1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CƠ CHẾ KIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

26 300 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 157 KB

Nội dung

Hiện nay tham nhũng đang là tâm điểm của nhiều nghiên cứu khoa học vì những tác động không mong muốn của nó đối với phúc lợi xã hội. Các nghiên cứu đã xem xét, tìm hiểu các nguồn tham nhũng và liên hệ rất nhiều khía cạnh của sự phát triển với tham nhũng. Để triển khai thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cán bộ và nhân dân đã được đẩy mạnh nhằm nâng cao ý thức của mỗi người dân trong việc phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đồng thời, công tác giải quyết đơn, thư tố cáo, phản ảnh liên quan đến tiêu cực, tham nhũng cũng được tăng cường để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, lãng phí

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA CHÍNH TRỊ HỌC

TIỂU LUẬNMôn: Quyền lực Chính trị

ĐỀ TÀI: CƠ CHẾ KIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY

Học viện thực hiện: Nguyễn Thị Hòa

Hà Nội - 2016

Trang 2

1 Phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

+ Khái quát về tham nhũng

Tham nhũng xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử1 Câu chuyện kể trong Kinhthánh về trường hợp của Vua David và Bathsheba là một minh chứng về thamnhũng từng xuất hiện từ thời xa xưa Trong thời kỳ Israel xâm chiếm thành phốRabbah, David – Vua của Israel – đem lòng yêu mến Bathsheba, một phụ nữ đã

có chồng Chồng của bà, Uriah người Hittite, là một quân nhân đáng tin cậy trongquân đội David lệnh cho Uriah đem một bức thư có niêm phong đến gặp một vịtướng Trong thư viết Uriah được cử đến chiến tuyến nơi mà cuộc giao tranh rất

ác liệt để anh ta bị giết Sau đám tang chồng của Bathsheba, David đã đem bà vềnhà mình làm vợ Câu chuyện này tiếp tục với chuyện làm rõ việc Chúa đã bấtbình như thế nào trước sự lạm dụng quyền lực của David và đứa con của Davidvới Bathsheba đã chết Qua đây có thể thấy việc lạm dụng quyền lực của ngườithống trị và hành động của Vua David rất hợp với định nghĩa hiện đại về thamnhũng là “việc lạm dụng quyền lực công vì tư lợi”

Hiện nay tham nhũng đang là tâm điểm của nhiều nghiên cứu khoa học vìnhững tác động không mong muốn của nó đối với phúc lợi xã hội Các nghiêncứu đã xem xét, tìm hiểu các nguồn tham nhũng và liên hệ rất nhiều khía cạnhcủa sự phát triển với tham nhũng Một số tác giả đã phân tích các chỉ số liên quanđến tham nhũng nhằm làm cho các chỉ số thống kê hiện có trở nên có ích Các kếtquả nghiên cứu rất đa chiều Một số nhận thấy rằng đa số các yếu tố góp phầnvào tham nhũng có thể được giải thích bởi những đường đi của lịch sử trong khi

đó một số khác lại cho rằng các biến số liên quan đến các thể chế hiện hành đãtác động đến tham nhũng Các nhà kinh tế học thì lại gắn mức độ tham nhũng vớirất nhiều thâm hụt xã hội như sự đình đốn kinh tế, bất bình đẳng về phân phối thunhập, thiếu đầu tư về vốn con người, lạm phát ngân sách quốc phòng và chú ý rất

ít đến việc thiếu sự bảo vệ các nguồn tài nguyên môi trường Tham nhũng ảnh

1 Lorenzo Pellegrini (2008), Lecture Notes on Corruption, ISS, the Hague.

Trang 3

hưởng đến tăng trưởng kinh tế một cách gián tiếp thông qua ảnh hưởng tiêu cựccủa nó đối với đầu tư Các nhà nghiên cứu cũng cố gắng xác định thêm các kênhkhác mà qua đó tham nhũng tác động đến tăng trưởng kinh tế, và tham nhũng lấy

