1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em bị nhiễm chất độc da cam tại làng hữu nghị việt nam

119 867 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 2,08 MB

Nội dung

Những nội dung trong luận văn tốt nghiệp “Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em bị nhiễm chất độc da cam tại Làng Hữu Nghị Việt Nam” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

===========

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI TRẺ EM

BỊ NHIỄM CHẤT ĐỘC DA CAM TẠI LÀNG HỮU NGHỊ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Công tác xã hội

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI TRẺ EM

BỊ NHIỄM CHẤT ĐỘC DA CAM TẠI LÀNG HỮU NGHỊ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Công tác xã hội

Mã số: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Lan

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3

3 Ý nghĩa của nghiên cứu 8

4 Câu hỏi nghiên cứu 8

5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9

6 Giả thuyết nghiên cứu 9

7 Đối tượng, khách thể nghiên cứu 9

8 Phương pháp nghiên cứu 10

9 Phạm vi nghiên cứu 11

10 Cấu trúc luận văn 12

NỘI DUNG 13

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU 13

1.1 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 13

1.1.1 Lý thuyết hệ thống sinh thái 13

1.1.2 Lý thuyết nhu cầu của Maslow 15

1.2 Các khái niệm liên quan 17

1.2.1 Trẻ em khuyết tật 17

1.2.2 Trẻ em bị nhiễm chất độc da cam 17

1.2.3 Hòa nhập cộng đồng 17

1.2.4 Công tác xã hội 18

1.2.5 Phương pháp CTXH nhóm 18

1.2.6 Khái niệm nâng cao năng lực nhóm 24

1.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 24

1.3.1 Khát quát lịch sử hình thành Làng Hữu Nghị Việt Nam 24

1.3.2 Mục tiêu và chức năng của cơ sở 25

1.3.3 Các chính sách CTXH tại Làng 26

Trang 4

1.4 Đặc điểm trẻ bị khuyết tật do nhiễm chất độc da cam tại Làng Hữu Nghị 30

1.5 Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về các chính sách đối với trẻ em khuyết tật nói chung và trẻ em bị nhiễm chất độc da cam nói riêng 31

1.5.1 Đối với trẻ em khuyết tật nói chung 31

1.5.2 Đối với trẻ em bị nhiễm chất độc da cam 33

Chương 2 THỰC TRẠNG CTXH NHÓM ĐỐI VỚI TE BNCĐDC TẠI LÀNG HỮU NGHỊ VÀ NHỮNG KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC 35

2.1 Thực trạng CTXH nhóm đối với TE BNCĐDC tại làng Hữu Nghị 35

2.1.1 Cơ cấu đội ngũ cán bộ Làng Hữu Nghị 35

2.1.2 Mức độ hiểu biết về CTXH nhóm của cán bộ, nhân viên Làng Hữu Nghị 36

2.2 Thực trạng ứng dụng CTXH nhóm đối với TE BNCĐDC tại Làng Hữu Nghị 44

2.2.1 Khảo sát nhu cầu của TE BNCĐDC tại Làng Hữu Nghị 44

2.2.2 Hoạt động mang định hướng CTXH nhóm trong việc chăm sóc nuôi dưỡng 46

2.2.3 Hoạt động mang định hướng CTXH nhóm trong việc chữa trị, phục hồi chức năng tại Làng Hữu Nghị 47

2.2.4 Hoạt động mang định hướng CTXH nhóm trong việc giáo dục, hướng nghiệp và học nghề 50

2.3 Những kết quả đã đạt được 57

2.3.1 Trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng 57

2.3.2 Trong hoạt động chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng 58

2.3.3 Trong hoạt động giáo dục, hướng nghiệp và dạy nghề 59

2.4 Những mặt còn hạn chế 60

2.5 Nguyên nhân của những mặt đã đạt được và mặt còn hạn chế 61

2.5.1 Nguyên nhân của những mặt đã đạt được 61

2.5.2 Nguyên nhân của những mặt còn hạn chế 62

Tiểu kết chương 2 65

Chương 3 THỰC HÀNH CTXH NHÓM ĐỐI VỚI TRẺ EM BỊ NHIỄM CHẤT ĐỘC DA CAM TẠI LÀNG HỮU NGHỊ VIỆT NAM 67

Trang 5

3.1 Ý nghĩa của thực hành công tác xã hội nhóm đối với trẻ em bị nhiễm chất

độc da cam tại làng Hữu Nghị 67

3.2 Thực hành CTXH nhóm nhằm nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho TEBNCĐDC tại Làng Hữu Nghị Việt Nam 68

3.2.1 Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm 68

3.2.2 Giai đoạn 2: Giai đoạn khởi động và tiến hành hoạt động 73

3.2.3 Giai đoạn 3: Tập trung hoạt động – giai đoạn tập trung (từ 22/8/2014 – 19/09/2014) 76

3.2.4 Giai đoạn 4: Giai đoạn lượng giá và kết thúc hoạt động 81

3.3 Bài học kinh nghiệm 84

3.3.1 Những thuận lợi khi áp dụng tiến trình CTXH nhóm đối với TEBNCĐDC tại Làng Hữu Nghị Việt Nam 84

3.3.2 Những khó khăn khi áp dụng tiến trình CTXH nhóm đối với TEBNCĐDC tại Làng Hữu Nghị Việt Nam 85

Tiểu kết chương 3 86

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

PHỤ LỤC 99

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:

1 Những nội dung trong luận văn tốt nghiệp “Công tác xã hội nhóm đối

với trẻ em bị nhiễm chất độc da cam tại Làng Hữu Nghị Việt Nam” là công trình

nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS Nguyễn Thị Lan

2 Các nội dung tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian và địa điểm công bố

3 Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Hà Nội, ngày 02 tháng 07 năm 2015

Người thực hiện

Nguyễn Thị Huyền Trang

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sĩ “Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em bị nhiễm chất độc

da cam tại Làng Hữu Nghị Việt Nam” được hoàn thành sau hai năm học tập,

nghiên cứu sau đại học của tôi

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của TS Nguyễn Thị Lan – người hướng dẫn khoa học, đã chỉ bảo và đóng góp ý kiến giúp tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong và ngoài khoa Xã hội học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong những năm học, cho tôi có được kiến thức để hoàn thành luận văn này

Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, tập thể cán bộ nhân viên Làng Hữu Nghị, các bác cựu chiến binh, nhóm sinh viên thực tập và các

em sống tại Làng đã giúp tôi trong quá trình khảo sát, thu thập số liệu để thực hiện luận văn

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè những người luôn giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thiện luận văn

Hà Nội, ngày 02 tháng 07 năm 2015

Người thực hiện

Nguyễn Thị Huyền Trang

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CTXH Công tác xã hội

NVCTXH Nhân viên công tác xã hội

TEBNCĐDC Trẻ em bị nhiễm chất độc da cam

PVS Phỏng vấn sâu

Trang 9

DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU

Số hình, bảng Nội dung

Hình 1.1 Hê ̣ thống hoa ̣t đô ̣ng của Làng Hữu Nghị Việt Nam

Hình 1.2 Bâ ̣c thang nhu cầu của A.Maslow

Hình 2 Biểu đồ thể hiê ̣n cơ cấu cán bộ nhân viên Làng Hữu Nghị

Bảng 2.8 Tuân thủ các bước trong tiến trình CTXH nhóm

Bảng 2.9 Thuận lợi hay khó khăn khi tiến hành CTXH nhóm

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Một trong số những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc chiến tranh tàn khốc là trẻ em bị nhiễm chất độc da cam Theo con số thống kê của Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam, hiện nay nước ta có khoảng 4,8 triêu người bị nhiễm chất độc màu da cam Trong đó, có hơn 3 triệu người trực tiếp ảnh hưởng và có khoảng hơn 1 triệu trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam [51] Một phần ít ỏi các

em có thể thực hiện được các chức năng xã hội Số đông còn lại các em phải sống phụ thuộc vào những người thân của mình

Để trẻ em có thể phát triển được một cách đầy đủ cả về mặt th ể chất lẫn tinh thần thì trẻ cần nhâ ̣n được sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc và sự giúp đỡ thường xuyên của toàn xã hô ̣i Điều đó càng quan trọng hơn với nhóm trẻ có hoàn cảnh đă ̣c biê ̣t khó khăn như: trẻ em lang thang, trẻ em mồ côi, trẻ em bị lạm dụng sức lao

đô ̣ng, trẻ bị xâm hại tình dục và tr ẻ em khuyết tâ ̣t… Giải quyết những vấn đề liên quan đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn sẽ góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tạo nên sự phát triển bền vững của q uốc gia CTXH là một ngành khoa học và một nghề đã được hình thành và phát triển từ lâu ở rất nhiều quốc gia trên thế giới

Nó không chỉ được nhà nước công nhận về mặt pháp lý mà nó còn được xã hội thừa nhận bởi vì nó góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề khó khăn mà con người gặp phải trong cuộc sống, cải thiện mối quan hệ giữa con người với con người, đem lại sự ổn định cho xã hội và góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển ở nhiều nước trên thế giới Ở Việt Nam, CTXH đang bước vào giai đoạn đổi mới và từng bước phát triển

Nhâ ̣n thức được tầm quan tro ̣ng của vấn đề này , trong những năm qua Viê ̣t Nam đã có rất nhiều mô hình, đề án và chương trình hành động nhằm giúp đỡ nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với nhiều hình thức khác nhau Trong đó, trẻ em

bị nhiễm chất độc da cam trên cả nước nhận được sự quan tâm đặc biệt

Làng Hữu Nghị Việt Nam là nơi tiếp nhận cựu chiến binh, thanh niên xung phong đã từng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước và con cháu của họ bị nhiếm chất độc da cam về chăm sóc, nuôi dạy Trong đó, số trẻ em bị nhiễm chất độc da cam chiếm ưu thế hơn cả Các em được đón nhận vào Làng với nhiều khuyết

Trang 11

tật như: câm điếc, khuyết tật vận động, khuyết tật giác quan, thiểu năng trí tuệ, đa khuyết tật…

Chương trình chăm sóc , hỗ trợ, nuôi dạy TEBNCĐDC làng Hữu Nghị Việt Nam đã đáp ứng được phần nào một số nhu cầu của trẻ song vẫn cò n gă ̣p nhiều khó khăn Đặc biệt là công tác hỗ trợ , tham vấn tâm lý cho trẻ còn thiếu tính chuyên nghiê ̣p, viê ̣c tổ chức các hoa ̣t đô ̣ng n hóm giúp trẻ xóa b ỏ những tự ti, mặc cảm về bản thân, hòa nhâ ̣p và gắn kết với nhau , với cộng đồng còn nhiều hạn chế do sự thiếu vắng đô ̣i ngũ công tác xã hô ̣i (CTXH) chuyên nghiê ̣p Đây chính là rào cản rất lớn để các em tiến tới hòa nhập cộng đồng

