôngHồng ngày nay vẫn còn vết tích của những giếng cổ ở một số làng, nhưng số đó làrất ít Trong làng, con đường chính thường dẫn tới đình làng Đình làng khôngnhững là trụ sở hành chính của cả làng mà theo tín ngưỡng, đình là nơi linh thiêng,nên thường chọn xây dựng trên thế đất đắc địa, phong thuỷ tốt nhất Đình làng thờThành Hoàng Làng , đó là những người có công lập làng, những anh hùng có côngvới dân, với nước,… Trong đời sống, đình làng luôn là trung tâm sinh hoạt cộngđồng, là nơi diễn ra các sự kiện trọng đại của làng, nơi diễn ra các lễ hội, sinh hoạtvăn hoá của cả làng.
Nhìn về tổng thể, cấu trúc làng truyền thống Việt Nam có tính liên hoàn cao.Sau luỹ tre xanh là những con đường dẫn vào các thôn xóm được lát gạch nghiêngsạch sẽ Trong làng có nhiều ngõ nhỏ thông với nhau để người làng đi lối nào cũng
có thể về nhà Trong tổng thể ấy, kiến trúc nhà ở của người Việt cũng đơn giản, phùhợp với khí hậu và tập quán sinh hoạt sản xuất Hầu hết các nhà vùng châu thổ sôngHồng đều xây dựng theo kiểu có dãy nhà trên và dãy nhà ngang, thường là ba gian,hai chái, cùng sân trước, vườn sau và dàn hoa cây cảnh Kết cấu làng phù hợp vớiđời sống đã góp phần hình thành những phong tục tập quán văn hoá xã hội, tạo nêntính cách tiêu biểu, đặc trưng của người dân trong làng quê
2.3.2 Cấu trúc xã hội
Cơ cấu tổ chức là một khía cạnh của cấu trúc xã hội, nhìn nhận ở mộtphương diện khác thì nó cũng là một thành phần của kiến trúc thượng tầng Làng làmột là một thiết chế xã hội, một đơn vị tổ chức chặt chẽ của nông thôn Việt trên cơ
sở địa vực, địa bàn cư trú; là sản phẩm tự nhiên phát sinh từ quá trình định cư vàcộng cư của người Việt; trồng trọt là điểm tập hợp cuộc sống cộng đồng tự quản đadạng và phong phú của người nông dân, ở đó họ sống, làm việc, quan hệ, vui chơi,thể hiện mối ứng xử văn hoá với thiên nhiên, xã hội và bản thân họ
Làng Việt được tổ chức rất chặt chẽ, không phải theo một mà nhiều cách,nhiều nguyên tắc khác nhau, tạo nên nhiều loại hình, nhiều cách tập hợp người khác
Trang 37nhau, khác nhau nhưng lại hoà đồng trong phạm vi làng Về cơ bản, cơ cấu làngtruyền thống châu thổ sông Hồng được biểu hiện dưới những hình thức tổ chức.
- Theo quan hệ địa lý (địa vực, khu đất cư trú): Bên trong làng thường được
phân chia làm nhiều xóm, xóm phân thành nhiều ngõ Ngõ gồm những gia đình ởhai bên lối đi trong làng, mỗi ngõ gồm một hay nhiều và thành những khối dài dọcđường cái, bờ sông, chân đê, những khối chặt kiểu ô bàn cờ, theo hình vành khăn,…Xóm là một địa vực cư trú nhỏ của làng Thôn là một địa vực cư trú của vài ba xóm
và là một đơn vị có phạm vi tự trị nhất định, có trưởng thôn và nhiều khi còn có cảmột ban hương hội riêng Mỗi xã có thể có ba thôn, cũng có khi chỉ có một thôn.Những xã nếu là xã to thì chia ra làm thôn và xóm, nếu là xã nhỏ thì chỉ chia thànhxóm Xóm thường là những nhà ở gần nhau hoặc cùng đi một ngõ mà họp thành,nhưng cũng có nhiều khi xóm có liên hệ với nhau về ruộng đất hoặc tế tự Phân chiađịa vực cư trú trong làng rất khác nhau và khó có thể tìm ra một mô hình chung
- Theo quan hệ huyết thống: Trong làng truyền thống châu thổ sông Hồng
