1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI

128 269 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 23,21 MB

Nội dung

Theo kết quả điều tra dân số giữa kỳ năm 2014, tổng dân số Việt Nam là 90,5 triệu người. Trong những năm qua, mức sinh của nước ta đã giảm đáng kể và tuổi thọ trung bình ngày càng tăng do thành công của công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và sự phát triển trong y học cũng như đời sống người dân được cải thiện đã làm thay đổi cơ cấu tuổi dân số theo xu hướng trở nên già hóa. Theo phân loại chuẩn Liên hợp quốc, hiện tượng già hóa có thể được xem xét qua tỷ trọng của nhóm dân số già (thường là từ 65 tuổi trở lên). Tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên đã chiếm tới 7,1%, dân số từ 60 tuổi trở lên chiếm 10,2%. Dự báo cho thấy già hóa ở nước ta tiếp tục tăng rất nhanh trong thời gian tới và sẽ trở thành vấn đề lớn nếu chúng ta không chuẩn bị trước một hệ thống an sinh xã hội thật tốt dành cho người già. Người cao tuổi có nhiều nhu cầu cơ bản về ãn mặc, ở, đi lại, sức khỏe, học tập, vãn hóa, thông tin giao tiếp, các món ãn tinh thần cần thiết nhất cho độ tuổi này, do vậy cần đảm bảo đúng các tiêu chuẩn cho phép tối thiểu. Tỷ lệ dân số người cao tuổi sống ở thành thị và nông thôn có sự chênh lệch lớn, số lượng người cao tuổi sống ở nông thôn đông hơn ở thành thị. Do điều kiện phát triển kinh tế nên đời sống người cao tuổi ở nông thôn khó khăn hơn ở thành thị, thiếu các dịch vụ và cơ sở chăm sóc xã hội do vậy việc chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi ở nông thôn còn hạn chế. Theo số liệu thống kê của Tổng cục DSKHHGĐ, tuổi thọ khỏe mạnh của NCT Việt Nam là 66, xếp thứ 116172 nước trên thế giới, trong khi tuổi thọ trung bình hiện tại là 74 đứng thứ 58177 nước, đây là một thách thức không hề nhỏ cho hệ thống chăm sóc, trợ giúp NCT 35. Xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội là địa phương thường xuyên tổ chức các hoạt động chăm sóc, trợ giúp và phát huy vai trò NCT. Theo thống kê đến cuối năm 2016, xã Long Xuyên có tổng số 1.022 NCT, số NCT nghèo có 83 người, NCT cận nghèo có 102 người, NCT cô đơn có 39 người. Hầu hết NCT tại xã Long Xuyên hiện đều đang tham gia sinh hoạt các hoạt động cộng đồng do địa phương tổ chức cho NCT như: chăm sóc sức khỏe, chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần… Các hoạt động này được địa phương tổ chức thường xuyên và trợ giúp cho đối tượng NCT tham gia khá hiệu quả. Đội ngũ cán bộ xã Long Xuyên tham gia vào hoạt động chăm sóc, trợ giúp NCT rất đông đảo, thuộc nhiều tầng lớp, cơ quan đoàn thể khác nhau như: Hội NCT, Cán bộ chính sách xã hội, Mặt trận tổ quốc, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, cán bộ y tế xã, tình nguyện viên trợ giúp NCT tại cộng đồng… Xã Long Xuyên từ nhiều năm qua luôn phát huy truyền thống tốt đẹp, gia đình và cộng đồng cùng chung tay chăm sóc và phát huy vai trò NCT, các phong trào về NCT thường xuyên được triển khai trong cộng đồng. Cùng với xu hướng già hóa dân số nhanh và nhiều vấn đề nảy sinh từ phía NCT, rất cần có những chính sách và hoạt động chăm sóc, trợ giúp cho đối tượng là NCT hiện đang sinh sống tại cộng đồng, chú trọng tới nhóm NCT thiệt thòi, dễ bị tổn thương tại cộng đồng nhằm bảo đảm những quyền, lợi ích hợp pháp cho NCT, đáp ứng nhu cầu về mọi mặt cho NCT. Hoạt động chăm sóc NCT tại cộng đồng đã đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của số đông NCT và nguyện vọng của xã hội, có những tác động tích cực, góp phần nâng cao đời sống cho NCT ở nhiều địa phương, trong đó có NCT tại địa bàn nghiên cứu thuộc xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên tác giả lựa chọn đề tài “Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc người cao tuổi (Nghiên cứu tại xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội). Nghiên cứu sẽ cung cấp những cơ sở, luận cứ khoa học quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn trong hoạt động chăm sóc sức khỏe, chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho NCT, đề xuất vai trò chuyên nghiệp của nhân viên CTXH trong hoạt động chăm sóc NCT, trợ giúp NCT để hoạt động này diễn ra chuyên nghiệp hơn.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-NGUYỄN HOÀNG LONG

VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI

(Nghiên cứu tại xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội - 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-NGUYỄN HOÀNG LONG

VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI

(Nghiên cứu tại xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Mã số: 60.90.01.01

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THẾ HUỆ

Hà Nội - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sựhướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Thế Huệ Các số liệu trong nghiên cứuhoàn toàn trung thực Tôi xin chịu trách nhiệm trước những kết quả đã nghiêncứu - điều tra trong luận văn này

Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Long

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, để tôi đạt được mục tiêu vàcác kết quả trong đề tài nghiên cứu của mình; tôi đã nhận được sự chia sẻ, hỗtrợ, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của TS Nguyễn Thế Huệ (Việntrưởng, Viện Nghiên cứu Người cao tuổi Việt Nam); PGS.TS Trịnh VănTùng (Trưởng khoa Xã hội học, Trường Đại học KHXH&NV) cùng các thầy

cô trong Khoa Xã hội học - Trường Đại học KHXH&NV Bên cạnh đó, lànhờ có sự cộng tác giúp đỡ của tập thể cán bộ chính quyền và người cao tuổihiện đang sinh sống tại địa bàn xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ, Thành phố

Hà Nội

Nhân dịp này tôi chân thành gửi lời cảm ơn tới TS Nguyễn Thế Huệ,PGS.TS.Trịnh Văn Tùng, các thầy cô trong Khoa Xã hội học - Trường Đạihọc KHXH&NV; cùng tập thể cán bộ chính quyền và người cao tuổi hiệnđang sinh sống tại xã Long Xuyên đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ để tôihoàn thành công trình nghiên cứu này một cách thuận lợi nhất

Trong phạm vi của công trình nghiên cứu này, cũng như bản thân tác giảcòn hạn hẹp về kinh nghiệm Vì vậy, nghiên cứu không tránh khỏi nhữngthiếu sót, tôi mong nhận được sự chia sẻ, góp ý của quý thầy cô cùng toàn thểbạn đọc Chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Long

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 8

DANH MỤC CÁC BẢNG 2

DANH MỤC CÁC BIỂU 3

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 4

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 5

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 22

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 23

5 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 24

6 Câu hỏi nghiên cứu 24

7 Giả thuyết nghiên cứu 24

8 Phương pháp nghiên cứu 25

NỘI DUNG CHÍNH Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Khái niệm công cụ 29

1.2 Lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu 32

1.3 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chăm sóc – trợ giúp người cao tuổi 40

1.4 Đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu của người cao tuổi nói chung 44

1.5 Vài nét về địa bàn nghiên cứu 46

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI TẠI ĐỊA BÀN XÃ LONG XUYÊN 2.1 Khái quát chung về tình hình người cao tuổi địa bàn xã Long Xuyên 50

2.1.1 Người cao tuổi tại địa bàn khảo sát 50

2.1.2 Thông tin chung về nhóm người cao tuổi tham gia khảo sát 51

2.2 Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NCT tại địa bàn xã Long Xuyên.56

Trang 6

2.3 Hoạt động chăm sóc đời sống vật cho NCT địa bàn xã Long Xuyên.65 2.4 Hoạt động chăm sóc đời sống tinh thần cho người cao tuổi tại địa bàn

xã Long Xuyên 70

Chương 3: ĐỀ XUẤT VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI 3.1 Vai trò bán chuyên nghiệp hiện tại của nhân viên xã hội địa bàn xã Long Xuyên 78

3.1.1 Nhận thức về vai trò của nhân viên xã hội của NCT tại địa bàn 79

3.1.2 Vai trò của nhân viên xã hội trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi tại địa bàn 84

3.1.3 Vai trò của nhân viên xã hội trong hoạt động chăm sóc đời sống vật chất cho người cao tuổi tại địa bàn 84

3.1.4 Vai trò của nhân viên xã hội trong hoạt động chăm sóc đời sống tinh thần cho người cao tuổi tại địa bàn 87

3.1.5 Đánh giá của NCT về vai trò của nhân viên xã hội 90

3.2 Đề xuất vai trò chuyên nghiệp của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động chăm sóc người cao tuổi tại địa bàn 92

KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

PHỤ LỤC 103

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Địa bàn & Nhóm NCT tham gia khảo sát 51

