Nhân viên Công tác xã hội chuyên nghiệp được đào tạo chuyên môn có vai trò và nhiệm vụ trong việc hỗ trợ, trị liệu, giải quyết những trường hợp trẻ em có vấn đề, những khó khăn đối với c
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN THỊ THANH HÀ
CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM MẦM NON
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐÔNG ANH
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học:
TS HÀ THỊ THƯ
Phản biện 1: PGS.TS PHẠM HỮU NGHỊ
Phản biện 2:
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
Họp tại: Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam giờ phút ngày
14 tháng 04 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Trang 31
MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng tình thương yêu và quan tâm đặc biệt Với Bác, trẻ em
là những mầm non, những người chủ tương lai của đất nước mà Người hết lòng yêu quý và tin tưởng Bác nói: “cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt niềm tin và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của trẻ em là những người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc: “Bác mong các cháu chăm ngoan Mai sau gìn giữ giang san Lạc Hồng Sao cho nổi tiếng Tiên Rồng Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam” Bác thường xuyên quan tâm nhắc nhở và giao nhiệm
vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho các ngành, đoàn thể Trong bản di chúc trước lúc đi xa, Người dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”
Nhân viên Công tác xã hội chuyên nghiệp được đào tạo chuyên môn có vai trò và nhiệm vụ trong việc hỗ trợ, trị liệu, giải quyết những trường hợp trẻ em có vấn đề, những khó khăn đối với các
em Ngoài ra nhân viên Công tác xã hội còn đóng vai trò là người giáo dục, thực hiện nhiệm vụ giáo dục nâng cao nhận thức về kiến thức, kỹ năng cho trẻ em, giúp các em phát triển toàn diện về mọi mặt Trẻ em
ở giai đoạn mầm non cũng rất cần thiết có sự quan tâm vì đây là giai đoạn đầu đời các em làm quen với môi trường nhà trường Vì vậy, việc vận dụng những phương pháp Công tác xã hội trong việc hỗ trợ giáo dục, chăm sóc cho trẻ em cũng là phương pháp cần thiết
Trang 42
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Công tác
xã hội đối với trẻ em mầm non từ thực tiễn huyện Đông Anh Thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
“ Báo cáo phân tích tình hình trẻ em ở Việt Nam” do
UNICEF thực hiện năm 2010 đã chỉ ra rằng, các cơ quan chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em bao gồm gia đình, các cơ quan nhà nước và các tổ chức khác chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống an sinh xã hội Mặc dù bản chất của vấn đề bảo vệ trẻ em mang tính liên ngành, cần phải xác định rõ vai trò và trách nhiệm rõ ràng để thúc đẩy việc lập kế hoạch, lập ngân sách và thực thi mang tính liên ngành Cũng cần phải có nhiều cán bộ làm công tác xã hội hơn Các giáo viên, cán bộ y tế, công an, cán bộ tư pháp và những nhà chuyên môn khác làm việc trong lĩnh vực trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt cần phải được đào tạo cụ thể
2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Kết quả của các hội thảo trên cho thấy, hoạt động công tác xã hội trong các trường trung học ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết Việc ban hành chương trình đào tạo công tác xã hội gắn liền với các vấn đề trường học là hướng đi phù hợp ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay Do đó, cần có nghiên cứu khái quát về mô hình công tác xã hội trường học để triển khai trong các trường phổ thông trung học Như vậy, những nghiên cứu ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam đều khẳng định: CTXH hiện nay có vai trò rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có công tác xã hội trường học với đối tượng là trẻ em mầm non Để đáp ứng đòi hỏi của xã hội, chúng ra cần đào tạo một đội ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp có kỹ năng,
Trang 53
