1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Công tác xã hội nhóm đối với phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ từ thực tiễn huyện quốc oai, thành phố hà nội (tt)

26 522 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 347,63 KB

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ QUYÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI PHỤ NỮ ĐƠN THÂN NUÔI CON NHỎ TỪ THỰC TIỄN HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ QUYÊN

CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI PHỤ NỮ ĐƠN THÂN NUÔI CON NHỎ TỪ THỰC TIỄN HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Công tác xã hội

Mã số: 60 90 01 01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI, 2017

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

Học viện Khoa học Xã hội

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS LÊ THỊ HOÀI THU

Phản biện 1: TS NGUYỄN THÁI LAN

Phản biện 2: TS NGUYỄN THỊ VÂN

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ

họp tại: Học Viện Khoa học Xã hội vào lúc: 13h30p giờ, ngày 1

tháng 11 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Thƣ viên Học viện Khoa học Xã hội

Trang 3

MỞ ĐẨU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều hướng tới mục tiêu bình đẳng, bác ái Trong những mục tiêu đó, bình đẳng giới luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu và được đầu tư nhiều mặt Tuy nhiên, tình trạng bất bình đẳng giới đang diễn ra khá phổ biến ở hầu khắp các khu vực, các quốc gia và diễn ra ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Nạn nhân của bất bình đẳng giới chủ yếu là phụ

nữ Họ phải gánh chịu những quan niệm, định kiến bất công và bị phân biệt đối xử trong đời sống xã hội

Việt Nam là một quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của nho giáo và chế độ phong kiến, vì vậy, từ xa xưa tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu vào nếp nghĩ của người Việt Đảng và nhà nước

ta đang nỗ lực đổi mới, hướng tới mục tiêu bình đẳng giới bằng cách đưa ra những chủ trương, chính sách nhằm tạo điều kiện và cơ hội bình đẳng cho phụ nữ trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt động; hướng tới giải phóng người phụ nữ; góp phần xây dựng một đất nước công bằng, văn minh Có thể thấy, trong những năm qua, phong trào phụ

nữ và bình đẳng giới của nước ta đã đạt được những thành tựu rực rỡ Phụ nữ Việt Nam đã có những bước trưởng thành và phát triển mạnh

mẽ, có những đóng góp to lớn trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá- xã hội, khoa học – công nghệ, xây dựng Đảng, Chính quyền và hợp tác quốc tế Nhận thức xã hội về bình đẳng giới được nâng lên Phụ nữ được tôn trọng và bình đẳng hơn, địa vị của người phụ nữ trong xã hội và gia đình ngày càng được cải thiện Bình đẳng giới của Việt Nam được Liên hiệp quốc đánh giá là điểm sáng trong thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình phụ nữ và công tác phụ nữ còn nhiều mặt hạn chế, đồng thời lại có những vấn đề mới đặt ra với nhiều thách thức Phụ nữ bị hạn chế hơn nam giới về cơ hội có việc làm và thu nhập do trình độ

Trang 4

học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp còn thấp, phụ nữ thiếu việc làm,

di cư tự phát ra thành phố ngày càng tăng Ở miền núi, vùng sâu, xa,

tỷ lệ phụ nữ mù chữ và phụ nữ nghèo còn cao

“Trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng” là quy luật bao đời nay vẫn vậy, là người phụ nữ, ai cũng mong muốn có một mái ấm gia đình hạnh phúc, có một người chồng để sẻ chia, để được nương tựa, được sống đúng nghĩa một người vợ, người mẹ Nhưng đâu phải ai cũng được hưởng sự viên mãn, tròn trịa ấy, có những người đã có chồng nhưng lại ly hôn hoặc chồng mất sớm phải nuôi con một mình, hay có những chị mang trên mình một khiếm khuyết nào đó, hoặc do

“duyên phận lỡ làng”, “quá lứa nhỡ thì”, họ chấp nhận không xây dựng gia đình nhưng lại khao khát được thực hiện thiên chức của một người mẹ, vì vậy họ quyết định lựa chọn có con với một người đàn ông “dấu mặt”

Huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội là một huyện ngoại thành, nông nghiệp vẫn là nguồn nhập chủ yếu và còn mang nặng tư tưởng “trọng nam khinh nữ” Theo thống kê của Hội Liên hiệp phụ

nữ huyện và phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện, tính đến năm 2016, toàn huyện có hơn 400 phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ, trong số đó có tới 121 phụ nữ thuộc diện hộ nghèo và đang hưởng trợ cấp Bảo trợ xã hội (đối tượng phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ),

họ đang gặp vô vàn những khó khăn và đây là một nhóm yếu thế trong xã hội rất cần được nhìn nhận và quan tâm đúng mực, cần được nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học và bài bản để từ đó có thể đưa ra các giải pháp, mô hình hỗ trợ hiệu quả và mang tính bền vững

Với vai trò là một công chức cấp xã phụ trách mảng Lao động – thương binh, xã hội của địa phương tác giả nhận thấy bản thân cần có trách nhiệm với đối tượng mình đang quản lý, sử dụng những kiến thức và kỹ năng chuyên môn đặc thù ngành công tác xã

Trang 5

hội để hỗ trợ nhóm phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài:

“Công tác xã hội nhóm đối với phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ từ thực tiễn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên

cứu luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Công tác xã hội

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu những lý luận và thực trạng về CTXH nhóm đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ các yếu tố ảnh hưởng; từ đó ứng dụng phương pháp công tác xã hội nhóm và đề xuất biện pháp CTXH góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đối với nhóm phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ từ thực tiễn huyện Quốc Oai, TP Hà Nội

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên đề tài hướng vào giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ, CTXH, CTXH nhóm, CTXH nhóm với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ, lý thuyết ứng dụng CTXH nhóm với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ: xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc can thiệp với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ trên địa bàn nghiên cứu

- Khảo sát, phân tích thực trạng công tác xã hội nhóm đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ

- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội nhóm đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ

- Ứng dụng phương pháp công tác xã hội nhóm trong can thiệp, trợ giúp phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ

- Đề xuất biện pháp góp phần thúc đẩy hiệu quả công tác xã hội nhóm đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ trong địa bàn nghiên cứu

Trang 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

CTXH nhóm đối với phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ từ thực tiễn

huyện Quốc Oai, TP Hà Nội

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên các hoạt động công tác xã hội nhóm đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ là chủ đạo, bao gồm: hoạt động tham gia vào các tổ chức Đoàn – Hội, hoạt động tham vấn tâm lý, hoạt động trợ giúp nuôi dạy con cái

Phạm vi về khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ thuộc hộ nghèo trên địa bàn huyện Quốc Oai, TP Hà Nội (gọi tắt là phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ Số lượng PNNĐT được

nghiên cứu là 121 người Đây là nhóm đối tượng chính mà đề tài hướng

tới Ngoài ra, khách thể nghiên cứu còn có lãnh đạo Hội Phụ nữ cấp xã, cấp huyện, các lãnh đạo xã, thị trấn tại huyện Quốc Oai, TP Hà Nội

Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu 21 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Quốc Oai, TP Hà Nội

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở phương pháp luận

Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử cùng hệ thống các quan điểm của Đảng

và Nhà nước Việt Nam trong can thiệp, hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn thân

nuôi con nhỏ

5.2 Phương pháp nghiên cứu

5.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu:

5.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:

5.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu:

5.2.4 Phương pháp thảo luận nhóm

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Trang 7

6.1 Ý nghĩa khoa học

Dưới góc độ tiếp cận của lý thuyết xã hội học, lý thuyết công tác xã hội đặc biệt là CTXHN cùng với việc sử dụng các kỹ năng và các phương pháp thu thập, phân tích thông tin, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp thêm nguồn lý luận phong phú cho việc ứng dụng

các lý thuyết và các phương pháp này trong thực tiễn

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu này được tiến hành với mục đích ứng dụng tiến trình CTXHN với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ dựa trên khảo sát chính nhu cầu của họ

