1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC GIAI ĐOẠN 19902015

110 259 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và ở CHLB Đức nói riêng, về bản chất là cộng đồng người Việt Nam di cư sang quốc gia khác. Cộng đồng này có đặc điểm là những người di cư – về mặt địa lý bên ngoài quốc gia quê hương, nhưng bản thân họ tự nhận thức, văn hóa và truyền thống quê hương là bản sắc của họ. Hiện nay, những người di cư đang thách thức các thể chế nhà nước truyền thống về quyền công dân và lòng trung thành, thông qua việc nằm ở giữa trong mối liên hệ của chính trị trong nước và chính sách đối ngoại . Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi xu thế toàn cầu hóa phát triển, đồng thời các điểm nóng xung đột trên thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, vấn đề người di cư được tất cả các quốc gia ưu tiên quan tâm. Người Việt Nam di cư phân tán khắp thế giới theo ước tính chính thức của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoảng 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài . Tổng lượng kiều hối năm 2014 đạt 12 tỷ USD, chiếm khoảng 8% GDP của Việt Nam . Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục tăng về số lượng và mở rộng địa bàn cư trú. Trong đó, cộng đồng người Việt Nam ở Đức là cộng đồng có số lượng người Việt lớn trên thế giới. Cộng đồng người Việt Nam ở Đức hình thành muộn hơn do những hoàn cảnh lịch sử nhất định, gắn với sự chia cắt ở cả Việt Nam và Đức. Sự hình thành của cộng đồng người Việt ở Đức bắt đầu từ cuối những năm 1950 giai đoạn nước Đức và Việt Nam bị chia cắt, muộn hơn nhiều so với lịch sử từ trước năm 1945 của cộng đồng người Việt ở Pháp. Các mốc phát triển của cộng đồng người Việt tại Đức cũng tương đồng với những dấu mốc lịch sử của sự thay đổi chính trị ở cả hai quốc gia. Sự xuất hiện của các thành phần dân cư mới trong cộng đồng, tình hình kinh tế, tình trạng cư trú cũng như sự thay đổi trong văn hóa, lối sống của người Việt tại Đức chuyển biến rõ rệt nhất từ sau năm 1975 sau khi Việt Nam thống nhất và sau năm 1989 sau khi nước Đức thống nhất. Chính bối cảnh lịch sử đặc biệt như vậy đã tạo nên sự đa dạng trong chính cộng đồng người Việt tại Đức, đồng thời tạo nên sự khác biệt so với cộng đồng người Việt tại các quốc gia khác. Tiến trình phát triển của quan hệ Việt Nam CHLB Đức từ năm 1990 đến nay chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó cộng đồng người Việt Nam tại CHLB Đức có vai trò nhất định. Nhân tố người Việt luôn tồn tại trong quan hệ Việt Nam CHLB Đức là một thực tế khách quan. Việt Nam có thể tranh thủ nhân tố người Việt để thúc đẩy các lợi ích của Việt Nam trong quan hệ với Đức; đồng thời cũng đặt ra một số thách thức trong việc hạn chế những tác động tiêu cực của nhân tố này. Do đó, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về cộng đồng người Việt tại Đức có ý nghĩa thực tiễn góp phần vào việc đề ra chính sách cũng như triển khai chính sách của Đảng và Nhà nước trong thúc đẩy quan hệ giữa hai nước. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá về cộng đồng người Việt ở Đức là hết sức cần thiết, vừa mang tính khoa học vừa mang tính thực tiễn.

Ngày đăng: 23/04/2018, 15:21

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

     Chử Thị Nhuần (2012), Quan hệ Việt Nam- CHLB Đức và vai trò của cộng đồng người Việt Nam tại Đức, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu số 11-2012, tr83-84

     Hoài Lương &Quang Toàn (2017), Đầu bếp Việt được vinh danh tại Đức, http://vtv.vn/viet-nam-va-the-gioi/dau-bep-viet-duoc-vinh-danh-tai-duc-20170503110211563.htm, truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2017

     Nguyễn Việt Hùng (2009), Người phụ nữ mang nghề nail tới nước Đức

     Thích Như Điển (2017), Vị Trí Của Một Ngôi Chùa, http://viengiac.de/2017/09/vi-tri-cua-mot-ngoi-chua/, truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2017

     Destatis (2016), Ausländische Bevölkerung nach Geschlecht und ausgewählten Staatsangehörigkeiten, https://www.destatis.de/DE/ZahlenFakten/GesellschaftStaat/Bevoelkerung/MigrationIntegration/AuslaendischeBevolkerung/Tabellen/Geschlecht.html, truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2018

    1. Lý do chọn đề tài

    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

    3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

    4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu

    5. Phương pháp nghiên cứu

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w