Phát triển cộng đồng hiểu đơn giản là một tiến trình giải quyết một số vấn đề khó khăn của cộng đồng, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, hướng tới sự phát triển không ngừng về đời sống vật c
Trang 1KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ XUÂN DŨNG
SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01
TÓM TĂT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
HÀ NỘI, 2017
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học:
TS PHẠM TIẾN NAM
Phản biện 1: TS NGUYỄN HẢI HỮU Phản biện 2: TS NGUYỄN THANH BÌNH
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
Họp tại: Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam 8giờ 30 phút
ngày12.tháng 4 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Trang 31
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới công tác xã hội đang là ngành phát triển mạnh đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội CTXH đối với các cộng đồng yếu thế là một lĩnh vực không còn xa lạ ở các cộng đồng Việt Nam cũng như các nước trên thế giới Phát triển cộng đồng hiểu đơn giản là một tiến trình giải quyết một số vấn đề khó khăn của cộng đồng, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, hướng tới sự phát triển không ngừng về đời sống vật chất và tinh thần của người dân thông qua việc nâng cao năng lực, tăng cường sự tham gia, đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa người dân với nhau, giữa người dân với các tổ chức và giữa các tổ chức với nhau trong phạm vi một cộng đồng Phương pháp phát triển cộng đồng trong công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao năng lực cho người dân tại các cộng đồng ở Việt Nam trong hơn hai thập niên
đã đạt được nhiều thành tựu, được cộng đồng quốc tế ghi nhận là một
trong số ít các nước có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất thế giới Một là,
sự tham gia của người dân là phương tiện hữu hiệu để huy động tài nguyên địa phương, tổ chức và tận dụng năng lực sự khôn ngoan, tính sáng tạo của người dân vào các hoạt động phát triển
Từ đó tạo ra sự thay đổi trong cộng đồng thông qua việc xây dựng năng lực cộng đồng và việc thu hút sự tham gia ở mọi cấp độ của người dân trong các hoạt động cộng đồng là nguyên tắc giúp cho người dân được nâng cao năng lực, tiến tới tự lực
Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã triển khai hàng loạt các chương trình, dự án nhằm hướng tới mục tiêu phát triển
Trang 42
cộng đồng bền vững trong đó nhấn mạnh đến các yếu tố dân chủ Dân chủ trong phát triển cộng đồng là nhân tố quan trọng đánh giá thành công của các dự án Đảm bảo dân chủ là huy động sự tham gia của người dân trong việc bàn bạc, lập kế hoạch, triển khai và giám sát công việc của dự án, góp phần phát huy nội lực, tinh thần sáng tạo của người dân trong giải quyết các vấn đề của cộng đồng Quan trọng hơn, đó là việc trao quyền tự quyết và tiến tới cộng đồng tăng năng lực
Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong dự án phát triển cộng đồng dưới góc độ công tác xã hội Vì vậy, nghiên cứu về thực trạng sự tham gia của người dân trong dự án phát triển cộng đồng và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng là hết sức cần thiết Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả, tính chuyên nghiệp trong các dự án phát triển cộng đồng tại địa phương
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Sự tham gia
của người dân trong dự án phát triển cộng đồng từ thực tiễn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều nghiên cứu về phát triển cộng đồng trong nước, tác giả Hoàng Anh Dũng (2013), phát triển cộng đồng dựa vào nguồn lực và tài sản cộng đồng, đã nhấn mạnh về phương pháp tiếp cận dựa vào nhu cầu và tài sản cộng đồng (Kết nối mạng lưới tổ chức, cá nhân ) để phát triển Ông xem yếu tố phát huy nội lực cộng đồng là yếu tố quyết định cho sự thay đổi, phát triển của cộng đồng chứ không phải các yếu tố hỗ trợ từ bên ngoài
