Hiện nay, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, Nhà nước đã ban hành rất nhiều đạo luật và văn bản quy phạm dưới luật nhằm cụ thể hóa quyền làm chủ của người dân trên những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Đó cũng là tất yếu của quá trình dân chủ hóa nhằm tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc để người dân thực hiện quyền làm chủ thực sự của mình, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch và hiệu quả, phục vụ tốt trước đòi hỏi của xã hội và nhu cầu của nhân dân.Giới hạn việc nghiên cứu quyền làm chủ của người dân trong đấu tranh với nạn tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, bài viết tập trung vào việc phân tích cơ sở pháp lý trực tiếp mà ở đó quy định rõ quyền và trách nhiệm của người dân – với tư cách là chủ thể gốc của quyền lực, trong việc đấu tranh với quốc nạn tham nhũng, từ đó chỉ ra những bất cập cần khắc phục nhằm tiếp tục phát huy dân chủ đấu tranh hiệu quả với tham nhũng ở Việt Nam.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA CHÍNH TRỊ HỌC
TIỂU LUẬNMôn: Quyền lực Chính trị
ĐỀ TÀI: NÂNG CAO VỊ TRÍ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
Học viện thực hiện: Nguyễn Thị Hòa
Hà Nội - 2011
Trang 21 Những quan niệm về vai trò của người dân trong phòng, chống tham nhũng
Tham nhũng là căn bệnh của quyền lực, nó gắn liền với việc thực thi quyềnlực nhà nước trong đời sống xã hội Ngày nay, khi mà xã hội càng tiến bộ, vănminh, những giá trị dân chủ được nhiều quốc gia theo đuổi thì tham nhũng dườngnhư lại đang là lực cản của quá trình tiến bộ, dân chủ đó Nó làm cho dân chủđược thực thi một cách hình thức, cắt xén; sự tham gia của người dân vào quản lýnhà nước hay nhưng câu nói mang tính tuyên ngôn như “quyền lực nhà nướcthuộc về nhân dân”, “chủ quyền nhân dân” trở nên mang tính phong trào, hô hào,khẩu hiệu; còn trên thực tế thì lại diễn ra tình trạng ngược lại: người dân ủyquyền nhưng bị mất quyền, bởi họ đã trao nhầm quyền cho những người thực thiquyền lực
Từ những giải thích về nguồn gốc ra đời và bản chất của quyền lực công,quyền lực nhà nước nói riêng, có thể thấy rõ mối quan hệ giữa quyền lực nhân dân
và quyền lực nhà nước, theo đó người dân trao quyền cho nhà nước để nhà nước
thay mặt họ thực hiện chức năng công quyền Trong mối quan hệ đó, nhân dân là
chủ thể tối cao của quyền lực, khi bộ máy nhà nước không thực hiện đúng sự ủy quyền của người dân, xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, vi phạm nguyên tắc dân chủ, thì nhân dân có quyền phá bỏ bộ máy nhà nước đó đi để lập ra cho mình một bộ máy nhà nước mới tiến bộ hơn Chính vì thế, tất cả các bản
Hiến pháp của Việt Nam đều ghi nhận tinh thần “tất cả quyền lực nhà nước thuộc vềnhân dân”, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước – một cơ chế thể hiện sự hiện diệncủa nhân dân với tính cách là chủ thể kiểm soát đối với quyền lực nhà nước, và lợiích, ý chí của người dân với tính cách là cơ sở, căn cứ để nhìn nhận, để thực hiệnviệc kiểm soát quyền lực nhà nước một cách hiệu quả
Thế nhưng trên thực tế, mối quan hệ giữa quyền lực nhân dân và quyền lựcnhà nước không phải luôn diễn ra một cách suôn sẻ như vậy, nhất là khi cơ chếlàm chủ và giám sát của người dân chưa đủ mạnh để phòng ngừa và ngăn chặn cóhiệu quả các biểu hiện của sự tha hóa quyền lực
Trang 3Ở Việt Nam hiện nay, tham nhũng đã và đang là biểu hiện có tính phổ biến
và nguy hiểm nhất của sự tha hóa quyền lực nhà nước Tham nhũng xuất hiện ởmọi ngành, mọi cấp, len lỏi vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từlĩnh vực kinh tế, xây dựng, giao thông… cho đến cả những lĩnh vực mang tínhnhân đạo, nhân văn như giáo dục, y tế, công tác từ thiện, v.v Trước tình trạngtham nhũng ngày càng gia tăng và sự yếu kém của chính quyền trong điều hành