Bảng 2.2: Nhóm tuổi của NCT tham gia khảo sát 52

Bảng 2.3: Giới tính của NCT tham gia khảo sát 52

Bảng 2.4: Tình trạng hôn nhân của NCT tham gia khảo sát 53

Bảng 2.5: Trình độ học vấn của NCT tham gia khảo sát 53

Bảng 2.6: Mức sống của NCT tham gia khảo sát 54

Bảng 2.7: Nguồn thu nhập hàng tháng của NCT tham gia khảo sát 54

Bảng 2.8: Mức thu nhập hàng tháng của NCT tham gia khảo sát 55

Trang 8

DANH MỤC CÁC BIỂU

Biểu 2.1 Kết quả khảo sát về sự tham gia hoạt động CSSK của NCT 56Biểu 2.2 Kết quả khảo sát về hình thức tham gia hoạt động CSSK 58Biểu 2.3: Kết quả khảo sát về thời gian tham gia hoạt động CSSK 59Biểu 2.4: Kết quả khảo sát về những hỗ trợ mà NCT nhận được khi tham giahoạt động CSSK tại địa phương 60Biểu 2.5: Kết quả khảo sát về số lần tham gia hoạt động CSSK của NCT trongkhoảng 1 tháng qua .61Biểu 2.6: Kết quả khảo sát về lợi ích của hoạt động CSSK mang lại đối vớiNCT 62Biểu 2.7: Kết quả khảo sát về những thay đổi của NCT sau khi tham gia hoạtđộng CSSK 63Biểu 2.8: Kết quả khảo sát về những đánh giá của NCT về mức độ tham giahoạt động CSSK khỏe 64Biểu 2.9: Kết quả khảo sát về những đối tượng quan tâm, hỗ trợ vật chất choNCT 66Biểu 2.10: Kết quả khảo sát về hình thức hỗ trợ vật chất mà NCT nhận được .67Biểu 2.11: Kết quả khảo sát về những hỗ trợ về vật chất mà NCT nhận được .68Biểu 2.12: Kết quả đánh giá của NCT đối với những hỗ trợ vật chất mà bảnthân nhận được 69Biểu 2.13: Kết quả khảo sát về những đối tượng quan tâm, hỗ trợ & chăm sóc

về tinh thần cho NCT tại xã Long Xuyên .71Biểu 2.14: Kết quả khảo sát về hình thức chăm sóc đời sống tinh thần màNCT nhận được .72Biểu 2.15: Kết quả khảo sát về sự quan tâm, trợ giúp và động viên về tinhthần mà NCT nhận được .73Biểu 2.16: Kết quả khảo sát về đánh giá của NCT đối với những hỗ trợ về mặttinh thần mà bản thân nhận được .75

Trang 9

Biểu 2.17: Cán bộ xã hội tại địa phương tham gia trợ giúp NCT 79Biểu 2.18: Trợ giúp NCT nhận được từ nhân viên xã hội trong hoạt độngCSSK 83Biểu 2.19: Trợ giúp NCT nhận được từ nhân viên xã hội trong hoạt độngchăm sóc đời sống vật chất 85Biểu 2.20: Trợ giúp NCT nhận được từ nhân viên xã hội trong hoạt độngchăm sóc đời sống tinh thần 87Biểu 2.21: Đánh giá của NCT về mức độ tham gia của nhân viên xã hội tronghoạt động chăm sóc - trợ giúp NCT 90

Trang 11

Người cao tuổi có nhiều nhu cầu cơ bản về ãn mặc, ở, đi lại, sức khỏe,học tập, vãn hóa, thông tin giao tiếp, các món ãn tinh thần cần thiết nhất cho

độ tuổi này, do vậy cần đảm bảo đúng các tiêu chuẩn cho phép tối thiểu

Tỷ lệ dân số người cao tuổi sống ở thành thị và nông thôn có sự chênhlệch lớn, số lượng người cao tuổi sống ở nông thôn đông hơn ở thành thị Dođiều kiện phát triển kinh tế nên đời sống người cao tuổi ở nông thôn khó khănhơn ở thành thị, thiếu các dịch vụ và cơ sở chăm sóc xã hội do vậy việc chămsóc và phát huy vai trò người cao tuổi ở nông thôn còn hạn chế

Theo số liệu thống kê của Tổng cục DS-KHHGĐ, tuổi thọ khỏe mạnhcủa NCT Việt Nam là 66, xếp thứ 116/172 nước trên thế giới, trong khi tuổithọ trung bình hiện tại là 74 đứng thứ 58/177 nước, đây là một thách thứckhông hề nhỏ cho hệ thống chăm sóc, trợ giúp NCT [35]

Xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội là địa phươngthường xuyên tổ chức các hoạt động chăm sóc, trợ giúp và phát huy vai tròNCT Theo thống kê đến cuối năm 2016, xã Long Xuyên có tổng số 1.022

Trang 12

NCT, số NCT nghèo có 83 người, NCT cận nghèo có 102 người, NCT cô đơn

có 39 người Hầu hết NCT tại xã Long Xuyên hiện đều đang tham gia sinhhoạt các hoạt động cộng đồng do địa phương tổ chức cho NCT như: chăm sócsức khỏe, chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần… Các hoạt động này đượcđịa phương tổ chức thường xuyên và trợ giúp cho đối tượng NCT tham giakhá hiệu quả Đội ngũ cán bộ xã Long Xuyên tham gia vào hoạt động chămsóc, trợ giúp NCT rất đông đảo, thuộc nhiều tầng lớp, cơ quan đoàn thể khácnhau như: Hội NCT, Cán bộ chính sách xã hội, Mặt trận tổ quốc, Hội Phụ nữ,Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, cán bộ y tế xã, tìnhnguyện viên trợ giúp NCT tại cộng đồng… Xã Long Xuyên từ nhiều năm qualuôn phát huy truyền thống tốt đẹp, gia đình và cộng đồng cùng chung taychăm sóc và phát huy vai trò NCT, các phong trào về NCT thường xuyênđược triển khai trong cộng đồng

Cùng với xu hướng già hóa dân số nhanh và nhiều vấn đề nảy sinh từphía NCT, rất cần có những chính sách và hoạt động chăm sóc, trợ giúp chođối tượng là NCT hiện đang sinh sống tại cộng đồng, chú trọng tới nhómNCT thiệt thòi, dễ bị tổn thương tại cộng đồng nhằm bảo đảm những quyền,lợi ích hợp pháp cho NCT, đáp ứng nhu cầu về mọi mặt cho NCT Hoạt độngchăm sóc NCT tại cộng đồng đã đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của sốđông NCT và nguyện vọng của xã hội, có những tác động tích cực, góp phầnnâng cao đời sống cho NCT ở nhiều địa phương, trong đó có NCT tại địa bànnghiên cứu thuộc xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên tác giả lựa chọn đề tài

“Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc người cao tuổi (Nghiên cứu tại xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội) Nghiên

cứu sẽ cung cấp những cơ sở, luận cứ khoa học quan trọng về mặt lý luận vàthực tiễn trong hoạt động chăm sóc sức khỏe, chăm sóc đời sống vật chất vàtinh thần cho NCT, đề xuất vai trò chuyên nghiệp của nhân viên CTXH trong

Trang 13

hoạt động chăm sóc NCT, trợ giúp NCT để hoạt động này diễn ra chuyênnghiệp hơn.

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.1 Những nghiên cứu về người cao tuổi và hoạt động chăm sóc người cao tuổi trên thế giới

Trong bối cảnh già hóa dân số diễn ra mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thếgiới, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về NCT nhằm đề xuất các mô hìnhchăm sóc, trợ giúp NCT phù hợp Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dươngcũng có nhiều nghiên cứu về vấn đề NCT được triển khai từ những năm 1980

trở lại đây, như: “Chương trình nghiên cứu về sức khỏe và các khía cạnh kinh

tế, xã hội của sự già hóa dân cư” [26], do Tổ chức Y tế thế giới khu vực châu

Á - Thái Bình Dương tiến hành đầu thập niên 80 của thế kỷ XX ; hay nghiên

cứu về “Sự phát triển chính sách địa phương đối phó với sự già hóa dân cư”

[13] do Hội đồng châu Á - Thái Bình Dương tiến hành từ năm 1992 đến năm

1994 tại 6 nước, trong đó có Việt Nam, nghiên cứu đã chỉ ra được xu hướnggià hóa dân số và đề ra những định hướng về mặt chính sách cho vấn đề giàhóa dân số

Nghiên cứu “Barriers to Health Care Access Among the Elderly and Who Prerceives Them” [52] (Những rào cản trong chăm sóc sức khỏe NCT và nhận

thức về chúng” của Anntte L.Fitzpatrick, Neil R Powe, Lawton S Cooper,Diane G Ives và John A Robbins (Đại học Washington, Đại học JohnHopkins, Đại học Pittsburgh, Đại học California - Davis và Đại học WakeForest) Nghiên cứu này được tiến hành từ năm 1993 - 1994 tại Viện Nghiêncứu sức khỏe tim mạch bằng phương pháp nghiên cứu định lượng bao gồm5.888 người đàn ông và phụ nữ từ 65 tuổi trở lên được chọn ngẫu nhiên từdanh sách đủ điều kiện chăm sóc y tế ở 4 cộng đồng: quận Forsyth, quậnSacramento, quận Washington và quận Alleghny Kết quả nghiên cứu cho thấy,các rào cản chủ yếu như sự thiếu đáp ứng của bác sỹ đối với bệnh nhân, không

Trang 14

có bảo hiểm, các rào cản về tâm lý và thể chất khác… Nghiên cứu này khôngchỉ khái quát thực trạng chăm sóc sức khỏe đối với NCT, những rào cản tácđộng đến việc NCT nhận được sự quan tâm, chăm sóc riêng ở nước Mỹ Chúng

ta cũng có thể nhận thấy những rào cản này ngay trong xã hội Việt Nam.Những rào cản này sẽ được đề tài quan tâm, chỉ ra hướng khắc phục

Theo tác giả M.Nizamuddin trong Report prepared for the Asian Population Conference - Pacific Fifth [56], Bangkok - Thái Lan (11-

14/12/2002), báo cáo đã đề cập tới vấn đề già hóa dân số và đề xuất nhữnggiải pháp cho tình hình già hóa dân số tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương,tác giả đã nhấn mạnh đến vấn đề quá độ nhân khẩu học đưa đến già hóa dân

số, một hậu quả không thể tránh khỏi của giảm sinh nhanh và duy trì cải thiệnmức tử vong là già hoá dân số; những tác động về mặt kinh tế - xã hội của giàhóa dân số; các chính sách và chương trình, các mô hình chăm sóc, trợ giúpNCT đã có và sự tham gia của cộng đồng trong việc ứng phó với vấn đề giàhóa Báo cáo cũng nhấn mạnh vấn đề hỗ trợ của gia đình và vai trò cùngchung sống, bởi tại hầu hết các nước trong khu vực châu Á - Thái BìnhDương gia đình vẫn là nền tảng của cơ cấu xã hội, trong đó việc chăm sócNCT là trách nhiệm đặc biệt của gia đình, gia đình giữ vai trò nền tảng này,nghiên cứu còn nhấn mạnh chức năng cả gia đình tròn chăm sóc NCT Tuynhiên, do ảnh hưởng của toàn cầu hoá, đô thị hoá, di cư và xu hướng ngàycàng tăng của các gia đình hạt nhân, việc thu xếp cùng chung sống với NCTđang ngày càng trở thành vấn đề khó khăn Để giải quyết xu hướng đang thayđổi này trong cấu trúc gia đình, nhiều chính phủ và các tổ chức quốc tế đã xâydựng nhà ở và các chương trình dựa trên cơ sở cộng đồng cho NCT