Trang 5đó đề xuất một số khuyến nghị để tăng cường sự vào cuộc của người dân trong dự án phát triển cộng đồng tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về sự tham gia,sự tham gia của người dân trong dự án phát triển cộng đồng
Khảo sát và đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến
sự tham gia của người dân trong dự án phát triển cộng đồng từ thực tiễn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
Đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong dự án phát triển cộng đồng từ thực tiễn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Sự tham gia của người dân trong dự án phát triển cộng đồng
từ thực tiễn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
4.2 Khách thể nghiên cứu
- Các hộ dân (100 hộ dân) bao gồm những người dân sống trên địa bàn 2 thôn Chúc Đồng 1 và Chúc Đồng 2 xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
Trang 64.2.2 Phạm vi về không gian, thời gian:
- Về không gian: Nghiên cứu sự tham gia của người dân tại 02 thôn Chúc Đồng 1, Chúc Đồng 2 thuộc Xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội Mỗi thôn khảo sát 50 người dân
- Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2016
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Phương pháp luận là hệ thống lý luận về phương pháp nghiên cứu, phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực, là hệ thống chặt chẽ các quan điểm, nguyên lý chỉ đạo việc tìm kiếm, xây dựng lựa chọn và vận dụng các phương pháp
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu và phân tích tài liệu:
Phương pháp nghiên cứu và phân tích tài liệu là phương pháp
sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập thông tin, số liệu, nội dung từ các nguồn tài liệu đã được công bố hoặc kết luận rút ra từ các
Trang 7là trưởng thôn, trưởng các nhóm người dân tại địa bàn nghiên cứu
- Phương pháp điều tra bảng hỏi:
Phương pháp điều tra bảng hỏi là phương pháp thu thập thông tin thông qua việc sử dụng một bảng soạn sẵn, người điều tra phát bảng hỏi, hướng dẫn cách trả lời, người được hỏi sẽ tự mình ghi câu trả lời ra phiếu bảng hỏi
- Phương pháp quan sát:
Đối tượng và nội dung cần quan sát để thu thập thông tin đầy
đủ cho đề tài đó là thực tiễn sự tham gia của người dân trong dự án phát triển cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu
- Phương pháp tham gia:
Để có nhìn nhận đánh giá chân thực, khách quan nhất về vấn đề nghiên cứu, tác giả sẽ tham gia trực tiếp vào các hoạt động phát triển cộng đồng tại địa phương như một tác viên cộng đồng
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài sẽ góp phần xây dựng hệ thống lý luận về sự tham gia của người dân trong dự án phát triển cộng đồng: dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trang 86
Kết quả nghiên cứu giúp cho người dân trong cộng đồng nhìn nhận một cách đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của mình trong các hoạt động chung của cộng đồng nơi mình đang sinh sống, nhìn nhận được một cách đầy đủ về các nguồn lực của cộng đồng, tài sản hiện có
và thế mạnh của cộng đồng từ đó nâng cao nhận thức và phát huy các giá trị truyền thống, phát huy sức mạnh đoàn kết để phát triển cộng
đồng bền vững
7 Cơ cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về sự tham gia của người dân trong dự án phát triển cộng đồng
Chương 2: Thực trạng sự tham gia của người dân trong dự án phát triển cộng đồng tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
