ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN =========== TRƯƠNG THỊ HIỀN VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH BỊ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Nghiên
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===========
TRƯƠNG THỊ HIỀN
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ
HỌC SINH BỊ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG (Nghiên cứu trường hợp tại thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc)
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Hà Nội năm 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===========
TRƯƠNG THỊ HIỀN
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ
HỌC SINH BỊ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG ( Nghiên cứu trường hợp tại thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc)
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học
TS Mai Thị Kim Thanh
Hà Nội năm 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ của mình, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, các thầy cô giáo, cũng như sự động viên, ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS Mai Thị Kim Thanh - người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này Xin gửi lời tri ân của tôi đối với những điều mà thầy đã dành cho tôi
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy, cô trong Khoa Xã hội học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, những người đã không ngừng động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ
Hà Nội, ngày tháng 7 năm 2014
Học viên
Trương Thị Hiền
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Trương Thị Hiền, học viên lớp Cao học Công tác xã hội, chuyên ngành Công tác xã hội, khoá 2011 - 2013 Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào
Học viên
Trương Thị Hiền
Trang 51
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU 6
1.1.LÝDOLỰACHONĐỂTÀI 6
2.1.TỔNGQUANVẤNĐỀNGHIÊNCỨU 7
2.1.1 Nghiên cứu bạo lực học đường trên thế giới 7
2.1.2 Nghiên cứu bạo lực học đường ở Việt Nam 10
3.1.ÝNGHĨACỦAĐỀTÀINGHIÊNCỨUERROR! BOOKMARK NOT DEFINED
3.1.1 Ý nghĩa lý luận Error! Bookmark not defined 3.1.2 Ý nghĩa thực tiễn Error! Bookmark not defined
4.1.ĐỐITƯỢNG,KHÁCHTHỂNGHIÊNCỨUERROR! BOOKMARK NOT DEFINED
5.1.PHẠMVINGHIÊNCỨU ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED
6.1.CÂUHỎINGHIÊNCỨUVÀGIẢTHUYẾTNGHIÊNCỨU ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED
6.1.1 Câu hỏi nghiên cứu Error! Bookmark not defined 6.1.2 Giả thuyết nghiên cứu Error! Bookmark not defined
7.1.MỤCĐÍCHVÀNHIỆMVỤNGHIÊNCỨUERROR! BOOKMARK NOT DEFINED
7.1.1 Mục đích nghiên cứu Error! Bookmark not defined 7.1.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Error! Bookmark not defined
8.1.PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED
8.1.1 Phương pháp phân tích tài liệu Error! Bookmark not defined 8.1.2 Phương pháp trưng cầu ý kiến Error! Bookmark not defined 8.1.3 Phương pháp phỏng vấn sâu Error! Bookmark not defined
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNHERROR! BOOKMARK NOT DEFINED
Trang 62
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED
1 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED
1.1.1 Các khái niệm công cụ Error! Bookmark not defined 1.1.1.1 Khái niệm về vai trò Error! Bookmark not defined 1.1.1.2 Khái niệm bạo lực Error! Bookmark not defined 1.1.1.3 Khái niệm bạo lực học đường Error! Bookmark not defined 1.1.1.4 Nhân viên công tác xã hội Error! Bookmark not defined 1.1.2 Các lý thuyết liên quan Error! Bookmark not defined 1.1.2.1 Thuyết vai trò Error! Bookmark not defined 1.1.2.2 Thuyết hệ thống - sinh thái Error! Bookmark not defined 1.1.2.3 Thuyết nhu cầu Error! Bookmark not defined 1.1.2.4 Lý thuyết xung đột xã hội Error! Bookmark not defined 1.1.3 Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Error! Bookmark not defined 1.1.3.1 Đặc điểm giải phẫu sinh lý Error! Bookmark not defined 1.1.3.2 Một số đặc điểm tâm lý Error! Bookmark not defined 1.1.3.3 Đặc điểm về tình cảm Error! Bookmark not defined 1.1.4 Cơ sở pháp lý của công tác phòng chống bạo lực học đường tại Việt Nam Error! Bookmark not defined
