1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KỸ NĂNG TÁC NGHIỆP BẰNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CỦA NHÀ BÁO TRONG XU THẾ HỘI TỤ TRUYỀN THÔNG

140 648 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 2,61 MB

Nội dung

Báo chí đã trải qua nhiều thay đổi và chuyển biến theo sự phát triển của công nghệ trong mười năm qua. Đây là một sự thay đổi theo tiến trình hiện đại hoá để phục vụ cho nhu cầu của công chúng, đặc biệt là về sự tin cậy của thông tin và thời gian của tin tức. Các cơ quan báo chí không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng phục vụ bạn đọc qua các phương tiện thông tin truyền thông. Với đặc trưng là sự hội tụ của cả 3 loại hình báo chí đi trước là báo nói, báo in và báo hình, báo điện tử đã thu hút được một lượng độc giả nhanh chóng đáng kể ngay từ khi mới ra đời. Nó chia sẻ số lượng độc giả của các loại hình báo chí khác. Hiện nay, với sự phát triển của Internet và máy tính, báo điện tử đang trở thành loại hình báo được công chúng quan tâm. Để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của công chúng và phù hợp với với sự phát triển của công nghệ thông tin, báo điện tử cũng phải ―làm mới‖ chính mình. Từ nội dung đến hình thức, từ cách khai thác và sử dụng công nghệ để khai thác tin bài, các phóng viên, biên tập viên của mỗi tờ báo điện tử đều phải cố gắng để bắt kịp xu thế và giúp tin bài của mình đến với công chúng một cách nhanh nhất và chân thực nhất. Từ năm 2006, tạp chí Time (Mỹ) đã bình chọn ―You‖ là người của năm bởi con người đang làm chủ phương tiện truyền thông và công nghệ. Công chúng đã ―vô tình‖ tham gia vào mạng lưới truyền thông mà không hề hay biết bản thân mình đang là một nhà báo, cung cấp thông tin cho cộng đồng. Qua chiếc camera trên điện thoại di động và sự bùng nổ của công nghệ, thông tin từ công chúng dần đóng vai trò chủ động, thay vì bị động từ các cơ quan báo chí. Ông Dale Peskin, Đồng Giám đốc Trung tâm Truyền thông Reston, phân hệ thuộc Viện Báo chí Hoa Kỳ, bang Virginia (Mỹ) đã đưa ra một khái niệm mới ―We media‖ (Chúng ta giới truyền thông) vào khoảng năm 2011 2 2012. Những đổi mới trong công nghệ thông tin đã đưa thế giới đến với một kỷ nguyên của các phương tiện truyền thông dân chủ, trong đó hầu như tất cả mọi người đều được tiếp cận tin tức và trở thành những người sáng tạo,đóng góp cho ngành công nghiệp báo chí. Mặt khác, báo chí luôn chú trọng đến thời gian thông tin bên cạnh việc cạnh tranh tin hot, tin giật gân. Báo nào nhanh hơn, báo đó chiến thắng về mặt tiếp cận với công chúng và được người đọc ―ưu ái‖ thường xuyên theo dõi. Đặc biệt, khi gặp một vấn đề mang tính tức thời và phóng viên đang có mặt ở hiện trường, lúc này, anh không thể chờ quay về toà soạn lấy thiết bị chụp ảnh, quay phim hay chờ phóng viên ảnh, quay phim chạy đến. Vậy có thể tác nghiệp bằng cái gì đây? ĐTDĐ mà anh luôn mang theo người là một đáp án hữu dụng nhất. Nếu anh sử dụng tốt, thành thạo, sản phẩm tin tức của anh không khác gì các thiết bị chuyên dụng. Bên cạnh đó, ngày nay, điện thoại di động sở hữu nhiều tính năng ưu việt như ghi âm, chụp ảnh, quay phim với hình ảnh và chất lượng sắc nét, thực sự trở thành một công cụ hữu ích cho mọi người. Các nhà báo cũng buộc đi theo xu hướng sử dụng điện thoại tác nghiệp để có được thông tin, tin tức nhanh nhất, thay vì chờ đầy đủ thiết bị tác nghiệp truyền thống hoặc công chúng gửi tin về. Vậy nên, để có thể tác nghiệp một cách nhanh chóng nhất, mỗi phóng viên có thể chỉ cần mang theo 1 thứ: điện thoại di động để có thể tác nghiệp trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là với những breaking news. Năm 2004, bức ảnh chụp bằng ĐTDĐ lần đầu tiên xuất hiện trên mặt báo, đánh dấu sự ra đời của hình thức làm báo bằng ĐTDĐ Mobile Jounarlism (viết tắt Mojo). Trên thế giới, Mojo đã sớm trở thành một phương thức làm báo quen thuộc, nhưng ở Việt Nam, trong vài năm trở lại đây, Mojo đang được chú ý đến bởi sự linh động và nhanh chóng. Nhà báo Lê Quốc Minh, TBT báo điện tử Vietnamplus, nhà báo Nguyễn Đức Hoà, phó ban 3 Thanh Thiếu Niên, VTV6, Đài Truyền Hình Việt Nam cùng các nhà báo, chuyên gia khác đều khẳng định: ―Mobile Journalism là một xu thế mới‖. Tuy nhiên, làm báo bằng điện thoại di động như thế nào cho hiệu quả thì không phải phóng viên, nhà báo nào cũng tận dụng được triệt để. Nhất là khi, Bộ Thông tin và truyền thông, các ban ngành, các trường đào tạo báo chí chưa có bất kỳ một văn bản về vấn đề Làm báo bằng ĐTDĐ cũng như kỹ năng tác nghiệp bằng ĐTDĐ cho nhà báo. Từ những vấn đề nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài ―Kỹ năng tác nghiệp bằng điện thoại di động của nhà báo trong xu thế hội tụ truyền thông‖ để làm luận văn tốt nghiệp của mình. Tác giả đưa ra phân tích thực tiễn tác nghiệp bằng ĐTDĐ tại Việt Nam, từ đó, nhận xét và đánh giá, kiến nghị giải pháp về cách thức sử dụng ĐTDĐ trong tác nghiệp.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số liệu nêu trong luận văn là trung thực; những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tôi xin chịu trách nhiệm

về công trình nghiên cứu của mình

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

TRẦN THỊ KIM ANH

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin trân trọng cảm ơn đến quý thầy, cô giảng viên Khoa Báo Chí & Truyền Thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình theo học chương trình Cao học Báo chí

Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS Nguyễn Thành Lợi - người đã tận tâm hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện hoàn thành luận văn này Đồng cảm ơn các nhà báo, chuyên gia và các phóng viên

am hiểu về lĩnh vực mà đề tài nghiên cứu, đã cung cấp cho tác giả nhiều thông tin hữu ích

Trong quá trình thực hiện luận văn tác giả đã cố gắng để hoàn thành luận văn thật tốt Tuy nhiên, do thời gian và trình độ còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Tác giả mong muốn tiếp tục nhận được

sự góp ý, chỉ dẫn chân thành của quý thầy, cô giảng viên và các bạn đồng nghiệp nhằm bổ sung, hoàn thiện luận văn

Xin chân thành cảm ơn !

Trang 5

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÀM BÁO BẰNG ĐTDĐ TRONG

1.2.2 Báo chí Việt Nam trước xu thế hội tụ truyền thông 26

Trang 6

1.4.4 Công chúng 42

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KỸ NĂNG LÀM BÁO BẰNG ĐTDĐ CỦA

2.1 Giới thiệu các cơ quan báo chí khảo sát 47

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI

3.1 Xu hướng phát triển Mobile Journalism 86

3.1.1 Xu hướng phát triển Mobile Journalism trên thế giới 86

3.1.2 Xu hướng phát triển Mobile Journalism ở Việt Nam 92

3.2 Đề xuất, kiến nghị nâng cao phát triển việc sử dụng ĐTDĐ trong tác

3.2.1 Xây dựng chiến lược nội dung, cơ sở hạ tầng từ cấp cao 94

3.2.2 Mở nhiều lớp ngắn hạn đào tạo kỹ năng tác nghiệp bằng ĐTDĐ tại các

Trang 7

cơ quan báo chí (Cho cả PV, BTV và đội ngũ lãnh đạo) 96

3.2.3 Xây dựng môn học Làm báo bằng ĐTDĐ và đào tạo tại các trường đào

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Báo chí đã trải qua nhiều thay đổi và chuyển biến theo sự phát triển của công nghệ trong mười năm qua Đây là một sự thay đổi theo tiến trình hiện đại hoá để phục vụ cho nhu cầu của công chúng, đặc biệt là về sự tin cậy của thông tin và thời gian của tin tức Các cơ quan báo chí không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng phục vụ bạn đọc qua các phương tiện thông tin truyền thông Với đặc trưng là sự hội tụ của cả 3 loại hình báo chí đi trước là báo nói, báo in và báo hình, báo điện tử đã thu hút được một lượng độc giả nhanh chóng đáng kể ngay từ khi mới ra đời Nó chia sẻ số lượng độc giả của các loại hình báo chí khác Hiện nay, với sự phát triển của Internet và máy tính, báo điện tử đang trở thành loại hình báo được công chúng quan tâm

Để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của công chúng và phù hợp với với sự phát triển của công nghệ thông tin, báo điện tử cũng phải ―làm mới‖ chính mình Từ nội dung đến hình thức, từ cách khai thác và sử dụng công nghệ để khai thác tin bài, các phóng viên, biên tập viên của mỗi tờ báo điện tử đều phải cố gắng để bắt kịp xu thế và giúp tin bài của mình đến với công chúng một cách nhanh nhất và chân thực nhất

Từ năm 2006, tạp chí Time (Mỹ) đã bình chọn ―You‖ là người của năm bởi con người đang làm chủ phương tiện truyền thông và công nghệ Công chúng đã ―vô tình‖ tham gia vào mạng lưới truyền thông mà không hề hay biết bản thân mình đang là một nhà báo, cung cấp thông tin cho cộng đồng Qua chiếc camera trên điện thoại di động và sự bùng nổ của công nghệ, thông tin từ công chúng dần đóng vai trò chủ động, thay vì bị động từ các cơ quan báo chí Ông Dale Peskin, Đồng Giám đốc Trung tâm Truyền thông Reston, phân hệ thuộc Viện Báo chí Hoa Kỳ, bang Virginia (Mỹ) đã đưa ra một khái niệm mới ―We media‖ (Chúng ta - giới truyền thông) vào khoảng năm 2011 -

