1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những rào cản đối với việc tiếp cận dịch vụ y tế của lao động nhập cư ở khu công nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội)

95 930 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- ĐINH THỊ GIANG NHỮNG RÀO CẢN ĐỐI VỚI VIỆC TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ CỦA LAO ĐỘNG NHẬP CƯ Ở KHU CÔNG NGHIỆP Nghiên

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

ĐINH THỊ GIANG

NHỮNG RÀO CẢN ĐỐI VỚI VIỆC TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ CỦA LAO ĐỘNG NHẬP CƯ

Ở KHU CÔNG NGHIỆP

(Nghiên cứu trường hợp tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long,

xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

ĐINH THỊ GIANG

NHỮNG RÀO CẢN ĐỐI VỚI VIỆC TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ CỦA LAO ĐỘNG NHẬP CƯ

Ở KHU CÔNG NGHIỆP

(Nghiên cứu trường hợp tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long,

xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội)

Chuyên ngành: Xã hội học

Mã số: 60 31 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Quyết

Hà Nội - 2014

Trang 3

Lời cảm ơn

Để có được bản luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới đến Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, phòng đào tạo sau đại học, đặc biệt là PGS.TS Phạm Văn Quyết đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu

và hoàn thành luận văn

Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo - Các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành xã hội học cho bản thân tác giả trong những năm tháng qua

Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cán bộ trạm y tế xã, người dân thường trú, nhóm công nhân nhập cư, nhóm buôn bán nhỏ/bán hàng rong, nhóm xe

ôm tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập thông tin, tìm hiểu số liệu cũng như những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan tới đề tài tốt nghiệp

Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, và đặc biệt là gia đình, những người luôn kịp thời động viên khuyến khích và cảm thông sâu sắc Nhân đây tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu đậm

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Ý nghĩa nghiên cứu 6

2.1 Ý nghĩa khoa học 6

2.2 Ý nghĩa thực tiễn 7

3 Tổng quan nghiên cứu 7

3.1 Những nghiên cứu về lao động nhập cư nói chung 7

3.2 Những nghiên cứu về dịch vụ y tế của lao động nhập cư 10

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 13

4.1 Mục đích nghiên cứu 13

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 14

5 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 14

5.1 Đối tượng nghiên cứu 14

5.2 Khách thể nghiên cứu 14

5.3 Phạm vi nghiên cứu 14

6 Câu hỏi nghiên cứu 15

7 Phương pháp nghiên cứu 15

7.1 Phân tích tài liệu 15

7.2 Phỏng vấn sâu 15

7.3 Thảo luận nhóm 15

7.4 Phiếu phỏng vấn nhóm công nhân nhập cư 15

7.5 Phương pháp chọn mẫu 16

8 Khung lý thuyết 16

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 18

1.1 Các khái niệm 18

1.1.1 Dịch vụ 18

1.1.2 Dịch vụ y tế 18

1.1.3 Tiếp cận 19

1.1.4 Rào cản 19

1.1.5 Di cư 20

Trang 5

1.1.6 Lao động nhập cư 21

1.1.7 Khu công nghiệp 22

1.2 Lý thuyết áp dụng 22

1.2.1 Lý thuyết hành động xã hội 22

1.2.2 Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý 25

1.2.3 Lý thuyết lực hút – đẩy 27

1.2.4 Một số lý thuyết xã hội học sức khỏe và y tế 29

1.3 Quản lý nhà nước đối với lao động nhập cư trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội 33

1.4 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 35

Chương 2: TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG CÁC DỊCH VỤ Y TẾ CỦA LAO ĐỘNG NHẬP CƯ 37

2.1 Đặc điểm của lao động nhập cư tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội 37

2.2 Việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ Y tế của lao động nhập cư 41

Chương 3: NHỮNG KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI VIỆC TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ 49

3.1 Những rào cản từ phía người lao động và gia đình 49

3.2 Những rào cản từ phía cộng đồng, xã hội 66

KẾT LUẬN 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

PHỤ LỤC 85

Trang 6

Dân tộc thiểu số Phổ thông trung học Tổng cục thống kê Trung học cơ sở Chương trình liên hiệp quốc về phát triển Quỹ hoạt động dân số Liên hiệp quốc

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.3: Đặc điểm cơ bản của xã Kim Chung

Bảng 2.4: Loại hình công việc chính của công nhân nhập cư theo giới tính (%)

Hình 2.5: Đặc điểm của nhóm công nhân nhập cư (%)

Bảng 2.6: Loại hình dịch vụ y tế công nhân nhập cư thường xuyên sử dụng (%) Bảng 2.7: Loại hình dịch vụ y tế công nhân nhập cư thường xuyên sử dụng, chia theo trình độ học vấn (%)

Hình 2.8: Cơ sở y tế con/cháu công nhân nhập cư thường đi khám chữa bệnh (%) Hình 2.9: Các chế độ y tế con/cháu dưới 6 tuổi công nhân được hưởng (%) Bảng 2.10: Mức độ sử dụng dịch vụ y tế tại nhà máy, xí nghiệp của công nhân nhập cư (%)

Bảng 2.11: Đánh giá của công nhân chất lượng dịch vụ y tế nhà máy, xí nghiệp (%)

Bảng 3.12: Loại hình dịch vụ y tế công nhân nhập cư thường xuyên sử dụng, chia theo thu nhập (%)

Bảng 3.13: Tỷ lệ công nhân nhập cư cho biết phương án điều trị khi bị bệnh, chia theo giới tính và tình trạng hôn nhân (%)

Bảng 3.14: Tỷ lệ công nhân nhập cư cho biết phương án điều trị khi bị bệnh, chia theo thu nhập (%)

Bảng 3.15: Đánh giá về cơ sở hạ tầng y tế dịch vụ công của công nhân nhập

cư (%)

Bảng 3.16: Thời gian chờ đợi khi đi khám chữa bệnh (%)

Bảng 3.17: Tỷ lệ công nhân nhập cư biết các chính sách chăm sóc sức khỏe dành cho người nhập cư ở địa phương (%)

Bảng 3.18: Lý do công nhân nhập cư không biết các chính sách chăm sóc sức khỏe dành cho người nhập cư ở địa phương (%)

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009 của Tổng cục thống kê cho thấy tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh, trong thời kỳ 1999-2009, dân số thành thị đã tăng lên với tỷ lệ tăng bình quân năm là 3,4%, trong khi ở khu vực nông thôn tỷ lệ tăng dân số chỉ có 0,4%/năm Tỷ lệ tăng dân số đô thị hiện nay được ước tính sẽ tiếp tục tăng trong 10 năm tới và các năm tiếp theo Quá trình đô thị hóa nhanh chóng đang thu hút một lực lượng lao động lớn từ các khu vực nông thôn lên đô thị, đặc biệt là các thành phố lớn

Dòng người lao động từ nông thôn ra đô thị và vào các khu công nghiệp vẫn tiếp tục diễn ra và có xu hướng gia tăng Với cơ chế thị trường ngày càng phát triển sức lao động được giải phóng, người nông dân trong lúc không có việc hoặc sau mùa vụ đã ra các đô thị tìm kiếm việc làm để tăng thu nhập cho gia đình là một nhu cầu chính đáng, như là một giải pháp sinh kế của người dân Thay đổi của xã hội đã tác động mạnh mẽ đến xã hội nông thôn, mong muốn làm giàu, vươn lên trong cuộc sống Bởi đô thị với ý nghĩa

là thị trường lao động đa dạng, đang có sức hút lớn đối với người lao động và mang lại thu nhập cao cho người di cư Tuy nhiên bên cạnh sự gia tăng dân số

ở các khu vực đô thị không đồng hành cùng với sự đáp ứng về cơ sở hạ tầng cũng như đáp ứng các nhu cầu về các dịch vụ xã hội cho người lao động nhập

cư tại các điểm đến

Tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của ngành y tế, là một trong những mục tiêu chính nhằm đảm bảo tính công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân tiến tới đảm bảo công bằng về an sinh xã hội Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta thì điều cơ bản để đảm bảo công bằng trong CSSK là phải đảm bảo công bằng trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người dân, đặc biệt là những lao

Trang 9

động nhập cư Chủ đề nghiên cứu về việc tiếp cận dịch vụ xã hội của nhóm lao động nhập cư thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu Tuy nhiên cụ thể về dịch vụ y tế của nhóm lao động nhập cư mới tiếp cận ở vài khía cạnh tiếp cận, sử dụng dịch vụ y tế của nhóm lao động nhập cư, chưa có

sự chuyên sâu tìm hiểu cụ thể những rào cản việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ

y tế của lao động nhập cư ở khu công nghiệp

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu

“Những rào cản đối với việc tiếp cận dịch vụ y tế của lao động nhập cư ở khu công nghiệp” Trong bối cảnh hiện nay, quá trình phát triển kinh tế toàn cầu

đã tác động việc tiếp cận các dịch vụ y tế của nhóm lao động nhập cư hiện nay như thế nào? Qua nghiên cứu tìm hiểu những rào cản đối với việc tiếp cận dịch vụ y tế của lao động nhập cư?

