1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những rào cản đối với việc tiếp cận dịch vụ y tế của lao động nhập cư ở khu công nghiệp (nghiên cứu trường hợp tại khu công nghiệp bắc thăng long, xã kim chung, huyện đông anh, hà nội)

18 431 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 442,61 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- ĐINH THỊ GIANG NHỮNG RÀO CẢN ĐỐI VỚI VIỆC TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ CỦA LAO ĐỘNG NHẬP CƯ Ở KHU CÔNG NGHIỆP Nghiên

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

ĐINH THỊ GIANG

NHỮNG RÀO CẢN ĐỐI VỚI VIỆC TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ CỦA LAO ĐỘNG NHẬP CƯ

Ở KHU CÔNG NGHIỆP

(Nghiên cứu trường hợp tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long,

xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

ĐINH THỊ GIANG

NHỮNG RÀO CẢN ĐỐI VỚI VIỆC TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ CỦA LAO ĐỘNG NHẬP CƯ

Ở KHU CÔNG NGHIỆP

(Nghiên cứu trường hợp tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long,

xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội)

Chuyên ngành: Xã hội học

Mã số: 60 31 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Quyết

Hà Nội - 2014

Trang 3

Lời cảm ơn

Để có được bản luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới đến Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, phòng đào tạo sau đại học, đặc biệt là PGS.TS Phạm Văn Quyết đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu

và hoàn thành luận văn

Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo - Các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành xã hội học cho bản thân tác giả trong những năm tháng qua

Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cán bộ trạm y tế xã, người dân thường trú, nhóm công nhân nhập cư, nhóm buôn bán nhỏ/bán hàng rong, nhóm xe

ôm tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập thông tin, tìm hiểu số liệu cũng như những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan tới đề tài tốt nghiệp

Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, và đặc biệt là gia đình, những người luôn kịp thời động viên khuyến khích và cảm thông sâu sắc Nhân đây tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu đậm

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 8

1 Lý do chọn đề tài 8

2 Ý nghĩa nghiên cứu 9

2.1 Ý nghĩa khoa học 9

2.2 Ý nghĩa thực tiễn 10

3 Tổng quan nghiên cứu 10

3.1 Những nghiên cứu về lao động nhập cư nói chung 10

3.2 Những nghiên cứu về dịch vụ y tế của lao động nhập cư 13

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

4.1 Mục đích nghiên cứu Error! Bookmark not defined 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

5 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

5.1 Đối tượng nghiên cứu Error! Bookmark not defined 5.2 Khách thể nghiên cứu Error! Bookmark not defined 5.3 Phạm vi nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

6 Câu hỏi nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

7 Phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

7.1 Phân tích tài liệu Error! Bookmark not defined 7.2 Phỏng vấn sâu Error! Bookmark not defined 7.3 Thảo luận nhóm Error! Bookmark not defined 7.4 Phiếu phỏng vấn nhóm công nhân nhập cư Error! Bookmark not

defined.

7.5 Phương pháp chọn mẫu Error! Bookmark not defined.

8 Khung lý thuyết Error! Bookmark not defined Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Error!

Bookmark not defined

1.1 Các khái niệm Error! Bookmark not defined.

1.1.1 Dịch vụ Error! Bookmark not defined 1.1.2 Dịch vụ y tế Error! Bookmark not defined 1.1.3 Tiếp cận Error! Bookmark not defined.

Trang 5

1.1.4 Rào cản Error! Bookmark not defined 1.1.5 Di cư Error! Bookmark not defined 1.1.6 Lao động nhập cư Error! Bookmark not defined 1.1.7 Khu công nghiệp Error! Bookmark not defined.

1.2 Lý thuyết áp dụng Error! Bookmark not defined.

1.2.1 Lý thuyết hành động xã hội Error! Bookmark not defined 1.2.2 Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý Error! Bookmark not defined 1.2.3 Lý thuyết lực hút – đẩy Error! Bookmark not defined 1.2.4 Một số lý thuyết xã hội học sức khỏe và y tế Error! Bookmark not

defined.

1.3 Quản lý nhà nước đối với lao động nhập cư trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội Error! Bookmark not defined 1.4 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu Error! Bookmark not defined Chương 2: TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG CÁC DỊCH VỤ Y TẾ CỦA LAO ĐỘNG NHẬP CƯ Error! Bookmark not defined 2.1 Đặc điểm của lao động nhập cư tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh,

Hà Nội Error! Bookmark not defined 2.2 Việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ Y tế của lao động nhập cư Error!