CTXH là mô ̣t ng ành khoa học , mô ̣t nghề chuyên môn mang tính ứng du ̣ng cao, nó đã và đang bước đầu tạo dựng những nền tảng và khẳng định vị thế trong giải quyết các vấn đề xã hô ̣i ở nư ớc ta hiê ̣n nay CTXH nhóm là một trong những phương pháp can thiệp của ngành CTXH giúp các đối tượng yếu thế vượt qua thử thách, khó khăn trong cuộc sống Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có thật nhiều nghiên cứu vận dụng phương pháp này để can thiệp cho thân chủ một cách hiệu quả Đối với Làng Hữu Nghị cũng vậy, CTXH nhóm đối với TEBNCĐDC hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn Nơi đây mới chỉ đơn thuần là sự hỗ trợ về mặt vật chất trong khoảng thời gian nhất định mà chưa có sự tham gia nhiều của nhân viên CTXH chuyên nghiệp Chính vì vậy, CTXH nhóm đối với TEBNCĐDC chưa thực

sự hiệu quả Nhất là công tác giáo dục hòa nhập cộng đồng Mô hình CTXH với TEBNCĐDC cần có sự chuyên môn hóa với đội ngũ CTXH thực sự chuyên nghiệp Với tầm quan trọng về lý luận và thực tiễn của vấn đề nêu trên, tôi đã chọn

hướng nghiên cứu “ Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em bị nhiễm chất độc da

cam tại làng Hữu Nghị Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên

ngành Công tác xã hội

Thực hiện nghiên cứu này, bản thân tôi mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về thực trạng hiểu biết về CTXH nhóm của cán bộ nhân viên Làng Hữu Nghị, những hoạt động CTXH nhóm đã được tiến hành tại Làng Hữu Nghị, nguyên nhân của những kết quả đã đạt được hay chưa đạt được Thông qua phương pháp CTXH nhóm, tạo môi trường sinh hoạt cho nhóm thân chủ là nhóm trẻ em bị nhiễm chất độc da cam, trao những kiến thức, kỹ năng, giúp đỡ nạn nhân có khả năng tốt nhất

Trang 12

để hoà nhập cộng đồng Qua đó, tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất với các cấp, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức trong nỗ lực chung để hoạt động CTXH nhóm mang lại hiệu quả tốt nhất không chỉ cho trẻ em trong địa bàn Làng Hữu Nghị mà còn nhân rộng ra đối với các đối tượng yếu thế khác trong xã hội

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.1 Nghiên cứu nước ngoài

Từ nhiều năm qua, các quốc gia trên thế giới đã tìm kiếm các giải pháp đảm bảo chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật Tùy theo đặc điểm của hệ thống giáo dục, đặc biệt là nguồn lực và điều kiện kinh tế xã hội, các quốc gia đã xây dựng hệ thống riêng của mình

Ở Vương quốc Anh, Italy, Tây Ban Nha việc hỗ trợ cho học sinh khuyết tật, giáo viên dạy học hòa nhập và phụ huynh do Trung tâm nguồn giáo viên cấp vùng (Teacher Regional Resource Center) đảm nhận Tại các trung tâm này, các giáo viên

có trình độ chuyên môn đã được đào tạo được phân công hỗ trợ một số trẻ khuyết tật có nhu cầu cao học hòa nhập Nhiệm vụ của giáo viên này là cùng với phụ huynh, giáo viên đứng lớp và các cán bộ xã hội, y tế và tâm lý, xã hội xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật, hỗ trợ giáo viên điều chỉnh chương trình, thiết kế và thực hiện các bài học hòa nhập; trực tiếp rèn luyện các kỹ năng đặc thù cho trẻ khuyết tât như: dạy ngôn ngữ ký hiệu, dạy đọc và viết chữ nổi, dạy các kỹ năng sống,…; hướng dẫn phụ huynh hỗ trợ con em ở nhà, tư vấn về hướng nghiệp dạy nghề và các vấn đề tâm lý, xã hội đối với trẻ và thanh, thiếu niên khuyết tật Những công việc này được thực hiện tại trường, tại trung tâm và tại gia đình trẻ Đặc biệt, cho đến nay, ở Italy, song song với việc thành lập các trung tâm nguồn, hầu hết các trường chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật đã chuyển sang mô hình Trung tâm trên; các trường có trẻ khuyết tật học hòa nhập đều có các phòng chức năng hỗ trợ cho trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt.[53]

Tại Vương quốc Thái Lan từ năm 2003 đến nay đã có 76 trung tâm hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật cấp quốc gia, vùng được thành lập trong toàn quốc, trong khi

đó chỉ có 43 trường chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật Các trung tâm này có nhiệm vụ: xác định khả năng và nhu cầu của trẻ từ đó có xác định hỗ trợ cần thiết; xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật; bồi dưỡng đội ngũ cán bộ

Trang 13

quản lý giáo dục, giáo viên các cấp từ mầm non đến trung học; bồi dưỡng chuyên môn cho phụ huynh; trực tiếp tiến hành can thiệp sớm theo cách trẻ khuyết tật cùng phụ huynh đến trung tâm trong thời gian ngắn khoảng một tuần, sau đó trẻ về gia đình, tiếp tục học tập, tùy theo nhu cầu mà trẻ có thể đến thường xuyên hoặc theo định kỳ tại trung tâm; tư vấn về các vấn đề có liên quan đến trẻ và thanh thiếu niên khuyết tật; biên soạn các công cụ xác định mức độ phát triển của trẻ và các mẫu cho công tác quản lý; xây dựng các tài liệu dạy các kỹ năng đặc thù,… Một điểm đặc biệt là trung tâm xác định nhu cầu của trẻ khuyết tật và đưa ra các tư vấn hỗ trợ cần thiết và có trách nhiệm cung cấp và giám sát việc sử dụng thẻ “Couple” có trị giá tương đương 50 Đô la Mỹ/năm cho mỗi trẻ khuyết tật.[53]

Ở Úc, năm 2009 cam kết lần thứ tư giữa liên bang và tiểu bang được ký kết và được hình thành với tên gọi khác Cam kết quốc gia về khuyết tật với 5 nội dung chính về tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chung của xã hội, tăng cường sự gắn kết giữa các bộ máy của chính quyền, tăng cường sức mạnh của cá nhân, gia đình

và nhân viên xã hội, cảm thiện các chương trình dài hạn nhằm đáp ứng và quản lý các nhu cầu ở các dịch vụ khuyết tật cụ thể và cản thiện khả năng lượng giá, đánh giá và quản lý mô hình dịch vụ cho người khuyết tật

Thông qua các mô hình công tác xã hội với trẻ khuyết tật ở Úc, một trong những điểm nổi bật mà các hoạt động đó định hướng đến chính là cách tiếp cận hòa nhập xã hội Hòa nhập xã hội được xem như một giá trị và một định hướng mới của thực hành công tác xã hội, điều này đã được thể hiện trong hàng loạt các nghiên cứu gần đây về đổi mới thực hành công tác xã hội trong thế kỷ 21 (một bộ sách gồm 36

ấn phẩm về đổi mới thực hành công tác xã hội do Nhà xuất bản Learning Matters thực hiện từ năm 2001 đến nay) Đồng thời, ở Úc hòa nhập xã hội đã trở thành một định hướng cho các chương trình và dịch vụ xã hội nói chung cho các đối tượng yếu thế, và là mô hình vận hành của hệ thống phúc lợi xã hội ở các tiểu bang và ở liên bang.[48]

Tại Úc, thông qua các mô hình công tác xã hội với trẻ khuyết tật, một trong những điểm nổi bật mà các hoạt động đó định hướng đến chính là cách tiếp cận hòa nhập xã hội Hòa nhập xã hội được xem như một giá trị và một định hướng mới của thực hành công tác xã hội, điều này đã được thể hiện trong hàng loạt các nghiên cứu

Trang 14

gần đây về đổi mới thực hành công tác xã hội trong thế kỷ 21 (một bộ sách gồm 36

ấn phẩm về đổi mới thực hành công tác xã hội do Nhà xuất bản Learning Matters thực hiện từ năm 2001 đến nay) Đồng thời, ở Úc hòa nhập xã hội đã trở thành một định hướng cho các chương trình và dịch vụ xã hội nói chung cho các đối tượng yếu thế, và là mô hình vận hành của hệ thống phúc lợi xã hội ở các tiểu bang và ở liên bang [48]

2.2 Nghiên cứu trong nước

Mô hình phục hồi chức năng lao động (PHCNLĐ) cho người khuyết tật (NKT) là dự án thí điểm hợp tác giữa Hội trợ giúp NKT Việt Nam (VNAH) và Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội (HEIC) Dự án này được thực hiện trong 3 năm (2012 - 2014) do Tổ chức phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ Trước

đó, mô hình đã rất thành công tại Hoa Kỳ và các nước châu Âu Mô hình này được thực hiện trong một mạng lưới liên kết giữa các trung tâm phục hồi chức năng thể chất, các đơn vị đào tạo nghề và các doanh nghiệp sử dụng lao động thông qua Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội (HEIC) – trung tâm kết nối giữa các thành viên của mạng lưới này Theo mô hình này, NKT có đủ điều kiện muốn có việc làm ổn định sẽ được tạo điều kiện xóa bỏ rào cản thông qua phục hồi chức năng sức khỏe, đào tạo giỏi nghề và được giúp đỡ có việc làm Các doanh nghiệp sử dụng lao động sẽ hài lòng nhận NKT không phải vì họ là NKT mà họ có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp Qua đó, người khuyết tật có việc làm ổn định sẽ giúp khắc phục khó khăn về kinh tế cho gia đình, góp phần giảm bớt khó khăn cho nền kinh tế nước nhà, nhờ đó vị thế của họ được nâng cao, giúp dần xóa bỏ kỳ thị với NKT.[51]

Một nghiên cứu khác tại trung tâm phục hồi chức năng Hương Sen, thành phố Tuyên Quang thực hiện mô hình nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật

và thu được những thành quả đáng kể Nhiều em phục hồi chức năng và được giới thiệu đi học nghề tại trường Kỹ Nghệ Sơn Tây Tuy nhiên ở mô hình này chỉ nặng

nề về hỗ trợ phục hồi chức năng mà ít quan tâm đến hoạt động vui chơi giải trí, nhu cầu về tinh thần của trẻ để các em tự tin hòa nhập

Chương trình Hệ thống Chăm sóc Hy vọng tại Đà Nẵng tập trung vào đứa trẻ với một phương pháp quản lý ca tổng hợp Mỗi đứa trẻ trong chương trình đều nhận được một kế hoạch chăm sóc cá nhân, được xây dựng bởi một người Quản lý Ca

