Trong những năm gần đây ở Việt Nam, nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề chăm sóc NCT, người cao tuổi thuộc hộ nghèo, người cao tuổi neo đơn, hỗ trợ sinh kế cho các nhóm đối tượng yếu thế,
Tổng quan tình hình nghiên cứu
NCT ở những nước đang phát triển phải đối mặt với nhiều khó khăn để đảm bảo cuộc sống Họ gặp khó khăn trước hết bởi sự suy giảm thể chất do quá trình lão hóa Bên cạnh đó, các loại bệnh tật phổ biến, bệnh hiểm nghèo, bệnh mới và việc di dân cũng như xu hướng đô thị hóa đã tác động tiêu cực đến đời sống của NCT.Dó đó, họ chính là một trong những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất Việt Nam cũng là quốc gia đang có tốc độ già hóa một cách nhanh chóng, do tuổi thọ bình quân ngày càng tăng trong khi tỷ suất sinh và tỷ suất chết giảm, liên quan tới những cải thiện đáng kể về y tế, dinh dưỡng và phát triển kinh tế-xã hội Tuy nhiên, già hóa dân số một cách nhanh chóng cũng tạo ra những thách thức lớn đối với Việt Nam Thời gian để Việt Nam chuyển đổi từ cơ cấu dân số “già hóa” sang cơ cấu dân số “già” sẽ ngắn hơn nhiều so với các quốc gia có trình độ phát triển cao
Trong những năm gần đây ở Việt Nam, nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề chăm sóc NCT, người cao tuổi thuộc hộ nghèo, người cao tuổi neo đơn, hỗ trợ sinh kế cho các nhóm đối tượng yếu thế, dưới nhiều góc nhìn khác nhau như quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề thích nghi và trải nghiệm hội nhập xã hội Các vấn đề về NCT nói chung và NCT neo đơn nói riêng luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, học giả trong và ngoài nước Trong phạm vi nghiên cứu luận văn này, tác giả lựa chọn và phân tích vài công trình nghiên cứu, bài viết, tạp chí, tiêu biểu như sau:
Luận văn Bùi Thị Thanh Hà 2015 “Hạn chế và thách thức của công tác xã hội trong chăm sóc NCT hiện nay”, đã nêu vai trò của công tác xã hội trong chăm sóc NCT, hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc NCT Vai trò của CTXH thể hiện ở hai hình thức: chăm sóc người già cô đơn trong các cơ sở bảo trợ xã hội và cung ứng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình và cộng đồng Liên quan đến 4 chủ thể chăm sóc NCT (nhà nước, gia đình, cộng đồng, và thị trường), Tác giả cũng đã nêu các mô hình chăm sóc NCT sau: Trung tâm bảo trợ xã hội là mô hình do Nhà nước trợ cấp hoàn toàn; Mô hình nhà dưỡng lão tư nhân - mang tính thị trường; Ở các địa phương có mô hình chăm sóc NCT tại cộng đồng bởi người thân trong gia đình, họ hàng, làng xóm… tác giả đã phân tích với thực trạng NCT hiện nay, công tác xã hội với người cao tuổi chú ý đến việc đào tạo cán bộ về y tế, tình nguyện viên, cung ứng dịch vụ công tác xã hội cho NCT, hướng đến mục tiêu an sinh cho NCT thông qua hoạt động chăm sóc họ CTXH như một hoạt động chuyên môn, đóng vai trò “cầu nối” chủ chốt, là phương tiện hiệu quả trong thực thi các chính sách ASXH, đảm bảo mục tiêu ASXH của đất nước Thông qua các chương trình, các mô hình, các dịch vụ CTXH và hoạt động thực tiễn của nhân viên CTXH hoạt động từ các cơ sở bảo trợ xã hội và gia đình, cộng đồng đảm trách các vai trò cụ thể để thúc đẩy an sinh và nâng cao chất lượng sống cho NCT Tuy nhiên nước ta sẽ có hàng triệu NCT cần đến sự hỗ trợ xã hội với các nhu cầu đa dạng Việc hoàn thiện hệ thống chính sách TCXH và hoàn thiện các chương trình cung ứng dịch vụ CTXH trong chăm sóc NCT là rất cần thiết nhằm đảm bảo an sinh và nâng cao chất lượng sống cho NCT Đặc biệt là quan tâm, chăm sóc NCT neo đơn rất cần thiết
Nghiên cứu của tác giả Phạm Vũ Hoàng 2013 “Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc NCT Việt Nam” tác giả đã nêu bốn nguồn lực chăm sóc NCT: gia đình, nhà nước và dịch vụ công, tổ chức tự nguyện và các tổ chức phi chính phủ, khu vực tư nhân không độc lập mà tác động hỗ trợ lẫn nhau Gia đình người thân là khu vực trung tâm, chăm sóc chính thức của nhà nước và cộng đồng đóng vai trò hỗ trợ Tác giả đã nghiên cứu 08 giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc NCT Việt Nam Qua đó các giải pháp nhằm giúp cải thiện, bổ sung, hoàn thiện chính sách NCT, củng cố và hoàn thiện năng lực, phát triển mạng lưới lão khoa trên toàn quốc, đảm bảo ASXH Những giải pháp mà tác giả nghiên cứu giúp NCT tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn, tìm được việc làm phù hợp, cuộc sống được cải thiện, đồng thời tác giả cũng đưa ra những đề xuất mới: Tăng cường sự giám sát của các bộ ngành trong quá trình triển khai chương trình, chính sách chăm sóc NCT Đẩy mạnh sự tham gia của Hội NCT tại địa phương trong quá trình giám sát thực hiện Luật NCT, đổi mới phương thức tuyên truyền nâng cao chất lượng chăm sóc NCT từ phương thức truyền thông giáo dục sang phương thức truyền thông chuyển đổi hành vi theo nhóm đối tượng đích và hành vi cụ thể, Khi hệ thống ASXH mới tập trung hỗ trợ cho một bộ phận NCT qua bảo hiểm xã hội và trợ giúp xã hội, bên cạnh việc cải cách bảo hiểm xã hội và đầu tư có hiệu quả quỹ bảo hiểm xã hội, tổ chức “quỹ tiết kiệm cho tuổi già” trên đóng góp bắt buột của mỗi công dân sẽ tăng cường trách nhiệm cá nhân, đảm bảo ASXH và nâng cao chất lượng chăm sóc NCT Tổ chức triển khai mô hình “Trung tâm chăm sóc NCT ban ngày” tại cộng đồng
Như vậy tác giả đã làm rõ hệ thống lý luận về NCT, chăm sóc và chất lượng chăm sóc NCT Trên cơ sở phân tích các đặc điểm cơ bản của NCT và đánh giá thực trạng chất lượng chăm sóc NCT nói chung và trong các mô hình chăm sóc NCT tại cộng đồng, tác giả đã đưa ra một số quan điểm, phương hướng và đề xuất
8 nhóm giải pháp lớn với nhiều giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc NCT Việt Nam Tác giả cũng đưa ra 3 nhóm kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và các Bộ/ngành có liên quan, chính quyền địa phương để thực hiện thành công các giải pháp Đối với nghiên cứu Tác giả Phan Thị Thúy Hà đã nghiên cứu nguyên nhân căng thẳng của NCT và từ đó tác giả đã nghiên cứu cách ứng phó với căng thẳng dựa vào sự hỗ trợ xã hội của NCT: Ứng phó với căng thẳng của NCT dựa vào sự hỗ trợ của người vợ/chồng Khi có căng thẳng, trên 50% NCT tìm đến sự hỗ trợ của vợ/chồng mình, trong đó có 3 phương thức được sử dụng nhiều nhất là: dành thời gian chăm sóc cho nhau; an ủi, động viên vợ/chồng vượt qua khó khăn; và cùng giải quyết việc gia đình, ứng phó với căng thẳng của NCT dựa vào sự hỗ trợ của con cái và anh, chị em ruột Khi có căng thẳng, phương thức được NCT thực hiện nhiều nhất là giúp đỡ con cháu nội trợ, trông nom nhà cửa (86%) Bởi khi NCT vui chơi, chuyện trò với trẻ em sẽ cảm thấy vui vẻ, yêu đời hơn và giảm nỗi lo lắng, căng thẳng của bản thân Ứng phó với căng thẳng của NCT dựa vào sự hỗ trợ của bạn bè Sau gia đình, bạn bè là cách thức ứng phó với căng thẳng được NCT sử dụng Kết quả cho thấy, 46% NCT khi căng thẳng có lựa chọn phương thức tìm hiểu thông tin, kiến thức từ bạn bè là rất quan trọng Ứng phó với căng thẳng của NCT dựa vào sự hỗ trợ của các chuyên gia, tổ chức xã hội, cộng đồng
Nghiên cứu về “an sinh xã hội ở Việt Nam sau 30 năm đổi mới và định hướng đến 2030” Tác giả Đặng Nguyễn Anh đã dự báo bối cảnh phát triển của xã hội trong những thập niên tới, Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều rủi ro mới về kinh tế, xã hội và môi trường với quy mô và tần suất ngày càng lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và phúc lợi của người dân, đặc biệt là các rủi ro về thiên tai, lũ lụt, biến đổi khí hậu, sự già hóa dân số Nhiều rủi ro rình rập như đau ốm, tai nạn, thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, luôn là những cú sốc đối với người nghèo, các nhóm yếu thế, đe dọa tính mạng và an sinh xã hội Từ những dự báo bối cảnh phát triển của xã hội trong những thập niên tới tác giả đã nghiên cứu hoàn thiện chính sách ASXH là hỗ trợ người dân tham gia các loại hình bảo hiểm như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp Như vậy, bảo hiểm xã hội, bao gồm cả bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp là hợp phần quan trọng của hệ thống ASXH, vận hành theo nguyên tắc đóng - hưởng Hiện nay, bảo hiểm xã hội ở nước ta chưa đạt được mức độ che phủ toàn dân, ngay cả khi chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện được triển khai từ năm 2008 Cần tính toán các mức đóng - hưởng để đảm bảo sự bền vững tài chính của an sinh xã hội, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người tham gia Cần mở rộng tạo điều kiện cho đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội Đồng thời, nâng cao chất lượng bảo hiểm nhằm khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm và đảm bảo an sinh xã hội lúc tuổi già thông qua hệ thống lương hưu
Ngoài các chính sách tham gia các loại hình bảo hiểm, tác giả cũng nghiên cứu chính sách trợ giúp xã hội là sự đảm bảo và giúp đỡ của nhà nước, sự hỗ trợ của nhân dân và cộng đồng quốc tế về thu nhập và các điều kiện sinh sống đối với các đối tượng bị lâm vào cảnh rủi ro, bất hạnh, nghèo đói, thiệt thòi, yếu thế khi họ không đủ khả năng tự lo được cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình Sự trợ giúp có thể bằng tiền mặt hoặc hiện vật, mang tính khẩn thiết Tùy mức độ và tính chất mà chia thành trợ giúp xã hội thường xuyên và không thường xuyên (đột xuất) Kinh phí trợ giúp do ngân sách nhà nước và sự đóng góp của các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư Trợ cấp xã hội là hoạt động chính của trợ giúp xã hội, được điều chỉnh và bổ sung phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng huy động ngân sách Hình thức cấp chủ yếu là cứu trợ thiên tai, thảm họa và trợ giúp nhân đạo đối với các nhóm yếu thế và đối tượng chính sách xã hội Định hướng cần thực hiện là đảm bảo điều kiện sống tối thiểu, giảm dần sự bao cấp của Nhà nước Điều quan trọng là công tác trợ giúp xã hội phải minh bạch, công bằng, đúng đối tượng Như vậy Việt Nam đang nỗ lực xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm đảm bảo sự gắn kết xã hội, xây dựng xã hội đồng thuận, thúc đẩy quyền cùng phát triển của các giai tầng, xử lý tốt các mâu thuẫn xã hội nảy sinh Cần có hệ thống quản lý để đảm bảo công bằng và giải quyết các mong muốn khác nhau trong quá trình phát triển và xây dựng các thể chế thị trường từ nay đến năm 2030
Nghiên cứu“Vai trò của nhân viên công tác xã hội với người cao tuổi tại cộng đồng” của tác giả Nguyễn Thị Tuyết đã triển khai nghiên cứu tại địa bàn Thị trấn Neo – huyện Yên Dũng – tỉnh Bắc Giang, thông qua đó giúp cho tác giả nghiên cứu đề tài có cái nhìn tổng quan về thực trạng công tác hỗ trợ, chăm sóc và phát huy vị trí vai trò của người cao tuổi; nhu cầu của người cao tuổi; vai trò của nhân viên công tác xã hội tại địa bàn thị trấn Đồng thời đánh giá các nguồn lực của cộng đồng trong việc trợ giúp người cao tuổi Từ đó có thể đưa ra được những giải pháp tối ưu trong trợ giúp người cao tuổi, đáp ứng được những mong muốn, nguyện vọng của người cao tuổi giúp cho người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích, trở thành tài sản, vốn quý của gia đình và xã hội
Nghiên cứu phúc lợi xã hội của Nguyễn Đức Lộc – Nguyễn Văn Hiệp tác giả đã phân tích rõ về an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, bảo trợ xã hội, trợ cấp xã hội:
Khi xã hội thay đổi, đời sống, hoàn cảnh của người dân cũng thay đổi theo Để tiếp tục đáp ứng chọn sự phát triển của xã hội, trong “kế hoạch bảy năm về kinh tế - xã hội” năm 1979, Nhật bản đưa ra một định nghĩa khác: phúc lợi xã hội là hoàn thiện cơ sở y tế, khám chữa bệnh, xây dựng trung tâm dành cho người già, bị liệt, người thần kinh nặng với mục đích là tạo điều kiện cho người già và người thần kinh tham gia vào đời sống xã hội, đưa ra các chính sách động viên, khuyến khích, bổ sung và mở rộng dịch vụ tại nhà, dịch vụ dài ngày, dịch vụ ngắn hạn, phục vụ chức năng cho người già, người tàn tật, giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
Theo nhóm tác giả Phạm Văn Sáng, Ngô Văn Minh, Bùi Văn Huyền, Nguyễn Anh Dũng đưa ra khái niệm an sinh xã hội xuất hiện rất sớm ở Mỹ (1935)
“An sinh xã hội được hiểu là sự bảo đảm của xã hội nhằm bảo tồn nhân cách cùng giá trị cá nhân, đồng thời tạo lập cho con người một đời sống sung mãn và hữu ích để phát triển con người Trong hiến chương Đại Tây Dương, an sinh xã hội được hiểu là sự bảo đảm thực hiện quyền con người trong hòa bình, được tự do làm ăn, cư trú, di chuyển, phát triển chính kiến trong khuôn khổ pháp luật, được bảo vệ và bình đẳng trước pháp luật, được học tập, làm việc nghỉ ngơi, có nhà ở, được chăm sóc y tế và bảo đảm thu nhập nhằm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu khi bị rủi ro, thai sản hoặc tuổi già
Hai nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Khiêm và Nguyễn Hữu Hải đã đưa ra định nghĩa: “ bảo trợ xã hội là sự trợ giúp trực tiếp cho các hộ gia đình nghèo và dễ tổn thương, bảo hiểm xã hội và các hoạt động khác nhằm giảm tính dễ tổn thương gây ra bởi những nguy cơ như thất nghiệp, tuổi già và khuyết tật
Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thị Lan Hương, Đặng Kim Chung, Lưu Quang Tuấn, Nguyễn Bích Ngọc, Đặng Hà Thu, đến năm 2020, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc mở rộng hệ thống trợ cấp xã hội (ASXH) Nâng cao hiệu quả trợ giúp xã hội, mở rộng đối tượng thụ hưởng, tăng mức trợ cấp xã hội thường xuyên phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước Đến năm 2015, đã có hơn 2,6 triệu người được hưởng TCXH thường xuyên, chiếm 2,7% dân số, trong đó người cao tuổi chiếm 1,3 triệu người, tương đương 50% số người cao tuổi Mục tiêu đến năm 2020 là có khoảng 3 triệu người được hưởng TCXH thường xuyên, chiếm 3% dân số, trong đó trên 30% là người cao tuổi.