chuyên môn, phương pháp chuyên biệt để hoạt động CTXH đạt được hiệu quả cao và phát triển bề vững Đặc biệt, cần thiết phải xây dựng đội ngũ cán bộ công tác xã hội đối với trẻ em mầm non hiện nay nhằm
hỗ trợ và giải quyết các vấn đề nảy sinh không chỉ riêng với các em
mà còn với cả bậc phụ huynh, cô giáo chủ nhiệm, cô giáo mầm non, các nhà quản lý giáo dục mầm non Để thực hiện được nhu cầu trên trước hết cần phải có nghiên cứu về Công tác xã hội đối với trẻ em mầm non với nội dung và hình thức, phương pháp trợ giúp phù hợp nhằm hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện trong giáo dục mầm non hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những lý luận và thực trạng về CTXH đối với trẻ
em mầm non và các yếu tố ảnh hưởng; từ đó ứng dụng phương pháp công tác xã hội nhóm và đề xuất biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác xã hội đối với trẻ em mầm non từ thực tiễn huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về CTXH, công tác xã hội với trẻ em, công tác xã hội với trẻ em mầm non, lý thuyết ứng dụng CTXH với trẻ em mầm non: xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ em tại các trường mầm non trên địa bàn nghiên cứu
- Khảo sát, phân tích thực trạng công tác xã hội đối với trẻ em mầm non
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với trẻ em mầm non
Trang 64
- Ứng dụng phương pháp công tác xã hội nhóm nhằm nâng cao nhận thức của các nhà quản lý giáo dục, phụ huynh học sinh từ đó nâng cao chất lượng đào tạo và chăm sóc trẻ em mầm non
- Đề xuất biện pháp góp phần thúc đẩy hiệu quả công tác xã hội đối với trẻ em mầm non trong địa bàn nghiên cứu
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác xã hội đối với trẻ em mầm non từ thực tiễn huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên các
hoạt động công tác xã hội đối với trẻ em mầm non trong tiếp cận giáo dục trường học là chủ đạo, bao gồm: Truyền thông về công tác bảo vệ trẻ em; hỗ trợ tiếp cận giáo dục, y tế cho trẻ mầm non; tư vấn hỗ trợ xã hội cho gia đình trẻ mầm non; kết nối nguồn lực và dịch vụ trợ giúp trẻ mầm non có hoàn cảnh khó khăn
- Phạm vi về khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu trên khách thể
chính là trẻ mầm non trong độ tuổi từ 3-6 và bố mẹ trẻ em hiện đang làm việc tại khu công nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội; nghiên cứu trên cán bộ làm công tác Hội và người dân sinh sống tại địa bàn nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: trẻ em mầm non có cha mẹ làm việc
trong khu công nghiệp Thăng Long, xã Kim Chung, huyện Đông Anh,
Hà Nội
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Trang 75
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử cùng hệ thống các quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp phân tích văn bản, tài liệu
Các tài liệu văn bản về trẻ em, về chính sách phát triển giáo dục đào tạo mầm non Các công trình khoa học nghiên cứu về trẻ mầm non, về công tác xã hội với trẻ mầm non
5.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp thu thập thông tin thông qua việc sử dụng một bảng hỏi soạn sẵn, người điều tra bảng hỏi, hướng dẫn cách trả lời, người được hỏi sẽ tự mình ghi câu trả lời ra phiếu bản Mục đích nhằm thu thập thông tin khảo sát từ phía gia đình, cộng đồng bằng bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn
+ Cơ chế mẫu: 100
+ Cách thức chọn mẫu: ngẫu nhiên
+ Địa bàn khảo sát: 02 trường mầm non tại huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội
5.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ của người ấy
5.2.3 Phương pháp quan sát
Mục tiêu của việc quan sát nhằm đảm bảo tính chính xác, xác minh lại những thông tin thu thập, từ đó có cái nhìn chính xác hơn để đưa ra những kết luận trong quá trình nghiên cứu
5.2.4 Phương pháp thảo luận nhóm
Trang 86
Phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp có sự tham gia tích cực của đối tượng nghiên cứu Thảo luận nhóm còn là phương tiện học hỏi có tính cách dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng, hình thành quan điểm cá nhân giúp thân chủ rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề khó khăn
