Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, làm rõ nội dung cơ bản của các công trình có liên quan đến đề tài báo chí tham gia phòng, ch
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
CAO THỊ DUNG
BÁO CHÍ THAM GIA PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC
Mã số: 62 31 02 01
HÀ NỘI - 2019
Trang 2Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Lưu Văn Quảng
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi giờ , ngày… tháng… năm
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, tham nhũng được Đảng ta xác định là một trong những nguy cơ gắn với sự tồn vong của chế độ Với sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, công tác phòng, chống tham nhũng đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức, hành động, đạt được những kết quả nhất định Tuy vậy, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng chưa được ngăn chặn, đẩy lùi
Khảo sát “Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức” do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới phối hợp thực hiện năm 2012 cho thấy: khoảng 93% tổng số người được phỏng vấn nói họ biết về tham nhũng qua báo chí Theo tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) - cơ quan đầu mối quốc gia của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) tại Việt Nam - để tạo ra những chuyển biến tích cực trong cảm nhận về tham nhũng (năm 2017, chỉ số của Việt Nam là 35/100 điểm, đứng thứ 107/180 trên bảng xếp hạng toàn cầu), Đảng và Nhà nước cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp trong đó có giải pháp ban hành những chính sách ưu đãi thiết thực và cụ thể cho báo chí - truyền thông khi tham gia phòng, chống tham nhũng
Với tư cách là phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước (quyền lực nhà nước) từ bên ngoài, báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng trong phòng, chống tham nhũng Tuy nhiên, trên thực tế mức độ tham gia phòng, chống tham nhũng của các cơ quan báo chí và các nhà báo khác nhau Có những
tờ báo rất tích cực, cũng có những tờ báo đăng bài chiếu lệ Có những nhà báo không quản khó khăn, gian khổ bám sát thực tế vạch trần, phanh phui tham nhũng, vẫn còn những nhà báo dùng chính phương tiện đấu tranh chống tham nhũng để mưu lợi cá nhân Để báo chí phát huy vai trò trong phòng, chống tham nhũng, rất cần nghiên cứu, tổng kết, đánh giá về báo chí trên mặt trận phòng, chống tham nhũng Thông qua việc khảo sát các công trình nghiên cứu, người viết nhận thấy chưa có chuyên luận nào
Trang 4tương thích với chiều sâu với đề tài báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở việt nam hầu hết các công trình tập trung nghiên cứu theo hướng phát triển khoa học luận báo chí, tính hiệu quả của báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng
Chính vì vậy, tác giả chọn vấn đề “Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận
án, làm rõ nội dung cơ bản của các công trình có liên quan đến đề tài báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng, xác định những vấn đề luận án cần tiếp tục làm sáng tỏ để làm tiền đề cho việc nghiên cứu tiếp theo của luận án;
Hai là, xác lập khuôn khổ lý thuyết về sự tham gia của báo chí trong
phòng, chống tham nhũng
Ba là, làm rõ thực trạng báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng
ở việt Nam
Bốn là, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát huy vai
trò của báo chí trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam trong thời gian tới
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng
Trang 53.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam từ năm 2006 đến nay Luận án tiến hành khảo sát phạm
vi báo in, báo truyền hình, báo mạng điện tử và báo phát thanh
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận án là hệ thống quan điểm của Chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng chống tham nhũng
và chống tiêu cực; Lý luận và phương pháp luận của khoa học chính trị, lý thuyết về quyền lực và thực thi quyền lực chính trị, lý thuyết quyền lực nhà nước, lý thuyết ủy quyền, lý thuyết hành vi chính trị