Theo nghiên cứu năm 2016 của tác giả Lê Thị Huyền, công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi Nghiên cứu này được thực hiện tại Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức (Hà Nội).
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng đời sống và những chính sách hỗ trợ đối với người cao tuổi neo đơn trên địa bàn xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương Từ đó, vận dụng kiến thức và kỹ năng của CTXH thông qua mô hình CTXH cá nhân để hỗ trợ một trường hợp thân chủ NCT neo đơn, giúp họ vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống; và đề xuất một số biện pháp cải thiện hoạt động công tác xã hội với người cao tuổi neo đơn.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác xã hội, công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm, người cao tuổi, người cao tuổi neo đơn, chính sách xã hội dành cho NCT
- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng công tác xã hội với người cao tuổi neo đơn và những yếu tố ảnh hưởng trong hỗ trợ người cao tuổi neo đơn tại xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
- Áp dụng công tác xã hội cá nhân vào việc hỗ trợ người cao tuổi neo đơn khắc phục khó khăn và ổn định cuộc sống
- Vận động cộng đồng, các tổ chức xã hội chung tay hỗ trợ người cao tuổi neo đơn bằng vật chất và tinh thần, tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí, giao lưu văn hóa phù hợp với nhu cầu người cao tuổi.- Tạo điều kiện cho người cao tuổi neo đơn tham gia các hoạt động xã hội, tăng cường kết nối với cộng đồng, tránh tình trạng cô đơn, lạc lõng.- Xây dựng mô hình "Ngôi nhà chung" để cung cấp dịch vụ chăm sóc toàn diện cho người cao tuổi neo đơn, tạo môi trường sống an toàn, ấm áp, có điều kiện sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe tốt, đồng thời tổ chức các hoạt động giao lưu, giải trí để nâng cao đời sống tinh thần.- Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên xã hội làm công tác chăm sóc người cao tuổi neo đơn, trang bị kiến thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người cao tuổi.
Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác xã hội với người cao tuổi neo đơn
- Khách thể nghiên cứu: Người cao tuổi neo đơn
Về thời gian: Thời gian thực hiện dự kiến từ tháng 12/2022 đến tháng 9/2023
Về không gian: Đề tài được thực hiện tại xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
Về nội dung: Đề tài tập trung vào các vấn đề:
+ Vai trò của CTXH trong việc hỗ trợ người cao tuổi neo đơn tiếp cận thêm các nguồn lực, nâng cao cuộc sống được tốt hơn
+ Vai trò của CTXH trong hỗ trợ người cao tuổi neo đơn tiếp cận các chính sách xã hội dành cho người cao tuổi
+ Sử dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân là phương pháp tác động giúp người cao tuổi neo đơn khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thông qua những tài liệu sẵn có như thông tin từ nguồn sách, báo, tạp chí, tác giả luận văn đã thực hiện thu thập các thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu như các văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo về thực hiện chính sách cho NCT neo đơn, các lý thuyết vận dụng để phân tích thực trạng trong hỗ trợ chính sách cho NCT tại xã.
Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát là phương pháp thu thập thông tin thông qua các tri giác như nghe, nhìn để thu thập các thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp quan sát nhằm thu thập, bổ sung thông tin còn thiếu và kiểm tra độ tin cậy của các thông tin qua việc quan sát đặc điểm, tâm sinh lý, thể trạng, sức khỏe, thể chất, hoàn cảnh sống, thái độ của người cao tuổi neo đơn cụ thể:
Quan sát môi trường sống, giao tiếp, tâm lý người cao tuổi neo đơn; quan sát thực trạng kinh tế - văn hóa - xã hội địa phương; thái độ của cộng đồng, gia đình, chính quyền đối với chính sách về người cao tuổi Những quan sát này bổ sung dữ liệu định lượng và định tính, giúp hiểu rõ hơn về vấn đề người cao tuổi neo đơn.
Phương pháp phỏng vấn sâu
Thuật ngữ phỏng vấn (Interview) đã được sử dụng khá rộng rãi cả trong cuộc sống và trong nghiên cứu khoa học Theo cách hiểu thông thường, phỏng vấn là sự tiếp xúc trao đổi giữa chủ thể (người phỏng vấn) và khách thể (người được phỏng vấn, người trả lời) Nội dung phỏng vấn cần phải được chuẩn bị trước, phải tuân thủ theo mục tiêu nghiên cứu, theo đối tượng đã được ghi nhận trong chương trình nghiên cứu Nhà nghiên cứu cần phải được chuẩn bị ở mức độ kỹ lưỡng về kỹ năng và chuyên môn, việc ghi chép cũng cần thực hiện có hệ thống theo chương trình được chuẩn bị từ trước để tạo điều kiện tốt nhất cho xử lý thông tin sau này Nguồn thông tin trong phỏng vấn sâu không chỉ đơn thuần là những câu trả lời phản ánh ý thức, quan điểm của khách thể, mà còn bao gồm cả các yếu tố khác như hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ thân thể của người trả lời mà người phỏng vấn quan sát được trong suốt quá trình tiếp xúc Phương pháp phỏng vấn sâu không những giúp nhà nghiên cứu thâm nhập được vào cộng đồng khách thể nghiên cứu, hiểu biết và phản ảnh được bản chất vấn đề, mà còn thực sự là những nghiên cứu từ bên trong (cách nhìn của người trong cuộc)
5.4 Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm thu thập thông tin sơ cấp Công cụ thu thập thông tin là bảng hỏi đã được soạn thảo với những câu hỏi và ghi nhận lại thông tin từ người được khảo sát Mỗi câu hỏi được chia ra thành các thang điểm để đánh giá mức độ ảnh hưởng của vấn đề được đặt ra Người được khảo sát trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào ô tương ứng theo quy ước có sẵn (tùy thuộc vào từng câu hỏi và gợi ý trả lời) Đề tài nghiên cứu đã chọn mẫu và tổ chức khảo sát trên 100 NCT tại xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
5.5 Phương pháp công tác xã hội cá nhân
Mục đích của công tác xã hội với cá nhân là nhằm giúp cá nhân, gia đình phục hồi, củng cố và phát triển các chức năng xã hội, giúp họ giải quyết vấn đề, cải thiện tình hình của họ thông qua sự tham gia tích cực và phát huy tiềm năng của cá nhân và xã hội vào quá trình giải quyết vấn đề
Trong đề tài này tác giả chọn 01 trường hợp NCT neo đơn tại xã Phước Hòa và vận dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân gồm 5 bước (tiếp nhận ca và xác định vấn đề ban đầu, thu thập thông tin, chẩn đoán, lập kế hoạch, triển khai kế hoạch, lượng giá – kết thúc) để can thiệp trợ giúp cho trường hợp này
5.6 Phương pháp thống kê xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệu là việc thống kê, khai thác có hiệu quả các số liệu; từ đó rút ra được những nhận xét, kết luận khoa học có tính khách quan đối với vấn đề nghiên cứu Học viên xử lý thông tin theo chương trình phần mềm của SPSS để phân tích thực trạng người cao tuổi neo đơn trên địa bàn xã Phước Hòa; phát hiện, đề xuất, thiết kế và tổ chức thực hiện mô hình CTXH cá nhân can thiệp, hỗ trợ hiệu quả cho cao tuổi neo đơn
6 Kết quả nghiên cứu dự kiến
Thu thập được những thông tin cụ thể, chính xác, có cơ sở khoa học về thực trạng những vấn đề người cao tuổi neo đơn đang gặp phải, vai trò của nhân viên công tác xã hội và những nguyên nhân, hậu quả của người cao tuổi neo đơn trên địa bàn xã Phước Hòa – huyện Phú Giáo – tỉnh Bình Dương
7 Đóng góp của nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về người cao tuổi neo đơn trên địa bàn xã Phước Hòa có thể đóng góp rất nhiều cho xã hội và cung cấp thông tin quan trọng để đưa ra các biện pháp hỗ trợ và chăm sóc tốt hơn cho nhóm người này Dưới đây là một số đóng góp quan trọng của đề tài nghiên cứu về người cao tuổi neo đơn:
Thứ nhất, hiểu rõ về tình hình và thực trạng: Nghiên cứu về người cao tuổi neo đơn giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng về tình hình và thực trạng của nhóm người này Nó cung cấp thông tin về số lượng, đặc điểm, tình trạng sức khỏe, tài chính và các vấn đề khác mà người cao tuổi neo đơn đang đối mặt Điều này giúp chúng ta nhận ra quy mô và phạm vi của vấn đề và tạo ra các giải pháp phù hợp
Thứ hai, định hướng chính sách và chương trình: Nghiên cứu về người cao tuổi neo đơn cung cấp căn cứ khoa học để đưa ra các chính sách và chương trình hỗ trợ và chăm sóc cho nhóm người này Dựa vào các kết quả nghiên cứu, chính phủ và các tổ chức có thể xây dựng các chương trình hỗ trợ tối ưu và phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của người cao tuổi neo đơn
Thứ ba, phát triển các dịch vụ và chương trình hỗ trợ: Kết quả của nghiên cứu có thể cung cấp thông tin quan trọng để phát triển các dịch vụ và chương trình hỗ trợ mới cho người cao tuổi neo đơn Nghiên cứu có thể chỉ ra những lỗ hổng trong các dịch vụ hiện có và đề xuất các cải tiến và phát triển mới để đáp ứng nhu cầu của nhóm người này
Thứ tư, nâng cao nhận thức và hiểu biết: Nghiên cứu về người cao tuổi neo đơn có thể tăng cường nhận thức và hiểu biết của cộng đồng về tình trạng và các vấn đề mà nhóm người này đang đối mặt Nó có thể giúp loại bỏ các định kiến và tạo ra sự nhân ái và sự chăm sóc đối với người cao tuổi neo đơn
Thứ năm, tạo ra cơ sở để nghiên cứu và phát triển tiếp: Nghiên cứu về người cao tuổi neo đơn tạo ra cơ sở để tiếp tục nghiên cứu và phát triển trong tương lai
Bài báo khuyến khích các nhà nghiên cứu và chuyên gia liên quan khám phá sâu hơn về các vấn đề liên quan, từ đó đưa ra các giải pháp tiên tiến hơn.
8 Bố cục luận văn nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác xã hội với người cao tuổi neo đơn Chương 2: Thực trạng công tác xã hội với người cao tuổi neo đơn tại xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
Chương 3: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi neo đơn và đề xuất các biên pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội với người cao tuổi neo đơn tại xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI
NGƯỜI CAO TUỔI NEO ĐƠN 1.1 Các lý thuyết áp dụng
1.1.1 Lý thuyết hệ thống sinh thái
Phương pháp công tác xã hội cá nhân
Mục đích của công tác xã hội với cá nhân là nhằm giúp cá nhân, gia đình phục hồi, củng cố và phát triển các chức năng xã hội, giúp họ giải quyết vấn đề, cải thiện tình hình của họ thông qua sự tham gia tích cực và phát huy tiềm năng của cá nhân và xã hội vào quá trình giải quyết vấn đề
Trong đề tài này tác giả chọn 01 trường hợp NCT neo đơn tại xã Phước Hòa và vận dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân gồm 5 bước (tiếp nhận ca và xác định vấn đề ban đầu, thu thập thông tin, chẩn đoán, lập kế hoạch, triển khai kế hoạch, lượng giá – kết thúc) để can thiệp trợ giúp cho trường hợp này.