và quản lý nhà nước, người dân cảm thấy lòng tin của mình đối với bộ máy thựcthi quyền lực bị tổn thương, nó không còn được tôn trọng và bảo vệ như những gì
mà Hiến pháp và pháp luật quy định, trái lại nó còn bị vi phạm bởi những ngườiđại diện cho họ trong thực thi quyền lực nhà nước
Qua nghiên cứu các vụ án tham nhũng bị phát hiện và xử lý thời gian quacho thấy, người dân – người chủ của quyền lực nhà nước – lại luôn ở vị trí yếuthế hơn so với những người đại diện cho họ trong thực thi quyền lực Chính vìvậy, khi có những việc liên quan đến chính quyền, họ không những phải cầucạnh, xin xỏ các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết, mà còn phải “bôitrơn”, hối lộ, đáp ứng sự nhũng nhiễu, đòi hỏi của các quan chức để được hưởng
sự “phục vụ” từ phía chính quyền mà đáng ra họ có quyền được hưởng Trướcbức xúc về tình trạng tham nhũng, trong dân đã hình thành những cách nói mỉamai về bộ máy nhà nước, họ cho rằng các cơ quan hành chính không còn lànhững cơ quan phục vụ dân nữa, mà đó là các cơ quan “hành dân là chính”, cáccán bộ tham nhũng là những “vật sống ký sinh” trên cơ thể nhân dân
Vậy tại sao cuộc đấu tranh với tham nhũng ở Việt Nam lại không đem đếnkết quả như mong muốn? Những nỗ lực chống tham nhũng từ phía nhà nước vàngười dân đều thất bại?
Thứ nhất, so với các loại quyền lực khác, quyền lực nhà nước có sức mạnh
cưỡng chế hợp pháp thông qua một bộ máy đồ sộ với những công cụ, phươngtiện mà luật pháp quy định Những cán bộ, công chức tham nhũng là nhữngngười nắm giữ và thực thi quyền lực nhà nước, họ nắm trong tay các công cụcưỡng chế hợp pháp, trong khi đó người dân thường không có hoặc có rất ít cáccông cụ, phương tiện đủ sức mạnh để đối phó với những người có quyền lực
Trang 4Chính vì vậy, khi hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức bị phát hiện, những
kẻ tham nhũng không từ một thủ đoạn nào để bảo vệ bản thân mình, sẵn sàng sửdụng tối đa thẩm quyền, các công cụ cưỡng chế và tất cả những gì họ có trong tay
để đối phó, áp chế với những người dân dám đấu tranh chống lại họ Đó là chưa
kể đến một số vụ tham nhũng lớn, sự cấu kết giữa các quan chức rất chặt chẽ vàkhó phá vỡ, vì nếu “anh chết thì tôi cũng chết” và cách tốt nhất để tồn tại là
“chúng ta phải bảo vệ lẫn nhau”, trong khi đó sự liên kết giữa những người dântrong cuộc chiến chống tham nhũng là rất lỏng lẻo và dễ vỡ bởi nó mang tính tựphát, và sự gắn kết về lợi ích của người dân trong đấu tranh chống tham nhũngchưa cao
Thứ hai, những quan chức tham nhũng thường là những người có trình độ
cao và hiểu rõ chính sách, luật pháp của nhà nước, trong khi đó người dân thườngkhông hiểu hoặc hiểu rất ít về luật pháp và các chính sách do nhà nước ban hành.Hơn nữa, việc làm luật và chính sách lại thường được coi là sự độc quyền củanhà nước, quy trình hoạch định chính sách được tiến hành khép kín bởi bộ máycông chức mà thiếu bàn bạc, thảo luận và hỏi ý kiến rộng rãi trong dân Do đó,trong quá trình thực thi quyền lực, không ít cán bộ, công chức đã lợi dụng những
kẻ hỡ pháp lý, lợi dụng sự kém hiểu biết luật pháp của người dân để tham nhũng;cũng có trường hợp luật pháp và chính sách được ban hành luôn mang tính cục
bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan quản lý và đẩy những khó khăn về phíangười dân
Thứ ba, đó là tình trạng bất đối xứng thông tin trong mối quan hệ giữa cán
