1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác xã hội nhóm với trẻ em mồ côi nhằm giảm mặc cảm tự ti để nâng cao khả năng hòa nhập môi trường học đường ( nghiên cứu trường hợp tại trung tâm bảo trợ xã hội ninh bình)

126 2,7K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 1,89 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp ngành Công tác xã hội với đề tài: “Công tác xã hội nhóm với trẻ em mồ côi nhằm giảm mặc cảm tự ti để nâng cao khả năng hòa nhập

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- o0o -

ĐỖ THỊ HUYỀN TRANG

CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VỚI TRẺ EM MỒ CÔI NHẰM GIẢM MẶC CẢM TỰ TI ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG HÕA NHẬP MÔI TRƯỜNG HỌC ĐƯỜNG (Nghiên cứu trường hợp tại trung tâm bảo trợ xã hội Ninh Bình)

Chuyên ngành: Công tác xã hội

Mã số: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hồi Loan

Hà Nội – 2015

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Hồi Loan

Các tài liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đảm bảo khách quan, khoa học, mọi kết quả đều dựa vào quá trình khảo sát và thực địa trên thực tế Các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Tác giả

Đỗ Thị Huyền Trang

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp ngành Công tác xã hội với đề

tài: “Công tác xã hội nhóm với trẻ em mồ côi nhằm giảm mặc cảm tự ti để nâng

cao khả năng hòa nhập môi trường học đường” (Nghiên cứu trường hợp tại trung tâm bảo trợ xã hội Ninh Bình).Ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân tôi đã

nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của gia đình, bạn bè, đặc biệt là các thầy cô

Để hoàn thành nghiên cứu này, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành

và sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Hồi Loan, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp

đỡ và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện báo cáo luận văn này Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Xã Hội Học, bộ môn Công tác xã hội – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

Đồng thời tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới những trẻ em đang sống tại Trung tâm bảo trợ và công tác xã hội Ninh Bình, ban lãnh đạo Trung tâm và các cán bộ nhân viên đang làm việc tại Trung tâm đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi có cơ hội được thực hiện đề tài, và các thầy cô đã và đang dạy dỗ các em đã nhiệt tình trợ giúp tôi trong quá trình triển khai hỗ trợ các em Nhờ có sự hỗ trợ nhiệt tình của mọi người tôi có thể hoàn thành báo cáo khóa luận nghiên cứu này

Vì thời gian và kinh nghiệm của hạn chế, đặc biệt là báo cáo lại đi theo hướng thực hành của Công tác xã hội nên không thể tránh khỏi những thiết xót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn và những người quan tâm tới báo cáo này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 11 năm 2015

Học viên

Đỗ Thị Huyền Trang

Trang 4

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ 4

MỞ ĐẦU 5

1.Lý do chọn vấn đề can thiệp 5

2.Tổng quan nghiên cứu, can thiệp 7

3.Ý nghĩa can thiệp 12

4.Mục đích và nhiệm vụ can thiệp 13

5.Đối tượng và vấn đề can thiệp 13

6.Phạm vi can thiệp 14

7.Phương pháp can thiệp 14

NỘI DUNG CHÍNH 17

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CAN THIỆP 17

1.1 Lý thuyết ứng dụng trong can thiệp 17

1.1.1.Lý thuyết gắn bó Bowlby 17

1.1.2 Lý thuyết phân tâm Freud 18

1.1.3 Lý thuyết nhận thức – hành vi 20

1.2 Các khái niệm chính trong can thiệp 22

1.2.1.Khái niệm công tác xã hội 22

1.2.2.Khái niệm công tác xã hội nhóm 23

1.2.3.Khái niệm trẻ em mồ côi 24

1.2.5 Khái niệm mặc cảm tự ti 26

1.2.5.1.Khái niệm 26

1.2.5.2.Đặc điểm 26

1.2.5.3.Biểu hiện mặc cảm tự ti 27

1.2.6 Khái niệm hòa nhập 28

1.2.7 Khái niệm môi trường học đường 28

1.2.7.1.Môi trường 28

1.2.7.2.Môi trường học đường 29

1.2.8 Trung tâm bảo trợ xã hội 29

1.3.Cơ sở pháp lý của can thiệp 30

Trang 5

1.4 Đặc điểm của Trung tâm bảo trợ xã hội Ninh Bình: 32

1.4.1.Lịch sử hình thành Trung tâm bảo trợ và công tác xã hội Ninh Bình

32

1.4.2.Mục đích, cơ cấu của Trung tâm bảo trợ và công tác xã hội Ninh Bình

32

1.5 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi vị thành niên 35

1.5.1 Đặc điểm sinh lý 36

1.5.2 Đặc điểm tâm lý 37

CHƯƠNG 2: CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN TRONG QUÁ TRÌNH 42

CAN THIỆP NHÓM NHẰM GIẢM MẶC CẢM TỰ TI CHO NHÓM 42

TRẺ EM MỒ CÔI 42

2.1 Kế hoạch can thiệp dự kiến: 42

2.1.1.Mục tiêu và nhiệm vụ can thiệp 43

2.1.2.Thời gian và kế hoạch can thiệp cụ thể 43

2.2 Hoạt động thực hiện can thiệp 46

2.2.1.Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm 46

2.2.2.Giai đoạn can thiệp 61

2.2.3.Giai đoạn kết thúc 81

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM 87

3.1 Mức độ đáp ứng nhu cầu của nhóm trẻ em: 87

3.3 Ý nghĩa các môn học chuyên ngành đối nghiên cứu 87

3.4 Điểm mạnh – điểm yếu của NVCTXH trong quá trình can thiệp 89

3.5 Những khó khăn, thuận lợi trong quá trình can thiệp và biện pháp khắc phục 89

3.6 Bài học rút ra từ hoạt động can thiệp hỗ trợ 92

KẾT LUẬN 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

PHỤ LỤC 99

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Bảng 2.1.Kế hoạch can thiệp 44

Bảng 2.2 Thông tin cơ bản về các nhóm viên và một số đánh giá ban đầu của NVCTXH 49

Bảng 2.3 Nội quy nhóm 54

Bảng 2.4 Đánh giá các kết quả đạt được 72

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm 35

Hình 2.1 Sơ đồ mối liên hệ cá nhân và mức độ ảnh hưởng giữa các nhóm viên 55

Trang 8

em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có khoảng 176.000 trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi Vì vậy, Đảng và nhà nước ta đã tăng cường sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt tới nhóm trẻ em mồ côi thông qua các chương trình, chính sách có liên quan Các đề án có nội dung về chăm sóc và bảo vệ trẻ em được phê duyệt tạo điều kiện hình thành những

mô hình chăm sóc thiết thực cho các em, giúp các em được sống trong gia đình thay thế như: các trung tâm bảo trợ xã hội, các trại trẻ mồ côi, nhà tình thương, mái ấm… Tại đây, các em không chỉ được sống một cuộc sống đầy đủ vật chất mà còn

ấm áp về tinh thần, các em luôn được tạo mọi điều kiện để có thể đến trường như các bạn đồng trang lứa Tuy nhiên, trẻ em mồ côi khi đến trường không chỉ phải đối mặt với sự khác biệt về hoàn cảnh sống, tính cách, lối sống mà còn rất tự ti về bản thân Các em tự ti vì mình là trẻ mồ côi, tự ti khi các em không có gia đình, không nhận được tình yêu thương từ bố mẹ như các bạn, tự ti khi không có quần áo đẹp, tự

ti vì không được người khác yêu quý… Chính vì tự ti nên các em lại càng gặp nhiều khó khăn trong việc hòa nhập môi trường học đường Nhà trường và cơ sở bảo trợ

Trang 9

đã phối hợp đưa ra các biện pháp để giúp các em dễ dàng hòa nhập, khuyến khích các học sinh mở rộng mối quan hệ, xây dựng các nhóm học tập để hỗ trợ trẻ em mồ côi học tập và kết bạn hiệu quả Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ giải quyết vấn để

ở bề nổi, không thể giúp các em giảm mặc tự ti Vì vậy, nhiệm vụ của CTXH trong lĩnh vực chăm sóc trẻ mồ côi rất quan trọng, bằng các kiến thức và kỹ năng của mình, NVCTXH có thể đưa ra các biện pháp hỗ trợ về mặt tâm lý, xây dựng các chương trình can thiệp theo nhóm, cá nhân để giúp các em có cơ hội giải tỏa căng thẳng, học hỏi các hành vi mới, tăng khả năng giao tiếp, nhìn nhận một các khách quan về bản thân, và có một thái độ lạc quan hơn trong cuộc sống Thông qua các giải pháp can thiệp CTXH, trẻ em mồ côi sẽ có những thay đổi tích cực theo thời gian, kết hợp với các biện pháp hỗ trợ từ phía nhà trường và cơ sở xã hội, việc giảm mặc cảm tự ti để nâng cao khả năng hòa nhập môi trường học đường cho nhóm trẻ

em mồ côi sẽ đạt được hiệu quả đáng mong đợi, giúp các em chủ động hơn trong cuộc sống

Trong quá trình tiếp xúc và làm việc với các em nhỏ mồ côi sống tại Trung tâm bảo trợ xã hội Ninh Bình, tôi nhận thấy những khó khăn trong quá trình hòa nhập môi trường học đường mới của các em xuất phát chủ yếu từ mặc cảm tự ti về hoàn cảnh xuất thân của chính các em Vì vậy việc hỗ trợ các em đến trường không chỉ là vấn đề của các cán bộ làm việc tại trung tâm, các thầy cô giáo nơi các em theo học mà còn là vấn đề mà CTXH cần quan tâm, để giúp các em có một tâm thế vững vàng, tự tin hơn khi đến trường và sẵn sàng đón nhận những mối quan hệ mới Xuất phát từlý do trên, tác giả đã mạnh dạn tiến hành nghiên cứu và thực hành

hỗ trợ cho nhóm trẻ em mồ côi thông qua đề tài: “Công tác xã hội nhóm với trẻ

em mồ côi nhằm giảm mặc cảm tự ti để nâng cao khả năng hòa nhập môi trường học đường” - Nghiên cứu trường hợp tại trung tâm bảo trợ xã hội Ninh Bình Tôi mong muốn, với đề tài này có thể đóng góp một phần công sức của mình

trong việc trợ giúp các em nhỏ mồ côi loại bỏ nhưng rào cản, và có được những kỹ năng đối phó với những khó khăn có thể ngăn cản các em thực hiện ước mơ được đến trường như các bạn đồng trang lứa

Trang 10

2 Tổng quan nghiên cứu, can thiệp

Từ giai đoạn đầu hình thành và phát triển đến nay, ngành CTXH nói riêng và các ngành có liên quan đến công tác hỗ trợ chăm sóc và bảo vệ trẻ em nói chung, đã

có nhiều nghiên cứu và bài viết về vấn đề chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em mồ côi Vì vậy, trong phần này tác giả xin đề cập một số bài viết

và nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến lĩnh vực, vấn đề

mà đề tài nghiên cứu hướng tới

Bài viết “Về đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào

cộng đồng, giai đoạn 2005 – 2010” của tác giả Vũ Thị Hiểu trên tạp chí Lao động –

xã hội, số 267 Tác giả đã nêu lên thực trạng công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đó là trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật… trong thời kỳ trước năm

