MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 1. Lý do nghiên cứu 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn 3 6. Kết cấu của đề tài: 4 CHƯƠNG I 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ BẢN SĂC DÂN TỘC TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG. 5 I. Bản sắc văn hoá dân tộc là gì? 5 II. Về toàn cầu hóa và tác động của nó đến văn hóa dân tộc 5 III. Thực trạng vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình hội nhập 9 1. Cơ hội, thành tựu 9 2. Thách thức, những mặt yếu kém 9 CHƯƠNG II 12 PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ 12 TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG. 12 I. Phương hướng phát triển 12 II. Nhiệm vụ cụ thể 14 III. Giải pháp xây dựng và phát triển văn hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá truyền thông đại chúng 14 KẾT LUẬN 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Ngày nay, vấn đề bản sắc dân tộc và việc giữ gìn, bảo tồn bản sắc dân tộc là mối quan tâm của nhiều quốc gia trong quá trình giao lưu, hội nhập. Đối với nước ta, từ khi tiến hành đổi mới, chúng ta đang từng bước mở rộng quan hệ, giao lưu hợp tác quốc tế. Quá trình này đang tạo cho chúng ta nhiều cơ hội và cả những thách thức gay gắt. Cho nên, vấn đề đặt ra là, chúng ta hội nhập như thế nào? Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: Mở cửa, hội nhập là để vừa phát triển đất nước, vừa bảo tồn được bản sắc của dân tộc mình và từng bước khẳng định vị thế, bản lĩnh của dân tộc trước cộng đồng quốc tế 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Toàn cầu hoá và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, đối với bản sắc dân tộc nói riêng là một vấn đề lớn, phức tạp, có tính thời sự. Trong thời gian qua đã có nhiều công trình khoa học (đề tài, hội thảo, sách, bài viết .) đề cập tới vấn đề nói trên. Các công trình đó đã đưa ra một bức tranh chung về TCH với tác động hai chiều của nó, về những thách thức của Việt Nam khi tham gia TCH, về bài học kinh nghiệm để Việt Nam hội nhập phát triển mà không bị lệ thuộc. Có thể kể đến một số công trình sau đây: Toàn cầu hoá: những vấn đề lý luận và thực tiễn do Lê Hữu Nghĩa và Lê Ngọc Tòng đồng chủ biên (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004). Trong công trình này, các tác giả đã phân tích nội dung, đặc điểm, bản chất và xu thế vận động của TCH trên thế giới đầu thế kỷ XX, tính chất tác động hai mặt của TCH đến mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá của các nước. Những bài viết trong cuốn sách cũng phân tích thời cơ và thách thức đối với Việt Nam khi tham gia và hội nhập sâu rộng vào xu thế TCH. Công trình Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hoá vấn đề và giải pháp do Chu Tuấn Cáp chủ biên (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002). Cuốn sách phân tích cơ sở lý luận và 4 thực tiễn quá trình vận động của TCH, tác động kép của xu thế này, quá trình hội nhập ngày càng mạnh mẽ của Việt Nam, một số thành công, hạn chế và bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong quá trình tham gia TCH. Toàn cầu hoá và khu vực hoá: Cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển. Đây là công trình tập hợp những bài viết của nhiều tác giả nước ngoài và trong nước do Viện Thông tin Khoa học xã hội thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia thực hiện, xuất bản năm 2000. Công trình đã tiếp cận và phân tích nhiều chiều về bản chất, đặc trưng, nội dung, hệ quả và một số vấn đề nổi cộm hiện nay của TCH đặt ra cho các nước, nhất là cho các nước đang phát triển.