Phương pháp thống kê xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệu là việc thống kê, khai thác có hiệu quả các số liệu; từ đó rút ra được những nhận xét, kết luận khoa học có tính khách quan đối với vấn đề nghiên cứu Học viên xử lý thông tin theo chương trình phần mềm của SPSS để phân tích thực trạng người cao tuổi neo đơn trên địa bàn xã Phước Hòa; phát hiện, đề xuất, thiết kế và tổ chức thực hiện mô hình CTXH cá nhân can thiệp, hỗ trợ hiệu quả cho cao tuổi neo đơn
6 Kết quả nghiên cứu dự kiến
Thu thập được những thông tin cụ thể, chính xác, có cơ sở khoa học về thực trạng những vấn đề người cao tuổi neo đơn đang gặp phải, vai trò của nhân viên công tác xã hội và những nguyên nhân, hậu quả của người cao tuổi neo đơn trên địa bàn xã Phước Hòa – huyện Phú Giáo – tỉnh Bình Dương
7 Đóng góp của nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về người cao tuổi neo đơn trên địa bàn xã Phước Hòa có thể đóng góp rất nhiều cho xã hội và cung cấp thông tin quan trọng để đưa ra các biện pháp hỗ trợ và chăm sóc tốt hơn cho nhóm người này Dưới đây là một số đóng góp quan trọng của đề tài nghiên cứu về người cao tuổi neo đơn:
Thứ nhất, nghiên cứu thực trạng người cao tuổi neo đơn giúp nắm rõ tình hình của đối tượng này Nghiên cứu cung cấp thông tin về số lượng, đặc điểm, sức khỏe, tài chính và các vấn đề mà họ gặp phải Nhờ vậy, chúng ta có cái nhìn bao quát về quy mô và mức độ nghiêm trọng của vấn đề, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp.
Thứ hai, định hướng chính sách và chương trình: Nghiên cứu về người cao tuổi neo đơn cung cấp căn cứ khoa học để đưa ra các chính sách và chương trình hỗ trợ và chăm sóc cho nhóm người này Dựa vào các kết quả nghiên cứu, chính phủ và các tổ chức có thể xây dựng các chương trình hỗ trợ tối ưu và phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của người cao tuổi neo đơn
Thứ ba, nghiên cứu có vai trò quan trọng trong việc phát triển các dịch vụ và chương trình hỗ trợ người cao tuổi neo đơn Kết quả nghiên cứu xác định những thiếu hụt trong các dịch vụ hiện hành, từ đó đề xuất những cải tiến, sáng kiến mới phù hợp với nhu cầu của nhóm đối tượng này.
Thứ tư, nâng cao nhận thức và hiểu biết: Nghiên cứu về người cao tuổi neo đơn có thể tăng cường nhận thức và hiểu biết của cộng đồng về tình trạng và các vấn đề mà nhóm người này đang đối mặt Nó có thể giúp loại bỏ các định kiến và tạo ra sự nhân ái và sự chăm sóc đối với người cao tuổi neo đơn
Thứ năm, tạo ra cơ sở để nghiên cứu và phát triển tiếp: Nghiên cứu về người cao tuổi neo đơn tạo ra cơ sở để tiếp tục nghiên cứu và phát triển trong tương lai
Nó khuyến khích các nhà nghiên cứu và chuyên gia liên quan tới tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề liên quan và đưa ra các giải pháp tiến bộ hơn
8 Bố cục luận văn nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác xã hội với người cao tuổi neo đơn Chương 2: Thực trạng công tác xã hội với người cao tuổi neo đơn tại xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
Chương 3: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi neo đơn và đề xuất các biên pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội với người cao tuổi neo đơn tại xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI
NGƯỜI CAO TUỔI NEO ĐƠN 1.1 Các lý thuyết áp dụng
1.1.1 Lý thuyết hệ thống sinh thái
Lý thuyết hệ thống được đề xướng năm 1940 bởi nhà sinh vật học nổi tiếng Ludwig von Bertalanffy Ông sinh năm 1901 tại Vienna, mất năm 1972 tại NewYork – Mỹ Sau này lý thuyết hệ thống được các nhà khoa học khác nghiên cứu và phát triển như Hanson (1995), Siporin (1980), Macoske (1981) Đây là một lý thuyết sinh học cho rằng, mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống, được tạo nên từ các tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một phần của hệ thống lớn hơn Do đó, con người là một bộ phận của xã hội, đồng thời cũng được tạo nên từ các phần tử nhỏ hơn Từ lĩnh vực sinh học, các nguyên tắc của lý thuyết này được chuyển sang việc giải quyết những vấn đề của các chuyên ngành khác, trong đó có các ngành thuộc khoa học xã hội, nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với con người
Lý thuyết hệ thống sinh thái nhấn mạnh rằng hành vi và sự phát triển của con người là hệ quả của chuỗi các tương tác giữa các lớp cắt của môi trường Nói cách khác, thuyết sinh thái là hệ quả của một chuỗi hệ thống chỉ sự tác động mà các tổ chức, các chính sách, các cộng đồng và các nhóm ảnh hưởng lên cá nhân
Hệ thống có thể mang tính vật chất, cơ học, sinh động và xã hội, hoặc kết hợp những yếu tố này Lý thuyết sinh thái là tập hợp con của lý thuyết hệ thống Có thể định nghĩa ba cấp độ hệ thống như sau:
- Cấp vi mô: Hệ thống này đề cập đến một cá nhân và kết hợp các hệ thống sinh học, tâm lý và xã hội tác động lên cá nhân ấy
- Cấp trung mô: Hệ thống này đề cập đến nhóm nhỏ ảnh hưởng đến cá nhân như gia đình, nhóm làm việc và những nhóm xã hội khác
Đóng góp của nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về người cao tuổi neo đơn trên địa bàn xã Phước Hòa có thể đóng góp rất nhiều cho xã hội và cung cấp thông tin quan trọng để đưa ra các biện pháp hỗ trợ và chăm sóc tốt hơn cho nhóm người này Dưới đây là một số đóng góp quan trọng của đề tài nghiên cứu về người cao tuổi neo đơn:
Hiểu rõ về tình hình thực trạng người cao tuổi neo đơn là bước đầu tiên quan trọng trong việc giải quyết vấn đề này Nghiên cứu cung cấp cái nhìn sâu sắc về số lượng, đặc điểm, sức khỏe, tài chính và những khó khăn mà người cao tuổi neo đơn phải đối mặt Nhận thức được phạm vi và quy mô của vấn đề là rất cần thiết để thiết kế các can thiệp phù hợp và giải quyết hiệu quả các nhu cầu độc đáo của nhóm dân số này.
Thứ hai, định hướng chính sách và chương trình: Nghiên cứu về người cao tuổi neo đơn cung cấp căn cứ khoa học để đưa ra các chính sách và chương trình hỗ trợ và chăm sóc cho nhóm người này Dựa vào các kết quả nghiên cứu, chính phủ và các tổ chức có thể xây dựng các chương trình hỗ trợ tối ưu và phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của người cao tuổi neo đơn
Thứ ba, phát triển các dịch vụ và chương trình hỗ trợ: Kết quả của nghiên cứu có thể cung cấp thông tin quan trọng để phát triển các dịch vụ và chương trình hỗ trợ mới cho người cao tuổi neo đơn Nghiên cứu có thể chỉ ra những lỗ hổng trong các dịch vụ hiện có và đề xuất các cải tiến và phát triển mới để đáp ứng nhu cầu của nhóm người này
Thứ tư, nâng cao nhận thức và hiểu biết: Nghiên cứu về người cao tuổi neo đơn giúp nâng cao nhận thức và hiểu biết của cộng đồng về hoàn cảnh và những vấn đề mà nhóm người này phải đối mặt Từ đó giúp xóa bỏ định kiến, tạo nên sự cảm thông và lòng trắc ẩn đối với người cao tuổi neo đơn.
Thứ năm, tạo ra cơ sở để nghiên cứu và phát triển tiếp: Nghiên cứu về người cao tuổi neo đơn tạo ra cơ sở để tiếp tục nghiên cứu và phát triển trong tương lai
Bài viết khuyến khích các nhà nghiên cứu và chuyên gia trong lĩnh vực liên quan tiếp tục đào sâu tìm hiểu về các vấn đề được đề cập, từ đó đưa ra những giải pháp tiên tiến hơn.
Bố cục luận văn nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác xã hội với người cao tuổi neo đơn Chương 2: Thực trạng công tác xã hội với người cao tuổi neo đơn tại xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
Chương 3: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi neo đơn và đề xuất các biên pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội với người cao tuổi neo đơn tại xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI
Các lý thuyết áp dụng
1.1.1 Lý thuyết hệ thống sinh thái
Lý thuyết hệ thống được đề xướng năm 1940 bởi nhà sinh vật học nổi tiếng Ludwig von Bertalanffy Ông sinh năm 1901 tại Vienna, mất năm 1972 tại NewYork – Mỹ Sau này lý thuyết hệ thống được các nhà khoa học khác nghiên cứu và phát triển như Hanson (1995), Siporin (1980), Macoske (1981) Đây là một lý thuyết sinh học cho rằng, mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống, được tạo nên từ các tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một phần của hệ thống lớn hơn Do đó, con người là một bộ phận của xã hội, đồng thời cũng được tạo nên từ các phần tử nhỏ hơn Từ lĩnh vực sinh học, các nguyên tắc của lý thuyết này được chuyển sang việc giải quyết những vấn đề của các chuyên ngành khác, trong đó có các ngành thuộc khoa học xã hội, nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với con người
Lý thuyết hệ thống sinh thái nhấn mạnh rằng hành vi và sự phát triển của con người là hệ quả của chuỗi các tương tác giữa các lớp cắt của môi trường Nói cách khác, thuyết sinh thái là hệ quả của một chuỗi hệ thống chỉ sự tác động mà các tổ chức, các chính sách, các cộng đồng và các nhóm ảnh hưởng lên cá nhân
Hệ thống có thể mang tính vật chất, cơ học, sinh động và xã hội, hoặc kết hợp những yếu tố này Lý thuyết sinh thái là tập hợp con của lý thuyết hệ thống Có thể định nghĩa ba cấp độ hệ thống như sau:
- Cấp vi mô: Hệ thống này đề cập đến một cá nhân và kết hợp các hệ thống sinh học, tâm lý và xã hội tác động lên cá nhân ấy
- Cấp trung mô: Hệ thống này đề cập đến nhóm nhỏ ảnh hưởng đến cá nhân như gia đình, nhóm làm việc và những nhóm xã hội khác
- Cấp vĩ mô: Hệ thống này nói đến các nhóm và những hệ thống lớn hơn gia đình Bốn hệ thống vĩ mô quan trọng tác động đến cá nhân là các tổ chức, các thiết chế, cộng đồng và nền văn hóa
Người cao tuổi sống trong môi trường thiếu thốn thường gặp vấn đề về sức khỏe thể chất, tinh thần, tình cảm và khả năng thực hiện chức năng xã hội Họ phải đối mặt với nhiều căng thẳng do thiếu sự hỗ trợ từ mạng lưới xã hội Để hòa nhập cộng đồng, người cao tuổi cần được hỗ trợ từ những người xung quanh và chủ động nỗ lực bản thân Việc đánh giá đúng vấn đề của người cao tuổi và tác động tương hỗ giữa họ với môi trường sống là rất cần thiết để nhân viên công tác xã hội có thể đưa ra các biện pháp can thiệp phù hợp.