Trang 10

2012 Những đổi mới trong công nghệ thông tin đã đưa thế giới đến với một

kỷ nguyên của các phương tiện truyền thông dân chủ, trong đó hầu như tất cả mọi người đều được tiếp cận tin tức và trở thành những người sáng tạo,đóng góp cho ngành công nghiệp báo chí

Mặt khác, báo chí luôn chú trọng đến thời gian thông tin bên cạnh việc cạnh tranh tin hot, tin giật gân Báo nào nhanh hơn, báo đó chiến thắng về mặt tiếp cận với công chúng và được người đọc ―ưu ái‖ thường xuyên theo dõi Đặc biệt, khi gặp một vấn đề mang tính tức thời và phóng viên đang có mặt ở hiện trường, lúc này, anh không thể chờ quay về toà soạn lấy thiết bị chụp ảnh, quay phim hay chờ phóng viên ảnh, quay phim chạy đến Vậy có thể tác nghiệp bằng cái gì đây? ĐTDĐ mà anh luôn mang theo người là một đáp án hữu dụng nhất Nếu anh sử dụng tốt, thành thạo, sản phẩm tin tức của anh không khác gì các thiết bị chuyên dụng

Bên cạnh đó, ngày nay, điện thoại di động sở hữu nhiều tính năng ưu việt như ghi âm, chụp ảnh, quay phim với hình ảnh và chất lượng sắc nét, thực sự trở thành một công cụ hữu ích cho mọi người Các nhà báo cũng buộc

đi theo xu hướng sử dụng điện thoại tác nghiệp để có được thông tin, tin tức nhanh nhất, thay vì chờ đầy đủ thiết bị tác nghiệp truyền thống hoặc công chúng gửi tin về Vậy nên, để có thể tác nghiệp một cách nhanh chóng nhất, mỗi phóng viên có thể chỉ cần mang theo 1 thứ: điện thoại di động để có thể tác nghiệp trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là với những breaking news

Năm 2004, bức ảnh chụp bằng ĐTDĐ lần đầu tiên xuất hiện trên mặt báo, đánh dấu sự ra đời của hình thức làm báo bằng ĐTDĐ - Mobile Jounarlism (viết tắt Mojo) Trên thế giới, Mojo đã sớm trở thành một phương thức làm báo quen thuộc, nhưng ở Việt Nam, trong vài năm trở lại đây, Mojo đang được chú ý đến bởi sự linh động và nhanh chóng Nhà báo Lê Quốc Minh, TBT báo điện tử Vietnamplus, nhà báo Nguyễn Đức Hoà, phó ban

Trang 11

Thanh Thiếu Niên, VTV6, Đài Truyền Hình Việt Nam cùng các nhà báo, chuyên gia khác đều khẳng định: ―Mobile Journalism là một xu thế mới‖

Tuy nhiên, làm báo bằng điện thoại di động như thế nào cho hiệu quả thì không phải phóng viên, nhà báo nào cũng tận dụng được triệt để Nhất là khi, Bộ Thông tin và truyền thông, các ban ngành, các trường đào tạo báo chí chưa có bất kỳ một văn bản về vấn đề Làm báo bằng ĐTDĐ cũng như kỹ năng tác nghiệp bằng ĐTDĐ cho nhà báo Từ những vấn đề nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài ―Kỹ năng tác nghiệp bằng điện thoại di động của nhà báo trong xu thế hội tụ truyền thông‖ để làm luận văn tốt nghiệp của mình Tác giả đưa ra phân tích thực tiễn tác nghiệp bằng ĐTDĐ tại Việt Nam, từ đó, nhận xét và đánh giá, kiến nghị giải pháp về cách thức sử dụng ĐTDĐ trong tác nghiệp

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Một số nội dung được thảo luận tại hội thảo, hội nghị

Ở Việt Nam, làm báo bằng ĐTDĐ đã du nhập và bắt đầu được biết đến nhờ sự đi đầu của báo điện tử Vietnamplus năm 2009-2010 Nhưng phải đến năm 2013, khái niệm Mobile Journalism (Làm báo bằng điện thoại di động) được biết đến, các phóng viên mới bắt đầu định hình và hiểu rõ hơn về kỹ năng tác nghiệp bằng ĐTDĐ Nhất là sau khi khóa học bồi dưỡng kỹ năng

―Làm báo bằng điện thoại di động‖ được mở ra

Sáng ngày 07/03/2013 Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Thông tin và Truyền thông (ICDAC) – Thuộc Cơ Quan Đại Diện Bộ Thông tin và Truyền Thông tại TP Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ khai giảng lớp ―Bồi dưỡng kỹ năng làm báo bằng điện thoại di động‖ Lúc này, những người hoạt động báo chí mới bắt đầu biết đến khái niệm Mobile Journalism và được đào tạo một cách bài bản

Tại đây, ngoài những kiến thức nền về tác nghiệp báo chí nói chung mà

Trang 12

các phóng viên, biên tập viên, người phụ trách trang tin cần có, các học viên được truyền đạt nhiều kinh nghiệm, thông tin về xu thế phát triển của báo chí thế giới và cách làm báo bằng ĐTDĐ Đồng thời, giảng viên Lê Quốc Minh còn giới thiệu một số kỹ năng như: Chụp ảnh, làm tin ngắn, quay phim…, biên tập trực tiếp trên smartphone (điện thoại thông minh) và đặc biệt là trao đổi, hướng dẫn các phần mềm đặc biệt ứng dụng vào vấn đề bảo vệ bản quyền

và social media trong báo chí hiện đại

Kỹ năng xử lý ảnh, video clip được thực hiện dựa trên việc khai thác các phần mềm xử lý ảnh (Camera+, Instagram, PS Express, Snapseed, Iphoto…), phần mềm quay và xử lý videoclip (Real Director, Splice, Qik Video, Socialcam, Imovie…), phần mềm biên tập âm thanh (Audioboo, Sound Cloud)… Sau khóa học, các học viên được hướng dẫn thực tế thực hiện các nội dung đã được học, làm bài thu hoạch và được cấp chứng chỉ qua quá trình theo học

Đến năm 2014-2015, nhiều lớp học dành cho các phóng viên, nhà báo các bạn trẻ muốn làm báo bằng ĐTDĐ được mở ra và được nhiều cơ quan báo chí chú trọng hơn Tháng 5 năm 2014, một hội thảo có sự tham gia của

250 lãnh đạo và phóng viên thuộc nhiều cơ quan báo chí trong nước đã chia

sẻ kinh nghiệm về làm báo qua điện thoại thông minh (smartphone) tại buổi hội thảo ―Smartphone với truyền thông hiện đại.‖

Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Duy Truyền, Phó Tổng Giám đốc TTXVN cho biết, sự kiện này diễn ra trong bối cảnh xu thế báo chí trên toàn cầu đang thay đổi, xã hội đang chuyển dần sang giai đoạn truyền thông mobile và báo chí cũng phải biến chuyển phù hợp với đối tượng sử dụng và tiếp cận thông tin theo phương thức mới

Ngày 14/5/2014, tại Hà Nội, TTXVN cũng đã tổ chức Hội thảo khoa học ―Smartphone với truyền thông hiện đại‖ Hội thảo đã khẳng định với sự

Trang 13

phổ biến của smartphone và tablet, các tờ báo đang không chỉ đơn thuần xây dựng giao diện mobile mà còn sản xuất nội dung dành riêng cho thiết bị di động Điều đó cho thấy sự thừa nhận và tầm quan trọng của ĐTDĐ dưới vai trò một phương tiện truyền thông hiện đại trong môi trường truyền thông số

Ngày 11/7/2014, Talkshow "Kể chuyện bằng hình ảnh" - Tác nghiệp breaking news bằng smartphone được tổ chức, với sự tham gia hai diễn giả: Nhà báo Đỗ Lê Thăng, trưởng ban điện tử Dân Việt và Nhà báo Phan Lợi, Phó Tổng thư ký toà soạn báo Pháp Luật TP HCM Tại talkshow, hai diễn giả chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân về việc tác nghiệp bằng smartphone khi gặp breakingnews Họ cũng bày tỏ tầm quan trọng của việc tác nghiệp bằng ĐTDĐ trong môi trường báo chí hiện nay

Trong khoảng 2 năm trở lại đây, khi cách mạng công nghệ đã chuyển mình từ 3.0 lên 4.0, báo chí hiện đại cũng vì thế mà thay đổi vượt bậc Báo chí di động, làm báo bằng ĐTDĐ không chỉ là một phương thức tác nghiệp nên có mà giờ đây các PV cần phải có Đặc biệt là các kỹ năng tác nghiệp bằng ĐTDĐ Ngày 29-31/8/2016, Ban nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Văn phòng Viện KAS (CHLB Đức) tại Hà Nội đã tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ: "Kỹ năng làm báo hiện đại", với sự tham gia của hơn 30 học viên là các nhà báo đến từ các cơ quan báo chí Trung ương và một số tỉnh, thành phố trong cả nước Nội dung khóa học là cung cấp thông tin về xu hướng báo chí di động; Các kỹ năng ứng dụng phần mềm cơ bản trên di động dành cho nhà báo; Mô hình tòa soạn hội tụ, kinh nghiệm xử lý thông tin trên mạng xã hội cho tác nghiệp của nhà báo Tuy nhiên, sự giới hạn về quy mô khiến cho các kiến thức chưa được phổ cập rộng rãi Ngoài ra, thời gian ít ỏi cũng sẽ hạn chế việc các nhà báo chia sẻ ―kho‖ kỹ năng rộng lớn

Ngày 22-23/2/2017, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí – Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức khóa bồi dưỡng ―Kỹ năng sử dụng các