2005 Thực trạng cho thấy, trẻ em mồ côi nói riêng và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung đều có điều kiện sống và sức khỏe rất khó khăn do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan Những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở nước ta được sự trợ giúp từ nhiều chính sách, nguồn kênh khác nhau, đáp ứng được nhu cầu lương thực và giảm bớt số trẻ em lang thang cơ nhỡ, góp phần ổn định chính trị - xã hội… Bên cạnh đó, các em được hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm Cùng với các hình thức chăm sóc tại trung tâm và các cơ sở từ thiện, nhà nước đã thực hiện chính sách vận động cộng đồng nhận thay thế, chăm sóc theo hình thức nhận con nuôi… để đảm bảo được các lợi ích tốt nhất dành cho trẻ em trong cuộc sống vật chất – văn hóa và tinh thần Đánh giá các khoản chi ngân sách cho trẻ em đặc biệt khó khăn còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được hết nhu cầu Bài viết cũng nêu lên mục tiêu và giải pháp chăm sóc trẻ em đặc biệt khó khăn tại cộng đồng giai đoạn 2005 – 2010 Trong đó có nội dung: tăng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp xã hội, được chăm sóc thay thế tại cộng đồng và được trợ giúp y tế - giáo dục lên từ 30% đến 65 %, thực hiện thí điểm đưa 1000 em mồ côi – tàn tật từ các cơ sở bảo trợ xã hội về chăm sóc tại cộng đồng thông qua các hình thức gia đình và cá nhân nhận con nuôi… Và để thực hiện các mục tiêu này, bài viết cũng đưa ra 7 giải pháp cơ bản nhằm tăng cường sự lãnh đạo, hợp tác, bổ sung kinh phí và hoàn thành tốt các mục tiêu

Bài viết “Vấn đề chăm sóc thay thế trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở

một số nước và khả năng áp dụng tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Hồi, trên

Trang 11

tạp chí Lao động – xã hội, số 277 Bài viết giải thích ý nghĩa của cụm từ “chăm sóc thay thế” là một dịch vụ chăm sóc tạm thời tại gia, cung cấp sự chăm sóc gia đình thay thế trong một thời gian hạn định trước cho những trẻ em mất gia đình Bài viết nêu lên thực trạng áp dụng mô hình chăm sóc thay thế trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng được phổ biến và áp dụng tại nhiều nước, đặc biệt là

mô hình được áp dụng tại Thụy Điển và một số nước tại khu vực Đông Nam Á Bài viết còn đưa ra thông tin về tình hình áp dụng mô hình này vào nước ta Dựa trên cơ

sở kinh nghiệm của quốc tế và địa phương, Bộ lao động thương binh và xã hội đã phối hợp với các Bộ, Ban, Ngành liên quan tiến hành đánh giá về chăm sóc thay thế

và trình chính phủ Đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005 – 2010 dưới các hình thức: gia đình chăm sóc thay thế, chăm sóc thay thế và chăm sóc thay thế dựa vào cộng đồng Nêu lên các điều kiện

và yêu cầu đối với các gia đình muốn tham gia chăm sóc trẻ tạm thời tại gia và những yêu cầu cần có của nhân viên công tác xã hội khi tham gia thực hiện mô hình của HOLT (Tổ chức phục vụ trẻ em Quốc tế)

Bài viết “Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng

đồng – những cơ sở xã hội và thách thức” của hai tác giả Nguyễn Hồng Thái và

Phạm Đỗ Nhật Thắng, trên tạp chí Xã hội học số 04 Bài viết nêu lên thực trạng ban đầu về vấn đề chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng Dựa trên cơ sở nghiên cứu tại các mô hình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng đã được thực hiện tại Đà Nẵng, Hưng Yên và thành phố Hồ Chí Minh với sự tài trợ của UNICEF Những quan điểm về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cũng được nêu lên, bắt đầu từ những quan điểm cố hữu đến

sự thay đổi tích cực về cách nhìn nhận của cộng đồng đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Bài viết nêu lên những trở ngại có thể có trong việc thực hiện quyền trẻ em khi chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại trung tâm bảo trợ xã hội, đó là sự khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ của trẻ em nông thôn, vùng sâu, vùng xa, sự phân biệt đối xử ngầm với nhóm trẻ em có HIV/AIDS, sự nhận được chăm sóc một cách thụ động kém hiệu quả Đánh giá mô hình chăm sóc trẻ em

có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng đó chính là sự tiếp nối và phát triển hệ thống an sinh xã hội truyền thống Bên cạnh đó, hai tác giả đã chỉ ra được một số những thách thức và trở ngại của chiến lược chăm sóc trẻ đặc biệt khó khăn

Trang 12

dựa vào cộng đồng, đó là: trở ngại trong quan niệm, nhận thức của cộng đồng về quyền trẻ em, trở ngại về cơ chế, chính sách và văn hóa, trở ngại về các nguồn lực

và cơ chế giám sát Bài viết đã đóng góp một cái nhìn khách quan nhưng đầy đủ và chính xác về những trở ngại đến sự thành công của mô hình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng, từ đó có thể đưa ra những biện pháp thay đổi kịp thời nhằm hoàn thiện mô hình và đạt hiệu quả thực hiện cao trong thực tế

Bài viết “Những hoạt động hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”

của tác giả Tuấn Cường, trên tạp chí Lao động – xã hội số 284 Bài viết nêu lên một

số hoạt động trong công tác hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bao gồm việc tổ chức lớp tập huấn về công tác chăm sóc trẻ có hoàn cảnh đặc biệt cho các cán bộ từ dự án Hỗ trợ trẻ em lang thang tại Việt Nam Ngoài ra, ban quản lý dự án

đã phát động cuộc thi viết tại 10 tỉnh thành phố trọng điểm về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhằm tạo điều kiện cho các em có thể nói lên suy nghĩ, nhận thức của mình về cuộc sống, những nguy cơ hiểm họa mà các em đã và đang phải đối mặt Bên cạnh đó, cuộc thi này cũng có sự tham gia của các cán bộ chính quyền, địa phương

Bài viết “Một số chế độ, chính sách mới đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc

biệt khó khăn” của tác giả Nguyễn Văn Hồi trên tại chí Lao động – xã hội số 284

Bài viết nêu lên một số lưu ý chính của đề án chăm sóc trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc da cam và trẻ em nhiễm HIV/ AIDS dưa vào cộng đồng giai đoạn 2005 -2010 Và đưa ra một

số hướng dẫn cụ thể về việc làm thủ tục hồ sơ để nhận được hỗ trợ cho các gia đình

có đủ điều kiện và những người quan tâm

Công trình “Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: cơ

sở lý luận và thực tiễn pháp lý về dân sự ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Dương

Hải Yến Tác giả dựa trên cơ sở nghiên cứu bản chất của quyền trẻ em trong bộ luật dân sự để tìm hiểu và phân tích các quy định hiện hành về bảo vệ và chăm sóc trẻ

em Từ đó đưa ra một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện hơn chương trình chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Luận văn thạc sĩ “Nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ côi

sống trong Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay” của tác giả Nguyễn

Trang 13

Thiên Thanh Luận văn đã đưa ra được thực trạng khả năng hoà nhập cộng đồng của trẻ em mồ côi ở Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc Phân tích rõ những yếu tố tác động đến khả năng hoà nhập cộng đồng của các em, đồng thời chỉ ra những vai trò cơ bản của nhân viên Trung tâm trong việc nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho các em Đã xây dựng được kế hoạch và đưa ra những biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ côi ở Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Luận văn thạc sĩ “Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương

tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội công lập trên địa bàn Hà Nội” của

tác giả Vũ Văn Hiệu Nghiên cứu của tác giả đã nêu lên thực trạng bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi Hà Cầu – Hà Nội Tác giả đã đưa ra đánh giá khách quan, đầy đủ về hoạt động bảo vệ trẻ em, đánh giá về vai trò của nhân viên công tác xã hội dưới các hình thức: vai trò người giáo dục, vai trò người tổ chức quản lý, vai trò người kết nối, vai trò người biện hộ Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ trẻ em và đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ lý luận bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại các trung tâm bảo trợ xã hội, qua đó bổ sung và làm phong phú thêm cách nhìn nhận, đánh giá, bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ

em bị bỏ rơi nói riêng và trẻ em nói chung

Luận văn thạc sĩ “Mô hình công tác xã hội nhóm với trẻ em mồ côi hòa nhập

cộng đồng – nghiên cứu trường hợp tại làng trẻ SOS Hà Nội” của tác giả Nguyễn

Thị Lan Anh Nghiên cứu đã phần nào nghiên cứu được mô hình công tác xã hô ̣i nhóm đang diễn ra tại làng trẻ em SOS Hà Nội Cụ thể thông qua việc nghiên cứu các hoạt động công tác xã hội trong làng trẻ như hoạ t đô ̣ng phòng ngừa , hoạt động chữa tri ̣, hoạt động giáo dục đối tượng , hoạt động hướng nghiệp dạy nghề và hoạt

đô ̣ng tái hòa nhâ ̣p cô ̣ng đồng Đề tài đã tìm hiểu và đưa ra được các tiêu chí trong hòa nhập cộng đồng đối với trẻ em mồ côi như : Tiêu chí thứ nhất về mă ̣t nhâ ̣n thức ; Tiêu chí thứ hai là về viê ̣c làm và thu nhâ ̣p ổn đi ̣nh ; Tiêu chí thứ 3 là được xã hội thừa nhâ ̣n, trao cho các em mô ̣t vi ̣ thế nhất đi ̣nh trong xã hô ̣i Đề tài cũng đ ã phản ánh được những thực trạng về sự thiếu hoà nhập của trẻ, những nguyên nhân khiến cho trẻ có tâm lý khó hoà nhập, những nhu cầu, nguyê ̣n vo ̣ng của nhóm trẻ mồ côi

Trang 14

Đồng thời đề tài cũng đã đưa ra được một số giải pháp trong ứng du ̣ng công tá c xã

hô ̣i nhóm bằng các hoa ̣t đô ̣ng tư vấn các kiến thức , kỹ năng cơ bản trong cuô ̣c sống, trẻ cần đạt được các kỹ năng cơ bản trong cuộc sống như kỹ năng làm việc nhóm ,

kỹ năng vượt qua khủng hoảng , kỹ năng bảo vệ ý kiến cá nhân, kỹ năng thuyết trình thuyết phu ̣c, trẻ nắm được các quyền lợi và nghĩa vụ chính đáng của mình để có thể làm chủ được cuộc sống và xâm nhập vào xã hội thông qua các buổi gặp gỡ , nói chuyê ̣n trao đổi và các hoa ̣ t đô ̣ng là trò chơi tri ̣ liê ̣u nhóm nhằm giúp đ ỡ hỗ trợ để trẻ có khả năng hoà nhập, phát triển bình thường

