1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận Pháp luật đại cương VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

32 20 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai Trò Của Pháp Luật Trong Phòng, Chống Tham Nhũng Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Ngô Hương Mai
Người hướng dẫn Hà Nội
Trường học Học viện báo chí và tuyên truyền
Chuyên ngành Pháp luật đại cương
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 57,83 KB

Nội dung

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ĐỀ TÀI “VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY” TIỂU LUẬN MÔN HỌC PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG HỌ VÀ TÊN NGÔ HƯƠNG MAI MÃ SINH VIÊN LỚP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Hà Nội, tháng 12 – năm 2021 MỤC LỤC MỤC LỤC 2 MỞ ĐẦU 3 1 Tính cấp thiết của đề tài 3 2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 4 3 Kết cấu tiểu luận 4 NỘI DUNG 4 Chương 1 Cơ sở lý luận vai trò của Pháp luật trong phòng, chống tham nhũng 4 1 1 Khái niệm, đặc trưng, nguyên nhân, hậu quả tham nhũng.

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

ĐỀ TÀI

“VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY”

TIỂU LUẬN MÔN HỌC PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

HỌ VÀ TÊN: NGÔ HƯƠNG MAI

MÃ SINH VIÊN:

LỚP:

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

Hà Nội, tháng 12 – năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

MỞ ĐẦU 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 3

2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 4

3 Kết cấu tiểu luận 4

NỘI DUNG 4

Chương 1: Cơ sở lý luận vai trò của Pháp luật trong phòng, chống tham nhũng 4 1.1 Khái niệm, đặc trưng, nguyên nhân, hậu quả tham nhũng 4

1.2 Pháp luật và Pháp luật về phòng, chống tham nhũng 11

Chương 2: Thực trạng vai trò của Pháp luật đối với việc phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay 17

2.1 Thực trạng vai trò của Pháp luật đối với việc phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay: 17

2.2 Đánh giá thực trạng vai trò của Pháp luật đối với việc phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay 27

Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát huy vai trò của Pháp luật đối với việc phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay 30

- Đẩy mạnh tuyên truyền các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng 30

- Tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng nhằm huy động sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế vào công cuộc đấu tranh tham nhũng ở Việt Nam 30 KẾT LUẬN 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sinh thời Bác Hồ đã khẳng định: “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu chính

là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của chính phủ” “Kẻ thù khá nguy hiểm vì nókhông mang gươm, mang súng mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏngmọi việc của ta” Tuy nhiên, cũng theo Hồ Chí Minh, trong ba kẻ thù trên, tham ô

là kẻ thù nguy hiểm nhất, bởi đó là hành động xấu xa nhất, tội lỗi đê tiện nhất trong

xã hội Nó nguy hiểm đến mức mà Người từng xếp căn bệnh này ngang hàng vớitội phản quốc.Quả thực là như vậy, tham nhũng là kẻ phá hoại của xã hội, là kẻ gâynhũng nhiễu cho mọi lĩnh vực đời sống của đất nước Nó cũng chính là nguyênnhân làm cho bộ máy nhà nước kém hiệu quả, kinh tế thì trì trệ, bế tắc, khiến đấtnước lâm vào cảnh khó khăn và khó phát triển

Quán triệt và vận dụng thực tiễn tư tưởng của Người cũng như nhận thứcđược mức độ nghiêm trọng của vấn đề, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn luôn xácđịnh công tác phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên,cấp bách, khó khăn, phức tạp và lâu dài Với nhiều nỗ lực, Đảng và Nhà nước đãban hành nhiều Nghị quyết, những văn bản pháp lý về phòng, chống tham nhũng;Luật phòng, chống tham nhũng, Pháp lệnh về phòng, chống tham nhũng, Có thểthấy, mỗi văn bản đều có ý nghĩa riêng và được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc nhằmngăn ngừa, phát huy và xử lý tham nhũng một cách kịp thời Nhận thấy việc nhậnthức được vai trò của Pháp luật nói chung và của văn bản quy phạm pháp luật vềphòng, chống tham nhũng nói riêng là vô cùng cần thiết Do đó, sau quá trình tìm

hiểu môn học Pháp luật đại cương, em đã chọn đề tài tiểu luận là “Vai trò của Pháp luật trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” để có tìm hiểu,

nghiên cứu, nhận thức và đánh giá đúng đắn vai trò của Pháp luật trong công tácphòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay Từ đó, đưa ra những phương

Trang 4

hướng và giải pháp nhằm nâng cao, phát huy vai trò của Pháp luật phòng, chốngtham nhũng của Việt Nam.