Trang 14

công nghệ di động sản xuất video clip trong báo mạng điện tử‖ dành cho hơn

40 học viên là các phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên đến từ các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương Giảng viên của khóa bồi dưỡng là Nhà báo Hoàng Đức Long – Trưởng phòng chính trị – Xã hội Truyền hình Thông tấn (TTXVN) Tại khóa bồi dưỡng, giảng viên Hoàng Đức Long cung cấp cho các học viên kiến thức và cách tác nghiệp thực tế bằng các công nghệ di động như: Smarphone, Flycam, Lý thuyết về quay phim bằng ĐTDĐ, kỹ năng sử dụng các phần mềm dựng, cách Livestream từ điện thoại Smartphone lên fanpage, facebook hoặc website Ngoài việc học lý thuyết, các học viên được chia theo nhóm đi thực tế và sử dụng các công nghệ di động để tác nghiệp tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam Sau đó, cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để tạo ra những sản phẩm video clip nhanh, có chất lượng cao, góp phần nâng cao chất lượng của các báo mạng điện tử, đáp ứng yêu cầu của báo chí hiện đại

Rào cản về công nghệ không còn quan trọng khi xu hướng sử dụng thiết bị quay hình hiện đại là Nhỏ hơn – Nhanh hơn – Rẻ hơn và Phổ cập hơn Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, nhất là sự ra đời của các thiết bị thông minh đã giúp cho mọi người có thể tạo nên những đoạn phim chuyên nghiệp có chất lượng ở mọi nơi, mọi lúc Hiểu được điều này, Ban Thời sự và Trung tâm Tin tức VTV24 đã mời chuyên gia Steve Ahern – Giám đốc Tập đoàn Truyền thông AMT của Australia đến chia sẻ nhiều kỹ năng, kinh nghiệm thực hành cho các phóng viên tin tức tại Hội thảo quay video bằng Smartphone Qua buổi thực hành, các phóng viên tin tức có thể rút ra nhiều kinh nghiệm trong việc thực hành quay, dựng, biên tập file video, sử dụng các ứng dụng kết nối trên thiết bị thông minh, cách phối hợp làm việc và xây dựng bản tin trực tiếp tại trường quay, chuyên nghiệp tới từng vị trí

Trang 15

2.2 Các bài viết, công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài

Thực tế, trên thế giới, việc sử dụng ĐTDĐ trong tác nghiệp không có gì mới mẻ Thậm chí được các cơ quan báo chí truyền thông phát triển mở rộng, đào tạo phóng viên nhà báo các kỹ năng làm báo bằng ĐTDĐ

Việc tác nghiệp bằng ĐTDĐ càng được phát triển khi báo chí đang đi theo mô hình báo chí truyền thông hiện đại, truyền thông đa phương tiện, truyền thông hội tụ Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã tiếp cận nhiều công trình nghiên cứu như: "Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại" của TS Nguyễn Thành Lợi Tác giả đã đưa ra khung lý luận

và thực tế của "Truyền thông xã hội trong kỷ nguyên số", "Truyền thông internet và các học thuyết truyền thông", "Hội tụ truyền thông", "Tòa soạn hội tụ",…

Trong một cuốn sách khác nghiên cứu chuyên biệt về báo điện tử "Báo mạng điện tử Đặc trưng và phương pháp sáng tạo" của TS Nguyễn Trí Nhiệm

- TS Nguyễn Thị Trường Giang, có đưa ra cái nhìn toàn cảnh về báo chí điện

tử ở Việt Nam và các vấn đề liên quan báo mạng điện tử như: Đặc trưng cơ bản, quy trình sản xuất, tổ chức diễn đàn, công chúng của báo điện tử

TS Nguyễn Trí Nhiệm cũng đã phát hành một cuốn sách khác, với tiêu

đề ―Báo chí truyền thông - những vấn đề đương đại‖ TS đã bàn về các vấn đề sau: tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp cận từ góc độ pháp luật báo chí và đạo đức nhà báo hiện nay; vai trò của báo chí trong việc cung cấp thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý; báo chí trong kỷ nguyên di động; những lợi ích báo chí nhận được từ mạng xã hội trong quá trình tương tác; sức mạnh của báo mạng điện tử trong phản biện xã hội; báo chí đối ngoại Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước; sự thay đổi phương thức sản xuất chương trình truyền hình ở Việt Nam hiện nay; kỹ năng phản biện chính sách của nhà báo

Trang 16

Tháng 6 năm 2016, nhóm tác giả gồm Phạm Chiến Thắng (Giảng viên

Bộ môn Báo chí, Khoa Văn – Xã hội), Phan Văn Kiền, Phan Quốc Hải và Nguyễn Đình Hậu đã cho ra mắt bạn đọc cuốn sách ―Một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện đại‖ Các tác giả đã đưa ra một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện đại như: Siêu tác phẩm báo chí (Digital mega-stories); Báo chí dữ liệu (Data Journalism) và Báo chí di động (Mobile Media, Mobile Journalism)

Trên báo chí, một số bài viết cũng bàn về Mojo và cho thấy sức mạnh của smartphone trong tác nghiệp, có thể dẫn đến sự … mất việc của phóng viên, như 2 bài viết của tác giả Trọng Cầm đăng trên Vietnamnet: ―Phóng viên ảnh mất việc vì smartphone‖ vào 14h, ngày 29/6/2013 và ―Máy ảnh số ngắc ngoải vì smartphone‖ 15h11, ngày 28/6/2013

Ngày 20/6/2015, tác giả - nhà báo Lê Quốc Minh đã viết ―Mobile: ―Tân vương‖ của báo chí‖, đăng trên Người Lao Động với nội dung: Trong khi báo chí thế giới đang lên cơn sốt về mobile, nhà nhà đặt chiến lược riêng cho nền tảng này (không chỉ là việc cung cấp nội dung mà cả các phương án kinh doanh) thì dường như đa số các báo ở Việt Nam vẫn bình chân như vại Tác giả cũng chỉ ra rằng, các nhà báo nên thực hiện nội dung bài báo cho phù hợp với việc tiếp nhận thông tin bằng ĐTDĐcủa công chúng Bởi lượng người dùng sử dụng ĐTDĐ để đọc báo đang chiếm số lượng lớn, cao hơn desktop

và laptop

Trong một thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến cuối năm 2017, tổng số thuê bao điện thoại trong nước ước tính đạt 127,4 triệu, trong đó số thuê bao di động đạt 119,7 triệu Tỉ lệ phủ sóng di động đạt 95% diện tích cả nước, số xã có điện thoại đạt 100% Ngoài ra, các nhà mạng đều đầu tư nâng cấp về cáp quang, trạm BTS (cột ăngten thu phát sóng thông tin

di động) 4G để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao nên việc sử dụng internet

Trang 17

lướt web, đọc báo của người dùng vô cùng thuận tiện, đặc biệt là với các phóng viên nhà báo cần tác nghiệp mọi lúc mọi nơi

Tác giả Hà Giang cũng đã chia sẻ về sự thuận tiện của ĐTDĐ trong bài viết ―Di động hoá - một xu hướng của báo chí hiện đại‖ trên tạp chí Người làm báo, số tháng 12/2015 Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, bất kỳ ai cũng có thể tự sản xuất tin tức và truyền tin trên mạng xã hội như những nhà báo thực thụ Tác giả cũng nhấn mạnh: Trước sự bùng phát của báo chí đa nền tảng và di động hóa là xu thế tất yếu của báo chí hiện đại, đã đến lúc các

cơ quan báo chí Việt Nam thay đổi cách tiếp cận Thay vì ―găm‖ thông tin

―nóng‖, độc quyền để làm ―đinh‖ cho báo giấy và tin nổi bật trên báo điện tử, cần phải đưa lên báo điện tử trên phiên bản mobile trước rồi mới đến báo điện

tử truyền thống và cuối cùng mới là báo in Để thành công với một loại hình báo chí mới mẻ và đòi hỏi nền tảng kỹ thuật cao, rất cần những biên tập viên, nhất là cho phiên bản báo điện tử trên fanpage những kỹ năng về công nghệ, khả năng chuyên môn tìm kiếm và phát hiện đề tài, rút tít, tìm hình ảnh

Mới đây, vào ngày 21/6/2017, tác giả Xuân Bách đã đăng tải bài viết:

―Smartphone: Vật thiết thân của nhà báo‖ trên báo điện tử Infonet Tác giả cho biết với sự tiến bộ nhanh như vũ bão của khoa học công nghệ, càng ngày điện thoại càng có nhiều tính năng ưu việt, hỗ trợ phóng viên, nhà báo tốt hơn trong việc sản xuất thông tin, với khả năng làm việc đa dạng từ tin văn bản, hình ảnh đến video Hơn nữa, gần đây, việc phổ biến 4G tại Việt Nam càng gia tăng khả năng kết nối và truyền tải dữ liệu mọi lúc, mọi nơi cho phóng viên, nhà báo dùng smartphone để tác nghiệp Tuy nhiên, mức độ và hiệu quả khai thác, sử dụng các tính năng của smartphone còn tùy thuộc vào từng phóng viên, nhà báo và tòa soạn

Ở luận văn ―Xây dựng phiên bản báo mạng điện tử dành cho môi trường điện thoại di động (Khảo sát báo điện tử VietnamPlus và CNN)‖ của

Trang 18

Dương Đức Dũng (2015), tác giả đã hệ thống những vấn đề lý luận, những yêu cầu chung về các yếu tố nội dung thông tin, hình thức thể hiện đối với báo mạng điện tử và báo mạng điện tử dành cho môi trường điện thoại di động Khảo sát thực trạng VietnamPlus và CNN để hệ thống hóa những khác biệt cơ bản giữa hai phiên bản báo mạng điện tử dành cho môi trường ĐTDĐ

Đề xuất một số khuyến nghị khoa học nhằm nâng cao kỹ năng sản xuất nội dung, tăng cường tính hiệu quả của thông tin trên báo mạng điện tử dành cho ĐTDĐ

Trong luận văn ―Xu hướng phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết

bị di động ở Việt Nam hiện nay‖ (2014), tác giả Nguyễn Hoàng Lan Chi đã đưa ra những vấn đề lý luận liên quan đến báo mạng điện tử và sự phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động: khái niệm xu hướng, thiết bị di động, báo mạng điện tử; đặc điểm của báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động; vai trò của việc phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động và những tác động đến thói quen đọc báo mạng điện tử của công chúng; Khảo sát thực trạng xu hướng phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động ở Việt Nam thông qua 3 tờ báo VTV News (vtv.vn), Tuổi trẻ Online (tuoitre.vn)

và VietnamPlus (vietnamplus.vn); Thông qua kết quả khảo sát, đề xuất một số giải pháp thúc đẩy xu hướng phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động ở Việt Nam