04 thảo luận nhóm các quản lý, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên mầm non, phụ huynh học sinh
5.2.5 Phương pháp thống kê toán học
Thống kê là một hệ thống các phương pháp (thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu) nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa về mặt lý luận
Đề tài nghiên cứu áp dụng hệ thống lý thuyết và phương pháp CTXH vào thực tiễn trợ giúp cho đối tượng CTXH đang hướng tới, cụ thể nâng cao hoạt động nhóm cho phụ huynh trẻ em ở lứa tuổi mầm non
Đề tài sẽ là tài liệu học tập, tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến trẻ em mầm non nói chung và trẻ em mầm non ở huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội nói riêng
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Qua quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin phục vụ luận văn sẽ giúp cho bản thân thực hiện tốt các kiến thức và kỹ năng được học áp dụng vào thực tiễn cuộc sống một cách linh hoạt và nhuần nhuyễn hơn Đồng thời đây cũng là cơ hội để bản thân tích lũy thêm các kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng CTXH nhất là về lĩnh vực CTXH học
đường để sau này phục vụ cho cộng đồng và xã hội
7 Kết cấu của luận văn
Trang 97
Kết cấu của luận văn gồm ba phần: Mở đầu, nội dung, kết
luận và kiến nghị Trong đó, phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với trẻ em mầm non
Chương 2: Thực trạng công tác xã hội đối với trẻ em mầm non tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
Chương 3: Ứng dụng phương pháp công tác xã hội nhóm và
đề xuất biện pháp thúc đẩy hiệu quả công tác xã hội đối với trẻ em mầm non từ thực tiễn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
Trang 108
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI TRẺ EM MẦM NON 1.1 Trẻ em mầm non: khái niệm và đặc điểm
1.1.1 Một số khái niệm
* Khái niệm trẻ em:
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về trẻ em tùy theo từng cách hiểu của mỗi người “Một trẻ em là một con người ở giữa giai đoạn từ khi sinh ra và tuổi dậy thì”
Vậy khái niệm trẻ em được hiểu là: Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi trừ trường hợp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn
* Khái niệm mầm non
* Khái niệm trẻ mầm non
Đặc điểm tâm lý xã hội và nhu cầu của trẻ em mầm non
* Đặc điểm tâm lý của trẻ em mầm non
- Sự phát triển của các quá trình nhận thức, phát triển của một
số hoạt động, phát triển tâm lý của trẻ, phát triển nhân cách, hình thành tâm lý
* Nhu cầu của trẻ em mầm non
- Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, an toàn , dinh dưỡng Nhu cầu vui chơi, giải trí
1.1.3 Các vấn đề thường xảy ra đối với trẻ em mầm non
- Bạo hành trẻ em
- Buôn bán trẻ em
- Tai nạn thương tích ở trẻ em
- Xâm hại tình dục trẻ em
Trang 119
1.2 Lý luận về công tác xã hội đối với trẻ em mầm non
Một số khái niệm
* Khái niệm Công tác xã hội
Định nghĩa Công tác xã hội của Philippin: Công tác xã hội là một nghề chuyên môn, thông qua các dịch vụ xã hội nhằm phục hồi, tăng cường mối quan hệ qua lại giữa cá nhân và môi trường vì nền an sinh của cá nhân và toàn xã hội
Theo Từ điển bách khoa ngành công tác xã hội: Công tác xã hội là một khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho người dân trong xã hội
* Khái niệm nhân viên công tác xã hội
Nhân viên xã hội là những người có trình độ chuyên môn, được trang bị kiến thức, kỹ năng về CTXH chuyên nghiệp và sử dụng kiến thức, kỹ năng đó trong quá trình tác nghiệp trợ giúp đối tượng (cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng) có vấn đề xã hội giải quyết vấn đề gặp phải, vươn lên trong cuộc sống
* Khái niệm công tác xã hội đối với trẻ em mầm non
“CTXH đối với trẻ em mầm non là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp cho trẻ, phụ huynh trẻ nâng cao năng lực và chức năng
xã hội để có thể giải quyết các vấn đề khó khăn, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục; đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ để đáp ứng những nhu cầu chăm sóc
và giáo dục.”