Tại Hội nghị thế giới lần thứ 2 về già hóa [21] được tổ chức tại Madrid,

Tây Ban Nha (do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc triệu tập) năm 2002, Hội nghịtham gia của nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra tuyên bố chính trị bao gồm

19 điều, trong đó điều 14 đã khẳng định vai trò của NCT trong đời sống, tầm

Trang 15

quan trọng của cộng đồng, các cơ quan và tổ chức trong việc chăm sóc, hỗ trợNCT; giúp NCT được tiếp cận các quyền bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe,chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần; Hội nghị cũng nhấn mạnh tới sự cầnthiết phải có các chính sách và bổ sung chính sách về chăm sóc, điều trị và trợgiúp NCT về mọi mặt Hội nghị đã đưa ra những chiến lược hành động cụ thể,thiết thực mang tính toàn cầu trong việc can thiệp, trợ giúp và chăm sóc NCTnói chung, nó sẽ được vận dụng phù hợp vào từng điều kiện cụ thể ở từngquốc gia khác nhau, phụ thuộc vào tình hình NCT của quốc gia đó.

Theo tác giả John J.Macionis trong tác phẩm Sociology (2004) [55], tại

Chương Lão hóa và người lớn tuổi cho biết kết quả nghiên cứu từ ViệnNghiên cứu Pháp (INED), thực hiện tại các nước thành viên Châu âu (EU)bao gồm Bồ Đào Nha, Cộng Hòa Séc, Hà Lan, Đức, Italia,… nghiên cứu đãchỉ ra tình hình NCT ở phía nam EU thì thích sống với những người thântrong gia đình Các nước phía bắc EU thì tình trạng NCT sống tại các trungtâm dưỡng lão đang có xu hướng ngày càng tăng Cụ thể nghiên cứu đã chỉ ra

ở Hà Lan, chỉ có 8% số NCT trên 75 tuổi đã ly hôn, góa bụa, hoặc độc thânsống chung với các thành viên khác trong gia đình, số còn lại sống trong cơ

sở xã hội Cộng hòa Séc và Bồ Đào Nha có đến 50% NCT sống chung vớingười thân Đức và Hà Lan rất nhiều người sống một mình trong nhà của họ

vì các dịch vụ tạo điều kiện chăm sóc tại nhà tương đối phát triển Sự khácbiệt trong cách chọn nhà của NCT ở nước EU là do chuẩn mực về văn hóa, lý

do về kinh tế, chính sách xã hội của từng quốc gia là khác nhau; từ kết quảnghiên cứu của INED cho thấy ngày càng có nhiều người trên 75 tuổi sốngtrong các cơ sở xã hội

Trong nghiên cứu của United Nations World Population Prospects

(2007): The 2006 Revision Highlights [58] Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã

đưa ra những phân tích cảnh báo cho biết, trong giai đoạn từ năm 2000 đến

2050 trên quy mô toàn cầu, số người già sẽ nhiều hơn số trẻ em dưới 14 tuổi

Trang 16

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, già hoá dân số sẽ trở thành một vấn đề lớn ở cácnước đang phát triển, nơi mà dân số sẽ bị già hoá nhanh chóng trong nửa đầucủa thế kỷ XXI Nghiên cứu cũng nhấn mạnh, các nước đang phát triển sẽ lànơi có tỉ lệ NCT tăng cao nhất và nhanh nhất, theo dự báo số NCT ở khu vựcnày sẽ tăng gấp 4 lần trong vòng 50 năm tới Tỷ lệ NCT theo dự báo sẽ tăng

từ 8% lên 19% vào năm 2025, trong khi đó tỷ lệ trẻ em sẽ giảm từ 33% xuống22% Hơn một nửa dân số tuổi 80+ sống ở những nước đang phát triển, dựbáo sẽ tăng lên 71% vào năm 2050

Trong nghiên cứu“Evaluating a community - based participatory research project for elderly mental health care in rural America” [54] (Đánh

giá một dự án nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng về chăm sóc sứckhỏe tâm thần NCT ở nông thôn Mỹ) của Dean Blevins, Bridget Morton vàRene McGovern Nghiên cứu này nhằm khám phá bản chất hợp tác của cácđối tác trong chương trình CSSK tâm thần cho NCT ở nông thôn Kết quảnghiên cứu được công bố vào năm 2008 Đây cũng chính là mô hình CSSKcho NCT mà đề tài quan tâm

Nghiên cứu “Developing Model of Health Care management for the Elderly by Community Participation in Isan” [53] (Xây dựng mô hình quản

lý CSSK cho NCT có sự tham gia của cộng đồng tại Isan) của ChanittaSoommaht, Songkoon Chantachon và Paiboon Boonchai Nghiên cứu nàyđược tiến hành từ tháng 2 đến tháng 8 năm 2008 tại 7 tỉnh Đông Bắc Thái Lan

là Mahasarakham, Roiet, Sakon Nakhon, Nakhon Ratchasima, Bruriram,Surin và Khon kaen bằng phương pháp nghiên cứu định tính Nghiên cứu đãphân tích và chỉ ra các vấn đề trong quản lý CSSK người cao tuổi tại các cộngđồng ở Isan cả về thể chất lẫn tinh thần Đồng thời các tác giả cũng tiến hànhphân tích sự phát triển của việc CSSK cho NCT là do các tổ chức cộng đồngIsan đảm nhiệm Kết quả nghiên cứu cho thấy việc quản lý các tổ chức cộngđồng trong việc CSSK người cao tuổi là phương pháp hiệu quả nhất Tất cả

Trang 17

công dân cao tuổi trong cộng đồng đều đồng ý rằng, việc chăm sóc y tế đượccung cấp bởi các tổ chức cộng đồng giúp họ thoải mái và ấm áp hơn, đây cũn

là một trong những phát hiện lớn của nghiên cứu này

Trong cuốn sách “Aging and health: Asian and Pacific Islander American Elders” [57] (Người già và sức khỏe: NCT Mỹ đến từ châu Á và

Thái Bình Dương) của các tác giả Melen R Mcbride, Nancy Morioka.Douglas và Gwen Veo, tái bản lần thứ 2 Trong cuốn sách này nhóm tác giả

đã nghiên cứu sự đa dạng văn hóa, hệ thống niềm tin, cấu trúc gia đình ảnhhưởng đến việc CSSK của những NCT đến từ các nước khác nhau thuộc khuvực châu Á - Thái Bình Dương hiện tại đang sống ở Mỹ Từ đó, các tác giảđánh giá nhu cầu, xác định những thuận lơi, rào cản trong việc CSSK, tạođiều kiện để NCT này thể hiện được mong muốn, nhu cầu của bản thân mộtcách tự nhiên nhất

Các nghiên cứu thời kỳ này phần lớn đi từ việc tìm hiểu thực trạng đờisống của NCT, những vấn đề họ đang gặp phải trong cuộc sống, những ràocản trong việc tiếp cận các dịch vụ, các mô hình chăm sóc cũng như việc xâydựng những Chương trình trợ giúp cho NCT phù hợp với điều kiện của mỗiquốc gia Điều này thể hiện được sự quan tâm của hầu hết các quốc gia đốivới NCT

Nghiên cứu của Quỹ dân số Liên hợp quốc - UNFPA and HelpAge

(2012), Ageing in the Twenty-First Century: A Celebration and A Challenge

[59], đưa ra nhận định, dự báo và phân tích, đó là năm 1950 toàn thế giới có

205 triệu người từ 60 tuổi trở lên Báo cáo phân tích thực trạng của NCT và ràsoát tiến độ thực hiện các chính sách hành động của chính phủ và các cơ quanliên quan kể từ khi Hội nghị thế giới lần thứ hai về NCT diễn ra, nhằm thựchiện Chương trình Hành động Quốc tế Madrid về NCT, đáp ứng những cơ hội

và thách thức của một thế giới đang già hóa Báo cáo đưa ra nhiều ví dụ minhhọa sinh động về các chương trình đổi mới đã đáp ứng thành công vấn đề già

Trang 18

hóa và các mối quan tâm của NCT Báo cáo cũng đưa ra những khuyến nghị

về định hướng tương lai nhằm đảm bảo mọi người ở mọi lứa tuổi trong xã hộibao gồm cả NCT và giới trẻ có cơ hội góp phần xây dựng xã hội, cũng nhưcùng được hưởng các phúc lợi xã hội đó

Trong phiên họp toàn thể ngày 18/12/2014, Liên Hợp Quốc đã thông qua

Nghị quyết GA/RES/69/146 về công tác người cao tuổi [22], trong đó Nghị

quyết đã đưa ra 52 điều cần thực hiện Nghị quyết đã đánh giá cao hiệu quảcủa nhóm công tác mở của Liên Hợp Quốc về NCT (OEWG) được thành lập

từ 2010, trong đó có dự thảo Công ước về Quyền của NCT để đệ trình tạiphiên họp lần thứ 70 của Đại hội đồng Liên hợp quốc; nội dung Nghị quyếtcũng kêu gọi các quốc gia thành viên đóng góp ý kiến, đề xuất biện pháp cụthể trong việc đề xuất chiến lược chăm sóc, trợ giúp NCT; vấn đề đáng chú ý

là Nghị quyết đã đồng ý tổ chức các phiên họp định kỳ để lấy ý kiến của cácquốc gia thành viên và của các tổ chức phi chính phủ vào ngày 14 đến16/07/2015 tại trụ sở của Liên hợp quốc tại New York, Hoa Kỳ về hoạt độngchăm sóc, trợ giúp NCT