2 Ý nghĩa nghiên cứu

2.1 Ý nghĩa khoa học

- Đề tài góp phần bổ sung tài liệu, làm phong phú hơn những nghiên cứu về đời sống, việc làm, tiếp cận các dịch vụ xã hội của lao động nhập cư

- Cung cấp những số liệu cần thiết về việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ

y tế của lao động nhập cư ở khu công nghiệp, làm tài liệu cơ sở cho những đề tài nghiên cứu sâu hơn về chủ đề lao động nhập cư

- Nghiên cứu này được tiến hành thông qua việc vận dụng một số khái niệm như: dịch vụ, dịch vụ y tế, di cư, lao động nhập cư… Các lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu như lý thuyết sự lựa chọn hợp lý, lý thuyết về lực hút – đẩy, lý thuyết hành động xã hội và một số lý thuyết về xã hội học y

tế và sức khỏe

Trang 10

2.2 Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu được thực hiện nhằm góp phần phác họa tình hình tiếp cận

và sử dụng các dịch vụ y tế của lao động nhập cư Tìm hiểu những yếu tố cản trở đến việc tiếp cận dịch vụ y tế của lao động nhập cư tại khu công nghiệp Những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cá nhân, tổ chức quan tâm khi nghiên cứu về lao động nhập cư

Bên cạnh đó, thông qua tìm hiểu những rào cản trong tiếp cận dịch vụ y

tế của lao động nhập cư có thể là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách trong việc nghiên cứu các chính sách cho lao động nhập cư, nhất là các chính sách về y tế

3 Tổng quan nghiên cứu

3.1 Những nghiên cứu về lao động nhập cư nói chung

Trong bài viết về “Lao động nông thôn di cư ra thành thị: Thực trạng

và khuyến nghị” của Nguyễn Đình Long1

và Nguyễn Thị Minh Phượng2 cho thấy, di cư từ nông thôn ra thành thị và các Khu công nghiệp ở nước ta ngày càng có xu hướng gia tăng và có tính phổ biến rộng khắp trên các vùng nông thôn trong cả nước Đặc trưng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị và các Khu công nghiệp ở nước ta là ngày càng trẻ hóa Di cư tự do từ nông thôn ra thành thị góp phần mang lại sự cân bằng về phân phối lực lượng lao động Tăng thêm thu nhập có điều kiện cải thiện cuộc sống bản thân và gia đình Tác động trực tiếp đến người lao động, có thêm điều kiện và cơ hội trong phát triển Phần nào đã giảm được tỷ lệ sinh đẻ ở nông thôn Do sự gia tăng một cách nhanh chóng và có tính tự phát dòng người từ nông thôn ra thành thị,

Trang 11

vượt quá khả năng kiểm soát và sự quá tải của hệ thống kết cấu hạ tầng và dịch vụ xã hội

Tuy nhiên, việc có quá đông người nhập cư cũng gây ra những áp lực nhất định về vệ sinh môi trường, giáo dục, y tế và an ninh trật tự tại các điểm đến Lượng người nhập cư ngày một tăng trong khi cơ sở vật chất, nhân lực không đáp ứng kịp cũng gây ra tình trạng quá tải tại các trường học, cơ sở y

tế Tệ nạn xã hội (trộm cắp, nghiện hút) tăng lên trong những năm gần đây cũng được cho là hệ lụy của lượng người nhập cư tăng nhanh3

vụ xã hội liên quan còn nhiều bất cập, đặc biệt các chính sách về thu nhập, nâng cao kỹ năng và tay nghề Khả năng tiếp cận với các dịch vụ an sinh xã hội của nhóm lao động di cư - nhóm lao động dễ tổn thương nhất trước các cú sốc kinh tế còn rất thấp Khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của các nhóm dân

số rất khác nhau, trong đó người nghèo, người dân tộc thiểu số và người di cư

ít có khả năng tiếp cận hơn

Báo cáo “Chuyển đổi thị trường và an sinh xã hội ở Việt Nam”, chủ

biên Lê Bạch Dương và Khuất Thu Hồng – Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (2008) cho thấy người dân di cư không chỉ bị cô lập về mặt xã hội mà còn bị

cô lập về mặt không gian bởi họ phải sống trong những nơi không có đủ nhà ở

và không được tiếp cận đầy đủ với nước sạch và vệ sinh Thực trạng này một phần là do tác động của mục đích tiết kiệm cao trong điều kiện thu nhập thấp của người di cư, nhưng phần lớn là do các chính sách hiện hành đang thành

3 Oxfam và AAV, Theo dõi nghèo đô thị theo phương pháp cùng tham gia, báo cáo tổng hợp 5 năm, 2012

Trang 12

những rào cản người di cư tiếp cận với các dịch vụ xã hội Cùng với nhận thức còn kém và thu nhập thấp của bản thân người lao động thì những rào cản chính sách là nguyên nhân chủ yếu Việc quản lý theo hộ khẩu hoặc hợp đồng lao động khiến cho nhiều người lao động di cư không bao giờ có thể tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội vì rất khó để họ có thể có được hộ khẩu ở thành phố và công việc của họ phần lớn là công việc mùa vụ, ngắn ngày Hơn nữa, các quy định hiện nay của hệ thống bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, kể cả chế độ tự nguyện, thường quá cao so với khả năng đáp ứng của người lao động di cư

Theo báo cáo “Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê Từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam,” của UNFPA (2009) cho thấy điểm

đến của thanh niên di cư, trong độ tuổi 15-24 có xu hướng di cư ra thành thị, trong khi ở độ tuổi từ 25 trở lên lại có xu hướng di cư đến cả hai khu vực thành thị và nông thôn Điều này cho thấy di cư của thanh niên đóng vai trò quan trọng trong phát triển khu vực đô thị trong thập kỷ vừa qua Điều này cũng có nghĩa là chỉ khi chính sách phát triển đô thị phù hợp có tính đến các dòng di cư và sự biến động dân số thì lúc đó người di cư mới có thể tiếp cận được tới các dịch vụ xã hội và cơ hội việc làm Quan trọng hơn, do nữ giới chiếm tỷ trọng lớn trong số thanh niên di cư nên việc cung cấp các dịch vụ sức khỏe sinh sản cho nữ thanh niên di cư nhằm bảo vệ họ trước các rủi ro sức khỏe không đáng có là điều rất cần thiết

Theo báo cáo “Theo dõi nghèo đô thị theo phương pháp cùng tham gia vòng 4” của Oxfam và AAV (2011), người nghèo đô thị bao gồm cả người

bản xứ và người nhập cư, gặp nhiều bất lợi khi đối mặt với đa cú sốc, điển hình là lạm phát cao trong năm 2011 Giá cả tăng đã làm giảm sức mua, giảm chất lượng cuộc sống nhất là về dinh dưỡng và sức khỏe, giảm tiếp cận dịch

vụ công, làm trầm trọng thêm các khó khăn cố hữu của người nghèo Giá cả tăng cũng làm giảm mạnh tiền tiết kiệm và tiền gửi về nhà, gây bất ổn nghề

Trang 13

nghiệp và căng thẳng trong quan hệ lao động của người nhập cư Liên kết nông thôn - thành thị rất quan trọng với giảm nghèo nông thôn, do đó khó khăn của người nhập cư sẽ ảnh hưởng bất lợi đến giảm nghèo bền vững trên bình diện cả nước

Nhìn chung, đã có nhiều các công trình nghiên cứu về nhóm đối tượng lao động nhập cư Trên đây là một số công trình nghiên cứu về thực trạng của

di cư từ nông thôn lên thành thị, những thuận lợi và khó khăn của lao động nhập cư, đặc điểm của nhóm lao động nhập cư, mức độ tiếp cận của họ đối với

hệ thống an sinh xã hội, cơ sở hạ tầng tại các điểm đến Đây là nguồn tài liệu giúp tác giả có thể tiếp thu, kế thừa khi xây dựng cơ sở lý luận và quá trình thực tiễn nghiên cứu để hoàn thiện luận văn của mình

3.2 Những nghiên cứu về dịch vụ y tế của lao động nhập cư

Báo cáo “Sức khỏe Sinh sản cho Lao động nhập cư” của UNFPA

(2008) nhận thấy, hiểu biết của công nhân về sức khỏe sinh sản có nhiều hạn chế, thậm chí nhiều đối tượng phỏng vấn chưa từng nghe tới cụm từ sức khỏe sinh sản Các dịch vụ hiện có chưa sẵn sàn và chưa đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu về thông tin, kiến thức cũng như nhu cầu dịch vụ sức khỏe sinh sản của người nhập cư lao động, đặc biệt là những người trẻ tuổi

Theo “Báo cáo Dân số và Phát triển tại Việt Nam: Hướng tới một chiến lược mới 2011-2020” của UNFPA (2009), người di cư cho biết họ vẫn

gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế hay giáo dục cho con em họ Việc đăng ký tạm trú chính thức ở nơi ở mới cũng không phải dễ dàng và điều này có thể có những hệ quả nhất định; người nhập cư thường khó vay được tiền ngân hàng và không có tiền gửi tiết kiệm, bị nhiều hạn chế trong việc tiếp cận các chế độ an sinh xã hội cũng như các dịch vụ xã hội y tế, giáo dục tại địa phương cư trú Ngoài ra, một vấn đề liên quan khác là người nhập cư là phụ nữ trẻ, chưa lập gia đình thường có ít kiến thức về sức khỏe sinh sản hơn

Trang 14

so với người không nhập cư cùng độ tuổi và cùng tình trạng hôn nhân Người nhập cư thường ít đến các cơ sở y tế hơn khi ốm đau