1.2.1 Nguyên tắc và cách tiếp cận với trẻ em
Thứ nhất, là nguyên tắc giúp trẻ cảm thấy an toàn: khoan
dung, giúp đỡ các em phân biệt đúng sai và biết cách lần sau làm cho đúng
Trang 1210
Thứ hai, là giúp trẻ cảm thấy được yêu thương: tạo ra môi
trường thân thiên trong gia đình, trường học để các em biểu lộ thể hiện bản thân, giúp các em được là chính mình
Thứ ba, là nguyên tắc giúp các em được thấu hiểu: lắng nghe
các em, tạo điều kiện cho các em diễn đạt ý nghĩ, bộc lộ cảm xúc
Thứ tư, là nguyên tắc giúp các em cảm thấy được tôn trọng:
lắng nghe, dành thời gian quan tâm, chia sẻ
Thứ năm, là nguyên tắc biết khích lệ trẻ
1.2.3 Các hoạt động công tác xã hội đối với trẻ em
1.2.2.1 Truyền thông về công tác bảo vệ trẻ em
Truyền thông trực tiếp: Tuyên truyền giáo dục thông qua sinh
hoạt ở đơn vị cấp thôn, xã
Truyền thông gián tiếp: Phát tờ rơi, tranh ảnh, băng rôn, khẩu
hiệu, phát thanh…thông qua các phương tiện thông tin đại chúng giúp cho người dân có thể nhận thức đúng đắn được vai trò của việc chăm sóc và giáo dục học sinh
1.2.2.2 Hỗ trợ tiếp cận giáo dục, y tế cho trẻ mầm non
*Hỗ trợ tiếp cận giáo dục cho trẻ em mầm non
Môi trường vật chất trong trường mầm non bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ thẩm mĩ, đạo đức, xã hội Môi trường xã hội được hiểu là toàn bộ những điều kiện xã hội như chính trị, văn hóa, các mối quan hệ giúp trẻ hình thành nhân cách của mình
* Hỗ trợ tiếp cận y tế cho trẻ em mầm non
Thường xuyên theo dõi sức khỏe học sinh, phát hiện giảm thị lực, cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng, rối loạn sức khỏe tâm
Trang 1311
thần và các bệnh tật khác để xử trí, chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định và áp dụng chế độ học tập, rèn luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe
1.2.2.3 Tư vấn hỗ trợ xã hội cho gia đình trẻ mầm non
Hoạt động tư vấn hỗ trợ xã hội nhằm giúp gia đình và trẻ vượt qua mặc cảm, nâng cao điều kiện sống, tự giải quyết được các vấn đề khó khăn trong cuộc sống, phát triển bền vững
1.2.2.4 Kết nối nguồn lực và dịch vụ trợ giúp trẻ mầm non
xã hội…
1.2.4.1 Phương pháp công tác xã hội cá nhân
Đối với trẻ em mầm non, do các em bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên đặc điểm tâm lý trẻ mầm non trong giai đoạn này là sợ hãi và cần sự yêu thương của gia đình, giáo viên và mọi người xung quanh
1.2.4.2 Phương pháp công tác xã hội nhóm
Thông qua sinh hoạt nhóm, mỗi cá nhân hòa nhập, phát huy tiềm năng, thay đổi thái độ, hành vi và khả năng đương đầu với vấn
đề của cuộc sống, tự lực và hợp tác giải quyết vấn đề đặt ra vì mục tiêu cải thiện hoàn cảnh một cách tích cực”
1.2.4.3 Phương pháp công tác xã hội cộng đồng