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
1 Lý do nghiên cứu 1
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn 3
6 Kết cấu của đề tài: 4
CHƯƠNG I 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ BẢN SĂC DÂN TỘC TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG 5
I Bản sắc văn hoá dân tộc là gì? 5
II Về toàn cầu hóa và tác động của nó đến văn hóa dân tộc 5
III Thực trạng vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình hội nhập 9
1 Cơ hội, thành tựu 9
2 Thách thức, những mặt yếu kém 9
CHƯƠNG II 12
PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ 12
TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG 12
I Phương hướng phát triển 12
II Nhiệm vụ cụ thể 14
III Giải pháp xây dựng và phát triển văn hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá truyền thông đại chúng 14
KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do nghiên cứu
Ngày nay, vấn đề bản sắc dân tộc và việc giữ gìn, bảo tồn bản sắc dân tộc
là mối quan tâm của nhiều quốc gia trong quá trình giao lưu, hội nhập Đối với nước ta, từ khi tiến hành đổi mới, chúng ta đang từng bước mở rộng quan hệ, giao lưu hợp tác quốc tế Quá trình này đang tạo cho chúng ta nhiều cơ hội và cả những thách thức gay gắt Cho nên, vấn đề đặt ra là, chúng ta hội nhập như thế nào? Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: Mở cửa, hội nhập là để vừa phát triển đất nước, vừa bảo tồn được bản sắc của dân tộc mình và từng bước khẳng định
vị thế, bản lĩnh của dân tộc trước cộng đồng quốc tế
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Toàn cầu hoá và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, đối với bản sắc dân tộc nói riêng là một vấn đề lớn, phức tạp, có tính thời
sự
Trong thời gian qua đã có nhiều công trình khoa học (đề tài, hội thảo, sách, bài viết ) đề cập tới vấn đề nói trên Các công trình đó đã đưa ra một bức tranh chung về TCH với tác động hai chiều của nó, về những thách thức của Việt Nam khi tham gia TCH, về bài học kinh nghiệm để Việt Nam hội nhập phát triển mà không bị lệ thuộc
Có thể kể đến một số công trình sau đây: Toàn cầu hoá: những vấn đề lý luận và thực tiễn do Lê Hữu Nghĩa và Lê Ngọc Tòng đồng chủ biên (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004) Trong công trình này, các tác giả đã phân tích nội dung, đặc điểm, bản chất và xu thế vận động của TCH trên thế giới đầu thế kỷ
XX, tính chất tác động hai mặt của TCH đến mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá của các nước Những bài viết trong cuốn sách cũng phân tích thời cơ và thách thức đối với Việt Nam khi tham gia và hội nhập sâu rộng vào xu thế TCH Công trình Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hoá - vấn đề và giải pháp do Chu Tuấn Cáp chủ biên (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002) Cuốn sách phân tích cơ sở lý luận và 4 thực tiễn quá trình vận động của TCH, tác
Trang 3động kép của xu thế này, quá trình hội nhập ngày càng mạnh mẽ của Việt Nam, một số thành công, hạn chế và bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong quá trình tham gia TCH Toàn cầu hoá và khu vực hoá: Cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển Đây là công trình tập hợp những bài viết của nhiều tác giả nước ngoài và trong nước do Viện Thông tin Khoa học xã hội thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia thực hiện, xuất bản năm 2000 Công trình đã tiếp cận và phân tích nhiều chiều về bản chất, đặc trưng, nội dung, hệ quả và một số vấn đề nổi cộm hiện nay của TCH đặt ra cho các nước, nhất là cho các nước đang phát triển
Chúng ta còn có thể đề cập đến nhiều công trình khác nhau: Tính hai mặt của toàn cầu hoá của tác giả Trần Văn Tùng, Nxb Thế giới, Hà Nội, năm 2000; Toàn cầu hoá dưới những góc nhìn khác nhau, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2005; Toàn cầu hoá - chuyển đổi và tiếp nhận đa chiều của Viện Khoa học
xã hội Việt Nam Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Nxb Thế giới, Hà Nội, năm