Bookmark not defined

Chương 3: NHỮNG KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI VIỆC TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ Error! Bookmark not defined 3.1 Những rào cản từ phía người lao động và gia đình Error! Bookmark not

defined

3.2 Những rào cản từ phía cộng đồng, xã hội Error! Bookmark not defined KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined TÀI LIỆU THAM KHẢO 14 PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined.

Trang 6

TỪ VIẾT TẮT

AAV

BHYT

BHXH

CHXHCN

CSSK

DTTS

PTTH

TCTK

THCS

UNDP

UNFPA

ActionAid Việt Nam Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm xã hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Chăm sóc sức khỏe

Dân tộc thiểu số Phổ thông trung học Tổng cục thống kê Trung học cơ sở Chương trình liên hiệp quốc về phát triển Quỹ hoạt động dân số Liên hiệp quốc

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.3: Đặc điểm cơ bản của xã Kim Chung

Bảng 2.4: Loại hình công việc chính của công nhân nhập cư theo giới tính (%)

Hình 2.5: Đặc điểm của nhóm công nhân nhập cư (%)

Bảng 2.6: Loại hình dịch vụ y tế công nhân nhập cư thường xuyên sử dụng (%) Bảng 2.7: Loại hình dịch vụ y tế công nhân nhập cư thường xuyên sử dụng, chia theo trình độ học vấn (%)

Hình 2.8: Cơ sở y tế con/cháu công nhân nhập cư thường đi khám chữa bệnh (%) Hình 2.9: Các chế độ y tế con/cháu dưới 6 tuổi công nhân được hưởng (%) Bảng 2.10: Mức độ sử dụng dịch vụ y tế tại nhà máy, xí nghiệp của công nhân nhập cư (%)

Bảng 2.11: Đánh giá của công nhân chất lượng dịch vụ y tế nhà máy, xí nghiệp (%)

Bảng 3.12: Loại hình dịch vụ y tế công nhân nhập cư thường xuyên sử dụng, chia theo thu nhập (%)

Bảng 3.13: Tỷ lệ công nhân nhập cư cho biết phương án điều trị khi bị bệnh, chia theo giới tính và tình trạng hôn nhân (%)

Bảng 3.14: Tỷ lệ công nhân nhập cư cho biết phương án điều trị khi bị bệnh, chia theo thu nhập (%)

Bảng 3.15: Đánh giá về cơ sở hạ tầng y tế dịch vụ công của công nhân nhập

cư (%)

Bảng 3.16: Thời gian chờ đợi khi đi khám chữa bệnh (%)

Trang 8

Bảng 3.17: Tỷ lệ công nhân nhập cư biết các chính sách chăm sóc sức khỏe dành cho người nhập cư ở địa phương (%)

Bảng 3.18: Lý do công nhân nhập cư không biết các chính sách chăm sóc sức khỏe dành cho người nhập cư ở địa phương (%)

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009 của Tổng cục thống kê cho thấy tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh, trong thời kỳ 1999-2009, dân số thành thị đã tăng lên với tỷ lệ tăng bình quân năm là 3,4%, trong khi ở khu vực nông thôn tỷ lệ tăng dân số chỉ có 0,4%/năm Tỷ lệ tăng dân số đô thị hiện nay được ước tính sẽ tiếp tục tăng trong 10 năm tới và các năm tiếp theo Quá trình đô thị hóa nhanh chóng đang thu hút một lực lượng lao động lớn từ các khu vực nông thôn lên đô thị, đặc biệt là các thành phố lớn

Dòng người lao động từ nông thôn ra đô thị và vào các khu công nghiệp vẫn tiếp tục diễn ra và có xu hướng gia tăng Với cơ chế thị trường ngày càng phát triển sức lao động được giải phóng, người nông dân trong lúc không có việc hoặc sau mùa vụ đã ra các đô thị tìm kiếm việc làm để tăng thu nhập cho gia đình là một nhu cầu chính đáng, như là một giải pháp sinh kế của người dân Thay đổi của xã hội đã tác động mạnh mẽ đến xã hội nông thôn, mong muốn làm giàu, vươn lên trong cuộc sống Bởi đô thị với ý nghĩa

là thị trường lao động đa dạng, đang có sức hút lớn đối với người lao động và mang lại thu nhập cao cho người di cư Tuy nhiên bên cạnh sự gia tăng dân số