Theo số liệu từ tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 20094, nói chung tổng tỷ suất sinh hầu như không có sự khác biệt giữa người di cư và không di cư trên phạm vi cả nước (1,97 và 2,04 con/phụ nữ) Tuy nhiên, khi phân tích riêng khu vực thành thị và nông thôn, sự khác biệt này là khá rõ Trong khi ở khu vực thành thị, tổng tỷ suất sinh của người không di cư lớn hơn 0,29 con/phụ nữ so với người di cư, thì ở nông thôn con số đó của người

di cư lại lớn hơn 0,41 con/phụ nữ so với người không di cư Điều này có thể

là do, đa số phụ nữ di cư ngoại tỉnh đến khu vực thành thị là trẻ và họ di chuyển đến nơi ở mới để tìm việc làm, thường phải đối mặt với nhiều khó khăn, như nếu sinh con sẽ có ít cơ hội tìm kiếm việc làm hay họ cần phải học tập để nâng cao khả năng của mình, chính vì vậy họ quyết định trì hoãn hoặc sinh ít con hơn so với phụ nữ đã ở thành thị từ trước

Theo Báo cáo “Đánh giá nghèo đô thị ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh” của UNDP (2010)5

cho thấy, dù thu nhập không cao nhưng những người nhập cư vẫn phải chi tiêu một khoản tiền tương đương với cư dân thường trú (tức là những người đã có nhà ở thành phố) Người trẻ di cư thờ ơ với chăm sóc sức khỏe do điều kiện kinh tế hạn chế cũng như bị hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế tại địa phương Thông thường, những người dân

di cư (trong đó có thanh thiếu niên) có xu hướng lựa chọn các bệnh viện tư, phòng khám tư nhiều hơn là các bệnh viện tuyến trung ương Đối tượng thanh

Trang 15

thiếu niên nhập cư vào Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có mức chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe hằng năm thấp hơn 2 – 3 lần so với dân thường trú

Báo cáo “Di cư trong nước và Phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam: Kêu gọi hành động” của UNDP (2010) nhận thấy hệ thống đăng ký hộ khẩu

ở Việt Nam đã ảnh hưởng đến sự tiếp cận của người di cư tới các dịch vụ cơ bản và các dịch vụ hỗ trợ đặc biệt của Chính phủ Các dịch vụ do Chính phủ cung cấp chẳng hạn như các dịch vụ y tế (bao gồm cả sức khỏe sinh sản, giáo dục, chăm sóc và điều trị HIV và tiếp cận với các dịch vụ xóa đói giảm nghèo đều gắn chặt với hệ thống đăng ký hộ khẩu Người dân di cư không bị hạn chế

về mặt luật pháp trong việc tiếp cận một số dịch vụ nhưng trên thực tế họ thường phải chịu những hạn chế này Chẳng hạn con cái của những người không có hộ khẩu thường trú được phép đi học tại các trường trong huyện/địa bàn cư trú nhưng chỉ trong trường hợp còn chỗ sau khi con cái của người có

hộ khẩu thường trú đã nhập học Thông thường, những người dân di cư đặc biệt cần các dịch vụ xã hội lại thường là những người bị bỏ qua, do các đặc điểm yếu thế về xã hội và kinh tế liên quan tới tình trạng di cư của họ Chẳng hạn rất nhiều người dân di cư không đăng ký hộ khẩu làm việc trong khu vực phi chính thức và sống trong các ngôi nhà không an toàn và không hợp vệ sinh và chính những điều đó khiến họ dễ gặp rủi ro hơn về sức khỏe Trong bối cảnh khi mà các chi phí sinh hoạt tại thành thị ngày càng tăng mà mức tăng lương lại không tương đương với mức tăng giá, thì việc thiếu các dịch vụ

hỗ trợ xã hội cho người dân di cư tại thành thị sẽ là vấn đề đặc biệt đáng báo động

Theo báo cáo “Theo dõi nghèo đô thị theo phương pháp cùng tham gia, báo cáo tổng hợp 5 năm” của Oxfam và AAV (2012), hạn chế về y tế là bất

lợi chung của người nghèo, đặc biệt là người nghèo nhập cư Tình trạng quá tải tuyến y tế xã/phường vẫn tiếp tục xảy ra, nên một số trẻ em nhập cư không

Trang 16

được hưởng đầy đủ dịch vụ Một số trẻ em nhập cư phải về quê tiêm chủng hoặc tiêm theo dịch vụ do cha mẹ chưa biết thông tin về thủ tục đăng ký tiêm chủng tại phường cho trẻ, do trạm y tế thiếu vắcxin Người nhập cư làm nghề tự do vẫn ít quan tâm đến BHYT tự nguyện Giá mua BHYT liên tục tăng nên người nhập cư phải cân nhắc với các khoản chi phí khác, hoặc họ chưa nắm được thông tin về nơi mua

Theo bài viết “Đời sống xã hội của thanh niên nhập cư lao động phổ thông tại các cơ sở sản xuất nhỏ ở TP Hồ Chí Minh” của Phạm Thanh Thôi

đăng trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh, số 5 –

2013 Cho thấy, đời sống văn hóa, giải trí và khả năng tiếp cận các dịch vụ y

tế của thanh niên nhập cư còn nghèo nàn Một khi người lao động tai nạn lao động hay bệnh tật, tất cả họ phải tự chịu trách nhiệm, chủ cơ sở có giúp chăng cũng mang tính hỗ trợ một phần Các cơ sở sản xuất chưa có chính sách hay

kế hoạch gì để cải thiện vấn đề này trong chiến lược đầu tư, phát triển kinh tế của họ

Nhìn chung, những nghiên cứu về dịch vụ y tế của lao động nhập cư được đề cập ở mức độ nhất định Nhiều vấn đề liên quan đến tìm hiểu việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ này của nhóm đối tượng lao động nhập cư cũng như những rào cản đối với việc tiếp cận dịch vụ y tế đang còn rải rác,

chưa tập trung Chính vì thế, việc nghiên cứu đề tài: “Những rào cản đối với việc tiếp cận dịch vụ y tế của lao động nhập cư ở khu công nghiệp” là rất cần thiết

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu với mục đích làm sáng rõ những rào cản trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của lao động nhập cư tại khu công nghiệp hiện nay Từ đó đề xuất các giải pháp giúp lao động nhập cư tháo gỡ các khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế

Trang 17

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu lý thuyết về vấn đề tiếp cận dịch vụ y tế của người nhập

cư và những rào cản đối với họ

- Khảo sát thực địa và phân tích những tài liệu có liên quan đến đề tài về dịch vụ y tế dành cho lao động nhập cư

- Xử lý, phân tích các số liệu, thông tin thu thập được để tìm hiểu việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế của lao động nhập cư và làm rõ những rào cản đối với việc tiếp cận dịch vụ y tế của lao động nhập cư

5 Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Những rào cản trong tiếp cận dịch vụ y tế của lao động nhập cư

5.2 Khách thể nghiên cứu

- Nhóm công nhân nhập cư

- Nhóm lao động tự do nhập cư: buôn bán nhỏ/bán hàng rong và xe ôm

Trang 18

6 Câu hỏi nghiên cứu

- Việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế của lao động nhập cư ở khu công nghiệp hiện nay như thế nào?

- Những khó khăn đối với việc tiếp cận dịch vụ y tế của lao động nhập

cư ở khu công nghiệp?

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phân tích tài liệu

Thông qua các báo cáo, các tài liệu, các văn bản, đặc biệt là những tài liệu liên quan đến lao động nhập cư được tác giả tiến hành thu thập thông tin đáp ứng mục tiêu nghiên cứu Phương pháp phân tích tài liệu được sử dụng như là một phương pháp bổ sung cho việc thu thập thông tin Ngoài ra nó còn được xem như là một phương tiện để việc đối chiếu với các nguồn thông tin thu được từ các phương pháp khác

7.2 Phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu các nhóm đối tượng lao động nhập cư gồm: công nhân nhập cư, buôn bán nhỏ/bán hàng rong, xe ôm, người dân thường trú tại hai thôn Bầu và thôn Hậu Dưỡng, cán bộ trạm y tế xã Kim Chung Nghiên cứu đã tiến hành 12 cuộc phỏng vấn sâu

Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm khai thác những thông tin sâu hơn của đề tài nghiên cứu Hơn nữa, tác giả cũng bổ sung thêm cho phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi nhằm khai thác sâu hơn khía cạnh quan tâm nhưng chưa được đề ra trong bảng hỏi chính Những thông tin phỏng vấn sâu

sẽ giải thích thêm những yếu tố chưa rõ nét trong bảng hỏi

7.3 Thảo luận nhóm

Tiến hành thảo luận các nhóm: nam nữ công nhân nhập cư, nam nữ buôn bán nhỏ/bán hàng rong, nhóm xe ôm, nhóm người dân thường trú Nghiên cứu

đã tiến hành 7 cuộc thảo luận nhóm, trong đó có 14 nam và 27 nữ

7.4 Phiếu phỏng vấn nhóm công nhân nhập cư

Sử dụng một bảng hỏi dành riêng cho nhóm công nhân nhập cư làm việc trong các doanh nghiệp, tập trung vào tìm hiểu thông tin về đặc điểm