Như vậy, có thể thấy chủ đề NCT và mô hình chăm sóc, trợ giúp NCTnhận được rất nhiều sự quan tâm của các cơ quan, tổ chức, các nhà nghiêncứu trên thế giới Quan điểm và cách tiếp cận trong nghiên cứu các vấn đề vềNCT và mô hình chăm sóc, trợ giúp NCT cũng rất phong phú: từ góc độ giađình, xã hội; từ góc độ văn hóa, y tế cho đến góc độ dân số, kinh tế, quản lý…Điều này cho thấy vai trò, vị thế của NCT tại các nước trên thế giới rất đượcquan tâm, đề cao

2.2 Những nghiên cứu về người cao tuổi và hoạt động chăm sóc người cao tuổi tại Việt Nam

Tại Việt Nam các nghiên cứu về NCT và mô hình chăm sóc, trợ giúpNCT đã được quan tâm nghiên cứu rất nhiều, từ các giai đoạn trước đó Tuynhiên, các nghiên cứu về NCT và các vấn đề liên quan đến NCT phát triển

Trang 19

nhất từ khi thành lập Hội Người cao tuổi (1995); có Pháp lệnh Người cao tuổi(2000), có Luật Người cao tuổi (2009); Chương trình Hành động Quốc gia vềngười cao tuổi (2012-2020) được ban hành và xu thế già hóa dân số bắt đầu từcuối năm 2011, thì có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành, các đề tài nghiêncứu xoay quanh các vấn đề: Chăm sóc sức khỏe, chăm sóc đời sống vật chất -tinh thần; các mô hình chăm sóc - trợ giúp NCT; An sinh xã hội cho NCT; tạoviệc làm cho NCT; những nghiên cứu mang tính can thiệp về các vấn đề tâmsinh lý, bệnh tật ở NCT

Những nghiên cứu về NCT và các vấn đề liên quan đến NCT ở ViệtNam được tiến hành từ những năm 70 của thế kỷ XX Từ đó đến nay, NCT vàcác vấn đề về NCT là đối tượng được tiến hành nghiên cứu dưới nhiều góc

độ, khía cạnh đời sống vật chất, tinh thần, sức khỏe, tâm sinh lý Cụ thể,

trong bài viết: “Nghiên cứu phúc lợi xã hội: Nhìn lại một chặng đường” [6],

bài viết đề cập đến nghiên cứu phúc lợi xã hội đối với NCT năm 1991, tổngkết những nghiên cứu trước đây Từ kết quả nghiên cứu này, tác giả Bùi ThếCường đã đề xuất, khuyến nghị nhằm nâng cao hơn nữa việc chăm sóc NCTtại Việt Nam

Bài viết “Mấy vấn đề ruộng đất và an sinh xã hội đối với người già ở nông thôn hiện nay” [29] của tác giả Dương Chí Thiện (1996), đã tìm hiểu về

tác động chủ yếu của chính sách ruộng đất trong quá trình hình thành hệthống an sinh xã hội đối với NCT ở nông thôn Chính sách này bước đầu đãđem lại hiệu quả tích cực cho sự nghiệp phát triển nông thôn nói chung vàNCT ở nông thôn nói riêng, giúp NCT cải thiện đời sống vật chất, tinh thần

Năm 1996 - 1997 có hai cuộc điều tra được thự hiện tại hai khu vực với

930 người từ 60 tuổi trở lên ở Hà Nội và 4 tỉnh lân cận vào năm 1996 (BùiThế Cường, 1996) và ở miền Nam với 840 NCT tại thành phố Hồ Chí Minhcùng 6 tỉnh thành lân cận năm 1997 Cuộc điều tra thu thập các thông tin vềtuổi, giới tính, nghề nghiệp, cách sắp xếp cuộc sống hộ gia đình (Trương Sĩ

Trang 20

Ánh và cộng sự 1997).

Năm 1997, Vụ Các vấn đề xã hội của Quốc hội, đã tiến hành khảo sátthực tế ở 9 tỉnh, thành phố: Tuyên Quang, Hà Nội, Thái Bình, Thanh Hóa, ĐàNẵng, Phú Yên, Kon Tum, Bình Dương và Tiền Giang với 9.900 phiếu điềutra về NCT Mục đích của cuộc khảo sát nhằm tìm những căn cứ để xây dựngmột số chính sách đối với NCT Việt Nam

Nghiên cứu về “Người cao tuổi và những vấn đề đặt ra đối với chính sách xã hội” [2], 1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Kết quả

của đề tài đã đưa ra kiến nghị với Đảng và Nhà nước sớm ban hành chính

sách đồng bộ cho NCT để chăm sóc NCT tốt hơn; “Chăm sóc và phát huy vai trò NCT trong sự nghiệp đổi mới” [3], 1999 của Bộ Lao động - Thương binh

và Xã hội, đã chỉ ra chăm sóc phải gắn với phát huy, chăm sóc tốt để phát huytốt và ngược lại

Trong nghiên cứu “Cơ sở thực tiễn và lý luận xây dựng chính sách xã hội với người già ở Việt Nam” [45] của Vụ Các vấn đề xã hội của Quốc hội

(2000) Nghiên cứu đã góp phần giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hànhPháp lệnh Người cao tuổi năm 2000 đặt nền móng cho những những chínhsách lớn về NCT ra đời, nhằm cải thiện đời sống NCT về mọi mặt thông quaviệc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với NCT

Nghiên cứu về “Đời sống người cao tuổi” [44] của Vụ các vấn đề xã

hội, Văn phòng Quốc hội, thực hiện năm 2000, nghiên cứu đã chỉ ra về đờisống vật chất NCT: Trên 60% số cụ cho là khó khăn, 37% coi là trung bình,1,0% dư dật Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy, đời sống vật chất ở địa bàn

Hà Nội cao hơn ở Thanh Hóa nhưng tỉ lệ NCT cảm thấy không thoải mái lạicao gấp 5 lần ở Thanh Hóa Ngược lại, ở Thanh Hóa lại có tỉ lệ NCT cảm thấy

có cuộc sống thoải mái cao gấp hơn 3 lần Hà Nội Nghiên cứu đã phản ánhđược toàn cảnh về đời sống vật chất, tinh thần và tình trạng sức khỏe củaNCT tại địa bàn nghien cứu

Trang 21

Từ năm 2000 trở đi cũng có nhiều nghiên cứu, bài viết về NCT đượctiến hành, có thể kể đến công trình nghiên cứu: Năm 2001 Tổ chức Hỗ trợ

Quốc tế Người cao tuổi (HAI) đã có cuộc nghiên cứu về “Hoàn cảnh của người cao tuổi nghèo Việt Nam” [27] tại 5 điểm là khu ổ chuột TP Hồ Chí

Minh, một làng người H’mong tại tỉnh Lào Cai, một làng người Kh’me ở tỉnhSóc Trăng, một làng người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận và một làng người Kinh

ở tỉnh Phú Yên Nghiên cứu trình bày về những thông tin về hoàn cảnh củaNCT nghèo, về những đóng góp chưa được biết đến của họ và những mốiquan tâm cũng như kinh nghiệm về nghèo khổ và bị phân biệt của họ Nghiêncứu sử dụng phương pháp có sự tham gia để khuyến khích người dân nôngthôn nghèo, học vấn thấp có thể trao đổi cởi mở bằng ngôn ngữ và nhận thứccủa chính họ

Nghiên cứu: “Thực trạng người cao tuổi tại Hà Tây” [41], của Ủy ban

Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh Hà Tây, năm 2003 Nghiên cứu này đượctriển khai tại 3 xã, phường, đó là: xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, đại diệncho khu vực nông nghiệp; xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên, đại diện cho khuvực làng nghề; phường Nguyễn Trãi, thị xã Hà Đông đại diện cho khu vựcthành thị Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của NCT trong các hoạt độngsống hàng ngày, nhu cầu của họ cả vật chất lẫn tinh thần, tình trạng sứckhỏe… Từ đó, đưa ra những giải pháp, nhằm nâng cao đời sống, nâng caochất lượng cuộc sống cho NCT tại địa phương

Năm 2004, TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tiến hành điều tra

“Thực trạng đời sống và tham gia Hội Phụ nữ của phụ nữ cao tuổi Việt Nam” [15] ở 7 tỉnh thành trên các vùng miền của cả nước với 557 phụ nữ từ

50 tuổi trở lên được phỏng vấn về các thông tin liên quan đến nhu cầu củaphụ nữ cao tuổi và nhận thức của các cấp Hội phụ nữ về các vấn đề liên quanđến NCT trong cộng đồng

Nghiên cứu về thực trạng bạo lực gia đình tiến hành tại 3 tỉnh Quảng Trị,

Trang 22

Phú Yên và Đắk Lắk của Viện nghiên cứu Người cao tuổi Việt Nam được

xuất bản thành sách “Người cao tuổi và Bạo lực gia đình” [18] do tác giả

Nguyễn Thế Huệ chủ biên, nghiên cứu đã đề xuất những cơ chế pháp lý trongviệc xử phạt hành vi bạo hành đối với NCT, đề xuất những biện pháp trợ giúpđời sống NCT bị bạo hành

Trong “Nghiên cứu, điều tra thực trạng thu nhập và mức sống của NCT Việt Nam” [31] năm 2004 của Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Người cao

tuổi (Trung ương Hội NCT Việt Nam) Nghiên cứu đã chỉ ra đời sống củaNCT còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đời sống của hơn 70% NCT đangsống ở nông thôn không hưởng chính sách xã hội hoặc có lương hưu Nghiêncứu cũng đề xuất những giải pháp về mặt chính sách và hành động trong việc

giúp NCT cải thiện thu nhập và mức sống Cũng trong “Điều tra thực trạng thu nhập và mức sống của NCT Việt Nam” [33] được Trung tâm Nghiên cứu

và Hỗ trợ Người cao tuổi (Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam) triểnkhai thực hiện năm 2005, điều tra tại 5 tỉnh, bao gồm: Sơn La, Thanh Hóa,Kon Tum, Quảng Nam, TP HCM với tổng số 1.000 phiếu điều tra, dự án đã