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED
1.2.1 Những nỗ lực trong việc hỗ trợ học sinh bị bạo lực học đường trong trường phổ thông hiện nay Error! Bookmark not defined 1.2.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu Error! Bookmark not defined
1.2.2.1 Vài nét về điều kiện kinh tế xã hội tại thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc
Error! Bookmark not defined
1.2.2.2 Một vài nét về các trường phổ thông thông trên địa bàn nghiên cứu
Error! Bookmark not defined
Trang 73
CHƯƠNG 2 NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC HỖ TRỢ HỌC SINH BỊ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGERROR! BOOKMARK NOT DEFINED
2.1 THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨUERROR! BOOKMARK NOT DEFINED
2.1.1 Nhận thức của học sinh về khái niệm bạo lực học đường Error! Bookmark not defined
2.1.2 Thực trạng bạo lực học đường trên địa bàn thị xã Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc Error! Bookmark not defined 2.1.4 Nguyên nhân bạo lực học đường Error! Bookmark not defined 2.1.5 Các giải pháp hạn chế hạn chế bạo lực học đường đã được thực hiện Error! Bookmark not defined
2.2 NHÂN VIÊN CTXH TRONG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ HỌC SINH BỊ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚC YÊN- TỈNH VĨNH PHÚC ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED
2.2.1 Nhận thức của nhân viên Công tác xã hội về vai trò trong hỗ trợ học sinh bị bạo lực học đường Error! Bookmark not defined 2.2.2 Các hoạt động hỗ trợ của nhân viên công tác xã hội tại các trường phổ thông trên địa bàn thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh PhúcError! Bookmark not defined
2.2.2.1 Các hoạt động phòng ngừa Error! Bookmark not defined
2.2.2.2 Hoạt động hỗ trợ học sinh bị bạo lực học đường của nhân viên Công
tác xã hội Error! Bookmark not defined
2.2.2.3 Các nhân tố tác động đến hoạt động hỗ trợ của nhân viên Công tác xã
hội Error! Bookmark not defined
Trang 84
2.2.3 Nâng cao vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ học sinh bị bạo lực học đường Error! Bookmark not defined
PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ERROR! BOOKMARK
NOT DEFINED
KẾT LUẬN ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED
KHUYẾN NGHỊ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 95
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ĐH KHXH & NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
GD & ĐT Giáo dục và đào tạo
Trang 106
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Giới tính và độ tuổi của học sinh được khảo sát 18
Bảng 1.2 Giới tính, trình độ học vấn và độ tuổi của nhân viên CTXH được khảo sát 19
Bảng 2.1 Nhận thức của học sinh về khái niệm bạo lực giữa các học sinh 50
Bảng 2.2 Tỷ lệ học sinh chứng kiến bạo lực học đường 53
Bảng 2.3 Các hình thức hỗ trợ cho học sinh bị bạo lực học đường 80
Bảng 2.4 Thời gian làm công tác kiêm nhiệm của nhân viên CTXH 89 Bảng 2.5 Giải pháp nâng cao vai trò của nhân viên CTXH trong hỗ trợ học sinh bị bạo lực học đường 92
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Tháp nhu cầu của Maslow 30
DANH MỤC BIỂU
Biểu 1 Hành động của học sinh khi chứng kiến bạo lực học đường 54
Biểu 2 Các hoạt động phòng ngừa bạo lực học đường 73
Biểu 3 Đánh giá của nhân viên CTXH về hình thức hỗ trợ HS bị bạo lực học đường 87
Trang 117
PHẦN I
MỞ ĐẦU 1.1 Lý do lựa chọn đề tài
Trong những năm gần đây, tình trạng bạo lực trong học đường đang diễn ra mạnh mẽ và có chiều hướng gia tăng cả về số lượng, hình thức, tính chất Theo thống kê trên thế giới, mỗi năm có 6 triệu em trai và 4 triệu em gái