Nghiên cứu sẽ làm cơ sở cho địa phương vận dụng, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo cho phụ nữ Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng giúp ích cho các tổ chức hoạt động vì cộng đồng trong việc định hướng can thiệp giảm nghèo cho các nhóm yếu thế trong xã hội đặc biệt là nhóm phụ nữ

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1 Những vấn đề lý luận về công tác xã hội với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ

Chương 2 Thực trạng Công tác xã hội nhóm đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố

Hà Nội

Chương 3: Ứng dụng phương pháp Công tác xã hội nhóm và

đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả Công tác xã hội nhóm đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ từ thực tiện huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

Trang 8

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI PHỤ NỮ NGHÈO ĐƠN THÂN NUÔI CON NHỎ 1.1 Lý luận về nghèo và phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ

1.1.2 Lý luận về phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ

1.1.2.1 Một số khái niệm

 Khái niệm Phụ nữ

Đề tài sử dụng khái niệm phụ nữ như sau: “Phụ nữ chỉ một, một nhóm hay tất cả nữ giới đã trưởng thành, hoặc được cho là trưởng thành về mặt xã hội Nó cho thấy một cái nhìn trung lập, hoặc thể hiện thiện cảm, sự trân trọng nhất định từ phía người sử dụng Nó

đề cập đến, hoặc hướng người ta đến những mặt tốt, hoặc ít nhất là không xấu đến những giá trị, đóng góp, những ảnh hưởng tích cực từ những nữ giới này”

 Khái niệm Phụ nữ đơn thân - Phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ

Dựa vào hai khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu phụ nữ đơn

thân: Là những người phụ nữ chưa lấy chồng hoặc không muốn lấy chồng, những người phụ nữ góa bụa, ly hôn, ly thân hoặc bị chồng ruồng bỏ Họ có thể có con (hay con nuôi) hoặc không có con Họ có thể sống một mình hay sống cùng con cái, gia đình, họ hàng

1.1.2.2 Những khó khăn của phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ

Trang 9

 Khó khăn từ định kiến xã hội

1.1.2.3 Những nhu cầu của phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ

 Nhu cầu nâng cao đời sống vật chất

 Nhu cầu tham vấn, tư vấn

 Nhu cầu hỗ trợ trong việc chăm sóc, nuôi dạy con cái

1.2 Công tác xã hội nhóm đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ

1.2.1 Một số khái niệm

 Khái niệm Công tác xã hội

Từ việc nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của CTXH trên cả phương diện lý thuyết và thực hành, khoa học và nghề nghiệp chuyên môn, tiếp thu các giá trị, phân tích các định nghĩa, các quan niệm của các học giả, các tổ chức, các hiệp hội chuyên ngành ở trong và ngoài nước, có thể đưa ra một định nghĩa chung, khái quát

về CTXH như sau: “CTXH là một nghề nghiệp chuyên môn, một ngành khoa học nhằm hỗ trợ đối tượng có vấn đề xã hội (cá nhân, nhóm, cộng đồng) giải quyết vấn đề gặp phải, cải thiện hoàn cảnh, vươn lên hòa nhập xã hội theo hướng tích cực, bền vững”

 Khái niệm nhân viên công tác xã hội

Nhân viên xã hội là những người có trình độ chuyên môn, được trang bị kiến thức, kỹ năng về CTXH chuyên nghiệp và sử dụng kiến thức, kỹ năng đó trong quá trình tác nghiệp trợ giúp đối tượng (cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng) có vấn đề xã hội giải quyết vấn

đề gặp phải, vươn lên trong cuộc sống

 Khái niệm Công tác xã hội nhóm

Từ những khái niệm trên, tác giả đã rút ra khái niệm về CTXH nhóm đối với PNNĐT nuôi con nhỏ là là một phương pháp trợ giúp những PNNĐT nuôi con nhỏ thông qua hoạt động nhóm Khi tham gia vào nhóm đó, các chị em có cùng vấn đề, nhu cầu, mục đích và đặc biệt họ có sự phân chia vai trò và có sự tương tác qua lại với nhau cùng với sự hỗ trợ của các nhân viên xã hội, từ đó các chị