2005 Ngoài ra còn có nhiều bài viết trên các tạp chí đề cập các nội dung liên quan đến TCH Trong các công trình nói trên, TCH đợc coi là một xu hướng khách quan, có tác động hai chiều và TCH kinh tế được phân tích, trình bày như một chủ đề chủ đạo, xuyên suốt Nhiều công trình đã đề xuất những hướng đi và một số giải pháp nhằm giúp Việt Nam hội nhập hiệu quả vào xu thế TCH, nhất
là TCH kinh tế hiện nay Bên cạnh những công trình tiếp cận TCH chủ yếu từ gốc độ kinh tế như đã nêu trên, thì cũng có nhiều công trình bài viết trình bày về tầm quan trọng của việc giữ vững định hướng phát triển, bảo vệ nền văn hoá dân tộc, phát huy các giá trị truyền thống trong phát triển đất nước Có thể kể đến một số công trình sau: Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam của Trần Văn Giàu (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1980) Những cơ sở cơ bản hình thành các giá trị truyền thống dân tộc được tác giả đề cập, phân tích rõ ràng, thuyết phục Nội dung và những biểu hiện giá trị truyền thống của dân tộc cũng là các nội dung cơ bản trong công trình này Tìm hiểu giá trị văn hoá truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá do Nguyễn Trọng
Trang 4Nội, năm 2001) Công trình này đã trình bày những nét cơ bản về giá trị truyền thống Đặc biệt những nội dung này được phản ánh qua sự trình bày mối quan
hệ giữa giá trị văn hoá truyền thống với sự phát triển Công trình Bản sắc văn hoá Việt Nam của Phan Ngọc (Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, năm 2004) đã trình bày một cách tiếp cận về bản sắc văn hoá Việt Nam, vai trò của bản sắc Việt Nam trong giao lưu hợp tác giữa Việt Nam với các nước
Thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào cộng đồng quốc tế Trên lĩnh vực văn hóa, văn hóa Việt Nam cũng chịu sự tác động của quá trình ấy Hội nhập là xu thế tất yếu của thời đại ngày nay Nhận thức được xu thế thế đó, trong những năm qua Việt Nam đã chủ động tích cực hội nhập cộng đồng quốc tế Quá trình hội nhập đã giúp chúng ta có điều kiện phát triển kinh tế cũng như vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã được khẳng định Trên lĩnh vực văn hóa, chúng ta cũng chịu những tác động to lớn từ quá
trình hội nhập ấy Vì vậy, nghiên cứu vấn đề “Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh
toàn cầu hóa truyền thông đại chúng” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn
trong giai đoạn hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích:
Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu mà các quốc gia trên thế giới đều phải chấp nhận và tranh thủ những yếu tố tích cực, loại bỏ những yếu tố tiêu cực để bứt nhanh trên con đường phát triển
Nhiệm vụ:
- Dựa vào tiêu chí xác định giá trị văn hóa, các giá trị văn hóa truyền thống
cơ bản của dân tộc ta bao gồm: chủ nghĩa yêu nước, lòng thương yêu, quý trọng con người, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; lòng dũng cảm, bất khuẩt, đức tính cần, kiệm, khiêm tốn, giản dị, trung thực, thủy chung, lạc quan…
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là hệ thống phương pháp thu thập thông tin Những phương pháp cụ thể là so sánh, tổng hợp, phân tích
5 Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn
Trang 5Vấn đề bản sắc dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa là một vấn đề lớn, vừa
có ý nghĩa lý luận lâu dài, vừa mang tính thực tiễn cấp bách, đòi hỏi sự lý giải trong một thời gian ít bị câu thúc của các chuyên gia nhiều lĩnh vực khác nhau Trong khuôn khổ bài viết ngắn này, tôi xin phép được nêu lên một số suy nghĩ ban đầu về vấn đề đã nêu, mong được quý độc giả cho ý kiến thêm
6 Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và tiểu kết, tiểu luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề bản sắc dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hoá truyền thông đại chúng
Chương 2: Phương hướng hoàn thiện việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hoá
Trang 6CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ BẢN SĂC DÂN TỘC TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG.
I Bản sắc văn hoá dân tộc là gì?