Nghiên cứu “Striving to avoid inferiority”của các tác giả Paul Gilbert, Claire

Broomhead, Chris Irons, Kirsten McEwan, Rebecca Bellew, Alison Mills, Corinne

Gale và Rebecca Knibb, 2007 (“Phấn đấu để tránh tự ti”, Paul Gilbert, Claire

Broomhead, Chris Irons, Kirsten McEwan, Rebecca Bellew, Alison Mills, Corinne Gale và Rebecca Knibb, 2007) Nghiên cứu đã chỉ ra cách thức để con người có thể vượt qua tự ti bằng việc đưa ra hai giả thuyết: giả thuyết thứ nhất liên quan đến sự

sợ hãi khi bị từ chối/ chỉ trích và giải thuyết thứ hai liên quan đến sự chấp nhận của

xã hội và khẳng định vai trò của con người cho dù họ có thành công hay không Nghiên cứu này đã đưa ra cách thức đánh giá mức độ mặc cảm tự ti và khả năng vượt qua mặc cảm, tự ti của họ Tuy nhiên nghiên cứu chỉ đưa ra việc đánh giá một cách chung nhất chưa tập trung vào một đối tượng cụ thể nào, như vấn đề mặc cảm

tự ti của trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn sống tại các trung tâm bảo trợ xã hội công lập khi tham gia hòa nhập học đường, hay xã hơn nữa là hòa nhập

xã hội

Tóm lại, các bài viết và nghiên cứu được đề cập ở trên chủ yếu phân tích những vấn đề chung của nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng Bên cạnh đó, một số bài viết còn nêu lên những điểm tích cực của mà đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005 – 2010 đã đạt được Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ ra những vấn đề trong công tác chăm sóc – bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa tại trung tâm bảo trợ xã hội, những yếu tố tác động tiêu cực đến khả năng hòa nhập cộng đồng của các em, đưa ra những biện pháp hỗ trợ theo hướng công tác xã hội Thông qua các bài viết và nghiên cứu đi trước, tác giả có thể lĩnh hội được kinh nghiệm, một số kết quả thực tiễn có liên quan đến vấn đề hòa nhập nói chung để từ

Trang 15

đó có những hướng nghiên cứu hiệu quả nhằm làm tăng khả năng thành công của đề tài nghiên cứu Tuy nhiên hầu hết các tác giả trên đều đi theo lối nghiên cứu về mặt

lý thuyết mà thiếu đi thực hành Trong khi đó đề tài nghiên cứu của tác giả thiên về thực hành, xây dựng một nhóm trẻ em cụ thể cùng sống tại trung tâm bảo trợ xã hội

để giúp các em giải quyết vấn đề mà bản thân đang gặp khó khăn thông các hoạt

động nhóm, dưới sự giám sát và hướng dẫn của NVCTXH Nghiên cứu: “Công tác

xã hội nhóm với trẻ em mồ côi nhằm giảm mặc cảm tự ti để nâng cao khả năng hòa nhập môi trường học đường” sẽ đóng góp thêm một phần nhỏ đầy ý nghĩa vào

hệ thống tài liệu liên quan đến trẻ em mồ côi nói riêng và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung Đưa ra những vấn đề cụ thể nhưng thiết thực trong công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em mồ côi sống tại trung tâm bảo trợ xã hội

3 Ý nghĩa can thiệp

 Ý nghĩa lý luận

Nghiên cứu vận dụng các lý thuyết gắn bó mẹ con, lý thuyết tâm động học ,

lý thuyết nhận thức – hành vi cùng các khái niệm cơ sở có liên quan đến trẻ mồ côi

và phương pháp thực hành công tác xã hội nhóm để phân tích các vấn đề liên quan đến những khó khăn trong quá trình hòa nhập của trẻ em mồ côi tại môi trường học đường Thông qua các kết quả lý luận có được để đưa ra các biện pháp hỗ trợ kịp thời, và đánh giá các kết quả thực hành đạt được sau khi can thiệp hỗ trợ Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp nguồn tài liệu và cái nhìn mới về vấn đề và phương thức hỗ trợ với nhóm trẻ em mồ côi gặp khó khăn khi hòa nhập tại môi trường học đường

 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu mang lại ý nghĩa nhân văn to lớn đối với các em nhỏ mồ côi, giúp các em sống tại Trung tâm có đầy đủ kỹ năng giao tiếp và tâm lý vững vàng, giảm thiểu sự tự ti, mặc cảm, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu học tập tại trường,

để các em có thể vui vẻ khi đến trường và sẵn sàng hòa nhập môi trường học đường

Đó chính là bước đệm quan trọng để các em có thể tự tin hòa nhập cộng đồng khi trưởng thành

Kết quả nghiên cứu góp phần mang đến cho các cán bộ của Trung tâm cơ hội được hiểu hơn về vai trò của công tác xã hội trong việc giúp đỡ các em về mặt tâm

lý – tình cảm Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của các cán bộ trong việc chăm sóc các em, giúp các em có được các kỹ năng hòa nhập tại môi trường học

Trang 16

đường, giảm mặc cảm tự ti và là chỗ dựa tinh thần cho các em trước những thách thức đầu tiên của xã hội

Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị, vai trò và chức năng quan trọng của công tác xã hội trong việc trợ giúp trẻ em mồ côi nói riêng và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn đem đến cho các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách những kinh nghiệm quý báu để có thể xây dựng những chính sách hỗ trợ hiệu quả và cần thiết, phù hợp với nhu cầu của các em nhỏ mồ côi sống tại Trung tâm bảo trợ xã hội

4 Mục đích và nhiệm vụ can thiệp

 Mục đích can thiệp

Nghiên cứu sẽ đi sâu vào tìm hiểu, phân tích vấn đề và những khó khăn mà các em nhỏ mồ côi đang sống tại trung tâm gặp phải trong quá trình hòa nhập tại môi trường học đường, từ đó tiến hành áp dụng phương pháp công tác xã hội nhóm

để có thể hỗ trợ các em một cách kịp thời và hiệu quả Bên cạnh đó, nghiên cứu sẽ tạo điều kiện để cán bộ tại trung tâm có thể hiểu hơn vai trò quan trọng của mình trong việc giúp các em giải quyết các vấn đề và chuẩn bị các kỹ năng cần thiết để dễ dàng hòa nhập môi trường học đường

 Nhiệm vụ can thiệp

Trang bị cho NTE một số kỹ năng giao tiếp cơ bản để các em tăng khả năng kết bạn và thoải mái thích ứng với môi trường học tập

Hướng dẫn các em tự xác định điểm mạnh của bản thân Tập trung phát huy điểm mạnh, loại bỏ điểm yếu để các em giảm tự ti về bản thân Tạo không khí thoải mái để các em có thể dễ dàng bộc lộ bản thân một cách tự nhiên nhất

Đưa ra các mẫu hành vi mới để thay thế những hành vi tiêu cực đã có ở NTE Chia sẻ những câu chuyện mang tính giáo dục, tăng sự đoàn kết và yêu thương lẫn nhau giữa các em trong nhóm

5 Đối tƣợng và vấn đề can thiệp

 Đối tƣợng can thiệp

“Công tác xã hội nhóm với trẻ em mồ côi nhằm giảm mặc cảm tự ti để nâng cao khả năng hòa nhập môi trường học đường”

 Vấn đề can thiệp

Trang 17

Giảm mặc cảm tự ti của các em trẻ mồ côi sống tại trung tâm về vần đề: hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh hiện tại của bản thân… gây nên trở ngại cho các em trong mối quan hệ với thầy cô, bạn bè

 Phạm vi nội dung can thiệp

Theo thông tư liên bộ số 22/ LB – TT ra ngày 21/07/1994 quy định: “trẻ em

mồ côi là trẻ em dưới 16 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, mất nguồn nuôi dưỡng, không còn người thân thíc nương tựa” Vấn đề chăm sóc và nâng cao kỹ năng hòa nhập của nhóm trẻ em mồ côi bao gồm nhiều khía cạnh và nội dung khác nhau Tuy nhiên trong nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu cho trẻ ở trong độ tuổi

từ 11 – 15 tuổi thuộc bậc Trung học cơ sở Bởi đây là lứa tuổi mà các em bắt đầu tự chủ và làm quen với môi trường học đường, nhiệm vụ chính của các em là đến trường học văn hóa, các em phải đứng trước nhiều khó khăn do những khác biệt về hoàn cảnh, lối sống, các suy nghĩ do các bạn cùng trang lứa, sự bất ổn trong tâm lý

do từng chịu tổn thương, khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu học tập ở trên lớp hay ở nhà, hơn nữa đây là giai đoạn đầu của tuổi dậy thì với nhiều biến động tâm lý của độ tuổi… Những cản trở này đã gây nên nhiều khó khăn trong việc hòa nhập của các em tại môi trường học đường, những suy nghĩ mặc cảm tự ti thường nặng nề và phức tạp hơn Vì vậy việc hỗ trợ các em giải quyết khó khăn và chuẩn bị tâm lý vững vàng để đối mặt với những vấn đề là cần thiết và giúp các em có niềm tin hơn vào cuộc sống

7 Phương pháp can thiệp

 Phương pháp công tác xã hội nhóm

Phương pháp công tác xã hội nhóm tạo ra cảm giác được thuộc về nhóm cho các em nhỏ - đối tượng mà nghiên cứu muốn hướng đến Được tham gia vào sinh

Trang 18

hoạt nhóm, các em có những trải nghiệm được thuộc về nhóm Thông qua các tương tác giúp các em sẽ thấy mình cũng quan trọng và có giá trị

Phương pháp công tác xã hội nhóm giúp các em có cơ hội thực hành thay đổi hành vi trước khi thực hiện những hành vi đó trong các tình huống thực tiễn ở môi trường học đường Trong quá trình sinh hoạt nhóm, qua quá trình tương tác qua lại giữa các thành viên trong nhóm sẽ tạo ra sự gắn kết, các em có thể tự giúp đỡ lẫn nhau và cảm nhận được trách nhiệm của người khác đối với mình

Phương pháp công tác xã hội nhóm sẽ tạo cho các em sức mạnh và nghị lực, thông qua các hoạt động nhóm bày tỏ và chia sẻ những kinh nghiệm, các em có thể được trợ giúp để nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó tự giải quyết được những vấn đề hàng ngày tại trường học