ở các khu vực đô thị không đồng hành cùng với sự đáp ứng về cơ sở hạ tầng cũng như đáp ứng các nhu cầu về các dịch vụ xã hội cho người lao động nhập

cư tại các điểm đến

Trang 9

Tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của ngành y tế, là một trong những mục tiêu chính nhằm đảm bảo tính công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân tiến tới đảm bảo công bằng về an sinh xã hội Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta thì điều cơ bản để đảm bảo công bằng trong CSSK là phải đảm bảo công bằng trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người dân, đặc biệt là những lao động nhập cư Chủ đề nghiên cứu về việc tiếp cận dịch vụ xã hội của nhóm lao động nhập cư thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu Tuy nhiên cụ thể về dịch vụ y tế của nhóm lao động nhập cư mới tiếp cận ở vài khía cạnh tiếp cận, sử dụng dịch vụ y tế của nhóm lao động nhập cư, chưa có

sự chuyên sâu tìm hiểu cụ thể những rào cản việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ

y tế của lao động nhập cư ở khu công nghiệp

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu

“Những rào cản đối với việc tiếp cận dịch vụ y tế của lao động nhập cư ở khu công nghiệp” Trong bối cảnh hiện nay, quá trình phát triển kinh tế toàn cầu

đã tác động việc tiếp cận các dịch vụ y tế của nhóm lao động nhập cư hiện nay như thế nào? Qua nghiên cứu tìm hiểu những rào cản đối với việc tiếp cận dịch vụ y tế của lao động nhập cư?

2 Ý nghĩa nghiên cứu

2.1 Ý nghĩa khoa học

- Đề tài góp phần bổ sung tài liệu, làm phong phú hơn những nghiên cứu về đời sống, việc làm, tiếp cận các dịch vụ xã hội của lao động nhập cư

- Cung cấp những số liệu cần thiết về việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ

y tế của lao động nhập cư ở khu công nghiệp, làm tài liệu cơ sở cho những đề tài nghiên cứu sâu hơn về chủ đề lao động nhập cư

Trang 10

- Nghiên cứu này được tiến hành thông qua việc vận dụng một số khái niệm như: dịch vụ, dịch vụ y tế, di cư, lao động nhập cư… Các lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu như lý thuyết sự lựa chọn hợp lý, lý thuyết về lực hút – đẩy, lý thuyết hành động xã hội và một số lý thuyết về xã hội học y

tế và sức khỏe

2.2 Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu được thực hiện nhằm góp phần phác họa tình hình tiếp cận

và sử dụng các dịch vụ y tế của lao động nhập cư Tìm hiểu những yếu tố cản trở đến việc tiếp cận dịch vụ y tế của lao động nhập cư tại khu công nghiệp Những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cá nhân, tổ chức quan tâm khi nghiên cứu về lao động nhập cư

Bên cạnh đó, thông qua tìm hiểu những rào cản trong tiếp cận dịch vụ y

tế của lao động nhập cư có thể là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách trong việc nghiên cứu các chính sách cho lao động nhập cư, nhất là các chính sách về y tế

3 Tổng quan nghiên cứu

3.1 Những nghiên cứu về lao động nhập cư nói chung

Trong bài viết về “Lao động nông thôn di cư ra thành thị: Thực trạng

và khuyến nghị” của Nguyễn Đình Long1

và Nguyễn Thị Minh Phượng2 cho thấy, di cư từ nông thôn ra thành thị và các Khu công nghiệp ở nước ta ngày càng có xu hướng gia tăng và có tính phổ biến rộng khắp trên các vùng nông thôn trong cả nước Đặc trưng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị và các Khu công nghiệp ở nước ta là ngày càng trẻ hóa Di cư tự do từ nông thôn ra

1 PGS.TS Nguyễn Đình Long, công tác tại Viện CSCL Bộ Nông nghiệp và PTNT, lĩnh vực nghiên cứu chính: Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn

2 TS Nguyễn Thị Minh Phượng, công tác tại Đại Học Vinh

Trang 11

thành thị góp phần mang lại sự cân bằng về phân phối lực lượng lao động Tăng thêm thu nhập có điều kiện cải thiện cuộc sống bản thân và gia đình Tác động trực tiếp đến người lao động, có thêm điều kiện và cơ hội trong phát triển Phần nào đã giảm được tỷ lệ sinh đẻ ở nông thôn Do sự gia tăng một cách nhanh chóng và có tính tự phát dòng người từ nông thôn ra thành thị, vượt quá khả năng kiểm soát và sự quá tải của hệ thống kết cấu hạ tầng và dịch vụ xã hội