Văn hóa không ít khi được hiểu theo nghĩa hẹp: là hiện tượng mang tính nghệ thuật
Văn hóa nói đến ở đây cần được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các lĩnh vực: đạo đức, lối sống, giáo dục, khoa học, văn học, nghệ thuật, thông tin đại chúng,
giao lưu văn hóa Chỉ theo nghĩa rộng, văn hóa mới được coi là nền tảng tinh
thần, là mục tiêu, động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trong văn hóa thì cái làm nên cốt lõi của nó chính là hệ thống các thang bậc
giá trị của toàn xã hội, toàn dân tộc và của mỗi cá nhân đuợc lưu truyền qua
nhiều thế hệ tiếp nối Theo ý nghĩa này thì nói đến bản sắc dân tộc trước tiên phải xác định những giá trị chủ yếu làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của dân tộc từ bao đời nay Đó là: lòng yêu nước sâu xa, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp giữ nước, tình tương thân, tương ái, gắn kết cộng đồng gia đình - họ tộc - làng xã; cần cù lao động, chế ngự thiên nhiên, mưu sinh tồn tại; khát khao lẽ phải, sự công bằng xã hội, trọng nghĩa khinh tài, tôn sư trọng đạo; tình yêu văn học nghệ thuật, năng lực sáng tạo nghệ thuật; giàu khả năng thích nghi với biến đổi của hoàn cảnh để không ít khi tiếp nhận được từ bên ngoài những gì là tốt đẹp
II Về toàn cầu hóa và tác động của nó đến văn hóa dân tộc
Có thể đồng ý với nhận xét của nhà báo Robert J.Samuelson, khi ông cho rằng: “Toàn cầu hóa là cách gọi mới cho một quá trình cũ” (trong bài của ông
viết về toàn cầu hóa đăng trong loạt 8 bài báo với chủ đề Hướng về thế kỷ XXI của tờ The International Herald Tribune, 3-11/1-2000).
Trải mấy ngàn năm qua thế giới đã phát triển chính là bằng con đường mở rộng quan hệ giao lưu về mọi mặt, từ kinh tế đến văn hóa, giữa các nước, các
Trang 7khu vực “Con đường tơ lụa” xuyên Á qua các núi cao và thảo nguyên khô cằn, các tuyến hàng hải giữa các nước, các châu lục từ khi có thuyền buồm và la bàn
có thể coi là những bằng chứng hiển nhiên đầu tiên của cái gọi là “quá trình giao lưu quốc tế” trên phạm vi toàn thế giới đó Từ mấy thế kỷ trước có thể nói Hội An, Phố Hiến… đã là những “thành phố mở cửa” đầu tiên của nước ta… Tuy nhiên trong một vài thập kỷ trở lại đây rõ ràng đã xuất hiện nhu cầu gọi tiến trình giao lưu quốc tế đó bằng một cái tên mới là “toàn cầu hóa” bởi những biểu hiện mang tính “bùng nổ” của tiến trình này: đó là sự xuất hiện “đại trà” của các “xa lộ thông tin” trên toàn thế giới, sự mở rộng nhanh chóng của quá trình “tự do hóa thương mại”, sự sáp nhập các công ty quốc gia hùng mạnh trong các lĩnh vực tin học, truyền thông, chế tạo tàu bay, xe hơi…, sự nhất thể hóa về kinh tế - tài chính ở các khu vực v.v… diễn ra trong bối cảnh “hậu chiến tranh lạnh” và sự phát triển như vũ bão của kỹ thuật công nghiệp hiện đại… Đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa, quá trình “toàn cầu hóa” diễn ra thật sự sôi động với sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện truyền thông đại chúng và sự bùng nổ của các ngành công nghiệp văn hóa
Toàn cầu hóa đã và đang là một quá trình tất yếu khách quan trong lịch sử
phát triển của nhân loại
Như mọi hiện tượng đều có hai mặt trái - phải, thuận - nghịch, toàn cầu hóa, theo chữ dùng của tác giả R J Samuelson đã nhắc ở trên, là một “thanh gươm hai lưỡi”: “Một mặt nó là cỗ xe có động cơ mạnh làm tăng tốc độ phát triển kinh tế, mở ra kỹ thuật mới làm tăng mức sống ở cả những nước giàu lẫn nước nghèo; mặt khác, nó cũng là một tiến trình đầy tranh cãi tiến công vào chủ quyền quốc gia, làm xói mòn nền văn hóa và truyền thống địa phương, đe dọa sự
ổn định kinh tế và xã hội”