2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu và đánh giá vai trò của Pháp luật đối vớiviệc phòng và chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng vai trò của Pháp luật đối vớiviệc phòng và chống tham nhũng Từ đó, nhận thức và đánh giá thực trạng cũngnhư mức độ hiệu quả của Pháp luật đối với việc phòng và chống tham nhũng ởViệt Nam hiện nay Tìm ra các phương hướng và giải pháp củng cố vai trò củaPháp luật đối với việc phòng và chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

3 Kết cấu tiểu luận

Bài tiểu luận gồm có: Mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo, mụclục, Nội dung gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận vai trò của Pháp luật trong phòng, chống tham nhũngChương 2: Thực trạng vai trò của Pháp luật đối với việc phòng, chống tham nhũng

ở Việt Nam hiện nay

Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát huy vai trò của Pháp luật đối với việcphòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

NỘI DUNGChương 1: Cơ sở lý luận vai trò của Pháp luật trong phòng, chống tham nhũng.1.1 Khái niệm, đặc trưng, nguyên nhân, hậu quả tham nhũng

1.1.1 Khái niệm tham nhũng

Trong tiếng Pháp, tham nhũng cũng có nghĩa là sự thối rữa, sự tự phá hủy, sự đồi

bại, sự mục nát Những từ ngữ vô cùng chính xác để miêu tả “Một loại tội phạm diễn ra trong việc sử dụng công vụ và quyền lực nhà nước một cách bịp bợm, tàn

Trang 5

bạo và cực đoan nhằm thu lợi cho bản thân, gây thiệt hại cho nhà nước và công dân”

Ở Việt Nam, trước năm 2005, văn bản quy phạm pháp luật đề cập một cách toàndiện nhất về tham nhũng và công tác đấu tranh chống tham nhũng là Pháp lệnhChống tham nhũng năm 1998 Pháp lệnh này đưa ra khái niệm tham nhũng là

“hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức”.

Luật Phòng, chống tham nhũng của Việt Nam được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ

8 thông qua ngày 29/11/2005, tại khoản 2 điều 1 đã chỉ rõ: “Tham nhũng là hành

vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi vụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi” 1.1.2 Các hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật

Các hành vi tham nhũng là vô cùng đa dạng và phong phú Tuy nhiên, điều 2Chương I của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định các hành vi thamnhũng bao gồm:

1 Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyềnhạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:

a) Tham ô tài sản;

b) Nhận hối lộ;

c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

Trang 6

h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vịhoặc địa phương vì vụ lợi;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

2 Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ,quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện baogồm:

a) Tham ô tài sản;

b) Nhận hối lộ;

c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chứcmình vì vụ lợi

1.1.3 Đặc trưng của tham nhũng:

Thứ nhất, về chủ thể tham nhũng Luật Phòng, chống tham nhũng đưa ra khái niệm

tham nhũng là “hành vi của người có chức vụ quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi” Như vậy, chủ thể của tham nhũng theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng phải là “người có chức vụ, quyền hạn” Nếu người thực hiện hành vi bị coi là tham nhũng không phải là “người có chức vụ, quyền hạn” thì

hành vi đó không phải tham nhũng Luật Phòng, chống tham nhũng không đưa ra

khái niệm mà chỉ liệt kê những đối tượng được coi là “người có chức vụ, quyền hạn” tại khoản 3 Điều 1.