Trang 15

dựa trên những nhu cầu của trẻ Tiếp theo, một đội ngũ các chuyên viên từ nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ xem xét bản kế hoạch này và đưa ra những góp ý để phát triển thành kế hoạch chăm sóc cá nhân tổng hợp Quản lý Ca sau đó sẽ làm việc với gia đình để thực hiên kế hoạch và đội ngũ chuyên viên sẽ giám sát tiến triển của đứa trẻ Mấu chốt của chương trình này là sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa nhiều đối tác khác nhau để tạo ra một hệ thống lưới bảo hộ cho tất cả trẻ khuyết tật Hệ thống Chăm sóc Hy vọng cho thấy rằng các chuyên viên từ những lĩnh vực khác nhau hoàn toàn có thể hợp tác có hiệu quả trong bối cảnh ở Việt Nam để giải quyết những nhu cầu của trẻ khuyết tật, bởi vì khuyết tật là một vấn đề có rất nhiều mặt Điều này đảm bảo là mỗi em khuyết tật có thể được phục vụ một cách tổng hợp và cân bằng, không chỉ tập trung vào mặt này hay mặt kia Nhu cầu cho sự hợp tác có hiệu quả giữa các bộ ngành và tổ chức để bảo vệ quyền lợi của trẻ khuyết tật vẫn luôn hiện rõ và mô hình Hệ thống Chăm sóc Hy vọng cho thấy một cách xuất sắc để tối đa hóa năng suất và khả năng thành công Sự tiếp tục thể chế hóa phương pháp tiếp cận quản lý theo ca này có vẻ rất khả quan đối với vấn đề khuyết tật [51] Gần đây vào năm 2010 Th.s Nguyễn Bá Đạt có đề tài nghiên cứu “Tư vấn hướng nghiệp trong công tác dạy nghề cho thanh niên, thiếu niên khuyết tật nạn nhân chất độc hóa học” Nghiên cứu này đã tìm hiểu và đánh giá được thực trạng và nhu cầu của thanh thiếu niên khuyết tật là nạn nhân chất độc hóa học Những khó khăn của các thanh thiếu niên khuyết tật do nhiễm chất độc da cam khi tham gia học nghề Mặt khác nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò của công tác tư vấn hướng nghiệp dạy nghề cho nhóm đối tượng này Với những kết quả nghiên cứu được, tác giả còn đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hướng nghiệp trong dạy nghề cho nhóm đối tượng này [20]

Năm 2014, nhóm các tác giả trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội do PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa làm chủ biên đã xuất bản cuốn sách Công tác xã hội với người khuyết tật Trong đó có đưa ra mô hình giáo dục tâm lý nhóm đối với nhóm người khuyết tật Mô hình này bao gốm những lợi ích cơ bản như tạo ra hy vọng, chỉnh sửa hành vi sai lệch, phát triển các kỹ năng xã hội, khám phá các trải nghiệm cảm xúc, nâng cao sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm Mô hình này cũng giúp giảm đi sự cô lập và giúp các thành viên trong nhóm có được cảm giác

Trang 16

tự tin và hy vọng tích cực về tương lai Các bài tập sẽ giúp các thành viên nhóm hỗ trợ lẫn nhau nâng cao khả năng hòa nhập xã hội, tạo ra những hành vi tích cực thông qua

sự tương tác chủ động của các thành viên nhóm[23, trang 363-365]

Tuy nhiên, chưa có đề tài tài nào hướng tới việc nghiên cứu và tìm hiểu về thực trạng hiểu biết về CTXH nhóm, chưa có sự ứng dụng tiến trình CTXH nhóm

để hỗ trợ cho trẻ em khuyết tật Đây chính là lý do tôi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài này tại Làng Hữu Nghị Việt Nam

Từ khi thành lập đến nay, hằng năm Làng Hữu Nghị có đón nhiều đoàn sinh viên từ các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước đến tìm hiểu về cuộc sống của nạn nhân da cam, chăm sóc, hỗ trợ cho các đối tượng Đã có nhiều bài khoá luận của các bạn sinh viên nghiên cứu về trẻ em bị nhiễm chất độc hoá học tại làng Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc thống kê số liệu các em bị nhiễm chất độc da cam, mức độ nhận biết, tìm hiểu cuộc sống, đánh giá nhu cầu của các em Làng Hữu Nghị nhận được sự quan tâm của các cấp ngành, các cá nhân Ở đây đã đưa ra mô hình chăm sóc, nuôi dưỡng; chăm sóc y tế, vui chơi giải trí; giáo dục đặc biệt, hướng nghiệp, dạy nghề; nhưng những mô hình này vẫn mang tính tự phát mà chưa có những phương pháp công tác xã hội nhóm chuyên nghiệp để trợ giúp cho nhóm đối tượng đặc biệt này

Luận văn tốt nghiệp: “ Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em bị nhiễm chất

độc da cam tại làng Hữu Nghị Việt Nam” không phải là một đề tài mới trong hoạt

động thực tiễn cũng như khoa học nghiên cứu Thế nhưng, cái mới của luận văn là cùng một lúc lột tả được thực trạng đời sống của trẻ em bị nhiễm chất độc da cam tại làng Hữu Nghị, tìm hiểu về mức độ hiểu biết về CTXH nhóm của cán bộ nhân viên làng Hữu Nghị, đánh giá hiệu quả của các hoạt động mang tính chất CTXH trong việc hỗ trợ cho trẻ Đặc biệt, việc đưa ra tiến trình công tác xã hội nhóm nhằm trợ giúp cho đối tượng các kiến thức, kỹ năng nâng cao khả năng hoà nhập cộng đồng, để các em có thể tự tin hơn, có cuộc sống tốt đẹp hơn, bù đắp lại những mất mát các em gặp phải là điều hết sức cần thiết

Trang 17

3 Ý nghĩa của nghiên cứu

3.1 Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần phân tích một số lý thuyết về Công tác xã hội nhóm và thực hành CTXH nhóm

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đối với các em bị nhiễm chất độc da cam: Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các em

có thêm những kiến thức, kỹ năng để các em tự tin về bản thân để hòa nhập cuộc sống, hòa nhập cộng đồng

Đối với cán bộ xã hội làng Hữu Nghị: Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần phần

bổ sung một số kiến thức, kỹ năng và mô hình CTXH nhóm để thấy được sự cần thiết để đổi mới phương pháp làm việc nhóm cho hiệu quả hơn, cải thiện chất lượng dịch vụ đem lại quyền tốt hơn cho các em

Đối với cộng đồng và xã hội: Nghiên cứu giúp cho cộng đồng và xã hội có cái nhìn cụ thể về trẻ em bị nhiễm chất độc da cam, khả năng mà các em có thể làm được Đối với bản thân: Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế bản thân tôi đã áp dụng một số lý thuyết cũng như phương pháp đã học vào thực tiễn cuộc sống Đặc biệt là những kỹ năng thực hành CTXH nói chung và CTXH nhóm nói riêng Từ đó nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng và có thêm kinh nghiệm trong nghiên cứu

và công tác trong lĩnh vực của mình

4 Câu hỏi nghiên cứu

Thực trạng Công tác xã hội nhóm với trẻ em hiện nay đang được tiến hành tại Làng như thế nào?

Những ưu điểm, nhược điểm của phương pháp Công tác xã hội nhóm đã làm

với trẻ em tại Làng và nguyên nhân của những ưu, nhược điểm đó?

Kết quả của các biện pháp Công tác xã hội nhóm đã làm mang lại hiệu quả cho trẻ là gì?

Để thực hiện Công tác xã hội nhóm hiệu quả thì cần những giải pháp gì?

Trang 18

5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Mục đích

Nghiên cứu và đề xuất cũng như đưa ra các khuyến nghị để CTXH nhóm với trẻ em tại Làng Hữu Nghị nói chung được hoàn thiện hơn và có khả năng được nhân rộng

5.2 Nhiệm vụ

Tìm hiểu CTXH nhóm đang được thực hiện như thế nào tại Làng Hữu Nghị Tìm hiểu ưu và nhược điểm trong thực hiện CTXH nhóm tại Làng Hữu Nghị Thực hành CTXH nhóm với trẻ em bị nhiễm chất độc da cam tại Làng Hữu Nghị Việt Nam

Đưa ra mốt số đề xuất, khuyến nghị

6 Giả thuyết nghiên cứu

Công tác xã hội nhóm đã được triển khai tại Làng để trợ giúp cho các nhóm trẻ Tuy nhiên, việc vận dụng CTXH nhóm trong việc trợ giúp các đối tượng còn nhiều khó khăn

Có nhiều yếu tố tác động tới việc áp dụng CTXH nhóm vào trợ giúp cho nhóm đối tượng như: nhận thức của cán bộ Làng trẻ về CTXH nhóm, nguồn nhân lực, nguồn kinh phí hỗ trợ

Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nhân viên Làng Hữu Nghị về công tác

xã hội nhóm là cách tốt nhất để nâng cao hiệu quả Công tác xã hội đối với trẻ em bị nhiễm chất độc da cam

7 Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu

7.1 Đối tượng nghiên cứu

Phương pháp Công tác xã hội nhóm và dịch vụ cho CTXH nhóm với trẻ em bị nhiễm chất độc da cam tại làng Hữu Nghị

7.2 Khách thể nghiên cứu

Nhóm đối tượng là trẻ em bị nhiễm chất độc da cam tại Làng Hữu Nghị: 120

em

Cán bộ quản lý, chăm sóc, nuôi dạy trẻ: 62 người

Cựu chiến binh là cha mẹ của trẻ đang sống tại làng: 60 người

Trang 19

Sinh viên thực tập tại làng: 20 em

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp thu thập thông tin

8.1.1 Phương pháp phân tích tài liệu

Để có số liệu chính xác, cụ thể bản tác giả đã tìm hiểu dưới nhiều kênh thông tin khác nhau: các nghiên cứu về ảnh hưởng của chất độc da cam tới cuộc sống của trẻ, các nghiên cứu về mô hình Công tác xã hội nhằm nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em khuyết tật trong và ngoài nước, tài liệu về cách chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ Ngoài ra, thông tin còn được tìm hiểu qua báo cáo tổng kết hằng năm của làng trẻ Hữu Nghị

8.1.2 Phương pháp phỏng vấn bảng hỏi

Để điều tra về thực trạng hiểu biết về CTXH nhóm, tác giả đã tiến hành phỏng vấn theo bảng hỏi với quy trình như sau: Phỏng vấn dựa trên bảng hỏi đã được thiết kế sẵn gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở Sau đó, tập hợp kết quả thu được, xử lý tính theo tỷ lệ phần trăm và lập bảng thống kê mức độ nhận thức về các vấn đề liên quan Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trên mẫu đại diện cho lãnh đạo trong Làng, cán bộ phụ trách quản lý, bảo mẫu, nhân viên y tế, giáo viên chủ nhiệm lớp Số lượng phỏng vấn là 62 người

Trang 20

02 người là cựu chiến binh về khả năng tự phục vụ, dịch vụ được hỗ trợ và khả năng hoà nhập xã hội của các con em mình

02 người nhân viên y tế về vấn đề về sức khoẻ và khả năng phục hồi chức năng ở các em

4 em là nạn nhân chất độc da cam, các em có khả năng đi học được và được Làng cho theo học ở lớp học bên ngoài

Các kết quả phỏng vấn sâu giúp cho người đọc hiểu rõ hơn, chi tiết hơn về các vấn đề liên quan và là minh chứng cụ thể, sinh động cho các số liệu nghiên cứu định lượng

8.1 4 Phương pháp quan sát

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, nhà nghiên cứu đã tiến hành quan sát thực trạng đời sống của các em bị nhiễm chất độc da cam, tham dự những buổi học của các em trên lớp, mức độ vui chơi giải trí, tình hình sức khoẻ và mức độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày của các em Ngoài ra, nhà nghiên cứu quan sát thực tế thái độ, hành vi ứng xử của mọi người trong làng dành cho các em, chi tiết về sự chăm lo, giáo dục của cán bộ, y tế, giáo viên chủ nhiệm lớp đối với các em