đi các nguồn lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế từ các khu vực như thế nào nhưgiáo dục, hướng đến các khu vực không thúc đẩy việc tạo ra phúc lợi như các chitiêu cho quân sự Một khía cạnh khác của chính sách công thu hút sự quan tâm làtác động của tham nhũng đối với các chính sách môi trường Thực tế là cácnghiên cứu lý thuyết và thực tiễn đã thấy rằng tham nhũng được gắn với nhiềuchính sách không chặt chẽ Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà khoa học xã hộiđều lên án tham nhũng Một số cho rằng, trong những điều kiện nhất định, thamnhũng có thể có lợi cho phát triển kinh tế Một số khác cho thấy các chiến dịchchống tham nhũng làm giảm sự chú ý khỏi những vấn đề nóng bỏng hơn và cảntrở việc thực hiện dân chủ2

Mặc dù rất khó có thể đưa ra được một định nghĩa chính xác về thamnhũng, song có một sự thống nhất cao khi cho rằng tham nhũng liên quan đến cáchành động mà trong đó quyền lực của cơ quan công được sử dụng cho việc thulợi cá nhân theo kiểu mâu thuẫn với luật chơi3 Một số hành động phạm pháp nhưlừa đảo, rửa tiền, buôn bán ma túy và hoạt động chợ đen không cấu thành thamnhũng vì chúng không liên quan đến sử dụng quyền lực công Tuy nhiên, nhữngngười thực hiện các hành động này thường phải dính líu tới các quan chức vàchính khách nếu những sự vận hành này còn tồn tại và vì vậy những hoạt độngnày đôi khi phát triển mà không có sự tham nhũng

Có thể kể ra 3 loại tham nhũng4 Một là “tham nhũng lớn”, liên quan đếnhành động của giới tinh hoa chính trị khi họ sử dụng quyền lực để đưa ra cácchính sách kinh tế Với tư cách là những quan chức được bầu chọn hay trong vaitrò là người canh gác xã hội nhân từ của chính phủ, các chính trị gia có nhiệm vụđưa ra quyết định về phân bổ nguồn lực chỉ dựa trên lợi ích của những người chủ

2 Lorenzo Pellegrini (2008), Lecture Notes on Corruption, ISS, the Hague.

3 Arvind K Jain (2001), Corruption – A Review, Blackwell Publishes Ltd, UK, tr 74.

4 Arvind K Jain (2001), Corruption – A Review, Blackwell Publishes Ltd, UK, tr.75.

Trang 4

của họ - dân chúng Tất nhiên là họ phải cân đối lợi ích giữa các khu vực khácnhau trong xã hội cũng như mong muốn của bản thân để duy trì quyền lực Giớitinh hoa chính trị có thể thay đổi các chính sách quốc gia hoặc việc thực hiện cácchính sách quốc gia bằng sự trả giá của dân chúng Kiểu tham nhũng này rất khóxác định, trừ khi có hối lộ, vì các tranh luận về chính sách công thường được diễn

tả bằng lợi ích công Kiểu tham nhũng này đặc biệt khó xác định và đánh giá vì ítnhất thì một số bộ phận dân chúng cũng được lợi hoặc nếu có thể có khiếu nại thìnhững lợi ích tương lai sẽ được dồn cho một số bộ phận dân chúng Kiểu thamnhũng này có thể để lại hệ quả nghiêm trọng nhất cho xã hội Kiểu tham nhũngnày giải thích rõ nhất cho các mô hình dựa trên lý thuyết về đại diện trong đóhiệu quả của mối quan hệ này phụ thuộc vào khả năng đưa ra những sự khuyếnkhích của người chủ đối với đại diện

Hai là tham nhũng của giới công chức Kiểu tham nhũng này liên quan đếnnhững hành động tham nhũng của các công chức được bổ nhiệm trong việc giảiquyết công việc của họ với cả cấp trên (giới chính khách) hoặc với dân chúng.Hình thức phổ biến nhất của kiểu tham nhũng này - thường được biết đến là thamnhũng nhỏ - là dân chúng có thể được yêu cầu hối lộ các công chức để nhận đượcdịch vụ mà họ có quyền cung cấp hoặc đẩy nhanh tốc độ của một thủ tục quanliêu Trong một số trường hợp, vật hối lộ có thể đưa lại một dịch vụ được cho làkhông có Các công chức cũng có thể bớt xén phần tiền nộp vào trong khi thựchiện các nhiệm vụ do giới chính khách giao cho Hình thức tham nhũng này cũngxảy ra trong ngành tư pháp khi mà các khoản hối lộ có thể giúp làm giảm các chiphí hay cơ hội phạt theo luật định Các hình thức của kiểu tham nhũng này phụthuộc vào sự cân bằng trong thị trường giữa cung và cầu của dịch vụ mà đến lượt