Trong nghiên cứu này, NVCTXH sử dụng loại nhóm can thiệp phát triển Nhóm can thiệp phát triển là nhóm cung cấp cơ hội và môi trường để cho các thành viên nhận thức, mở mang và thay đổi suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của mình và những người khác Mục tiêu của nhóm là hướng đến sự phát triển cho mỗi cá nhân thành viên trong nhóm về mặt xã hội và tình cảm, nhóm được sử dụng để phát triển năng lực tối đa của các thành viên trong nhóm Nhóm phát triển nhấn mạnh nhiều đến sự tự hoàn thiện của bản thân cá nhân các thành viên trong nhóm Các hoạt động sinh hoạt nhóm tạo bầu không khí hỗ trợ để cá nhân có được những cảm nhận, trải nghiệm những hành vi mới và để phát triển Các giao tiếp trong nhóm phát triển tập trung vào thành viên và đề cao tinh thần bộc lộ và các thành viên được khuyến khích chia sẻ về bản thân mình khi họ cảm thấy thoải mái và tin tưởng với nhóm [9,tr.49,50]

Phương pháp công tác xã hội nhóm sẽ được tiến hành theo 4 giai đoạn cụ thể:

- Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm: bao gồm các nhiệm vụ chính đó là xác định mục đích hỗ trợ nhóm, đánh giá khả năng thành lập nhóm, thành lập nhóm, định hướng cho các thành viên trong nhóm, thỏa thuận nhóm, chuẩn bị môi trường,

và viết đề xuất nhóm

- Giai đoạn nhóm bắt đầu hoạt động: tiến hành làm rõ mục đích hỗ trợ của nhân viên công tác xã hội, xây dựng mục tiêu nhóm, thảo luận đưa ra nguyên tắc bảo mật thông tin, định hướng phát triển nhóm, dự đoán các khó khăn cản trở…

Trang 19

- Giai đoạn can thiệp: tổ chức các chương trình hoạt động theo kế hoạch, thu hút

sự tham gia của các thành viên, làm việc với các thành viên đối kháng

- Giai đoạn kết thúc: giải quyết những cảm xúc của các thành viên, giảm sự phụ thuộc vào nhóm, lập kế hoạch hành động cho tương lai và tiến hành chuyển giao

2 Thời gian hoạt động 06 tháng

Trang 20

NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CAN THIỆP 1.1 Lý thuyết ứng dụng trong can thiệp

1.1.1 Lý thuyết gắn bó Bowlby

John Bowlby (1907 – 1990) là nhà phân tâm học người Anh, ông nổi tiếng với nghiên cứu về tập tính học và đưa ra thuyết gắn bó giữa trẻ nhỏ và người chăm sóc hay còn gọi là thuyết về mối quan hệ mẹ - con sớm Những quan sát của ông về gắn bó mẹ con ở những con linh trưởng và quan sát về những đứa trẻ bị tách khỏi

mẹ trong một thời gian dài đưa ông đến với kết luận rằng sự gắn bó xã hội quyết định đối với sự phát triển bình thường của trẻ [5,tr.126]

Thuyết gắn bó được phát triển từ những năm 1940 đến năm 1970 ở Anh để giải thích mối quan hệ giữa trẻ em và người chăm sóc trẻ Lý thuyết này cho rằng, trẻ sẽ bị tổn thương về mặt tinh thần nếu trẻ không hình thành được những quan hệ gắn bó trong môi trường gia đình hoặc những mối quan hệ gắn bó bị phá hủy Bowlby cho rằng các mối quan hệ gắn bó không cố định và có thể thay đổi Bowlby đưa ra bốn kiểu gắn bó:

- Quan hệ gắn bó an toàn

- Quan hệ gắn bó không an toàn và lẫn lộn

- Quan hệ gắn bó không an toàn và lảng tránh

- Quan hệ gắn bó không an toàn và mất phương hướng

Điều quan trọng là những dạng quan hệ này miêu tả bản chất quan hệ gắn bó của trẻ với cha mẹ (đặc biệt là với những người mẹ) vì vậy cần nhận thức được những dạng hành vi cư xử nào của cha mẹ tạo nên dạng gắn bó này của trẻ [14,tr.122]

Vì là trẻ mồ côi, phải sống tự lập trong trung tâm bảo trợ xã hội, ở các em luôn có sự thiếu thốn tình cảm gia đình Các em phải chịu thiệt thòi không có cha

mẹ từ khi còn rất nhỏ, có em vì bệnh tật bẩm sinh mà bị mẹ bỏ rơi khi mới chỉ vài ngày tuổi, có em vì mẹ phải chịu thi hành án mà phải vào sống tại trung tâm, có những em mẹ mất, bố lại bệnh tật không có khả năng nuôi dưỡng, lại có những em

bố đã qua đời còn mẹ vì không chịu được khó khăn mà đã nhẫn tâm bỏ các em ra

Trang 21

đi… Mỗi em, dù là do nguyên nhân nào cùng đều có hoàn cảnh rất đáng thương và cần được thông cảm Qua quá trình trò truyện, tiếp xúc với các em tác giả luôn nhận thấy ở các em luôn có mong muốn được mẹ chăm sóc thỏa mãn các nhu cầu cơ bản nhất, điều này thể hiện rất rõ ở các em nhỏ và được che chắn kỹ khi các em vào độ tuổi thiếu niên Sống cùng nhau trong trung tâm bảo trợ, các em tuy được tạo mọi điều kiện ăn học như các bạn cùng trang lứa, nhưng vấn đề tình cảm gia đình lại có

sự thiếu thốn Các nhân viên trung tâm tuy luôn tận tâm chăm sóc, nghiêm khắc dạy bảo các em, nhưng lại không thể yêu thương các em như bố mẹ thực sự Ở các em đều không thể hiện rõ bốn kiểu gắn bó điển hình mà Bowlby đã đưa ra Vì vậy việc

sử dụng thuyết gắn bó mẹ con sẽ giúp NVCTXH lý giải được các vấn đề tâm lý bất

ổn mà các em có thể gặp phải trong quá trình thực hành nghiên cứu, chính những đứt đoạn trong sự gắn bó mẹ con một cách đột ngột đã gây nên những tổn thương tâm lý cho chính các em, xây dựng nên những hành vi không mong muốn và khiến các em cảm thấy tự ti so với bạn bè cùng trang lứa

1.1.2 Lý thuyết phân tâm Freud

Sigmund Freud (1856-1939) sinh ngày 06/05/1856 tại Freiberg thuộc Đức, nay là Pribor thuộc Cộng hoà Séc Năm 1885 Freud qua Paris, tại đây ông được làm việc với Charcot (nhà thần kinh học nổi tiếng), Freud đã tích cực sử dụng phương pháp thôi miên nhưng sau đó ông đưa ra một kĩ thuật trị liệu mới: liên tưởng tự do Thời gian này, Freud cùng với Breuer xuất bản cuốn “Nghiên cứu về Hysteri” Đây được coi là khởi đầu chính thức của Phân tâm học S.Freud mô tả thuyết của ông như: “một loại hình học năng lượng thần kinh”

Cấu trúc nhân cách theo quan niệm của Freud, ông cho rằng có ba thành phần để tạo nên nhân cách: cái ấy, cái tôi, cái siêu tôi [15,tr.102]

Cái ấy (Id): theo Freud cái ấy là “phần tối tăm, không đạt tới được của nhân

cách… một mớ hỗn độn, một cái vại lớn sôi sùng sục những kích động” Cái ấy đòi hỏi được thỏa mãn theo nguyên tắc khoái cảm Cái ấy được gọi là “đứa con hư của nhân cách” Xung năng sinh học và tâm lý bên trong tạo thành cái ấy, nó chứa đựng

và dự trữ toàn bộ năng lượng tâm thức nó cung cấp năng lượng cho cái tôi và cái siêu tôi Nó không biết gì đến thế giới bên ngoài [15,tr.103]

Trang 22

Cái tôi (Ego): Xung năng của cái ấy và thực tại khách quan tạo thành cái tôi

(đúng với vai trò trung gian) giúp con người tồn tại thoải mái (bản thân cái tôi không quan tâm đến những giá trị đạo đức hoặc những quy tắc ứng xử) xã hội Nó tích lũy những quy tắc xã hội và những giá trị nhân văn được cá nhân bộc lộ Hoạt động của cái tôi bao gồm những hoạt động tâm trí như: tri giác, tư duy logic, giải quyết vấn đề và trí nhớ.Cái tôi phục vụ cho cái ấy, làm trung gian giữa cái ấy và thế giới bên ngoài Như vậy, cái tôi cùng lúc phải bảo vệ sự tồn tại của nó đối với thế giới bên ngoài và bảo vệ sự tồn tại của nó đối với thế giới nội tâm khi thế giới nội tâm có những đòi hỏi quá mức Những đe dọa và hiểm họa của cái ấy và môi trường xung quanh gây lo sợ Cái tôi giải quyết vấn đề một cách thực tế bằng cách vận dụng những khả năng có thể, tuy nhiên khi quá lo sợ cái tôi xuất hiện cơ chế phòng

vệ Cơ chế phòng vệ này kiểm soát và làm giảm sự lo sợ bằng cách làm méo mó thực tại theo một cách nào đó Các cơ chế chỉ cho phép thỏa mãn phần nào các xung năng khi cơ thể ở trong tình trạng căng thẳng Theo Freud những cơ chế phòng vệ thay đổi về số lượng từ thời gian này qua thời gian khác, có 11 cơ chế phòng vệ chính và thường gặp: dồn nén (phủ định hoặc quên đi mối nguy hiểm), hình thành phản ứng (hành động ngược lại với điều cảm thấy), phóng chiếu (gắn những xung lực không thể chấp nhận được của mình cho người khác), thoái lùi (quay trở về với một hình thái hành vi trước đó), cố định (giậm chân tại chỗ), huyễn tưởng, đòng nhất hóa, tách biệt, hợp lý hóa, tổ chức phản ứng, thăng hoa [15,tr.103-105]

Cái siêu tôi (Super ego): gồm hai phần ý thức và cái tôi lý tưởng Nhìn

chung, ý thức là tiêu cực và cái tôi lý tưởng là tích cực Cái siêu tôi đối lập với cái

ấy và cái tôi Nó khen thưởng, trừng phạt, yêu cầu Nó hủy bỏ cả nguyên tắc khoái cảm lẫn nguyên tắc thực tế Như vậy, cái siêu tôi không phải là thực tại mà là lý tưởng, mục tiêu của nó là sự hoàn thiện [15,tr.107]

Freud cho rằng, sự tác động qua lại giữa ba thành phần của nhân cách được xem là có ý nghĩ to lớn quyết định ứng xử của con người Ngoài ra, bên cạnh những nhu cầu cơ bản sinh tồn của con người như ăn, uống, ở thì con người còn có hai nhu cầu cơ bản nữa là sự tức giận hay nhu cầu sinh lý Ông tập trung và nghiên cứu tâm

lý tính dục và cho rằng: động lực tình dục là sơ cấp – bản năng Động lực sinh lý

Trang 23

này có từ khi sinh ra, phát triển qua các giai đoạn và được điều khiển bởi năng lượng Libido [15,tr.107]