Những quan sát này góp phần làm sáng tỏ thêm những kết quả nghiên cứu định lượng đã thu thập được

9 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: làng Hữu Nghị

Phạm vi thời gian: Từ tháng 01 năm 2013 đến tháng 09 năm 2014

Phạm vi nội dung:

Nghiên cứu một số lý thuyết và khái niệm liên quan đến đề tài

Nghiên cứu khảo sát thực trạng hiểu biết về CTXH nhóm của cán bộ nhân viên Làng Hữu Nghị

Nghiên cứu tìm hiểu mô hình CTXH nhóm mà Làng Hữu Nghị đã áp dụng để trợ giúp cho trẻ Những hiệu quả mà các mô hình này mang lại

Nghiên cứu cũng tiến hành khảo sát nhu cầu của trẻ trong Làng

Vận dụng tiến trình CTXH nhóm nhằm nâng cao khả năng hoà nhập cộng đồng cho nhóm cho nhóm trẻ em từ 13 đến 16 tuổi có khả năng nhận biết tại Làng,

Trang 21

giúp cho các em phát triển một số kỹ năng sống và hòa nhập cộng đồng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của các em

10 Cấu trúc luận văn

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu

Trong chương này tác giả trình bày và giới thiệu về các lí thuyết được áp dụng vào trong nghiên cứu, các khái niệm chủ chốt có liên quan tới đề tài, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài, đồng thời khái quát về lịch

sử thành lập, chức năng nhiệm vụ và quá trình hoạt động của địa bàn khảo sát tiến hành nghiên cứu

Chương 2: Thực trạng CTXH nhóm đối với TE BNCĐDC tại làng Hữu Nghị và những kết quả đã đạt được

Tìm hiểu về thực trạng hiểu biết về CTXH nhóm của cán bộ, nhân viên Làng Hữu Nghị; hoạt động ứng dụng phương pháp CTXH nhóm và các dịch vụ đươc cung cấp đối với trẻ em bị nhiễm chất độc da cam tại Làng đã được tiến hành như thế nào Hiệu quả của việc ứng dụng CTXH nhóm đối với trẻ em bị nhiễm chất độc

da cam Làng Hữu Nghị và những nhân tố tác động tới hiệu quả đó Sau khi phân tích những nhân tố tác động tới hiệu quả của các phương pháp CTXH nhóm đã áp dụng tại Làng, tác giả xác định nhu cầu cần thiết nhất của trẻ mà hoạt động CTXH nhóm tại Làng chưa có sự ứng dụng hiệu quả

Chương 3: Tiến trình CTXH nhóm đối với trẻ em tại làng Hữu Nghị Việt Nam

Tiến hành thực nghiệm biện pháp CTXH nhóm và phân tích những thuận lợi, khó khăn để CTXH nhóm có thể thực hiện được đối với trẻ em bị nhiễm chất độc da cam tại Làng Hữu Nghị Việt Nam nhằm nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ

Trang 22

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

1.1 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.1.1 Lý thuyết hệ thống sinh thái

Thuyết hệ thống CTXH bắt nguồn từ lý thuyết hệ thống tổng quát của Bertalaffy

Lý thuyết này dựa trên quan điểm sinh học cho rằng mọi tổ chức hữu cơ đều là những

hệ thống, được tạo nên từ các tiểu hệ thống và đồng thời bản thân các tiểu hệ thống cũng là một phần của hệ thống lớn hơn Người có công đưa lý thuyết hệ thống áp dụng vào thực tiễn CTXH phải kể đến công lao của Pincus và Minahan cùng các đồng sự khác Tiếp đến là Germain và Giterman Những nhà khoa học trên đã góp phần phát triển và hoàn thiện thuyết hệ thống trong thực hành CTXH trên toàn thế giới

Lý thuyết hệ thống sinh thái - một lý thuyết được vận dụng nhiều trong CTXH nhóm Đại diện của lý thuyết này là Hearn, Siporin, Germain & Gitterman Thuyết

hệ thống sinh thái nhấn mạnh vào sự tương tác của con người với môi trường sinh thái của mình Sự can thiệp tại bất cứ điểm nào trong hệ thống cũng sẽ ảnh hưởng hoặc tạo ra sự thay đổi trong toàn bộ hệ thống Vì thế, NVCTXH cần sáng tạo khi lập kế hoạch với thân chủ, tạo ra những ảnh hưởng cho những hệ thống liên quan,

hướng đến việc hỗ trợ một cách hiệu quả nhất

“Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất” Một hệ thống có thể gồm nhiều tiểu hệ thống (Tiểu

hệ thống là hệ thống thứ cấp hoặc hệ thống hỗ trợ), các tiểu hệ thống được phân biệt với nhau bởi các ranh giới) đồng thời hệ thống đó cũng là một bộ phận của hệ thống lớn hơn.[22]

Bản thân mỗi cá nhân cũng là một hệ thống và hệ thống (cá nhân) đó bao gồm nhiều tiểu hệ thống như: hệ thống sinh lý, hệ thống nhận thức, hệ thống tình cảm, hê ̣

thống hành đ ộng và các hệ thống phản ứng… Nghiên cứu này sẽ tìm hiểu các đặc

điểm về sinh lý, nhận thức, tình cảm cũng như như tâm tư nguyện vọng của các cá nhân trong nhóm như một hệ thống Từ đó tìm hiểu về Nhóm - hệ thống lớn hơn bao

Trang 23

gồm các hệ thống cá nhân

Các hệ thống luôn có sự tác động lên các cá nhân Có thể đó là sự tác động tiêu cực hoặc tích cực Bên cạnh đó không phải tất cả mọi người đều có khả năng tiếp cận sự hỗ trợ như nhau về nguồn lực có từ các hệ thống tồn tại xung quanh Như vậy, mỗi cá nhân chịu sự tác động khác nhau từ các hệ thống mà họ tồn tại Thuyết hệ thống được sử dụng rộng rãi trong CTXH nhóm vì thuyết này giúp cho NVCTXH hiểu được nhóm như một hệ thống của các yếu tố tương tác với nhau

Bên cạnh đó, khi coi nhóm là mô ̣t hê ̣ thống thì đ ể hoạt động được, nhóm cần

có những tương tác với những hệ thống khác ở bên ngoài Đối với nhóm TEBNCĐDC Làng Hữu Nghị, để có thể hoạt động tốt và hòa nhập được với xã hội thì cần có sự liên kết với các hệ thống bên ngoài xã hội như : hê ̣ thống kinh tế, trường ho ̣c, trung tâm giới thiê ̣u việc làm, các tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn và ngoài địa bàn Những nhu cầu theo từng giai đoạn là khác nhau Vì vậy, sự huy động nguồn lực theo các nhu cầu là điều hết sức cần thiết cho việc hỗ trợ

NVCTXH cũng là một trong những nhân tố trong hệ thống các di ̣ch vu ̣ xã hô ̣i thường xuyên tương tác với nhóm, đặc biệt trong giai đoạn đầu của tiến trình nhóm

Hệ thống này không chỉ đóng vai trò chia sẻ, thấu cảm những khó khăn… mà còn tìm hiểu để kết nối các hệ thống dịch vụ cung cấp cho các thành viên trong nhóm và nhóm Parsons, Bales và Shils (1953) đã chỉ ra 4 nhiệm vụ có ảnh hưởng đến CTXH nhóm như sau:

Hoà nhập (đảm bảo sự hoà hợp giữa các thành viên trong nhóm)

Điều chỉnh (đảm bảo các thành viên trong nhóm thay đổi thích ứng với những yêu cầu của môi trường)

Duy trì mô hình (nhóm phải xác định và duy trì những mục đích và luôn tuân thủ tiến trình cơ bản)

Tiến trình đạt mục tiêu (đảm bảo nhóm duy trì và hoàn thành nhiệm vụ)

Việc tuân thủ các nhiệm vụ giúp cho nhóm duy trì cân bằng và ổn định Thuyết hệ thống giúp NVCTXH hiểu được các thể chế, sự tương tác của các hệ thống này với nhau và với các đối tượng trong nhóm, cách thức mà các cá nhân tương tác với nhau Trong nghiên cứu, nhiệm vụ quan trọng mà NVCTXH cần đánh

Trang 24

giá là sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm, đồng thời xác định liên hệ của nhóm với các hệ thống hỗ trợ bên ngoài Xác định mối liên hệ nào chặt chẽ, mật thiết và liên h ệ nào lỏng lẻo… để từ đó có giải pháp phát huy hay cải thiện, kết nối các hệ thống với nhau

Như vậy, nghiên cứu sử dụng thuyết hệ thống để xem xét mối tương tác giữa các thành viên trong nhóm và giữa nhóm với các hệ thống hỗ trợ khác Từ đó có những định hướng cho việc can thiệp nhóm Nghiên cứu lý thuyết hệ thống cho ta cái nhìn tổng quát hơn trong khi thực hiện các hoạt động tại Làng, có sự kết hợp giữa các nhóm hệ thống khác nhau như: Nhóm thân chủ, nhóm cán bộ nuôi dưỡng, nhóm giáo viên, nhóm y tế, cộng đồng dân cư xung quanh Làng trẻ để có cái nhìn tổng quát, khách quan hơn về thực trạng CTXH nhóm đồng thời đề ra những giải

pháp hữu hiệu có tính khả thi đối với hoạt độngCTXH nhóm của Làng

1.1.2 Lý thuyết nhu cầu của Maslow

Abraham Maslow (1908 – 1970) Nhà Tâm lý học người Mỹ , ông đươ ̣c thế giới biết đến như là nhà tiên phong t rong trường phái Tâm lý ho ̣c nhân văn (Humanistic psychology ) bởi hê ̣ thống lý thuyết về bâ ̣c thang nhu cầu của con người Ngay từ khi ra đời lý thuyết này có tầm ảnh hưởng rô ̣ng rãi và đã được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực khoa ho ̣c

Vào thời điểm đầu tiên của lý thuyết , Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo 5 cấp bâ ̣c Theo ông, khi con người thoả mãn các nhu cầu bậc thấp đến một mức độ nhất định sẽ nảy sinh các nhu cầu bậc cao hơn

Nhu cầu thể chất (Basic needs): Ăn, uống, hít thở không khí…

Nhu cầu an toàn (Safety needs): Tình yêu thương, nhà ở…

Nhu cầu tình cảm – xã hội (Social neesds): Nhu cầu được hòa nhâ ̣p

Nhu cầu được tôn trọng (esteem needs): Được chấp nhận có một vị trí trong

mô ̣t nhóm người, cô ̣ng đồng và xã hô ̣i…

Nhu cầu được thể hiê ̣n mình (Self-actualizing needs): Nhu cầu được hoàn

thiê ̣n, phát triển trí tuệ, được thể hiê ̣n kỹ năng và tiềm lực của mình

Maslow đã chia các nhu cầu thành hai cấp: cấp cao và cấp thấp Nhu cầu cấp thấp là các nhu cầu sinh học và nhu cầu an ninh/an toàn Nhu cầu cấp cao bao gồm các nhu cầu xã hội, tôn trọng, và tự thể hiện Sự khác biệt giữa hai loại này là các