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận án bao gồm: phương pháp lôgic, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp định lượng (bảng hỏi anket sử dụng với 212 phóng viên báo chí) và phương pháp định tính (phỏng vấn sâu đối với các nhà lãnh đạo, quản lý báo chí, phóng viên trực tiếp viết về tham nhũng và công chúng
quan tâm đến báo chí phòng, chống tham nhũng)
5 Đóng góp mới của luận án
Từ góc độ của chính trị học, báo chí được xem xét với tính cách một
cơ chế, phương thức thực thi (nhất là phương thức kiểm tra, kiểm soát) quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước để hạn chế lạm quyền, hạn chế hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi - hay chính là phòng, chống tham nhũng Luận án trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận
cơ bản về tham nhũng, báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng, từ đó đánh giá thực trạng và đề ra phương hướng, giải pháp phát huy vai trò của báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay và trong
những năm tới
Những vấn đề được luận án tổng kết từ thực tiễn của báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng sẽ là những giá trị tham khảo cho việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là
Trang 6cơ chế phòng, chống tham nhũng từ báo chí nói riêng, truyền thông đại
chúng nói chung
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Luận án có ý nghĩa khoa học thể hiện ở các nội dung:
Một là, luận án trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu liên
quan đến báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng, định ra những giá trị cần tham khảo của các công trình nghiên cứu liên quan và những vấn đề
đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu;
Hai là, luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về báo chí
tham gia phòng, chống tham nhũng;
Ba là, luận án phân tích có hệ thống thực trạng và những vấn đề
đặt ra đối với báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
hiện nay;
Bốn là, luận án đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm phát huy vai
trò của báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam trong thời
gian tới
Ý nghĩa thực tiễn của luận án thể hiện ở các khía cạnh:
Một là, luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy
chuyên ngành Chính trị học và các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn
liên quan;
Hai là, những kết luận của luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý
luận khoa học, cách tiếp cận rõ ràng, vì vậy, luận án cung cấp các cứ liệu khoa học cho các nhà lãnh đạo, quản lý, hoạch định chính sách trong
phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 11 tiết
Trang 7Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THAM NHŨNG VÀ PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Viết về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng nói chung có rất nhiều công trình, tài liệu nghiên cứu: Công trình Khó khăn giải quyết bài toán phòng và chống tham nhũng, tác giả Đặng Đức Thành; Cuốn sách Nhận diện tham nhũng và các giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay do tác giả Phan Xuân Sơn và Phạm Thế lực đồng chủ biên; Bài viết “Bài học chống tham nhũng của Singapore” đăng trên Báo điện tử Vnexpress; Bài viết “Trung Quốc chống tham nhũng bằng ứng dụng” của tác giả Huệ Bình; Cuốn sách Kiềm chế tham nhũng - Hướng tới một mô hình xây dựng sự trong sạch quốc gia do hai tác giả Rich Stapenhurst và Sahr J.Kpundeh chủ biên, Trần Thị Thái Hà dịch; Công trình Corruption, corruption and governance (Tham nhũng, chống tham nhũng và quản trị) của tác giả Dan Hough, cuốn Corruption and Anti-Corruption (Tham nhũng và chống tham nhũng) do Larmour, Peter & Wolanin, Nick biên tập năm 2001; Cuốn sách Các hình thái tham nhũng của J.Edgardo Campos, Sanjay Pradhan, do nhà xuất bản Văn hóa thông tin ấn hành năm 2008
Nhìn chung, các công trình này đều nghiên cứu theo hướng đặt tham nhũng trong các mối liên hệ với thể chế - cơ chế chính trị xã hội, với các tệ nạn xã hội khác nhất là lãng phí, quan liêu, với tiến trình phát triển văn hóa