Những trẻ em mồ côi sống tại các trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng thường không nhận được sự kết nối về mặt tình cảm, huyết thống Các mẹ, các cô chịu trách nhiệm chăm sóc các em thường phải chịu gánh nặng công việc lớn, đôi khi sẽ

có sự xao nhãng Bản thân các em lại cho rằng đó chỉ là công việc mà họ phải làm, không phải xuất phát từ tình yêu thương đối với chính các em, điều này càng làm tăng cảm giác hụt hẫng, nó trở thành phản xạ có điều kiện đẩy vào vô thức, tạo nên các cơ chế phòng vệ giúp các em đối phó với các vấn đề của hiện thực Tuy nhiên những cơ chế phòng vệ này giống như một tấm áo giáp, khiến các em gặp khó khăn trong việc thể hiện bản thân và mở lòng với mọi người để có được sự đồng cảm Khi đến trường, dù còn nhỏ tuổi nhưng các em cũng dễ dàng nhận ra sự khác biệt của bản thân đối với các bạn học cùng lớp, điều này càng trở nên rõ ràng hơn khi các em lớn lên Nhận thấy sự thiệt thòi của bản thân sẽ khiến các em mất tự tin, các

em không tránh khỏi việc so sánh mình với các bạn trong học hành, so sánh về điều kiện sống, so sánh về điều kiện học tập, trang phục, dụng cụ học tập… Từ những sự

so sánh đó dẫn đến kết quả các em tự cảm nhận thấy vị thế của mình thấp hơn bạn

bè, và giảm mong muốn hòa nhập môi trường học đường Chính vì vậy, việc vận dụng thuyết phân tâm sẽ giúp NVCTXH lý giải được phần nào những hành động của các em, xác định được tổn thương và có biện pháp can thiệp xoa dịu tổn thương cần thiết Việc khiến các em mở lòng mình để chia sẻ những khó khăn cũng rất quan trọng, đặc biệt đối với NTE mà nghiên cứu hướng đến Bởi các em thuộc NTE đều đã và đangbước vào độ tuổi dậy thì, tâm sinh lý có nhiều biến động, đây là giai đoạn các em rất dễ nổi loạn, dễ xúc động Những cảm xúc mà các em trải qua trong giai đoạn này cũng có thể tạo nên những cơ chế phòng vệ mới và gây khó khăn cho NVCTXH trong quá trình thực hành CTXH

1.1.3 Lý thuyết nhận thức – hành vi

Theo “Từ điển Bách khoa Việt Nam”, nhận thức là quá trình biện chứng của

sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy

và không ngừng tiến gần đến các khách thể Theo lập luận về hành vi, cứ ứng với

Trang 24

một tác nhân kích thích sẽ có các phản ứng phù hợp Dựa vào đó, con người có thể

đổ lỗi cho ngoại cảnh để bao biện cho hành vi mà họ không làm được hoặc cố tình làm không tốt Trên thực tế, các hành vi diễn ra phức tạp hơn nhiều chứ không phải chỉ đơn thuần là do những tác nhân kích thích Những nhà tâm lý học cho rằng, con người suy nghĩ rất phức tạp không thể quan sát và những suy nghĩ này có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của họ [6,tr.31]

Thuyết nhận thức – hành vi lập luận rằng, chính những tư duy quyết định phản ứng chứ không phải tác nhân kích thích (ngoại cảnh) quyết định phản ứng Sở

dĩ chúng ta có những hành vi, tình cảm lệch chuẩn là do chúng ta có những suy nghĩ không phù hợp Như vậy, để làm thay đổi những hành vi bất thường, chúng ta cần thay đổi chính những suy nghĩ không thích nghi Theo đó mô hình hành vi cổ điển

đã được phát triển thêm yếu tố nhận thức như sau:

S → C → R → B

Trong đó: S(subject) là tác nhân kích thích, C(cognitive) là nhận thức, R(reflexion) là phản ứng của con người, B(behavior) là kết quả hành vi Theo sơ đồ trên, ta thấy nhiều trường hợp tác nhân kích thích S không phải là nguyên nhân trực tiếp của hành vi Thay vào đó, chính nhận thức C về các tác nhân kích thích và nhận thức về kết quả hành vi mới dẫn đến phản ứng R của con người Theo các lý thuyết gia nhận thức, các vấn đề nhân cách và hành vi con người được tạo bởi những suy nghĩ sai lệch trong mối quan hệ tương tác với môi trường bên ngoài Con người nhận thức nhầm và gán nhãn cả tâm trạng ở trong ra đến hành vi bên ngoài, do đó gây nên những niềm tin, hình tượng, đối thoại nội tâm tiêu cực Suy nghĩ không thích nghi tốt đưa đến các hành vi của một cái tôi thất bại Đồng thời hầu hết các hành vi mà con người học tập, trừ những phản ứng bẩm sinh, đều bắt nguồn từ những tương tác với thế giới bên ngoài bản thân họ Như vậy, nhận thức – hành vi

là trường phái trị liệu dựa trên quan điểm cho rằng cảm xúc và hành vi của con người được hình thành không phải bởi hoàn cảnh/ môi trường mà bởi cách chúng ta nhận thức và nhìn nhận các vấn đề [6,tr.32]

Những hành vi của NTE không chỉ đơn thuần là do hoàn cảnh, mà phần lớn

bị chi phối bởi ý thức, tình cảm của các em trước các tình huống mà các em trải

Trang 25

nghiệm, từ đó tạo nên những ứng xử thường xuyên trước mỗi sự việc tương tự Mặc cảm tự ti không phải tự nhiên mà có, trẻ em vốn rất đơn giản, dù có chịu tổn thương sau mất mát của gia đình, chúng vẫn có thể vui vẻ trở lại nếu thực sự được yêu thương Trung tâm bảo trợ xã hội Ninh Bình hiện có khoảng 20 em cùng sống, học tập và sinh hoạt cùng nhau Trải qua một thời gian quan sát và làm việc cùng các

em, NVCTXH nhận thấy ở các em thiếu sự gắn kết của một gia đình, các em luôn tỏ

ra khắt khe với nhau, các anh chị lớn thì luôn đòi hỏi sự phục tùng ở các em nhỏ, còn các em nhỏ thì luôn mong chờ sự che chở từ các anh chị lớn Các em cùng tuổi vẫn có sự đố kị và phân chia bè phái, đó là một trong những khó khăn mà NVCTXH gặp phải trong quá trình thành lập nhóm.Tuy nhiên, có thể nhận thấy những ứng xử đó xuất phát từ những suy nghĩ về những trải nghiệm trong quá khứ,

sự khắt khe và đố kị với các bạn đều là phản ứng logic thể hiện những mong muốn vào bản thân Nếu như giữa nhóm bạn cùng hoàn cảnh, các em còn có lối ứng xử tiêu cực như vậy thì trước các bạn có hoàn cảnh tốt hơn trong lớp học, việc các em cảm thấy tự ti cũng là điều dễ lý giải Vì vậy, NVCTXH đã thành lập NTE để tiến hành can thiệp, áp dụng lý thuyết nhận thức – hành vi để giúp các em thay đổi nhận thức, giảm thiểu những nhận thức tiêu cực, để từ đó học tập được những hành vi mới Việc thay đổi nhận thức giúp các em hiểu được vị thế của CTXH trong việc trợ giúp các em thay đổi cuộc sống, mối quan hệ giữa các em trong nhóm sẽ thoải mái

và trở nên tích cực hơn Khi các em trở nên thấu hiểu, biết chia sẻ với nhau, giảm những lối ứng xử tiêu cực, các em sẽ dễ dàng trở nên hòa đồng với các ở lớp học hơn Đặc biệt phương pháp này còn giúp các em tự nhận diện được những điểm tốt đẹp ở bản thân, từ đó các em cũng sẽ trở nên tự tin hơn, sẵn sàng hòa nhập vào môi trường học đường một cách tự nhiên nhất

1.2 Các khái niệm chính trong can thiệp

1.2.1 Khái niệm công tác xã hội

Có nhiều cách tiếp cận với khái niệm công tác xã hội, dưới đây là một số khái niệm cơ bản:

Theo Liên đoàn công tác xã hội chuyên nghiệp quốc tế (họp tại Canada năm

2004): Công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự thay đổi của xã

Trang 26

hội bằng sự tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội (vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ xã hội) vào quá trình tăng cường năng lực và giải phóng tiềm năng của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng Công tác xã hội đã giúp cho con người phát triển đầy đủ và hài hòa hơn, đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người dân

Theo Hiệp hội các bộ Xã hội quốc tế và Hiệp Hội các trường đào tạo công

tác xã hội quốc tế định nghĩa: Nghề công tác xã hội thúc đẩy sự phát triển xã hội,

giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ, tạo khả năng và giải phóng con người nhằm thúc đẩy phúc lợi Sử dụng các học thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội, công tác xã hội can thiệp vào những thời điểm khi con người tương tác với các môi trường của mình Nhân quyền và công lý trong xã hội là những nguyên tắc nền tảng của công tác xã hội

Theo PGS.TS Nguyễn Hồi Loan: “Công tác xã hội là một hoạt động thực tiễn xã hội, được thực hiện theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định và được vận hành trên cơ sở văn hóa truyền thống của dân tộc, nhằm trợ giúp cá nhân

và các nhóm người trong việc giải quyết các nan đề trong đời sống của họ, vì phúc lợi và hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội”.[13,tr.11] Khái niệm này đã được báo cáo tại Hội thảo quốc tế của APASWE, tổ chức tại Mebourne ngày 14/07/2014

và đã được thừa nhận thông qua

Từ các khái niệm trên, có thể rút ra kết luận về khái niệm công tác xã hội như sau: Công tác xã hội là một khoa học, một hoạt động chuyên môn Đối tượng tác động của công tác xã hội là cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng đặc biệt là nhóm người yếu thế trong xã hội và những người có nhu cầu trợ giúp Hướng trọng tâm của công tác xã hội là tác động tới con người như một tổng thể Vấn đề mà cá nhân, gia đình hay cộng đồng gặp phải và cần tới sự can thiệp của công tác xã hội là những vấn đề có thể xuất phát từ yếu tố chủ quan cá nhân, cũng có thể nảy sinh từ phía khách quan, đó là cộng đồng, môi trường xung quanh [16]

1.2.2 Khái niệm công tác xã hội nhóm

Theo các tác giả Toseland và Rivas (1998): công tác xã hội nhóm là hoạt

động có mục đích với các nhóm nhiệm vụ và trị liệu nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu tình

Trang 27

cảm xã hội và hoàn thành nhiệm vụ Hoạt động này hướng trực tiếp tới cá nhân các thành viên trong nhóm và tới toàn thể nhóm trong một hệ thống cung cấp dịch vụ.[11,tr.30]

