LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp ngành Công tác xã hội với đề tài: “Công tác xã hội nhóm với trẻ em mồ côi nhằm giảm mặc cảm tự ti để nâng cao khả năng hòa nhập
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- o0o -
ĐỖ THỊ HUYỀN TRANG
CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VỚI TRẺ EM MỒ CÔI NHẰM GIẢM MẶC CẢM TỰ TI ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG HÕA NHẬP MÔI TRƯỜNG HỌC ĐƯỜNG
(Nghiên cứu trường hợp tại trung tâm bảo trợ xã hội Ninh Bình)
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hồi Loan
Hà Nội – 2015
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Hồi Loan
Các tài liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đảm bảo khách quan, khoa học, mọi kết quả đều dựa vào quá trình khảo sát và thực địa trên thực tế
Các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Tác giả
Đỗ Thị Huyền Trang
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp ngành Công tác xã hội với đề
tài: “Công tác xã hội nhóm với trẻ em mồ côi nhằm giảm mặc cảm tự ti để nâng
cao khả năng hòa nhập môi trường học đường” (Nghiên cứu trường hợp tại
trung tâm bảo trợ xã hội Ninh Bình) Ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân tôi
đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của gia đình, bạn bè, đặc biệt là các thầy cô
Để hoàn thành nghiên cứu này, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
và sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Hồi Loan, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp
đỡ và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện báo cáo luận văn này
Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Xã Hội Học, bộ
môn Công tác xã hội – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học
Quốc gia Hà Nội
Đồng thời tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới những trẻ em đang sống tại Trung tâm bảo trợ và công tác xã hội Ninh Bình, ban lãnh đạo Trung tâm và các
cán bộ nhân viên đang làm việc tại Trung tâm đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi có cơ
hội được thực hiện đề tài, và các thầy cô đã và đang dạy dỗ các em đã nhiệt tình trợ
giúp tôi trong quá trình triển khai hỗ trợ các em Nhờ có sự hỗ trợ nhiệt tình của mọi
người tôi có thể hoàn thành báo cáo khóa luận nghiên cứu này
Vì thời gian và kinh nghiệm của hạn chế, đặc biệt là báo cáo lại đi theo hướng thực hành của Công tác xã hội nên không thể tránh khỏi những thiết xót, tôi
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn và những
người quan tâm tới báo cáo này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2015
Học viên
Đỗ Thị Huyền Trang
Trang 4MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ 5
MỞ ĐẦU 6
1 Lý do chọn vấn đề can thiệp 6
2 Tổng quan nghiên cứu, can thiệp 7
3 Ý nghĩa can thiệp Error! Bookmark not defined 4 Mục đích và nhiệm vụ can thiệp Error! Bookmark not defined 5 Đối tượng và vấn đề can thiệp Error! Bookmark not defined 6 Phạm vi can thiệp Error! Bookmark not defined 7 Phương pháp can thiệp Error! Bookmark not defined NỘI DUNG CHÍNH Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CAN THIỆP Error! Bookmark not defined 1.1 Lý thuyết ứng dụng trong can thiệp Error! Bookmark not defined 1.1.1 Lý thuyết gắn bó Bowlby Error! Bookmark not defined 1.1.2 Lý thuyết phân tâm Freud Error! Bookmark not defined 1.1.3 Lý thuyết nhận thức – hành vi Error! Bookmark not defined 1.2 Các khái niệm chính trong can thiệp Error! Bookmark not defined 1.2.1 Khái niệm công tác xã hội Error! Bookmark not defined 1.2.2 Khái niệm công tác xã hội nhóm Error! Bookmark not defined 1.2.3 Khái niệm trẻ em mồ côi Error! Bookmark not defined 1.2.5 Khái niệm mặc cảm tự ti Error! Bookmark not defined 1.2.5.1 Khái niệm Error! Bookmark not defined 1.2.5.2 Đặc điểm Error! Bookmark not defined 1.2.5.3 Biểu hiện mặc cảm tự ti Error! Bookmark not defined 1.2.6 Khái niệm hòa nhập Error! Bookmark not defined 1.2.7 Khái niệm môi trường học đường 28
1.2.7.1 Môi trường 28
1.2.7.2 Môi trường học đường 29
Trang 51.2.8 Trung tâm bảo trợ xã hội 29
1.3 Cơ sở pháp lý của can thiệp 30 1.4 Đặc điểm của Trung tâm bảo trợ xã hội Ninh Bình: Error! Bookmark not
defined
1.4.1 Lịch sử hình thành Trung tâm bảo trợ và công tác xã hội Ninh Bình
Error! Bookmark not defined
1.4.2 Mục đích, cơ cấu của Trung tâm bảo trợ và công tác xã hội Ninh Bình
Error! Bookmark not defined
1.5 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi vị thành niên Error! Bookmark not defined
1.5.1 Đặc điểm sinh lý Error! Bookmark not defined
1.5.2 Đặc điểm tâm lý Error! Bookmark not defined
CHƯƠNG 2: CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN TRONG QUÁ TRÌNH Error!