Chương 3: Một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy sự tham gia của người dân trong dự án phát triển cộng đồng từ thực tiễn huyện Chương Mỹ, thành phố hà Nội
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG 1.1 Hệ thống khái niệm nghiên cứu
1.1.1 Sự tham gia
Trang 9mà họ mong ước (Paul, 1987)
1.1.2 Người dân
Theo từ điển Bách khoa toàn thư “ Nhân dân hay còn gọi là người dân, quần chúng, dân là thuật ngữ chỉ về toàn thể những con người sinh sống trong một quốc gia”
1.1.3 Cộng đồng
Dưới góc độ những nhà nghiên cứu phát triển cộng
đồng: “cộng đồng là một nhóm các cư dân cùng sinh sống trong một
địa vực nhất định, có cùng giá trị và tổ chức xã hội cơ bản (cộng đồng
đô thị, cộng đồng nông thôn, cộng đồng người theo đạo thiên chúa, ”
Họ cùng tương tác (tác động qua lại với nhau)
(1) Họ cùng chia sẻ với nhau (có chung với nhau) một hoặc vài đặc
điểm vật chất hay tinh thần nào đó
1.1.4 Dự án phát triển cộng đồng
* Dự án
Dự án là một tập hợp các hoạt động có kế hoạch và sử dụng các nguồn lực thực hiện để đạt được kết quả hướng tới một mục đích cụ thể với nguồn ngân sách và thời gian nhất định
Trang 108
* Phát triển cộng đồng
Có rất nhiều khái niệm về phát triển cộng đồng, mỗi khái niệm đều được phát biểu dưới những góc độ khác nhau, hướng tới mục đích khác nhau, vì thế mang những đặc trưng riêng
* Dự án phát triển cộng đồng
Bản chất của dự án phát triển cộng đồng là mang lại sự thay đổi xã hội theo chiều hướng tích cực hiểu theo nghĩa cụ thể đó là:
“giúp người dân cách câu cá chứ không cho họ con cá”
1.2 Lý luận dân chủ cơ sở trong dự án phát triển cộng
đồng
1.2.1 Một số khái niệm
* Dân chủ
Dân chủ có nghĩa là dân làm chủ mọi quyền lực xã hội, đó là
mơ ước của nhân loại và của các nhà tư tưởng tiến bộ đưa ra rất sớm trong lịch sử xã hội Trải qua hàng ngàn năm tiến hoá đến thời đại chúng ta, dân chủ đang là đòi hỏi bức xúc, là nhu cầu và động lực phát triển xã hội
* Dân chủ cơ sở
Dân chủ cơ sở là quyền làm chủ của nhân dân ở thôn, làng, xã trong việc ban hành và thực hiện các quy định quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội trước hết trong phạm vi thôn, bản, xã
* Dân chủ cơ sở trong các dự án phát triển cộng đồng
Dân chủ cơ sở trong các dự án phát triển cộng đồng là quyền làm chủ của nhân dân thông qua việc họ tự quyết định những công
Trang 119
việc cần làm trong một dự án phát triển cộng đồng như: xác định nhu cầu, tham gia bàn bạc, xây dựng kế hoạch, tham gia thực hiện, kiểm
tra, giám sát, quản lý việc thực hiện dự án
1.2.2 Ý nghĩa của việc thực hiện dân chủ cơ sở với sự phát triển của cộng đồng
Thực hiện dân chủ cơ sở nhằm hướng tới mục tiêu phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện quyền làm chủ trực tiếp của người dân
1.2.3 Nội dung của việc thực hiện dân chủ cơ sở trong các
tiếp và dân chủ đại diện
Phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”có
tác dụng to lớn trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nó là điều kiện để đoàn kết sức mạnh trong cộng đồng, là điều kiện huy động mọi thành viên tham gia quản lý các công việc của cơ sở nâng cao hiệu quả các chương trình dự án
1.3 Lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của
người dân trong dự án phát triển cộng đồng
1.3.1 Yếu tố thuộc về văn hóa của địa phương
Định nghĩa trên đây gồm có hai phần chính:
Trang 1210
- Phần thứ nhất chỉ ra bản chất và những thành tố chính cấu
thành nên văn hóa Theo đó văn hóa “một tập hợp của những đặc
trưng về tinh thần, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội”
- Phần thứ hai của định nghĩa này cũng liệt kê những hình
thức biểu hiện chính của văn hóa: “nó chứa đựng, ngoài văn học và
nghệ thuật, cả các phong cách sống, các lối chung sống, các hệ thống
giá trị, các truyền thống và đức tin.”