1.1.2 Thuyết nhận thức hành vi
“Lý thuyết nhận thức hành vi” Mô hình, phối cảnh hay lý thuyết giải thích hiện tượng đều quan trọng trong một loại lý thuyết nhất định Thực hành CTXH trong một thế giới phức tạp cần có các phối cảnh và các lý thuyết giải thích cho một mô hình hướng dẫn hành động thực hành Lý thuyết bao gồm lý thuyết nói lên CTXH là gì, lý thuyết nói lên thực hiện CTXH như thế nào, và lý thuyết của thế giới khách hàng Có loại lý thuyết chính thức (formal), có loại lý thuyết không chính thức (informal) Lý thuyết chính thức là lý thuyết được viết ra và được tranh luận trong giới chuyên môn Lý thuyết không chính thức là lý thuyết đúc rút từ kinh nghiệm, từ dân gian
Lý thuyết không chính thức mang tính “quy nạp” (induction) khái quát hóa một trường hợp cụ thể Quy nạp là quá trình ngược lại của “suy diễn” (deduction) là quá trình suy ra từ một lý thuyết cho một trường hợp cụ thể
Mọi hành vi đều xuất phát từ nhận thức của con người Nhận thức đúng sẽ dẫn tới hành vi đúng và ngược lại, nhận thức chi phối hành vi Vì vậy, để thay đổi hành vi, chúng ta phải thay đổi nhận thức Để thay đổi hành vi, nhân viên công tác xã hội cần tiến hành nói chuyện, động viên người cao tuổi đồng thời đưa ra những lời khuyên hữu ích Phương pháp trị liệu hành vi trong công tác xã hội có mục đích làm cho đối tượng cải thiện được các chức năng cần có trong sinh hoạt hằng ngày, làm tăng các hành vi mong muốn, đồng thời giảm thiểu các hành vi không cần thiết Quá trình quan sát hành vi của đối tượng sẽ làm rõ vấn đề và hoàn cảnh môi trường sống của thân chủ, tạo điều kiện đưa ra các phương pháp hỗ trợ, kỹ thuật hỗ trợ thích hợp
Abraham Maslow tên đầy đủ là Abraham Harold Maslow (1908-1970) là nhà khoa học nổi tiếng đã xây dựng học thuyết về nhu cầu của con người vào những năm 1950 Abraham Maslow được coi là “Người cha tinh thần” của Tâm lý học nhân văn (ra đời từ những năm 60 của thế kỷ XX) Trong lý thuyết của ông, nhu cầu của con người được sắp xếp theo một thứ bật nhất định từ thấp đến cao
Về nguyên tắc nhu cầu bật thấp được thỏa mãn trước và ngay sau khi những nhu cầu này được thỏa mãn thì nhu cầu bậc cao hơn tiếp theo sẽ xuất hiện và thúc đẩy con người hoạt động để thỏa mãn nó Theo ông, hành vi của con người không chỉ bao gồm hành vi mở (những phản ứng quan sát được) mà còn bao gồm hành vi kín (những phản ứng không quan sát được – những trải nghiệm chủ quan của con người), hai phần này ít gắn bó với nhau
Trên cơ sở nghiên cứu khoa học ta thấy người cao tuổi có nhu cầu cơ bản đó là:
- Người cao tuổi có nhu cầu cơ bản nhất thuộc thể chất và sinh lý đó là nhu cầu được chăm sóc đời sống vật chất như thức ăn nước uống, bài tiết, thở, nơi ở, tình dục, nghỉ ngơi Đây là nhu cầu không thể thiếu để người cao tuổi có thể tồn tại trong cuộc sống hàng ngày
Người cao tuổi có đặc điểm về tuổi tác thường hay ốm đau vì vậy khi người cao tuổi được đáp ứng các nhu cầu căn bản nhất để đảm bảo duy trì cuộc sống hằng ngày, tiếp đến người cao tuổi có nhu cầu được khỏe mạnh và chăm sóc khi ốm đau
Người cao tuổi là những người từng trải trong cuộc sống, chính vì vậy người cao tuổi có nhu cầu thấy mình có ích cho xã hội, họ muốn được tiếp tục cống hiến những kiến thức, kinh nghiệm của mình cho xã hội Thông qua đó người cao tuổi được giao lưu tình cảm, bạn bè thân hữu tin cậy Nếu nhu cầu này không được thỏa mãn sẽ nảy sinh trầm cảm, thần kinh
Người cao tuổi vì có nhiều năm trong cuộc đời cống hiến cho xã hội, lo cho gia đình lúc về già họ muốn được vui hưởng tuổi già bên gia đình, con cháu của mình, mong được con cháu, người khác tôn trọng, kính mến thông qua các thành quả, thành công của bản thân Sau khi có các nhu cầu trên và sau đó là nhu cầu cảm nhận quý trọng bản thân, tự trọng và sự tự tin
Các khái niệm có liên quan đến đề tài
Theo hội đồng giáo dục công tác xã hội Mỹ (1959): CTXH là tăng cường việc thực hiện chức năng xã hội của cá nhân riêng lẻ hay cá nhân trong các nhóm, bằng các hoạt động đặt trọng tâm vào mối quan hệ xã hội của họ cấu thành sự tương tác giữa và môi trường Những hoạt động này bao gồm ba chức năng: phục hồi năng lực bị tổn thương, cung cấp những nguồn tài nguyên từ cá nhân và xã hội, phòng ngừa sự lệch lạc xã hội”
Theo Hiệp hội Công tác Xã hội Quốc gia Mỹ NASW (1970), công tác xã hội được định nghĩa là "một hoạt động mang tính chuyên môn giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng phát triển hoặc phục hồi khả năng thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện cần thiết để đạt được mục tiêu mong muốn".
Hiệp Hội quốc tế nhân viên xã hội (2000): CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, việc giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ con người và sự tăng cường quyền lực và giải phóng người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu Vận dụng các thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, CTXH can thiệp ở những điểm tương tác giữa con người với môi trường của họ Nhân quyền về công bằng xã hội và các nguyên tắc cơ bản của nghề nghiệp CTXH”
Quan điểm cơ bản của CTXH:
Mỗi cá nhân phải được xem như là một con người với đầy đủ phẩm giá và giá trị
Quan hệ giữa những con người bản chất là phụ thuộc vào nhau, được thể hiện qua một khuôn khổ về các quyền và nghĩa vụ chi phối các tương tác của con người trong các nhóm xã hội.
Con người có những nhu cầu chung cần được đáp ứng để tăng trưởng và phát triển cá nhân Sự tồn tại các nhu cầu chung không phủ định tính độc nhất của cá nhân
Mỗi cá nhân có tiềm năng phát triển và thành đạt, người đó có quyền biến tiềm năng ấy thành hiện thực nếu gặp được môi trường xã hội thuận lợi: điều này cho thấy là con người có năng lực thay đổi
Xã hội có nhiệm vụ giúp đỡ những người không có phương tiện thể hiện tiềm năng của họ (CTXH nhập môn, 2006)
Từ cách tiếp cận trên, khái niệm người cao tuổi là tất cả công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên Tất cả các chính sách hỗ trợ cho người cao tuổi trong nhóm chính sách xã hội, nhằm giải quyết vấn đề an sinh cho người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội, bao gồm: hỗ trợ trợ cấp hàng tháng, tổ chức chúc thọ theo quy định nhằm giúp người cao tuổi sống vui, sống khỏe, hỗ trợ y tế, hỗ trợ nhà ở cho NCT neo đơn thuộc hộ nghèo Bảo trợ xã hội
Như vậy, có thể hiểu chính sách hỗ trợ cho NCT là một trong nhóm chính sách hỗ trợ cho NCT trong xã hội, trong đó có những chính sách đặc thù dành người cao tuổi nói chung và người cao tuổi neo đơn nói riêng
1.2.2 Công tác xã hội cá nhân
Công tác xã hội cá nhân là một hoạt động dịch vụ xã hội hướng đến thân chủ do các nhân viên thực hiện, những người này phải có kỹ năng giải quyết vấn đề về nguồn lực, xã hội và cảm xúc Đây là một hoạt động chuyên ngành giúp đánh giá nhu cầu của thân chủ trong bối cảnh xã hội và các mối quan hệ của họ Các nhân viên xã hội cá nhân trao quyền cho thân chủ để họ có thể giải quyết các vấn đề và đối mặt hiệu quả với chúng trong môi trường sống của mình Dịch vụ thông qua nhân viên xã hội rất đa dạng, bao gồm hỗ trợ vật chất đến tư vấn phức hợp.
1.2.3 Công tác xã hội nhóm
Công tác xã hội nhóm là một phương pháp của công tác xã hội nhằm tạo dựng và phát huy sự tương tác, chia sẻ kinh nghiệm và nguồn lực giữa các thành viên, giúp củng cố, tăng cường chức năng xã hội và khả năng giải quyết vấn đề, thỏa mãn nhu cầu của nhóm Thông qua sinh hoạt nhóm, mỗi cá nhân hòa nhập, phát huy tiềm năng, thay đổi thái độ, hành vi và khả năng đương đầu với vấn đề của cuộc sống, tự lực và hợp tác giải quyết vấn đề đặt ra vì mục tiêu cải thiện hoàn cảnh một cách tích cực
1.2.4 Người cao tuổi và người cao tuổi neo đơn
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi Trước đây, người ta thường dùng thuật ngữ người già để chỉ những người có tuổi, hiện nay “người cao tuổi” ngày càng được sử dụng nhiều hơn Hai thuật ngữ này tuy không khác nhau về mặt khoa học song về tâm lý, “người cao tuổi” là thuật ngữ mang tính tích cực và thể hiện thái độ tôn trọng
Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể
Theo pháp luật Việt Nam, người cao tuổi là công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên (Luật Người cao tuổi Việt Nam 2010) Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa người cao tuổi từ 70 tuổi trở lên.
Một số nước phát triển như Đức, Hoa Kỳ… lại quy định người cao tuổi là những người từ 65 tuổi trở lên Quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là do sự khác nhau về lứa tuổi có các biểu hiện về già của người dân ở các nước đó khác nhau Những nước có hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe tốt thì tuổi thọ và sức khỏe của người dân cũng được nâng cao Do đó, các biểu hiện của tuổi già thường đến muộn hơn, nên việc quy định về tuổi của các nước đó cũng khác nhau
Người cao tuổi neo đơn:
NCT là những người cao tuổi, “từ 60 tuổi trở lên, là người từng trải, có kinh nghiệm và uy tín; là nguồn lực nội sinh quý giá của dân tộc cần được tiếp tục phát huy; là người mà thể chất, sức khỏe và tinh thần ngày càng giảm sút theo sự tăng lên của tuổi tác” (Luật Người cao tuổi Việt Nam) “Neo đơn” là hoàn cảnh cô đơn, không nơi nương tựa “NCT neo đơn” là những người lớn tuổi, có hoàn cảnh khó khăn, không có con cháu, người thân hoặc có con cháu nhưng không có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng; không có nguồn thu nhập nào để sinh sống Họ có thể sống bên ngoài xã hội, có hoặc không có chỗ ăn ở cố định; hay được tập trung nuôi dưỡng trong các Trung tâm bảo trợ xã hội
Theo nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á Số 5 – 2017 thì định nghĩa: NCT (người già) neo đơn (cô đơn), không nơi nương tựa là những người từ 60 tuổi trở lên sống độc thân, có vợ hoặc có chồng nhưng già yếu, không có con cháu, người thân thích, ruột thịt để nương tựa và không có nguồn thu nhập (hoặc thu nhập rất thấp) để đảm bảo cuộc sống, đáp ứng nhu cầu thiết yếu Ngoài ra, những NCT có con cháu, nhưng bị con cháu đối xử ngược đãi, bỏ rơi, không quan tâm chăm sóc và không có nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập cũng được gọi là NCT neo đơn không nơi nương tựa
Khái niệm người cao tuổi theo nghị định 136
Cơ sở pháp lý về công tác xã hội với người cao tuổi neo đơn
1.3.1 Luật pháp và chính sách xã hội đối với người cao tuổi
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến NCT, điều đó thể hiện rất rõ trong Hiến pháp 1946, Điều 14; Hiếp pháp năm 1959, Điều 32; Hiến pháp năm 1992, Điều 64 quy định:“Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái Con cái có trách nhiệm kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ” Tiếp đó Chính phủ ban hành nhiều chính sách cụ thể và dành riêng cho NCT, đặc biệt Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 và giai đoạn 2012 – 2020 và tổng hợp là Luật Người cao tuổi được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ VI thông qua ngày 23/11/2009, có hiệu lực ngày 1/7/2010
Luật NCT thể hiện rất rõ tính ưu việt cũng như truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của xã hội ta Ngoài việc được Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể chúc thọ, mừng thọ theo quy định, NCT sẽ được chăm sóc sức khỏe thông qua việc định kì khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế NCT được chăm sóc đầy đủ hơn về đời sống tinh thần trong hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch, hưởng phúc lợi từ các công trình công cộng và giao thông công cộng do Nhà nước và xã hội đầu tư Mặc dù đất nước còn khó khăn nhưng Đảng, Chính phủ vẫn bố trí nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện bảo trợ xã hội đối với NCT Theo luật mới ban hành, người đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu và bảo hiểm xã hội sẽ được trợ cấp hàng tháng, được hưởng bảo hiểm y tế, được hỗ trợ chi phí mai táng khi chết,…
Trên cơ sở Luật NCT, Chính phủ, các Bộ, ngành đã tiến hành rà soát ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật NCT, bổ sung các chế độ, chính sách về chăm sóc và phát huy vai trò của NCT Để triển khai thực hiện các chính sách đối với NCT trên địa bàn tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh cũng đã ban hành : Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình hành động quốc gia về NCT tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 - 2026; Chính sách trợ cấp xã hội cho NCT (Quy định số 27/2011/QĐ-UBND ngày 20/6/2011; Quyết định số 29/2013/QĐ-UBND ngày 25/7/2013
Có thể kết luận rằng hệ thống văn bản pháp luật về NCT ở Việt Nam tương đối đầy đủ, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến công tác chăm sóc NCT Sau 5 năm thực hiện, những nội dung được quy định trong Luật Người cao tuổi đang từng bước được hiện thực hoá đi vào cuộc sống Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cũng đã cụ thể hóa bằng những kế hoạch, chương trình hành động, quyết định, văn bản chỉ đạo điều hành, hướng dẫn để thực thi chính sách liên quan đến NCT tại địa phương
1.3.2 Cơ sở pháp lý về Công tác xã hội đối với người cao tuổi
Trước ảnh hưởng của hội nhập quốc tế với sự du nhập của trào lưu CTXH chuyên nghiệp và những đổi mới về chính sách KT-XH, lý luận và thực hành công tác trợ giúp xã hội của nước ta phần nào đã thay đổi Phương châm “cho cần câu chứ không cho cá” đã làm chuyển đổi cơ bản hình thức trợ giúp mang tính bao cấp trước đây sang trợ giúp có tham vấn giúp đối tượng tự giải quyết vấn đề Ngày 25/3/2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển Nghề CTXH giai đoạn 2010 – 2020
Mục tiêu chung của Đề án là “Phát triển CTXH trở thành một nghề ở Việt Nam Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề CTXH; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH tại các cấp góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến” Ngay sau khi Đề án được ban hành, các Bộ, Ngành chức năng đã ban hành các văn bản quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức CTXH, chức danh, mã số các ngạch viên chức CTXH, Thông tư liên tịch hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ – TTg, Thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH công lập… Như vậy, Quyết định 32 đã tạo ra hành lang pháp lý để từng bước phát triển nghề CTXH chuyên nghiệp Đồng thời cũng tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp bộ đảng, chính quyền và xã hội về nghề CTXH
NCT là một đối tượng của ngành CTXH, họ được trợ giúp các DVXH từ NV CTXH cũng như được NV CTXH trợ giúp trong việc bảo vệ quyền lợi, giúp NCT nói lên tiếng nói của họ; tham vấn tư vấn tâm lý, biện hộ cho họ, giúp họ đáp ứng được quyền lợi và những nhu cầu thiết yếu Để thực hiện tốt nhiệm vụ, mục tiêu của Kế hoạch phát triển nghề CTXH, UBND tỉnh ban hành kế hoạch tuyển chọn, bố trí, sử dụng và đào tạo, bồi dưỡng CTV CTXH xã, phường, thị trấn Theo đó, quy định các yêu cầu về tiêu chuẩn CTV CTXH, chính sách chế độ đối với CTV CTXH và lộ trình đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CTV CTXH cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương đạt trình độ chuẩn theo quy định (tối thiểu đạt trình độ trung cấp nghề CTXH)
Kể từ khi giành được độc lập đến nay Đảng và nhà nước ta luôn giành sự quan tâm sâu sắc đến các đối tượng khó khăn như: người nghèo, người khuyết tật, trẻ mồ côi và đặc biệt là người cao tuổi được thực hiện qua các văn bản sau:
1.3.3.Những chủ trương của Đảng
Chăm sóc người cao tuổi là trách nhiệm của toàn xã hội, bao gồm Đảng, Nhà nước và các tổ chức, đoàn thể Hội Người cao tuổi Việt Nam được thành lập, cần nhanh chóng ổn định và mở rộng hoạt động Các ban, bộ, nghành cần phối hợp nghiên cứu, nâng cao chính sách, pháp luật bảo vệ, chăm sóc người cao tuổi Nhà nước cần dành ngân sách để giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến người cao tuổi, đặc biệt là những người có công, cô đơn, tàn tật Báo cáo chính trị Đại hội IX và X của Đảng nhấn mạnh chính sách đền ơn đáp nghĩa, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người cao tuổi, phát huy vai trò của họ trong xã hội, giáo dục thanh thiếu niên về lòng biết ơn và truyền thống cách mạng.