Trang 7

Thứ hai, chủ thể tham nhũng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm pháp luật.Một người khi đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị coi là tham nhũng khi

đã “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” để vi phạm pháp luật Tức là “việc bản thân người có chức vụ, quyền hạn đã sử dụng vị trí công tác, quan hệ công tác, danh nghĩa cơ quan, tổ chức mình để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, và cả những người không có chức vụ, quyền hạn nhưng đa lợi dụng, sử dụng vị trí công tác, ảnh hưởng của người có chức vụ, quyền hạn để vi phạm pháp luật” Như vậy, nếu

một người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà không lợi dụng chức vụ, quyềnhạn của mình hoặc không lợi dụng ảnh hưởng của người có chức vụ, quyền hạn để

vi phạm pháp luật thì đó cũng không phải là hành vi tham nhũng

Thứ ba, động cơ của hành vi tham nhũng là vụ lợi Theo lý giải của Luật Phòng,

chống tham nhũng tại khoản 5 Điều 2 thì “vụ lợi là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng” Những lợi ích vật chất, tinh thần này có thể là lợi ích cho cá nhân

người thực hiện hành vi tham nhũng, nhưng cũng có thể là lợi ích cho người khác.Như vậy, nếu người có chức vụ quyền hạn thực hiện hành vi vi phạm pháp luậtnhưng không phải vì động cơ vụ lợi thì không phải là hành vi tham nhũng

Ba đấu hiệu có mối quan hệ mật thiết Một hành vi chỉ bị coi là tham nhũng nếu có

cả ba dấu hiệu trên

1.1.4 Nguyên nhân tham nhũng:

Tham nhũng là vấn đề phức tạp, vì vậy quan điểm về các nguyên nhân củatham nhũng rất khác nhau Sau đây là những nguyên nhân cơ bản, mang tính phổbiến của tham nhũng:

Trách nhiệm đầu tiên thuộc về sự quản lý nhà nước, có phần yếu kém Đểcho cán bộ thực hiện hành vi của mình một cách dễ dàng thì nguyên nhân cơ bảnchính là ở vấn đề quản lý của nhà nước Nếu như Nhà nước thực hiện tốt vànghiêm chức năng quản lý xã hội, các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền như

Trang 8

dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch, thì chuyện tham nhũng khó có thể trótlọt.

Quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong quản lý xã hội nói chung vàtrong quản lý tài sản công nói riêng còn có mâu thuẫn, chồng chéo, khiến tính chịutrách nhiệm của các tổ chức, cá nhân chưa cao Cơ chế, kiểm soát quyền lực nhànước còn lỏng lẻo, cơ chế quản lý thiếu công khai, minh bạch, tạo ra nhiều kẽ hởcho những hành vi lạm quyền, tham nhũng.Mặc dù có nỗ lực, song, hiệu quả chưacao, cải cách hành chính vẫn diễn ra chậm và lúng túng, chưa đáp ứng được nhucầu phát triển của kinh tế - xã hội Thủ tục hành chính tuy đã được rà soát và loại

bỏ một phần nhưng vẫn còn phức tạp, rườm rà, gây khó khăn cho người dân vàdoanh nghiệp Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự sách nhiễu, vòi vĩnh, đưa vànhận hối lộ trong một số cơ quan nhà nước

Thứ hai, khung pháp luật về phòng, chống tham nhũng còn chưa đầy đủ,chặt chẽ hoặc chưa được thi hành hiệu quả Trong những năm qua, Nhà nước đã nỗlực trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thốngpháp luật về phòng, chống tham nhũng nói riêng để tạo cơ sở pháp lý cho họa độngnày Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của nước ta vẫn còn chưa đầy đủ, đồng bộ, chặtchẽ, tạo kẽ hở cho tham nhũng gia tăng Nhiều quy định còn chưa chặt chẽ, chưaphù hợp với thực tiễn phòng, chống tham nhũng và tương thích với các quy địnhcủa pháp luật quốc tế Thậm chí, một số quy định về phòng chống tham nhũng cònchồng chéo, mâu thuẫn Thiếu các công cụ pháp lý cho phép điều tra và xử lý cáchành vi tham nhũng một cách hữu hiệu, chế tài áp dụng với chủ thể tham nhũngcòn chưa đủ sắc răn đe Thiếu cơ chế khuyến khích người dân phát hiện và báocáo, tố cáo, tố giác, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng, đặc biệt là cơ chếbảo vệ những người này

Thứ ba, hệ thống cơ quan phòng, chống tham nhũng quốc gia tuy đã đượcxây dựng nhưng hoạt đồng còn thiếu hiệu quả, mang tính hình thức, thiếu tính độc

Trang 9

lập và chưa có cơ chế phối hợp hữu hiệu với các cơ quan nhà nước khác trongphòng ngừa và chống tham nhũng.