bộ, công chức và người dân Theo đó, cán bộ, công chức là người nắm rõ thôngtin, thậm chí là sự độc quyền thông tin về những lĩnh vực mà mình quản lý, cònngười dân thì luôn trong tình trạng thiếu thông tin, luôn là người thụ động về mặttiếp nhận thông tin từ phía nhà nước Với lợi thế về mặt thông tin so với ngườidân, không ít quan chức là lợi dụng những thông tin đó để tìm kiếm những mónlợi kếch xù mà thực chất là tham nhũng Chẳng hạn, sự thiếu công khai, minhbạch về quy hoạch đô thị đã giúp nhiều quan chức giàu lên nhờ đầu cơ bất động
Trang 5sản, sự thiếu minh bạch trong việc nhập khẩu vàng đã làm cho nhiều quan chứcgiàu lên nhờ đầu cơ vào vàng,…
Qua những phân tích trên, trong giới hạn của khung nghiên cứu về thamnhũng ở Việt Nam, có thể thấy người dân thường ở thế yếu hơn so với chínhquyền, họ luôn bị coi là “thấp cổ, bé họng” hơn nhiều so với các quan chức thamnhũng Và theo quy luật tự nhiên, kẻ mạnh sẽ chiến thắng kẻ yếu, cá lớn nuốt cá
bé thì người dân, với tư cách là cá nhân hay một vài người, rất khó mà chiếnthắng được những kẻ tham nhũng, và trong các cuộc chiến đó thì người dânthường nhận những thất bại về mình Nhiều vụ án tham nhũng được phát hiện và
xử lý trong thời gian qua đã cho thấy rất rõ điều này
Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là người dân luôn bất lực với cuộcchiến chống tham nhũng trong mọi hoàn cảnh Trong xã hội, nếu quyền làm chủcủa nhân dân chỉ được ghi nhận trong các văn bản pháp lý mà không được thựcthi trên thực tế; nền dân chủ không có những cơ chế để người dân dễ dàng thựchiện quyền làm chủ của mình, trách nhiệm của nhà nước không được giải trình rõràng và cụ thể, thì đó là mảnh đất tốt cho sự tha hóa quyền lực và gia tăng thamnhũng, và những nỗ lực chống tham nhũng từ phía người dân là điều không thể.Còn trong các xã hội mà quyền làm chủ của người dân được tôn trọng và bảo vệ,phương thức thực thi dân chủ đơn giản, thuận tiện cho người dân; sự ràng buộccủa chính quyền đối với người dân được đảm bảo bằng cơ chế trách nhiệm pháp
lý rõ ràng,… thì ở đó tính tích cực của người dân trong phòng, chống tham nhũngđược phát huy mạnh mẽ và có hiệu quả, bởi trong các xã hội đó quyền lực đượcxác định là công cụ để phục vụ dân chứ không phải là cái để các quan chức dựavào đó để đòi hỏi
Thực tiễn đã cho thấy, lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sửđấu tranh cho quyền tự do, dân chủ Sự tiến bộ của một chế độ xã hội phải dựatrên sự tham gia rộng rãi của người dân vào các quá trình chính trị, vào các quyếtđịnh của đất nước Vì vậy, việc mở rộng và phát huy dân chủ với tư cách là mộtkênh để kiểm soát quyền lực ở nước ta là một việc làm hết sức cần thiết trongcuộc chiến chống tham nhũng
Trang 6Ngày nay, chúng ta đang đẩy mạnh quá trình xây dựng Nhà nước phápquyền XHCN của dân, do dân, vì dân; phát huy dân chủ được xác định vừa làmục tiêu, vừa là động lực mạnh mẽ của quá trình cải cách về chính trị, chính vìvậy việc trả lại quyền làm chủ thực sự cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi chongười dân tham gia ngày càng sâu và có hiệu quả vào quá trình quản lý nhà nướcđược xác định là giải pháp hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của hệthống chính trị nói chung và phòng, chống tham nhũng nói riêng Khi dân chủđược phát huy một cách thực sự, trở thành đòi hỏi bức thiết không những củanhân dân mà còn là nhu cầu cấp thiết từ phía nhà nước, thì nó sẽ tạo thành sứcmạnh hết sức to lớn trong cuộc chiến chống tham nhũng Đó là vì người dân cótai mắt ở khắp mọi nơi, các hành vi tham nhũng khó có thể mà qua được sự quansát và theo dõi của họ, do đó họ sẽ hành động khi quyền lợi của họ bị nhữngngười đại diện cho họ vi phạm Khi nói về ý nghĩa thực sự của dân chủ, Hồ ChíMinh đã khẳng định rằng: “thực hành dân chủ là chiếc chìa khóa vạn năng để giảiquyết mọi công việc”, “Dễ trăm lần không dân cũng chịu Khó vạn làn dân liệucũng xong” với nghĩa là như vậy.