Như vậy, từ Chỉ thị 59/CT-TW, các văn kiện Đại hội Đảng và Thông báo số 12- TB/TW của Ban Bí thư TW Đảng đều khẳng định: Người cao tuổi là nền tảng của gia đình, là tài sản vô giá, nguồn lực quan trọng cho sự phát triển xã hội Vì thế, chăm sóc và phát huy tốt vai trò người cao tuổi là thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta và đạo đức người Việt Nam, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Chăm sóc NCT được thể hiện qua các kỳ Đại hội, Đại hội lần thứ X, thứ XI, XII của Đảng luôn quan tâm đến đội ngũ NCT luôn có những văn bản chỉ đạo thể hiện quan điểm chỉ đạo sâu sát về đối tượng NCT Bên cạnh quan điểm của Đảng việc thực thi ban hành các chính sách để thực hiện quan điểm của Đảng ban hành các chính sách pháp luật liên quan đến NCT để thực quan điểm chỉ đạo của Đảng, nhà nước ta luôn đề ra những văn bản cụ thể một điểm nhấn, nổi bật đề ra là luật NCT
1.3.4 Luật pháp và chính sách hiện hành của Nhà nước đối với người cao tuổi
Luật Người cao tuổi (NCT) được ban hành ngày 23/11/2009, quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của NCT, đồng thời xác định trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội trong việc phụng dưỡng, chăm sóc và tạo điều kiện để NCT tiếp tục phát huy vai trò của mình trong đời sống xã hội.
Luật Người cao tuổi thể hiện sự trân trọng truyền thống "uống nước nhớ nguồn" và ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, đặc biệt là những người từ 80 tuổi trở lên thông qua việc khám, chữa bệnh định kỳ tại các cơ sở y tế Họ cũng được quan tâm về đời sống tinh thần, hưởng phúc lợi từ các công trình công cộng và giao thông công cộng Chính phủ hỗ trợ tài chính cho bảo trợ xã hội dành cho người cao tuổi, hộ có người cao tuổi nghèo, bao gồm trợ cấp hàng tháng cho những người từ 80 tuổi trở lên không có lương hưu hay bảo hiểm xã hội Ngoài ra, các cơ quan nhà nước tạo điều kiện để người cao tuổi đóng góp ý kiến, cống hiến trong khoa học, sản xuất, kinh doanh phù hợp với khả năng của họ.
Ngày 14/01/2011 Chính phủ ban hành Nghị định số 06/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi Trên cơ sở Nghị định 06/2011/NĐ-CP, ngày 15/5/2012 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư 06/2012/TT-BVHTTDL quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về hỗ trợ người cao tuổi tham gia hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch và tổ chức mừng thọ người cao tuổi Từ thông tư này thể hiện quy định Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch có trách nhiệm hỗ trợ người cao tuổi tham gia học tập, sinh hoạt văn hóa, giải trí, du lịch, tập luyện thể dục, thể thao, Giúp đỡ, tạo điều kiện cho người cao tuổi tham gia hoạt động thể dục, thể thao, bố trí dụng cụ, người hướng dẫn tập luyện, tổ chức các giải thi đấu thể thao dành riêng cho người cao tuổi, bảo đảm an toàn cho người cao tuổi trong quá trình tập luyện, thi đấu tại cơ sở Đây như một món ăn tinh thần rất bổ ích cho NCT, thuận tiện cho NCT neo đơn, khó khăn đều được tham gia giải trí
Theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP ban hành ngày 05/3/2021, từ 1/7/2021, người cao tuổi đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng sẽ được hưởng trợ cấp xã hội 360.000 đồng/tháng Mức trợ cấp này tăng 90.000 đồng/tháng so với quy định cũ tại Nghị định 136/2013/NĐ-CP.
Ngày 21/10/2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó Khoản 5 Điều 5 Nghị định có nêu: Đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng là người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng; b) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng; c) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng Như vậy, những người là công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên và thuộc một trong ba trường hợp nêu trên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng
Theo Bộ Lao động Thương binh và xã hội đã phân tích người cao tuổi có 3 giai đoạn:
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội với người cao tuổi neo đơn 32 1 Đặc điểm thể chất, tâm lý của người cao tuổi
- Mối quan hệ xã hội bị thu hẹp do sự di chuyển của người cao tuổi bị hạn chế Để hạn chế vấn đề này NCT cần có được cơ hội giao lưu, vui chơi giải trí ngoài khuôn viên bốn bức tường của gia đình
- Sự phụ thuộc của NCT vào con cái do thu nhập thấp hoặc không có, trong khi chính sách an sinh xã hội của nước ta đối với NCT chưa đủ đáp ứng nhu cầu của họ Càng phụ thuộc vào con cái, nhu cầu muốn được độc lập của NCT lại càng cao.Vì vậy, NCT cũng rất cần có điều kiện để họ thể hiện sự độc lập, hạn chế sự phụ thuộc con cái khi về già
- Bạo lực gia đình với NCT cũng là một nguy cơ đối với NCT do sự lệ thuộc của họ về nhiều mặt đối với con cái, đặc biệt nếu họ không có cơ chế bảo vệ từ bên ngoài xã hội, gia đình và tự bảo vệ của NCT
1.4.2 Vai trò của chính quyền địa phương trong việc triển khai các hoạt động hỗ trợ người cao tuổi
Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách đãi ngộ và quan tâm đến người khuyết tật Hằng năm, ngân sách nhà nước đã giành số tiền lớn để trợ cấp, hỗ trợ cho NCT Ngoài ra, thì chính quyền địa phương nơi NCT cư trú cần quan tâm hơn và hỗ trợ cho NCT kịp thời Bên cạnh đó, còn chưa có sự đồng nhất về triển khai các hoạt động ở cấp trên và cấp dưới, thủ tục rườm rà, chưa có sự nhiệt tình trong việc hỗ trợ cho NCT tiếp cận với các chính sách xã hội đang được triển khai Điều này làm cho NCT còn hoang mang, bỡ ngỡ trong quá trình làm thủ tục hay thực hiện các chương trình, chính sách về hỗ trợ xã hội cho chính mình
Chính quyền địa phương là yếu tố tác động mạnh đến các hoạt động hỗ trợ xã hội cho NCT Giữ mối quan hệ hai chiều giữa NCT và cán bộ, nhân viên làm CTXH
Chính quyền địa phương có vai trò quan trọng trong việc triển khai các hoạt động hỗ trợ người cao tuổi Một số vai trò chính của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ người cao tuổi:
Xây dựng chương trình chăm sóc và hỗ trợ: Chính quyền địa phương có trách nhiệm xây dựng chương trình chăm sóc và hỗ trợ cho người cao tuổi Điều này bao gồm việc đưa ra các chính sách, quy định và các dự án cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi neo đơn Chương trình này có thể bao gồm các dịch vụ như chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tài chính, hoạt động xã hội và văn hóa, giao thông công cộng, và các dịch vụ thông tin và tư vấn
Tạo điều kiện sống tốt: Chính quyền địa phương có trách nhiệm tạo ra một môi trường sống tốt cho người cao tuổi neo đơn Điều này bao gồm việc đảm bảo an ninh, an toàn, cơ sở hạ tầng tốt, và các dịch vụ cần thiết như trường học, bệnh viện và các cơ sở văn hóa thể thao Chính quyền cũng có thể thúc đẩy việc xây dựng cộng đồng thân thiện với người cao tuổi, kích thích hoạt động xã hội và tăng cường mối quan hệ giữa các thế hệ
Phối hợp với các tổ chức và cộng đồng: Chính quyền địa phương cần phối hợp với các tổ chức và cộng đồng liên quan để triển khai các hoạt động hỗ trợ người cao tuổi Điều này bao gồm việc hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, như các tổ chức tôn giáo, các nhóm tình nguyện và các tổ chức xã hội Chính quyền cũng cần lắng nghe ý kiến và đề xuất từ cộng đồng người cao tuổi để tạo ra các chính sách và dự án phù hợp
Giáo dục và tăng cường nhận thức: Chính quyền địa phương có vai trò quan trọng trong việc giáo dục và tăng cường nhận thức về các vấn đề liên quan đến người cao tuổi neo đơn Điều này có thể bao gồm việc cung cấp thông tin về quyền lợi và dịch vụ hỗ trợ, tổ chức các buổi hội thảo và hoạt động giáo dục, và đẩy mạnh các chiến dịch tuyên truyền
Chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi và đánh giá hiệu quả các hoạt động hỗ trợ người cao tuổi Quá trình này giúp đảm bảo rằng các chương trình và dự án đáp ứng được nhu cầu thực tế của người cao tuổi và mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng Đồng thời, việc theo dõi và đánh giá cũng hỗ trợ chính quyền trong việc cải thiện, điều chỉnh các chương trình hỗ trợ hiện tại và xây dựng các dự án mới trong tương lai nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người cao tuổi.