Thứ tư, phẩm chất, đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức bị xuống cấp.Thứ năm, lương và chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức cònthấp, không đủ trang trải cuộc sống của bản thân và gia đình họ

Thứ sáu, thể chế chính trị và truyền thống văn hóa hàm chứa những yếu tố ủng hộhay khoan dung với hành vi tham nhũng

Thứ bảy, nhận thức của một số cán bộ, công chức, viên chức về tisnh nghiêmtrọng, sự nguy hại của tham nhũng còn chưa đầy đủ

Cuối cùng, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống thamnhũng chưa được coi trọng, còn hình thức, mang nặng tính phong trào, cách thứctruyên truyền chưa phù hợp, chưa tác động sâu sắc đến nhận thức và ý thức củangười dân về sự cần thiết của phòng, chống tham nhũng

1.1.5 Hậu quả tham nhũng

Tham nhũng là một vấn đề nhức nhối trong xã hội mà hậu quả của nó gây ra cho

xã hội là vô cùng kém phát triển, mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa– xã hội đều không thể tiến bộ, xã hội hoàn toàn không có công bằng và văn minh

 Trong lĩnh vực kinh tế:

- Tham nhũng cản trở sự phát triển kinh tế bởi các chính sách kinh tế của quốc giakhông thực hiện được đầy đủ hoặc hoàn toàn Tham nhũng làm cho nền kinh tếmọt ruỗng, làm biến chất quan hệ sở hữu, làm rối loạn chính sách phân phối, đichệch hướng phát triển và không có khả năng thực hiện các mục tiêu dự kiến banđầu Tham nhũng tỷ lệ nghịch với mức độ phát triển của kinh tế Những nước càngkém phát triển thì nạn tham nhũng càng mạnh (Ví dụ về số liệu)

- Tham nhũng gây ra lãnh phí, thất thoát lớn về mặt kinh tế Một phần lớn tiền củacác nhà đầu tư bị rơi vào túi những kẻ quan liêu, tham nhũng, mà không được sửdụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh

Trang 10

- Tham nhũng tạo ra một rào cản, cản trở đầu tư nước ngoài Do nạn tham nhũng,đầu tư trực tiếp nước ngoài không được khích lệ và các doanh nghiệp nhỏ trongnước dù vật lộn cũng không vượt qua được các chi phí Chính tham nhũng làm vẩnđục cạnh tranh lành mạnh

 Trong lĩnh vực chính trị - xã hội:

- Tham nhũng gây trở ngại lớn đối với quá trình đổi mới và xây dựng đất nước, làmthất thoát khoản tài chính, tài sản lớn

- Tham nhũng tạo ra và làm gia tăng bất công trong xã hội Trong khi những người

có thế lực, có điều kiện về kinh tế nhờ tham nhũng có thể làm giàu một cách bấtchính, những người nghèo lại không có tiền hối lộ nên gặp phải bất công

- Tham nhũng bóp méo hoạt động quản lý nhà nước, vô hiệu hóa quyền lực nhànước, khiến cho hoạt động quản lý nhà nước kém hiệu quả và không minh bạch

- Tham nhũng làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào chế độ xã hội chủ nghĩa, gâybất ổn xã hội, làm xấu đi hình ảnh Việt Nam trong con mắt của cộng đồng thếgiới,

- Tham nhũng làm biến chất cán bộ, công chức nhà nước, hủy hoại đạo đức công vụ

- Tham nhũng làm băng hoại đạo đức xã hội, phá hoại các giá trị truyền thống vănhóa của dân tộc, vốn là nguồn sức mạnh của dân tộc ta từ trước đến nay

- Tham nhũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trật tự, kỷ cương trong các lĩnh vựckhông được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, trật tự, an toàn xã hội chưa bảođảm, tình trạng tội phạm gia tăng Đây là tội phạm gốc cho nhiều loại tội phạmkhác, trong đó có rửa tiền,