Trang 19

nhân khẩu, mức sống, việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế, những rào cản tiếp cận dịch vụ y tế Địa điểm phỏng vấn (chọn mẫu theo phương pháp bắt gặp ngẫu nhiên) tại một số khu nhà trọ công nhân trên địa bàn Đã hoàn thành được 390 phiếu phỏng vấn công nhân nhập cư tại hai thôn Bầu và thôn Hậu Dưỡng Trong số 390 người trả lời phiếu phỏng vấn có 111 người là nam giới, 279 người là nữ giới

7.5 Phương pháp chọn mẫu

Tác giả tiến hành chọn dung lượng mẫu theo phương pháp lựa chọn không lặp lại Địa bàn được chọn phỏng vấn phiếu công nhân nhập cư là thôn Bầu và thôn Hậu Dưỡng thuộc xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội Số lượng công nhân nhập cư tính đến tháng 8/2014 tại hai thôn ước khoảng 17.000 công nhân Áp dụng công thức tính dung lượng mẫu:

Nt2 x 0.25

n =

NƐ2 + t2 x 0.25

Trong đó: N – tổng dung lượng mẫu

n – dung lượng mẫu cần chọn

Ɛ – phạm vi sai số chọn mẫu

t – hệ số tin cậy Với yêu cầu mức độ tin cậy là 95% và sai số không vượt quá 5% Tác giả đã chọn được dung lượng mẫu cần phỏng vấn là:

Trang 20

TIẾP CẬN DỊCH

VỤ Y

TẾ

Những rào cản

từ phía người lao động và gia đình

Những rào cản

từ phía cộng đồng, xã hội

Thiếu cán bộ

y tế

Sự thuận tiện của dịch vụ

Thiếu thông tin chương trình CSSK và

hệ thống y tế nơi đến

Tâm lý kỳ thị người nhập cư

Tình trạng sống

lưu động

Thói quen tự

điều trị

Trang 21

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Các khái niệm

1.1.1 Dịch vụ

Định nghĩa về dịch vụ trong kinh tế học được hiểu là những thứ tương

tự như hàng hoá nhưng phi vật chất [Từ điển Wikipedia] Theo quan điểm kinh tế học, bản chất của dịch vụ là sự cung ứng để đáp ứng nhu cầu như: dịch vụ du lịch, thời trang, chăm sóc sức khoẻ và mang lại lợi nhuận

Philip Kotler định nghĩa dịch vụ: “Dịch vụ là mọi hành động và kết quả

mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một cái gì đó Sản phẩm của nó có thể có hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất”[20]

Nguyễn Văn Thanh cho rằng: “Dịch vụ là một hoạt động lao động sáng tạo nhằm bổ sung giá trị cho phần vật chất và làm đa dạng hoá, phong phú hoá, khác biệt hoá, nổi trội hoá… mà cao nhất trở thành những thương hiệu, những nét văn hoá kinh doanh và làm hài lòng cao cho người tiêu dùngđể họ sẵn sàng trả tiền cao, nhờ đó kinh doanh có hiệu quả hơn”[20]

Tóm lại, có nhiều khái niệm về dịch vụ được phát biểu dưới những góc

độ khác nhau nhưng tựu chung thì:

Dịch vụ là hoạt động có chủ đích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người Đặc điểm của dịch vụ là không tồn tại ở dạng sản phẩm cụ thể (hữu hình) như hàng hoá nhưng nó phục vụ trực tiếp nhu cầu nhất định của

xã hội

1.1.2 Dịch vụ y tế

Tại Điều 2, Luật Khám bệnh chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày

23/11/2009 định nghĩa: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở cố định hoặc

Trang 22

lưu động đã được cấp giấy phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám bệnh,

chữa bệnh; Người bệnh là người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh

Dịch vụ y tế là dịch vụ chỉ toàn bộ các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng, cho con người mà kết quả là tạo ra các sản phẩm hàng hoá không tồn tại dưới dạng hình thái vật chất cụ thể, nhằm thoả mãn kịp thời thuận tiện và có hiệu quả hơn các nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng và con người về chăm sóc sức khoẻ

Dịch vụ y tế gồm 2 yếu tố: Tiêu thụ và đầu tư, sức khoẻ là kết quả trực tiếp của việc tiêu thụ phúc lợi đồng thời người lao động có sức khoẻ sẽ đóng góp cho sản xuất và đầu tư

1.1.3 Tiếp cận

Sự tiếp cận là một cụm từ chung dùng để miêu tả mức độ một sản phẩm, thiết bị, dịch vụ, hoặc môi trường có thể được sử dụng bởi càng nhiều người càng tốt Sự tiếp cận có thể được xem như khả năng tiếp cận và khả năng hưởng lợi từ một hệ thống hay vật chất.[39]

Tiếp cận dịch vụ y tế được hiểu là khi đối tượng đến cơ sở y tế để sử

dụng bất cứ hình thức cung cấp dịch vụ như tư vấn, khám, điều trị, mua thuốc

do cơ sở y tế cung cấp Mục đích của dịch vụ y tế là đến với mọi người cộng đồng, nhằm thoả mãn nhu cầu về sức khoẻ cho con người và cộng đồng

1.1.4 Rào cản

Rào cản có nghĩa là những cản trở, trở ngại, khó khăn đòi hỏi nhiều nỗ lực để vượt qua Trong thực tiễn, với bất kỳ một hoạt động nào của con người tham gia đều có thể gặp phải những khó khăn, rào cản làm cho hoạt động hay quá trình đó đi lệch hướng với mục tiêu đã đặt ra, không thể tiếp tục hoạt động hoặc hoạt động không đạt hiệu quả như mong muốn Những khó khăn, rào cản đó đượcc tạo nên bởi một hay nhiều yếu tố mang sắc thái tiêu cực gây

Trang 23

nên Người ta thường gọi chung rào cản là những khó khăn, trở ngại cản trở đối với quá trình hoạt động của con người

Rào cản đối với tiếp cận dịch vụ y tế được hiểu là những cản trở, trở

ngại, khó khăn khi đối tượng đến cơ sở y tế để sử dụng bất cứ hình thức cung cấp dịch vụ như tư vấn, khám, điều trị, mua thuốc do cơ sở y tế cung cấp

1.1.5 Di cư

Di cư, có hai nghĩa; thứ nhất: di cư là hiện tượng di chuyển để mưu sinh của bầy đoàn khi chuyển mùa; thứ hai: di cư là hiện tượng người dân dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác để sinh sống Di cư theo nghĩa thứ hai được hiểu đồng nghĩa với di dân

Theo nghĩa rộng, di dân là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong một không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn Với khái niệm này di dân đồng nhất với sự di động dân cư [1]

Theo nghĩa hẹp, di dân là sự chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định Định nghĩa này được Liên Hợp Quốc sử dụng nhằm khẳng định mối liên hệ giữa sự di chuyển theo một khoảng cách nhất định qua một địa giới hành chính, với việc thay đổi nơi cư trú [1]

Liên Hợp Quốc đã đưa ra định nghĩa về di cư (1958) như sau: “Di cư là một hình thức di chuyển trong không gian của con người từ một đơn vị lãnh thổ này tới một đơn vị lãnh thổ khác, hoặc sự di chuyển với khoảng cách tối thiểu quy định Sự di chuyển này diễn ra trong một khoảng thời gian di cư xác định và đặc trưng bởi sự thay đổi nơi cư trú thường xuyên”

Trong khái niệm di dân, người ta còn phân biệt và đặc biệt quan tâm đến hai yếu tố cấu thành quá trình này là xuất cư và nhập cư Nhập cư và xuất

cư bao gồm sự chuyển đến và chuyển đi khỏi khu vực nào đó Dựa vào những quy ước nói trên mà hai cấu thành được xác định: [1]:

Trang 24

- Xuất cư là việc di chuyển nơi cư ra khỏi một đơn vị hành chính tạm thời hay vĩnh viễn, thời gian ngắn hoặc dài Đây là hiện tượng phổ biến ở nhiều quốc gia do tình trạng dự mức sống, thu nhập và lao động phân bố không đồng đều Xuất cư có ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế, văn hóa xã hội, nhân khẩu của địa bàn nơi đến cũng như nơi đi

- Nhập cư là sự di chuyển đến một khu vực hoặc đơn vị hành chính khác, thậm chí tại một quốc gia khác Quá trình này thường xuyên bị chi phối bởi nhiều nhân tố như kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo … Cũng như xuất cư, nhập cư có ảnh hưởng quan trọng đến địa bàn đầu đến và đầu đi Đặc biệt nhập cư đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nên các đơn vị hành chính mới ở một số khu vực còn thưa dân của một quốc gia, cũng như góp phần hình thành dân số của nhiều quốc gia trong lịch sử Hoa Kỳ, Canada, Ôxtrâylia, Morixớt

Sự chênh lệch giữa nhập cư và xuất cư gọi là di cư thuần túy, sự tương quan này sẽ làm cho trị số của gia tăng cơ học của dân số là dương (nếu số người xuất cư ít hơn số nhập cư) hoặc là âm (khi số người xuất cư nhiều hơn

số người nhập cư)

1.1.6 Lao động nhập cư

Trong cuộc Điều tra di cư Việt Nam năm 2004, người di cư được định nghĩa là những người từ 15-59 tuổi di chuyển từ quận/huyện này sang quận/huyện khác trong vòng 5 năm trước thời điểm điều tra, và đã cư trú trên địa bàn điều tra từ một tháng trở lên Một người di cư từ quận này sang quận khá trong nội thành thành phố trong khoảng thời gian 5 năm trước điều tra được xem là người không di cư Những người 15-59 tuổi sống tại cùng quận/huyện ít nhất 5 năm trước điều tra được xem là người không di cư (TCTK và UNFPA, 2005)