Để dân chủ trở nên thực chất, trở thành hành động và thói quen của ngườidân, trước hết Đảng và Nhà nước phải thực sự mở rộng dân chủ và tạo cơ chế,điều kiện thuận lợi để người dân dễ dàng thực hiện quyền làm chủ của mình Dânchủ phải được triển khai, cụ thể hóa thành các thể chế, chứ không phải chỉ lànhững tuyên bố Cụ thể, cần đa dạng hóa các hình thức thực hiện quyền làm chủcủa dân, đảm bảo các quyền tự do bầu cử và ứng cử, tự do tư tưởng và ngôn luận,
cụ thể hóa các quyền bãi miễn của dân đối với cán bộ, tạo điều kiện cho ngườidân tiếp cận được thông tin, thực hiện trưng cầu dân ý, thúc đẩy sự phát triển củatruyền thông, xây dựng xã hội dân sự, thu hút sự tham gia của người dân vào quátrình phản biện các quyết sách chính trị,… Hơn nữa, để chất lượng của dân chủđược nâng cao, bên cạnh những thay đổi từ phía Đảng và Nhà nước, cũng đòi hỏiphải có những thay đổi tích cực từ phía chủ thể quyền lực gốc đó là nhân dân.Mấu chốt của vấn đề này là trình độ dân trí Trình độ dân trí càng cao, người dâncàng tham gia vào quá trình chính trị, tham gia vào họat động giám sát quyền lực
Trang 7nhà nước Khi dân chủ được phát huy mạnh mẽ, tự nó sẽ là liều thuốc kháng sinhhết sức hiệu quả trong việc chữa trị tận gốc các căn bệnh của nhà nước, làm cho
cơ thể nhà nước trở nên khỏe mạnh hơn
Tuy nhiên, việc phát huy dân chủ phải đảm bảo giữ vững sự ổn định chínhtrị, xã hội Dân chủ, với vai trò là phương thức kiểm soát quyền lực, phải đượcthực hiện trên tinh thần xây dựng chứ không phải là sự chống đối, gây rối Vìvậy, để dân chủ không bị lợi dụng vào những mục đích xấu, cần trừng trị nghiêmkhắc những hành vi lợi dụng dân chủ để gây rối, kích động nhân dân chống pháđất nước
Hiện nay, trong tư tưởng, tâm lý của không ít các nhà lãnh đạo, các chínhkhách hiện nay tồn tại những mâu thuẫn về vấn đề thực thi dân chủ Một mặt, họmuốn thực thi các giá trị dân chủ trong xã hội, tạo điều kiện để người dân thamgia vào các công việc của nhà nước; mặt khác, họ lại e ngại nếu dân chủ đượcphát huy thì những khuyết tật của bộ máy, những sai lầm của công chức sẽ bịphát hiện và tạo nên hình ảnh không tốt trong xã hội Theo cách hiểu như vậy thìdân chủ tức là trang bị cho người dân phương tiện, công cụ để chống lại chínhquyền, cản trở, gây khó khăn cho chính quyền Chính những tư tưởng, cách nghĩnhư vậy đã làm cho quá trình dân chủ hóa bị chậm lại, làm cho những ý tưởngdân chủ chỉ tồn tại một cách hình thức Những giá trị về dân chủ được tuyêntruyền, còn việc thực thi dân chủ thì lại bị hạn chế Vì vậy, để dân chủ được mởrộng và phát huy tối đa thì những nhận thức như trên cần phải được xóa bỏ
2 Địa vị pháp lý của người dân trong việc tham gia đấu tranh với nạn tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyềnXHCN của dân, do dân, vì dân, Nhà nước đã ban hành rất nhiều đạo luật và vănbản quy phạm dưới luật nhằm cụ thể hóa quyền làm chủ của người dân trênnhững lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Đó cũng là tất yếu của quá trìnhdân chủ hóa nhằm tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc để người dân thực hiệnquyền làm chủ thực sự của mình, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch và hiệuquả, phục vụ tốt trước đòi hỏi của xã hội và nhu cầu của nhân dân
Trang 8Giới hạn việc nghiên cứu quyền làm chủ của người dân trong đấu tranh vớinạn tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, bài viết tập trung vào việc phân tích cơ sởpháp lý trực tiếp mà ở đó quy định rõ quyền và trách nhiệm của người dân – với