đi sâu phân tích và làm rõ thực trạng thu nhập và mức sống của NCT ở nước

ta hiện nay, từ nghiên cứu này đánh giá được tình trạng sống, chất lượng sốngcủa NCT và ảnh hưởng của nó tới hoạt động chăm sóc sức khỏe và các hoạtđộng hằng ngày của NCT Từ đó, đề xuất những kiến nghị quan trọng trongviệc chăm sóc và trợ giúp NCT

Nghiên cứu, điều tra: “Thực trạng người cao tuổi tại Hải Dương, Quảng Bình và Đăk Lăk” [32] năm 2005 của Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ

trợ Người cao tuổi (Trung ương Hội NCT Việt Nam), được nghiên cứu, điềutra tại 12 xã, phường của 3 tỉnh về chăm sóc sức khỏe, về đời sống vật chất vàtinh thần cho NCT tại địa phương Kết quả cho thấy, chưa có nhiều hoạt độngchăm sóc NCT, đặc biệt là 70% NCT sống ở nông thôn hiện vẫn chưa nhậnđược sự quan tâm chăm sóc sức khỏe, đời sống vật chất cũng như tinh thần

Trang 23

của cơ sở

Điều tra năm 2007 của Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam[42], khảo sát đời sống NCT tại 72 xã thuộc 8 tỉnh, thành phố với 2.878 NCT,trong điều tra này các thông tin thu thập về tình hình sức khỏe, đời sống vậtchất, đời sống tinh thần, hoạt động việc làm, phát huy vai trò NCT tại địaphương được thu thập và phân tích khá cụ thể; số liệu điều tra cũng phản ánhkhá sâu sắc về đời sống mọi mặt của NCT Việt Nam

Theo tác giả Bùi Thế Cường trong cuốn sách “Trong miền an sinh xã hội những nghiên cứu về người cao tuổi Việt Nam” [5] xuất bản năm 2005, nghiên

-cứu NCT trong nghiên -cứu xã hội ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 1970, đãchỉ rõ rằng các nhà y khoa là những người đầu tiên khai phá lĩnh vực nghiên cứu

y học về NCT Năm 1970, thành lập Chương trình nghiên cứu y học tuổi già vàmười năm sau trở thành đơn vị nghiên cứu y học tuổi già của Bộ Y tế

Trong “Nghiên cứu một số đặc trưng của người cao tuổi và đánh giá mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang áp dụng” [34] của Trung tâm

Nghiên cứu, Thông tin và Dữ liệu (Tổng cục DS-KHHGĐ) thực hiện năm

2005 Nghiên cứu đã chỉ ra được thực trạng chăm sóc sức khỏe của NCT tạicác nước đang phát triển, CSSK NCT tại khu vực Đông Nam Á Đặc biệt,nghiên cứu đã đưa ra những đánh giá liên quan đến chăm sóc sức khỏe NCTtrong nước và một số địa bàn điều tra như: Yên Bái, Hải Dương, Thái Bình,Quảng Bình, Đắc Lăk, TP HCM, Sóc Trăng… qua các cuộc điều tra trước

đó Đồng thời, đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quảcông tác chăm sóc sức khỏe NCT Nghiên cứu đã chỉ ra sự thiếu quan tâm củacác cấp, các ngành trong việc chăm sóc NCT, cũng như tạo điều kiện cho các

tổ chức cá nhân xây dựng các trung tâm chăm sóc NCT, thu hút NCT vàotrung tâm, giảm gánh nặng cho Nhà nước

Nghiên cứu về “Thực trạng và các giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống của phụ nữ cao tuổi” [15], do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực hiện

Trang 24

năm 2005 Kết quả nghiên cứu đã phản ánh khái quát về thực trạng sống của

phụ nữ cao tuổi; nghiên cứu cũng chỉ ra chất lượng sống của phụ nữ cao tuổicòn chưa được nâng cao, phần lớn phụ nữ cao tuổi chịu nhiều khó khăn vàthiệt thòi hơn nam giới cao tuổi Từ đó, nghiên cứu đã đề xuất những kiếnnghị về mặt chính sách đối với Đảng, Nhà nước cần quan tâm hơn đến đờisống của phụ nữ cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ cao tuổi đơn thân, phụ nữ caotuổi những vùng khó khăn

Trong “Nghiên cứu đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam” [46] do Viện Chiến lược và Chính sách Y tế thực hiện năm

2006, tại 7 tỉnh thuộc 7 vùng lãnh thổ trong cả nước, với tổng số 1.132 NCTtham gia điều tra Nghiên cứu đã chỉ ra được tình hình sức khỏe của NCT, các

mô hình chăm sóc NCT đang áp dụng, tình hình sử dụng dịch vụ y tế và hoạtđộng chăm sóc sức khỏe ở NCT; đánh giá về thực trạng công tác chăm sócsức khỏe cho NCT cũng như tìm hiểu việc triển khai thực hiện chính sáchchăm sóc NCT tại một số tỉnh; đưa ra những đánh giá về tình hình sức khỏe,chăm sóc sức khỏe và tình hình sử dụng dịch vụ y tế phục vụ nhu cầu khámchữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ở NCT Đặc biệt, nghiên cứu đề cập đến việctriển khai các chính sách liên quan đến chăm sóc NCT tại một số tỉnh nghiêncứu, đưa ra những khuyến nghị và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động chămsóc sức khỏe cho NCT

Trong bài viết “Xu hướng già hóa dân số thế giới và đặc trưng người cao tuổi Việt nam” [7] đăng trên Tạp chí Gia đình và Trẻ em, số 11 năm

2006, tác giả Nguyễn Đình Cử (Viện Dân số và các vấn đề xã hội), có phântích khá rõ về tình hình già hóa dân số thế giới và đưa ra những nhận địnhrằng nước ta đang bước vào ngưỡng già hóa dân số và số lượng NCT tăngkhông ngừng; hiện tượng nữ hóa trong nhóm dân số cao tuổi đang có xuhướng tăng, tác giả còn cho biết phần lớn NCT ở nước ta chủ yếu sống ởkhu vực nông thôn, là nông dân và làm nông nghiệp, cứ 4 NCT thì có 1

Trang 25

người đang hoạt động kinh tế, ở nước ta NCT chủ yếu sống với con và nhờcon; bởi vậy, nhu cầu trọng tâm nhất hiện nay của NCT là chăm sóc sứckhỏe, chăm sóc vật chất, tinh thần

Nghiên cứu “Một số vấn đề cơ bản trong chính sách xã hội đối với người cao tuổi” [47] do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam thực hiện trong 2 năm

(2008-2009) Nghiên cứu đã chỉ ra sự thiếu đồng bộ, sự bất cập trong việc banhành chính sách đối với NCT và chỉ ra tác động của những hạn chế đó đối vớiđời sống của NCT Từ đó, đề xuất những phương hướng, chiến lược trong hỗtrợ nhằm cải thiện đời sống cho NCT nước ta

Trong nghiên cứu về “Thực trạng đời sống của NCT từ 80 trở lên” [48],

thực hiện trong năm 2008 - 2009 của Viện nghiên cứu NCT Việt Nam, đã chỉ

ra đời sống của NCT từ 80 tuổi trở lên còn quá khó khăn, cần có chính sáchriêng cho họ Nghiên cứu đã đề xuất hạ độ tuổi hưởng lương hưu xã hội cho

NCT từ 85 xuống 80 tuổi Trong cuốn sách “Thực trạng đời sống của người cao tuổi dân tộc và già làng trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên” [17] tác

giả Nguyễn Thế Huệ (Viện Nghiên cứu Người cao tuổi Việt Nam), nghiên cứunhằm tìm hiểu thực trạng đời sống vật chất, tinh thần và vai trò của NCT và giàlàng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vùng Tây Nguyên Kết quảnghiên cứu cho thấy, vai trò to lớn của NCT và già làng trong các hoạt động tạicộng đồng; khẳng định vị trí, vai trò của NCT và già làng ở Tây Nguyên

Tại nghiên cứu“Thực trạng sức khỏe và bệnh tật của NCT Việt Nam”

[49] thực hiện trong năm 2008- 2009 của Viện Nghiên cứu NCT Việt Nam,

đã chỉ ra NCT có rất nhiều bệnh tật, trung bình một NCT có khoảng 3 loạibệnh mạn tính, điều đó có tác động không nhỏ tới điều kiện sức khỏe và chămsóc sức khỏe ở NCT, nghiên cứu đã góp phần thiết kế điều 11 và 12 Luật

NCT Cũng trong nghiên cứu “Thực trạng NCT tham gia xóa đói, giảm nghèo” [50] thực hiện trong năm 2010 - 2011 của Viện nghiên cứu NCT Việt

Nam, nghiên cứu này đã chỉ ra được khả năng xóa đói, giảm nghèo của NCT,

Trang 26

tự NCT có thể phát huy những tiềm năng, năng lực và kinh nghiệm trong việctạo dựng việc làm, cải thiện thu nhập, góp phần nâng cao mức sống; nghiêncứu cũng đưa ra những kiến nghị về mặt chính sách, đề xuất quan trọng nhất

là Nhà nước tạo điều kiện cho NCT vay vốn để xóa đói, giảm nghèo, việc tiếpcận với nguồn vốn vay sẽ giúp NCT tham gia hoạt động sản xuất thuận lợihơn, tạo điều kiện xáo đói, giảm nghèo bền vững

Theo tác giả Đặng Vũ Cảnh Linh (2009), trong cuốn sách “Người cao tuổi và các mô hình chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam” [24] một công

trình nghiên cứu phối hợp giữa Ủy ban dân số, Gia đình và Trẻ em với Việnnghiên cứu Truyền thống và Phát triển năm 2008 - 2009 Đây là tập hợpnghiên cứu được thực hiện ở 3 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố HồChí Minh, với các nhóm đối tượng như: nhóm người cung cấp dịch vụ chămsóc NCT, người sử dụng dịch vụ chăm sóc NCT, cán bộ địa phương và cộngđồng Theo các tác giả của công trình nghiên cứu, NCT không còn là một vấn