Trong Từ điển Công tác xã hội của Barker (1995), công tác xã hội nhóm

được định nghĩa là : “Một định hướng và phương pháp can thiệp công tác xã hội, trong đó các thành viên chia sẻ những mối quan tâm và những vấn đề chung họp mặt thường xuyên và tham gia vào các hoạt động được đưa ra nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể Đối lập với trị liệu tâm lý nhóm, mục tiêu của công tác xã hội nhóm không chỉ là trị liệu những vấn đề về tâm lý, tình cảm mà còn trao đổi thông tin, phát triển các kỹ năng xã hội và lao động, thay đổi các định hướng giá trị và làm chuyển biến các hành vi chống lại xã hội thành các nguồn lực hiệu quả Các kỹ thuật đều được đưa vào quá trình công tác xã hội nhóm những không hạn chế kiểm soát những trao đổi về trị liệu”.[11,tr.31]

Như vậy, Công tác xã hội nhóm là phương pháp trong công tác xã hội nhằm giúp tăng cường, củng cố chức năng xã hội của cá nhân thông qua các hoạt động nhóm và khả năng ứng phó với các vấn đề của cá nhân Phương pháp công tác xã hội nhóm là một phương pháp của ngành công tác xã hội giúp những cá nhân tăng cường chức năng xã hội của họ thông qua các kinh nghiệm của nhóm mục tiêu và khắc phục một cách hiệu quả hơn các vấn đề của cá nhân, nhóm và cộng đồng Công tác xã hội nhóm là quá trình nhân viên xã hội sử dụng các tiến trình sinh hoạt nhóm nhằm giúp các cá nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm suy nghĩ với nhau, tạo sự thay đổi thái độ, hành vi và tăng cường khả năng giải quyết vấn đề, thỏa mãn nhu cầu của các thành viên nhóm

1.2.3 Khái niệm trẻ em mồ côi

Theo Công ước Quốc tế về quyền trẻ em, việc sắp xếp trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, bị bỏ rơi vào một nhóm là vì đặc điểm của nhóm trẻ em này là không có bố mẹ hoặc vì lý do nào đo không được sống cùng bố mẹ: “Trẻ em tạm thời hoặc hoàn toàn không được sống trong môi trường gia đình hoặc vì lý do ảnh hưởng đến lợi ích của một cá nhân không được quyền tiếp tục sống trong môi

Trang 28

trường gia đình sẽ có quyền được nhận sự trợ giúp và bảo vệ đặc biệt của Nhà nước”

Theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004 thì trẻ em

mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi được hiểu là những trẻ em có hoàn cảnh như sau:

 Mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng và không còn người thân thích ruột thịt (ông, bà nội, ngoại; bố, mẹ nuôi hợp pháp; anh, chị) để nương tựa

 Mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại (mẹ hoặc cha) mất tích theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng (như tàn tật nặng, đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại cải tạo), không có nguồn nuôi dưỡng và không có người thân thích để nương tựa

Theo Luật nuôi con nuôi ban hành năm 2010:

 Trẻ em mồ côi là trẻ em mà cả cha lẫn mẹ đã chết hoặc một trong hai người

đã chết và người kia không xác định được

 Trẻ em bị bỏ rơi là trẻ em không xác định được cha mẹ đẻ

Các dạng trẻ em mồ côi:

Trẻ em mồ côi sống cùng gia đình: là nhóm trẻ em mặc dù mồ côi cả cha lẫn

mẹ hoặc một trong hai người đã chết và người kia không xác định được những vẫn được người thân (cô, dì, chú, bác, ông, bà…) nuôi dưỡng

Trẻ em mồ côi sống tại các tại các trung tâm nuôi dưỡng: là nhóm trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc một trong hai người đã chết và người kia không xác định được, gia đình người thân không đủ khả năng nuôi dưỡng Vì vậy các em được đưa vào sống tại các Trung tâm bảo trợ xã hội, trại trẻ mồ côi…

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa là những em dưới 16 tuổi và có hoàn cảnh: mồ côi cả cha lẫn mẹ, mồ côi cha hoặc

mẹ, và/hoặc không đủ nguồn lực nuôi dưỡng (cha, mẹ đẻ; cha, me nuôi hợp pháp; ông, bà nội, ngoại; anh, chị em ruột không đủ năng lực dân sự, năng lực kinh tế để nuôi dưỡng); và/hoặc không xác định được những người thân thích (gồm có cha,

mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi hợp pháp; ông, bà nội, ngoại; anh, chị em ruột) Ngoài ra,

Trang 29

nhóm đối tượng mà nghiên cứu này hướng đến chính là nhóm trẻ em mồ côi sống tại các trung tâm nuôi dưỡng với các đặc điểm tâm lý đặc thù

cơ thể” Phong cách sống của cá nhân quy định khả năng khắc phục loại mặc cảm

này (Nguyễn Khắc Việt (chủ biên), Từ điển tâm lý học, 1991, Nhà xuất bản Ngoại

Văn, Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em Hà Nội)

Theo Adler: tự ti là có cảm tưởng mình thua kém, phản ứng bằng cách tìm một lối thoát, sống dễ chịu hơn Theo Adler, đây là căn nguyên chủ yếu của các chứng bệnh nhiễu tâm, chứ không phải tình dục như Freud khẳng định

Ngoài ra, theo Budisah Mukherjee: mặc cảm là một tình trạng tâm lý khi một người bắt đầu cảm thấy rằng anh ta hoặc cô ta là kém hơn so với những người khác Nói cách khác, họ tin rằng họ không có kỹ năng và giá trị như các đồng nghiệp của

họ Một số người có ý thức về nó, trong khi những người khác thì không (Vũ

Dũng, Từ điển tâm lý học, 1998 – 2008, Nhà xuất bản từ điển Bách khoa)

Từ các khái niệm trên có thể khái quát rằng: mặc cảm tự ti là trạng thái cảm xúc cảm nghĩ mà ở đó con người cảm thấy mình thấp kém hơn so với người khác,

từ đó họ luôn ý thức rằng mình kém cỏi và không có giá trị Họ luôn thu mình trong

vỏ bọc bi quan và bị những cảm xúc thua kém chi phối toàn bộ đời sống

Trang 30

phải trừ bỏ đi Đây là một cơ cấu tâm lý bình thường xuất hiện vào một lứa tuổi nhất định, rồi theo đà trưởng thành được giải tỏa dần, được hòa nhập vào những cơ cấu tâm lý của những giai đoạn kế tiếp Chỉ khi vào quá trình trưởng thành bị rối loạn thì những mặc cảm thời bé mới có những tác hại, đặc biệt gây ra những chứng nhiễu tâm làm cho chủ thể lùi lại có những hành vi như ở thời còn bé

Theo Adler, tự ti thông thường xuất phát từ một căn nguyên thực thể như một em bé có một khuyết tật nào đó, chi phối toàn bộ sự phát triển tâm lý, vì phản ứng theo kiểu hung hăng hoặc kiểu thụ động Kẻ nhiễu tâm tìm cách tự đề cao, làm cho người khác kính sợ hoặc luôn luôn ca thán để người khác quan tâm đến Triệu chứng nhiễm tâm thuộc loại cơ chế tự vệ, tìm cách tránh những tiếp xúc dễ gây chấn thương tâm lý trong cuộc sống Cũng theo Adler, trong trị liệu, xuất phát từ sự phân tích liên tưởng, mơ mộng, ký ức, chứng minh cho thấy phản ứng tự ti mang tính trẻ con Tuy nhiên, thuyết của Adler về đặc điểm này hiện được ít người vận dụng

1.2.4.3 Biểu hiện mặc cảm tự ti

Từ các nghiên cứu của Freud, Adler và một vài nghiên cứu từ các tài liệu tâm

lý học có thể tổng hợp các biểu hiện của mặc cảm tự ti như sau:

Biểu hiện qua nhận thức: nhận thức bị bóp méo, xuyên tạc, không phản ánh

hiện thực khách quan Thấy mình là nạn nhân của nhiều yếu tố tác động từ gia đình hay môi trường sống hơn là làm chủ bản thân và không làm chủ được vận mệnh của mình Không nhận thức được nhu cầu đích thực của mình là gì, không biết mình thực sự là ai, nhìn mình và người khác có chiều hướng tiêu cực Mọi tình huống cảm thấy mình thua thiệt, bất hạnh và cô đơn

Biểu hiện qua xúc cảm – tình cảm: khuyết điểm, tự cho có gì bất thường với

mình Xấu hổ với bản thân, cho rằng lỗi của mình ai cũng biết Ân hận vì đã làm tổn thương ai đó Thấp kém hơn so với người khác, tôi thua Có những dự đoán bi quan

và thổi phồng sự sợ hãi Di chuyển từ cực đoan này đến cực đoan khác

Biểu hiện qua hành vi: biểu hiện hành vi một cách bốc đồng, bột phát và lộn

xộn hơn là sáng tạo, khẳng định mình Ngại giao tiếp, sợ đám đông, trong mối quan

hệ xã hội thấy rõ sự thua kém

Trang 31

1.2.5 Khái niệm hòa nhập

Hòa nhập là khái niệm tương đối mới ở Hoa Kỳ và dần được sử dụng nhiều hơn trong các tuyên ngôn của Liên hợp quốc để chỉ một khái niệm linh hoạt nhằm biểu đạt quan điểm “quây quần lại chúng ta sẽ tốt hơn lên” Động từ gốc tiếng Latinh là Includere, có nghĩa là đóng cửa lại sau khi một người nào đó vào nhà Định nghĩa thông thường của động từ tiếng Anh là Includere, có nghĩa là xem xét và nhìn nhận một cái gì đó như một phần của tổng thể Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ, NXB Đà Nẵng 2005: hòa nhập còn được hiểu là tham gia hòa vào

để không có sự tách biệt [1,tr.25]

Hòa nhập là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ nhu cầu của tất cả mọi cá nhân được cảm thấy là một phần của cộng đồng xã hội Hòa nhập cũng có thể đề cập đến nhu cầu của một người cần cảm thấy mình là một phần của gia đình, của nhóm bạn cùng trang lứa hay của xóm làng, khu dân cư, cộng đồng hay xã hội

Do đó, ta có thể hiểu là “hòa nhập” không chỉ mang lại lợi ích cho trẻ khiếm khuyết mà còn cho trẻ bình thường, đặc biệt là nhóm trẻ em mồ côi sống tại cơ sở công lập mà nghiên cứu này muốn hướng đến Sự hòa nhập mở ra cơ hội học tập cho cả hai đối tượng trẻ: trẻ bình thường và trẻ khuyết tật.Trong đó, nhóm trẻ em

mồ côi sống tại trung tâm bảo trợ xã hội có thể thoải mái và tự tin hòa nhập cùng bạn bè tại trường học, xây dựng được các mối quan hệ bền vững, dám đối mặt với những khó khăn, hay sự phân biệt đối xử có thể có trong xã hội sau này