Trang 25

nhu cầu cấp thấp được thỏa mãn chủ yếu từ bên ngoài trong khi đó các nhu cầu cấp cao lại được thỏa mãn chủ yếu là từ nội tại của con người [21]

Hình 1.1: Bậc thang nhu cầu của A.Maslow

Thông qua viê ̣c vận dụng lý thuyết nhu cầu của Maslow trong nghiên cứu giúp chúng ta tìm hiểu nhu cầu của TEBNCĐDC tại làng Hữu Nghị Việt Nam Những nhu cầu là những nhu cầu đã được đáp ứng, nhu cầu nào chưa được đáp ứng và cần

có sự ưu tiên cho nhu cầu nào là nhiều nhất Lý thuyết nhu cầu của Maslow không chỉ cho ta xác định được nhu cầu của nhóm trẻ mà còn cho ta biết nhu cầu của cán

bộ, nhân viên trong Làng trong việc nâng cao hiệu quả nuôi dạy các em Xác định

Nhu cầu đươ ̣c tôn tro ̣ng

Nhu cầu tình cảm:

Tình yêu thương, hòa nhập

Nhu cầu an toàn:

Được gắn bó, được bảo vệ…

Nhu cầu vật chất: Nhu cầu được sống, được ăn, uống,

giải tỏa căng thẳng

Nhu cầu hoàn thiện

Trang 26

được nhu cầu một cách chính xác để từ đó có thể đưa ra những biện pháp hỗ trợ đúng đắn nâng cao chất lượng cho việc nuôi dạy

1.2 Các khái niệm liên quan

1.2.1 Trẻ em khuyết tật

Trẻ khuyết tật (TKT) là những đứa trẻ bị tổn thương về cơ thể hoặc rối loạn các chức năng nhất định gây nên những khó khăn đặc thù trong các hoạt động học tập, vui chơi và lao động.[35]

1.2.2 Trẻ em bị nhiễm chất độc da cam

(Theo từ điển Tiếng Việt) Trẻ bị nhiễm chất độc màu da cam là những trẻ dưới

16 tuổi bị ảnh hưởng bởi chất độc đioxin từ những thế hệ trước đã từng tham gia chiến tranh và bị nhiễm chất độc màu da cam, các em phải chịu nhiều di chứng về mặt vật chất hoặc trí tuệ và đựơc hưởng một số trợ cấp của nhà nước cho trẻ bị nhiễm chất độc màu da cam.[32]

1.2.3 Hòa nhập cộng đồng

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ, NXB Đà Nẵng 2005: Hòa nhập đươ ̣c hiểu là tham gia hòa vào để không có sự tách biệt

Cộng đồng là một khái niệm được hình thành và phát triển trong quá trình lịch

sử Fesdinant Tonnies, nhà xã hội học người Đức (1887) đã đưa ra khái niệm cộng đồng truyền thống và mối quan hệ giữa xã hội và cộng đồng Theo F.M.Charton (1989) (Sociology Aconceptual approach, second edition- Allyn anh Bason): cộng đồng là một thuật ngữ dùng để mô tả một tổ chức xã hội có trình độ cao trong tổ chức và hoạt động Nó là một nơi, một tập thể địa lý, giống như một làng, một thành phố hay một trung tâm Một cộng đồng là một tổ chức xã hội có quan tâm đến những nhu cầu cơ bản như kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, chính trị, của các thành viên của mình F.H.Fichter khi nói về cộng đồng hoàn chỉnh, cho rằng cộng đồng có bốn yếu tố: Tương quan cá nhân mật thiết với những người khác, tương quan mặt đối mặt, tương quan thân mật Có sự liên hệ về tình cảm và cảm xúc nơi cá nhân trong những nhiệm vụ và công tác xã hội của tập thể Có sự hiến dâng trong tinh thần hoặc dấn thân đối vời những giá trị được tập thể coi là cao cả

và có ý nghĩa Một ý thức đoàn kết với những người trong tập thể Như vậy, khái

Trang 27

niệm “cộng đồng” là một thuật ngữ đa nghĩa Trong đề tài này, khái niệm “cộng đồng” được hiểu là cộng đồng xã hội có cùng sinh sống trong một đơn vị nhất định

và có chung những mối quan tâm như giáo dục, văn hóa, y tế, việc làm, lao động

Như vậy, hoà nhập cộng đồng có thể hiểu là cơ hội để tham gia và sống trong

cộng đồng như mọi người khác Hòa nhập cô ̣ng đồng là m ột quá trình chuẩn bị những điều cần và đủ để hoà nhập cộng đồng như: Học văn hoá, học nghề, được đặt trong cộng đồng; có tình bạn với các đồng nghiệp; có vai trò có ý nghĩa xã hội; tham gia vào các hoạt động giải trí và thể chất; tham gia vào tiến trình chính trị, và các khía cạnh khác của đời sống dân sự; tham gia vào các hoạt động tâm linh và tôn giáo…

Đối với trẻ em bị nhiễm chất độc hóa học tại Làng trẻ Hữu Nghị thì hòa nhập cộng đồng được xác định dựa trên những nhóm trẻ khác nhau có cùng nan đề Tuỳ từng mức độ khuyết tật và khả năng nhận biết khác nhau của từng nhóm đối tượng

mà khái niệm cộng đồng được hiểu khác nhau Đối với trẻ khuyết tật không có khả năng nhận biết thì hoà nhập cộng đồng chính là việc giúp trẻ có khả năng tự phục

vụ bản thân Đối với trẻ khuyết tật có khả năng nhận biết thì hoà nhập cộng đồng được hiểu là thời gian sống trong Làng và hết thời gian sống tại Làng trẻ, các em trở

về với cộng đồng có thể tự chăm sóc bản thân, có công việc mang la ̣i thu nh ập, có các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, cảm thấy mình gần gũi với xung quanh, không mặc cảm, không thu mình lại, phù hợp với cộng đồng nơi các em sinh sống và làm việc

1.2.4 Công tác xã hội

Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW): Công tác xã hội là hoạt động

nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ (Zastrow, 1996: 5) [11]

1.2.5 Phương pháp CTXH nhóm

Theo Tose Land và Rovas , CTXH nhóm là “hoạt động có đi ̣nh hướng theo

mục đích với những nhóm nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu cảm xúc về mặt xã hội và nhằm hình thành nhiê ̣m vụ Hoạt động này được định hướng cho các thành viên cá

Trang 28

nhân của một nhóm và cho nhóm nói chung trong một khuô n khổ của hê ̣ thống cung cấp di ̣ch vụ”

“CTXH nhóm trước hết phải được coi là một phương pháp can thiê ̣p của CTXH Đây là một tiến trình trợ giúp mà trong đó các thành viên trong nhóm được tạo cơ hội và môi trường có các hoạ t động tương tác lẫn nhau , chia sẻ những mối quan tâm hay những vấn đề chung , tham gia vào các hoạt động nhóm nhằm đạt được tới mục tiêu chung của nhóm và hướng đến giải quyết những mục đích của cá nhân thành viên giải tỏa những vấn đề khó khăn Trong hoạt động CTXH nhóm, một nhóm thân chủ được thành lập , sinh hoạt thường kỳ dưới sự điều phối của người trưởng nhóm (có thể là nhân viên xã hội và có thể là thành viên của nhóm ) và đặc biê ̣t là sự trợ giúp, điều phối của nhân viên xã hội [21]

1.2.5.1 Mục tiêu của CTXH nhóm

Khảo sát về các đặc điểm của cá nhân:

Thông qua các sinh hoạt nhóm, NVXH (tác viênnhóm), các nhóm viên có thể phát hiện nhu cầu/khả năng/hành vi của mỗi cá nhân trong nhóm thông qua sự bộc

lộ và tự đánh giá của ho (nhóm trẻ em/người lớn phạm pháp, nhóm cha mẹ nuôi, nhóm trẻ emđường phố) Từ những khám phá này, tác viên nhóm xây dựng chiến lược để đáp ứng nhu cầu, giúp chuyển đổi hành vi và giải quyết vấn đề

Duy trì và hỗ trợ cá nhân:

Cá nhân tham gia vào nhóm cảm thấy an toàn hơn Nhóm hỗ trợ cá nhân đương đầuvới những khó khăn trước hoàn cảnh xã hội (nhóm người khuyết tật, nhóm phụ huynh khuyết tật, nhóm sinh viên đi học xa nhà có nhu cầu rất mạnh tham gia nhóm cùnghoàn cảnh để chăm sóc cho nhau

Thay đổi cá nhân:

Nhóm có tác dụng giúp cá nhân thay đổi những hành vi cá biệt và phát triển nhân cách thông qua các yếu tố kiểm soát xã hội (nhóm vi phạm luật pháp nhằm tránh tái phạm trong tương lai), xã hội hoá (nhóm trẻ trong cơ sở tập trung học tập

kỹ năng xã hội để tái hòa nhập cộngđồng), hành vi tương tác (nhóm huấn luyện để

tự khẳng định); Giá trị và thái độ mới (nhóm sử dụng ma túy nhằm tác động đế thay đổi Giá trị và thái độ của họ), hoàn cảnh kinh tế (nhóm người thất nghiệpvới mục

Trang 29

đích tìm việc làm), cảm xúc và khái niệm về bản thân (nhóm phát triển lòng tự trọng, tăng năng lực)

Cung cấp thông tin, giáo dục :

Nhóm giáo dục sức khỏe, nhóm kỹ năng làm cha mẹ,nhóm tình nguyện viên

Nhóm giải trí:

Vui chơi để đền bù sự mất mát trong cuộc sống Nếu một người cô đơn hay suy nghĩ tiêu cực có thể có hành vi tiêu cực, buông xuôi; người khuyết tật hay có tâm trạng chán đời, mang hình ảnh bản thân thấp kém và sống tách biệt với những người xung quanh Chính môi trường sinh hoạt giải trí vui chơi trong nhóm giúp cho con người cảm thấy lạc quan hơn và tăng cường mối quan hệ.Tạo điều kiện cho

cá nhân có môi trường trung gian giữa cá nhân với một hệ thống xã hội: Nhóm bệnh nhân và bệnh viện, nhóm phụ nữ nghèo và Quỹ vay vốn, nhóm trẻ đường phố và trường học hay trung tâm dạy nghề

Thay đổi môi trường:

Nhóm trong dự án phát triển cộng đồng – nhóm ở cơ sở cải thiện chất lượng cuộc sống, nhóm phụ huynh của một trường học mẫu giáo

Thay đổi xã hội :