- văn nghệ Về cơ bản, các công trình này không liên quan trực tiếp đến đề tài: “Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay”
1.2 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN BÁO CHÍ THAM GIA PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG
1.2.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến báo chí tham gia giám sát quyền lực, tăng cường minh bạch
Cuốn sách Truyền thông đại chúng trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị ở các nước tư bản phát triển của tác giả Lưu Văn An; Công trình
Trang 8Báo chí và dư luận xã hội của tác giả Nguyễn Văn Dững; Đề tài khoa học cấp Bộ Xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay do tác giả Lưu Văn Quảng làm chủ nhiệm đề tài; Bài viết Nhà báo với vấn đề giám sát và phản biện xã hội đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị của PGS, TS Nguyễn Văn Dững; Cuốn sách Vì sao các quốc gia thất bại nguồn gốc của quyền lực, sự thịnh vượng, và nghèo khó của Daron Acemoglu và James A Robinson; Cuốn sách Political Scandal: Power and Visibility in the Media Age (Bê bối chính trị: quyền lực và tầm nhìn trong thời đại truyền thông) của John B Thompson; Cuốn The Hybrid Media System: Politics and Power (Hệ thống truyền thông pha trộn: Chính trị và quyền lực) của Andrew Chadwick; Cuốn Rich media, poor democracy: Communication politics in dubious times (Đa truyền thông, ít dân chủ: chính trị truyền thông đáng ngờ) của Robert W McChesney; Bài viết Tipping the Balance of Power - Social Media and the Transformation of Political Journalism (Làm nghiêng cán cân quyền lực - truyền thông xã hội và sự biến đổi của báo chí chính trị) của Marcel Broersma and Todd Graham…
Nhìn chung, các công trình này đều nghiên cứu theo hướng đặt tham nhũng trong các mối liên hệ với thể chế - cơ chế chính trị xã hội, với các tệ nạn xã hội khác nhất là lãng phí, quan liêu, với tiến trình phát triển văn hóa
- văn nghệ Về cơ bản, các công trình này không liên quan trực tiếp đến đề tài: “Báo chí tham gia ở Việt Nam hiện nay”
1.2.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung, phương thức báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng
Nhóm các công trình nghiên cứu về nội dung báo chí phòng, chống tham nhũng: Ở phương diện nội dung báo chí phòng, chống tham nhũng,
có nhiều công trình nghiên cứu là cơ sở là tài liệu tham khảo phục vụ cho
đề tài, tiêu biểu như: Ban Chấp hành Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam khóa 7 đã biên soạn cuốn Báo chí với cuộc đấu tranh chống tiêu cực; Cuốn sách Báo chí giám sát, phản biện xã hội ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Văn Dững; Đề tài khoa học cấp Bộ Vai trò của báo chí và dư luận xã hội
Trang 9trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta hiện nay do tác giả Lương Khắc Hiếu làm chủ nhiệm đề tài; Bài viết Tham nhũng và trách nhiệm của báo chí trong đấu tranh chống tham nhũng của tác giả Lê Xuân Đình; Bài viết Vai trò của dư luận xã hội trong phòng, chống tham nhũng
ở Việt Nam hiện nay đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị của tác giả Đinh Thị Hương Giang; Cuốn Measuring Corruption (Đo lường tham nhũng) của Shacklock, A., & Galtung, F., Routledge; Công trình Báo chí và tham nhũng: Báo chí Việt Nam đưa tin về tham nhũng như thế nào? Làm thế nào để nâng cao chất lượng đưa tin của báo chí? của Catherine McKinley; Tài liệu chính sách Chương trình phát triển Liên hợp quốc “Vai trò của báo chí trong việc giám sát và phát hiện tham nhũng: Kinh nghiệm quốc tế” của Catherine McKinley; Bài viết A free press is bad news for corruption (Tự do báo chí là thông tin xấu đối với tham nhũng) của Aymo Brunettia, Beatrice Wederb…
Nhóm các công trình bàn về cách thức báo chí phòng, chống tham nhũng: Cuốn sách Nâng cao hiệu quả của báo chí trong cuộc đấu tranh
chống quan liêu, tham nhũng ở nước ta hiện nay do tác giả Trần Quang Nhiếp chủ biên; Bài viết Báo chí trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng của tác giả Nguyễn Văn Hùng; Bài viết Về vai trò giám sát xã hội và phản biện xã hội của báo chí Việt Nam của Đặng Thị Thu Hương; Bài viết