thường tồn tại hai hình thức gia đình khác nhau là gia đình hạt nhân (gia đình nhỏ)bao gồm vợ chồng và con cái của họ và gia đình lớn, bao gồm cụ, ông, bà, cô, dì,chú, bác,…Trong gia đình nhỏ, có thể do lượng thành viên ít nên mối quan hệ giữachồng và vợ có phần bình đẳng hơn gia đình lớn Đối với gia đình lớn, vai trò củangười đàn ông – người chủ gia đình là rất lớn Gia đình hạt nhân là gia đình tiêubiểu cho hình ảnh của tầng lớp nông dân nghèo và chiếm tỉ lệ rất cao Gia đình lớn
là mục tiêu vươn tới của các tầng lớp, nhưng chiếm tỉ lệ rất thấp Kinh tế trong cácđơn vị gia đình không tồn tại độc lập mà phụ thuộc vào làng
Kinh tế vùng châu thổ sông Hồng chủ yếu là nông ngiệp trồng lúa nướcmang tính chất manh mún và nhỏ lẻ, hơn hết lại thường xuyên chịu sự tác động, chiphối của thời tiết khắc nghiệt như thiên tai, bão,lũ,…Chính bởi đời sống sản xuất vàsinh hoạt phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên nên đòi hỏi các gia đình nhỏ và
có quan hệ láng giềng với nhau có chung dòng máu liên kết lại để cùng đối phó với
sự tác động của thiên nhiên đến sản xuất và đời sống xã hội Đó là tiền đề để quan
hệ thân tộc phát triển nơi làng xã truyền thống Người trong cùng một họ có thể dễ
Trang 38dàng cùng nhau tổ chức khai hoang, làm công tác đê điều, thủy lợi, sản xuất nôngnghiệp, làm nghề thủ công, chống sự xâm lấn của thú dữ, ngoại bang, cùng nhaubảo vệ xóm làng,…
Đạo thờ cúng tổ tiên chính là tín ngưỡng chi phối đời sống tâm linh trong giađình và dòng họ Mỗi dòng họ đều có một nhà thờ họ (từ đường) tổ, các chi của mỗi
họ cũng có từ đường nhỏ hơn, thu hẹp lại trong mỗi hộ gia đình hạt nhân đều có bànthờ gia tiên Mồ mả tổ tiên, từ đường, gia phả, ruộng hương hỏa,… là các tục lệ thànhvăn và bất thành văn gắn kết các thành viên trong gia đình và dòng họ lại với nhau
-Theo quan hệ nghề nghiệp, sở thích và tuổi tác: Những người có cùng một
nghề trong làng hay họp thành các hội, phường, phe Phe là một tổ chức tự quảndưới hình thức các câu lạc bộ Những người đi học và làm quan văn lại lập thànhhội tư văn Những người đi lính và làm quan võ lại có thể lập hội tư võ Hội tư vănthường được đề cao và quan trọng hơn hội tư võ Hay như những người làm nghềthủ công lập thành một hội, một phường như phường mộc, phường sơn, phườngthêu…, những người đi buôn bán lại cũng lập thành hội, thành phường Đơn giảnnhư những người luyện võ, tập chèo, cũng tổ chức ra các hội nhằm thỏa mãn sởthích của mình và những người giống mình trong cùng một làng
Thậm chí, rất nhiều làng do nhu cầu của cuộc sống mà họp nhau thành cáchội để giúp đỡ lẫn nhau Ngoài các hội, các phường, các phe, trong làng còn có một
tổ chức hết sức quan trọng và có ảnh hưởng lớn trong đời sống của làng là giáp.Giáp là một ký hiệu Nôm và có hai cách đọc: lối đọc nôm na, dân giã là kép, lối đọctheo chữ nghĩa là giáp
Giáp là chỉ một đơn vị trong làng mà ở đó các thành viên đều là nam Vàothế kỷ X, Khúc Hạo đổi hương (chỉ một đơn vị hành chính ở một số làng cạnhnhau) thành giáp, mỗi giáp có một vị giáp trưởng và một phó tri giáp để trông coiviệc thu thuế và quản lý hộ khẩu Ông đã sử dụng tổ chức này thành một đơn vịhành chính Nhưng qua một quá trình, việc sinh hoạt giáp thu nhận các em bé namngay từ khi mới chào đời Người con trai khi sinh ra được cha mẹ đăng ký vào giáp
Trang 39để từ đó cho đến lúc chết Theo thời gian và tuổi tác sẽ lần lượt được giữ các vị trí,cương vị trong giáp, được hưởng quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ đối với làng Khinam giới đến 18 tuổi được gọi là dân đinh và bắt đầu gánh vác nghĩa vụ đến khi 50tuổi là có thể được miễn.