Trang 10

em phụ nữ trong nhóm có thể vượt qua khó khăn và tự vươn lên phát triển, tạo nên sự phát triển bền vững cho chính họ

đề ra không và những gì chưa làm được, nguyên nhân do đâu, cần phải rút kinh nghiệm như thế nào

1.2.3 Vai trò công tác xã hội nhóm đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ

Công tác xã hội có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của xã hội, của cá nhân Tuy nhiên, trong khuôn khổ phạm vi đề tài, vai trò của nhân viên Công tác xã hội thực hiện CTXH nhóm - trong việc trợ giúp cho các đối tượng là phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ đang hưởng trợ cấp BTXH được tiếp cận dưới các phương diện sau:

 Vai trò là một nhà giáo dục

 Vai trò là người trung gian - kết nối

 Vai trò là người tạo môi trường thuận lợi

 Vai trò là chất xúc tác, tư vấn

1.3 Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu đề tài

1.3.1 Lý thuyết nhu cầu của A.Maslow

Hình 1.1: Tháp nhu cầu của Maslow

Trang 11

1.3.2 Lý thuyết thân chủ trọng tâm

Lý thuyết thân chủ trọng tâm còn nhấn mạnh đến việc đặt thân chủ vào vị trí trung tâm của tiến trình CTXH, từ khi tiếp cận đến quá trình tìm hiểu, chẩn đoán, trị liệu NVXH phải luôn đặt thân chủ là mối quan tâm hàng đầu, gạt bỏ những mặc cảm, tự ti hay những cảm xúc tiêu cực Đồng thời lý thuyết này nhấn mạnh đến sự tự chủ của cá nhân, làm chủ cuộc sống NVXH chỉ đóng vai trò là chất xúc tác, trợ giúp cho thân chủ trong quá trình giải quyết vấn đề, quyền quết định thuộc về thân chủ

1.4 Cơ sở pháp lý về hoạt động công tác xã hội nhóm đối với phụ

nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ

1.4.1 Cơ sở pháp lý về phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ

Phụ nữ Việt Nam giữ một vai trò, vị trí quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước Giải phóng và phát triển toàn diện phụ nữ là một trong những mục tiêu của cách mạng Việt Nam, có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sự phát triển của đất nước

Trong đường lối của Đảng về công tác phụ nữ, vấn đề đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm, phát triển kinh tế gia đình, cải thiện đời sống, bảo vệ sức khoẻ phụ nữ được chú trọng

1.4.2 Cơ sở pháp lý về công tác xã hội nhóm đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ

Trang 12

Những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đã và đang có sự tác động mạnh mẽ đến đời sống của phụ nữ nói chung và phụ nữ đơn thân nói riêng Công tác hỗ trợ cho phụ

nữ đơn thân và các nhóm phụ nữ yếu thế khác trong xã hội được thực hiện dựa trên các chủ trương, đường lối và quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước

Mỗi phụ nữ đơn thân lại có hoàn cảnh, số phận riêng dẫn

họ đến tình trạng không có người chồng bên cạnh Tuy hoàn cảnh

số phận riêng của họ đa dạng, phức tạp, nhưng giữa họ lại có những nét chung bộc lộ khá rõ, từ điều kiện sinh sống đến tâm trạng nguyện vọng Nhà nước cần sớm có những chính sách hỗ trợ cụ thể, phù hợp với hoàn cảnh của họ

Hoạt động CTXH nhóm đối với PNNĐT nuôi con nhỏ bao gồm: hoạt

truyền thông, nâng cao năng lực nhóm

thân chủ trọng tâm

Cơ sở pháp lý về hoạt động CTXH nhóm đối với PNNĐT

nuôi con nhỏ, bao gồm các cơ sở pháp lý của PNNĐT như: Cương lĩnh đầu tiên của Đảng năm 1930, Hiến pháp 1992, Nghị quyết 04/NQ-TƯ của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, Nghị quyết số 11/NQ-TW ngày 27 - 4 - 2007 của Bộ