Trang 25

Nhập cư là hoạt động di chuyển chỗ ở đến vào một vùng hay quốc gia mới Người nhập cư là người dân di chuyển từ một vùng đến một vùng khác

để định cư hoặc tạm trú

1.1.7 Khu công nghiệp

Theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/3/2008 về Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, khu công nghiệp được định nghĩa là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này

Theo Bách khao toàn thư mở Wikipedia: Khu công nghiệp còn gọi

là khu kỹ nghệ là khu vực dành cho phát triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo được sự hài hòa và cân bằng tương đối giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường Khu công nghiệp thường được Chính phủ cấp phép đầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng Những khu công nghiệp có quy mô nhỏ thường được gọi là cụm công nghiệp.[38]

Các thành phần lao động nhập cư tại khu công nghiệp:

- Lao động làm việc tại các khu vực chính thức: cán bộ quản lý, công nhân nhập cư, nhân viên văn phòng…

- Lao động làm việc tại các khu vực phi chính thức: buôn bán nhỏ,bán hàng rong; xe ôm; nhân viên phục vụ, bán hàng…

1.2 Lý thuyết áp dụng

1.2.1 Lý thuyết hành động xã hội

Định nghĩa của nhà xã hội học người Đức Max Weber về hành động xã hội được cho là hoàn chỉnh nhất Ông cho rằng, hành động xã hội là đối tượng

Trang 26

nghiên cứu của xã hội học Nhiệm vụ của xã hội học là nghiên cứu các thiết chế xã hội như “nhà nước”, “tổ chức”, “cộng đồng”,… với tư cách là hành động của cá nhân, là kiểu hành động của các cá nhân đang tương tác với nhau

Weber đã chỉ ra sự khác nhau giữa hành động xã hội khác và những hành vi, hoạt động khác của con người Nói tới hành động là nói tới việc chủ thể gắn cho hành vi của mình một ý nghĩa chủ quan nào đó Hành động, kể cả hành động thụ động và không hành động (ví dụ hành động im lặng, hành động chờ đợi không làm gì cả), được gọi là hành động xã hội khi ý nghĩa chủ quan của nó có tính đến hành vi của người khác trong quá khứ, hiện tại hay trong tương lai; ý nghĩa chủ quan đó định hướng hành động [10]

Không phải hành động nào cũng có tính xã hội hay đều là hành động xã hội Ví dụ, hành động chỉ nhằm tới các sự vật mà không tính đến hành vi của người khác thì không được coi là hành động xã hội Hành động giống nhau của các cá nhân trong một đám đông cũng không được coi là hành động xã hội Thậm chí hành động thuần túy bắt chước hay làm theo người khác cũng không phải là hành động xã hội Hành động đó có thể là hành động có nguyên nhân từ phía người khác, nhưng không có ý nghĩa hướng tới người đó, do vậy không được coi là hành động xã hội Tuy nhiên, cũng là hành động bắt chước người khác, nhưng nếu việc bắt chước đó là do mốt và mẫu mực, nếu không 8bắt chước theo sẽ bị người khác chê cười thì hành động bắt chước đó trở thành hành động xã hội [10]

Tóm lại hành động xã hội của Weber định nghĩa là hành động được chủ thể gắn cho nó một ý nghĩa chủ quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi của người khác và vì vậy được định hướng tới người khác, trong đường lối, quá trình của nó

Thành tố trong cấu trúc của hành động xã hội là chủ thể hành động Chủ thể hành động có thể là các cá nhân, cộng đồng hay toàn thể xã hội Hành

Trang 27

động xã hội là hành vi có ý nghĩa chủ quan nhất định đối với chủ thể thành động, nhưng nó cũng lại định hướng, đối chiếu với các giá trị, mục đích, lợi ích … và người khác Một thành tố khác trong cấu trúc của hành động xã hội

là hoàn cảnh và môi trường hành động Sự ảnh hưởng của môi trường, bối cảnh đã tác động đến việc lựa chọn hành động của chủ thể hành động

Để hiểu rõ hơn về hành động xã hội, Weber đã phân biệt rõ bốn loại hành động xã hội như sau [10]:

- Hành động duy lý – công cụ: là hành động được thực hiện với sự cân nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả cao nhất

- Hành động duy lý giá trị: là hành động được thực hiện vì bản thân hành động (mục đích tự thân) Thực chất loại hành động này có thể nhằm vào những mục đích phi lý nhưng lại được thực hiện bằng những công cụ, phương tiện duy lý

- Hành động cảm tính (xúc cảm): là hành động do các trạng thái xúc cảm hoặc tình cảm bộc phát gây ra, mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan hệ giữa công cụ, phương tiện và mục đích hành động

- Hành động theo truyền thống: là loại hành động tuân thủ những thói quen, nghi lễ, phong tục, tập quán đã được truyền lạo từ đời này sang đời khác

Theo Weber, đặc trưng quan trọng nhất của xã hội hiện đại là hành động xã hội của con người ngày càng trở nên duy lý, hợp lý với tính toán chi

li, tỉ mỉ, chính xác các mối quan hệ giữa công cụ/phương tiện và mục đích/kết quả

Áp dụng lý thuyết hành động xã hội vào trong nghiên cứu, có thể thấy

rõ hành động lựa chọn các dịch vụ y tế của lao động nhập cư cũng đã được tính toán, tỉ mỉ, cẩn thận phù hợp với điều kiện thu nhập, điều kiện sống và

Trang 28

làm việc của mỗi lao động nhập cư Đặc biệt yếu tố kinh tế luôn được lao động nhập cư cân nhắc trong việc lựa chọn các hình thức dịch vụ y tế Đồng thời qua đó cũng thấy được rõ những cản trở yếu tố kinh tế đến việc tiếp cận các dịch vụ của lao động nhập cư

Những rào cản trong việc lựa chọn các dịch vụ y tế của lao động nhập

cư có thể xuất phát từ bản thân cá nhân chủ thể hay là do các nhóm, cộng đồng, hay toàn xã hội Những yếu tố từ bản thân chủ thể cũng là những yếu tố cản trở họ tiếp cận với dịch vụ y tế như thu nhập thấp, thói quen tự điều trị… Đồng thời yếu tố từ bên ngoài như cộng đồng, xã hội cũng là những yếu tố cản trở lao động tiếp cận với các dịch vụ y tế như: đội ngũ cán bộ y tế, cơ sở vật chất …

1.2.2 Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý

Thuyết lựa chọn hợp lý trong xã hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh

tế học và nhân học thế kỷ 18-19 Thuyết sự lựa chọn hợp lý dựa vào tiên đề cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu Theo Marx, mục đích của con người như là quy luật quyết định toàn bộ cấu trúc, nội dung, tính chất, phương pháp của hành động

và có ý chí của con người

Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách thực hiện có để đạt được trong điều kiện khan hiếm nguồn lực Phạm vi của mục đích đây không chỉ có yếu tố vật chất (lãi, lợi nhuận, thu nhập) mà còn có cả yếu tố lợi ích xã hội và tinh thần

Định đề này được Homans diễn đạt theo kiểu định lý toán học như sau: Khi lựa chọn thông số các hành động có thể có, cá nhân sẽ chọn cách nào mà

họ cho là tính của xác suất thành công của hành động đó với giá trị mà phần

Trang 29

thưởng của hành động đó là lớn nhất Tức là Homans đã nhấn mạnh đến đặc trưng thứ hai của sự lựa chọn hợp lý là quá trình tối ưu hóa Tương tự John Elster, dùng câu nói có vẻ đơn giản sau đây đã tóm lược nội dung cơ bản của thuyết lựa chọn duy lý Thuyết này cho biết “Khi đối diện với một số cách hành động, mọi người thường làm cái mà họ tin là có khả năng đạt được kết quả cuối cùng tốt nhất” [1]

So với các thuyết xã hội học khác, thuyết lựa chọn hợp lý được phát triển mạnh trong kinh tế học hiện đại Coi hành vi kinh tế là hành vi lựa chọn một cách duy lý, các nhà kinh tế học luôn chú ý đến các yếu tố vật chất như chi phí, giá cả, lợi nhuận, ích lợi để giải thích hành vi kinh tế Từ đó giải thích ngày, nhiều người suy luận ra để lý giải hành vi xã hội Như đối với câu hỏi: tại sao nhiều lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân thay vì khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế, có thể nói đến lý do dịch vụ khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế không được đảm bảo bằng khám dịch vụ tư nhân

G Simmel nêu ra nguyên tắc “cùng có lợi” của mối tương tác xã hội giữa các các nhân và cho rằng mỗi các nhân luôn phải cân nhắc, toan tính thiệt hơn để theo đuổi mục đích cá nhân, để thỏa mãn các nhu cầu các nhân Simmel cho rằng mọi mối tương tác giữa người với người đều dựa vào cơ chế cho – nhận tức là trao đổi những thức ngang giá nhau Như vậy, xã hội được hiểu là mạng lưới các quan hệ trao đổi giữa các cá nhân [1]