1.2.6 Khái niệm môi trường học đường

1.2.6.1 Môi trường

Môi trường là một phần của ngoại cảnh, nó bao gồm tất cả các yếu tố xung quanh cá thể Môi trường có tác động trực tiếp và tác động qua lại với sự tồn tại, sinh trưởng và những hành động của cá thể Vì vậy, môi trường bao gồm các yếu tố

tự nhiên và vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên [12]

Học đường là một cách gọi khác của trường học hay nơi mà các em có thể đến và tham gia học tập cùng nhau

Trang 32

Khả năng là những phẩm chất thể hiện ở việc một người có thể làm được gì

đó cho bản thân mình hay cho người khác, nó có thể xuất phát từ yếu tố bẩm sinh hay có được do kinh nghiệm bồi đắp

1.2.6.2 Môi trường học đường

Môi trường học đường bao gồm các yếu tố vật chất (trường, lớp) và con người (thầy, cô giáo, bạn bè), có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh các em học sinh, có ảnh hưởng tới đời sống và việc học tập của các em Môi trường học đường chính là một xã hội thu nhỏ, nơi dạy các em học sinh về cách ứng xử với bạn bè, thầy cô, trang bị các kiến thức và kỹ năng sống để các em có thể dễ dàng bước vào

xã hội lớn bên ngoài

Nhƣ vậy, “CTXHN với trẻ em mồ côi nhằm giảm mặc cảm tự ti để nâng cao

khả năng hòa nhập môi trường học đường” nghĩa là: sử dụng các tiến trình sinh

hoạt nhóm nhằm giúp nhóm trẻ em mồ côi có độ tuổi dưới 16 tuổi, tương tác lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm, suy nghĩ với nhau, tạo sự thay đổi thái độ, hành vi, và tăng cường khả năng giải quyết vấn đề, thỏa mãn nhu cầu của các thành viên trong nhóm NVCTXH bằng phương pháp công tác xã hội để các em giảm cảm xúc, suy nghĩ khiến bản thân mình thấp kém hơn so với các bạn cùng lớp, phá vỡ vỏ bọc bi quan, để các em dần cảm thấy bản thân mình cũng có những ưu điểm và có giá trị Khi các em tự tin hơn vào bản thân thì các em sẽ tự mình tham gia hài hòa vào môi trường học đường và không có sự tách biệt với các bạn cùng lớp

1.2.7 Trung tâm bảo trợ xã hội

Theo Điều 1 và Điều 2, Nghị định 68/2008/NĐ – CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ

sở bảo trợ xã hội thì cơ sở bảo trợ xã hội là cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng từ 10 đối tượng trở lên Cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm cơ sở bảo trợ xã hội công lập và cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập

Cơ sở bảo trợ xã hội công lập do cơ quan nhà nước quản lý, đầu tư, xây dựng

cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ thường xuyên của cơ sở bảo trợ

xã hội

Trang 33

Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ thường xuyên của cơ sở bảo trợ xã hội

Cơ sở bảo trợ xã hội (hay trung tâm bảo trợ xã hội) là tên gọi chung cho tất

cả các mô hình hoạt động bảo trợ xã hội dưới các hình thức tên gọi khác nhau phụ thuộc vào đối tượng, chức năng và nhiệm vụ của đơn vị đó Có nhiều tên gọi khác nhau về cơ sở bảo trợ xã hội như trung tâm bảo trợ xã hội, làng trẻ em, mái ấm tình thương, nhà nuôi dưỡng… Trong nghiên cứu này, Trung tâm bảo trợ xã hội Ninh Bình là một loại hình cơ sở bảo trợ xã hội công lập điển hình, có đối tượng là trẻ em

mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi và các cụ già có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không nơi nương tự ở địa bàn tỉnh Ninh Bình

1.3 Cơ sở pháp lý của can thiệp

Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung và thanh thiếu niên nhi đồng nói riêng Quan điểm, tư tưởng của Bác Hồ đã có ý nghĩa chiến lược chỉ đạo xuyên suốt quá trình phát triển xã hội Việt Nam Tại Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Thúc đẩy phong trào toàn xã hội chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ

em, tạo điều kiện cho trẻ em sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ và đạo đức, giảm nhanh tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng” Những quan điểm, đường lối của Đảng ta đã được thể chế hóa bằng hiến pháp và pháp luật của nhà nước Đảng và Nhà nước ta rất quyết tâm và đã dành nhiều sự quan tâm cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Hiến pháp năm 1992

và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác cũng đã thể hiện rõ quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15-06-2004 quy định:

“Trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em phải coi trọng việc phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em; kiên trì trợ giúp trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, phục hồi

Trang 34

sức khỏe, tinh thần và giáo dục đạo đức; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt”.[1,tr.40,41]

Năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày

13-04-2007, về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và sau này được sửa đổi bởi Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27-02-2010, về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có trẻ em Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 23/2001/QĐ-TTg ngày 26-02-2001 về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 với 4 nhóm mục tiêu cụ thể về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, bảo vệ trẻ em và vui chơi giải trí cho trẻ em Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg ngày 12-02-2004 về việc phê duyệt chương trình ngăn ngừa, giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004 -2010 Quyết định số 65/2005/QĐ-TTg ngày 25-03-2005 về việc phê duyệt đề án “Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học và trẻ em nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005 – 2010” Vào ngày 26/04/2013, quyết định số 647/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án chăm sóc trẻ em

mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013 – 2020” nhằm kêu gọi sự tham gia của xã hội và cộng đồng trong việc trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc xã hội tốt nhất và giảm thiểu những khó khăn trong việc hòa nhập cộng đồng của các em Chỉ thị số 1408/2009/CT-TTg ngày 01-09-2009 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em [1,tr.41]

Trên phương diện quốc tế, Việt Nam cũng rất quan tâm, tích cực tham gia các diễn đàn bảo vệ, chăm sóc trẻ em Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC) Chương trình hành động quốc gia về trẻ em giai đoạn 1991 – 2000 đã nhấn mạnh:

“Trẻ em cần phải được coi như những công dân đặc biệt của xã hội, được Nhà nước

Trang 35

và nhân dân chăm sóc và được dành cho những ưu tiên cũng như tạo môi trường lành mạnh để phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và đạo đức [1,tr.42]

Một số quan điểm, tư tưởng của Bác Hồ và của Đảng cũng như Hiến pháp và

hệ thống pháp luật của nước ta về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung, trẻ em mồ côi nói riêng là cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học trong việc nghiên cứu về trẻ em mồ côi Đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc thực hiện đề tài nghiên cứu này

1.4 Đặc điểm của Trung tâm bảo trợ xã hội Ninh Bình:

1.4.1 Lịch sử hình thành Trung tâm bảo trợ và công tác xã hội Ninh Bình

Trung tâm Bảo trợ và công tác xã hội tỉnh Ninh Bình được thành lập theo Quyết định số 2381/QĐ- UBND ngày 15/8/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ( trên cơ sở kiện toàn Trung tâm bảo trợ tỉnh Ninh Bình được thành lập từ năm 1992)

Theo công văn số 931/QĐ – UBND ngày 05/11/2014; Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003 Căn cứ Nghị định số 68/2008/NĐ – CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội; Quyết định số 32/2010/QĐ – TTg ngày 25/03/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020 Căn cứ Nghị định số 55/2012/ NĐ – CP ngày 28/06/2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị

sự nghiệp công lập; Nghị định số 43/2006/NĐ – CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập Căn cứ Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT – BLĐTBXH – BNV ngày 10/06/2013 của Bộ trưởng Bộ lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội công lập; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ quyết định kiện toàn, đổi tên Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Ninh Bình thành Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình.[18]

1.4.2 Mục đích, cơ cấu của Trung tâm bảo trợ và công tác xã hội Ninh Bình

Trang 36

Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình với chức năng, nhiệm

vụ được giao quản lý – giáo dục, nuôi dưỡng các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong toàn tỉnh, với chỉ tiêu giao là 130 đối tượng Tổng số đối tượng hiện đang nuôi tại trung tâm là 132 đối tượng, trong đó: người già cô đơn gồm 51 cụ, người khuyết tật gồm 40 người, các cháu mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là

41 cháu

Tiếp nhận, nuôi dưỡng, hỗ trợ kịp thời đối tượng trẻ em cần sự bảo vệ khẩn cấp theo Nghị định 68/2008/NĐ - CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ Thực hiện chức năng tư vấn cho các đối tượng trẻ em có HCĐB tại trung tâm và cộng đồng Phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về các chính sách liên quan đến lĩnh vực bảo vệ chăm sóc trẻ em

Mục tiêu của công tác chăm sóc nuôi dạy trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là giáo dục các em trở thành những công dân có ích cho xã hội: có kiến thức văn hóa, đạo đức, sức khỏe, biết yêu lao động, biết vượt qua mặc cảm của bản thân để khi trưởng thành các em hòa nhập với cộng đồng và sống bằng chính sức lao động của mình

Cơ cấu tổ chức: số biên chế được giao năm 2014 là 40 người Tổng số cán bộ nhân viên hiện nay là 42 đồng chí, trong đó Ban lãnh đạo gồm 02 đồng chí, điều hành 3 phòng ban với chức năng khác nhau, bao gồm: phòng Tổ chức – hành chính, phòng Quản lý, Giáo dục – Dạy nghề, phòng Nuôi dưỡng – Y tế

Ban lãnh đạo Trung tâm gồm 01 giám đốc và 01 phó giám đốc với trách nhiệm và nhiệm vụ như sau:

 Giám đốc là người trực tiếp quản lý, điều hành Trung tâm theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Giám đốc Sở lao động thương binh và

xã hội về mọi hoạt động của trung tâm

 Phó giám đốc là người được giám đốc phân công đảm nhận một số công việc

và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những nhiệm vụ được phân công

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật và thực hiện chế độ chính sách đối với giám đốc, phó giám đốc được thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý về tổ chức, cán bộ của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình

Trang 37

Biên chế của trung tâm nằm trong tổng chỉ tiêu biên chế hành chính sự nghiệp và lao động của Sở lao động thương binh và xã hội do cơ quan có thẩm quyền giao hàng năm theo vị trí việc làm và số lượng người làm việc được cấp thẩm quyền phê duyệt

Kinh phí hoạt động: do ngân sách nhà nước cung cấp và nguồn thu từ các hoạt động hợp pháp khác của trung tâm Trung tâm được thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ – CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập [2]

Trang 38

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm

1.5 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi vị thành niên:

NTE mà nghiên cứu tiến hành can thiệp trợ giúp đều nằm trong độ tuổi từ 11

đến 15 tuổi, vì vậy, chúng tôi sẽ đi sâu vào trình bày những đặc điểm tâm sinh lý

chủ yếu của nhóm tuổi này để thấy được những điểm tiêu biểu của các em, từ đó có

thể đưa ra những biện pháp can thiệp nhóm hiệu quả nhất

Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Ninh Bình.

Ban lãnh đạo trung tâm.

Phòng Tổ

chức – Hành

chính.

Phòng Quản lý – Giáo dục – Dạy nghề.