Mới đây, trong năm 2016, học viên Dương Hồng Hạnh, Khoa báo chí, Trường ĐHKHXH&NV đã bảo vệ thành công luận văn ―Vấn đề làm tin cho phiên bản điện thoại di động ở Việt Nam hiện nay‖ Tác giả đã đưa ra cái nhìn tổng quát về cơ sở lý thuyết và khảo sát thực trạng vấn đề làm tin cho phiên bản điện thoại di động, tác giả đã phân tích những thuận lợi, khó khăn của các

cơ quan báo chí trong việc sản xuất tin cho phiên bản ĐTDĐ hiện nay Đồng thời từ thực trạng làm tin, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại như vấn đề công

Trang 19

chúng, vấn đề công nghệ Từ đó, đóng góp một vài giải pháp cụ thể và xây dựng một quy trình sản xuất tin dành riêng cho phiên bản điện thoại di động, mang tính tham khảo dành cho các cơ quan báo chí có phiên bản ĐTDĐ

Tác giả Vũ Thị Thuỳ Linh, trong luận văn ―Phát thanh trên điện thoại

di động sử dụng công nghệ 3G (Khảo sát trường hợp Viettel Radio)‖ đã tập trung nghiên cứu những vấn đề của phát thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G như: Nội dung, hình thức thể hiện, quy trình sản xuất, công chúng thính giả… Từ đó rút ra những đặc trưng, đặc điểm, ưu thế và hạn chế của mô hình phát thanh này, đồng thời đề xuất những đóng góp nhằm nâng cao chất lượng chương trình và chiến lược phát triển cho Viettel Radio trong giai đoạn tiếp theo

Mặc dù các công trình nghiên cứu đều đạt được thành tựu nhất định, có nhiều đóng góp về lý luận cũng như thực tiễn trong lĩnh vực báo chí truyền thông, song vẫn chưa có một công trình nào thực sự đi sâu nghiên cứu về kỹ năng tác nghiệp bằng ĐTDĐ trong xu thế hội tụ truyền thông Trong khi, Mobile Journalist - làm báo bằng ĐTDĐ đang là một xu thế trên thế giới Chính vì vậy,

kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu đi trước và thực tiễn hoạt động báo chí truyền thông tại Việt Nam, luận văn đi sâu vào nghiên cứu vấn đề

kỹ năng tác nghiệp bằng ĐTDĐ trong xu thế hội tụ truyền thông

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống khung lý thuyết, tác giả khảo sát kỹ năng tác nghiệp bằng ĐTDĐ của nhà báo tại một số cơ quan báo chí điện tử, chỉ ra ưu điểm, hạn chế, từ đó đề xuất kiến nghị cách thức sử dụng ĐTDĐ trong tác nghiệp

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận văn giải quyết một số nhiệm vụ nghiên cứu sau:

Trang 20

- Làm rõ một số khái nhiệm công cụ, xây dựng khung lý thuyết

- Đánh giá thực trạng kỹ năng làm báo bằng ĐTDĐ của phóng viên, nhà báo qua một số tờ báo điện tử khảo sát

- Đề xuất kiến nghị cách thức sử dụng điện thoại di động trong tác nghiệp

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Kỹ năng tác nghiệp bằng điện thoại di động trong xu thế hội tụ truyền thông

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Khảo sát kỹ năng tác nghiệp bằng điện thoại di động của nhà báo trên

ba tờ báo điện tử: Vietnamplus, Vietnamnet và Zing.vn

Thời gian khảo sát: Tháng 1/2016 - Tháng 11/2017

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn được nghiên cứu dựa trên hệ thống lý thuyết: lý thuyết về báo chí truyền thông, lý thuyết về xu thế hội tụ truyền thông trong môi trường truyền thông hiện đại, lý thuyết về báo điện tử và phương tiện truyền thông mới

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học, cụ thể:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề,

nắm bắt những nội dung mà các tác giả/ nhà nghiên cứu đi trước đã làm Phân tích nguồn, nội dung và tổng hợp tài liệu

Phương pháp điều tra xã hội học: gồm khảo sát bằng bảng hỏi và

phỏng vấn sâu Khảo sát bằng bảng hỏi gồm 17 câu hỏi, 200 đối tượng khảo sát là các PV, nhà báo, CTV, những người có kinh nghiệm làm báo Đối tượng phỏng vấn là 5 chuyên gia có nghiên cứu sâu về làm báo bằng ĐTDĐ; Tổng biên tập một tờ báo điện tử có sử dụng Mobile Journalism; nhà báo, phóng viên có kinh nghiệm tác nghiệp bằng ĐTDĐ Mục đích chỉ ra được

Trang 21

thực trạng, điểm mạnh và điểm yếu của việc làm báo bằng ĐTDĐ ở Việt Nam

và tổng hợp nên các kỹ năng cần có để tác nghiệp bằng ĐTDĐ Từ đó đưa ra các đề xuất kiến nghị cách thức sử dụng ĐTDĐ trong tác nghiệp

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Là phương pháp thu thập thông tin

bằng các khảo sát trên đối tượng khảo sát (PV, nhà báo, chuyên gia có kinh nghiệm và có kiến thức sâu về tác nghiệp bằng ĐTDĐ)

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa lý luận

Qua phần lịch sử nghiên cứu vấn đề ở trên, có thể thấy đây là một đề tài khá mới, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu sâu về khía cạnh này Chính vì vậy, đề tài mang một ý nghĩa lý luận mới mẻ và quan trọng khi có những đóng góp thiết thực về mặt lý thuyết trong đào tạo báo chí cũng như trong thực tiễn hoạt động báo chí hiện nay Về phần lý luận, đề tài

đã tập trung phân tích, tổng hợp và đưa ra các kỹ năng làm báo bằng ĐTDĐ, đồng thời, làm rõ hiệu quả của việc thực hành kỹ năng tác nghiệp bằng ĐTDĐ trên thực tế khảo sát với các phóng viên làm cơ sở nền tảng cho quá trình nghiên cứu đồng thời

6.2 Thực tiễn

Trong luận văn, tác giả đã đề xuất nâng cao một số kỹ năng tác nghiệp bằng ĐTDĐ, góp phần cải thiện, khắc phục những hạn chế sử dụng ĐTDĐ để tác nghiệp của phóng viên

Đây có thể coi là một nguồn tài liệu tham khảo dành cho những thế hệ sinh viên, học viên của các ngành khoa học xã hội nhân văn nói chung và ngành báo chí truyền thông nói riêng, cũng như những ai có quan tâm đến lĩnh vực này

7 Kết cấu của luận văn

Gồm 3 phần chính:

Trang 23

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÀM BÁO BẰNG ĐTDĐ TRONG

XU THẾ HỘI TỤ TRUYỀN THÔNG 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Điện thoại di động

Điện thoại di động, hay còn gọi là điện thoại cầm tay, là thiết bị viễn thông liên lạc có thể sử dụng trong không gian rộng, phụ thuộc vào nơi phủ sóng của nhà cung cấp dịch vụ Chất lượng sóng phụ thuộc vào thiết bị mạng

và phần nào địa hình nơi sử dụng máy chứ ít khi bị giới hạn về không gian

ĐTDĐ có thể phân loại thành 2 loại chính: Điện thoại tính năng và điện thoại thông minh

Điện thoại tính năng là một thuật ngữ để mô tả một thiết bị di động cấp thấp, thường phục vụ như là một trợ lý kỹ thuật số cá nhân (PDA - Personal Digital Assistant), vẫn có hệ điều hành, được tích hợp một số tính năng cơ bản như nghe gọi nhắn tin, chụp ảnh/ quay phim chế độ thấp và truy cập băng rộng di động GPRS, 3G

Điện thoại thông minh là mô tả một thiết bị di động cao cấp của thế hệ mới hơn Giao diện ứng dụng lập trình (API - Application Programming Interface) trên điện thoại thông minh chạy ứng dụng bên thứ 3, cho phép những ứng dụng tích hợp tốt hơn với hệ điều hành của điện thoại và phần cứng, giúp người dùng sử dụng điện thoại tốt hơn

Điện thoại thông minh (Smartphone) là khái niệm để chỉ chiếc điện thoại tích hợp một nền tảng hệ điều hành di động với nhiều tính năng hỗ trợ tiên tiến về điện toán và kết nối dựa trên nền tảng cơ bản của điện thoại di động thông thường

Các ngành công nghiệp tin rằng điện thoại thông minh đa số có một màn hình độ phân giải cao hơn so với điện thoại truyền thống và điện thoại thông minh như một máy tính di dộng, vì nó có một hệ điều hành riêng biệt

Trang 24

Ngoài ra, smartphone có thể hiển thị phù hợp các trang website bình thường, tuỳ chỉnh tự do giao diện và sở hữu khả năng cài đặt lẫn gỡ bỏ ứng dụng dễ dàng; điện thoại thông minh có màn hình cảm ứng độ phân giải cao, và có bàn phím ảo, dễ dàng gõ bằng tay

Đặc biệt, smartphone có thể tiến hành đa tác vụ, mở email, truy cập Internet, và hoàn toàn có thể thay đổi các thiết bị truyền thống như MP3, MP4, PDA Bên cạnh đó, điện thoại thông minh có thể thay thế xử lý các vấn đề máy tính văn phòng, kết nối hoặc ngắt kết nối internet bất cứ lúc nào,

và đồng bộ hóa dữ liệu với máy tính, máy tính xách tay và các thiết bị khác

Ngày nay, ĐTDĐ gần như làm được các công việc của một chiếc PC, Laptop, giúp cho người sử dụng thuận tiện hơn trong công việc và cuộc sống Nhờ những ưu việt của nó, ngành báo chí nói chung và phóng viên, nhà báo nói riêng thường xuyên phải "nhờ cậy" trong tác nghiệp

1.1.2 Làm báo bằng điện thoại di động

Trong những năm qua, công nghệ hiện đại đã giúp cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn và chính những tiện ích đã tạo nên sự ganh đua trong việc đưa thông tin nhanh chóng, chuẩn xác, giật gân khiến cho các nhà báo và cơ quan báo chí chịu rất nhiều áp lực Nhất là khi mỗi người đều có một chiếc điện thoại với chức năng quay phim chụp ảnh, người dân trở thành một