tư cách là chủ thể gốc của quyền lực, trong việc đấu tranh với quốc nạn thamnhũng, từ đó chỉ ra những bất cập cần khắc phục nhằm tiếp tục phát huy dân chủđấu tranh hiệu quả với tham nhũng ở Việt Nam
2.1 Cơ sở pháp lý trực tiếp quy định vị trí, vai trò của người dân trong phòng, chống tham nhũng
Có thể nói, các quy định về vị trí pháp lý của người dân trong phòng,chống tham nhũng được nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau Tuynhiên, các nội dung được đề cập một cách trực tiếp hay gian tiếp trong các vănbản đó đều thể hiện tinh thần sau:
Thứ nhất, trong cuộc chiến chống tham nhũng, người dân luôn được xác
định ở thế chủ động – vị thế của người chủ quyền lực, người đi tiên phong trongcuộc chiến này Điều này được thể hiện rõ trong một số văn bản pháp lý trực tiếpliên quan đến chống tham nhũng
Điều 6 Luật phòng, chống tham nhũng, khi bàn về quyền và nghĩa vụ của
công dân trong phòng, chống tham nhũng quy định: “Công dân có quyền phát hiện,
tố cáo hành vi tham nhũng, có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng”
Điều 64 Luật phòng, chống tham nhũng, quy định:
1 Công dân có quyền tố cáo hành vi tham nhũng với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
2 Người tố cáo phải tố cáo trung thực, nêu rõ họ tên, địa chỉ, cung cấp thông tin, tài liệu mà mình có và hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo
Điều 1 Luật Khiếu nại, tố cáo (năm 2005) quy định:
1- Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền
Trang 9trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi
đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2 Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
về hành vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Như vậy, Luật phòng, chống tham nhũng và Luật Khiếu nại, tố cáo đã cụthể hóa quy định của Hiến pháp, coi việc khiếu nại, tố cáo là quyền Hiến định củacông dân Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân thực chất là quyền dân chủ trựctiếp để người dân tham gia quản lý nhà nước và đấu tranh với nạn tham nhũng
Đó cũng là công cụ để người dân tự bảo vệ mình và bảo vệ lợi ích chung của xãhội khi bị các quan chức xâm phạm Bằng các quyền đó, người dân giám sát hoạtđộng của các cơ quan nhà nước trong việc thực thi quyền lực nhà nước, góp phầnhoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và xã hội
Với sự ra đời của những Luật này đã trang bị cho người dân những khungpháp lý cơ bản để chống tham nhũng và các sai phạm trong hoạt động của bộmáy nhà nước Nội dung của những quy định này xác định việc chống thamnhũng, tiêu cực không chỉ là trách nhiệm của riêng hệ thống chính trị, bộ máynhà nước, mà còn là quyền và nghĩa vụ của công dân Nhà nước là của dân, dodân, vì dân thì trước hết nhân dân phải là người có quyền và trách nhiệm trongviệc xây dựng bộ máy nhà nước thật tốt để phục vụ mình
Vậy tại sao người dân phải là lực lượng tiên phong trong cuộc chiến chốngtham nhũng?
Thực tế cho thấy người dân luôn là nạn nhân trực tiếp của các hành vi thamnhũng, tiêu cực từ phía nhà nước Khi tham nhũng, tiêu cực xảy ra, hậu quả đầutiên là người dân phải gánh chịu: tư cách “người chủ” của họ bị tước đoạt, quyền
và lợi ích của họ bị xâm phạm, họ bị mất đi các quyền được hưởng những dịch vụtốt nhất mà nhà nước có thể phục vụ, v.v Chính vì vậy, trước các hiện tượngtham nhũng thì người dân là người bức xúc nhất, và nhu cầu về việc loại bỏ tham
Trang 10nhũng khỏi đời sống xã hội cũng như xây dựng một bộ máy phục vụ tốt luôn làđòi hỏi thường trực trong đầu họ.