nó lại dẫn đến các phân tích về cạnh tranh, chi phí và lợi nhuận của các dịch vụ

Ba là tham nhũng về lập pháp Kiểu tham nhũng này liên quan đến cáchthức và mức độ mà hành vi bỏ phiếu của các nhà lập pháp có thể tác động tới.Các nhóm lợi ích có thể hối lộ các nhà lập pháp để làm cho việc lập pháp có thểthay đổi lợi ích kinh tế gắn với tài sản Kiểu tham nhũng này có thể bao gồm việc

Trang 5

“mua phiếu”, hoặc là của nhà lập pháp với sự cố gắng để được bầu lại hoặc là củacác quan chức trong ngành hành pháp với nỗ lực ban hành lập pháp.

Việc đánh giá chính xác mức độ tham nhũng ở bất kỳ một nước nào là rấtkhó Đã có những đánh giá về sự thiệt hại do tham nhũng của một số nghiên cứutrên thế giới Hành vi tìm kiếm lợi nhuận đã làm tăng chi phí nhập khẩu ở Ấn Độ

và Thổ Nhĩ Kỳ từ 7 - 15% thu nhập quốc gia Trong đa số các trường hợp, có thể

có đánh giá định lượng, tham nhũng đã đưa đến những thiệt hại 10 - 15% các quỹ

có liên quan Các chuyên gia khu vực đã đưa ra số phần trăm các chính khách vàcông chức tham nhũng Mức độ tham nhũng dường như là cao nhất ở châu Á, nơi

mà 25 – 40% chính khách và khoảng 15 – 33% công chức tham nhũng Mức độtham nhũng thấp nhất là ở châu Đại dương, dưới 10% đối với cả hai đối tượng

Trong tham nhũng thường có 3 yếu tố cùng tồn tại5 Trước hết, một ngườicần có quyền tự quyết Nói rộng hơn thì quyền này phải bao gồm cả quyền đưa racác quy định và quyền thực hiện chúng Thứ hai là quyền lực phải gắn với lợi íchkinh tế Hơn nữa, những lợi ích này phải gắn với những nhóm có thể xác địnhđược nắm giữ những lợi ích đó Ba là hệ thống lập pháp/tư pháp chỉ có khả năngrất thấp phát hiện hay xử phạt các hành động sai trái

Tham nhũng cũng giống như AID Đó là vấn đề ở tất cả các nước, nhưngchỉ đặc biệt phổ biến và gây thiệt hại ở một số rất ít nước Tham nhũng có cáckhía cạnh của một căn bệnh lây truyền Tham nhũng được dựa trên hành vi riêngbiệt, thường được chấp nhận, mà chuẩn mực đạo đức hiện hành coi là vô đạo đức

Hệ quả về mặt xã hội của tham nhũng xảy ra ở nhiều mức độ, bao gồm cả kinh tế.Bản thân căn bệnh rất khó chống chọi lại và khủng khiếp hơn nó có thể tự thíchnghi với các nỗ lực đánh bại nó6

Ở Việt Nam, tham nhũng là mối quan ngại nghiêm trọng và nạn thamnhũng được cho là rất phổ biến Nạn tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng ở một sốđơn vị cung cấp dịch vụ và trong các dự án công (Ngân hàng Thế giới 2005b).Nếu so sánh theo khu vực, Tư vấn rủi ro Chính trị và Kinh tế (PERC) cho Việt

5 Arvind K Jain (2001), Corruption – A Review, Blackwell Publishes Ltd, UK, tr 77.

6 Robert Klitgaard (5/1999), Three Levels of Fighting Corruption, at the Carter Center Conference

”Transparency for Growth in the Americas”.