―phóng viên hiện trường‖ và họ có thể có một ―kênh‖ tin tức riêng ngay trên chính trang xã hội của mình

Rất dễ dàng khi bạn tham gia một sự kiện và thay vì tập trung thưởng thức nó thì bạn sẽ thấy rất nhiều người giơ chiếc điện thoại, máy tính bảng lên

và chụp ảnh, ghi hình, thậm chí là livestream Sau đó họ sẽ đăng lên mạng xã hội Nếu phóng viên phải trở về toà soạn, xử lý ảnh, làm tin sau đó mới đăng lên hệ thống CMS, chờ duyệt thì chắc chắn tin đó sẽ trở thành tin nguội, công chúng có thể đã biết tin đó từ một nguồn khác trên mạng xã hội

Trang 25

Với mỗi một breaking news, không phải nhà báo nào cũng có mặt tại thời điểm xảy ra sự kiện ngay khi nó diễn ra, mà hầu hết đều được ―phóng viên hiện trường‖ thông tin trực tiếp hoặc tiếp nhận qua một kênh xã hội nào

đó Trước khi có thể dùng các thiết bị chuyên dụng để tác nghiệp thì họ buộc phải sử dụng các thước phim, hình ảnh do người dân chứng kiến cung cấp, dù hình ảnh kém chất lượng vì họ sử dụng điện thoại của mình để ghi hình

Trên thế giới, bức ảnh đầu tiên chụp bằng điện thoại di động xuất hiện trên tờ báo uy tín The New York Times xuất hiện vào ngày 17 tháng 2 năm

2004 Tuy chỉ là bức ảnh bình thường chụp lễ ký kết của hai công ty điện thoại, nhưng nó chính là cột mốc, đánh dấu sự ra đời của hình thức thu thập tin tức bằng điện thoại di động

Năm năm sau, khoảng năm 2009 - 2010, tác nghiệp bằng ĐTDĐ đã rất phổ biến ở Châu Á Đặc biệt là khi những chiếc điện thoại di động có một số chức năng tốt như chụp ảnh, quay phim với độ nét tương đối và đặc biệt là kết nối được mạng internet xuất hiện nhiều trên thị trường cũng là lúc người làm báo thấy công việc tác nghiệp trở nên nhẹ nhàng hơn Thay vì mỗi lần đi sự kiện phải mang theo nào máy ảnh, máy quay phim, máy ghi âm, sổ sách, bút

… thì họ chỉ cần chiếc điện thoại di động của mình

Khi gặp hoặc nhận được thông tin về một sự việc bất ngờ, nhà báo ở gần hiện trường nhất, dù không có các thiết bị chuyên dụng như máy ảnh kỹ thuật số, máy quay phim, laptop thì vẫn có thể chạy ngay đến và tác nghiệp bằng chính chiếc ĐTDĐ Chính vì vậy, một hình thức làm báo mới, một khái niệm mới được đưa ra: "Mobile Journalism (hay còn gọi là Mobile reporting, Mojo)" - Làm báo bằng điện thoại di động Người làm báo sử dụng các tính năng sẵn có của chiếc ĐTDĐ, cộng thêm các ứng dụng (apps) hỗ trợ để tạo ra các sản phẩm báo chí một cách nhanh chóng nhất

Trang 26

Theo nhà báo Lê Quốc Minh, TBT báo điện tử Vietnamplus, Mojo là một phương thức làm tin mới Người dùng sẽ soạn thảo văn bản, chụp ảnh, quay phim bằng ĐTDĐ, biên tập lại và đăng tải lên internet thông qua mạng

di động hoặc wifi ở mọi lúc mọi nơi Một sản phẩm được sản xuất bằng ĐTDĐ có thể dành cho trang tin điện tử, truyền hình, phát thanh và báo in

Đến khoảng năm 2014-2015, sự phát triển của điện thoại trở nên quá mạnh mẽ và cần thiết trong cuộc sống của mọi người Sự ưu tiên cho mobile

đã khác và Larry Page, nhà đồng sáng lập Google, hiện là CEO Alphabet (công ty mẹ của Google) khẳng định: ―Chúng ta không còn sống trong một thế giới mobile-first (ưu tiên thiết bị di động) nữa, chúng ta đang ở trong thế giới mobile-only (chỉ dành cho mobile)‖[14]

Sở dĩ Larry Page khẳng định như vậy trong Đại hội Mobile Thế giới (MWC) năm 2015 tại Barcelona - Tây Ban Nha, là bởi theo ông, ngày nay công nghệ kỹ thuật số đều đang chạy theo mobile và phục vụ cho người dùng mobile Nếu như khoảng những năm 2010, các trang tin tức đều ưu tiên thực hiện đưa tin tức lên các phiên bản di động dành cho độc giả, ưu tiên thiết bị di động hơn các hình thức khác như PC, web, truyền thanh, truyền hình Thì nay, mọi vấn đề đều tập trung cho mobile, từ công nghệ, thông tin, quảng cáo

Nếu như không quá khó khăn, hầu như mỗi người đều có một chiếc điện thoại cho riêng mình Họ sử dụng điện thoại cho giao tiếp hằng ngày và truyền tải thông tin với nhau ở bất kỳ mọi lúc, mọi nơi Nhiều ví von cho rằng

―điện thoại chính là bạn thân của con người‖, ―Bạn có thể quên máy tính hoặc bất kỳ thứ gì ở nhà, nhưng không thể quên điện thoại‖

Trang 27

Hình 1.1 Một nhà báo tác nghiệp bằng ĐTDĐ trong xu thế hội tụ

truyền thông

Chỉ cần một chiếc ĐTDĐ, nhà báo có thể đưa tin với nhiều hình thức như: tin văn bản, ảnh, video clip, tin phát thanh Chỉ cần một chiếc ĐTDĐ, nhà báo có thể tác nghiệp ngay bằng chụp ảnh, quay video, soạn thảo văn bản, chỉnh sửa clip/ hình ảnh và gửi về tòa soạn bằng vài thao tác đơn giản Các công đoạn được giảm thiểu, thời gian tin/bài lên trang/sóng nhanh hơn nhiều

so với các công đoạn theo từng bước như hiện tại

Đặc biệt là với một Breaking News, khi đang đi đường, bạn thấy một tai nạn giao thông Trước đó, bạn rời cơ quan mà không mang theo máy ảnh Việc đầu tiên bạn phải làm ngay, đó là lôi điện thoại ra, chụp một bức ảnh toàn cảnh Sau đó chụp chi tiết hiện trường, viết vài thông tin sơ bộ về địa điểm xảy ra tai nạn và tổn thương về người, tổn thất về vật chất, sau đó gửi về toà soạn để làm tin đầu tiên Tiếp đó, bạn quay video và quan sát kỹ hơn tình hình, phỏng vấn người dân xung quanh Khi quay xong, bạn chỉnh sửa video

và gửi về toà soạn để cập nhật cho tin ban đầu

Trong một vài trường hợp, tin tức cần không phải là chất lượng hình

Trang 28

ảnh mà là độ chân thực và xác thực những gì sự kiện diễn ra Vậy nên dù điện thoại của bạn có ―cùi bắp‖, nhưng đầy đủ chức năng chụp ảnh/ quay video, bạn vẫn có thể tác nghiệp nếu đó là Breaking News hoặc đơn giản là ―chữa cháy‖ khi không mang theo các thiết bị tác nghiệp chuyên dụng Ngoài ra, cũng có thể làm một tin phát thanh ngắn cho đài phát thanh

Vậy để có thể tác nghiệp bằng ĐTDĐ thì nhà báo cần những kỹ năng gì? Theo nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm từ các chuyên gia, nhà báo dày dặn kinh nghiệm, người viết chia ra thành hai nhóm kỹ năng chính: Kỹ năng mềm và kỹ năng cứng

Kỹ năng mềm (hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội) là thuật ngữ

liên quan đến trí tuệ xúc cảm, dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm,

kỹ năng xử lý tình huống…

Kỹ năng mềm trong tác nghiệp báo chí, cụ thể trong tác nghiệp bằng ĐTDĐ được hiểu là khả năng ứng xử tình huống khi tác nghiệp gồm: kỹ năng giao tiếp tại hiện trường để thu thập thông tin; kỹ năng xử lý thông tin, sự nhạy bén trong mỗi tình huống

Các PV, BTV khi chủ động quay bằng ĐTDĐ, có thể hình ảnh không nghệ thuật, không chau chuốt, chỉn chu như chất lượng hình của các quay phim chuyên nghiệp, nhưng là một phóng viên, nhất là phóng viên tại hiện trường, khi chủ động ghi hình, họ có góc nhìn ở một khía cạnh khác Đó chính là các PV, BTV đã đặt mình trong hoàn cảnh, sự việc, sự chân thực của hình ảnh và quan trọng nhất là cảm xúc phong phú, tạo được sự đồng cảm và cảm xúc của khán giả

“Với thế mạnh và tiêu chí của loại hình truyền hình, dường như chất lượng hình ảnh từ ĐTDĐ không đáp ứng được với tiêu chuẩn phát sóng của các Đài hiện nay Nhưng khi anh có thể ứng xử tình huống tốt cộng với việc

Trang 29

hiện nay, hầu hết các máy ĐTDĐ mới đều có tính năng quay full HD, có thể đáp ứng được chất lượng hình ảnh, thì sản phẩm anh làm ra không khác gì các máy chuyên dụng” [Phỏng vấn sâu số 3]

Theo kết quả khảo sát trên 200 PV, nhà báo, chuyên viên truyền thông đến từ nhiều cơ quan báo chí khác nhau, hầu hết mọi người đều đồng tình với việc khi PV nhạy bén với việc xử lý các vấn đề ở hiện trường thì thước phim

sẽ vô cùng đắt giá và mang lại hiệu quả thông tin cao Ví dụ, khi tác nghiệp tại Crime, ngoài quay phim và những hình ảnh ghi được từ hiện trường, PV Nhật Linh – cơ quan thường trú ĐTHVN tại Nga cũng chủ động quay bằng chính ĐTDĐ của mình, và ghép, dựng hình cùng với những hình ảnh đã quay bằng máy quay chuyên nghiệp Trên thực tế, điều này đã đạt hiệu quả hơn mong đợi, những hình ảnh mà PV Nhật Linh quay được có thể là cận đôi bàn tay người dân, từ dưới góc bàn trong khi phỏng vấn, từ đôi mắt của một em bé đang khóc… Dù chỉ là bổ sung nhưng có những hình ảnh này, cảm xúc của phóng sự được đẩy lên rất nhiều