Vai trò của giáp theo bước tiến của thời gian ngày càng đóng nhiều vai trò đadạng khác nhau Khi giáp với tư cách là một đơn vị trong tổ chức hành chính cơ sởthì nó có thể là một đơn vị dưới xóm, ngang xóm, ngang thôn Vào thế kỷ XV,dưới thời nhà Lê, giáp đã xuất hiện với tư cách là một tổ chức hành chính tươngđương với một thôn và ngang với cấp xã Ngày nay, có nhiêu giáp đóng vai trò làmột xã hoặc một phường như phường Giáp Bát – Hà Nội
Dưới triều Nguyễn, có khi giáp còn là một đơn vị đi khai hoang nhỏ nhất.Bởi vì tổ chức giáp ngày càng linh hoạt theo thời gian với vai trò của nó nên có thểthấy rằng vai trò của người đàn ông ngày càng được đề cao từ thế kỷ thứ X
-Tổ chức làng theo cơ cấu hành chính: Làng có khi gọi là xã (có xã
gồm nhiều làng), có khi gọi là thôn (khi nhất xã nhất thôn) Tiêu chuẩn để phân định
rõ nhất là chính cư và ngụ cư (nội tịch và ngoại tịch) một cách rất rành mạch, nhiềukhi cực đoan Tuy nhiên, có một điều mở là dân ngụ cư có thể chuyển thành chính
cư khi có điền sản và sống (cư trú) ở làng ba đời trở lên Dân cư trong làng đượcphân thành nhiều hạng, cơ bản là các hạng: chức sắc (đỗ đạt hoặc có phâm hàm vuaban); chức dịch (có chức vụ trong bộ máy hành chính); lão, đinh, tý ấu, người già,trai đinh, trẻ con (trong các giáp)…
Theo quan niệm truyền thống, cư dân trong làng truyền thống châu thổ sôngHồng thường được xếp làm hai bậc: Nếu căn cứ theo nghề nghiệp hoặc sự phâncông lao động thì người dân trong làng chia làm bốn hạng, còn gọi là “tứ dân” baogồm “sĩ”, “nông”, “công”, “thương” Do ảnh hưởng của Nho giáo nên “sĩ” được coi
là cao nhất, sau đó đến “nông”, “công” và “thương” không được xem trọng
Nếu căn cứ vào vị trí chính trị và thứ bậc xã hội, người làng lại phânbiệt thành nhiều hạng: quan viên, chức sắc, lão, quân, dân,…và phụ thuộc vào lịch
Trang 40sử cũng như tập quán của từng làng mà số lượng thứ bậc được chia nhiều hay ít.Các thứ bậc đó thể hiện rất rõ trong mỗi cuộc họp hay hội tổ chức ở ngoài đình.
2.4 Phân chia làng truyền thống châu thổ sông Hồng
2.4.1 Phân chia theo nghề nghiệp
Căn cứ theo nghề nghiệp và sự phân công lao động, trong bất kỳ một làng châuthổ sông Hồng nào cũng có đầy đủ bốn thành phần (tứ dân): sĩ, nông, công, thương
“Sĩ” là kẻ sĩ, là những người học hành, nhà nho, thầy thuốc, thầy đồ, quanchức trong bộ máy quản lý, …Bởi theo quan niệm của Nho giáo, “sĩ” được coi là bộphận đèn sách, những người có tri thức, hiểu biết, là lực lượng lãnh đạo nên luônđược xếp ở vị trí cao nhất
“Nông” là những người nông dân làm nông nghiệp Việt Nam từ ngàn đờinay là một đất nước với một nền xã hội lấy nông làm trọng và sống bằng nghề sảnxuất nông nghiệp nên những người làm nông được giữ ở một vị trí quan trọng thứhai sau “sĩ”
Trong thực tế, nhiều khi chưa có sự phù hợp giữa cuộc sống tinh thần (thứbậc) và đời sống vật chất, nên có nhiều kẻ “sĩ” sa cơ lỡ vận, nghèo đói,… thì cái vịtrí thứ bậc kia cũng chỉ là tương đối Hai thành phần mà xã hội làng quê xếp ở vị trícuối cùng là “công” và “thương” “Công” và “thương” là những người không trựctiếp lao động nông nghiệp mà họ thiên về sản xuất và lưu thông hàng hóa Họ luôn
bị gọi là các con buôn hay thằng bán với thái độ khinh miệt
Tuy nhiên, sự phân chia này cũng chỉ là tương đối vì trong thực tế ở các làng
xã, những thành phần dân cư này thường đan xen với nhau Người nông dân sau khixong một vụ mùa, tận dụng thời gian nông nhàn họ có thể sản xuất thủ công nghiệp
và mang ra chợ để trao đổi hàng hóa và ngược lại Rất khó có thể tìm thấy một hộgia đình nào thuần túy chỉ theo nghề nông hoặc chỉ theo nghề sản xuất thủ cônghoặc buôn bán Thậm chí những anh học trò mang danh “kẻ sĩ” trước và khi thànhdanh cũng nhờ công cày cấy và buôn bán của vợ Như trong thơ của Trần Tế Xương
đã viết “quanh năm buôn bán ở mom sông; nuôi đủ năm con với một chồng”