Trang 6

Nam 8,65 điểm trong thang điểm từ 0-10 (trong đó, 10 là trường hợp xấu nhất)chỉ ở trên Phi-lip-pin và In-đô-nê-xia nhưng sau Ấn độ Chỉ số tham nhũng của

Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) xếp hạng Việt Namđứng thứ 102 trong tổng số 146 nước7

+ Phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam

Công tác phòng, chống tham nhũng luôn được Đảng và Nhà nước ta đặcbiệt quan tâm và coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo, điềuhành với mục tiêu được xác định đến năm 2010 là “Ngăn chặn, từng bước đẩy lùitham nhũng, lãng phí…” Tại Hội nghị tổng kết phòng, chống tham nhũng năm

2009, đồng chí Trương Tấn Sang (Thường trực Ban Bí thư) đã nhấn mạnh Đảngnhiều lần nhận định rằng tham nhũng gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảmsút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong củaĐảng và chế độ Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), côngtác phòng chống tham nhũng có nhiều chuyển biến, đạt kết quả tích cực Trênmột số lĩnh vực, tham nhũng đã có bước kiềm chế và có xu hướng giảm (quản lý,

sử dụng tài sản công; chi tiêu thường xuyên bằng vốn ngân sách; quản lý, sửdụng ODA; thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia…)8 Tại buổi đối thoạilần thứ 10 về phòng, chống tham nhũng được tổ chức tại Hà Nội ngày 29/11, Phóthủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá Việt Nam đang nỗ lực vượt qua nhiềuthức thách để tiếp tục phát triển Văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về phòng,chống tham nhũng cũng cho biết trong 5 năm (2007-2011), các cơ quan tố tụng

đã khởi tố bình quân mỗi năm khoảng 280 vụ với hơn 600 bị can về các tội thamnhũng9

Theo Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, từkhi thành lập (29/9/2007) đến năm 2010, 63 Ban chỉ đạo cấp tỉnh đã chỉ đạo xử lýhơn 200 vụ án, vụ việc tham nhũng trọng điểm; ban hành trên 3.000 thông báo,

7 Ann Bartholomew Robert Leurs, Adam McCarty, Báo cáo phát triển Việt Nam 5/2006, tr 91.

8 http://www.tin247.com/tham_nhung_la_van_de_buc_xuc_nhat_hien_nay-6-21545110.html ngày 28 tháng 1 năm 2010.

9 http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/600-nguoi-tham-nhung-bi-phat-hien-moi-nam/12870756/218/ ngày

29 tháng 11 năm 2011.

Trang 7

công văn, quyết định hoặc hình thức chỉ đạo khác; tổ chức gần 2.000 cuộc kiểmtra, đôn đốc việc thực hiện phòng, chống tham nhũng10 Riêng năm 2009, cácngành trung ương tiến hành 3.038 cuộc kiểm tra việc thực hiện chế độ, định mức,tiêu chuẩn; phát hiện 202 vụ vi phạm, với tổng giá trị sai phạm 16,5 tỷ đồng Gần

190 cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật; 13 người bị kiến nghi xử lý hình sự Ngành thanh tra phát hiện 150 vụ, hơn 430 người có liên quan tham nhũng với sốtiền 74,85 tỷ đồng, 10,6 ha đất Các cơ quan thanh tra đã kiến nghị thu hồi 55,2 tỷđồng (đã thu hồi 22,78 tỷ đồng), kiến nghị xử lý hành chính 64 tập thể, 366 cánhân; kiến nghị xử lý trách nhiệm người đứng đầu và cấp phó với 41 trườnghợp11

Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2010cho thấy, nhìn chung, công tác xử lý tham nhũng đã có chuyển biến Tuy nhiên,tình hình tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp với thủ đoạnngày càng tinh vi, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng còn thấp so vớiyêu cầu nhiệm vụ Nhiều vụ án mới phát hiện đã được xử lý nhanh, kịp thời, dứtđiểm Các vụ án tồn đọng được tập trung xử lý Các vụ việc nghiêm trọng, dưluận bức xúc được quan tâm chỉ đạo xử lý quyết liệt Song, kết quả điều tra, truy

tố, xét xử án tham nhũng trong những năm trở lại đây liên tục giảm cả về số vụ,

số đối tượng12 Tham nhũng tiếp tục là vấn đề quan tâm, lo ngại, bức xúc nhất củatoàn xã hội hiện nay13 Nghiêm trọng nhất vẫn là tham nhũng trong lĩnh vực quản

lý đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản, đầu tư, xây dựng, thuế, quản lý tàisản công Đặc biệt là trong hàng trăm vụ tham nhũng được các cơ quan chứcnăng phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử trên cả nước thì mới chỉ có 25 cơ quan, tổchức, đơn vị tự phát hiện được tham nhũng Việc xử lý cũng chưa thực sự nghiêm

10 http://www.tin247.com/xu_ly_hon_200_vu_tham_nhung_trong_diem-6-21562033.html ngày 12 tháng

3 năm 2010.

11 http://www.tin247.com/tham_nhung_la_van_de_buc_xuc_nhat_hien_nay-6-21545110.html ngày 28 tháng 1 năm 2010.

12 http://dantri.com.vn/c36/s20-425844/tham-nhung-van-nghiem-trong-va-ngay-cang-tinh-vi.htm ngày 30 tháng 9 năm 2010.

13 http://www.tin247.com/%E2%80%9Chan_che_toi_da_tham_nhung_trong_linh_vuc_dat_dai

%E2%80%9D-1-21538846.html ngày 15 tháng 1 năm 2010.

Trang 8

khắc Năm 2008, 2009, 2010 không ít vụ tham nhũng đã khởi tố, sau đó đình chỉđiều tra mà lý do chủ yếu là người vi phạm đã khắc phục hậu quả, bồi thườngthiệt hại, có nhân thân tốt nên thay vì xử lý hình sự đã chuyển sang xử lý hànhchính14

Trong 8 tháng đầu năm 2011, toàn ngành thanh tra đã triển khai 5.950 cuộcthanh tra hành chính và gần 65 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành Kếtquả là đã phát hiện thiếu sót, sai phạm về kinh tế 4.585 tỷ đồng, 1.972 ha đất;kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 1.476 tỷ đồng, 1.937 ha đất (đã thu hồiđược 508 tỷ đồng, 22,6 ha đất); kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 275tập thể, 766 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 29 vụ việc; xử phạt vi phạmhành chính hơn 196 nghìn tổ chức, cá nhân với số tiền trên 1,3 nghìn tỷ đồng (đãthu 119 tỷ đồng) Nhìn chung, hiệu quả thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước

và thanh tra công vụ chưa cao; một số cuộc thanh tra còn kéo dài, nhất là ở giaiđoạn kết luận thanh tra; ở một số địa phương, tình hình vẫn phức tạp, giải quyếtdứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo chưa được nhiều; một số vụ việc, vụ ántham nhũng xử lý còn chậm…15

Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 (Nghị quyết21/NQ-CP ngày 12/5/2009) đề ra mục tiêu, cần ngăn chặn, triệt tiêu các điều kiện

và cơ hội phát sinh tham nhũng; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thiquyền lực nhà nước, ngăn ngừa việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi Songsong với đó là việc hoàn thiện thể chế, tạo lập môi trường kinh doanh cạnh tranhbình đẳng, công bằng và minh bạch Đồng thời hoàn thiện chính sách xử lý, nhất

là chính sách hình sự, tố tụng hình sự đối với tham nhũng…

Để triển khai thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, công tác phổbiến, tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm,chống lãng phí trong cán bộ và nhân dân đã được đẩy mạnh nhằm nâng cao ýthức của mỗi người dân trong việc phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết

14 http://dantri.com.vn/c36/s20-425844/tham-nhung-van-nghiem-trong-va-ngay-cang-tinh-vi.htm ngày 30 tháng 9 năm 2010.

15 http://www.phapluatvn.vn/thoi-su/201109/Khong-bao-che-tham-nhung-2058562/ ngày 21 tháng 9 năm 2011.