Nhóm giúp tăng cường nhận thức của cá nhân và xã hội về một vấn đề nào đó,

ví dụ: nhóm người khuyết mong muốn xã hội nhìn nhận họ như là người bình thường, tạo điều kiện và cơ hôi cho họ hòa nhập tốt hơn là coi họ như người cần phải cưu mang, bố thí Càng xem họ như vậy thì họ càng tuỉ thân, tự ti và cảm thấy

là gánh nặng cho xã hội Mục tiêu xã hội được lập bởi NVXH nằm trong một kế hoạch nhằm thay đổi hành vi,thái độ, niềm tin, thói quen, quan điểm, giúp thân chủ tăng năng lực để đối phó với những khó khăn trong cuộc sống Do tác động qua mối tương tác giữa các thành viên trong nhóm, mối tương tác này là công cụ chính dẫn đến sự thay đổi của nhóm viên, khác với CTXH cá nhân là mốiquan hệ tương tác

giữa thân chủ và NVXH.[21]

1.2.5.2 Một số mô hình tiếp cận trong công tác xã hội nhóm

Mô hình phát triển

Trang 30

Là mô hình hướng tới sự phát triển cho các thành viên nhóm có những khó khăn Nhóm cung cấp cơ hội và môi trường để cho các thành viên nh ận thức, mở mang và thay đổi suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của mình và những người khác.[2]

Ví dụ như nhóm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho phụ nữ bị bạo lực gia đình, các nhóm hoạt động vì các quyền của phụ nữ và trẻ em Nhóm phát triển nhấn mạnh nhiều đến sự tự hoàn thiện của bản thân cá nhân các thành viên trong nhóm

Mô hình nhân văn

Nguyên tắc chủ yếu của mô hình nhân văn trong CTXH là sự phấn đấu của các cán bộ xã hội nhằm giúp đỡ các thân chủ trên cơ sở tự nhận biết và hiểu được giá trị của cá nhân mình, hiểu được chính mình và đặc điểm ảnh hưởng của thế giới xung quanh tới họ Trong khuôn khổ của mô hình này, trước tiên người cán bộ xã hội cố gắng thuyết phục thân chủ quan tâm đến các vấn đề của chính mình, đến những mối quan hệ tốt đã có hoặc tin tưởng vào sự nỗ lực của bản thân

Trong mô hình nhân văn, NVCTXH cần chú ý đến kỹ năng lắng nghe tích

cực Lắng nghe tích cực là lắng nghe cả bằng tai , mắt và bằng tâm để không những

nắm bắt được những gì các thành viên nói bằng lời , thể hiê ̣n qua những cử chỉ không lời mà còn hiểu được tâm tư, tình cảm và suy nghĩ của thân chủ [21]

Mô hình hiện sinh

Cơ sở của mô hình hiện sinh là dựa vào các giải pháp hiện sinh và hiện tượng theo nguyên tắc: khi NVCTXH phân tích hành vi của thân chủ cần chú ý xem họ tiếp thu và thể hiện quan điểm của bản thân về thế giới xung quanh, cũng như việc

tự họ đánh giá tình trạng xã hội của bản thân như thế nào

Như vậy,, mỗi một mô hình CTXH đều dựa trên nền tảng lý thuyết CTXH , trong đó từng loại mô hình lại có cách thức nhìn nhận , đánh giá, đặc thù riêng căn cứ vào những cá biê ̣t của thân chủ và sự tương tác của NVCTXH với thân chủ 1.2.5.3 Phân loại nhóm

Nhóm giải trí:

Nhóm nhằm rèn luyện đạo đức và phát triển nhân cách Mỗi hình thức và nội dung giải trí được nhân viên xã hội (NVXH) chọn lựa đều có mục đích xã hội

Trang 31

(Trong nhà Mở, chiếu phim truyện cho trẻ xem hoặc kể chuyện cho trẻ nghe, sau đó cho các em thảo luận về nội dung, giúp trẻ phân biệt cái tốt/cái xấu cần tránh)

Nhóm giáo dục:

Giáo dục về kiến thức và kỹ năng (Nhóm các bà mẹ phòng chống suy dinh dưỡng cho con, nhóm chăn nuôi, nhóm đồngđẳngHIV/AIDS )

Nhóm tự giúp:

Nhóm hỗ trợ nhau để vượt khó (Nhóm người khuyết tật)

Nhóm đồng đẳng, nhóm cai nghiện ) Thường nhóm được NVXH giúp trong giai đoạn đầu, sau đó rút dần vai trò để nhóm tự đề ra các hoạt động, khi cần thiết thì NVXH mới can thiệp

Nhóm với mục đích xã hội hóa hay tái xã hội hóa

Ví dụ : Nhóm trẻ có hành vi không thích nghi (nhóm học sinh cá biệt tại trường học, nhóm trẻ đường phố ) Mục đích ở đây là phát triển nhân cách, giáo dục con người Đi từ thấp đến cao, có nhóm giải trí,nhóm kỹ năng cho trẻ em và thanh thiếu niên như hướng đạo, đội nhóm câu lạc bộ Nhưng ở đây khía cạnh tâm

lý xã hội được quan tâm nhiều chứ không chỉ chú trọng đến dạng kỹ năng Đối với trẻ em và thanh thiếu niên đây là một môi trường xã hội hóa bổ sung cho gia đình

và trường học hết sức quan trọng Trước tiên những nhu cầu cơ bản kể ở phần trên được đáp ứng để dần tới những nhân cách lành mạnh, sung mãn Kế đó sẽ có những con người biết hợp tác, cống hiến cho xã hội Đó là nói đến các đối tượng bình thường CTXH nhóm còn nhằm đặc biệt đến những thanh thiếu niên do hoàn cảnh đẩy đưa tới cuộc sống theo băng nhóm, phá quậy Bằng cách từ từ lôi cuốn họ tham gia vào các hoạt động giải trí, thể dục, thể thao, văn hóa xã hội, họ sẽ thay thế những hành vi chống xã hội bằng những hành vi tích cực Đó là mục đích tái xã hội hóa Công việc này tất nhiên rất khó khăn Thường thì các tác viên xã hội phải

“thâm nhập” các băng nhóm sẵn có để tìm hiểu từ từ và giúp thay đổi cơ chế của nhóm cũng như hướng tới các hoạt động mang tính tích cực xã hội Cũng có các nhóm được thành lập tại các trung tâm xã hội hay cộng đồng

Nhóm trị liệu:

Nhóm là môi trường chia sẻ cảm xúc và trao đổi những kinh nghiệm, những vấn đề gặp phải (Nhóm cai nghiện, nhóm giađình ).Nhóm gặp nhau định kỳ, trao

Trang 32

đổi, tâm sự những vấn đề của mình (thất bại trong cuộc sống, phản hồi, góp ý cho nhau, cá nhân nhìn thấy vấn đề rõ hơnvà có hướng giải quyết vấn đề) Ở đây là những đối tượng có vấn đề tâm lý mà thay vì chỉ dùng biện pháp cá nhân, sinh hoạt nhóm sẽ giúp thân chủ có điều kiện tâm lý xã hội tốt hơn để tự bộc lộ, thay đổi thái

độ, hành vi (nhóm nghiện ma túy đang trên đà phục hồi chẳng hạn) Khi vấn đề nằm

ở mối quan hệ như thành viên một gia đình, CTXH nhóm vừa giúp cá nhân có vấn

đề vừa giúp điều chỉnh lại mối quan hệ

Nhóm trợ giúp:

Nhóm giúp tăng cường khả năng đồng cảm với người khác (Nhóm đồng đẳng HIV/AIDS vừa là tự giúp nhau vừa tác động xã hội để xã hội hiểu biết và đồng cảm với họ, không phân biệt đối xử)

Nhóm hành động (nhằm cải tạo môi trường và điều kiện xã hội) Trong đời sống hàng ngày con người tự nguyện liên kết với nhau để giải quyết những vấn đề chung như cải thiện nhà ở, bảo vệ môi trường v.v hay các quyền lợi khác Ngày nay có nhiều nhóm gọi là “nhóm tự giúp” là các tổ chức do chính những người trước đó cần rất nhiều sự giúp đỡ của tổ chức và NVXH Đó là những cựu bệnh nhân các loại, những người khuyết tật, những người trước kia là nạn nhân xã hội đã

và đang vươn lên để thật sự tự giúp mà không còn phụ thuộc vào sự trợ giúp bên ngoài nữa.Người nghèo nhiều nơi đã liên kết tự giúp để thoát khỏi nghèo đói và đưa cộng đồng họ đi lên

Các tác giả phân chia CTXH nhóm theo nhiều cách, nhưng nói chung có thể gom lại vào ba hạng mục tổng hợp trên Thực chất ở mỗi loại có nhấn mạnh một khía cạnh như trị liệu, xã hội hóa, hay hành động nhưng không có ranh giới giữa ba cấp độ Nhóm người nghiện ma túy một khi được trị liệu có thể trở thành một nhóm hành động để giúp đỡ những người đồng cảnh Một nhóm hướng đạo khi trưởng thành tiếp tục các hoạt động vì lợi ích xã hội trong cộng đồng Đối với các nhóm hành động dù mục đích cuối cùng là hướng ngoại, là cải thiện môi trường xung

quanh [21, tr, 19-20]

Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả xác định loại hình nhóm đối với trẻ em

bị nhiễm chất độc da cam là nhóm xã hội hóa nằm trong mô hình phát triển Mô hình phát triển nhấn mạnh sự tự hoàn thiện của mỗi thành viên trong nhóm Vì vậy,

Trang 33

đây là mô hình khẳng định giá trị cao và là tiêu chuẩn để đánh giá mức độ thành công của CTXH nhóm đối với nhóm đối tượng Mô hình phát triển ứng dụng phổ biến đối với các đối tượng có nhu cầu nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng phó với các vấn đề nan giải, những bất thường, những mâu thuẫn xảy ra trong cuộc sống, nhấn mạnh đến khả năng tự nhận thức, tự xử lý tình huống dựa trên sự hiểu biết, phân tích, đánh giá, ra quyết định, thực hiện

1.2.6 Khái niệm nâng cao năng lực nhóm

Theo Peter Okley và Andrew Clayton: “Nâng cao năng lực là một thuật ngữ

để chỉ sự tăng lên của cá nhân, nhóm hay cộng đồng về mặt năng lực trước đây chưa được phát huy Trong phát triển, nâng cao năng lực như là một tiến trình tác động giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng đối mặt với những vấn đề của chính họ và giúp họ tự vượt qua những vấn đề đó.[31]

Năng lực nhóm còn được hiểu là: “Khả năng của một người hoặc một nhóm

người để thực hiện các chọn lựa có chủ đích – nghĩa là, người có khả năng dự tính

và chọn lựa các lựa chọn một cách có chủ đích”[21]

Xét một cách tổng thể: “Nâng cao năng lực được định nghĩa là quá trình tăng

cường năng lực của một cá nhân hoặc một nhóm người để thực hiện những lựa chọn

có chủ đích, để chuyển đối những lựa chọn đó thành những hành động mong muốn”