Kỹ năng cứng thường được hiểu là những kiến thức được đúc kết và

thực hành có tính chất kỹ thuật nghề nghiệp Kỹ năng cứng được cung cấp thông qua các môn học đào tạo chính khóa, có liên kết logic chặt chẽ, và xây dựng tuần tự Trong đề tài nghiên cứu, kỹ năng cứng chính là những kiến thức

về việc sản xuất một sản phẩm báo chí và kiến thức sử dụng các tính năng của ĐTDĐ để tác nghiệp

Dù với thiết bị tác nghiệp truyền thống hay chỉ bằng chiếc điện thoại di động cầm tay, mỗi nhà báo trước khi bắt tay vào quy trình sản xuất một sản phẩm báo chí thì điều đầu tiên cần phải trang bị, đó là kiến thức chuyên môn làm báo Anh phải biết từng loại hình báo chí gồm những gì? Sản phẩm anh làm ra dùng trên phương tiện truyền thông đại chúng nào? Các thể loại báo

Trang 30

chí có thể khai thác là gì? Yêu cầu cho từng thể loại báo chí của toà soạn, cơ quan báo chí ra sao? Về kiến thức cách viết từng thể loại báo chí và các loại hình báo chí, nếu bạn chưa qua trường lớp đào tạo báo chí thì bạn vẫn có thể

dễ dàng tìm kiếm trên mạng Ở đây người viết chỉ tập trung vào phân tích các

kỹ năng sử dụng các tính năng của ĐTDĐ để tác nghiệp

Thực tế, một nhà báo sử dụng ĐTDĐ có thể thực hiện nhiều thể loại báo chí cho nhiều loại hình báo chí khác nhau Bạn có thể làm tin, phóng sự, phỏng vấn, điều tra, phản ánh … cho báo điện tử, báo in, báo hình và báo phát thanh Tuy nhiên, thực tế cho thấy thể loại báo chí mà các nhà báo hay dùng

đó là tin và phóng sự (có phỏng vấn) Các sản phẩm này được đăng lên báo điện tử và phát thanh nhiều hơn Truyền hình thì chỉ với những video Breaking News, điều tra bí mật mới sử dụng hình ảnh được quay bằng ĐTDĐ Còn với những tin và phóng sự thông thường và có thời gian chuẩn bị thì Ban Biên tập (BBT) vẫn ưu tiên sử dụng hình ảnh được quay bằng camera chuyên dụng hơn Với báo in, thời gian lên dàn trang thường vào buổi chiều

để kịp vào nhà in trong đêm và sáng sớm hôm sau sẽ phát hành, hình ảnh đòi hỏi độ nét cao, nội dung cần được chỉn chu Chính vì vậy, nhà báo vẫn thường dùng máy tính để soạn thảo văn bản, ảnh chụp bằng máy ảnh Tuy nhiên, với những hình ảnh nóng hổi mang tính thời sự thì được chụp bằng thiết bị gì thì vẫn sẽ được sử dụng

Trang 31

Hình 1.2 Chuỗi sự kiện về Quán karaoke ở 68 Trần Thái Tông (tháng 11,

2016) được thực hiện bằng ĐTDĐ trên báo Vietnamplus

Các ngành công nghiệp tin rằng điện thoại thông minh đa số có một màn hình độ phân giải cao hơn so với điện thoại truyền thống Điện thoại thông minh cũng giống như một chiếc máy tính di dộng, vì nó có một hệ điều hành riêng biệt vì có thể hiển thị phù hợp các trang website bình thường Ngoài ra, ĐTDĐ thông minh còn sở hữu khả năng cài đặt thêm ứng dụng, tiện hơn và có khả năng dễ dàng gỡ bỏ Để phục vụ cho nhu cầu công việc, PV có thể cài thêm các phần mềm hỗ trợ chỉnh sửa ảnh, biên tập video, …

Bên cạnh đó, người dùng có thể mở nhiều đa tác vụ một lúc (với các điện thoại đời cao như Samsung dòng Galaxy S, Note và Iphone 6 trở lên, ) Ngoài việc chụp ảnh, quay phim full HD giống các thiết bị chuyên dụng, ĐTDĐ có thể thay thế xử lý các vấn đề máy tính văn phòng và đồng bộ hóa

dữ liệu với máy tính, máy tính xách tay và các thiết bị khác, giúp cho việc tác nghiệp trở nên dễ dàng hơn Đặc biệt là việc ghi âm vô cùng thuận tiện

Trang 32

1.2 Xu hướng hội tụ truyền thông

1.2.1 Đặc điểm của hội tụ truyền thông

Sự phát triển mạnh mẽ của internet và xu hướng hội tụ công nghệ tất yếu thúc đẩy sự phát triển mô hình báo chí đa phương tiện Và, thuật ngữ ―tòa soạn hội tụ‖ hay còn gọi là ―phòng tin hội tụ‖ (newsroom convergence) đã được đề cập thường xuyên

Theo Từ điển tiếng Việt, ―hội tụ‖ là gặp nhau ở cùng một điểm Trong tiếng Anh, từ ―convergence‖ (dịch là hội tụ) được hiểu là sự kết hợp hai hoặc nhiều thực thể/hiện tượng khác nhau

Thực tế, trước xu thế hội tụ truyền thông, một tòa soạn sẽ phải cấu trúc, sắp xếp lại để trở thành một ―guồng máy‖ sản xuất tin tức, chế biến ra nhiều

―món ăn‖ đáp ứng các thị hiếu của công chúng hiện đại

Mô hình tổ chức tòa soạn hội tụ hiện đại có gì mới? Mô hình mới này

có đặc điểm là sự xuất hiện của một Bàn chỉ huy (Superdesk) Đây có thể được coi là bộ phận ―đầu não‖ quyết định mọi vấn đề về nội dung được sản xuất trên tất cả các nền tảng Bàn chỉ huy là khu vực tập hợp các cá nhân có vai trò quan trọng tham gia vào quá trình sản xuất gồm: biên tập viên (BTV) đầu vào (In), BTV đầu ra (Out), BTV kế hoạch (Planning), Quản lý nguồn lực (Resources), BTV truyền thông xã hội (Social Network), BTV tương tác (Interactive), phụ trách quảng bá chéo (Cross Marketing)

Tại Hội thảo Tư vấn xây dựng chiến lược phát triển mô hình tòa soạn hội tụ do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức vào cuối tháng 7-2015, ông David Brewer, chuyên gia tư vấn chiến lược truyền thông (Vương quốc Anh) đã chia

sẻ: ―Việc xây dựng tòa soạn hội tụ không chỉ đơn giản là việc sắp xếp lại vị trí làm việc mà còn là cấu trúc lại quy trình phối hợp giữa các bộ phận trong tòa soạn Thay vì lập kế hoạch độc lập để sản xuất trên mỗi loại hình báo chí truyền thống như trước đây, tại tòa soạn hội tụ, các BTV trong Bàn chỉ huy sẽ

Trang 33

cùng xây dựng một kế hoạch sản xuất từ những gói thông tin nhất quán Trong đó, có sự đánh giá, sắp xếp, phân loại mức độ thể hiện và thời gian đăng tải thông tin trên từng loại hình báo chí sao cho phù hợp với tính quan trọng, sức ảnh hưởng của đề tài‖ [26]

Kế hoạch sản xuất tin, bài còn bao gồm cả các hoạt động quảng bá chéo giữa các sản phẩm với nhau, hoạt động tương tác của khán giả với mục đích thu hút được nhiều sự quan tâm nhất Sự phối hợp chặt chẽ ngay từ khâu lập

kế hoạch là chìa khóa giúp đảm bảo tin tức rõ ràng và nhất quán trên tất cả các thiết bị truyền dẫn, từ đó củng cố thêm thương hiệu của cơ quan báo chí Phương thức hoạt động trên cũng giúp giản lược hóa quá trình thu thập thông tin nhưng lại tăng tốc độ sản xuất và nâng cao chất lượng; đồng thời giúp giảm chi phí do tránh được sự trùng lặp và tiết kiệm nguồn lực

Điểm đặc biệt của phát triển theo mô hình hội tụ truyền thông là vai trò của khán giả sẽ được đặt ở vị trí trung tâm vì ngay từ khi xử lý nguồn tin, các BTV phải tính toán để tạo thông tin trên mạng xã hội, website để khán giả có thể tương tác được chia sẻ, bình luận, gửi thư phản hồi… Đây sẽ là thước đo giá trị giúp đơn vị sản xuất đánh giá được chất lượng của sản phẩm, nắm được nhu cầu thông tin tiếp theo hoặc thu thập thêm nguồn tin từ khán giả Điều này không chỉ giúp gia tăng số lượng và tạo nên cộng đồng khán giả trung thành

mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển nguồn thu cho các cơ quan báo chí

GS Jackie Harrison, giảng viên truyền thông Đại học Sheffield (Vương quốc Anh) đã đưa ra các mô hình tòa soạn hội tụ đáp ứng yêu cầu của xu thế truyền thông hiện đại [26]

Thứ nhất, tòa soạn tích hợp Tờ báo chuyển bộ phận báo in và bộ phận báo mạng vào một phòng tin tức Tất cả các phóng viên, BTV thường phải sản xuất tin bài cho cả báo in và báo điện tử Vì vậy, họ cần phải làm việc với cường độ cao hơn

Trang 34

Thứ hai, tòa soạn duy trì các phòng tin tức riêng biệt Nếu chọn mô hình này, tòa soạn nhất thiết phải lấy internet làm nền tảng Họ coi phiên bản báo in và báo mạng là hai thể loại khác nhau, mục đích khác nhau nên cần đội ngũ làm việc riêng, đặc trưng từng bộ phận

Thứ ba, tòa soạn hội tụ hoàn toàn Mô hình này tương tự như tòa soạn tích hợp nhưng tiến một bước xa hơn Thay vì chỉ kết hợp báo in và báo mạng, một số cơ quan truyền thông còn kết hợp tất cả các phương tiện truyền thông mà họ nắm giữ, bao gồm báo in, truyền hình, phát thanh và internet Thông tin liên tục được cập nhật 24 giờ trong ngày Kết quả là một hoạt động hoàn toàn đa phương tiện Đây là nơi mà các nhà báo ở bộ phận này hợp tác thường xuyên với các nhà báo ở bộ phận khác để cùng tạo ra một sản phẩm

1.2.2 Báo chí Việt Nam trước xu thế hội tụ truyền thông

Thực tiễn cho thấy, hội tụ truyền thông là một hiện tượng mang tính toàn cầu, là điểm đến của các cơ quan báo chí ở nhiều nước, tiến trình này đến sớm hay muộn sẽ phụ thuộc vào từng quốc gia Vậy, trong môi trường hội tụ truyền thông, báo chí Việt Nam phải thay đổi theo chiều hướng nào để phù hợp với xu thế phát triển tất yếu này?