đề mới, tuy nhiên trong bối cảnh toàn cầu hóa và mở rộng giao lưu văn hóathì quan tâm và nghiên cứu NCT là một nhu cầu không thể thiếu Đặc biệttrong những năm gần đây nhiều loại hình, mô hình dịch vụ chăm sóc NCTđược hình thành và hoạt động, đặc biệt là các mô hình tư nhân, liên kết, môhình cộng đồng đang phát triển khá mạnh tuy nhiên còn chưa có đầu tư hoặcchưa có sự quan tâm của các cấp

Trong báo cáo tổng quan về “Chính sách chăm sóc người già thích ứng với thay đổi cơ cấu tuổi tại Việt Nam” [36] năm 2009, do tác giả Phạm Thắng

(Viện Lão khoa Trung ương, Bộ Y tế) thực hiện, nghiên cứu đã chỉ ra nhu cầuchăm sóc y tế và xã hội của NCT Việt Nam là rất lớn trong khi những điềukiện tự thân của NCT Việt Nam có những đặc trưng rất hạn chế Cụ thể như:

Tỷ lệ NCT sống độc thân tương đối cao ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam(14,2%) dẫn đến hạn chế cả về hỗ trợ kinh tế, tinh thần từ phía gia đình, ngườithân và không có người trợ giúp trong sinh hoạt hàng ngày Về tình trạng kinh

Trang 27

tế, thu nhập của NCT còn rất thấp, hầu như không có nguồn tiết kiệm tích lũy

từ lúc còn trẻ khỏe hơn Tình hình đặc biệt khó khăn ở các vùng nông thôn vàmiền núi

Năm 2011, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp cùngTrung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, Viện nghiên cứu Y - Xã hội học

và Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Đông Dương tổ chức “Điều tra quốc gia về người cao tuổi Việt Nam” (VNAS) [16], đây là một phần của dự án “Tăng cường các quyền của người cao tuổi thiệt thòi tại Việt Nam” được triển khai

bởi Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Kết quả Điều tra quốc gia về NCT ViệtNam lần đầu tiên được công bố là một cơ sở quan trọng cho các hoạt độngnghiên cứu và vận động chính sách đối với NCT Việt Nam. VNAS thu thập

số liệu từ tháng 10 - 12/2011 tại 12 tỉnh, thành phố đại điện cho 6 vùng sinhthái của Việt Nam (bao gồm Thái Nguyên, Hưng Yên, Thanh Hóa, Hà Nội,Nam Định, Huế, Đắk Lắk, Đồng Nai, Sóc Trăng, Tiền Giang và TP Hồ ChíMinh) Hơn 4.000 người đại diện cho nhóm dân số cận cao tuổi và cao tuổi(từ 50 tuổi trở lên) đã được phỏng vấn trong cuộc điều tra này Số liệu điều tra

mô tả các đặc điểm kinh tế, xã hội, tình hình sức khỏe, xu hướng bệnh tật, đờisống vật chất, tinh thần, nhu cầu chăm sóc và được chăm sóc cũng như việctiếp cận các mô hình trợ giúp, đến việc tiếp cận các chế độ an sinh xã hội vàdịch vụ y tế của NCT Việt Nam

Trong cuốn sách “50 năm chính sách giảm sinh ở Việt Nam 2011): Thành tựu, tác động và bài học kinh nghiệm” [8] xuất bản năm 2011

(1961-của tác giả Nguyễn Đình Cử (Viện Dân số và các vấn đề xã hội) trong phần 2

về tác động của giảm sinh đến sự phát triển: thời cơ và thách thức, tác giả đãphân tích và luận giải khá rõ việc giảm sinh nhanh khiến nước ta hình thành

cơ cấu dân số “vàng” một cách nhanh chóng; mức sinh giảm đã đưa đến thựctrạng của già hóa dân số, cũng từ những cơ sở này tác giả đã phân tích khá rõ

về những đặc trưng nổi bật của NCT Việt Nam và đề xuất những hình thức

Trang 28

chăm sóc, trợ giúp NCT một cách phù hợp để ứng phó với sự gia tăng củanhóm dân số cao tuổi

Tác giả Phạm Vũ Hoàng (Tổng cục DS-KHHGĐ) trong bài viết “Đời sống vật chất người cao tuổi Việt Nam - Thực trạng và khuyến nghị” [19]

đăng trên Tạp chí Dân số và Phát triển, số tháng 10/2011, bài viết đã nêu lênđược thực trạng đời sống vật chất của NCT Việt Nam phụ thuộc vào các yếu

tố như: nguồn sống chính, mức sống hộ gia đình NCT, điều kiện sống củaNCT, hoạt động kinh tế của NCT Từ đó, nghiên cứu đã nêu lên được thựctrạng chăm sóc đời sống vật chất của NCT và đưa ra những khuyến nghị vềchính sách nhằm chăm sóc tốt đời sống vật chất cho NCT Tuy nhiên, nghiêncứu của tác giả còn chưa đưa ra được những lý giải, phân tích sâu về nhữngkhó khăn trong đời sống vật chất của NCT, mà tác giả mới chỉ dừng lại mô tảchung về thực trạng mức sống chung ở NCT

Bài viết “Mô hình hỗ trợ chăm sóc Người cao tuổi ở Việt Nam - Nền tảng triết lý và những bài học rút ra” [39] đăng trên Tạp chí Người cao tuổi

số tháng 9/2012 của tác giả Mai Thị Kim Thanh, trong bài viết này tác giả đãgiới thiệu khái quát về các mô hình chăm sóc, trợ giúp NCT tại Việt Namnhư: Mô hình chăm sóc tập trung tại các cơ sở Bảo trợ xã hội, tại cộng đồngthông qua các CLB, nhà dưỡng lão, nhà xã hội; các mô hình này có tác độngkhông nhỏ tới chất lượng và hoạt động chăm sóc và đời sống của NCT Từnhững mô hình đó tác giả đã chỉ ra nền tảng triết lý trong việc vận hành, tổchức của các mô hình và đề xuất những bài học kinh nghiệm trong việc xâydựng, thiết kế các mô hình chăm sóc, trợ giúp NCT, nhằm nâng cao đời sốngcho NCT

Tác giả Nguyễn Quốc Anh (Trung tâm Nghiên cứu, Thông tin và Dữ liệu

- Tổng cục DS-KHHGĐ) trong bài “Phân tích thực trạng già hóa dân số ở Việt Nam hiện nay” [1] đăng trên Tạp chí Người cao tuổi, số tháng 11/2013,

bài viết của tác giả phân tích khá sâu về tình hình NCT ở nước ta và các chỉ

Trang 29

số gia tăng dân số cao tuổi ở nước ta qua các thời kỳ; tác giả đã đề cập đượcnhững thông tin mang tính khái quát về thực trạng nhóm dân số cao tuổi quacác cuộc điều tra, các giai đoạn, nghiên cứu của Tổng cục Thống kê, các cuộcTổng điều tra dân số và nhà ở 1979, 1989, 1999, 2009; Điều tra biến độngDS-KHHGĐ 2012 từ đó phân tích những yếu tố tác động tới tình hình giàhóa dân số ở Việt Nam và đưa ra được những đánh giá, nhận định về già hóadân số và những nhu cầu cơ bản của NCT trong xã hội

Trong dự án điều tra cơ bản về dịch vụ “Chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng” [28] được Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi Quốc tế (HAI)

thực hiện tháng 4/2013, tại 12 xã của huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, tiếnhành điều tra NCT đang được chăm sóc, trợ giúp trong mô hình CLB liên thế

hệ tự giúp nhau Điều tra này đã làm rõ được thực trạng chăm sóc - trợ giúpNCT trong mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau, những NCT gặp khó khăntrong cuộc sống hàng ngày cần được giúp đỡ do mắc các bệnh mãn tính Kếtquả khảo sát đã nêu lên được thực trạng hoạt động chăm sóc - trợ giúp của môhình đối với NCT, đưa ra được những khuyến nghị nhằm chăm sóc và trợgiúp NCT một cách hiệu quả hơn

Bài viết “Thực trạng và một số đề xuất tăng cường trợ giúp xã hội đối với người từ 75 - 80 tuổi” [40] đăng trên Tạp chí Lao động - Xã hội (2015),

tác giả Nguyễn Ngọc Toản (Cục Bảo trợ xã hội - Bộ LĐTB&XH) đã phântích khá cụ thể về thực trạng tổ chức, triển khai chính sách trợ giúp xã hộitrong chăm sóc NCT, trong bài viết tác giả đã nêu lên những định hướngtrong việc tăng cường trợ giúp xã hội cho NCT, nhằm không ngừng nâng caođời sống về mọi mặt cho NCT trong độ tuổi từ 75-80, đề xuất hạ độ tuổihưởng trợ giúp xã hội xuống tuổi 75, thực hiện thí điểm tại một số vùng khókhăn nhằm hỗ trợ NCT thiệt thòi, gặp nhiều khó khăn trong đời sống

Nghiên cứu “Chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi ở nông thôn ViệtNam hiện nay và hoạt động của công tác xã hội” – Nghiên cứu tại xã Quỳnh

Trang 30

Bá – huyện Quỳnh Lưu – tỉnh Nghệ An, Luận văn Thạc sỹ Công tác xã hội,của tác giải Trương Thị Điểm (2014) Nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ NCT tạiđịa bàn nghiên cứu đang có xu hướng gia tăng và tỷ lệ NCT là nữ giới nhiềuhơn nam giới NCT ở những độ tuổi khác nhau họ vãn tham gia lao động tạothu nhập, hỗ trợ con cháu về vật chất và công việc nhà Kết quả nghiên cứucũng cho thấy gia đình không còn giữ vai trò chính trong việc chăm sóc NCT

mà dần được chuyển sang nhà nước, các tổ chức xã hội, dịch vụ y tế tư nhân,dịch vụ thị trường Đồng thời đề tài cũng đã nêu lên những triển vọng và hoạtđộng của CTXH trong việc chăm sóc sức khoẻ cho NCT, giúp nâng cao nhậnthức của toàn xã hội đối với việc chăm sóc sức khoẻ cho NCT và đảm bảoquyền lợi cho NCT