Thuyết sự lựa chọn hợp lý đòi hỏi phải phân tích hành động lựa chọn của cá nhân trong mối liên hệ với cả hệ thống xã hội của nó bao gồm các cá nhân khác với những nhu cầu và sự mong đợi của họ, các khả năng lựa chọn

và các sản phẩm đầu tư của từng lựa chọn cùng các đặc điểm khác

Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý chỉ được tác giả áp dụng để phân tích một phần trong các vấn đề cần nghiên cứu Cụ thể như lý do vì sao lao động nhập

cư hay lựa chọn các dịch vụ y tế khác nhau Nguyên nhân gây ra rào cản lao

Trang 30

động nhập cư tiếp cận các dịch vụ y tế này Sự khác nhau giữa nhu cầu, mong đợi về chất lượng dịch vụ y tế, cơ sở hạ tầng của các dịch vụ y tế so với thực tế

1.2.3 Lý thuyết lực hút – đẩy

Những nghiên cứu sớm nhất trong lĩnh vực di dân nông thôn – đô thị được đưa ra bởi E.G.Raversten Trên cơ sở tài liệu điều tra dân số thực hiện ở Anh năm 1871 và 1881 cùng với một số nghiên cứu về di dân nông thôn – đô thị, ông đã đưa ra một học thuyết gọi là “luật di dân” Ông thống kê một số những luận điểm mang tính thiết yếu quan trọng trong học thuyết của mình nhằm giải thích di cư như một xu hướng nảy sinh trên những điều kiện do hiện diện của một loạt các biến số Nhấn mạnh đến khoảng cách di chuyển của người chuyển cư, chỉ ra rằng thông qua một số biến số tác động trực tiếp: các trung tâm đô thị mang tính hấp dẫn đối với họ Nhân tố quan trọng là sự

di chuyển có tính toán hoặc là dòng di cư có định hướng E.G.Raversten phát hiện các tác nhân: thứ nhất, sự phát triển công nghệ, thương nghiệp làm gai tăng dòng di chuyển; thứ hai, sự đòi hỏi có nhu cầu vật chất “tốt hơn” của người di cư [3] Từ lý thuyết của ông vận dụng vào nghiên cứu chuyển cư ở Việt Nam hiện nay có thể đưa ra mô hình “đẩy – kéo” sau này

Những nghiên cứu của E.G.Raversten được Everett S.Lee cải tổ, chi tiết hóa lại và trở thành mô hình phổ biến trong nghiên cứ di dân hiện đại Ông đã phân tích các nhóm yếu tố tác động di cư như sau: những nhân tố gắn liền với nơi đi của người di cư; những nhân tố liên quan tới nơi đến, các yếu

tố cản trở; các yếu tố cá nhân [11]:

Các yếu tố cá nhân như gia đình, cộng đồng, sức khỏe, tuổi tác, hôn

nhân, số con là những nhân tố liên quan đến quyết định chuyển cư Mỗi người đều có những hoàn cảnh sống khác nhau, nhận thức khác nhau dẫn đến thái độ đối với những quyết định chuyển cư khác nhau Điều này cũng góp phần giải thích tại sao trong cùng một hoàn cảnh và điều kiện khác nhau có

Trang 31

người di cư, có người lại không di cư Trong nghiên cứu di dân nông thôn –

đô thị, yếu tố cá nhân được đề cập đến là lứa tuổi, giới tính, trình độ văn hóa

Các nhân tố lực đẩy được ông đề cập đến là nhân tố chính trị, kinh tế

và văn hóa Ở các vùng quê, khi dân số đông dẫn đến tình trạng thiếu đất để sản xuất, thu nhập đầu người thấp và đó là động lực thúc đẩy người dân di cư Đặc biệt, trong xã hội hiện nay, khi kinh tế công nghiệp ngày càng phát triển trong khu vực nông nghiệp, đồng thời với sự khan hiếm đất đai, lực lượng lao động dư thừa là nguyên nhân khiến họ ra đi

Các yếu tố lực hút: Trong nghiên cứ di dân việc xác định tại sao người

di cư lại chọn một vị trí nào đố làm nơi đến có ý nghĩa quan trọng Những yếu

tố thuận lợi cho người di cư làm nơi đến dược E.S.Lee gọi là những nhân tố

“lực hút” Các yếu tố “lực hút” có thể do thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, chính sách phát triển kinh tế khu vực tạo ra những cơ hội khác nhau đối với người nhập cư Trong nghiên cứu di dân nông thôn – đô thị, nhân tố lực hút ở các đô thị hiện nay được đề cập đến chủ yếu là:

- Các cơ hội việc làm mới đối với người nhập cư: Trong các thành phố

ở các nước đang phát triển, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đòi hỏi một lực lượng lớn lao động lành nghề và giản đơn, phục vụ cho sự phát triển kinh tế Chính nhu cầu sử dụng nguồn lao động tại các thành phố đã mở ra cơ hội cho những người sống trong các khu vực nông thôn hội nhập vào đô thị

- Chênh lệch mức sống: Quá trình phát triển không đồng đều dẫn tới sự

chênh lệch mức sống giữa các khu vực Kết quả nghiên cứu nhiều công trình

di dân ở các nước đang phát triển hiện nay cho thấy: di dân nông thôn – đô thị giảm đi khi mức thu nhập ở nông thông tăng lên

- Lối sống đô thị: Trong nhiều trường hợp, mức thất nghiệp ở đô thị khá

cao nhưng dòng người di cư vẫn tiếp tục đủ về tham gia vào lực lượng những

Trang 32

người nghèo ở đô thị Michael Tadaro là người đầu tiên đưa ra nghịch lý một bên là nhu cầu lương cao và triển vọng việc làm, một bên là nghèo đói và thất nghiệp đô thị Tuy nhiên, sự di cư vẫn tăng lên do hy vọng một tương lai tốt đẹp hơn, có khi chỉ cần cho con cái ở đô thị Như vậy, những đốm sáng của thành phố là lý do phi kinh tế Thành phố hấp dẫn họ thông qua thông tin đại chúng như đài báo, tivi, quảng cáo, đặc biệt là trong con mắt của người trẻ tuổi Những nhân tố phi kinh tế tuy không ảnh hưởng nhiều tới quyết định di

cư nhưng ảnh hưởng tới hướng di dân

Như vậy, theo hướng tiếp cận của lý thuyết lực “hút – đẩy” của Everett S.Lee có thể áp dụng để giải thích nguyên nhân di cư Ở các vùng đô thị, bên cạnh việc có thêm nguồn thu nhập cho gia đình ở quê và cho bản thân, người lao động nhập cư có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ xã hội tốt hơn so với ở các vùng nông thôn Đặc biệt, là với hệ thống y tế ngày càng phát triển, lao động nhập cư có cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế tốt hơn, nhiều hơn nhưng đồng thời cũng có những rào cản hạn chế sự tiếp cận này

1.2.4 Một số lý thuyết xã hội học sức khỏe và y tế

Theo chủ nghĩa chức năng của các nhà xã hội học tiêu biểu như Emile Durkheim (1858-1917), Tacolt Parson (1902-1979), Robert Merton (1910-2003), đã dựa trên giả thiết xã hội có một số các “nhu cầu” mà những nhu cầu này cần phải được thỏa mãn để có thể tồn tại Các nhà chức năng đã nghiên cứu những vấn đề khác nhau của xã hội để hiểu được mối liên hệ giữa chứng

và chức năng để phát triển tính bền vững của xã hội Chủ nghĩa chức năng tập trung vào những khó khăn của nó trong việc giải thích xung đột xã hội và thay đổi xã hội [18]

Các nhà chức năng phân tích sức khỏe bằng cách tập trung vào cái mà Parsons gọi là “vai trò của đau ốm”, trong đó sự trông chờ của xã hội có xu hướng khuôn cách thức một người ốm trong xã hội được trông chờ sẽ hành

Trang 33

được và được đối xử ra sao Ví dụ, khi bị ốm, một cá nhân thường không được trông chờ sẽ đóng những vai trò xã hội bình thường, sẽ đi tìm kiếm những hỗ trợ của thuốc men, và phục tùng theo những chỉ định chữa bệnh Khái niệm “vai trò đau ốm” định hướng chú ý mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân và kinh nghiệm chủ quan của người bệnh [5]

Có những yếu tố tác động đến sức khỏe cá nhân như: sinh học, gen, môi trường; chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe; hành vi và lối sống Với những hiểu biết cơ bản, chúng ta có thể nhận thấy có một số yếu tố góp phần làm cho con người khỏe mạnh và duy trì được sức khỏe, cũng như những nguyên nhân làm cho con người bị đau ốm Những điều kiện khó khăn về nhà

ở, nơi làm việc, trong gia đình và cộng đồng dễ dẫn đến các vấn đề sức khỏe tâm thần Tuy nhiên khi chúng ta hiểu rõ và biết cách ứng phó với những nguy cơ tiềm ẩn thì có thể phòng tránh bệnh tật và những điều bất lợi cho sức khỏe Theo Lalonde Report năm 1974 đã chia các tiềm ẩn, các yếu tố quyết định đến sức khỏe thành bốn nhóm chính: yếu tố sinh học hay yếu tố di truyền; yếu tố về hành vi hay phong cách sống; yếu tố chất lượng của dịch vụ chăm sóc sức khỏe và yếu tố môi trường, bao gồm cả môi trường tự nhiên và

xã hội như: Không khí, nguồn nước, đất, điều kiện sống và làm việc…[6]