Tại địa phương trong thời gian qua cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đã có sự quan tâm đến hoạt động của Hội NCT Tạo điều kiện về kinh phí để NCT hoạt động: văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tuyên truyền kiến thức pháp luật, các mô hình, câu lạc bộ hỗ trợ NCT: CLB liên thế hệ giúp nhau phát triển kinh tế, CLB dưỡng sinh… Các chế độ chính sách của NCT đều được quan tâm giải quyết đúng theo quy định Vận động hỗ trợ chăm lo cho NCT có hoàn cảnh khó khăn, NCT neo đơn, không nơi nương tựa như: nhà ở, quà và tiền vào các dịp lễ, tết, thẻ BHYT…
Qua đó, Người cao tuổi đã chấp hành các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; vận động con cháu làm tốt nghĩa vụ của người công dân, làm nòng cốt trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh”
1.4.3 Gia đình của người cao tuổi
Theo như các số liệu dẫn ra ở trên về số người cao tuổi hiện nay cũng như dự báo trong thời gian tới, NCT là một lực lượng xã hội đông đảo trong xã hội Việt Nam hiện nay Với kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình lao động, cống hiến; với những giá trị văn hóa truyền thống được lưu giữ, NCT được coi là một nguồn lực quan trọng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa và xã hội của đất nước Đối với gia đình, NCT là người được xem là “cây cao, bóng cả”, tiếng nói của NCT có tác động mạnh tới hành vi ứng xử của các thành viên trong gia đình NCT là tấm gương để con cháu noi theo Kinh nghiệm, kiến thức được NCT tích lũy thực tiễn từ cuộc sống sẽ được truyền đạt lại cho thế hệ sau Những giá trị sống được NCT xây dựng qua năm tháng cuộc đời ở khía cạnh nào đó có thể không đồng nhất với giá trị của giới trẻ, nhưng cũng có không ít những giá trị sống luôn tồn tại như một quy chuẩn đạo đức mà các thành viên trẻ tuổi trong gia đình cần học tập và noi theo Sự có mặt của NCT trong gia đình cũng là yếu tố tạo nên sự gắn kết của các thành viên trong gia đình Đối với xã hội, NCT cũng được xem như “kho tàng” của tri thức, kinh nghiệm sống Nhiều ý kiến đóng góp của NCT rất có giá trị cho việc hoàn thiện luật pháp, chính sách của Nhà nước Những bản sắc văn hóa dân tộc được lưu trữ trên “thư viện sống” chính là những NCT mà không sổ sách nào ghi lại được, ví dụ như hát dân ca Nhiều già làng, trưởng bản là những người cao tuổi có vai trò quan trọng trong giải quyết những mâu thuẫn bất đồng trong cộng đồng bởi tiếng nói của họ có sức thuyết phục do kinh nghiệm và sự uyên bác Cũng bởi vậy mà Luật Người cao tuổi Việt Nam (2009), có đề cập đến việc xã hội, gia đình tạo điều kiện để phát huy vai trò của NCT:
- Giáo dục truyền thống đoàn kết, yêu nước, yêu con người và thiên nhiên cho con cháu
- Xây dựng đời sống văn hoá; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở cơ sở và cộng đồng; tham gia các phong trào khuyến học, khuyến tài, hỗ trợ giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng người có đức, có tài và các cuộc vận động khác tại cộng đồng
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI
Khái quát về mẫu nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu
Những đặc trưng về mẫu nghiên cứu được thể hiện trong bảng sau đây
Bảng 1: Mô tả mẫu nghiên cứu
(Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 7/2023) Đặc trưng cá nhân Tần số (người) Tần suất (%)
Có thể đọc và viết 68 68
Có tiền Hưu trí 4 4 Được nhận TCXH 40 40
Nhà ở Nhà ông, bà đang sở hửu 92 92
Sinh hoạt hàng ngày mua lương thực, thực phẩm
Chồng/vợ, con cái mua 12 12
Xóm làng mua giúp 5 5 Ý kiến khác 1
Trong tổng số 100 người được khảo sát, có 53 nam chiếm tỷ lệ 53% và 47 nữ chiếm 47% Về học vấn, có 10% từ THCS trở lên, có đến 68% là biết đọc, biết viết, 14% có trình độ từ cấp 1 trở xuống Trong đó, có tới 8% là mù chữ Đa số NCT trên địa bàn xã Phước Hòa sống 1 mình rất cao, qua khảo sát 100 NCT neo đơn có đến (70%) NCT sống một mình, còn lại (30%) sống với vợ/chồng, con cháu, và người thân khác Nguồn thu nhập của NCT trên địa bàn xã về TCXH thì chỉ có (35%) NCT được hưởng TCXH Điều này cho thấy chế độ ưu đải cho NCT còn có nhiều quy định chưa được nhân rộng đối tượng được ưu đãi TCXH Về hoàn cảnh sống của NCT neo đơn đa số là sống một mình có đến (70%), còn lại chủ yếu là sống với vợ, chồng, con, cháu, một số rất ít sống với người thân
2.1.2 Đặc điểm tình hình địa bàn nghiên cứu
Phước Hoà là một xã nông nghiệp nằm phía nam của huyện Phú Giáo có diện tích tự nhiên là 6.128,36 ha, dân số 12.506 khẩu với 3.139 hộ Chia làm 07 ấp, có 04 ấp nằm dọc trục lộ ĐT 741, 02 ấp Suối Con và Bàu Cỏ cách trụ sở UBND từ 3 - 5 km, dân cư sống không tập trung Nằm trong vùng quy hoạch khu công nghiệp ven đô của tỉnh Bình Dương Tập trung các khu sản xuất gạch, gốm sứ, cưa xẻ gỗ (14 công ty tư nhân vừa và nhỏ), giáp ranh khu công nghiệp Tân Bình Bên cạnh đó, nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo, chủ yếu trồng và khai thác cây cao su, trong đó có công ty cao su Phước Hòa và một số trang trại cao su của tiểu điền
Cùng với sự phát triển đi lên của tỉnh Bình Dương và Huyện Phú Giáo xã phước Hòa được huyện triển khai xây dựng xã Nông thôn mới nâng cao Đời sống nhân dân trong xã không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người cuối năm 2020 là 66 triệu đồng/người/năm Hiện nay số hộ dân trong xã sử dụng điện sinh hoạt đạt 99,98% Có 06 tuyến đường liên xã được trải nhựa đi qua địa bàn xã, một số đường lô trong khu dân cư được bê tông sạch đẹp Các thiết chế về văn hóa
- y tế, cơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương Đồng thời các chính sách an sinh xã hội thường xuyên được chăm lo, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển Quốc phòng an ninh được giữ vững, các tệ nạn xã hội được đẩy lùi Đặc biệt người cao tuổi của xã được Đảng, Chính quyền và nhân dân trong toàn xã quan tâm chăm sóc cả về vật chất cũng như tinh thần.
Thực trạng về đời sống của người cao tuổi neo đơn tại xã Phước hòa – huyện Phú Giáo – tỉnh Bình Dương
2.2.1 Đời sống hiện tại của người cao tuổi neo đơn
Biểu đồ 1: Mô tả mẫu nghiên cứu
(Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 7/2023)
Khảo sát cho thấy tỷ lệ lớn NCT neo đơn sống một mình (70%), trong đó nữ cao hơn nam (37,4% so với 33,3%) Tuy nhiên, khi sống cùng người thân, nữ lại chiếm tỷ lệ cao hơn nam ở tất cả các nhóm quan hệ (sống cùng con cháu, anh/chị hoặc người thân khác) Điều này cho thấy phụ nữ neo đơn dễ rơi vào cảnh cô đơn hơn nam giới Khi bước vào tuổi già, NCT phải đối mặt với những thay đổi lớn về lao động và nghề nghiệp, dẫn đến sự giảm sút về khả năng tương tác xã hội Sự thay đổi tâm lý thường gặp ở NCT là cảm giác bất lực, dễ tủi thân và sợ cô đơn, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của họ.
Thông qua việc khảo sát dữ liệu định tính, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống của người cao tuổi neo đơn tại địa phương này Theo thông tin từ trưởng Ban điều hành ấp 1A, anh Phong,
“Ông, bà người lớn tuổi neo đơn không có người thân, cuộc sống rất khó khăn, về nhu yếu phẩm thì chúng tôi có thể vận động được hỗ trợ phần nào, nhưng khi ốm đau thì cũng có nhiều bất cập, đó là điều mà ban điều hành chúng tôi rất lo lắng” qua trao đổi với chú Hải trưởng Ban điều hành ấp Đồng Chinh cũng nói “có một số ông bà lớn tuổi thấy thương lắm, cuộc sống cũng có con, có cháu nhưng vì công việc nên con, cháu phải đi làm xa, không thể chăm sóc, rồi tự nấu ăn, tự lo cho bản thân, nhu cầu cuộc sống ông, bà thì không thiếu thốn nhưng có khi ông bà bị cô đơn ngay chính trong ngôi nhà của mình Bà L.T.K.E năm nay 61 tuổi, NCT ấp 1A cho biết “tôi và ổng chung sống nhau nhưng không có con, ổng chết đến nay đã được hơn một năm bản thân tôi cũng thường xuyên ốm đau,, không có con nhưng lúc còn ông nhà thấy đỡ buồn vì có người bầu bạn, nay chỉ còn mình tôi vừa buồn lại vừa sợ nhiều lúc đêm hôm cũng sợ bệnh đau” Riêng gia đình Cô P, năm nay 67 tuổi, chồng cô P 69 tuổi, ở ấp 1B Vợ chồng Cô thuộc hộ nghèo của địa phương cô P có 02 người con, do quá nghèo, 1 người con trai của cô P đã bị vi phạm pháp luật và đang chấp hành án,1 người con gái lấy chồng xa Hiện tại trong gia đình chỉ còn có cô P và chồng cô P cô cho biết “tôi với ổng (chồng cô) nuôi gà, nuôi vịt sống qua ngày, hàng tháng được nhận mỗi tháng 10kg gạo, có rau ăn rau, có cháo ăn cháo chỉ sợ bệnh đau không có tiền lo, nặng thêm nỗi lo người con trai chấp hành án mà tôi và ông nhà không có tiền đi thăm con tại ấp Bố Lá có bà
V.T.A năm nay bà 86 tuổi, bà A có con trai và con dâu, cháu nội nhưng do cuộc sống gia đình bà không sống cùng với con dâu được nên con trai bà đã xây 1 căn phòng nhỏ thuận tiện chỗ nấu ăn, chỗ ngủ cho bà ở riêng, hàng tháng bà có tiền TCXH bà nói “hàng tháng tôi nhận tiền TCXH được 400.000đ và tôi nhận xếp giấy thuê mỗi ngày xếp giấy được khoảng 13.000 đồng, tôi tự mua đồ ăn của xe chạy ngang nhà và tôi tự nấu ăn, cuộc sống buồn tủi lắm nhưng tôi cũng tự an ủi chắc do tôi không có phước được con tôi quan tâm, chăm sóc”
“NCT có công sinh thành, nuôi dạy con cháu giữ gìn và phát triển giống nòi, giáo dục các thế hệ thanh niên Việt Nam về nhân cách, phẩm chất và lòng yêu nước; một bộ phận đông đảo người cao tuổi Việt Nam đã có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” nên việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội Trong những năm qua để đảm bảo ASXH cho NCT ở Việt Nam ngày càng được hoàn thiện và phát triển Đến nay đã có nhiều chính sách, chương trình dành cho NCT theo các nhóm đối tượng khác nhau và Kết quả mô tả định lượng cho thấy (xem bảng 1) trong 100 NCT neo đơn được khảo sát thì có đến 40 NCT được hưởng TCXH hàng tháng, 52 NCT phải kiếm nguồn thu nhập khác, và số ít NCT hưởng hưu trí, thu nhập từ có người thân hỗ trợ
Bảng 2: Mô tả nhu cầu nhà ở
(Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 7/2023)
Nhu cầu hỗ trợ nhà ở Tần số Phần trăm
Theo bà H 67 tuổi, NCT neo đơn tại ấp 1B đang làm thuê tại quán ăn chia sẻ
“Cuộc sống chật vật khó khăn, tôi chỉ cầu mong có đủ sức khỏe hàng ngày rửa chén mướn để kiếm cơm ăn, dành dụm chút ít để phòng thân khi ốm đau có tiền mà uống thuốc” Trường hợp bà K tại ấp Bàu Cỏ năm nay 71 tuổi nhưng bà còn phải lo cho con trai đang bị ảnh hưởng chất độc màu da cam, hiện tại nguồn thu nhập là bà nhận nấu thuê cho các buổi tiệc chay nhỏ, nhưng cũng không ổn định bà tâm sự “giờ sức khỏe tôi cũng hay đau yếu, đi làm thuê thì khó mà xin được chổ làm vì không đủ sức khỏe, nhưng cố gắng kiếm tiền ai thuê tôi nấu đồ ăn chay thì tôi nấu nhưng cũng không nấu được nhiều, ăn uống tiết kiệm, để dành tiền lo cho con tôi đang bị khuyết tật”, và một trường hợp nửa cũng thuộc ấp Bàu Cỏ là bà D năm nay 62 tuổi bà đã chia sẻ “hàng ngày tôi vào những lô cạo kiếm tìm mủ đất để lượm, có hôm được nhiều thì cũng khoản 30.000 đồng, nhưng cũng có hôm chỉ có mười mấy ngàn vì ít mủ đất, còn mủ chén thì chủ lô thu hoạch tôi sợ người ta biết thì tôi thành người ăn cắp nên tôi chỉ lượm mủ dưới đất, vì mủ đó chủ lô đã bỏ đi, cuộc sống rất khó khăn.” Đánh giá về điều kiện nhà ở, kết quả khảo sát 100 NCT cho thấy Nhà ở NCT neo đơn đang sở hữu sử dụng chiếm tỷ lệ cao nhất (92,92%), ở nhờ chiếm tỷ lệ 5,5%, Nhà con cái chiếm tỷ lệ 3,3%
Qua thực tế khảo sát số NCT neo đơn không có vợ hoặc chồng, không sống chung với con cháu cũng cao, kéo theo nhu cầu sử dụng các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ xã hội ngày một lớn, ngày càng có nhiều người cao tuổi sống góa vợ/góa chồng và tuổi càng cao, phụ nữ đơn thân càng nhiều Quay trở lại trường hợp bà L.T.K.E tại ấp 1A không có con cháu, chỉ có 2 ông bà sống cùng nhau bà đã chia sẻ “hiện tại nhà đang ở là nhà của tôi và ông nhà, nay ổng chết rồi, mái tôn nhà bị dột,hư nhưng hoàn cảnh tôi nghèo không có tiền sửa lại mái tôn, tôi xếp giấy mỗi ngày không tới 20.000 đồng thì đâu có tiền dành dụm để sửa lại mái tôn nhà”
Hiện nay Các tổ chức xã hội, chính trị xã hội, các đoàn thể và mỗi cá nhân trên địa bàn xã Phước Hòa đang có những hành động thiết thực thông qua các dự án phát triển để hỗ trợ chăm sóc NCT như xóa đói giảm nghèo, phối hợp cùng NHCSXH với chương trình vay vốn sản xuất, các hoạt động quyên góp tài chính và vật chất từ cộng đồng, v.v Từ các nguồn vận động nên nhà bà L.T.K.E đã được hỗ trợ cải thiện nhà ở
2.2.4 Điều kiện sinh hoạt hàng ngày:
Bảng 3: Mô tả mua thực phẩm
(Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 7/2023)
Lương thực, thực phẩm Sinh hoạt hàng ngày Tần số Phần trăm
Còn khỏe, tự đi mua 59 59.0
Chồng/vợ, con cái đi mua 12 12.0
Có xe bán hàng rong 14 14.0
Trong số 100 NCT được khảo sát, có 59 người (59%) đủ sức khoẻ để tự mua sắm nhu yếu phẩm, cho thấy họ vẫn có thể tự lo các hoạt động sinh hoạt Việc có xe bán hàng rong giúp những NCT neo đơn thuận tiện trong việc đi lại, đặc biệt là đối với những người nhà gần chợ Tuy nhiên, một số ít NCT vẫn cần sự hỗ trợ của cộng đồng do khó khăn trong việc đi lại hoặc khiếm khuyết về thị lực, trong khi đó lại không có người thân chăm sóc Tình trạng suy yếu sức khoẻ ở người cao tuổi là phổ biến, dẫn đến chức năng của tai, mắt, và khả năng vận động bị hạn chế Mất thị lực và thính lực là những vấn đề thường gặp, gây ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh hoạt độc lập của NCT.