Bookmark not defined
CAN THIỆP NHÓM NHẰM GIẢM MẶC CẢM TỰ TI CHO NHÓM Error!
Bookmark not defined
TRẺ EM MỒ CÔI Error! Bookmark not defined
2.1 Kế hoạch can thiệp dự kiến: Error! Bookmark not defined
2.1.1 Mục tiêu và nhiệm vụ can thiệp Error! Bookmark not defined
2.1.2 Thời gian và kế hoạch can thiệp cụ thể Error! Bookmark not defined
2.2 Hoạt động thực hiện can thiệp Error! Bookmark not defined
2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm Error! Bookmark not defined
2.2.2 Giai đoạn can thiệp Error! Bookmark not defined
2.2.3 Giai đoạn kết thúc Error! Bookmark not defined
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM Error! Bookmark not defined
3.1 Mức độ đáp ứng nhu cầu của nhóm trẻ em: Error! Bookmark not defined
3.3 Ý nghĩa các môn học chuyên ngành đối nghiên cứu 87
3.4 Điểm mạnh – điểm yếu của NVCTXH trong quá trình can thiệp 89
3.5 Những khó khăn, thuận lợi trong quá trình can thiệp và biện pháp khắc phục
89
3.6 Bài học rút ra từ hoạt động can thiệp hỗ trợ 92
KẾT LUẬN 94
Trang 6TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 99
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 CTXH Công tác xã hội
2 NVCTXH Nhân viên công tác xã hội
3 NTE Nhóm trẻ em
4 TTBTXH Trung tâm bảo trợ xã hội
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 2.1.Kế hoạch can thiệp Error! Bookmark not defined
Bảng 2.2 Thông tin cơ bản về các nhóm viên và một số đánh giá ban đầu của NVCTXH
49
Bảng 2.3 Nội quy nhóm 54
Bảng 2.4 Đánh giá các kết quả đạt được 72
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm 35
Hình 2.1 Sơ đồ mối liên hệ cá nhân và mức độ ảnh hưởng giữa các nhóm viên 55
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn vấn đề can thiệp
Trong lịch sử hình thành phát triển của mình tại các quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam, ngành công tác xã hội đã và đang làm tốt vai trò của mình trong việc hỗ trợ
những cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng
cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực
và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn
đề xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội Hiện nay, ngành công tác xã hội đã có nhiều
đóng góp quan trọng trong công tác với trẻ em, thanh thiếu niên, đặc biệt là nhóm trẻ em
mồ côi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Bên cạnh những trợ giúp của xã hội và
cộng đồng về mặt kinh tế, tài chính thì những đóng góp về mặt chức năng xã hội, tâm lý,
tình cảm, các kỹ năng đối phó với thách thức của công tác xã hội đối với trẻ em là không
thể phủ nhận Trong nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em mồ
côi là một nhóm đặc thù và có những đặc điểm riêng biệt cả về hoàn cảnh lẫn đặc tính xã
hội, chịu nhiều tổn thương và thiệt thòi Theo số liệu thống kê, ở Việt Nam có khoảng
1.500.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có khoảng 176.000 trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ
rơi Vì vậy, Đảng và nhà nước ta đã tăng cường sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt tới nhóm
trẻ em mồ côi thông qua các chương trình, chính sách có liên quan Các đề án có nội
dung về chăm sóc và bảo vệ trẻ em được phê duyệt tạo điều kiện hình thành những mô
hình chăm sóc thiết thực cho các em, giúp các em được sống trong gia đình thay thế như:
các trung tâm bảo trợ xã hội, các trại trẻ mồ côi, nhà tình thương, mái ấm… Tại đây, các
em không chỉ được sống một cuộc sống đầy đủ vật chất mà còn ấm áp về tinh thần, các
em luôn được tạo mọi điều kiện để có thể đến trường như các bạn đồng trang lứa Tuy
nhiên, trẻ em mồ côi khi đến trường không chỉ phải đối mặt với sự khác biệt về hoàn