1.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

1.3.1 Khát quát lịch sử hình thành Làng Hữu Nghị Việt Nam

Làng Hữu Nghị Việt Nam được thành lập theo nguyện vọng của những người trước đây đã từng có những suy nghĩ và việc làm sai trái đối với Việt Nam, đã thức tỉnh lương tâm, ân hận và muốn được hợp tác góp phần xoa dịu nỗi đau của những nạn nhân trong chiến tranh trước đây Điều đó hoàn toàn phù hợp quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam là khép lại quá khứ, xóa bỏ hận thù, hướng tới tương lai Năm 1988, lần đầu tiên trở lại Việt Nam sau 13 năm kết thúc chiến tranh, ông George Mizo, một cựu chiến binh Mỹ tham gia chiến tranh ở Việt Nam có nguyện vọng xây dựng một biểu tượng của sự hàn gắn, hợp tác và hòa giải Trong những lần trao đổi đầu tiên với Ủy ban hòa bình Việt Nam, sáng kiến này được nhiệt liệt hoan nghênh Tháng 4/1992, dự án được lấy tên là “Làng Hữu Nghị Việt Nam”

Trang 34

Năm 1993, một số cựu chiến binh và những người thành tâm ở các nước Đức, Anh, Pháp, Nhật, Mỹ, Việt Nam cùng bàn bạc ra quyết định thành lập Ủy ban quốc

tế về Làng Hữu Nghị Việt Nam, mỗi nước có 01 Ủy ban quốc gia và ông George Mizo là chủ tịch Uỷ ban quốc tế đầu tiên của Làng Hữu Nghị và vào năm 2004, có thêm một nhóm ủng hộ làng ở Canada

Chức năng nhiệm vụ của Ủy ban quốc tế về Làng Hữu Nghị Việt Nam là soạn thảo nội dung xây dựng Làng theo bản thỏa thuận của dự án và vận động sự ủng hộ

về tài chính để xây dựng cũng như bảo đảm, duy trì, phát triển các hoạt động của Làng Hữu Nghị Ủy ban quốc gia Việt Nam thuộc Hội cựu chiến binh Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo và quản lý mọi hoạt động của Làng

Ngày 18/3/1998, 6 cựu chiến binh và 9 trẻ em đầu tiên đã được đưa đến Làng

Từ đó đến nay, 18/3 đã trở thành ngày truyền thống của Làng

Hai năm một lần các quốc gia thành viên sẽ có nhưng cuộc họp được diễn ra ngay tại Làng để phân bổ ngân sách và đánh giá kết quả đạt được

Tính cho đến nay, Làng Hữu Nghị Việt Nam đã đón chăm sóc được 600 cháu khuyết tật bị nhiếm chất độc màu da cam (6 - 20 tuổi), gần 3000 lượt các cựu chiến binh trong 3 năm gần đây ở khu vực miền Bắc tới điều dưỡng.[1]

1.3.2 Mục tiêu và chức năng của cơ sở

Mục tiêu

Làng Hữu Nghị đón nhận trẻ khuyết tật là con cháu của các cựu chiến binh về Làng chăm sóc, nuôi dưỡng Ngoài ra còn được giáo dục đặc biệt, giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp, dạy nghề, tạo điều kiện đề các cháu hòa nhập với cộng đồng Làng Hữu Nghị đón các bác cựu chiến binh về điều dưỡng - những người con một thời chiến đấu trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, bị nhiễm chất độc hóa học, hiện nay gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và bị suy giảm sức khỏe thể chất và tinh thần

Tổ chức các hoạt động vui chơi, nghỉ ngơi, giải trí phù hợp với các đối tượng đặc biệt, giúp họ cải thiện phần nào sức khỏe và nâng cao thể chất cũng như tinh thần, bù đắp một phần những mất mát, hậu quả mà chiến tranh để lại

Chức năng chính

Trang 35

Làng có chức năng điều dưỡng, chữa trị, phục hồi chức năng cho cựu chiến binh

bị hậu quả do nhiễm chất độc da cam/điôxin trong chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt

Nam hiện đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, bị suy giảm sức khỏe

Bên cạnh đó Làng có chức năng quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đặc biệt, giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề cho những trẻ khuyết tật chịu hậu quả của chất độc hóa học là con cháu của cựu chiến binh

1.3.3 Các chính sách CTXH tại Làng

1.3.3.1 Các đối tượng xã hội được chăm sóc

Làng Hữu Nghị là nơi nuôi dưỡng chăm sóc đón nhận những trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam Hằng năm thông qua Hội Cựu Chiến Binh ở các tỉnh từ Quảng Ngãi trở ra, Làng tiến hành xuống từng tỉnh để đón các cháu về nuôi, mỗi năm làng nhận nuôi khoảng 120 trẻ em là con em của cựu chiến binh Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam Tất cả các cán bộ nhân viên Làng Hữu Nghị cùng chung tay góp sức để mang lại những gì tốt đẹp nhất cho các em Làng thành lập đến nay được 15 năm nhưng đã tiếp nhận hơn 3500 lượt cựu chiến binh và hơn 600 lượt con

em của cựu chiến binh bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học

Trẻ khuyết tật

Tiêu chí đón nhận trẻ khuyết tật: Trẻ khuyết tật được đón nhận vào làng nuôi

dạy nằm trong độ tuổi từ 6- 20 tuổi là con của cựu chiến binh bị nhiễm chất độc màu da cam, có khả năng nhận biết Các em ở tại Làng từ 2 - 3 năm thì đổi 1 lần, ngoại trừ một số trường hợp gia đình các cháu gặp khó khăn thì ở lại lâu hơn Các

khuyết tật mà các em gặp phải như: Câm điếc, khuyết tật vận động, khuyết tật giác

quan, thiểu năng trí tuệ, đa khuyết tật

Các bác cựu chiến binh: Các cựu chiến binh với tiêu chí: Là nạn nhân chất

độc màu da cam, có chế độ của Nhà nước, không bị bệnh truyền nhiễm, bệnh hiểm nghèo Làng luôn duy trì khoảng 2 - 3 đoàn ở các địa phương khác nhau trong khu vực miền Bắc (20 người/đoàn), điều dưỡng tại Làng trong khoảng 1,5 tháng sau đó

lại đón một đoàn mới

1.3.3.2 Các hoạt động, dịch vụ được chăm sóc

Đối với trẻ khuyết tật

Trang 36

Có 5 lớp giáo dục đặc biệt được chia theo đặc điểm trình độ nhận thức khác nhau: GDĐB 1: Trí tuệ chậm phát triển nhất, GDĐB 2: Nhận thức hơn một chút, GDĐB 3: Có thể làm toán đơn giản, GDĐB 4 + 5: Có thể làm toán đố, tập đọc, tập viết, hướng dẫn các em những kỹ năng cơ bản để tự phục vụ, giúp các em hình thành ý thức và biết nghe lời, có 4 lớp học nghề gồm những em câm, điếc, dị tật vận động, có sự phát triển trí tuệ thì học tin học, thêu, làm hoa giả, may,…

Đối với các bác cựu chiến binh:

Các bác cựu chiến binh ở Làng sẽ được điều dưỡng, chữa trị, phục hồi phần nào sức khỏe, được chăm sóc về ăn uống, y tế, thuốc men, được đi thăm quan các di

tích lịch sử của thủ đô và tham gia các hoạt động sinh hoạt của Làng

1.3.3.3 Cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất của cơ sở

Cán bộ tại cơ sở bao gồm nhiều thành phần như cựu chiến binh, các cô giáo tốt nghiệp Sư phạm về giáo dục đặc biêt, mẹ nuôi chăm sóc cho trẻ Tất cả có khoảng 60 cán bộ công nhân viên

Các phòng ban:

Ban Giám đốc: 3 người bao gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc, phòng tài chính, tổ chức hành chính: Quản lý thủ tục đón, nhận và khi các đối tượng được chăm sóc rời khỏi Làng, trung tâm giáo dục, hướng nghiệp: Dạy nghề; dạy chữ, trung tâm y tế: chăm sóc và khám chữa bệnh định kỳ, hậu cần: Chăm lo ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh,…

Hệ thống tổ chức bộ máy của Làng Hữu Nghị Việt Nam

Sơ đồ 1.2 Bộ máy tổ chức của Làng Hữu Nghị Việt Nam

Trang 37

Hiện nay, số lượng cán bộ nhân viên Làng Hữu Nghị có 62 người, bao gồm: Ban giám đốc: 3 người, trung tâm y tế: 14 người, trung tâm giáo dục hướng nghiệp:

11 người, phòng tài chính: 3 người, phòng hành chính, quản trị 20 người, đội nuôi dưỡng 11 người Số căn bộ trong độ tuổi 24 – 50 tuổi chiếm 75% Đây là lực lượng lao động tương đối trẻ, là điều kiện thuận lợi để tiếp thu những cái mới Số nhân viên trong trung tâm giáo dục hướng nghiệp là 11 người, đa số các thầy cô đều tốt nghiệp khoa giáo dục đặc biệt của các trường đại học và cao đẳng, được tham gia tập huấn các khoá đào tạo về Công tác xã hội Đây là yếu tố thuận lợi để tiến hành trợ giúp cho trẻ Tuy nhiên với 120 học sinh đang học tập tại Làng thì số lượng giáo viên không đáp ứng đủ nhu cầu của các em

Cơ sở vật chất của cơ sở

Với nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa trị, dạy chữ, dạy nghề, phục hồi chức năng có thời hạn, tạo điều kiện hoà nhập cộng đồng cho một số con cựu chiến binh bị bệnh khuyết tật do hậu quả của bố mẹ bị nhiễm chất độc màu da cam/ dioxin Trong làng hiện có 120 em và các cựu chiến binh đang được nuôi dưỡng và phục hồi chức năng Các em tại đây được giúp đỡ một các khá toàn diện

Phòng hậu cần Hậu cần

Trang 38

cả về mặt vật chất lẫn tinh thần với mong muốn và hy vọng các em sớm bình phục hơn để có thể giảm bớt mặc cảm, tự ti hoà nhập với cộng đồng Cơ sở vật chất của làng phục vụ cho hoạt động công tác xã hội có tổng diện tích là 2,7 ha gồm: 1 nhà điều hành , 1 trung tâm y tế, 1 biệt thự , 1 nhà khách, 1trạm xá, 1 nhà ăn cho cán bộ công nhân viên và nhà nghỉ trưa ( G2), 2 nhà ở cựu chiến binh (G6, G7 ), 6 nhà ở các cháu ( từ T1 đến T6 ), 1 nhà ăn cựu chiến binh, 1 thư viện, 1 khu lớp học và trung tâm dạy nghề [1]

Để tạo điều kiện cho các em tham gia học tập, phục hồi chức năng đạt kết quả tốt nhất, Làng đã đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị cho các lớp học khá đầy đủ Diện tích các phòng học nghề là 40m2, riêng lớp may công nghiệp do có máy móc nên diện tích lớn nhất lên tới 60m2 Để phục vụ cho việc học tin học văn phòng của các em đi đôi giữa lý thuyết và thực hành, lớp vi tính được đầu tư 20 máy chất lượng cao, có máy chiếu Máy tính được kết nối internet để các em có thể tiếp cận thông tin Lớp thêu được trang bị 12 khung thêu Mỗi khung thêu 3 em có thể cùng ngồi thêu được Lớp may công nghiệp đã trang bị 30 máy may công nghiệp, bàn cắt, máy vắt sổ Ngoài những trang thiết bị đắt tiền, mỗi lớp còn được trang bị đầy đủ nguyên vật liệu phục vụ cho công tác dạy và học chữ như: vải lụa, kéo, kìm Trong hoạt động chữ trị phục hồi chức năng, Làng được trang bị nhiều máy siêu âm hiện đại, có phòng khám đa khoa Các em thường xuyên được thăm khám và phục hồi chức năng hàng ngày