Hình 1.1: Các yếu tố chính quyết định sức khỏe

Trang 34

Như vậy, dịch vụ y tế đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sức khỏe Các nhà xã hội học y học/sức khỏe đã chia các yếu tố tác động đến việc quyết định chọn, sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe thành 3 nhóm sau (theo Anderson và Newman, 1973) [6]:

- Các yếu tố thuộc về cá nhân;

- Các yếu tố liên quan đến nguồn lực;

- Các yếu tố liên quan đến mức độ ốm đau

Có thể thông qua sơ đồ dưới đây (Hình 1.2) để nhận thấy sự đa dạng của các yếu tố tác động đến quyết định chăm sóc sức khỏe của mỗi người

Áp dụng sơ đồ Hình 1.2 có thể tìm hiểu những rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế của lao động nhập cư Thông qua các yếu tố: Yếu tố thuộc về cá nhân (nhân khẩu học, đặc điểm xã hội, lòng tin); yếu tố liên quan đến nguồn lực (gia đình, cộng đồng); yếu tố liên quan đến mức độ ốm đau (cảm nhận, đánh giá) có thể thấy rõ nhưng yếu tố nào cản trở việc tiếp cận và

sử dụng các dịch vụ y tế của lao động nhập Ở mỗi nhóm lao động nhập cư mỗi yếu tố cản trở sẽ xuất hiện khác nhau và tùy từng độ cản trở nhiều hay ít Thông qua tìm hiểu những rào cản chúng ta có thể đưa ra những giải pháp giúp cho lao động nhập cư tiếp cận tốt hơn dịch vụ y tế, đồng thời cũng giúp

họ hòa nhập dễ dàng hơn cuộc sống mới ở đô thị

Trang 35

Hình 1.2: Các yếu tố quyết định hành vi lựa chọn

và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

- Thái độ đối với dịch vụ y tế

- Sự tiếp cận với nguồn thường xuyên

- Mức độ

- Triệuchứng

- Chẩn đoán

- Tình trạng chung

Trang 36

1.3 Quản lý nhà nước đối với lao động nhập cư trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội

Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, mức độ di chuyển dân cư giữa các địa phương tăng lên rất nhanh Dòng người di cư từ nông thôn ra các thành phố lớn ngày càng mạnh mẽ, với tốc độ tăng nhanh, quy mô ngày một lớn, nó đã và đang tác động không nhỏ đến mỗi gia đình và từng quốc gia Đây cũng là vấn đề lớn mà chúng ta đang phải đối mặt, nhất là các đô thị lớn như Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Theo số liệu thống kê 1/4/2009, dân số Hà Nội vào khoảng 6.448.837 người (chiếm khoảng 7.5% dân số cả nước) Từ năm 2001 đến năm 2009, tỷ lệ nhập cư về

Hà Nội trung bình khoảng 100.000 người/năm Như vậy, mỗi năm quy mô dân số Hà Nội dự kiến tăng thêm tương đương một dân số huyện lớn Năm

2009, mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1.926 người/km2, cao gấp 7.4 lần so với cả nước Năm 2013, mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 2.087 người/km2, cao gấp 7.7 lần so với cả nước

Theo qui hoạch, đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội sẽ

có 49 khu, cụm công nghiệp trên tổng diện tích 3.707 ha; 177 điểm công nghiệp với tổng diện tích 1.330 ha Đến nay Hà Nội đã có 43/49 cụm, khu công nghiệp, 63/177 điểm công nghiệp đã và đang xây dựng, trong đó 19 cụm khu, công nghiệp đã hoàn thành hoặc cơ bản hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật và đi vào hoạt động; 7 cụm, khu công nghiệp đang triển khai xây dựng từng phần các hạng mục hạ tầng kỹ thuật và thu hút các nhà đầu tư thứ phát; 17 cụm, khu công nghiệp mới đang thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư; 6 cụm, khu công nghiệp đang trong quá trình kêu gọi đầu tư; 22 điểm đã hoàn thành hoặc cơ bản hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đã giao đất cho các hộ sản xuất làng nghề xây dựng nhà xưởng; 41 điểm đang hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng hoặc bắt đầu triển khai xây dựng hạ tầng

Trang 37

kỹ thuật Nhìn chung thời gian qua, các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn TP

Hà Nội phát triển khá nhanh Đồng hành với sự phát triển đó, thành phố đã phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở công nhân và các công trình phúc lợi xã hội tại các khu công nghiệp để đảm bảo điều kiện sống, làm việc của người lao động; tập trung xử lý dứt điểm vướng mắc về quy hoạch phân khu

Hà Nội, là trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, là trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo dục và là đầu mối giao dịch quan trọng trong nước và quốc tế Hà Nội có các điều kiện cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, các dịch vụ xã hội như y tế, chăm sóc sức khoẻ, văn hoá tinh thần, giáo dục

Hà Nội có mức thu nhập cao hơn so với các tỉnh thành phố khác trong cả nước Hà Nội trở thành nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố thu hút người di cư đến với mục đích tìm kiếm việc làm, thu nhập cao, có cơ hội học tập để nâng cao trình độ, cùng với những điệu kiện sinh hoạt và các dịch vụ xã hội tốt hơn Lao động di cư vào Hà Nội có những đóng góp không thể phủ nhận đối với sự phát triển của thành phố như: góp phần cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng (cán bộ được đào tạo về kỹ thuật, quản lý ) cho các ngành kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ, cung cấp các dịch vụ thuận tiện cho dân cư đô thị; góp phần hình thành thị trường lao động phù hợp đối với một

số ngành nghề đặc thù (vệ sinh, xây dựng ); đẩy mạnh sự trao đổi về kinh tế, văn hóa, kỹ thuật giữa vùng đô thị (nơi đến) và nông thôn (nơi đi); góp phần thúc đẩy việc hình thành các khu đô thị mới

Tuy nhiên, ở góc quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội, làn sóng di chuyển lao động ồ ạt vào Hà Nội trong thời gian qua đặt ra nhiều thách thức cho chính quyền địa phương Trước hết là nguy cơ mất cân đối cơ cấu lao động xã hội khi một bộ phận lớn lao động nhập cư vào Hà Nội hiện nay là lao động giản đơn di cư tự do từ nông thôn, chủ yếu tìm kiếm việc làm ở khu vực kinh tế phi chính thức Bùng phát lao động nhập cư còn tác động xấu đến

Trang 38

khung cảnh sống tại đô thị do sự hình thành và bành trướng tự phát của các khu ổ chuột, nơi nương thân của những người lao động nhập cư nghèo, tạo sức ép cơ sở hạ tầng, tăng thêm gánh nặng cho công tác quản lý trật tự an toàn

xã hội Điều kiện sống khổ cực của những người nghèo độ thị và của những người di cư tự do (nhất là di cư mùa vụ) là những điều kiện thuận lợi cho bệnh tật phát triển – đặc biệt là các bệnh xã hội, nó có nguy cơ lan ra cộng đồng dân cư đô thị, làm giảm sút sức khỏe của người dân đô thị cũng như của chính người dân di cư Những điều này đặt các nhà quản lý nhà nước trước những thách thức về việc đáp ứng các dịch vụ xã hội cho người dân, đặc biệt

là dịch vụ y tế cho những lao động nhập cư

Trong việc quản lý người di cư tự do vào các thành phố vẫn còn tồn tại những khó khăn :

- Số lượng dân nhập cư tự do có xu hướng ngày vàng tăng, mặc dù thành phố Hà Nội đã có nhiều cố gắng, đầu tư trong công tác quản lý, chỉ đạp song việc thống nhất đầu mối để quản lý còn nhiều bất cập

- Các chính sách quản lý vĩ mô và sự điều tiết của Nhà nước chậm được ban hành và cụ thể hóa trong di dân nói chung và di dân tự do nói riêng, nhất

là ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

- Chế độ nhập khẩu vào thành phố hiện nay theo quy định của Nghị định 51/CP đối với Hà Nội có một số điểm chưa phù hợp, gây nên tình trạng quá tải đối với cơ sở hạ tầng, hệ thống dịch vụ và sự quản lý của thành phố

1.4 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Kim Chung là xã nằm ở phía Tây Huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội, phía Bắc cầu Thăng Long, chạy dài theo đường cao tốc Hà Nội – Nội Bài, phía Đông giáp với xã Kim Nỗ, phía Tây là xã Tiền Phong - huyện Mê Linh và xã Đại Mạch, phía Nam giáp với Võng La và xã Hải Bối Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 395 ha

Trang 39

Hiện nay, xã có khoảng 9.416 hộ với 31.755 nhân khẩu (trong đó: số hộ thường trú là 2.930 hộ với 11.451 nhân khẩu, còn lại mỗi phòng trọ cho thuê được tính là một hộ theo cách tính của Tổng điều tra dân số tháng 4/2009 được phân bố ở 3 thôn (Thôn Bầu, thôn Hậu Dưỡng và thôn Nhuế) Trên địa bàn Kim Chung có nhiều đường giao thông quan trọng đi qua Khu công nghiệp và đường hạ tầng Bắc Thăng Long Vân trì