Nghiên cứu “Trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi tại cộng đồng” –Nghiên cứu tại xã Trực Tuấn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, luận vănThạc sỹ Công tác xã hội của tác giải Đồng Thị Minh Phúc (2014) Kết quảnghiên cứu cho thấy, trong tất cả sự trợ giúp xã hội trong các mối quan hệ củaNCT thì hầu hết NCT đánh giá cao mối quan hệ với con cháu trong gia đình,

họ coi gia đình là chỗ dựa an toàn nhất, quan trọng nhất Việc trợ giúp xã hộiđối với NCT tuy đã được sự quan tâm của chính quyền, cộng đồng nhưng chi

là chung chung và chưa thực sự thiết yếu đối với NCT Kết quả nghiên cứucũng chỉ ra những tác động vào việc thực hiện chính sách liên quan đến trợgiúp xã hội đối với NCT tại xã Trực Tuấn cũng như một số các giải pháp ápdụng trong CTXH đối với NCT tại cộng đồng

Các nghiên cứu trên đã chỉ ra những hạn chế cần khắc phục, đề xuấtnhững giải pháp để hoàn thiện chính sách dành cho NCT, cải thiện cuộc sốngcho NCT ngày càng tốt hơn Bên cạnh đó, các điều tra và nghiên cứu nói trêntập trung chủ yếu vào những nội dung như: quy mô dân số cao tuổi; cơ cấudân số cao tuổi; về tình trạng sức khoẻ, bệnh tật, việc làm, thu nhập, điều kiệnsinh hoạt, mức sống của NCT; chăm sóc sức khoẻ NCT; phát huy vai trò của

Trang 31

NCT đã góp phần làm sáng tỏ bức tranh chung về đời sống NCT và các hoạtđộng chăm sóc, trợ giúp NCT Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, điềutra đã góp phần cung cấp những cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xâydựng chính sách xã hội đối với NCT Qua các nghiên cứu cũng cho thấy, ởnước ta hiện nay, đã xuất hiện một số loại mô hình chăm sóc NCT, đó là: Môhình chăm sóc NCT tại gia đình, tại cộng đồng; Mô hình chăm sóc NCT của

tư nhân; Mô hình chăm sóc NCT của các tổ chức tôn giáo và Trung tâm bảotrợ xã hội của Nhà nước; trong đó, Trung tâm bảo trợ xã hội của Nhà nước có

ở 61/63 tỉnh, thành phố; một số tỉnh có đến 3 hoặc 4 Trung tâm, được Nhànước cấp kinh phí Hai loại mô hình còn lại hiện chưa nhận được sự quan tâmcủa Nhà nước Việc nghiên cứu các loại mô hình này đến nay còn ít các côngtrình nghiên cứu đề cập đến

Như vậy, qua tổng kết về các nghiên cứu thực nghiệm về NCT và môhình chăm sóc, trợ giúp NCT nêu trên; có thể thấy NCT và mô hình chăm sóc,trợ giúp NCT là một chủ đề rất được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam Tuynhiên, các nghiên cứu về NCT và mô hình chăm sóc, trợ giúp NCT mới dừnglại ở chỗ mô tả thực trạng, lý giải nguyên nhân và nêu lên những thông tinmang tính khái quát, chưa đi vào chiều sâu; những nghiên cứu mô hình chămsóc, trợ giúp NCT dựa vào cộng đồng, việc đề xuất vai trò chuyên nghiệp củaNVCTXH còn rất ít Chỉ có có một số ít các nghiên cứu, bài viết có đề cậpđến tuy nhiên các tác giả đó đưa ra những phân tích, luận giải còn chưa sâusắc và đầy đủ do thực tiễn vai trò của NVCTXH trong chăm sóc NCT tại mỗiđịa phương có những đặc thù riêng biệt

Vì vậy, đề tài “Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc người cao tuổi (Nghiên cứu tại xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ, Thành phố

Hà Nội) đây còn là một đề tài được quan tâm, đề tài này tác giả nghiên cứu và

phát triển trên cơ sở thực tiễn nền tảng hoat động chăm sóc, trợ giúp NCT đã

có tại địa bàn nghiên cứu và vận dụng những cơ sở lý luận và thực tiễn của

Trang 32

các nghiên cứu trước đó làm cơ sở để phân tích và đưa ra các lập luận, bìnhluận về vấn đề mà tác giả đang nghiên cứu.

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1 Ý nghĩa khoa học

Đề tài nghiên cứu trên cơ sở vận dụng hệ thống các lý thuyết, hệ thốngkhái niệm vào việc mô tả, phân tích, luận giải về thực trạng cũng như tìm hiểunhững tác động của hoạt động chăm sóc NCT tại cộng đồng đến đời sốngNCT nói chung và NCT tại địa bàn xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ, Thànhphố Hà Nội nói riêng

Thông qua nghiên cứu, các khái niệm về NVCTXH, về NCT và chămsóc, trợ giúp NCT sẽ được làm sáng tỏ hơn Đồng thời, phát hiện những triết

lý cơ bản trong hoạt động chăm sóc, trợ giúp NCT hiện nay; trên cơ sở nhữngtồn tại và hạn chế của hoạt động chăm sóc – trợ giúp NCT được đội ngũ nhânviên xã hội đang triển khai, đề xuất vai trò chuyên nghiệp của NVCTXHnhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc, trợ giúp NCT tại địa bàn

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Từ những phát hiện chính trong quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễnvấn đề sẽ góp phần cung cấp những cơ sở tổng quan về thực trạng, đặc điểmđời sống của NCT tại cộng đồng Đánh giá, đo lường được hiệu quả và tácđộng của hoạt động chăm sóc tại cộng đồng đến đời sống NCT; kết quảnghiên cứu cũng là cơ sở phản ánh nhu cầu của NCT khi tham gia hoạt độngchăm sóc - trợ giúp tại cộng đồng

Bên cạnh đó, những kết quả thu được từ nghiên cứu này sẽ là tài liệutham khảo, cung cấp những luận cứ, cơ sở khoa học cho các nhà hoạch địnhchính sách, các nhà quản lý để đưa ra những quan điểm chỉ đạo nhằm xâydựng hệ thống chính sách, mô hình phù hợp phục vụ hoạt động chăm sóc - trợgiúp NCT trong bối cảnh già hóa dân số trong nước

Trang 33

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa và phân tích các nghiên cứu, điều tra liên quan đến đề tàinghiên cứu, nhằm cung cấp cơ sở lý luận và luận cứ khoa học cho đề tài

Thu thập thông tin nhằm xác định rõ thực trạng của hoạt động chăm sócsức khỏe, chăm sóc vật chất và tinh thần đối với NCT xã Long Xuyên, huyệnPhúc Thọ, Thành phố Hà Nội

Đánh giá hiệu quả hoạt động chăm sóc NCT đã đạt được và những tácđộng của hoạt động chăm sóc – trợ giúp này của nhân viên xã hội đối vớiNCT xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội

Đưa ra các khuyến nghị về mặt chính sách và hành động nhằm phát huycác kết quả đạt được, đồng thời khắc phục những mặt tồn tại hạn chế của hoạtđộng chăm sóc - trợ giúp NCT trước đó

5 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc người cao tuổi

5.2 Khách thể nghiên cứu

Người cao tuổi độ tuổi từ 60 đến 80 tại xã Long Xuyên, huyện PhúcThọ, Thành phố Hà Nội

Trang 34

Đại diện cán bộ chính quyền địa phương, cán bộ, hội viên các tổ chứcChính trị - Xã hội đang thực hiện hoạt động chăm sóc - trợ giúp NCT tại xãLong Xuyên, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội.

Đại diện gia đình NCT tại xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội

5.3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu về hoạt động chăm

sóc người cao tuổi 4 khía cạnh chính: Chăm sóc sức khỏe NCT; chăm sóc đờisống vật chất NCT; chăm sóc đời sống tinh thần NCT; vai trò của nhân viênCTXH trong hoạt động chăm sóc NCT tại cộng đồng

Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ

nghiên cứu NCT trong độ tuổi từ 60 đến 80 tuổi, tại địa bàn nghiên cứu,không nghiên cứu NCT có độ tuổi cao hơn

Phạm vi về không gian nghiên cứu: Xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ,

Thành phố Hà Nội

Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2009 đến nay (từ khi có Luật

NCT); thời điểm khảo sát thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu từ tháng 5 đếntháng 8 năm 2017

6 Câu hỏi nghiên cứu

Thực trạng chăm sóc sức khỏe, chăm sóc đời sống vật chất và tinh thầncủa NCT xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội như thế nào?Nhân viên công tác xã hội có vai trò gì trong hoạt động chăm sóc sứckhỏe, chăm sóc đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho NCT?

Làm gì để nâng cao hiệu quả chăm sóc NCT và chuyên nghiệp hóa vaitrò của đội ngũ NVCTXH tại địa bàn xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ,Thành phố Hà Nội?

7 Giả thuyết nghiên cứu

Đời sống vật chất, tinh thần, sức khoẻ NCT tại địa bàn nghiên cứu cònrất nhiều khó khăn; hoạt động chăm sóc CSSK, chăm sóc đời sống vật chất,

Trang 35

chăm sóc đời sống tinh thần cho NCT xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ,Thành phố Hà Nội đã huy động được sự tham gia của cộng đồng, chínhquyền, các đoàn thể và tổ chức xã hội tại địa phương trong chăm sóc - trợgiúp NCT, tuy nhiên vẫn chưa đem lại hiệu quả cao.