1.1.6 Khái niệm phòng, chống tham nhũng

Từ khi cầm quyền, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định tham nhũng là sựnghiệp của toàn dân tộc Phòng, chống tham nhũng bao gồm các hoạt động của hệthống cơ quan Đảng, bộ máy nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chứckinh tế, tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân, căn cứ vào đường lối, chủ trương của

Trang 11

Đảng và pháp luật của Nhà nước để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý những hành vitham nhũng nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và côngdân, góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị - xã hội, bảo vệ chế

độ và bảo đảm cho kinh tế - xã hội, đất nước phát triển

Phòng ngừa tham nhũng chính là hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị

và cá nhân công dân nhằm làm giảm tối thiểu các điều kiện tham nhũng, bao gồmcác hoạt động như: ban hành các văn bản để điều chỉnh hành vi tham nhũng, tuyêntruyền, giáo dục nâng cao nhận thức, công khai minh bạch trong hoạt động của cơquan, minh bạch tài sản thu nhận, xây dựng và thực hiện chế độ, định mức, tiêuchuẩn cải cách hành chính Ngoài ra, chống tham nhũng chính là hoạt động cơquan, tổ chức, đơn vị và cá nhân công dân trong phát hiện tham nhũng và xử lýtham nhũng, bao gồm các hoạt động như: khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại,

tố cáo, giám sát, kiểm tra, thanh tra, truy tố, xét xử

Phòng, chống tham nhũng là hành động vô cùng cần thiết bởi những hậu quả

mà tham nhũng gây ra là vô cùng khó lường và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sựnghiệp tiến tới con đường xã hội công bằng dân chủ văn minh

1.2 Pháp luật và Pháp luật về phòng, chống tham nhũng

1.2.1 Khái niệm Pháp luật

1.2.1.1 Khái niệm Pháp luật

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc chung do Nhànước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấpthống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi íchcủa giai cấp mình

1.2.1.2 Thuộc tính cơ bản của Pháp luật

a Tính quy phạm phổ biến

Pháp luật là các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, đó làcác khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi của con người Bên cạnh pháp luật thì còn

Trang 12

có rất nhiều các quy phạm xã hội khác điều chỉnh hành vi con người Tuy nhiênpháp luật khác với các quy phạm xã hội ở chỗ pháp luật mang tính phổ biến Cácquy phạm pháp luật có hiệu lực đối với tất cả các cá nhân, tổ chức trong phạm vi

cả nước trong khi các quy phạm tôn giáo, quy phạm tập quán chỉ tác động lên mộtđối tượng chủ thể nhất định hay một địa phương nhất định

b Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, rõ ràng về mặt nội dung:

Nội dung của pháp luật đều được thể hiện bằng những hình thức xác định Thôngqua đó, con người có thể nhận thức được nội dung các quy định của pháp luật.Thông thường nội dung các quy phạm pháp luật thể hiện thông qua các hình thứcnhư các văn bản quy phạm pháp luật, các bản án của Tòa án và các tập quán đãđược nhà nước thừa nhận

Ngoài ra, nội dung của các quy tắc pháp luật cũng phải được thể hiện bằng ngônngữ pháp lý, các quy định pháp luật phải cụ thể, chính xác, rõ ràng, một nghĩa và

có khả năng áp dụng trực tiếp

c Tính được bảo đảm bằng Nhà nước

Chỉ có pháp luật mới được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều hình thức vàbiện pháp khác nhau Đó là các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phápluật để các chủ thể trong xã hội có ý thức pháp luật và tự giác thực hiện pháp luật.Nhà nước cũng bảo đảm hiệu lực của các quy phạm pháp luật bằng các biện phápcưỡng chế khi cần thiết

1.2.2 Khái niệm pháp luật về phòng, chống tham nhũng:

Pháp luật về phòng, chống tham nhũng là tổng thể các quy phạm pháp luật do cơquan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm xác định các biện pháp phòng ngừa,phát hiện, xử lý tham nhũng, tổ chức, hoạt động của cơ quan phòng, chống thamnhũng, phát huy vai trò, trách nhiệm của công dân, tổ chức trong phòng, chốngtham nhũng, hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng và các biện pháp bảođảm nhằm phòng, chống tham nhũng có hiệu quả