cảnh sống, tính cách, lối sống mà còn rất tự ti về bản thân Các em tự ti vì mình là trẻ mồ
côi, tự ti khi các em không có gia đình, không nhận được tình yêu thương từ bố mẹ như
các bạn, tự ti khi không có quần áo đẹp, tự ti vì không được người khác yêu quý… Chính
vì tự ti nên các em lại càng gặp nhiều khó khăn trong việc hòa nhập môi trường học
đường Nhà trường và cơ sở bảo trợ đã phối hợp đưa ra các biện pháp để giúp các em dễ
Trang 10dàng hòa nhập, khuyến khích các học sinh mở rộng mối quan hệ, xây dựng các nhóm học
tập để hỗ trợ trẻ em mồ côi học tập và kết bạn hiệu quả Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ
giải quyết vấn để ở bề nổi, không thể giúp các em giảm mặc tự ti Vì vậy, nhiệm vụ của
CTXH trong lĩnh vực chăm sóc trẻ mồ côi rất quan trọng, bằng các kiến thức và kỹ năng
của mình, NVCTXH có thể đưa ra các biện pháp hỗ trợ về mặt tâm lý, xây dựng các
chương trình can thiệp theo nhóm, cá nhân để giúp các em có cơ hội giải tỏa căng thẳng,
học hỏi các hành vi mới, tăng khả năng giao tiếp, nhìn nhận một các khách quan về bản
thân, và có một thái độ lạc quan hơn trong cuộc sống Thông qua các giải pháp can thiệp
CTXH, trẻ em mồ côi sẽ có những thay đổi tích cực theo thời gian, kết hợp với các biện
pháp hỗ trợ từ phía nhà trường và cơ sở xã hội, việc giảm mặc cảm tự ti để nâng cao khả
năng hòa nhập môi trường học đường cho nhóm trẻ em mồ côi sẽ đạt được hiệu quả đáng
mong đợi, giúp các em chủ động hơn trong cuộc sống
Trong quá trình tiếp xúc và làm việc với các em nhỏ mồ côi sống tại Trung tâm
bảo trợ xã hội Ninh Bình, tôi nhận thấy những khó khăn trong quá trình hòa nhập môi
trường học đường mới của các em xuất phát chủ yếu từ mặc cảm tự ti về hoàn cảnh xuất
thân của chính các em Vì vậy việc hỗ trợ các em đến trường không chỉ là vấn đề của các
cán bộ làm việc tại trung tâm, các thầy cô giáo nơi các em theo học mà còn là vấn đề mà
CTXH cần quan tâm, để giúp các em có một tâm thế vững vàng, tự tin hơn khi đến
trường và sẵn sàng đón nhận những mối quan hệ mới
Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã mạnh dạn tiến hành nghiên cứu và thực hành hỗ trợ
cho nhóm trẻ em mồ côi thông qua đề tài: “Công tác xã hội nhóm với trẻ em mồ côi
nhằm giảm mặc cảm tự ti để nâng cao khả năng hòa nhập môi trường học đường” -
Nghiên cứu trường hợp tại trung tâm bảo trợ xã hội Ninh Bình Tôi mong muốn, với
đề tài này có thể đóng góp một phần công sức của mình trong việc trợ giúp các em nhỏ
mồ côi loại bỏ nhưng rào cản, và có được những kỹ năng đối phó với những khó khăn có
thể ngăn cản các em thực hiện ước mơ được đến trường như các bạn đồng trang lứa
2 Tổng quan nghiên cứu, can thiệp
Trang 11Từ giai đoạn đầu hình thành và phát triển đến nay, ngành CTXH nói riêng và các ngành có liên quan đến công tác hỗ trợ chăm sóc và bảo vệ trẻ em nói chung, đã có nhiều
nghiên cứu và bài viết về vấn đề chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em
mồ côi Vì vậy, trong phần này tác giả xin đề cập một số bài viết và nghiên cứu của các
tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến lĩnh vực, vấn đề mà đề tài nghiên cứu hướng
tới
Bài viết “Về đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng
đồng, giai đoạn 2005 – 2010” của tác giả Vũ Thị Hiểu trên tạp chí Lao động – xã hội, số
267 Tác giả đã nêu lên thực trạng công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn, đó là trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật… trong thời kỳ trước năm 2005 Thực trạng
cho thấy, trẻ em mồ côi nói riêng và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung
đều có điều kiện sống và sức khỏe rất khó khăn do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách
quan Những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở nước ta được sự trợ giúp từ nhiều
chính sách, nguồn kênh khác nhau, đáp ứng được nhu cầu lương thực và giảm bớt số trẻ
em lang thang cơ nhỡ, góp phần ổn định chính trị - xã hội… Bên cạnh đó, các em được
hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm Cùng với các hình thức chăm sóc tại trung tâm và các cơ
sở từ thiện, nhà nước đã thực hiện chính sách vận động cộng đồng nhận thay thế, chăm
sóc theo hình thức nhận con nuôi… để đảm bảo được các lợi ích tốt nhất dành cho trẻ em
trong cuộc sống vật chất – văn hóa và tinh thần Đánh giá các khoản chi ngân sách cho trẻ
em đặc biệt khó khăn còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được hết nhu cầu Bài viết cũng nêu lên
mục tiêu và giải pháp chăm sóc trẻ em đặc biệt khó khăn tại cộng đồng giai đoạn 2005 –
2010 Trong đó có nội dung: tăng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hưởng
trợ cấp xã hội, được chăm sóc thay thế tại cộng đồng và được trợ giúp y tế - giáo dục lên
từ 30% đến 65 %, thực hiện thí điểm đưa 1000 em mồ côi – tàn tật từ các cơ sở bảo trợ xã
hội về chăm sóc tại cộng đồng thông qua các hình thức gia đình và cá nhân nhận con
nuôi… Và để thực hiện các mục tiêu này, bài viết cũng đưa ra 7 giải pháp cơ bản nhằm
tăng cường sự lãnh đạo, hợp tác, bổ sung kinh phí và hoàn thành tốt các mục tiêu
Bài viết “Vấn đề chăm sóc thay thế trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở một
số nước và khả năng áp dụng tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Hồi, trên tạp chí Lao
động – xã hội, số 277 Bài viết giải thích ý nghĩa của cụm từ “chăm sóc thay thế” là một
dịch vụ chăm sóc tạm thời tại gia, cung cấp sự chăm sóc gia đình thay thế trong một thời
Trang 12TÀI LIỆU THAM KHẢO
Để thực hiện nghiên cứu, tác giả có tham khảo tài liệu từ các nguồn sau:
Các tài liệu tiếng Việt:
1 Nguyễn Thị Lan Anh (2014), Mô hình Công tác xã hội nhóm với trẻ em mồ côi hòa
nhập cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại làng trẻ SOS Hà Nội), Luận văn Thạc sĩ,
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
2 Báo cáo Công tác Lao động Thương binh xã hội 9 tháng đầu năm và phương hướng –
nhiệm vụ quý IV năm 2014, Sở LĐTB&XH
3 Tuấn Cường (2006), Những hoạt động hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,
tạp chí Lao động – xã hội, số 284 – 1-15/4/2006, tr.31 – 32
4 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn:
http://www.slideshare.net/kimngocrinh/cong-tac-xa-hoi-tre-em?related=2
5 Trần Thị Minh Đức (2014), Giáo trình tham vấn tâm lý, Khoa Tâm lý học, Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
6 Nguyễn Trung Hải, Tập bài giảng Lý thuyết công tác xã hội, Trường Đại học Lao động
– Xã hội, Hà Nội
7 Vũ Thị Hiểu (2005), Về đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa
vào cộng đồng (Giai đoạn 2005 – 2010), tạp chí Lao động – xã hội, số 267 –
16-31/7/2005, tr 37 – 38
8 Vũ Văn Hiệu (2013), Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa,
trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội công lập trên địa bàn Hà Nội, Luận văn
Thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
9 Nguyễn Văn Hồi (2005), Vấn đề chăm sóc thay thế trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn ở một số nước và khả năng áp dụng tại Việt Nam, tạp chí Lao động – xã hội, số
277 – 16-31/12/2005, tr.37 – 39
10 Nguyễn Văn Hồi (2006), Một số chế độ, chính sách mới đối vơi trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn, tạp chí Lao động – xã hội, số 284 – 1-15/4/2006, tr.30
11 Nguyễn Thị Thái Lan & Nguyễn Thị Thanh Hương & Bùi Thị Xuân Mai (2008),
Giáo trình công tác xã hội nhóm, Trường Đại học Lao động – Xã hội, Hà Nội