Kết hợp với những công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước, theo PGS TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Tạp chí Người làm báo, sự nhận thức về hội tụ truyền thông được triển khai trên hai giác độ chính là: Hội tụ kỹ thuật và Hội tụ kinh tế… [11] Có thể lý giải không gian hai chiều của ―hội tụ truyền thông‖ như sau:

Hội tụ kỹ thuật chủ yếu được thể hiện ở sự hội tụ về loại hình truyền thông, bao gồm sự hội tụ của các phương tiện truyền thông mới và truyền thống cùng sự hội tụ của ba mạng: điện thoại viễn thông, phát thanh truyền hình và mạng Internet

Thứ nhất, hội tụ trong phương thức truyền thông Giám đốc Trung tâm

Trang 35

nghiên cứu truyền thông, thuộc Hiệp hội Báo chí Mỹ Andrew Nachison đưa

ra định nghĩa ―hội tụ truyền thông‖ là: ―Sự liên kết mang tính chiến lược, tính thao tác và tính văn hóa giữa các doanh nghiệp (đơn vị) truyền thông như báo

in, truyền hình, phát thanh, báo mạng v.v ‖ Sự liên kết này chủ yếu liên quan đến cách thức hội tụ giữa các phương tiện truyền thông truyền thống và phương tiện truyền thông mới Đó có thể là ứng dụng kỹ thuật mới để ―cải tạo‖ các phương tiện truyền thông truyền thống; hoặc là sự kết hợp các phương thức truyền thông của các loại hình truyền thông trong một cơ quan báo chí đa loại hình

Thứ hai, hội tụ thiết bị đầu cuối Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của

kỹ thuật số, mạng internet không chỉ giúp phát thanh, truyền hình ứng dụng được phương thức truyền thông tương tác, mà còn khiến một thiết bị điện tử trở thành thiết bị đa chức năng, vừa có thể xem truyền hình, nghe radio, đọc sách, báo trực tuyến, lướt web v.v Ví dụ, tháng 1/ 2007, hãng Apple cho ra đời chiếc iphone, không chỉ có thể cung cấp các chức năng lướt web, gửi, nhận thư điện tử, đọc sách điện tử, nghe, xem phim…, mà chiếc điện thoại thông minh này đã nâng cao tính tiện dụng của thiết bị đầu cuối, đánh dấu sự

ra đời của kỷ nguyên kỹ thuật số thông minh

Mặt khác, chức năng hiện đại của ĐTDĐ như: quay, chụp, nghe nhạc, nghe radio, xem tivi, nhận, gửi thư điện tử…không ngừng được nâng cao, đặc biệt là tốc độ và chất lượng hình ảnh mà máy ĐTDĐ chụp ngày càng cao và sắc nét Điều này đồng nghĩa với việc kỹ thuật xử lý và sản xuất thông tin trên máy ĐTDĐ ngày càng tinh vi

Thứ ba, hội tụ giữa 3 ―mạng‖: viễn thông, phát thanh truyền hình và

xuất bản Những khảo sát về môi trường truyền thông của một số nước chứng minh được rằng, khái niệm hội tụ truyền thông không chỉ là sự hội tụ giữa các phương tiện truyền thông, giữa nội bộ các sản nghiệp truyền thông, mà còn sự

Trang 36

hội tụ trong các lĩnh vực truyền thông khác nhau

Ở một khía cạnh khác, có quan điểm cho rằng, xu hướng hội tụ hiện nay là sự hội tụ của màn hình máy tính, màn hình tivi và màn hình điện thoại

di động Sự kết hợp hay đồng nhất một cách tương đối 3 màn hình này tạo cơ hội thụ hưởng và tiếp cận thông tin đa dạng, phong phú của công chúng trong môi trường hội tụ truyền thông

Thực tế cho thấy, trong không gian hai chiều của hội tụ truyền thông được thể hiện qua sự hội tụ về kinh tế, thể hiện trên các cấp độ: hội tụ thị trường, hội tụ tư bản và hội tụ sản nghiệp

Thứ nhất, hội tụ thị trường Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự

hội tụ trong ngành truyền thông là bắt nguồn từ những thay đổi mới trong việc công chúng tiếp nhận các sản phẩm truyền thông, khi nhu cầu của công chúng ngày càng trở nên phong phú, đa dạng Thực tế cho thấy, thị trường công chúng vốn được phân chia theo loại hình truyền thông, do đó, trước sự thay đổi về nhu cầu của công chúng, sẽ dẫn đến sự hội tụ thị trường truyền thông

Thứ hai, hội tụ tư bản Trong kinh tế học, hàm nghĩa của hội tụ tư bản

là ngoài việc sáp nhập hoặc mua lại cổ phần của doanh nghiệp, còn bao gồm phương thức, các tập đoàn báo chí hoặc công ty truyền thông chung vốn để cùng kinh doanh một lĩnh vực nào đó Mặc dù sự hội tụ về tư bản không đồng nghĩa với sự hội tụ các lĩnh vực giữa các hãng truyền thông, nhưng hội tụ tư bản là phương thức và tiền đề tất yếu để tiến hành hội tụ truyền thông

Thứ ba, hội tụ sản nghiệp Hội tụ sản nghiệp dùng để chỉ hiện tượng hai

hoặc nhiều sản nghiệp truyền thông vốn hoạt động riêng biệt, nhờ có sự phát triển của kỹ thuật, thị trường, dịch vụ và phương thức quản lý đã khiến ranh giới sản nghiệp giữa chúng ngày càng mơ hồ và dần dần biến mất, do đó, thị trường và dịch vụ của chúng ngày càng có khuynh hướng hội tụ Đây là hình thức hội tụ cao nhất, đa tầng nhất nhìn từ góc độ kinh tế của hội tụ truyền

Trang 37

thông [11]

Trên thực tế, các tòa soạn báo ở Việt Nam đã, đang trong xu thế vận động và phát triển hướng tới mô hình tòa soạn hội tụ Đây là một cơ hội, đồng thời cũng là thách thức đối với các cơ quan báo chí ở Việt Nam trong việc tìm kiếm cho mình một mô hình phát triển phù hợp Các lớp tập huấn, các hội thảo trên bước đầu đã tạo ra những ―cú huých‖ để những người làm báo dành thời gian, công sức, trí tuệ cho việc tìm hiểu và làm báo trong môi trường truyền thông số, tòa soạn hội tụ và báo chí đa phương tiện

Sự ra đời của truyền thông hội tụ, tòa soạn hội tụ đòi hỏi nhà báo cũng cần phải bổ sung kịp thời những phẩm chất, những kỹ năng để có thể đứng vững trong môi trường truyền thông hiện đại ngày nay Nhà báo - TS Nguyễn Thành Lợi đã đưa ra 4 yêu cầu cần có của một nhà báo hiện đại trong cuốn

sách ―Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại” Đó là:

Nhà báo cần thu hút sự hợp tác và cùng tham gia của công chúng; nhà báo cần biết tổng hợp và chắt lọc thông tin; thông tin nhanh nhưng phải chính xác và nhà báo cần có ―tư duy đa phương tiện‖ Theo đó, nhà báo hiện đại phải là một ―nhà báo đa năng‖, ngoài khả năng viết còn cần phải có kỹ năng quay phim, chụp ảnh và chỉnh sửa Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, nhà báo phải biết tác nghiệp cho các loại hình báo chí và đặc biệt phải cập nhật xu hướng làm báo mới

Hiện nay, các cơ quan thông tấn báo chí lớn trong cả nước như Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Nhân Dân, Cổng thông tin điện tử Chính phủ đã tích hợp đầy đủ các loại hình báo chí (báo in, báo mạng, truyền hình, phát thanh, báo ảnh) trong một

cơ quan báo chí Vì vậy mà mỗi phóng viên, nhà báo càng phải ―đa năng‖ hơn

và nhạy cảm trong việc xử lý thông tin

Bên cạnh đó, một số tờ báo điện tử như Vietnamnet, Vietnamplus và

Trang 38

Zing.vn cũng đang bước vào giai đoạn chuyển mình và đi theo con đường hội

tụ truyền thông Các PV cũng đã trang bị cho mình các kỹ năng tác nghiệp mới - đó là kỹ năng tác nghiệp bằng ĐTDĐ

Có một khái niệm khác đang bị rất nhiều người nhầm lẫn với chụp ảnh,

đó là nhiếp ảnh Thực tế, chụp ảnh là làm sao có được một hay nhiều tấm hình đẹp Còn nhiếp ảnh là cách thể hiện tính cách, tư tưởng của một cá nhân

Khi làm nhiếp ảnh, ngoài việc thấu hiểu những kỹ thuật khoa học để sử dụng công cụ là chiếc máy ảnh, ống kính, đèn, phim…; còn phải hiểu về quy luật hội hoạ, thiết kế, ngôn ngữ hình ảnh; không những thế, nhiếp ảnh gia còn phải tìm được cách để thể hiện bản thân mình qua nhiếp ảnh Nhiếp ảnh gia Sebastiao Salgado - người nhận huy chương Hoàng gia Hội nhiếp ảnh năm

1993, đoạt nhiều giải thưởng cao quý về nhiếp ảnh, đại sứ thiện chí của Unicef, từng nói: Your photograph is your ideology – Ảnh của bạn là tư tưởng của bạn

Kiến thức chụp ảnh cơ bản dành cho ĐTDĐ:

Khi sử dụng camera của ĐTDĐ chụp ảnh, người dùng nên chú ý phần cài đặt của máy ảnh để có thể tạo ra bức ảnh ưng ý nhất Phần cài đặt thường

có các yếu tố như: ISO (độ nhạy sáng), Contrast (độ tương phản), Metering (đo sáng), Cỡ ảnh, Chất lượng ảnh cần phải được chú ý và điều chỉnh sao cho hợp lý với thực tế môi trường chụp ảnh

ISO (độ nhạy sáng): Để hình ảnh được ghi lại cần có khả năng thu

Trang 39

nhận ánh sáng để tạo ra độ sáng tối (đen/trắng) và màu sắc của hình ảnh Độ nhạy này được quy định bằng trị số ISO (trước đây hay gọi là ASA hoặc DIN) ISO càng cao thì độ nhạy sáng càng cao, tốc độ màn trập tăng cao (khi

đó thời gian phơi sáng giảm) Các trị số ISO truyền thống trên ĐTDĐ là: ISO

100, ISO 200, ISO 400, ISO 800, ISO 1600

Contrast (độ tương phản): Sự khác biệt, chênh lệch về độ sáng hay

màu sắc giữa các chi tiết của bức ảnh Khi bạn sử dụng chế độ tương phản những vùng sáng sẽ sáng hơn, trong khi những vùng tối sẽ tối hơn, làm cho ảnh của bạn trở nên nổi bật và sắc nét hơn Tuy nhiên, ở máy ảnh kỹ thuật số, người dùng có thể điều chỉnh contrast theo ý muốn tăng giảm, nhưng ở ĐTDĐ, chế độ này hầu như chỉ có ON/ OFF

Metering (đo sáng) là việc xác định độ mở ống kính (khẩu độ - apeture

– fstop), tốc độ chụp (shutter speed), và độ nhạy sáng (iso) để có được một bức ảnh đúng sáng Metering trên ĐTDĐ thường gồm: Matrix metering: Đo sáng tổng quát, Center-weighted metering: Đo sáng trung tâm và Spot metering: Phép đo điểm phạm vi hẹp

Size (cỡ ảnh) và Quality (chất lượng) thường bị bỏ qua hoặc chọn chế

độ mặc định của camera như 4:3 cm, 640px * 480px Tuy nhiên, thực tế ảnh càng lớn thì ảnh càng dễ được xử lý Và trước khi chụp ảnh, người dùng nên chọn Size lớn nhất, Quality Superfine/ FHD

Sau khi đã điều chỉnh các yếu tố trên camera, người dùng phải đặc biệt

lưu ý về bố cục ảnh Bố cục gồm mốt số bố cục cơ bản: Bộc cục ⅓, bố cục

đường chéo, bố cục tương phản, bố cục đối xứng, bố cục đầy, bố cục lặp lại

chi tiết, Trong đó, bố cục ⅓ - tỉ lệ vàng trong chụp ảnh được hình thành khi

2 đường cắt ngang và 2 đường cắt dọc giao nhau một góc vuông, được chia theo tỉ lệ ⅓ (Hình 1.3) Điểm nhấn của bức ảnh hoặc mắt của chủ thể phải nằm ở điểm giao nhau của đường cắt Tỉ lệ vàng này được các nhiếp ảnh gia

Trang 40

sử dụng hầu hết trong các khung hình của họ, tạo nên sự cân đối và hài hoà cho bức ảnh Đặc biệt, điểm nhấn của bức ảnh sẽ trở nên rõ ràng và đẹp hơn

Bên cạnh đó, đi sâu hơn vào các bố cục ảnh, người dùng có thể biết đến

bố cục cắt chéo vàng Trong một khung hình, hãy kéo một đường chéo từ góc trái trên xuống góc phải dưới của hình Sau đó, kẻ một đường khác từ góc phải trên xuống và góc trái dưới lên, tạo thành điểm giao nhau vuông góc với đường chéo đã kẻ Điểm nhấn sẽ là điểm mà vuông góc này

Ngoài ra, ―Tỷ Lệ Thần‖ trong nhiếp ảnh cũng được biết đến và sử dụng

nhiều – người ta hay gọi là tỷ lệ Fibonacci - Tỷ lệ Phi (Hình 1.3) Tỷ lệ này

được Leonardo Fibonacci khám phá khoảng năm 1200 sau Công nguyên Ông nhận ra rằng trong tất cả khung ảnh đều có một tỷ lệ thường xuyên xuất hiện

Nó được nhận ra như một điều được thiết kế cho mọi sinh vật sống và cho đôi mắt con người nếm cảm được ―cái Đẹp‖ Vì vậy, nó mang tên ―Tỷ Lệ Thần‖

Hình 1.3 Tỉ lệ vàng và tỉ lệ thần trong chụp ảnh Ảnh: Tinhte.vn

Hiện nay, cùng với sự bùng nổ của công nghệ hiện đại, các tính năng

bổ trợ cho camera trên ĐTDĐ đã dần được tích hợp Thay vì phải chọn rất nhiều thông số để cho ra đời một bức ảnh đẹp, thì nay, các nhà sản xuất điện thoại đã làm giúp người dùng điều đó Chỉ cần giơ camera lên chụp, bạn đã có bức ảnh đẹp với chuẩn HD, full HD Tuy nhiên, về bố cục ảnh, người dùng vẫn phải dựa trên kiến thức và cảm quan của mình

1.3.1.2 Chỉnh sửa ảnh

Trong báo chí, ảnh hầu như không được chỉnh sửa hay photoshop

Ngày đăng: 20/04/2018, 19:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Talkshow "Kể chuyện bằng hình ảnh" - Tác nghiệp breaking news bằng smartphone (2014) trang tin http://mec.org.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kể chuyện bằng hình ảnh
2. Andrew Nachison: Good Business or Good Journalism? Lessons from the Bleeding Edge, A presentation to the World Editors’ Forum, Hong Kong, June 5, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Good Business or Good Journalism? Lessons from the Bleeding Edge
10. Nord, Liz (2008-09-23),"Mobile Reporting Gave Raw View of Political Conventions". PBS - Idea Lab,http://mediashift.org/2008/09/mobile-reporting-gave-raw-view-of-political-conventions005/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mobile Reporting Gave Raw View of Political Conventions
14. Rabaino, Lauren (20/07/2012), "UC Berkeley Launches Mobile Reporting Field Guide", Mediabistro,http://www.adweek.com/digital/uc-berkeley-launches-mobile-reporting-field-guide/?red=kw Sách, tạp chí
Tiêu đề: UC Berkeley Launches Mobile Reporting Field Guide
15. Sullivan, Will (2010-11-23),"The ultimate mobile journalism reporting tools gear guide" Reynolds Journalism Institute,http://www.rjionline.org/blog/ultimate-mobile-journalism-reporting-tools-gear-guide Sách, tạp chí
Tiêu đề: The ultimate mobile journalism reporting tools gear guide
19. Zulu, Brenda (2008-09-09), "Despite potential, mobile reporting still faces challenges", Network World,https://www.networkworld.com/news/2008/090908-despite-potential-mobile-reporting-still.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Despite potential, mobile reporting still faces challenges
20. Internet connection speed by country (2017). https://www.fastmetrics.com/internet-connection-speed-by-country.php 21. Hebert, Steve (November 2000). "Streaming Video Opens New Doors". Videography. p. 164 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Streaming Video Opens New Doors
Tác giả: Internet connection speed by country
Năm: 2017
22. Reinstein, Bill (25 June 2001). "Webcasts Mature as Marketing Tool". DM News. p. 24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Webcasts Mature as Marketing Tool
23. "Streaming made more revenue for music industry in 2015 than digital downloads, physical sales". The Washington Times, 2017,https://www.washingtontimes.com/news/2016/mar/23/streaming-made-more-revenue-for-music-industry-in-/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Streaming made more revenue for music industry in 2015 than digital downloads, physical sales
14. Lê Quốc Minh (2015), ―Mobile: ―Tân vương‖ của báo chí‖, Báo Người lao động, http://nld.com.vn Link
15. Võ Tú (2016), ―Quảng cáo In-apps và quảng cáo mobile web: ―Rót tiền‖ thế nào mới là tốt nhất‖, Advertising Vietnam, https://advertisingvietnam.com Link
16. Thanh Nam (2017), ―Doanh thu quảng cáo trên máy tính, di động lần đầu vượt truyền hình‖, Vietnamplus, https://www.vietnamplus.vn Link
19. Ya Lam (2013), ―Phóng viên ảnh mất việc vì... smartphone‖, http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/ky-ii-phong-vien-anh-mat-viec-vi-smartphone-129029.html Link
20. T.Hà (2017), ―Thuê bao điện thoại di động đạt tỉ lệ 116/100 dân‖, https://tuoitre.vn/thue-bao-dien-thoai-di-dong-dat-ti-le-116-100-dan-20180101185927749.htm Link
21. Damico (2017) Các số liệu thống kê về Internet ở Việt Nam năm 2017, https://www.dammio.com/2017/07/17/cac-so-lieu-thong-ke-ve-internet-o- Link
24. Xu hướng báo chí – truyền thông thế giới: Tương tác hơn, đa dạng hơn, (2016), Báo Quốc Tế,http://baoquocte.vn/xu-huong-bao-chi-truyen-thong-the-gioi-tuong-tac-hon-da-dang-hon-32198.html Link
25. Nguyễn Đình Hậu (2016), Xu hướng toàn cầu hóa và những thách thức đối với báo chí truyền thông hiện đạihttps://nguyendinhhau.wordpress.com/2016/02/04/xu-huong-toan-cau-hoa-va-nhung-thach-thuc-doi-voi-bao-chi-truyen-thong-hien-dai/ Link
26. Huỳnh Dũng Nhân, TẢN MẠN VỀ TÍNH CHUYÊN NGHIỆP CỦA NHÀ BÁO HIỆN ĐẠI,http://daotao.vtv.vn/tan-man-ve-tinh-chuyen-nghiep-cua-nha-bao-hien-dai/ Link
27. Hoàng Thu Hằng, (2015), Mô hình tòa soạn hội tụ trong xu thế truyền thông đa phương tiệnhttp://www.tuyengiao.vn/Home/MagazineContent?ID=1936 Link
28. Lưu Quang Phổ (2016), Chụp ảnh báo chí: tưởng dễ mà khó!, báo điện tử Người làm báo, http://nguoilambao.vn/chup-anh-bao-chi-tuong-de-ma-kho-n4095.html Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w