Trang 9

kiệm, chống lãng phí Đồng thời, công tác giải quyết đơn, thư tố cáo, phản ảnhliên quan đến tiêu cực, tham nhũng cũng được tăng cường để kịp thời phát hiện

và xử lý nghiêm các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, lãng phí Chính phủ đãđưa ra 7 giải pháp chủ yếu cần tập trung thực hiện trong thời gian tới để thực hiệnmục tiêu ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng Trong đó có giải pháp pháthuy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đặc biệt là biết dựa vàodân và người đứng đầu các cấp dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng16 Kinh nghiệmcủa nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, muốn chống tham nhũng thành công thìkhông thể chỉ dựa vào nỗ lực của các cơ quan nhà nước mà nhất thiết phải pháthuy được vai trò, trách nhiệm và huy động được sự tham gia, ủng hộ tích cực củatoàn xã hội Luật pháp Việt Nam cũng quy định trách nhiệm của công dân thamgia phòng, chống tham nhũng thông qua Ban thanh tra nhân dân hoặc thông qua

tổ chức mà mình là thành viên17

2 Phòng, chống tham nhũng của người dân thông qua hình thức khiếu nại, tố cáo

Luật Phòng, chống tham nhũng quy định công dân có quyền phát hiện,

tố cáo hành vi tham nhũng; có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cánhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý người có hành vi thamnhũng18 Công dân có quyền tố cáo hành vi tham nhũng với cơ quan, tổ chức,

cá nhân có thẩm quyền19 Quy định của luật pháp cho thấy khiếu nại, tố cáo làmột trong những hình thức quan trọng để nhân dân tham gia phòng, chốngtham nhũng Khiếu nại, tố cáo đã được xây dựng thành Luật khiếu nại, tố cáo

và các quy định về khiếu nại, tố cáo trong các văn bản luật khác làm cơ sởpháp lý để nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình một cách hợppháp, đúng quy trình, thủ tục pháp luật Việc ban hành Luật và các quy định

16 http://tapchikinhtedubao.mpi.gov.vn/portal/page/portal/bkhdt/pptn/21021703?

p_page_id=21018639&pers_id=21020754&folder_id=1&item_id=21066286&p_details=1 ngày 30 tháng 11 năm 2010.

17 Luật Phòng, chống tham nhũng của nước CHXHCN Việt Nam, ngày 29 tháng 11 năm 2005, Điều 88.

18 Luật Phòng, chống tham nhũng của nước CHXHCN Việt Nam, ngày 29 tháng 11 năm 2005, Điều 6.

19 Luật Phòng, chống tham nhũng của nước CHXHCN Việt Nam, ngày 29 tháng 11 năm 2005, Điều 64.

Trang 10

về khiếu nại, tố cáo là nhằm khuyến khích nhân dân phát huy dân chủ, tíchcực bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân vàcác tổ chức, đồng thời tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Việc thực hiệnquyền khiếu nại, tố cáo của công dân như điều 7 Hiến pháp 1992 quy định làbiểu hiện quyền làm chủ của nhân dân đồng thời cũng là hình thức tham giaphòng, chống tham nhũng có hiệu quả Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo làviệc nhân dân phát hiện ra những việc làm sai trái, những hành vi vi phạmpháp luật, thông qua một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, đề nghị cơquan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết nhằm bảo vệ lợi ích nhànước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Thông qua khiếu nại, tố cáonhân dân có thể góp phần phát hiện các vụ việc tham nhũng, ngăn chặn và xử

lý các trường hợp vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho xã hội, giúp cho bộmáy nhà nước hoạt động có hiệu quả

+ Những quy định về khiếu nại, tố cáo

Điều 74 Hiến pháp năm 1992 của nước CHXHCN Việt Nam quy địnhcông dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

về những việc làm trái pháp luật và được cơ quan nhà nước xem xét, giải quyếttheo quy định của pháp luật Luật khiếu nại, tố cáo (1998) quy định tại Điều 1:công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại các quyết định, hành vi trái phápluật của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quanhành chính nhà nước xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình; đồng thời quyđịnh công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền vềhành vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc

đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân,

cơ quan, tổ chức

Luật khiếu nại, tố cáo quy định rõ quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, tốcáo và người bị khiếu nại, tố cáo; thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại, tốcáo Để nhân dân có thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo một cách thuận lợi, antoàn, Luật quy định nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc thực hiện quyền khiếunại, tố cáo; đe doạ, trả thù, trù dập người khiếu nại, tố cáo; tiết lộ họ, tên, địa chỉ,

Trang 11

bút tích của người tố cáo; cố tình không giải quyết hoặc giải quyết khiếu nại, tốcáo trái pháp luật; bao che người bị khiếu nại, tố cáo; can thiệp trái pháp luật vàoviệc giải quyết khiếu nại, tố cáo; kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc ngườikhác khiếu nại, tố cáo sai sự thật; đe dọa, xúc phạm người có trách nhiệm giảiquyết khiếu nại, tố cáo; lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vu khống,gây rối trật tự

Sau một thời gian thực hiện luật khiếu nại, tố cáo, tháng 12 - 2005, Quốchội đã sửa đổi, bổ sung một số điều của luật này cho phù hợp, sát thực tiễn hơn.Luật khiếu nại, tố cáo sửa đổi có hiệu lực từ 1-6-2006 có nhiều điểm mới vềquyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo cũng như trách nhiệm của cơ quangiải quyết khiếu nại, tố cáo Để giúp người dân thực hiện khiếu nại đúng nơi,đúng chỗ, Luật khiếu nại, tố cáo sửa đổi cho phép luật sư được tham gia vào quátrình giải quyết khiếu nại của người dân

Luật cũng qui định rõ trách nhiệm của người có thẩm quyền phải ra quyếtđịnh giải quyết khiếu nại bằng văn bản Người có thẩm quyền phải bị xem xét kỷluật nếu không ra quyết định giải quyết đúng thời hạn theo luật định (30 ngày đốivới khiếu nại lần đầu và 45 ngày đối với lần hai) Người khiếu nại có quyền kiếnnghị cấp trên trực tiếp của người không giải quyết khiếu nại để xem xét kỷ luậtngười đó

Về phía người đi khiếu nại, luật quy định phải trình bày trung thực sự việc

và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và các chứng cứ, tàiliệu đã cung cấp nhằm hạn chế tình trạng khiếu nại không có căn cứ, tố cáo sai sựthật

Trên cơ sở Luật khiếu nại, tố cáo (1998), Quy chế dân chủ ở cơ sở đã đượctriển khai đi vào thực tiễn Chương V của Quy chế dân chủ ở cơ sở có 2 điều quyđịnh 12 việc nhân dân ở xã giám sát và kiểm tra: Hoạt động của Hội đồng nhândân, Ủy ban nhân dân xã; kết quả thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân

và Quyết định của Ủy ban nhân dân xã; hoạt động của đại biểu hội đồng nhân

dân và các cán bộ công chức tại địa phương; giải quyết khiếu nại, tố cáo của

công dân; dự toán và quyết toán ngân sách xã; nghiệm thu và quyết toán công

Trang 12

trình do dân đóng góp và chương trình dự án được đầu tư, tài trợ; quản lý và sửdụng đất đai; thu, chi các loại quỹ và lệ phí; thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụtiêu cực, tham nhũng; thực hiện chế độ ưu đãi, chính sách xã hội, bảo hiểm, cứutế; hoạt động của các cơ quan đóng trên địa bàn phường Một trong các hình thứcgiám sát, kiểm tra của công dân là kiến nghị, khiếu nại, tố cáo các hành vi xâmphạm quyền làm chủ, vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực của đại biểu Hộiđồng nhân dân và cán bộ Ủy ban nhân dân; chính quyền cơ sở phải giải trình, làm