“Internet - vũ khí chống tham nhũng ở Trung Quốc” của tác giả Vũ Hà; Cuốn The Media’s Role in Curbing Corruption (Vai trò của truyền thông trong kiềm chế tham nhũng) của Rick Stapenhurst; Cuốn Fighting Corruption in Developing Countries: Strategies and Analysis (Chống tham nhũng ở các nước đang phát triển: Chiến lược và phân tích) của Bertram I Spector, Kumarian Press; Bài viết Can a State - owned media effectively monitor corruption? A study of Vietnam’s printed press (Truyền thông nhà nước có hiệu quả trong giám sát tham nhũng? Nghiên cứu báo in của Việt Nam) của Catherine McKinley…
Như vậy, khá nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả đề cập đến báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở các khía cạnh khác nhau, đây
Trang 10là cơ sở để người viết tham khảo, triển khai đề tài Tuy nhiên, có thể khẳng định chưa có công trình nào tương thích với chiều sâu đề tài báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam trong khoảng thời gian gần đây dưới góc độ chính trị học
1.3 NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA LUẬN ÁN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.3.1 Những giá trị cần tham khảo từ các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
Nhìn chung, các công trình nêu trên đã có nhiều đóng góp quan trọng khi nghiên cứu về tham nhũng và báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng:
Một là, các công trình nghiên cứu đã đưa ra bức tranh chung về tình
hình tham nhũng ở Việt Nam và trên thế giới, bước đầu phân tích khái niệm, nguyên nhân, hậu quả của tham nhũng;
Hai là, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến báo chí và vai trò
của báo chí trong giám sát quyền lực nhà nước ở góc độ chung;
Ba là, hệ thống các công trình đã có những kết quả nghiên cứu bước
đầu về báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng là tài liệu đáng quý để tác giả triển khai luận án của mình Tuy nhiên, có thể khẳng định chưa có công trình riêng biệt nào đề cập đến khía cạnh nội dung báo chí phòng, chống tham nhũng và phương thức báo chí phòng, chống tham nhũng
1.3.2 Những vấn đề đặt ra đối với luận án tiếp tục nghiên cứu
Qua khảo sát các công trình nghiên cứu, người viết nhận thấy còn những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu sau:
Một là, những vấn đề lý luận về kiểm soát quyền lực, báo chí, phòng,
chống tham nhũng đã được nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến tuy nhiên, luận án cần góp phần làm sáng tỏ hơn lý luận về báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng liên quan đến nội dung, phương thức báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng và những yếu tố tác động đến báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng
Trang 11Hai là, làm rõ thực trạng báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng:
báo chí tham gia hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật
về phòng, chống tham nhũng; báo chí tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; báo chí giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm phát hiện, đưa tin về tham nhũng và báo chí tạo dư luận xã hội phòng, chống tham nhũng
Ba là, trên cơ sở thực trạng báo chí tham gia phòng, chống tham
nhũng và những vấn đề đặt ra đối với báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, luận án cần tập trung đề xuất các vấn đề cơ bản bao gồm:
Thứ nhất, đề xuất phương hướng phát huy vai trò của báo chí trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam trong thời gian tới
Thứ hai, đề xuất giải pháp chủ yếu để phát huy vai trò của báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam trong thời gian tới
Tiểu kết chương 1
Trên cơ sở khảo sát các công trình nghiên cứu về phòng, chống tham nhũng, tác giả luận án kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các tác giả có liên quan để tiếp tục đi sâu nghiên cứu báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
2.1.1 Quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước
Quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị của một giai cấp, một lực lượng xã hội được tổ chức thành nhà nước; quyền lực nhà nước là quyền lực do người dân uỷ nhiệm Quyền lực nhà nước có vai trò quan trọng để duy trì xã hội trong vòng trật tự, đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng
Trang 12Tuy nhiên, nếu quyền lực của người được ủy quyền - những người nắm quyền - không bị kiểm soát thì quyền lực luôn có xu hướng bị lạm dụng Bởi vậy, sự tồn tại của quyền lực trong xã hội là tất yếu và quyền lực đó cần được kiểm soát
Kiểm soát quyền lực nhà nước được hiểu là hệ thống những cơ chế, hoạt động được thực hiện bởi nhà nước và xã hội bằng các cách thức, biện pháp, phương tiện khác nhau nhằm giữ cho việc thực thi quyền lực nhà nước đúng mục đích, hiệu quả Kiểm soát quyền lực nhà nước dựa trên các
căn cứ cơ bản sau đây: Một là, quyền lực nhà nước không phải là quyền lực tự có mà là quyền lực của nhân dân, được nhân dân ủy quyền; Hai là,
quyền lực nhà nước nhà nước là của nhân dân giao cho các cơ quan nhà nước suy cho cùng là giao cho những nhóm người, con người cụ thể thực
thi; Ba là, nhà nước là chủ thể có độc quyền cưỡng chế hợp pháp
2.1.2 Phòng, chống tham nhũng
Tham nhũng là sự lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi Phòng, chống tham nhũng được hiểu là việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mình thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý đối với hành vi tham nhũng và khắc phục hậu quả do hành vi tham nhũng gây ra theo quy định của pháp luật
Để phòng, chống tham nhũng cần có cơ chế phòng, chống tham nhũng Từ kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cho thấy, cơ chế phòng, chống tham nhũng được thể hiện trên các phương diện cơ bản:
Một là, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong bộ máy nhà
nước: giữa lập pháp,hành pháp và tư pháp để phòng, chống tham nhũng
Hai là, kiểm soát quyền lực của các cơ chế khác: các đảng phái, các
tổ chức xã hội, các tổ chức truyền thông để phòng, chống tham nhũng
2.2 BÁO CHÍ THAM GIA PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG - SỰ CẦN THIẾT, NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC
2.2.1 Sự cần thiết báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng
Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng được hiểu là việc các cơ quan báo chí, người làm báo thông qua các tác phẩm báo chí, trong phạm
Trang 13vi quyền hạn, trách nhiệm của mình triển khai các hoạt động, cách thức, biện pháp góp phần phòng ngừa, giám sát, phát hiện tham nhũng, thông tin
về việc xử lý đối với hành vi tham nhũng và khắc phục hậu quả do hành vi tham nhũng gây ra theo quy định của pháp luật
Sự cần thiết báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng xuất phát từ các yếu tố: Thứ nhất, chức năng giám sát quyền lực, thực thi chính sách của báo chí quy định tính tất yếu của báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng; Thứ hai, thể chế phòng, chống tham nhũng của các quốc gia còn có
“lỗ hổng”, bởi vậy sự tham gia của báo chí là kênh bổ sung kiểm soát quyền lực, kiểm soát tham nhũng; Thứ ba, báo chí được xem như quyền lực thứ tư
2.2.2 Nội dung báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng
Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng trên các phương diện cơ bản sau đây:
Thứ nhất, báo chí tham gia vào quá trình hoạch định chủ trương,
đường lối, chính sách về phòng, chống tham nhũng;
Thứ hai, báo chí tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách, pháp
luật về phòng, chống tham nhũng;
Thứ ba, báo chí giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
nhằm phát hiện các dấu hiệu tham nhũng;
Thứ tư, báo chí tạo dư luận xã hội phòng, chống tham nhũng
2.2.3 Phương thức báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng
Thứ nhất, báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng thông qua các
tác phẩm báo chí với ưu thế của các loại hình báo chí;
Thứ hai, thông qua việc báo chí cung cấp thông tin, phát hiện, tố
giác vụ việc, hành vi tham nhũng, giám sát việc xử lý vụ việc, hành vi tham nhũng;
Thứ ba, thông qua việc báo chí tạo chuyên trang, chuyên mục, diễn
đàn trao đổi, thảo luận về vấn đề phòng, chống tham nhũng