Xuất phát từ thực tế trên, cùng với những áp lực về dân chủ hóa, các vănbản pháp lý đều trao cho người dân những quyền cơ bản và được bảo đảm về mặtpháp lý để trước hết người dân có thể tự bảo vệ mình trước các biểu hiện thamnhũng và sau đó là bảo vệ lợi ích chung của xã hội khỏi sự xâm hại của thamnhũng Các biện pháp để người dân tham gia vào phòng, chống tham nhũng đượcquy định trong hầu hết các văn bản pháp luật, trong đó thực thi có hiệu quả nhấthiện nay đó là việc thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo đối với cá nhân, tổ chức
có hành vi tham nhũng và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quyđịnh của luật pháp Thực tế cho thấy, việc nhân dân thực hiện quyền khiếu nại, tốcáo bước đầu đã phát huy tác dụng tích cực trong đấu tranh với tham nhũng, hầuhết các vụ án tham nhũng lớn nhỏ bị phát hiện và xử lý trong thời gian qua chủyếu xuất phát từ việc khiếu nại, tố cáo của người dân chứ không phải là do các cơquan nhà nước tự phát hiện
Thứ hai, các văn bản pháp lý liên quan đến phòng, chống tham nhũng đi
theo hướng tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân có thể thực hiện quyền làmchủ của mình, tham gia có hiệu quả vào đấu tranh với nạn tham nhũng
Có thể thấy, khi đã xác định người dân là lực lượng tiên phong trong cuộcchiến chống tham nhũng thì bên cạnh việc quy định quyền cho họ, việc xác định
cơ chế pháp lý cũng như các biện pháp đồng bộ để người dân thuận lợi trong việcthực hiện quyền của mình là hết sức quan trọng Trong các cơ chế, biện pháp đó,việc công khai, minh bạch hóa hoạt động của nhà nước được coi là cơ chế hữuhiệu để người dân giám sát và phát hiện các hành vi tham nhũng Đó cũng là cáchthức chống tham nhũng đang được phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, bởi vì:
- Công khai, minh bạch còn là biện pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa cáchành vi sai trái, tiêu cực, các biểu hiện làm sai lệch, suy giảm hiệu quả hoạt độngcủa bộ máy nhà nước
Trang 11- Công khai, minh bạch là một trong những tiền đề, điều kiện quan trọng
để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, thúc đẩy sự tham gia của ngườidân vào đời sống chính trị đất nước
- Công khai, minh bạch là cơ sở đảm bảo tính trách nhiệm của chínhquyền, là yêu cầu nội tại, xuất phát từ bản chất và là một trong những chuẩn mựchoạt động của bộ máy nhà nước, có vai trò tích cực góp phần nâng cao hiệu lực,hiệu quả của bộ máy nhà nước
Như vậy, công khai, minh bạch hoạt động của bộ máy chính quyền là mộttrong những đòi hỏi cần thiết của quá trình dân chủ hóa, và việc thực hiện điềunày trên thực tế cũng được coi là thước đo về trình độ phát triển của một nền dânchủ Nó có thể giúp tăng cường trách nhiệm chính trị của nhà nước và làm giảm
cơ hội cho những hành vi tiêu cực, tham nhũng
Qua quan sát các văn bản pháp lý của nước ta, nhất là các văn bản phápluật liên quan đến phòng, chống tham nhũng, cũng cho thấy rõ xu hướng đòi hỏiviệc thiết lập các biện pháp công khai, minh bạch hóa hoạt động của chính quyền,nhất là trong Luật phòng, chống tham nhũng và Luật khiếu nại, tố cáo Chẳnghạn, để người dân có cơ sở trong việc giám sát, phát hiện và ngăn ngừa thamnhũng, Luật phòng, chống tham nhũng đã đưa ra nhiều quy định buộc các cánhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải tiến hành công khai, minh bạch hóahoạt động của mình để nhân dân giám sát nhằm phòng ngừa tham nhũng như:công khai, minh bạch trong mua sắm công và xây dựng cơ bản, trong quản lý dự
án đầu tư xây dựng (Điều 13,14); công khai minh bạch về tài chính và ngân sáchnhà nước, việc huy động và sử dụng các khoản đóng góp của dân (Điều 15, 16);công khai minh bạch trong quản lý và sử dụng đất, nhà ở (Điều 21, 22), v.v ; xâydựng quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức (Điều36-43); Minh bạch hóa tài sản, thu nhập của cán bộ (Điều 44-53); chế độ tráchnhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng (Điều54-55),…Có thể thấy, các quy định này đã phần nào hạn chế được những biểuhiện tham nhũng, bởi nó tạo ra sự ràng buộc trách nhiệm công khai, minh bạchcủa nhà nước đối với người dân, do đó nhân dân có thể biết được chính quyền