rõ những vụ việc tiêu cực do dân phát hiện ra

Quy chế dân chủ về tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo tại phường quyđịnh nhân dân có quyền phản ánh, đề đạt nguyện vọng, ý kiến của mình vớiUBND phường Cá nhân và tổ chức có quyền khiếu nại, tố cáo những vi phạmquản lý hành chính của UBND phường xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp củacông dân hoặc lợi ích của Nhà nước, tập thể theo quy định Đơn tố cáo, khiếu nạiphải trung thực, không được lợi dụng để xuyên tạc UBND phường phải có địađiểm và lịch tiếp dân cũng như công khai các quy định thủ tục khiếu nại, tố cáo

và thời hạn giải quyết, trả lời các khiếu nại, tố cáo của dân

+ Thực trạng khiếu nại, tố cáo tham nhũng

Sự ra đời của luật khiếu nại, tố cáo, Quy chế dân chủ ở cơ sở và các quyđịnh pháp luật khác về khiếu nại, tố cáo đã tạo điều kiện để người dân thực hiệnquyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm tham gia phòng, chống tham nhũng Ngườidân đã sử dụng quyền khiếu nại, tố cáo để đưa ra ánh sáng những hành vi viphạm pháp luật của các cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước Nhiều cán bộ,công chức do thiếu rèn luyện, tu dưỡng đã có những hành vi sai phạm, vi phạmpháp luật, lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để làm lợi cho cá nhân, gia đìnhgây thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng, xã hội Với tinh thần trách nhiệm cao,phát huy quyền làm chủ của mình, nhân dân đã thực hiện quyền giám sát pháthiện nhiều hành vi phạm pháp của các cán bộ, công chức bằng hình thức khiếunại, tố cáo Nhiều vụ việc được nhân dân phát hiện đã giúp loại bỏ được những

Trang 13

cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất ra khỏi cơ quan quyền lực nhà nước làmtrong sạch, vững mạnh bộ máy.

Pháp luật quy định công dân có quyền khiếu nại, tố cáo để bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của mình Từ khi Luật Khiếu nại, tố cáo được ban hành, nộidung đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân có nhiều dạng và trên mọi lĩnh vựccủa đời sống xã hội, đặc biệt có nhiều khiếu nại, tố cáo cán bộ công chức lợidụng chức quyền để trục lợi, cố ý làm trái các quy định của Nhà nước, tham ô, sửdụng lãng phí tài sản công, vi phạm trong quản lý sử dụng ngân sách trong đầu tưxây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị; khiếu nại về việc thực hiện chính sách

xã hội; khiếu nại về việc xử lý cán bộ cơ sở vi phạm pháp luật chưa nghiêm, mấtdân chủ, trù dập người tố cáo Đối với cán bộ cấp cơ sở, các nội dung tố cáo tậptrung vào việc làm trái quy định của Nhà nước về thu chi tài chính, sai phạmtrong công tác quản lý đất đai

Đất đai là một trong những lĩnh vực gây ra tham nhũng nhiều nhất và xuấthiện nhiều khiếu nại, tố cáo Các khiếu nại tập trung chủ yếu vào việc thu hồi đất,giải phóng mặt bằng, việc đền bù không công khai, thiếu công bằng, giá đền bùthấp trong khi giá đất tái định cư quá cao; đòi lại đất cũ và xin cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, cán bộ công chức chính quyền địa phương vi phạm quyđịnh về sử dụng đất đai, giao đất không đúng quy định, chuyển mục đích sử dụngđất trái pháp luật

Các tố cáo về đất đai chủ yếu tập trung vào các vấn đề cán bộ lợi dụngchức vụ, quyền hạn để trục lợi trong thu hồi đất, giao đất, đấu giá quyền sử dụngđất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh doanh nhà ở; lợi dụng chính sách thuhồi đất của nông dân để chia cho cán bộ Cán bộ nhũng nhiễu, đòi hối lộ trongviệc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Chính quyền địa phương(chủ yếu là cấp xã) giao đất trái thẩm quyền, không đúng diện tích được phêduyệt theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giao sai vị trí, diệntích, không đúng quy hoạch, thu tiền đất vượt nhiều lần so với quy định của Nhànước, vi phạm chế độ tài chính trong sử dụng tiền thu từ đất Chính quyền địaphương quản lý, sử dụng quỹ đất công ích (5%) sai mục đích, sai quy định của

Ngày đăng: 16/08/2017, 15:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w