Qua khảo sát bằng phương pháp định tính trường hợp ông N.V.T năm nay 62 tuổi tại ấp Suối Con, hầu như không khi nào ông ra đường, nhà ông ở sâu trong rừng cao su, ở nơi mà điện cũng không có, ông chia sẻ “ở đây tôi trồng rau, nuôi gà, bắt cá, chứ nhà xa chợ quá mà không đi xe được thì khi mua những gì cần thiết tôi gửi những người xung quanh đi mua dùm tôi”
2.2.5 Sinh hoạt vệ sinh cá nhân hàng ngày
Biểu đồ 2: Mô tả khó khăn khi sinh hoạt hàng ngày
(Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 7/2023)
Trong tổng số 53 người nam, có đến 92,45% có thuận lợi về sức khỏe trong việc thực hiện vệ sinh cá nhân hằng ngày, 1,89% nhờ xóm làng giúp đỡ, và 5,66% có vợ chăm sóc
Tình hình chăm sóc sức khỏe
Bảng 4: Mô tả chăm sóc sức khỏe
(Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 7/2023)
Chăm sóc sức khỏe Tần số Phần trăm
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội với người cao tuổi neo đơn và các biện pháp hỗ trợ người cao tuổi
gãy chân vì tuổi cao và bị bệnh tiểu đường nên chân không còn đi được như trước nữa hàng ngày, ngồi xe lăn mỗi khi tắm rửa đều phải nhờ cháu ngoại đẩy tôi đi” Không có biện pháp nào có thể đẩy lùi tuổi già, chặn đứng quá trình lão hóa Nhưng có một điều dễ nhận thấy rằng, có những điều kiện có thể làm chậm quá trình lão hóa và cải thiện chất lượng đời sống của NCT
2.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội với người cao tuổi neo đơn và các biện pháp hỗ trợ người cao tuổi
2.3.1 Đặc điểm của người cao tuổi neo đơn
Quá trình lão hóa là một hành trình tự nhiên ở tất cả các cơ thể sống Tuổi tác tác động đến thời điểm bắt đầu lão hóa ở mỗi người Người cao tuổi có khả năng thích ứng và điều chỉnh chậm hơn, dẫn đến suy giảm sức khỏe thể chất và tinh thần Về mặt thể chất, cơ thể trải qua nhiều thay đổi tiêu cực trong giai đoạn này Bệnh tật cũng phổ biến hơn ở người cao tuổi, với các bệnh thường gặp như các bệnh về tim mạch, loãng xương, thoái hóa khớp và sa sút trí tuệ.
- Các bệnh về trí nhớ, tâm thần như: giảm đáng kể hay mất trí nhớ là một trong các bệnh phổ biến ở NCT và gây nên rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của NCT
- Các bệnh tim mạch và huyết áp: Cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy tim, loạn nhịp tim…
- Các bệnh về xương khớp: Thoái hóa khớp, loãng xương, bệnh gút
- Các bệnh về hô hấp: Cảm sốt, viêm họng – mũi, cúm, viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi…
- Các bệnh răng miệng: Khô miệng, sâu răng, bệnh nha chu…
- Các bệnh về tiêu hóa và dinh dưỡng: Rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng…
- Các bệnh về ung bướu, nhất là do môi trường ô nhiễm nên tỷ lệ người già mất vì ung thư hiện nay cũng gia tăng so với trước
Bảng 5 Ảnh hưởng của các đặc điểm của người cao tuổi neo đơn
Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng
Sinh lý người cao tuổi 28.0 50.0 20.0 2.0 0 1.96
Tâm lý người cao tuổi 47.0 48.0 5.0 0 0 1.58
Tỷ lệ người cao tuổi sống cô đơn có sức khỏe bị ảnh hưởng ở mức "trung bình" trở lên rất cao, bao gồm cả sức khỏe thể chất, tinh thần và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày Điều này cho thấy sự cô đơn có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể của người cao tuổi sống một mình.
Có tới 95% người tham gia khảo sát cho rằng "tâm lý người cao tuổi" và "bệnh thường gặp" là những yếu tố "rất ảnh hưởng" đến hoạt động chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng (CTXH) của người cao tuổi Đặc điểm "sinh lý người cao tuổi" cũng được 78% người tham gia đánh giá là "ảnh hưởng" đến hoạt động CTXH Theo điểm trung bình, các đặc điểm về tâm lý (1,58 điểm) và bệnh thường gặp (1,57 điểm) được đánh giá là "rất ảnh hưởng", trong khi đặc điểm sinh lý (1,96 điểm) được đánh giá là "ảnh hưởng" đến hoạt động CTXH của người cao tuổi.
Bảng 6 Đánh giá yếu tố đặc điểm người cao tuổi theo giới tính
Sinh lý người cao tuổi 1.81 2.12 0.351 0.04
Tâm lý người cao tuổi 1.56 1.59 0.298 0.08
Khi so sánh giữa nam và nữ, trong ba đặc điểm của người cao tuổi neo đơn, đặc điểm “sinh lý người cao tuổi” neo đơn là có ý sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cụ ông có xu hướng đánh giá mức độ ảnh hưởng là cao hơn cụ bà với các giá trị trung bình lần lượt là 1.81 và 2.12 với giá trị kiểm định T-test là 0.04 Mặc dù vậy, các giá trị trung bình này cũng đều nằm ở mức “ảnh hưởng” Ở hai đặc điểm còn lại, ý kiến người trả lời theo giới tính là khá tương đồng và đều ở mức “rất ảnh hưởng”
2.3.2 Chính quyền địa phương trong việc triển khai các hoạt động hỗ trợ kinh tế
Chính quyền địa phương có vai trò quan trọng trong việc triển khai các hoạt động hỗ trợ người cao tuổi như:
- Cung cấp dịch vụ y tế: Xây dựng và duy trì các cơ sở y tế phục vụ người cao tuổi với các dịch vụ khám sức khỏe, điều trị, và tư vấn y tế Hỗ trợ việc tiêm phòng, chăm sóc sức khỏe tâm thần và cung cấp thông tin về lối sống lành mạnh
- Tổ chức các hoạt động văn hóa và giáo dục: tạo điều kiện cho người cao tuổi tham gia các hoạt động văn hóa, giáo dục, và giải trí nhằm giữ cho họ hoạt bát và kết nối với cộng đồng
- Cung cấp các chương trình giáo dục về sức khỏe, an toàn, và kỹ năng sống cho người cao tuổi
- Hỗ trợ tài chính và chăm sóc xã hội: Cung cấp các chương trình hỗ trợ tài chính, bao gồm các gói trợ cấp, giảm giá, và các khoản hỗ trợ khác để giúp giảm gánh nặng tài chính cho người cao tuổi
Các dự án chăm sóc xã hội được tổ chức, như các trung tâm dành cho người cao tuổi, tạo ra không gian để họ gặp gỡ, chia sẻ và nhận hỗ trợ Bằng cách này, người cao tuổi có thể xây dựng các mối quan hệ xã hội có ý nghĩa, giảm cô đơn và cải thiện sức khỏe tinh thần tổng thể Trợ giúp xã hội đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người cao tuổi sống một cuộc sống trọn vẹn và năng động.
- Tạo điều kiện sống an toàn và thuận lợi: Đảm bảo môi trường sống an toàn cho người cao tuổi thông qua quản lý an ninh, vệ sinh môi trường, và cải thiện điều kiện nhà ở
- Hỗ trợ các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thuận lợi cho người cao tuổi như hệ thống giao thông, điều chỉnh chỗ ở, và tiện ích công cộng
- Tư vấn và hỗ trợ tâm lý: Cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ tâm lý cho người cao tuổi để giúp họ giải quyết các vấn đề như cô đơn, trầm cảm, và căng thẳng |
- Tổ chức các buổi hội thảo, nhóm hỗ trợ, và hoạt động nhóm để tạo cơ hội giao tiếp và chia sẻ kinh nghiệm
Kết quả thống kê mô tả cho thấy các yếu tố về “Chính sách chủ trương hỗ trợ người cao tuổi” và “Sự quan tâm của chính quyền địa phương” đều ở mức
“ảnh hưởng” và “rất ảnh hưởng” (xem bảng 2.7)
Bảng 7 Ảnh hưởng các đặc điểm liên quan đến chính quyền địa phương
Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng
Chính sách chủ trương hỗ trợ người cao tuổi 63 37 1.37
Sự quan tâm của chính quyền địa phương 64 36 1.36
Khi so sánh đánh giá của người trả lời theo giới tính, ở yếu tố về “Chính sách chủ trương hỗ trợ người cao tuổi” cụ ông có xu hướng đánh giá cao hơn cụ bà
Áp dụng công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi neo đơn khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống
Qua phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối NCT neo đơn, từ số liệu khảo sát học viên chọn một trường hợp thân chủ để hỗ trợ CTXH cá nhân nhằm hiểu rõ thêm khó khăn của NCT neo đơn, mức độ tiếp cận và thụ hưởng những ưu đãi của chính sách ưu đãi dành cho NCT neo đơn Đồng thời, đề xuất với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chăm sóc hỗ trợ NCT neo đơn khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống trên địa bàn xã Phước Hòa
Mục tiêu Áp dụng tiến trình CTXH cá nhân vào việc hỗ trợ NCT neo đơn khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống nhờ vào việc thực hiện chính sách cho NCT neo đơn
- Từ ngày 21/8 đến ngày 07/10 (09 tuần) Học viên đến cơ sở thực hành 02 buổi/tuần (vào thứ 5 và thứ 7 hàng tuần, từ 18h30’ đến 20h)
- Học viên báo cáo giảng viên hướng dẫn kết quả làm việc của từng tuần
Bảng 9: Kế hoạch thực hiện Thời gian Nội dung thực hành Nguồn lực hỗ trợ Ghi chú
- Làm quen với địa phương thực tập
- Tìm hiểu về số lượng NCT neo đơn trên địa bàn xã
- Ủy ban nhân dân xã Phước Hòa, Hội Người cao tuổi;
Hội Chữ thập đỏ, Cán bộ BTXH
- Việc làm quen tìm hiểu sơ bộ về thân chủ giúp cho NVCTXH hiểu rõ hơn về đời sống của thân chủ ngày đến
- Tìm hiểu thông tin về NCT trên địa bàn
- Tổng hợp lại những thông tin và định hướng chọn hướng tìm thân chủ
- Đánh giá thực trạng NCT neo đơn tại các ấp địa bàn xã
- Chi hội NCT, trưởng ban điều hành các ấp
- Thiết lập mối quan hệ với thân chủ, tạo sự tin tưởng và gần gủi đối với thân chủ
- Tìm hiểu thân chủ và gia đình thân chủ, thông qua các công cụ như: sơ đồ sinh thái, sơ đồ phả hệ
- Trưởng ban điều hành ấp
- Tìm hiểu các mối quan hệ gia đình, chính quyền địa phương nơi cư trú
- Cùng với thân chủ đánh giá quá trình cuộc sống của thân chủ và xác định chính xác vấn đề thân chủ gặp phải
- Đánh giá mức độ thụ hưởng các chính sách của Nhà nước dành cho NCT neo đơn đối với thân chủ
- Xác định vấn đề giúp NVCTXH nắm được chắc chắn vấn đề thân chủ để đưa ra phương pháp hỗ trợ chính xác Đánh giá mức độ thụ hưởng đối với các chính sách của nhà nước như BHYT, BHXH, chính sách dành cho NCT
- Đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách hỗ trợ chính sách cho NCT Xác định rõ những chính sách thân chủ được hưởng và chưa được hưởng như những chính sách về NCT, chính sách bảo trợ xã hội…
- Xác định vấn đề của thân chủ cần giải quyết ngay hay cần thời gian
- Lên kế hoạch hỗ trợ thân chủ
- Đánh giá những điểm đạt được và những khó khăn
- Thân chủ - Lên kế hoạch giúp
NVCTXH nắm bắt được những điều cần có trong quá trình hỗ trợ và phòng những rủi ro trong quá trình hỗ trợ (nếu có)
- Tiến hành thực hiện kế hoạch hỗ trợ
- Đánh giá sau buổi thực hiện và đưa ra những điều đã và chưa đạt được
- Thường xuyên theo dõi, động viên thân chủ thực hiện kế hoạch hỗ trợ
- Đánh giá sau buổi hỗ trợ giúp NVCTXH biết được những việc đã và chưa làm được để có hướng phát huy và khắc phục
- Theo dõi để nắm được tình hình quá trình hỗ trợ và biết được nên tiếp tục phát huy phương pháp hay thay đổi phương pháp hỗ trợ cho phù hợp
- Theo dõi và lượng giá những điểm hạn chế của thân chủ để có hướng điều chỉnh
- Tạo thêm cơ hội cho thân chủ tham gia các hoạt động tại địa phương để thân chủ thấy những thay đổi của mình (nếu có)
- Kết thúc hỗ trợ và đánh giá kết quả quá trình hỗ trợ
Quá trình hỗ trợ cho thân chủ sẽ kết thúc khi họ đã thay đổi bản thân và khắc phục được vấn đề Tuy nhiên, nếu thân chủ vẫn chưa có những thay đổi tích cực, quá trình hỗ trợ sẽ được tiếp tục hoặc thay đổi hướng hỗ trợ để phù hợp với nhu cầu của thân chủ.