Lĩnh vực văn hóa là lĩnh vực có thể nói là chịu tác động hai mặt dễ nhận thấy của quá trình toàn cầu hóa
Từ bao đời nay, nền văn hóa nước ta không chỉ là thành quả của hàng ngàn năm chiến đấu giữ nước và lao động sáng tạo dựng nước của cộng đồng các dân
Trang 8tộc Việt Nam mà còn là kết quả của các quá trình hấp thụ tinh hoa của nhiều nền văn hóa, văn minh thế giới
Trong quá trình toàn cầu hóa, về mặt văn hóa chúng ta cần thấy những thời
cơ tốt để mở rộng cửa “đón nắng gió” bốn phương: tăng thêm tính hiện đại của
văn hóa (để dứt bỏ những gì là cổ hủ, thủ cựu - hệ quả của một nền sản xuất
nhỏ, phân tán), mở rộng và đào sâu thêm giá trị nhân văn - dân chủ - quốc tế của
văn hóa (để loại trừ những tàn dư của ý thức hệ phong kiến gia trưởng), tiếp thu
tính công nghiệp, tính khoa học, tính kỷ cương trong công việc và sinh hoạt giao
tiếp cộng đồng (để dứt khoát chia tay với thói quen sống theo “lệ làng” coi thường “phép nước”, thói rềnh rang, thù tạc, không biết tiếc thì giờ…), tiếp cận
những thành tựu to lớn của công nghệ kỹ thuật mới trên các lĩnh vực truyền thông, truyền hình, in ấn, sản xuất băng đĩa âm thanh và hình ảnh, sản xuất các phương tiện nghe nhìn, đổi mới và đa dạng hóa các loại hình nghệ thuật…
Sức hấp dẫn của những loại hình hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, vui chơi giải trí cũng như lối sống tiện nghi, hiện đại từ các nước phát triển đối với nhiều người dân nước ta, nhất là đối với lớp trẻ, là điều dễ nhận thấy, có thể nói là đã và đang diễn ra phần nào độc lập với ý muốn chủ quan của chúng ta, đặc biệt là của những người đứng tuổi
Ngoài mặt thuận của quá trình này, điều chúng ta cần quan tâm là mặt
nghịch của nó, nhất là khi quá trình toàn cầu hóa diễn ra đồng thời với tiến trình
mở cửa về kinh tế - văn hóa của nước ta, đồng thời với tiến trình chuyển đổi của
nền kinh tế nước ta từ kế hoạch hóa - tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước Ở đây có thể nói mặt trái của toàn cầu hóa đã có “mảnh đất thích hợp” để nảy nở sinh sôi là mặt trái của cơ chế thị trường tồn tại ở nước ta
So với các thời kỳ trước đây trong lịch sử nước ta, sức lao động sáng tạo của mỗi con người hiện nay có dịp được phát triển tốt hơn, xã hội nhờ đó trở nên
cởi mở, năng động hơn Nhưng bên cạnh mặt được rất cơ bản đó, cũng có thể
nói chưa bao giờ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc lại phải chịu những tác động xói mòn mạnh mẽ, gay gắt như hiện nay Nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm, buôn lậu, gian lận thương mại v v… phát triển
Trang 9như các đại dịch thời trung cổ Chỉ hơn mười năm qua, thời gian chưa đủ để một thế hệ sinh ra và trưởng thành, chúng ta có thể thấy, đặc biệt là ở các thành phố, các thị xã, thị tứ… khá phổ biến một lối sống thực dụng, chạy theo tiện nghi vật chất, tôn thờ đồng tiền, sùng ngoại, coi nhẹ các giá trị lý tưởng, đạo đức của cha ông… Nhiều sinh hoạt văn hóa, từ lễ hội đến biểu diễn nghệ thuật, bị nhuốm đậm đặc sắc màu thương mại hóa Các loại hình nghệ thuật ca nhạc phương Tây ngày càng có nhiều thanh niên hâm mộ tôn sùng, trong khi các loại hình nghệ thuật dân tộc như chèo, tuồng, cải lương… ngày càng thưa vắng người xem Lớp trẻ lớn lên không còn biết hát dân ca, các bà mẹ không còn biết hát ru… Thói đua đòi ăn chơi theo kiểu sống gấp “sống hôm nay không biết có ngày mai”, sống xa hoa vô lối bằng đồng tiền phi lao động đã không còn là hiện tượng hiếm
hoi (báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh số ra ngày 20 - 1 - 2000 có bài phóng
sự về “Những cuộc chơi mút mùa…địa ngục” ở Sài Gòn với lời bộc bạch của những kẻ “một đêm xài không hết 10 cây vàng là không ngủ được!”)