Trang 13

1.2.3 Pháp luật về việc phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay:

Nếu như trước 1998, cơ sở pháp lý cho việc phòng, chống tham nhũng ở Việt Namrất tản mác, nằm rải rác ở nhiều văn bản với nhiều mức độ hiệu lực pháp lý khácnhau thì từ 1998 đến nay, bên cạnh việc trừng trị các tội phạm tham nhũng nguyhiểm bằng Bộ luật Hình sự, chúng ta còn có Pháp lệnh và sau này là Luật Phòng,chống tham nhũng Quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Phòng,chống tham nhũng có thể chia thành hai giai đoạn là giai đoạn Pháp lệnh (1998-2004) và giai đoạn Luật PCTN (từ 2005 đến nay) Trong mỗi giai đoạn, công tácxây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống tham nhũng đều đạt đượcnhiều thành tựu với những dấu ấn nổi bật, đóng góp tích cực vào việc trong sạchhóa bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và đặc biệt làtạo lòng tin với quần chúng nhân dân

Căn cứ vào trình tự ban hành và giá trị pháp lý, hệ thống văn bản quy phạm phápluật về phòng và chống tham nhũng ở Việt Nam gồm có:

 Giai đoạn Pháp lệnh (1998 – 2004):

Khắc phục việc cơ sở pháp lý tản mác, nằm rải rác ở nhiều văn bản với nhiều mức

độ hiệu lực pháp lý khác nhau, gây khó khăn cho việc áp dụng, ngày 26/02/1998,

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998.Pháp lệnh chống tham nhũng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X ban hànhngày 26 tháng 02 năm 1998 Đây là văn bản pháp lý quan trọng, có hiệu lực cao,

do thường trực cơ quan lập pháp của Nhà nước ban hành Với 5 chương và 38điều, Pháp lệnh chống tham nhũng đã làm rõ nội hàm định nghĩa, hành vi thamnhũng, quy định các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi thamnhũng, làm rõ trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, tổ chứctrong việc phòng ngừa và xử lý người có hành vi tham nhũng Mặc dù nội dungcòn đơn giản, nhưng Pháp lệnh chống tham nhũng đã thiết lập nền tảng pháp lý

Trang 14

ban đầu cho công cuộc phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam trên cả hai phươngdiện phòng và chống.

Pháp lệnh được sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh chống tham nhũngđược Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X ban hành ngày 28 tháng 04 năm 2000,

có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000; đồng thời giao Chính phủ quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này Pháp lệnh gồm có 3 điều; sửa đổi, bổsung Điều 3, Điều 13, Điều 21 của Pháp lệnh chống tham nhũng, trong đó quy định

rõ hơn các hành vi tham nhũng, những việc người có chức vụ, quyền hạn khôngđược làm và các hình vi tham nhũng bị xử lý hình sự Việc ban hành Pháp lệnh đãđánh dấu bước ngoặt về cơ sở pháp lý về công tác phòng, chống tham nhũng Cáccấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa,phát hiện và xử lý kịp thời nhiều vụ việc tham nhũng, thu hồi nhiều tài sản cho

Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các Pháp lệnh trên đã bộc lộ nhiều hạn chế vềnội dung giống như tên gọi của Pháp lệnh, tập trung chủ yếu là các biện phápchống tham nhũng là chính, chưa có nhiều quy định về phòng ngừa tham nhũngnhư: chưa quy định đầy đủ, cụ thể về sự công khai, minh bạch của các cơ quan, tổchức, doanh nghiệp Nhà nước…; chưa có quy định nhằm bảo đảm thực hiệnnghiêm chỉnh các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; chưa có cơ chế, quy định để thựchiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về những điều cán bộ, công chứckhông được làm; chưa quy định đầy đủ, cụ thể về những người phải kê khai tài sản,thu nhập; chưa có quy định cụ thể về việc tổ chức, trách nhiệm và hoạt động phốihợp của các cơ quan liên quan… Tình hình tham nhũng diễn ra phức tạp ở nhiềulĩnh vực và có xu hướng tăng về quy mô, tính chất ngày càng nghiêm trọng

Tình trạng tham nhũng, lãng phí xảy ra với quy mô lớn hơn, biểu hiện tinh vi hơn,ảnh hưởng tiêu cực đến công cuộc đổi mới, xói mòn lòng tin của nhân dân Nhậnthức rõ tính chất nguy hại của tham nhũng, Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, chính

Trang 15

sách, giải pháp quyết liệt về phòng, chống tham nhũng, nhất là Nghị quyết Hộinghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về “Tăng cường sựlãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”.