Diện tích đất nông nghiệp của xã ngày càng bị thu hẹp lại, thay vào đó

là sự xuất hiện của nhiều khu công nghiệp, khu đô thị mới Điển hình là Khu công nghiệp Thăng Long (TLIP) trên địa bàn xã, hiện có trên 60 doanh nghiệp đang hoạt động, hầu hết là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Bảng 1.3: Đặc điểm cơ bản của xã Kim Chung

Tổng số

hộ gia đình thường trú (hộ)

Tổng số nhân khẩu thường trú (người)

Tổng số nhân khẩu tạm trú (người)

Đông

Anh Hà Nội Ngoại thành

ven đô thị 395 2.930 11.451 20.304

Nguồn: Báo cáo công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình xã Kim Chung, tháng 8/2014

Thôn Bầu và thôn Hậu Dưỡng được lựa chọn tiến hành cuộc nghiên cứu về những rào cản trong tiếp cận dịch vụ y tế của lao động nhập cư Hai thôn đều có sự chuyển đổi mạnh sang kinh doanh nhà trọ và các dịch vụ phục

vụ lao động nhập cư

Trang 40

Chương 2: TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG CÁC DỊCH VỤ Y TẾ

CỦA LAO ĐỘNG NHẬP CƯ 2.1 Đặc điểm của lao động nhập cư tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội

2.1.1 Nhóm công nhân nhập cư làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, công ty (ở khu vực chính thức)

Nhóm công nhân nhập cư ở khu vực chính thức chủ yếu là những người làm việc trong các nhà máy, doanh nghiệp, công ty tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long Qua phiếu phỏng vấn công nhân nhập cư cho thấy, phần lớn

là những người trẻ tuổi từ 18-30 tuổi, chiếm 92.8% Tỷ lệ nữ công nhân (71.5%) nhiều hơn nam công nhân (28.5%) Trình độ học vấn chiếm tỷ lệ cao nhất là tốt nghiệp phổ thông trung học (69.5%), tiếp theo là Tốt nghiệp cấp 3

và đã qua trường dạy nghề/công nhân kỹ thuật chiếm 18.2%, chỉ có tỷ lệ nhỏ tốt nghiệp trung cấp 9.5% Nguồn thu nhập chính của gia đình ở quê của công nhân là tự sản xuất nông nghiệp (97.4%), tiền gửi về nhà của công nhân (64.9%), các công việc được trả lương khác (61%), làm thuê trong nông nghiệp (25.1%), kinh doanh và dịch vụ hộ gia đình (10.3%)

Xu hướng công nhập nhập cư lập gia đình và có con nhỏ đã tăng trong vài năm trở lại đây Theo Hình 2.4 cho thấy, tỷ lệ công nhân nhập cư độc thân chiếm 62.6%, công nhập đã lập gia đình cũng chiếm tỷ lệ cao 37.4% Công nhân nhập cư tại xã Kim Chung đa số đều xuất thân từ các vùng nông thôn, chủ yếu đến từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung Một vài năm trở lại đây, đã

có một số công nhân quê ở phía Bắc, trước đây vào Nam tìm việc đã quay trở lại phía Bắc để làm việc, với hai lý do chính được đưa ra: sống trong Nam chi phí cao (mặc dù thu nhập cũng cao hơn), và muốn ra Bắc làm gần nhà để có điều kiện về thăm bố mẹ hoặc chăm sóc gia đình Từ khoảng năm 2009 -

2010, đã có khá đông công nhân nhập cư là người DTTS, ước tính chiếm

Ngày đăng: 07/07/2015, 12:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Nguyên Anh (2007), Xã hội học dân số, nhà xuất bản khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học dân số
Tác giả: Đặng Nguyên Anh
Nhà XB: nhà xuất bản khoa học xã hội
Năm: 2007
3. TS.Tống Văn Chung (2013), Những nhân tố Kinh tế - Xã hội tác động đến sự chuyển cư của cư dân nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: TS.Tống Văn Chung (2013)
Tác giả: TS.Tống Văn Chung
Năm: 2013
4. TS. Hoàng Văn Chức (2004), Di dân tự do đến Hà Nội: Thực trạng và giải pháp quản lý, Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di dân tự do đến Hà Nội: Thực trạng và giải pháp quản lý
Tác giả: TS. Hoàng Văn Chức
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia
Năm: 2004
5. GS.TS. Đào Văn Dũng, TS. Đỗ Văn Dung (2013), Y học xã hội và xã hội học sức khỏe, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia – Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Y học xã hội và xã hội học sức khỏe
Tác giả: GS.TS. Đào Văn Dũng, TS. Đỗ Văn Dung
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị Quốc gia – Sự thật
Năm: 2013
6. Nguyễn Đình Dũng (2001), Nghiên cứu môi trường lao động gây nguy cơ đến sức khỏe công nhân và đáp ứng dịch vụ y tế trong ngành dệt sợi, trường ĐH Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu môi trường lao động gây nguy cơ đến sức khỏe công nhân và đáp ứng dịch vụ y tế trong ngành dệt sợi
Tác giả: Nguyễn Đình Dũng
Năm: 2001
7. Lê Bạch Dương và Khuất Thu Hồng (2008), Chuyển đổi thị trường và an sinh xã hội ở Việt Nam, NXB Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển đổi thị trường và an sinh xã hội ở Việt Nam
Tác giả: Lê Bạch Dương và Khuất Thu Hồng
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2008
8. Lê Bạch Dương và Khuất Thu Hồng (2008), Di dân và bảo trợ xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ sang kinh tế thị trường, NXB Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di dân và bảo trợ xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ sang kinh tế thị trường
Tác giả: Lê Bạch Dương và Khuất Thu Hồng
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2008
9. TS. Phạm Hồng Điệp (2010), Quản lý nhà nước đối với lao động di cư trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thủ đô Hà Nội, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh Doanh, số 26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước đối với lao động di cư trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thủ đô Hà Nội
Tác giả: TS. Phạm Hồng Điệp
Năm: 2010
10. Lê Ngọc Hùng (2011), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, nhà xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử và lý thuyết xã hội học
Tác giả: Lê Ngọc Hùng
Năm: 2011
12. Vũ Thị Hoàng Lan (2012), Tìm hiểu rào cản tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ di cư và các mô hình can thiệp, Tạp chí Y tế công cộng, số 25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu rào cản tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ di cư và các mô hình can thiệp
Tác giả: Vũ Thị Hoàng Lan
Năm: 2012
13. Nguyễn Thanh Liêm, Hà Anh Đức và Peter Miller (2013), Thực trạng sức khỏe và sử dụng dịch vụ y tế của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và phụ nữ tại Thái Nguyên, Nhà xuất bản văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng sức khỏe và sử dụng dịch vụ y tế của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và phụ nữ tại Thái Nguyên
Tác giả: Nguyễn Thanh Liêm, Hà Anh Đức và Peter Miller
Nhà XB: Nhà xuất bản văn hóa thông tin
Năm: 2013
14. PGS.TS. Nguyễn Đình Long, TS. Nguyễn Thị Minh Phượng (2013), Lao động nông thôn di cư ra thành thị: Thực trạng và khuyến nghị, Báo Kinh tế và Phát triển, số 193 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lao động nông thôn di cư ra thành thị: Thực trạng và khuyến nghị
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Đình Long, TS. Nguyễn Thị Minh Phượng
Năm: 2013
15. PGS.TS. Nguyễn Đình Long và TS. Nguyễn Thị Minh Phượng (tháng 7/2013), Lao động nông thôn di cư ra thành thị: Thực trạng và khuyến nghị, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 193 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lao động nông thôn di cư ra thành thị: Thực trạng và khuyến nghị
16. TS. Lưu Bích Ngọc (2012), Tác động của di dân thanh niên đến khu vực phi chính thức tại Hà Nội trong phát triển Kinh tế - Xã hội tại nơi đi và nơi đến, Tạp chí xã hội học, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của di dân thanh niên đến khu vực phi chính thức tại Hà Nội trong phát triển Kinh tế - Xã hội tại nơi đi và nơi đến
Tác giả: TS. Lưu Bích Ngọc
Năm: 2012
17. TS.Lưu Bích Ngọc và PGS.TS. Nguyễn Thị Thiềng (2010), Kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe của thanh niên di cư làm việc trong khu vực phi chính thức tại Hà Nội , Tạp chí xã hội học, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe của thanh niên di cư làm việc trong khu vực phi chính thức tại Hà Nội
Tác giả: TS.Lưu Bích Ngọc và PGS.TS. Nguyễn Thị Thiềng
Năm: 2010
18. PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh (2010), Xã hội học sức khỏe, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học sức khỏe
Tác giả: PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
19. ThS. Phạm Thanh Thôi (2013), Đời sống xã hội của thanh niên nhập cư lao động phổ thông tại các cơ sở sản xuất nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đời sống xã hội của thanh niên nhập cư lao động phổ thông tại các cơ sở sản xuất nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh
Tác giả: ThS. Phạm Thanh Thôi
Năm: 2013
26. Action Aid (AAV) (2014), Tiếp cận an sinh xã hội của người lao động nhập cư Sách, tạp chí
Tiêu đề: Action Aid (AAV) (2014)
Tác giả: Action Aid (AAV)
Năm: 2014
29. UNFPA, Tận dụng cơ hội dân số “vàng‟ ở Việt Nam: Cơ hội, thách thức và các gợi ý chính sách Sách, tạp chí
Tiêu đề: UNFPA
30. UNFPA, Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê Từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: UNFPA

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w