có liên quan trực tiếp đến bạo lực học đường Trên thực tế, con số này đang ngày càng tăng lên và bạo hành trường học đang dần trở thành vấn đề chung của giáo dục quốc tế
Ở Việt Nam theo số liệu được đưa ra tại "Hội thảo giải pháp phòng
ngừa từ xa và ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau" do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 28/07/2010 thì trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến ngày diễn ra hội thảo, các trường trên toàn quốc đã xử lý kỷ luật, khiển trách gần 900 học sinh, buộc thôi học hơn 730 học sinh và cảnh cáo gần 1.600 học sinh do tham gia vào các vụ đánh nhau trong và ngoài nhà trường Riêng năm học 2009 - 2010 xảy ra 7 vụ việc học sinh đánh nhau dẫn đến chết người [35] Chỉ cần đánh chữ "bạo lực học đường" thì trong 0.32 giây có thể thấy 12.200.000 kết quả Đó là con số gia tăng ấn tượng về vấn nạn bạo lực học đường trong tình hình hiện nay Điều đáng nói là hiện tượng đánh nhau không chỉ có ở học sinh THPT mà kể cả những học sinh đang học THCS với tuổi đời còn rất nhỏ Đặc biệt còn xuất hiện tình trạng nữ học sinh đánh nhau, đánh hội đồng, làm nhục bạn rồi tung lên mạng với nhiều thông tin phản hồi tiêu cực từ phía dư luận xã hội
Bạo lực học đường được coi là 1 trong 6 vấn nạn của giáo dục Việt Nam hiện nay Điều này đã và đang là hồi chuông khẩn thiết cảnh báo sự xuống cấp của các giá trị đạo đức và văn hóa Việt Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả một thế hệ trẻ, ảnh hưởng đến tương lai của đất nước, dân tộc Hành vi bạo lực mang lại nhiều hậu quả cho chính bản thân người gây ra hành
Trang 128
vi bạo lực, người bị bạo lực, gia đình, nhà trường và toàn xã hội Chính vì vậy
mà ngành giáo dục cùng các cấp chính quyền nước ta đã có nhiều giải pháp để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường song kết quả thu được vẫn chưa cao, công tác thực hiện vẫn chưa triệt để
Vĩnh Phúc là một tỉnh tiếp giáp thủ đô, là vùng phát triển kinh tế năng động trong cả nước Hiện nay trên địa bàn tỉnh nói chung và thị xã Phúc Yên nói riêng, ngành giáo dục cũng đang đối mặt với vấn đề liên quan đến bạo lực trong học đường Do vậy, yêu cầu đặt ra là cần có những biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn và giải quyết vấn nạn này Trong đó công tác xã hội học đường được xem là một trong những biện pháp can thiệp hữu hiệu, cần được đưa vào trường học và đẩy mạnh thực hiện Thông qua hoạt động trợ giúp của nhân viên công tác xã hội học đường sẽ giúp cho các học sinh phòng ngừa, và ngăn chặn bạo lực trong trường học, tiến tới xây dựng môi trường học tập lành mạnh, an toàn, thân thiện Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, chưa có các nghiên cứu đề cập đến vai trò của các nhân viên CTXH trong hỗ trợ học sinh
bị bạo lực học đường, đặc biệt là trên địa bàn thị xã Phúc Yên- tỉnh Vĩnh
Phúc Những vấn đề trên đã gợi mở trong tôi hướng nghiên cứu đề tài“ Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ học sinh bị bạo lực học đường” ( Nghiên cứu trường hợp tại thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.)
2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1.1 Nghiên cứu bạo lực học đường trên thế giới
Bạo lực học đường là một vấn nạn chung, xảy ra ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới Đây cũng là chủ đề mà nhiều nước trên thế giới đang nghiên cứu để ngăn chặn
* Nghiên cứu về thực trạng bạo lực học đường:
Năm 2012 một cuộc khảo sát trên quy mô lớn của Trung tâm kiểm soát
và phòng ngừa bệnh tật (CDC) tại Mỹ có tên “Hiểu biết về bạo lực học đường” (Underdtanding school vilolence) Nghiên cứu đã đưa ra những con số
Trang 139
thống kê về tình trạng môi trường học đường với những hành vi đe dọa, hành