Vai trò của nhân viên CTXH trong việc chăm sóc, trợ giúp NCT tại địabàn còn khá mờ nhạt, thiếu sự chuyên nghiệp, thiếu kiến thức, kỹ năng,phương pháp CTXH Nhân viên CTXH chưa phát huy được vai trò của mìnhtrong việc trợ giúp NCT

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp phân tích tài liệu

Phân tích tài liệu chính là quá trình phân tích những số liệu, dữ liệuthành từng cụm, từng lĩnh vực, từng chi tiết cụ thể để tìm ra những ý nghĩacủa số liệu đó; tiến hành tổng hợp, đưa ra nhận định và những bình luận, gópphần luận giải và làm sáng tỏ các quan điểm cần chứng minh trong nghiêncứu Phương pháp này hết sức quan trọng trong nghiên cứu, bởi việc thu thập

số liệu chưa có tính quyết định, mà điều cốt lõi chính là những số liệu đó phảnánh điều gì, những tài liệu trước đó đã đề cập tới vấn đề gì? chưa đề cập tớivấn đề gì của nghiên cứu mà tác giả đang tiến hành Chính việc phân tích tàiliệu sẽ cung cấp những cơ sở và luận cứ khoa học quan trọng cho nghiên cứu

mà tác giả đang tiến hành

Nghiên cứu được tiến hành bước đầu bằng việc thu thập và phân tích cáctài liệu quốc tế, tài liệu trong nước liên quan đến NCT và các hoạt động chămsóc, trợ giúp NCT Các thông tin được thu thập từ các nghiên cứu trong vàngoài nước; hệ thống sách - giáo trình, báo cáo khoa học, các bài viết trên tạpchí khoa học xã hội, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ; tài liệu hội thảo; cáccông trình, dự án nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu; Phân tíchbáo cáo đặc trưng về nhân khẩu học ở nhóm dân số cao tuổi, các tài liệu thống

kê, các viện nghiên cứu, các tổ chức xã hội dân sự, các nhà nghiên cứu… đã

Trang 36

được công bố; nguồn tư liệu phục vụ đề tài còn bao gồm các tư liệu, tài liệucủa Tổng cục Thống kê, Tổng cục DS-KHHGĐ; Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Y tế vàcủa các cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước Thêm vào đó, các thông tin vềNCT và hoạt động chăm sóc – trợ giúp NCT tại bàn nghiên cứu, tình hìnhphát triển kinh tế - xã hội xã Long Xuyên.

8.2 Phương pháp phỏng vấn sâu

Phương pháp phỏng vấn sâu với mục đích tập trung thu thập nhữngthông tin đa chiều theo hướng mở và theo chiều sâu của vấn đề nghiên cứu ởnhóm khách thể nghiên cứu; từ đó hiểu sâu hơn về bản chất vấn đề, nhữngđặc điểm riêng của đối tượng được nghiên cứu nhằm phục vụ cho đề tàinghiên cứu, bổ sung cùng với những thông tin thu thập được bằng phươngpháp định lượng, nhằm lý giải vấn đề và thực trạng vấn đề ở nhóm khách thểnghiên cứu

Để thu thập thông tin định tính, trong nghiên cứu này tác giả tiến hành

10 phỏng vấn sâu, đối tượng là: NCT xã Long Xuyên; Gia đình NCT; Cán bộchính quyền và cán bộ, hội viên các tổ chức chính trị - xã hội Cơ cấu đốitượng phỏng vấn như sau:

Cán bộ chính quyền và cán bộ, hội viên các tổ chức chính

trị - xã hội đang tham gia hoạt động chăm sóc – trợ giúp

NCT

4 người

8.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Bảng hỏi là một công cụ quan trọng trong nghiên cứu định lượng, nó làcông cụ giúp thu thập thông tin, đo lường, đánh giá về mức độ và thực trạngvấn đề trong chương trình nghiên cứu Bảng hỏi với hệ thống các câu hỏi đa

Trang 37

dạng kết hợp giữa câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi chức năng được sắp xếptheo một hệ thống và trình tự logic của thông tin thu thập, theo nội dung củavấn đề nghiên cứu, nhằm tạo điều kiện cho người được hỏi thể hiện quanđiểm của mình với những vấn đề thuộc về đối tượng nghiên cứu.

Đề tài xây dựng bộ công cụ bảng hỏi dành cho khách thể nghiên cứu làNCT thuộc độ tuổi từ 60 đến dưới 80 tuổi, với các câu hỏi nhằm thu thậpthông tin phục vụ cho việc tổng hợp số liệu, lượng hóa thông tin phục vụnghiên cứu, với hệ thống câu hỏi nhằm thu thập các thông tin liên quan nhằmtrả lời cho câu hỏi nghiên cứu và chứng minh các giả thuyết nghiên cứu đặt

ra Bảng hỏi được xây dựng với những nội dung chính đó là: Thông tin chungcủa người được khảo sát, những đặc điểm nhân khẩu Những thông tin về tìnhtrạng sức khỏe và CSSK của NCT; hoạt động chăm sóc đời sống vật chất vàtinh thần của NCT; vai trò của NVCTXH trong CSSK, chăm sóc đời sống vậtchất và tinh thần cho NCT Trong nghiên cứu này tôi sử dụng phương phápbảng hỏi cầm tay, do vậy kết quả thu được đảm bảo 100% là chính xác

* Công cụ nhập liệu và xử lý số liệu: Phần mềm xử lý số liệu SPSS 18.0

* Cỡ mẫu: Đề tài chọn 100 mẫu, là NCT độ tuổi từ 60 đến dưới 80 tuổi

đang sinh sống tại xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội đểthu thập thông tin phục vụ nghiên cứu

* Cơ cấu mẫu định lượng: 100 NCT; nguyên tắc chọn mẫu: mẫu nghiên

cứu được xác định trên cơ sở phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, được phântheo giới tính, nhóm tuổi và địa bàn, cụ thể cơ cấu mẫu như sau:

- Cơ cấu mẫu theo giới tính:

Trang 38

- Cơ cấu mẫu theo nhóm tuổi:

Trang 39

NỘI DUNG CHÍNH Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Khái niệm công cụ

1.1.1 Khái niệm vai trò

Theo tác giả Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng trong cuốn sách Xã hội học (2001) [10]: Vai trò là những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các vị thế xã hội Những đòi hỏi này được xác định căn cứ vào các chuẩn mực xã hội Các chuẩn mực này thường không giống nhau trong các loại xã hội Vì vậy, ở các

xã hội khác nhau cùng một vị thế xã hội nhưng mô hình hành vi được xã hội mong đợi rất khác nhau Tức là các vai trò xã hội cũng khác nhau.

Theo Từ điển Xã hội học (1999), nhà xuất bản Le robert và Seuil, Paris

[25]: Vai trò bao gồm vai trò kỳ vọng, vai trò khách quan và vai trò chủ quan Vai trò kỳ vọng là những mong đợi của người thực hiện vai trò; Vai trò chủ quan là sự đánh giá của người thực hiện vai trò về vai trò của mình; Vai trò khách quan là sự đánh giá của người khác về vai trò của chủ thể thực hiện vai trò.

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng khái niệm vai trò ở hai tài liệunêu trên để phân tích, luận giải, vận dụng vào nghiên cứu nhằm làm sáng tỏvai trò của nhân viên xã hội và đề xuất vai trò chuyên nghiệp của nhân viênCTXH trong hoạt động chăm sóc – trợ giúp NCT

1.1.2 Khái niệm nhân viên công tác xã hội

Nhân viên xã hội bán chuyên nghiệp có thể hiểu họ là những người thamgia các hoạt động xã hội, đảm nhiệm những vai trò can thiệp - trợ giúp các đốitượng Tuy nhiên, họ không được đào tạo một cách chính quy, bài bản vềchuyên môn nghiệp vụ ngành CTXH, trích quan điểm về nhân viên xã hội củatác giả Nguyễn Tiệp trong tài liệu Nhu cầu sử dụng và đào tạo nhân lựcCTXH của Việt Nam ở kỷ yếu Hội thảo phát triển nghề CTXH tại Việt Nam

(2009) [37]: Rất nhiều người ở cấp xã được gọi là những nhân viên xã hội cơ

Trang 40

sở Họ làm việc trực tiếp với các cá nhân, gia đình nhưng họ không được đào tạo hoặc chỉ được đào tạo rất ít thông qua các khóa tập huấn ngắn hạn Những nhân viên xã hội này được coi như là bán chuyên nghiệp trong vai trò của mình, nền tảng kiến thức và kỹ năng của họ vẫn ở dưới mức cần thiết để thừa nhận vai trò chuyên nghiệp Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng quan

điểm này để phân tích vai trò của nhân viên xã hội (cán bộ và nhân viên, tìnhnguyện viên đang tham gia các hoạt động chăm sóc NCT trên địa bàn nghiêncứu), trên cơ sở đó để đề xuất vai trò chuyên nghiệp của nhân viên CTXHtrong chăm sóc NCT tại địa bàn nghiên cứu

Nhân viên công tác xã hội theo quan điểm tác giả Zastrow (1996): Nhân viên CTXH là người được đào tạo công tác xã hội, sử dụng kiến thức hay kỹ năng để cung cấp các dịch vụ xã hội cho các cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng, tổ chức, hay xã hội, nhân viên xã hội giúp đỡ con người tăng cường năng lực đối phó và giải quyết vấn đề và giúp đỡ họ tìm kiếm được các nguồn trợ giúp cần thiết, tạo điều kiện cho sự tương tác giữa các cá nhân và giữa con người với môi trường xung quanh họ, làm cho các tổ chức có trách nhiệm với con người và tác động đến các chính sách xã hội.

Còn theo tác giả Lê Văn Phú (2008) trong tài liệu Nhập môn công tác xã hội thì [23]: Nhân viên công tác xã hội là những người có khả năng phân tích các vấn đề xã hội, biết tổ chức, vận động, giáo dục, biết cách thức hành động nhằm tối ưu hóa sự thực hiện vai trò chủ thể của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực vào quá trình cải thiện, tăng cường chất lượng sống của cá nhân, nhóm và cộng đồng xã hội.

Trong nghiên cứu này tác giả vận dụng cách hiểu và quan điểm về nhânviên công tác xã hội của hai tác giả nêu trên, trên cơ sở nghiên cứu thực trạngthực hiện vai trò của nhân viên xã hội, để đề xuất vai trò chuyên nghiệp củanhân viên CTXH trong hoạt động chăm sóc và trợ giúp NCT tại xã LongXuyên, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội

Ngày đăng: 04/08/2018, 10:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w