Yếu tố thuộc về người dân
- Người dân tham gia cào các hoạt động của phát triển cộng đồng, được quan tâm đến mong muốn, nhu cầu, những sáng kiến, kinh nghiệm sẽ khiến họ phát huy tính chủ động để tham gia và cùng chia
sẻ trách nhiệm thực hiện các hoạt động chung
- Tin tưởng vào khả năng của người dân là tin cậy, đặt lòng tin vào năng lực người dân nơi mà viên cộng đồng thực hiện hoạt động trợ giúp cộng đồng
1.3.2 Yếu tố thuộc về tác viên cộng đồng
- Người nghiên cứu: Nói đơn giản hơn là người tìm hiểu cộng
đồng về tâm tư nguyện vọng, thực trạng đời sống của người dân, đây
là một việc làm cần phải có khi khởi đầu bất kỳ một hoạt động nào
- Người lập kế hoạch: Lập kế hoạch theo phát triển cộng đồng
là cùng người dân thảo luận và thống nhất các hoạt động cần phải triển khai để giải quyết vấn đề và đáp ứng nhu cầu của người dân: Trong quá trình lập kế hoạch, người dân cung cấp thông tin, tham gia thảo luận, bàn bạc, góp ý kiến, quyết định các phương án
Trang 1311
- Người huấn luyện: Để đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội
theo tình hình mới, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ rất là quan trọng Như vậy tác viên cộng đồng có nhiệm vụ vừa là người học và cũng vừa là người đào tạo Muốn có kết quả đào tạo tốt nhất người huấn luyện cần áp dụng phương pháp giáo dục chủ động, lấy người
học làm trọng tâm “Dạy học nâng cao trình độ cho nông dân
- Người xúc tác: Trong cộng đồng có những nguồn lực như:
con người, tài nguyên thiên nhiên, tổ chức ban ngành đoàn thể, cơ sở
vật chất, vốn tài nguyên
- Người tạo thuận lợi: Người dân còn hạn chế vể kiến thức, kỹ
năng, phương pháp làm việc và giải quyết vấn đề
- Người biện hộ: Là người đại diện của nhóm người thiệt thòi,
tác viên cộng đồng có trách nhiệm bênh vực quyền lợi chính đáng của
họ
Tác viên cộng đồng cần phải xác định rõ nhu cầu của người
dân trước khi xây dựng và thực hiện các hoạt động
Yếu tố thuộc về chính quyền địa phương
Với đặc thù các cộng đồng ở Việt Nam đều trược thuộc và quản lý bởi hệ thống hành chính nhà nước Các hoạt động được triển khai ở cộng đồng đều chịu sự quản lý trực tiếp như Ủy ban xã, Ủy ban
huyện
Yếu tố thuộc về nhà tài trợ
Thực hiện một dự án phát triển cộng đồng không chỉ mang tiền bạc hay các cơ sở vật chất kĩ thuật đến cho một cộng đồng mà trước tiên phải phát huy tích cực sự tham gia của người dân trong
Trang 1412
cộng đồng, giúp họ tự xác định được nhu cầu đích thực mà họ cần phải giải quyết, tạo cho họ khả năng tự lực, tự giải quyết các vấn đề của chính bản thân họ mang lại
1.4 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về dân chủ cơ sở
trong phát triển cộng đồng
1.3.1 Quan điểm về quyền làm chủ của nhân dân
Thực hiện nhất quán quan điểm của Người, ngày nay Đảng ta
vẫn khẳng định “Xây dựng cơ chế vận hành của nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa, đảm bảo nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân
1.3.2 Quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân
Bên cạnh đó, văn kiện đại hội X đã nhấn mạnh “Thực hiện
đồng bộ các chính sách pháp luật của nhà nước nhằm phát huy dân chủ”các chính sách luật pháp và khung pháp lý cơ bản để thực hiện
việc trao quyền cho người dân nhằm giải quyết vấn đề của cộng đồng mình
1.3.3 Quan điểm đại đoàn kết dân tộc
Việt Nam trở thành một cộng đồng lớn mạnh như hiện nay là
do nhân dân ta thấm nhuần lời dạy của Bác “Đoàn kết là sức mạnh,
đoàn kết là thắng lợi, đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết thành công thành công đại thành công”, tinh thần đoàn kết dân tộc luôn được Hồ
Chí Minh đề cao bởi sức mạnh của đoàn kết là sức mạnh bất khả xâm
phạm là pháo đài thép mà không một kẻ thù nào đánh phá được