Tuy nhiên, việc có quá đông người nhập cư cũng gây ra những áp lực nhất định về vệ sinh môi trường, giáo dục, y tế và an ninh trật tự tại các điểm đến Lượng người nhập cư ngày một tăng trong khi cơ sở vật chất, nhân lực không đáp ứng kịp cũng gây ra tình trạng quá tải tại các trường học, cơ sở y

tế Tệ nạn xã hội (trộm cắp, nghiện hút) tăng lên trong những năm gần đây cũng được cho là hệ lụy của lượng người nhập cư tăng nhanh3

Theo nghiên cứu của UNFPA về “Tận dụng cơ hội dân số “vàng’ ở

Việt Nam: Cơ hội, thách thức và các gợi ý chính sách” cho thấy, dịch chuyển

lao động thông qua di cư, đặc biệt là lao động trẻ tuổi, sẽ tạo động lực phát triển kinh tế, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững Lao động di cư trong thanh niên tăng nhanh, nhưng các chính sách lao động, việc làm và các dịch

vụ xã hội liên quan còn nhiều bất cập, đặc biệt các chính sách về thu nhập, nâng cao kỹ năng và tay nghề Khả năng tiếp cận với các dịch vụ an sinh xã hội của nhóm lao động di cư - nhóm lao động dễ tổn thương nhất trước các cú sốc kinh tế còn rất thấp Khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của các nhóm dân

số rất khác nhau, trong đó người nghèo, người dân tộc thiểu số và người di cư

ít có khả năng tiếp cận hơn

Báo cáo “Chuyển đổi thị trường và an sinh xã hội ở Việt Nam”, chủ

biên Lê Bạch Dương và Khuất Thu Hồng – Viện Nghiên cứu phát triển xã hội

Trang 12

(2008) cho thấy người dân di cư không chỉ bị cô lập về mặt xã hội mà còn bị

cô lập về mặt không gian bởi họ phải sống trong những nơi không có đủ nhà ở

và không được tiếp cận đầy đủ với nước sạch và vệ sinh Thực trạng này một phần là do tác động của mục đích tiết kiệm cao trong điều kiện thu nhập thấp của người di cư, nhưng phần lớn là do các chính sách hiện hành đang thành những rào cản người di cư tiếp cận với các dịch vụ xã hội Cùng với nhận thức còn kém và thu nhập thấp của bản thân người lao động thì những rào cản chính sách là nguyên nhân chủ yếu Việc quản lý theo hộ khẩu hoặc hợp đồng lao động khiến cho nhiều người lao động di cư không bao giờ có thể tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội vì rất khó để họ có thể có được hộ khẩu ở thành phố và công việc của họ phần lớn là công việc mùa vụ, ngắn ngày Hơn nữa, các quy định hiện nay của hệ thống bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, kể cả chế độ tự nguyện, thường quá cao so với khả năng đáp ứng của người lao động di cư

Theo báo cáo “Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê Từ

Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam,” của UNFPA (2009) cho thấy điểm

đến của thanh niên di cư, trong độ tuổi 15-24 có xu hướng di cư ra thành thị, trong khi ở độ tuổi từ 25 trở lên lại có xu hướng di cư đến cả hai khu vực thành thị và nông thôn Điều này cho thấy di cư của thanh niên đóng vai trò quan trọng trong phát triển khu vực đô thị trong thập kỷ vừa qua Điều này cũng có nghĩa là chỉ khi chính sách phát triển đô thị phù hợp có tính đến các dòng di cư và sự biến động dân số thì lúc đó người di cư mới có thể tiếp cận được tới các dịch vụ xã hội và cơ hội việc làm Quan trọng hơn, do nữ giới chiếm tỷ trọng lớn trong số thanh niên di cư nên việc cung cấp các dịch vụ sức khỏe sinh sản cho nữ thanh niên di cư nhằm bảo vệ họ trước các rủi ro sức khỏe không đáng có là điều rất cần thiết

Theo báo cáo “Theo dõi nghèo đô thị theo phương pháp cùng tham gia

vòng 4” của Oxfam và AAV (2011), người nghèo đô thị bao gồm cả người

Ngày đăng: 27/10/2016, 16:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w