Tiến trình công tác xã hội cá nhân
Phước Hòa là nơi tôi đã sinh ra và lớn lên, nên tôi khá hiểu về cuộc sống nơi đây Nhưng đi sâu tìm hiểu về đời sống của những NCT, tôi mới thực sự hiểu được những gánh nặng vất vả, khó khăn mà NCT neo đơn nơi đây phải chịu Điều đó đã thu hút tôi phải làm điều gì đó để hỗ trợ họ, nhất là vấn đề, chính sách hỗ trợ NCT neo đơn
Hầu hết người NCT neo đơn nơi đây thật thà chất phác, họ sống theo từng gia đình Bản thân công tác tại địa phương và hiện tôi đang phụ trách giảm nghèo việc làm nên việc tiếp cận với họ khá thuận lợi Tôi đã tiếp cận thân chủ bằng phương pháp vãng gia đến nhà ở của gia đình thân chủ để gặp gỡ và tạo mối quan hệ với thân chủ
Qua quá trình khảo sát theo bảng hỏi để nắm thông tin chung về NCT neo đơn và những chính sách hỗ trợ cho NCT neo đơn trên địa bàn xã NVCTXH đã tiếp cận được cô X, là NCT neo đơn rất khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần Thông qua cách giao tiếp và trò chuyện cô X rất vui vẻ, cỡ mở và theo nhận xét của mọi người xung quanh thì cô X rất dễ mến, cởi mở và hòa đồng Từ đó học viên quyết định chọn cô X làm thân chủ để thực hiện tiến trình công tác xã hội cá nhân Lần đầu tiên tiếp xúc với thân chủ, nhờ việc sử dụng các kỹ năng công tác xã hội như: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng gợi chuyện, kỹ năng thấu cảm, kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ, hình thể, thái độ tôn trọng cũng như việc trình bày rõ về quan điểm và mục đích cuộc gặp nên học viên đã tạo được ấn tượng ban đầu và xây dựng niềm tin với thân chủ Từ chỗ bắt đầu câu chuyện, thể hiện sự quan tâm, khích lệ khả năng của thân chủ Học viên đã nắm được cơ bản mối quan hệ gia đình, bạn bè, tình cảm xóm làng và quan điểm của thân chủ về cuộc sống Đây là điều quan trọng để học viên có thể tiến hành các bước tiếp theo trong tiến trình trợ giúp thân chủ
Tuy nhiên, trong tiến trình tiếp cận học viên cũng gặp một số khó khăn đó là, do thân chủ phải chăm sóc con gái bị bệnh (khuyết tật trí tuệ), 02 cháu nội còn nhỏ gây ảnh hưởng đến việc tiếp chuyện, trao đổi với thân chủ, cách đặt câu hỏi theo những kỹ năng đã học của học viên còn thấp
3.2.2 Thu thập thông tin về thân chủ
3.2.2.1 Hồ sơ xã hội của thân chủ
Quê quán: Xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
Nơi thường trú: ấp 1A, xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương Thành phần gia đình: cô X đang sống trong một gia đình gồm 3 thế hệ: cô X, con gái và hai đứa cháu của cô X
Tình trạng kinh tế của gia đình cô X: Rất khó khăn (cô X nuôi 2 cháu nhỏ; con gái của cô X bị khuyết tật trí tuệ)
Hoàn cảnh hiện tại của thân chủ: Sức khỏe già yếu, chịu nhiều áp lực về kinh tế và tinh thần
Các mối quan hệ của cô X: Cô X có mối quan hệ gắn bó với hàng xóm, Ban điều hành ấp 1A Cô X cũng nhận được sự kết nối các nguồn lực từ chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, các mạnh thường quân như lương thực thực phẩm, tiền trợ cấp hàng tháng của con gái và lương hưu của cô Tuy nhiên, cô chi tiêu tằn tiện lắm mới đủ trang trải cho gia đình 4 miệng ăn Do hoàn cảnh quá khó khăn nên cô không có thời gian để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình không được thụ hưởng các dịch vụ vui chơi giải trí
3.2.2.2 Thông tin về thân chủ và các vấn đề của thân chủ
N.T.X (nữ), sinh năm 1957, quê ở xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương Là một giáo viên đã nghỉ hưu Cô X sinh ra trong một gia đình nông dân có 04 chị em gái, cô là con gái út trong nhà nên được ba mẹ cho đi học ngành sư phạm, cô làm giáo viên dạy Mầm Non tại Phước Hòa Năm 20 tuổi cô lập gia đình và sinh một người con trai Tuy nhiên, chồng cô X vi phạm pháp luật đi chấp hành án Sau đó cô X tái hôn với người chồng thứ 2 nhỏ hơn cô X 7 tuổi và sinh người con gái, con gái cô sinh ra đã bị bệnh bẩm sinh (khuyết tật trí tuệ) Cách đây 5 năm, chồng cô X đã ngoại tình với người gần xóm, sau đó cô X phát hiện và ly thân và 1 mình nuôi con cho đến nay Hiện nay cô X đã 67 tuổi nhưng vẫn phải chăm sóc cho người con gái đã 20 tuổi
Hai năm sau khi con trai của cô kết hôn, cô được ông trời ban tặng hai đứa cháu, một trai và một gái Tuy nhiên, do hoàn cảnh quá khó khăn, con dâu cô đã bỏ đi Cô và con trai đã mòn mỏi tìm kiếm nhưng vẫn vô vọng, bỏ lại hai đứa cháu còn thơ dại lại cho cô nuôi nấng.
Nỗi đau chồng chất nỗi đau thì không bao lâu sau con trai cô cũng bỏ đi luôn mà cô cũng không biết là đi đâu, làm gì Thỉnh thoảng ngày tết, lễ có về thăm con một lần nhưng rất ít
Cô X tần tảo chăm lo cho đứa con gái mắc chứng khuyết tật thần kinh, sức khỏe yếu, không phát triển bình thường Thêm gánh nặng là hai đứa cháu nội thơ dại, người lớn 5 tuổi, người bé mới 3 tuổi, đang tuổi ăn tuổi lớn nhưng thiếu thốn dinh dưỡng Trong lòng cô luôn đau đáu nỗi lo về việc kiếm tiền chữa bệnh cho con, tạo điều kiện cho các cháu được học hành, tự lập và có tương lai tươi sáng.
Hiện tại hai cháu của cô X đang trong độ tuổi đến trường, cô mong mỏi hai cháu của mình được đến trường và đi học như bao đứa trẻ khác Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất là hai cháu chưa được làm giấy khai sinh nên không thể đăng ký nhập học Vì ba mẹ cháu chưa làm thủ tục đăng ký kết hôn, sau khi sinh hai cháu không lâu thì người mẹ bỏ đi Bản thân cô đã liên hệ cán bộ tư pháp xã Phước Hòa nhiều lần nhưng vẫn chưa làm được do hiện tại trẻ không có ba mẹ, không có giấy chứng sinh của bệnh viện
Về kinh tế, cô X không có đất sản xuất, một mình cô X phải chăm sóc 1 người bệnh, 2 cháu nhỏ, cô X tuổi cao sức khỏe cũng không tốt nên không thể đi làm thuê, không có nguồn thu nhập, cuộc sống chủ yếu là tiền hưu của cô và tiền trợ cấp hàng tháng của người con gái cô bị bệnh Điều kiện sinh hoạt của cô X và gia đình còn thiếu thốn, hiện tại cả gia đình cô (con gái, hai cháu nhỏ) đang sống và sinh hoạt chung trong nhà củ đã xuống cấp trầm trọng, điều kiện nhà ở chật hẹp Cô X chăm sóc con, chăm sóc trông giữ 02 cháu nhỏ và nấu ăn cho cả nhà Do cuộc sống với hoàn cảnh như thế nên cô X không có thời gian để vui chơi giải trí, không tham gia được nhiều trong các hội đoàn thể, không được tham gia các dịch vụ xã hội khác Cô X chỉ giao tiếp với những người cùng xóm làng, 02 cháu cô cũng không được chơi cùng những đứa trẻ khác Thiếu các thông tin về luật pháp, chính sách, chương trình dịch vụ có liên quan
Biểu đồ 3 Biểu đồ phả hệ
Do sống trong điều kiện và hoàn cảnh như vậy, nên cô X luôn lo lắng sau này khi cô không còn nữa thì con gái cô phải làm sao? Ai sẽ thay cô chăm sóc chúng?
2 cháu của cô phải sống như thế nào khi cha, mẹ đều bỏ đi? đã nhiều lần cô X tìm đến gia đình của con dâu (thông gia) mong tìm được tin tức của con dâu để cháu cô được gặp mẹ nhưng mẹ của con dâu cô bệnh và nằm một chỗ cũng không biết tin tức gì về con gái của mình
3.2.2.4 Thông tin về bối cảnh, môi trường thân chủ, những nguồn lực từ gia đình, cộng đồng và xã hội
Thân chủ luôn được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ xóm làng, sự quan tâm của các Hội đoàn thể địa phương hỗ trợ lương thực, thực phẩm, mỗi khi cô ốm đau bệnh cần sự giúp đỡ Cô X cảm thấy cô đơn khi buồn không được sự chia sẻ về tinh thần, lúc khó khăn không người thân cận kề chia sẻ, xóm làng tuy có hỗ trợ nhưng cũng chỉ phần nào, không thể chia sẻ hết tất cả những khó khăn với cô Cô chỉ có niềm an ủi từ con gái và hai đứa cháu nội, mẹ con bà cháu gắn bó thân thiết với nhau Đối với chính quyền địa phương: Cô cũng được Ban điều hành ấp và Hội chữ thập đỏ và chính quyền địa phương xét được hưởng chế độ trợ cấp khuyết tật cho con gái, hỗ trợ gạo, quà, nhu yếu phẩm cho cho trẻ khuyết tật, khó khăn Hiện cô được hưởng chế độ BHXH cho giáo viên nghỉ hưu
Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội với người cao tuổi neo đơn tại xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
Nghiên cứu về công tác xã hội với NCT neo đơn đã hệ thống hóa được các cơ sở lý luận về công tác xã hội, công tác xã hội cá nhân, công tác xã h ội nhóm, người cao tuổi, người cao tuổi neo đơn và chính sách xã hội dành cho NCT neo đơn Nội dung lý luận cũng xác định được khái niệm chính của đề tài nghiên cứu là khái niệm công tác xã hội với NCT neo đơn là: Hoạt động mang tính chuyên nghiệp nhằm giúp đỡ những người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, không có người thân hoặc con cháu chăm sóc, được tiếp cận những chính sách xã hội của Nhà nước, giúp họ vượt qua khó khăn và ổn định cuộc sống Do đó, công tác xã hội với người cao tuổi neo đơn là một phương pháp quan trọng để đảm bảo rằng những người này có được sự hỗ trợ và chăm sóc cần thiết để sống một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc Công tác xã hội không chỉ giúp họ duy trì độc lập, mà còn giúp họ tham gia vào cộng đồng và xây dựng mối quan hệ xã hội tích cực Đề tài cũng sử dụng một số lý thuyết như: lý thuyết hệ thống sinh thái, lý thuyết nhu cầu của A Maslow để nghiên cứu chính sách NCT neo đơn, phát hiện những nhu cầu, khó khăn mà NCT neo đơn đang gặp phải nhằm lên kế hoạch hỗ trợ có hiệu quả cho NCT neo đơn trên địa bàn xã Phước Hòa Bên cạnh đó, làm rõ quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và quy định của Nhà nước liên quan đến NCT neo đơn, những chính sách ưu đãi đối với NCT neo đơn trong thời gian qua Việc áp dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Bình Dương Trên cơ sở đó, đề xuất những chính sách hỗ trợ cụ thể đối với NCT Theo phân tích kết quả nghiên cứu về thực trạng CTXH và những yếu tố ảnh hưởng trong hỗ trợ người cao tuổi neo đơn tại xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương cho thấy tỷ lệ NCT neo đơn sống một mình cao) Thu nhập từ các nguồn khác chiếm tỷ lệ cao; nguồn nhận từ trợ cấp xã hội ở mức trung bình Các nguồn thu nhập khác như chăn nuôi, làm vườn, hưu trí rất ít Tỉnh Bình Dương đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho NCT như: trợ cấp xã hội cho NCT từ đủ
80 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú tại địa phương, trợ cấp xã hội cho NCT bị bệnh hiểm nghèo, NCT khuyết tật Về lĩnh vực nhà ở, hầu hết NCT neo đơn đều có nhà sở hữu, nhà con cái và ông bà ở nhờ thì rất ít Vẫn còn tỷ lệ NCT neo đơn có nhu cầu về nhà ở vì nhà của họ chật hẹp, không có nhà vệ sinh riêng, điều kiện