Ngoài ra, trong khuôn viên của làng còn có một sân vui chơi cho trẻ em và sân chơi thể dục thể thao, một vườn rau sạch …Các trang thiết bị tương đối đầy đủ đảm bảo cho hoạt động của làng

Nguồn kinh phí hoạt động của làng từ ngân sách nhà nước chiếm 50% Nguồn kinh phí tài trợ từ các nước thành viên của ủy ban quốc tế làng Hữu Nghị chiếm 50% (Đức, Anh, Pháp, Nhật, Mỹ, Canada) Ngoài ra, làng còn nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong và ngoài nước và hiện vật Quy chế

và mô hình quản lý tài chính, tài sản thực hiện theo đúng quy chế và các chế độ tài chính của nhà nước Nhìn chung cơ sở vật chất của làng Hữu Nghị Việt Nam khá đầy đủ nhưng để tạo những điều tốt nhất cho các em ở làng phát triển toàn diện thì ban ngành, cơ quan cấp trên cần quan tâm nhiều hơn nữa giúp đỡ nhiều hơn nữa về

Trang 39

mặt vật chất cũng như tinh thần Như vậy mới đảm bảo và tạo điều kiện đầy đủ hơn nữa để làng không ngừng phát triển

1.4 Đặc điểm trẻ bị khuyết tật do nhiễm chất độc da cam tại Làng Hữu Nghị

Trẻ khuyết tật bị nhiễm chất độc da cam hầu hết có khiếm khuyết về cấu trúc, sai lệch về chức năng cơ thể dẫn đến gặp khó khăn nhất định trong hoạt động cá nhân, hoạt động xã hội và học tập theo chương trình giáo dục phổ thông Sự thiếu hụt về cấu trúc và hạn chế về chức năng ở trẻ khuyết tật biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau

Sự phát triển tâm lý (hành vi, nhân cách, ý thức thái độ, nhận thức, tình cảm,

giao tiếp…) của trẻ bị nhiễm chất độc da cam/dioxin bị chi phối bởi mức độ ảnh hưởng của khuyết tật tới trí tuệ, thể chất, và điều kiện ngoại cảnh tác động đến cuộc sống của trẻ Ở những trẻ ít bị ảnh hưởng tới trí tuệ có thể tự ý thức được đặc điểm

dị tật trên cơ thể và bệnh tật kèm theo, sự ảnh hưởng của chất độc da cam đến những thành viên khác trong gia đình và hoàn cảnh khó khăn của gia đình…là những nguyên nhân khiến trẻ trở nên tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh, thường sợ mình bị thất bại khi làm một việc gì đó, có thái độ bướng bỉnh, chống đối, sự hoà đồng với các bạn khi học ở trường hoà nhập có nhiều hạn chế, không thích tham gia vào các hoạt động mang tính tập thể, hoạt động nhóm lớn, khả năng hoà nhập cộng đồng, xã hội trở nên khó khăn nếu

không có sự trợ giúp

Trẻ khuyết tật trí tuệ bị ảnh hưởng nặng ít khi biết cách thể hiện khả năng, nhu cầu của mình vì vậy có cách thể hiện cảm xúc thường không phù hợp với hoàn cảnh, tâm lý không ổn định, một số hành vi bất thường xuất hiện đặc biệt với những trẻ đang ở tuổi dậy thì như ương bướng, phá phách, đánh bạn, khóc, bực tức, nói dối, có hành vi tự xâm hại, động kinh, nghỉ học Điều này tạo không ít khó khăn cho giáo viên trong quản lý lớp học và đảm bảo hiệu quả bài dạy

Ngoài ra, khả năng tập trung, chú ý, tư duy trừu tượng, của trẻ khuyết tật tương đối thấp Sự phân tán chú ý, ít tập trung vào công việc, thiếu tính kiên trì ảnh hưởng lớn tới kết quả học tập của các em

Trang 40

Tuy vậy, đời sống tình cảm của phần lớn trẻ khuyết tật bị nhiễm chất độc da cam được nuôi dưỡng tại Làng Hữu Nghị rất phong phú và có nhiều vẻ thể hiện rõ nhất trong tình bạn của các em Do hằng năm mới được về chơi với gia đình nên sự gắn bó tình cảm bạn bè tại đây ngày càng trở nên sâu sắc Các em sẵn sàng giúp đỡ nhau trong cuộc sống, trong học tập, thông cảm, vị tha, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, đồng cảm với khuyết tật và hoàn cảnh của nhau Ví dụ: Em Toàn bị bại não liệt cả hai chân phải ngồi xe lăn ngày nào cũng được bạn Lương bị não úng tuỷ đi lại cũng khó khăn hoặc bạn Hiệt bị chậm phát triển trí tuệ đẩy xe đưa đến lớp Có những tình bạn vượt mọi thử thách phát triển tới tầm cao hơn như em Nhẫn bị câm điếc quê ở Bắc Giang và em Hoà bị khuyết tật vận động quê ở Nam Định sau khi được nuôi dưỡng tại Làng, trở về với gia đình đã liên lạc với nhau và tiến đến hôn nhân Ưu điểm về đời sống tình cảm của trẻ là tiền đề giúp giáo viên có thể gắn kết các em lại với nhau, tạo nên những nhóm bạn cùng tiến, giúp đỡ, động viên nhau vươn lên trong học tập và cuộc sống [1]

1.5 Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về các chính sách đối với trẻ em khuyết tật nói chung và trẻ em bị nhiễm chất độc da cam nói riêng

1.5.1 Đối với trẻ em khuyết tật nói chung

Để khẳng định và bảo vệ quyền của người khuyết tật, đề cao trách nhiệm của các quốc gia, cộng đồng quốc tế trong việc quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ người khuyết tật, xóa bỏ mọi rào cản, tạo cơ hội để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, ngày 13/12/2006, Liên hợp quốc đã thông qua Công ước về quyền của người khuyết tật với quan điểm mọi tiếp cận về người khuyết tật đều dựa trên quyền để thúc đẩy, bảo

vệ và bảo đảm cho người khuyết tật được hưởng thụ đầy đủ và công bằng tất cả các quyền con người và các quyền tự do, đồng thời chú trọng đề cao phẩm giá vốn có của họ Việt Nam là một trong 150 nước đã ký tham gia Công ước này

Xác định tăng trưởng kinh tế gắn liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội trên nguyên tắc công bằng và tiến bộ, đứng trước thực trạng số lượng người khuyết tật lớn, Đảng và Nhà nước ta đã có các chính sách, pháp luật cụ thể và thiết thực

dành cho họ Điều 59 và Điều 67 Hiến pháp năm 1992 khẳng định: “… Nhà nước

và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em tàn tật được học văn hóa và học nghề phù hợp”;

Ngày đăng: 21/02/2017, 17:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bùi Thị Xuân Mai (2012), Giáo trình nhập môn công tác xã hội, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nhập môn công tác xã hội
Tác giả: Bùi Thị Xuân Mai
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
Năm: 2012
11. GS.TS. Phạm Huy Dũng, Bài giảng Công tác xã hội, lí thuyết và thực hành CTXH trực tiếp, 2006, NXB ĐH Sư Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Công tác xã hội, lí thuyết và thực hành CTXH trực tiếp
Nhà XB: NXB ĐH Sư Phạm
12. GS.TS.Trần Thị Minh Đức (2012), Giáo trình Tham vấn tâm lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tham vấn tâm lý
Tác giả: GS.TS.Trần Thị Minh Đức
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2012
13. G. Endrweit và G. Trommsdorff (2001), Từ điển xã hội học, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển xã hội học
Tác giả: G. Endrweit và G. Trommsdorff
Nhà XB: Nhà xuất bản Thế giới
Năm: 2001
15. Lê Chí An (1999), Nhập môn Công tác xã hội cá nhân, Đại học Mở Bán công, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn Công tác xã hội cá nhân
Tác giả: Lê Chí An
Năm: 1999
19. Mai Thị Kim Thanh, Nhập môn Công tác xã hội, Tài liệu tham khảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn Công tác xã hội
21. Nguyễn Thị Thái Lan (chủ biên) (2012), Giáo trình Công tác xã hội nhóm, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Công tác xã hội nhóm
Tác giả: Nguyễn Thị Thái Lan (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
Năm: 2012
22. Nguyễn Duy Nhiên (2010), Giáo trình Công tác xã hội nhóm, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Công tác xã hội nhóm
Tác giả: Nguyễn Duy Nhiên
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2010
25. Nguyễn Thị Quỳnh (2014), Nghiên cứu mô hình công tác xã hội tại Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Hà Cầu, Hà Đông, Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu mô hình công tác xã hội tại Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Hà Cầu, Hà Đông, Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Thị Quỳnh
Năm: 2014
26. Nguyễn Ngọc Toản (2011), “Xây dựng và hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên ở Việt Nam”, NXB Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Ngọc Toản
Nhà XB: NXB Đại học kinh tế quốc dân
Năm: 2011
27. Nguyễn Thị Kim Chung (2011), Kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo sinh khi thực tập giảng dạy tại trường trung học cơ sở, Luận văn thạc sỹ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo sinh khi thực tập giảng dạy tại trường trung học cơ sở
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Chung
Năm: 2011
28. Nguyễn Thu Trang (2011), Mô hình nhà xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cấp xã, nền tảng triết lý và những bài học rút ra, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình nhà xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cấp xã, nền tảng triết lý và những bài học rút ra
Tác giả: Nguyễn Thu Trang
Năm: 2011
29. Nguyễn Ngọc Lâm (2005), Tâm lý trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Trường Đa ̣i ho ̣c mở bán công thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Tác giả: Nguyễn Ngọc Lâm
Năm: 2005
31. Phạm Hương Thảo, Annika Johansson, Trần Minh Hằng (2006): Hậu quả xã hội của chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam “Dưới đám mây u ám của sự không hiểu hiết”; Tạp chí Dân tộc học, số 1 (139) 2006, tr.103-109 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dưới đám mây u ám của sự không hiểu hiết
Tác giả: Phạm Hương Thảo, Annika Johansson, Trần Minh Hằng
Năm: 2006
37. Tài liệu tập huấn về công tác bảo vệ , chăm sóc trẻ em (2009), Nhà xuất bản Lao đô ̣ng – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn về công tác bảo vệ , chăm sóc trẻ em
Tác giả: Tài liệu tập huấn về công tác bảo vệ , chăm sóc trẻ em
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao đô ̣ng – Xã hội
Năm: 2009
1. Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động của làng Hữu Nghị năm 2015 Khác
3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Luật người khuyết tật và một số văn bản luật liên quan, NXB Lao động – xã hội, (2010) Khác
4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2011), Thông tư số 04/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 2 năm 2011 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội Khác
5. Chính phủ (2013), Nghị định số 31/2013/NĐ- CP ngày 9 tháng 4 năm 2013 quy định chi tiết, hướng dẫn một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng Khác
7. Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật, (2007) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w