Điều đáng nói trước tiên không phải là những hiện tượng tha hóa về nhân cách trong xã hội ta hôm nay Điều đáng lo lắng hơn là xã hội chúng ta đã chưa
tạo ra được một dư luận phê phán đủ mạnh để ngăn chặn những hiện tượng
xuống cấp đạo đức như vậy và hậu quả là những hiện tượng “đồi phong bại tục” như vậy cứ ngang nhiên tồn tại, như “chọc tức”, như “trêu ngươi” mọi người!
Sự bàng quan, thờ ơ theo kiểu “mũ ni che tai” này dù muốn hay không cũng là
sự đồng lõa với cái ác.
Bao trùm lên các hiện tượng tiêu cực ấy có thể nói là sự khủng hoảng lòng tin - con người không còn có lý tưởng sống đúng đắn, mất định hướng giá trị Không ít người trở thành tín đồ mù quáng của các dị giáo, của các thứ mê tín dị đoan (Những dãy xe máy, xe con biển trắng và cả biển xanh nối đuôi nhau hàng cây số trên đường vào xin lễ đền Bà chúa Kho ở Bắc Ninh là một minh chứng đáng buồn)
Cùng với sự vận hành của cơ chế thị trường, của quá trình mở cửa, rõ ràng
là toàn cầu hóa đang đem lại những thách thức cam go cho văn hóa dân tộc
Trang 10III Thực trạng vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình hội nhập
1 Cơ hội, thành tựu
Cơ hội lớn nhất của việc gia nhập WTO đem lại cho chúng ta là tư nay nước ta có thể tham gia các thị trường thế giới với tư cách một thành viên bình đẳng, không bị phân biệt đối xử Đây chính là 1 trong những tiền đề cần thiết cho việc kích lệ văn hoá phát triển, thúc đẩy việc sáng tạo các sản phẩm văn hoá nghe nhìn, nghệ thuật biểu diễn, sách, báo… đến các nhu cầu giải trí khác như
du lịch văn hoá, tham quan thắng cảnh, di tích lịch sử, bảo tàng… Nhờ sự giao lưu văn hoá quốc tế được tăng cường mà nhân dân có thêm điều kiện thuận lợi
để tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại – từ lối sống, nếp sống năng động, sáng tạo, tự lập, ý thức tôn trọng luật pháp, đề cao tinh thần dân chủ, công bằng đến những giá trị văn học nghệ thuật mang đậm tính nhân văn, tính dân tộc và hiện đại Chúng ta cũng có nhiều cơ hội để giới thiệu với bạn bè trên thế giới những
vẻ đẹp độc đáo của nền văn hoá dân tộc
Việc thực hiện WTO tạo điều kiện thuận lợi để tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, có cơ hội phát triển và làm thăng hoa văn hoá dân tộc, tôn vinh hình ảnh Việt Nam trong cộng đồng thế giới Những giá trị văn hoá mới phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá có điều kiện phát triển mạnh mẽ Biết làm giàu chính đáng cho bản thân, cho xã hội, cho cộng đồng trở thành 1 giá trị tiêu biểu và là một biểu hiện sinh động của tình yêu quê hương đất nước Lòng nhân ái, tình thương con người biến thành hành động cụ thể giúp nhau vượt khó, vươn lên làm giàu…
2 Thách thức, những mặt yếu kém
Thách thức lớn chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Kinh tế thị trường với chủ nghĩa thực dụng sẽ khiến lý tưởng cao đẹp của chúng ta theo đuổi bấy lâu dễ bị phai nhạt ngay trong 1 số đảng viên Lối sống, nếp sống nặng về vật chất, đồng tiền, tâm lý hưởng thụ tiêu dùng có cơ hội phát triển mạnh Tình nghĩa trong gia đình, làng xóm, cơ quan bị nhạt nhoà dần Ngày càng bám rễ tâm lý “cá lớn nuốt cá bé”, “mạnh được, yếu thua”