Trang 13

Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X); các cơ sở

lý thuyết về hoạt động công tác xã hội nhóm đối với phụ nữ nghèo

đơn thân nuôi con nhỏ như Quyết định 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI PHỤ

NỮ NGHÈO ĐƠN THÂN NUÔI CON NHỎ TỪ THỰC TIỄN

HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

2.1.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Diện tích: 147,01 km2 Tổng dân số của huyện tại thời điểm

tháng 3/2016 là 180 nghìn người, chủ yếu là dân tộc Kinh

Với vị trí địa lý đặc biệt của Huyện Quốc Oai bao gồm hai con sông là sông Tích Giang và sông Đáy cùng với diện tích đất nông nghiệp trên 10.000 ha, diện tích đất núi là 2.847 ha Đất nông nghiệp nông hóa thổ nhưỡng phù hợp với việc sản xuất lương thực - thực phẩm, trồng cây lương thực, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm và phát triển kinh tế nông nghiêp

2.1.2 Khái quát về khách thể nghiên cứu

Nghiên cứu trên khách thể chính là 121 phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ trên địa bàn 21 xã, thị trấn huyện Quốc Oai, TP Hà Nội theo danh sách hộ nghèo dự kiến của huyện Quốc Oai được lập cuối năm 2016

Tỷ lệ cao nhất là xã Đông Yên chiếm 14%; Thứ hai là xã Đồng Quang chiếm 9,9%; Thứ ba là xã Hòa Thạch chiếm 9,1%; xã Cộng Hòa là 8,3% Xã Tuyết Nghĩa có tỷ lệ 6,6%;

Có 4 xã có tỷ lệ PNĐTN bằng nhau là xã Phú Mãn, Liệp Tuyết, Đại Thành, Đông Sơn chiếm tỷ lệ 5%

Xã Yên Sơn có tỷ lệ là 4,1%

Các xã còn lại có tỷ lệ thấp từ 3.3% đến 1.7%

Ngày đăng: 07/11/2017, 09:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2. Kết quả thống kê mức độ tham gia của phụ nữ nghèo đơn thân vào các tổ chức, Đoàn – Hội tại Huyện Quốc Oai, Hà Nội  - Công tác xã hội nhóm đối với phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ từ thực tiễn huyện quốc oai, thành phố hà nội (tt)
Bảng 2.2. Kết quả thống kê mức độ tham gia của phụ nữ nghèo đơn thân vào các tổ chức, Đoàn – Hội tại Huyện Quốc Oai, Hà Nội (Trang 14)
Bảng 2.3. Nội dung sinh hoạt nhóm đối với phụ nữ - Công tác xã hội nhóm đối với phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ từ thực tiễn huyện quốc oai, thành phố hà nội (tt)
Bảng 2.3. Nội dung sinh hoạt nhóm đối với phụ nữ (Trang 15)
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ phụ nữ tham gia hoạt động vay vốn từ các hình thức nhóm  - Công tác xã hội nhóm đối với phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ từ thực tiễn huyện quốc oai, thành phố hà nội (tt)
i ểu đồ 2.1. Tỷ lệ phụ nữ tham gia hoạt động vay vốn từ các hình thức nhóm (Trang 15)
Bảng 2.4. Nhu cầu phụ nữ đơn thân và ƣu tiên thực hiện - Công tác xã hội nhóm đối với phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ từ thực tiễn huyện quốc oai, thành phố hà nội (tt)
Bảng 2.4. Nhu cầu phụ nữ đơn thân và ƣu tiên thực hiện (Trang 16)
Bảng 2.8. Các yếu tố cần cải thiện để nâng cao hiệu quả tham vấn tâm lý  - Công tác xã hội nhóm đối với phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ từ thực tiễn huyện quốc oai, thành phố hà nội (tt)
Bảng 2.8. Các yếu tố cần cải thiện để nâng cao hiệu quả tham vấn tâm lý (Trang 17)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w