1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TẠI CỘNG ĐỒNG

156 337 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 156
Dung lượng 1,58 MB

Nội dung

Xã hội phát triển, đời sống con người tăng lên, chất lượng cuộc sống của con người được nâng cao, con người có điều kiện chăm sóc sức khỏe và đáp ứng tối đa nhu cầu cơ bản của mình. Cùng với chủ trương của Nhà nước trong việc hạn chế sinh đẻ đã làm cho số lượng người cao tuổi ở nước ta tăng lên đáng kể. Ở nước ta, theo dự báo dân số của Tổng cục Thống kê (2010) thì tỷ lệ người cao tuổi so với tổng dân số ở Việt Nam sẽ đạt đến con số 10% vào năm 2017, hay dân số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “già hóa” từ năm 2017. Việt Nam đang bước vào thời kỳ già hóa dân số với số người từ 60 tuổi trở lên là 9.016.604 người, chiếm tỷ lệ 10.2% (năm 2012) và đang gia tăng nhanh chóng ( Vụ bảo hiểm y tế, Bộ y tế). Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội của đất nước, phần lớn người cao tuổi ( NCT) có cuộc sốn ổn định về vật chất, tinh thần. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận NCT đang phải lao động kiếm sống, sống cô đơn và đối mặt với nhiều nguy cơ bất lợi cho sức khỏe. Người cao tuổi Việt Nam hiện nay có tỷ lệ ốm đâu, tình trạng khỏe mạnh thấp. Trung bình mỗi người phải chịu 14 năm bệnh tật trong tổng số 73 năm trong cuộc sống (Tổng cục thống kê 2012, kết quả điều tra biến động dân số và nhà ở năm 2012, Hà Nội). Người cao tuổi được xem như vốn quý của xã hội bởi những đóng góp của họ về kinh nghiệm, kiến thức cho sự phát triển. Đồng thời là động lực tinh thần cho các thế hệ mai sau và là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình. Người cao tuổi cũng cần nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình, cộng đồng, Nhà nước trong việc đáp ứng về kinh tế, sự tham gia xã hội, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe để đảm bảo chất lượng cuộc sống. Ở Khánh Hòa, người cao tuổi tuy tuổi cao, sức khỏe yếu nhưng NCT vẫn luôn có nhiều đóng góp thiết thực cho sự phát trển của toàn tỉnh và cho đất nước. Trải qua một thời kỳ bom đạn, NCT Khánh Hòa là những nhân chứng trong từng giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc. Trong thời bình, họ tiếp tục cống hiến , đóng góp cho sự nghiệp quê hương, đất nước. Hòa trong dòng chảy của nhiệt huyết và cống hiến ấy, NCT Khánh Hòa cũng phát huy “nguồn nội sinh” của mình bằng việc tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội, góp công sức trong sự nghiệp phát triển địa phương. Nhận thức được tầm quan trọng của người cao tuổi, các cấp, các ban ngành, và đặc biệt là các cấp hội NCT đã rất quan tâm và chăm lo đến đời sống, sức khỏe của hội viên. Nhiều hoạt động thiết thực nhằm tạo điều kiện để các cụ hưởng thụ văn hóa, được thông tin, sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc, đồng thời phát huy trí tuệ, kinh nghiệm sống, lao động, chiến đấu của NCT trong gia đình và xã hội. Tuy vậy, hiện nay công tác chăm sóc, hỗ trợ xã hội của Nhà nước đối với người cao tuổi tại cộng đồng còn rất khó khăn. NCT vẫn chịu nhiều thiệt thòi ngay cả khi họ có sự trợ giúp từ phía xã hội. Mặc dù tuổi đã cao song họ vẫn phải đi làm tự kiếm sống, nhiều người không được con cháu tôn trọng, nuôi dưỡng nên sống trong cô đơn, các cụ phải đối mắt với nhiều mối đe dọa từ thiên tai, thời tiết khi trái gió trở trời, các cụ thường ốm đau nhưng chưa được quan tâm một cách chu đáo dẫn đến khi phát hiện ra bệnh đã quá muộn. Trước thực trạng đó, cần hơn bao giờ hết những sự quan tâm về một mặt từ phía xã hội, gia đình để NCT tại Khánh Hòa có một cuộc sống ấm no và an toàn.

Ngày đăng: 20/04/2018, 19:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban bí thư ( khóa VII), Chỉ thị số 59 CT/TW, ngày 27-9-1995 về chăm sóc người cao tuổi Khác
16. Trần Văn Kham (biên dịch); Lý thuyết công tác xã hội hiện đại, NXB Lyceum Books, Inc, 5758 Khác
17. Quốc hội ( 2009), Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12, Hà Nội Khác
18. Phạm Huy Dũng (chủ biên), Trần Hải Bình, Hoàng Thị Thu Dung (2006), Bài giảng công tác xã hội: Lý thuyết và thực hành công tác xã hội trực tiếp, NXB Đại học Sư phạm Khác
19. Phạm Thắng và Đỗ Thị Khánh Hỷ (2009), Báo cáo tổng quan về chính sách chăm sóc người già thích ứng với thay đổi cơ cấu tuổi tại Việt Nam, Bản thảo Báo cáo Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Hà Nội Khác
20. Phạm Xuân Nam (chủ biên), Đổi mới Chính sách xã hội, luận cứ và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, 1997 Khác
21. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 22/11/2012 Phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012 – 2020 Khác
22. Tổng cục thống kê ( 2011), Điều tra biến động Dân số và Kế hoạch hóa gia đình ngày 1/4/2011: Các kết quả chủ yếu, Hà Nội Khác
23. Trần Đình Tuấn ( 2010), Công tác xã hội lý thuyết và thực hành, NXB Đại học Quốc gia Khác
24. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003), NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội Khác
26. Unicef Việt Nam (2006), Tổng quan về Công tác xã hội Việt Nam, Hà Nội Khác
27. Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam (2012), Báo cáo đánh giá 10 năm (2002 - 2012) thực hiện Chương trình Hành động quốc tế Madrid về người cao tuổi, Hà Nội Khác
28. Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam (2007), Báo cáo kết quả khảo sát, thu thập và xử lý thông tin về người cao tuổi Việt Nam, Hà Nội Khác
29. Ủy ban Nhân dân xã Vĩnh Ngọc (2016), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2016 và Phương hướng nhiệm vụ năm 2017 của xã Vĩnh Ngọc Khác
30. Https://vi.wikipedia.org/wiki/công _tác _xã _hội Khác
31. Viẹtnam Social Work Network – mạng Công tác xã hội Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w