vi bạo lực gây tử vong và không gây tử vong Cụ thể có 5,9% học sinh mang theo một loại vũ khí (như súng, dao) vào trường học trong 30 ngày trước thời điểm điều tra Tỷ lệ này ở nam lớn gấp ba lần nữ Trong 12 tháng trước cuộc điều tra, 7,8% học sinh trung học được thông báo bị đe dọa hay bị thương tích bằng một loại vũ khí trong trường học ít nhất một lần, với tỷ lệ nam cao gấp hai lần nữ Trong 12 tháng trước cuộc điều tra, 12,4% học sinh từng tham gia vào một vụ đánh nhau tại trường ít nhất một lần Tỷ lệ này ở nam cũng cao gấp hai lần nữ Trong 30 ngày trước cuộc điều tra, 5,5% học sinh được cảnh báo những nguy cơ không an toàn nên họ đã không tới trường ít nhất một ngày Các tỷ lệ này ở nam và nữ xấp xỉ bằng nhau [50]
* Nghiên cứu về các hành vi lệch chuẩn dẫn tới bạo lực học đường: Một công trình nghiên cứu của Glew GM (Khoa Tâm thần và khoa học hành vi, Đại học Washington School of Medicine, Mỹ) và các cộng sự tiến hành năm 2005 trên 3530 học sinh lớp ba, lớp bốn, lớp năm tại Mỹ qua đề tài
“Bắt nạt, tâm lý xã hội điều chỉnh và kết quả học tập ở trường tiểu học” với
mục tiêu xác định tỷ lệ bắt nạt trong trường tiểu học và mối liên quan của nó với nhà trường, thành tích học tập, hành động kỷ luật, và cảm giác của bản thân: cảm giác buồn, an toàn, và phụ thuộc Kết quả cho thấy: có 22,0% trẻ
em được khảo sát đã tham gia vào việc bắt nạt hoặc như là một nạn nhân, bị bắt nạt, hoặc cả hai Tác giả cho rằng: sự phổ biến của hành vi bắt nạt thường xuyên ở trẻ em trường tiểu học là rất đáng kể Mối liên hệ giữa hành vi bắt nạt
và các vấn đề trong trường học cho thấy đây là một vấn đề nghiêm trọng đối với các trường tiểu học nơi đây.[29]
“Bắt nạt, bạo lực và hành vi nguy hiểm ở học sinh trung học Nam Phi”
là tên một đề tài nghiên cứu về bạo lực học đường được Liang H ( Cục trẻ em
và vị thành niên tâm thần, Viện Tâm Thần, Vương quốc Anh) và cộng sự được tiến hành nghiên cứu ở 72 trường học ở Cape và Durban, Nam Phi năm
Trang 1410
2007 Nghiên cứu nhằm kiểm tra tỉ lệ của hành vi bắt nạt của 5074 học sinh vị thành niên đang học lớp 8 (tuổi trung bình 14,2 năm) và lớp 11 (tuổi trung bình 17,4 tuổi) ở 72 trường học ở Cape và Durban, Nam Phi và làm rõ mối liên quan giữa những hành vi này với mức độ bạo lực và các hành vi nguy hiểm ở thanh thiếu niên Kết quả cho thấy: tham gia vào hành vi bắt nạt là một vấn đề phổ biến đối với trẻ em Nam Phi Hành vi bắt nạt có thể được coi như
một chỉ báo về các hành vi bạo lực, chống đối xã hội [30]
* Nghiên cứu về các hình thức của biểu hiện bạo lực học đường:
Công trình nghiên cứu của Wang.J (Viện Y tế quốc gia, Bethesda, Maryland 20892, Hoa Kỳ) và cộng sự năm 2009 được tiến hành tại Mỹ với đề
tài: “Bắt nạt trường học trong thanh thiếu niên tại Hoa Kỳ: thể chất, bằng lời nói, quan hệ, và trên Internet” đã nghiên cứu 4 hình thức trong hành vi bắt nạt
trường học ở nhóm thanh thiếu niên Mỹ và mối liên quan với các đặc điểm về mặt nhân học xã hội, hỗ trợ của cha mẹ và bạn bè Qua nghiên cứu cho thấy tỉ
lệ tương ứng của việc bắt nạt người khác và bị bắt nạt ở trường ít nhất 1 lần trong 2 tháng qua là 20,8% về mặt vật chất, 53,6% về lời nói, 51,4% về mặt xã hội, hoặc 13,6% bằng điện tử Các học sinh nam thường liên quan đến các hành vi bắt nạt về thể chất hoặc bằng lời nói, trong khi các nữ sinh lại có nguy
cơ liên quan đến việc bắt nạt dựa trên các mối quan hệ Những người Mỹ gốc Phi liên có liên quan đến các hành vi bắt nạt (về thể chất, bằng lời nói, hoặc qua mạng) nhưng lại ít bị trở thành nạn nhân (về lời nói hoặc các mối quan hệ) Việc hỗ trợ của cha mẹ ít có sự liên quan đến việc thực hiện các hình thức bắt nạt Bạn bè có liên quan nhiều hơn đến hành vi bắt nạt về thể chất, bằng lời nói, và quan hệ nhưng không liên quan đến hành vi bắt nạt trên mạng Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc hỗ trợ của cha mẹ có thể giúp trẻ chống lại được các hình thức bắt nạn không đáng có [31]
Theo các chuyên gia về phòng chống bắt nạt trong học đường, để đấu tranh hiệu quả với nạn này, vấn đề quan trọng nhất là phải chỉ ra cho các em