Phòng Nuôi dưỡng – Y tế.

Nhóm người cao tuổi.

Nhóm trẻ em.

Phòng công tác xã hội

Trang 39

1.5.1 Đặc điểm sinh lý

Lứa tuổi từ 11 đến 15 tuổi được gọi là giai đoạn thiếu niên, có một vị trí đặc biệt quan trọng trong các thời kỳ phát triển của trẻ em Cơ thể đang diễn ra quá trình cải tổ hình thái sinh lý một cách mạnh mẽ và mang tính chất không cân đối [22,tr173]

Về hình thái cơ thể, đây là thời kỳ “nhảy vọt về tầm vóc” Cuối tuổi thiếu niên cơ thể xấp xỉ tỉ lệ đặc trưng của người lớn Tuy nhiên, sự phát triển cơ bắp không thể theo kịp với chiều cao nên ta thấy có sự mất cân đối về chiều cao và chiều ngang của cơ thể Về chiều cao: đây là thời kỳ nhảy vọt về tầm vóc, xương chân tay dài ra, nhưng xương ngón tay lại phát triển chậm Điều này làm cho hoạt động trở nên lóng ngóng vụng về Về hệ cơ: chứa nhiều nước, chưa phát triển hết nên các em chóng mệt và không có khả năng làm việc cao Ở cuối giai đoạn này, khối lượng cơ và lực cơ phát triển mạnh đặc biệt là ở các bé trai Hệ xương: xương sống và xương tứ chi phát triển mạnh nhưng xương lồng ngực phát triển chậm hơn làm cho các em có vẻ gầy còm, không cân đối [22,tr174]

Hoạt động tim mạch, ở giai đoạn này tim phát triển nhanh hơn các mạch máu, điều đó gây nên sự mất cân bằng và thường xuyên gây ra các rối loạn trong hoạt động tim mạch Các quá trình thần kinh hưng phấn của vỏ não chiếm ưu thế nên ở lứa tuổi thiếu niên hoặc là ức chế hoàn toàn hoặc là có phản ứng mạnh mẽ trước một kích thích mạnh kéo dài Sự cải tổ của các cơ quan nội tiết với mối tương quan của hệ thần kinh thường là cơ sở gây nên tính mất cân bằng chung, tính dễ bị kích thích, dễ nổi nóng, gây gổ, tính hiếu động, tính uể oải và thờ ơ có chu kỳ ở lứa tuổi thiếu niên Tất cả những điều kể trên gây ra mất cân bằng tạm thời và một số khó khăn trong hoạt động của tuổi thiếu niên [22,tr.174,175]

Sự trưởng thành về mặt sinh dục, đây là yếu tố quan trọng của sự phát triển thể chất trong giai đoạn thiếu niên và gây nên nhiều ảnh hưởng đến tâm lý các em.Bộ phận sinh dục phát triển nhanh chóng về độ lớn, đặc điểm giới tính bộc lộ rõ nét và tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động Chính đặc điểm này làm cho thiếu niên xuất hiện cảm giác mới mang tính chất giới tính, bắt đầu quan tâm đến bạn khác

Trang 40

giới Sự dậy thì đã kích thích ở lứa tuổi thiếu niên mối quan tâm đến người khác giới, làm nảy sinh những rung cảm, cảm xúc giới tính mới lạ.[22,tr175]

Tóm lại, với sự phát triển nhanh, mạnh thiếu cân đối về mặt sinh lý sẽ gây ra

sự mất cân bằng tạm thời và một số khó khăn trong hoạt động của lứa tuổi thiếu niên Vì vậy, vai trò của người lớn là rất cần thiết giúp các em thoát khỏi những băn khoăn, lo lắng về sự biến đổi của cơ thể, để tránh những hậu quả tai hại có thể xảy

ra do sự tò mò hoặc thiếu hiểu biết về giới tính.[22,tr.176]

1.5.2 Đặc điểm tâm lý

1.5.2.1 Sự phát triển của các quá trình nhận thức

Sự thay đổi tính chất và các hình thức hoạt động học tập cùng với óc tò mò, ham hiểu biết phát triển đòi hỏi hoạt động nhận thức cũng phát triển cao hơn so với giai đoạn trước Khối lượng tri giác tăng lên, có trình tự, có kế hoạch và hoàn thiện hơn, có khả năng phân tích và tổng hợp phức tạp khi tri giác sự vật, hiện tượng Trí nhớ của thiếu niên được thay đổi vềchất, đặc tính có cơ bản của lứa tuổi này là sự tăng cường tính chất chủ định của các chức năng này Trí nhớ dần mang tính chất có điểu khiển, điều chỉnh và có tổ chức Các em có tiến bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừu tượng, từ ngữ, khi ghi nhớ các em đã biết tiến hành các thao tác như so sánh,

hệ thống hóa, phân loại, tốc độ ghi nhớ và khối lượng tài liệu ghi nhớ được tăng lên Ghi nhớ máy móc ngày càng nhường chỗ cho ghi nhớ logic, ghi nhớ có ý nghĩa Trong ghi nhớ, các em thiết lập được mối liên hệ phức tạp hơn, gắn với tài liệu mới với tài liệu cũ, đưa tài liệu cũ vào hệ thống tri thức.[22,tr.179,180]

Chú ý có mâu thuẫn nhất định Một mặt chú ý có chủ định phát triển rõ nét, mặt khác những ấn tượng, những rung động mạnh khiến cho chú ý của các em không bên vững Tất cả những cái đó đều phụ thuộc vào điều kiện làm việc, nội dung tài liệu, tâm trạng, thái độ của các em Chú ý có lựa chọn phát triển nhưng sự lựa chọn đó phụ thuộc vào tính chất của đối tượng và hứng thú của các em đối với nó.[22,tr.180]

Tư duy, hoạt động tư duy ở lứa tuổi này có những biến đổi cơ bản, tư duy đã phát triển ở mức độ cao hơn nhi đồng Tuy nhiên, mức độ và chất lượng của tư duy

Ngày đăng: 14/11/2016, 14:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Lan Anh (2014), Mô hình Công tác xã hội nhóm với trẻ em mồ côi hòa nhập cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại làng trẻ SOS Hà Nội), Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình Công tác xã hội nhóm với trẻ em mồ côi hòa nhập cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại làng trẻ SOS Hà Nội)
Tác giả: Nguyễn Thị Lan Anh
Năm: 2014
3. Tuấn Cường (2006), Những hoạt động hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tạp chí Lao động – xã hội, số 284 – 1-15/4/2006, tr.31 – 32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những hoạt động hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Tác giả: Tuấn Cường
Năm: 2006
5. Trần Thị Minh Đức (2014), Giáo trình tham vấn tâm lý, Khoa Tâm lý học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tham vấn tâm lý
Tác giả: Trần Thị Minh Đức
Năm: 2014
6. Nguyễn Trung Hải, Tập bài giảng Lý thuyết công tác xã hội, Trường Đại học Lao động – Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng Lý thuyết công tác xã hội
7. Vũ Thị Hiểu (2005), Về đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng (Giai đoạn 2005 – 2010), tạp chí Lao động – xã hội, số 267 – 16-31/7/2005, tr. 37 – 38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng (Giai đoạn 2005 – 2010)
Tác giả: Vũ Thị Hiểu
Năm: 2005
8. Vũ Văn Hiệu (2013), Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội công lập trên địa bàn Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội công lập trên địa bàn Hà Nội
Tác giả: Vũ Văn Hiệu
Năm: 2013
9. Nguyễn Văn Hồi (2005), Vấn đề chăm sóc thay thế trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở một số nước và khả năng áp dụng tại Việt Nam, tạp chí Lao động – xã hội, số 277 – 16-31/12/2005, tr.37 – 39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề chăm sóc thay thế trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở một số nước và khả năng áp dụng tại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Hồi
Năm: 2005
10. Nguyễn Văn Hồi (2006), Một số chế độ, chính sách mới đối vơi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tạp chí Lao động – xã hội, số 284 – 1-15/4/2006, tr.30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chế độ, chính sách mới đối vơi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Tác giả: Nguyễn Văn Hồi
Năm: 2006
11. Nguyễn Thị Thái Lan & Nguyễn Thị Thanh Hương & Bùi Thị Xuân Mai (2008), Giáo trình công tác xã hội nhóm, Trường Đại học Lao động – Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình công tác xã hội nhóm
Tác giả: Nguyễn Thị Thái Lan & Nguyễn Thị Thanh Hương & Bùi Thị Xuân Mai
Năm: 2008
12. Nguyễn Hồi Loan (2013), Tập bài giảng Hành vi con người và môi trường xã hội, Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng Hành vi con người và môi trường xã hội
Tác giả: Nguyễn Hồi Loan
Năm: 2013
13. Nguyễn Hồi Loan & Nguyễn Thị Kim Hoa (2015), Giáo trình Công tác xã hội đại cương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Công tác xã hội đại cương
Tác giả: Nguyễn Hồi Loan & Nguyễn Thị Kim Hoa
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2015
14. Bùi Xuân Mai (2010), Giáo trình nhập môn công tác xã hội, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nhập môn công tác xã hội
Tác giả: Bùi Xuân Mai
Nhà XB: NXB Lao động – xã hội
Năm: 2010
15. Nguyễn Thị Hồng Nga (2010), Giáo trình Hành vi con người và môi trường xã hội, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Hành vi con người và môi trường xã hội
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Nga
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
Năm: 2010
16. Đỗ Thị Ngọc Phương (2013), Tập bài giảng Công tác xã hội nhóm, Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng Công tác xã hội nhóm
Tác giả: Đỗ Thị Ngọc Phương
Năm: 2013
17. Phạm Văn Quyết & Nguyễn Quý Thanh (2011), Phương pháp nghiên cứu xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu xã hội học
Tác giả: Phạm Văn Quyết & Nguyễn Quý Thanh
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2011
19. Mai Thị Kim Thanh (2011), Giáo trình nhập môn công tác xã hội, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nhập môn công tác xã hội
Tác giả: Mai Thị Kim Thanh
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2011
20. Nguyễn Thiên Thanh (2011), Nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ côi sống trong Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ côi sống trong Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay
Tác giả: Nguyễn Thiên Thanh
Năm: 2011
21. Nguyễn Hồng Thái & Đỗ Nhật Thắng (2005), Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng – những cơ sở xã hội và thách thức, Tạp chí Xã hội học, số 04, tr.92 – 97 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng – những cơ sở xã hội và thách thức
Tác giả: Nguyễn Hồng Thái & Đỗ Nhật Thắng
Năm: 2005
22. Hà Thị Thư (2007), Giáo trình Tâm lý học phát triển, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tâm lý học phát triển
Tác giả: Hà Thị Thư
Nhà XB: NXB Lao động – xã hội
Năm: 2007
4. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: http://www.slideshare.net/kimngocrinh/cong-tac-xa-hoi-tre-em?related=2 Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w