 Giai đoạn Luật Phòng, chống tham nhũng (2005 – nay):

Do tính chất phức tạp của công tác phòng, chống tham nhũng mà từ năm 2005 đếnnay, Luật Phòng, chống tham nhũng đã được ban hành, sửa đổi, bổ sung đến 04lần, cụ thể:

Luật số 55/2005/QH11: Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) được Quốc hộikhóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 Luật Phòng, chốngtham nhũng năm 2005 gồm có 8 chương, 92 điều có hiệu lực thi hành từ01/06/2006 Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác phòng chống thamnhũng được tổ chức triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, đã có tácđộng tích cực là răn đe và ngăn chặn tham nhũng Luật Phòng, chống tham nhũngkhông chỉ đã tạo bước đột phá trong hoạt động kê khai tài sản, thu nhập mà cònđược nâng cao tính pháp lý, bổ sung toàn diện hơn quy định về công tác phòng,chống tham nhũng so với Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998

Tuy nhiên, Luật mới ban hành đã bộc lộ một số hạn chế dẫn đến phải sửa đổi, bổsung vào năm 2007 Luật số 01/2007/QH12: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Phòng, chống tham nhũng được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ nhất thôngqua ngày 04 tháng 8 năm 2007, có hiệu lực thi hành từ ngày công bố; Luật gồm có

02 điều, sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật 2005 về Ban Chỉ đạo phòng, chốngtham nhũng và Điều 74 về giám sát công tác phòng, chống tham nhũng

Luật số 27/2012/QH13: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chốngtham nhũng được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 23 tháng 11năm 2012; có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2013 Ngoài sửa đổi bổsung, Luật cũng quy định Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành nhữngđiều, khoản được giao trong Luật Trên cơ sở đó, nhằm cụ thể hóa một số nội dung

Trang 16

của Luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 6năm 2013 Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng.

Ngoài ra, công tác phòng, chống tham nhũng luôn được Đảng ta coi trọng qua từnggiai đoạn Ngày 01/02/2013, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 162-QĐ/TWthành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Tổng Bíthư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban chỉ đạo Ban Chỉ đạo Trung ương vềphòng, chống tham nhũng chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư trongviệc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng trongphạm vi cả nước Đại hội XI và Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định quanđiểm, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp lớn về Phòng, chống tham nhũng Bộ Chính

trị (khóa X) ra Chỉ thị 50-CT/TW ngày 7/12/2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng;

Trong 4 năm kể từ 2014, chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 694 Nghịđịnh, 518 Nghị quyết, 281 quyết định; riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay

đã ban hành 429 Nghị định, 327 Nghị quyết, 134 quyết định tập trung nâng caohiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, gópphần phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng Có thể thấy những nỗ lực của Đảng vàNhà nước trong hoàn thiện Pháp luật về Phòng, chống tham nhũng cũng như sựquyết tâm của Việt Nam trong đẩy lùi tham nhũng

Để khắc phục những hạn chế và phù hợp với thực tế, phù hợp với quá trình hộinhập, Quốc hội đã tiếp tục bổ sung và sửa đổi Luật phòng, chống tham nhũng LuậtPhòng, chống tham nhũng năm 2018 gồm có 10 chương, 96 điều Luật bổ sung cácquy định mới: mở rộng đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập; thêm một số loạitài sản, thu nhập phải kê khai; biến động tài sản từ 300 triệu đồng trở lên trong nămphải kê khai bổ sung; thời điểm kê khai tài sản, thu nhập hàng năm trước ngày 31tháng 12; bản kê khai tài sản, thu nhập phải được công khai; kê khai không trung

Ngày đăng: 20/06/2022, 15:05

w